Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.35 KB, 60 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

VÕ TR

NG S N

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
B(A

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Đảng
ta đề ra chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để nền kinh tế, chuyển từ cơ
chế tập trung bao cấp sang cơ chế thò trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo đònh hướng xã hội chủ nghóa. Trong đó, việc phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần là một chiến lược có ý nghóa rất quan trọng.
Cổ phần hóa DNNN là một yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình


phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Cổ phần hóa là một trong
những giải pháp sắp xếp lại các DNNN, tạo khả năng huy động vốn từ các tổ
chức cá nhân, thực hiện đa dạng hóa sở hữu, khai thác triệt để và có hiệu quả
mọi nguồn lực cho nền kinh tế.
Thông qua cổ phần hóa, hình thức sở hữu tại DNNN được chuyển từ sở
hữu Nhà nước duy nhất trở thành sở hữu hỗn hợp. Đây chính là nền tảng
quan trọng cho những thay đổi về tổ chức, quản lý cũng như mục tiêu và
phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Việc đa dạng hóa sở hữu làm
cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, nó cho phép thực hiện
triệt để những nguyên tắc quản lý kinh tế, nâng cao quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực hiện cổ phần hóa DNNN, các doanh nghiệp cổ
phần hóa đều hoạt động có hiệu quả hơn khi còn là DNNN. Điều này chứng
tỏ chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên,
tiến trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta còn chậm chạp, không đạt được kế
hoạch đã đề ra do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu


-2-

để tìm ra những giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN là điều rất
cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã chọn đề
tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt
Nam trong điều kiện mới hiện nay”.
Do lượng thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên khi thực hiện
đề tài này chắc chắn em không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý thầy cô
cho ý kiến nhận xét và góp ý để em có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình
và thực hiện tốt hơn ở những công trình nghiên cứu sau này.


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra và hệ thống hóa các giải pháp
nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN một cách hiệu quả.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm các DNNN ở Việt Nam đã,
đang và sẽ được tiến hành cổ phần hóa. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
diễn biến quá trình triển khai cổ phần hóa DNNN trong sự tác động của các
yếu tố chính trò, kinh tế và xã hội; những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành
cổ phần hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghóa duy
vật biện chứng kết hợp với phương pháp lôgich, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh…

Ý nghóa lý luận và thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá các điều kiện
thực tế khách quan, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm góp phần đẩy
mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích
và đánh giá thực tiễn quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam trong thời


-3-

gian qua, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận về cổ phần
hóa DNNN làm cho nó phù hợp và có thể dẫn dắt quá trình cổ phần hóa đi
theo con đường hiệu quả nhất.

5. Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn bao gồm:
Lời mở đầu
Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về CTCP và cổ phần hóa DNNN
Chương 2 - Tình hình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam trong thời gian
qua
Chương 3 - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa
DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
Kết luận


-4-

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG
TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HÓA DNNN
1.1.

CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1.1. Khái niệm CTCP
CTCP là một trong những hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến ở các
nước có nền kinh tế thò trường. Theo khái niệm được chấp nhận rộng rãi trên thế
giới, CTCP là doanh nghiệp mà trong đó các cổ đông cùng góp vốn kinh doanh,
cùng chia lợi nhuận và rủi ro tương ứng với phần vốn đã góp và chỉ chòu trách
nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình.
Ở Việt Nam, theo quy đònh tại điều 51 Luật Doanh nghiệp được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
12 tháng 6 năm 1999, CTCP là doanh nghiệp mà trong đó:
-


Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

-

Các cổ đông chỉ chòu trách nhiệm về nợ và các nghóa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

-

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy đònh;

-

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không
hạn chế số lượng tối đa.

1.1.2. Đặc điểm của CTCP
CTCP có các đặc điểm sau:
-

CTCP là loại hình công ty đối vốn nên không đòi hỏi nhân thân của các cổ
đông mà chỉ đòi hỏi vốn góp cổ phần. Thành viên của CTCP thường rất


-5-

đông. Các nước trên thế giới đều không hạn chế số lượng tối đa và quy đònh
số thành viên tối thiểu, ví dụ ở Pháp quy đònh là 7, ở Đức là 5 và ở Việt Nam
là 3. Con số tối thiểu này phải được đảm bảo trong suốt quá trình tồn tại và

hoạt động.
-

Vốn điều lệ của CTCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu; giá trò ghi trên giấy chứng
nhận cổ phiếu là mệnh giá cổ phiếu. Người mua cổ phần được gọi là cổ đông
của công ty.

-

Trong quá trình hoạt động, CTCP được phát hành các loại chứng khoán ra thò
trường để huy động vốn. Đặc điểm này tạo ra khả năng huy động vốn dễ
dàng khi công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.1.3. Vài nét về lòch sử hình thành và phát triển của hình
thức CTCP
Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thò trường, các xí
nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. Để có thể tồn tại và phát triển,
các chủ xí nghiệp buộc phải tìm cách cải tiến và nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng
năng suất, hạ giá thành sản phẩm để làm ra những hàng hóa rẽ và tốt. Các xí
nghiệp nhỏ thường kém ưu thế so với các xí nghiệp lớn, do vậy các nhà tư bản
vừa và nhỏ liên minh với nhau, tập trung các tư bản riêng lẻ lại thành tư bản lớn,
thành lập CTCP để có đủ khả năng đổi mới thiết bò, cải tiến kỹ thuật nhằm
giành ưu thế cạnh tranh. Các CTCP đã dần dần hình thành và phát triển từ
phương thức tập trung vốn như vậy.
Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình đồ sộ
như các nhà máy luyện thép, nhà máy điện, hệ thống giao thông đường sắt… đòi
hỏi phải có nguồn vốn lớn. Không một nhà tư bản riêng lẻ nào có đủ khả năng



-6-

tài chính để đầu tư cho các công trình như vậy. Cách giải quyết tốt nhất là tập
trung vốn của nhiều nhà tư bản lại, thành lập các CTCP.
Một nguyên nhân khác, do khoa học kỹ thuật phát triển dẫn đến xuất hiện
ngày càng nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, lónh vực kinh doanh mới hiệu
quả hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Để giành lấy lợi nhuận siêu ngạch, các
nhà tư bản tìm cách chuyển dòch vốn đầu tư sang các ngành nghề, lónh vực mới
này. Tuy nhiên, họ không thể bán ngay các xí nghiệp cũ kém hiệu quả để
chuyển vốn sang xây dựng các xí nghiệp mới mà chỉ có thể rút bớt và chuyển
dần từng phần vốn; quá trình này rất khó thực hiện, kéo dài nên thường để mất
thời cơ. Vì vậy, các nhà tư bản mạo hiểm có cùng mục đích tìm kiếm lợi nhuận
siêu ngạch tìm đến nhau góp vốn thành lập CTCP để cùng kinh doanh, chia nhau
hưởng lợi nhuận siêu ngạch.
Sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, phát minh sáng chế
càng nhiều thì cạnh tranh trên thương trường càng khốc liệt, rủi ro kinh doanh
càng cao. Nếu chỉ kinh doanh trong một ngành, khi bò phá sản sẽ trắng tay. Điều
này đòi hỏi các nhà tư bản phải phân tán vốn đầu tư vào nhiều ngành khác nhau,
góp vốn vào nhiều CTCP khác nhau để phân tán rủi ro. Mặc khác, một công ty
do nhiều người cùng tham gia quản lý sẽ tập trung được nhiều trí tuệ, có nhiều
nguồn thông tin nên cũng hạn chế được rủi ro. Vì những lý do trên, hình thức
CTCP được nhiều người ưa thích và nó trở thành phổ biến ở các nước có nền
kinh tế thò trường.
Hình thức CTCP được xúc tiến rất nhanh trong ngành kinh doanh tiền tệ.
Nhiều ngân hàng cổ phần lớn được đua nhau thành lập ở các nước tư bản, đã tập
trung được những nguồn vốn khổng lồ để cung cấp cho các CTCP lớn thuộc
nhiều ngành sản xuất, dòch vụ. Sự nhanh chóng hình thành và mở rộng thò trường
tư bản cho vay đã thúc đẩy việc tích tụ và tập trung tư bản vào các CTCP, làm
cho chúng càng hùng mạnh và phát triển nhanh chóng.



-7-

Trên thế giới, số lượng, quy mô và chất lượng của các CTCP không
ngừng tăng lên. Ở nước Anh, năm 1870 mới có 5.600 CTCP, sau 30 năm (1900)
số CTCP lên tới 40.000, sau 30 năm tiếp theo (1930) con số này đã là 86.000. Ở
Mỹ, năm 1939, số CTCP chỉ bằng 51,7% tổng số các xí nghiệp công nghiệp
nhưng chúng đã sản xuất ra 92,6% giá trò tổng sản lượng công nghiệp của cả
nước Mỹ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện nhiều CTCP có quy mô
rất lớn và kết cấu rất phức tạp. Những công ty này có số lượng nhân viên đến
hàng chục vạn, có doanh thu đến hàng trăm tỷ USD và lợi nhuận ròng đến hàng
tỷ USD. Ở Mỹ, trước chiến tranh thế giới thứ hai chỉ có 6 công ty thuộc câu lạc
bộ tỷ phú, đến cuối thập niên 70, số thành viên của câu lạc bộ này đã lên tới
140, trong đó có 37 công ty có vốn cổ phần từ 4 tỷ USD trở lên. Ở Tây Âu và
Nhật Bản, những công ty tỷ phú cũng xuất hiện ngày càng nhiều và đến cuối
thập kỷ 80, hàng chục công ty ở hai khu vực này trở thành giàu có bằng thậm chí
còn vượt cả các công ty Mỹ.
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc đã có nhiều CTCP hoạt động. Những công
ty này kinh doanh trong các lónh vực: khai thác các mỏ kim loại, than đá, phốt
phát, trồng và chế biến chè, cao su, cà phê, thuốc lá. Họ còn kinh doanh vận tải
đường sắt, đường biển, đường hàng không. Tất cả có đến gần 200 công ty, hầu
hết thuộc về người Pháp, một số ít thuộc về người Trung Quốc, Nhật Bản. Số
CTCP của người Việt Nam chỉ bằng 7% tổng số công ty hoạt động, còn số vốn
kinh doanh thì bằng 1,53 phần nghìn trên tổng số vốn của các công ty tư bản
Pháp.
Ở miền Nam Việt Nam, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy kinh tế hàng
hóa phát triển từ thập kỷ 50, nhưng hầu hết (98%) là các cơ sở nhỏ bé do từng
nhà tư bản trực tiếp quản lý, chỉ có 0,18% xí nghiệp thuộc loại vừa trở lên, trong
số này chỉ có một số rất ít của người Việt Nam.



-8-

Ở miền Bắc từ năm 1956 trở đi và ở miền Nam từ năm 1976 trở đi, các
CTCP nói trên đã đóng cửa hoặc trở thành xí nghiệp quốc doanh của Chính phủ
Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam.
Ngày 15 tháng 4 năm 1991, Chủ tòch nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa
Việt Nam ban hành Luật Công ty để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn,
lao động và tài nguyên đất nước, tạo thêm việc làm, bảo hộ lợi ích hợp pháp của
người góp vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực
quản lý Nhà nước.

1.1.4. Những ưu điểm và nhược điểm của CTCP
2.2.1.

Ưu điểm:

CTCP có các ưu điểm sau:
-

Tạo ra hành lang an toàn cho các cổ đông vì khi công ty làm ăn thua lỗ, bò
phá sản thì họ chỉ chòu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

-

Nhờ có vốn lớn, quy mô kinh doanh được mở rộng nên các CTCP thường thu
được nhiều lợi nhuận. Do đó, lợi tức cổ phần của các cổ đông thường cao hơn
số thu nhập từ các khoản đầu tư khác đem lại;


-

Việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần được dễ dàng, thuận
tiện, do đó tạo khả năng thanh khoản cao cho các khoản đầu tư vào CTCP;

-

Công tác quản lý công ty có hiệu quả hơn vì được các cổ đông ủy nhiệm cho
những nhà chuyên môn giỏi làm nghề quản lý thuê;

-

CTCP được quyền phát hành cổ phiếu mới hay trái phiếu công ty nên nó có
khả năng linh hoạt trong việc huy động vốn phục vụ cho nhu cầu mở rộng
sản xuất kinh doanh.

2.2.2.

Nhược điểm:


-9-

-

Chi phí tổ chức CTCP khá tốn kém, bao gồm chi phí thủ tục thành lập công
ty, lệ phí giấy tờ, chi phí phát hành cổ phiếu…

-


Các quy đònh của Nhà nước về hoạt động của CTCP khá chặt chẽ, công ty có
nghóa vụ báo cáo thường xuyên về hoạt động của mình với cơ quan Nhà nước
có trách nhiệm;

-

Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính vì phải báo cáo và xin ý
kiến trước đại hội cổ đông;

-

Thiếu sự quan tâm và động lực cá nhân vì khi công ty thu được lợi nhuận
nhiều hay ít thì mọi người mọi đều hưởng chung, khi bò thua lỗ thì mọi người
cùng chòu, không phải trách nhiệm của riêng ai;

-

Công ty khó thay đổi phương hướng, mục tiêu kinh doanh vì phải căn cứ vào
điều lệ ban đầu, phải có quyết đònh của đại hội cổ đông, phải xin cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho sửa đổi điều lệ…

1.1.5. Vai trò của CTCP trong nền kinh tế thò trường
Ở các nước tư bản chủ nghóa, CTCP là một mô hình tổ chức kinh doanh
phổ biến nhất. CTCP thể hiện sự liên kết cùng tồn tại giữa nhiều chủ thể kinh tế
trong xã hội. Nó là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Hình thức CTCP đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ. Từ khi hình thức CTCP ra đời (cuối thế kỷ 19), nền kinh tế tư bản
phát triển nhanh như vũ bão. Trong điều kiện hiện nay, chắc chắn hình thức
CTCP sẽ còn tiếp tục tồn tại và đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của
xã hội loài người.

Ở Việt Nam, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương
đúng đắn và bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Chúng ta đang từng
bước biến đổi nền kinh tế quốc doanh bao cấp nặng nề thành nền kinh tế nhiều
thành phần năng động, có hiệu quả. Việc chuyển đổi các DNNN thành CTCP sẽ


- 10 -

góp phần làm gọn nhẹ kinh tế Nhà nước, phát triển kinh tế tập thể và cá thể.
Chúng ta đang thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần theo
đònh hướng xã hội chủ nghóa; kinh tế Nhà nước chỉ nắm những ngành then chốt
có ý nghóa chủ đạo. Để đạt được một cơ cấu kinh tế tối ưu đòi hỏi phải trải qua
một thời gian tương đối dài. Trong quá trình đó, việc phát triển hình thức CTCP
là một yêu cầu tất yếu khách quan. Hình thức CTCP sẽ góp phần đẩy mạnh quá
trình tích tụ và tập trung vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; tăng cường hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghóa xã hội.
1.2.

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.2.1. Khái niệm DNNN
Theo cách hiểu phổ biến, thuật ngữ DNNN dùng để diễn đạt một loại
hình doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn và có quyền chi phối hoạt động sản
xuất kinh doanh. Theo Liên hiệp quốc, DNNN được đònh nghóa là: những doanh
nghiệp do Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu và Nhà nước
kiểm soát ở mức độ nhất đònh quá trình ra quyết đònh của doanh nghiệp đó.
Theo Trung Quốc, các xí nghiệp quốc hữu có các đặc trưng sau:
-


Là đơn vò sản xuất kinh doanh hàng hóa, dòch vụ và hoạt động theo nguyên
tắc hạch toán độc lập.

-

Tài sản của xí nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước giao cho doanh
nghiệp quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Doanh nghiệp là một pháp nhân, chòu trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản
được Nhà nước giao để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở nước ta, trước đây chúng ta sử dụng thuật ngữ xí nghiệp quốc doanh để

chỉ một xí nghiệp do Nhà nước thành lập và đầu tư vốn nhưng tài sản được coi là


- 11 -

tài sản công hữu. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, chúng
ta sử dụng thuật ngữ DNNN thay thế cho thuật ngữ xí nghiệp quốc doanh.
Theo quy đònh tại điều 1 Luật DNNN được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghóa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 4 năm
1995, DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ
chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.
Từ đònh nghóa trên, ta thấy DNNN có những đặc điểm cơ bản sau đây:
-


DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập. Điều này thể hiện ở chỗ tất
cả các DNNN đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết
đònh thành lập. Các loại hình doanh nghiệp khác không do Nhà nước trực tiếp
thành lập, mà do các chủ thể kinh doanh thành lập và đăng ký kinh doanh
theo quy đònh của pháp luật.

-

Tài sản trong DNNN là một bộ phận của tài sản Nhà nước. DNNN do Nhà
nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi được thành lập,
DNNN là một chủ thể kinh doanh, nhưng chủ thể kinh doanh này không có
quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý và kinh doanh trên cơ
sở sở hữu của Nhà nước.

-

DNNN chòu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo sự phân cấp quản lý của Chính phủ. Giám đốc DNNN do cơ quan quản
lý Nhà nước của doanh nghiệp bổ nhiệm và chòu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan này.

-

DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh
doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. DNNN có một cơ cấu tổ chức thống
nhất, có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.


- 12 -


-

DNNN thực hiện mục tiêu mà Nhà nước giao: doanh nghiệp nào được giao
thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp nào được Nhà nước giao cho thực hiện hoạt động công ích thì
phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã
hội.

1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa DNNN
Cổ phần hóa DNNN là một thuật ngữ dùng để diễn đạt quá trình chuyển
DNNN thành CTCP thuộc sở hữu hỗn hợp của các tổ chức và cá nhân (gọi là cổ
đông).
Cổ phần hóa DNNN là một biện pháp chuyển DNNN sang loại hình
doanh nghiệp đa sở hữu nhằm huy động rộng rãi nguồn vốn cho đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, góp phần xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của
DNNN, tạo điều kiện cho người lao động có cổ phần và tham gia làm chủ doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời
phục vụ cho nhu cầu cơ cấu lại nền kinh tế.
Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa cổ phần hóa và tư nhân hóa:
Tư nhân hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nước sang tư nhân,
đồng thời chuyển các lónh vực sản xuất kinh doanh từ Nhà nước độc quyền sang
cho tư nhân đảm nhiệm. Để thực hiện sự chuyển đổi này, có nhiều cách khác
nhau như cho không, bán đấu giá, bán lại toàn bộ cho tư nhân, cổ phần hóa…
Như vậy, cổ phần hóa là một khái niệm hẹp hơn tư nhân hóa. Trong cổ phần
hóa, phần vốn của Nhà nước được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao
gồm: các tổ chức kinh tế – xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp;
Nhà nước có thể giữ lại hoặc không giữ lại cổ phần trong các doanh nghiệp cổ
phần hóa. Cổ phần hóa khác với tư nhân hóa ở điểm cơ bản là nó chuyển DNNN
từ hình thức sở hữu Nhà nước duy nhất sang hình thức sỡ hữu hỗn hợp nhằm tạo



- 13 -

nền tảng cho việc thay đổi hình thức tổ chức quản lý cũng như phương hướng
hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.3. Tầm quan trọng của việc cổ phần hóa DNNN trong
nền kinh tế thò trường ở nước ta
Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
đònh hướng xã hội chủ nghóa. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm mục tiêu
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Có phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì chúng ta mới có thể phát triển lực lượng
sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thò
trường, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, từ đó tạo sự phồn vinh cho xã
hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế ở nước ta, muốn phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo đònh hướng xã hội chủ nghóa thì trước tiên chúng ta phải thực
hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN nhằm tạo ra sức mạnh và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các DNNN để nó có thể giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác
cùng phát triển. Trong chiến lược đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN, cổ phần
hóa là một bộ phận chiến lược có ý nghóa quan trọng.
Thực hiện cổ phần hóa DNNN, chúng ta sẽ chuyển bớt các doanh nghiệp
mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn cho các thành phần kinh tế khác
cùng tham gia kinh doanh, nhờ vậy các doanh nghiệp này sẽ hoạt động có hiệu
quả hơn. Nhà nước sẽ tập trung vốn đầu tư và tăng cường quản lý các DNNN
còn lại trong những ngành, những lónh vực then chốt để tạo ra sức mạnh thực sự
cho khối kinh tế Nhà nước, khắc phục được tình trạng yếu kém, hoạt động trì trệ
và kém hiệu quả của các DNNN như hiện nay. Bên cạnh đó, thông qua các
doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chúng ta sẽ thu hút được nguồn vốn dồi dào trong
xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bò nhằm nâng cao năng lực cạnh



- 14 -

tranh cho các doanh nghiệp; đồng thời chúng ta cũng tạo điều kiện cho người lao
động trong doanh nghiệp và công chúng bên ngoài tham gia góp vốn kinh doanh,
tham gia quản lý từ đó tạo ra những động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ ý nghóa quan trọng nêu trên, chúng ta cần phải đẩy nhanh
tiến trình cổ phần hóa DNNN để có thể nhanh chóng xắp xếp lại nền kinh tế,
tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có như vậy thì chúng ta mới có thể
tránh được nguy cơ tụt hậu và làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

1.2.4. Mục tiêu của việc cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
Việc xác đònh mục tiêu cổ phần hóa DNNN là một vấn đề có ý nghóa
quan trọng, nó chi phối và quyết đònh các nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của chính
sách cổ phần hóa, từ đó quyết đònh sự thành công hay thất bại của quá trình cổ
phần hóa DNNN.
Do tình hình kinh tế, chính trò và xã hội ở mỗi nước khác nhau nên mục
tiêu cổ phần hóa DNNN được xác đònh khác nhau. Ở Việt Nam, tháng 4 năm
1992, Bộ Tài chính trình Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) Đề án chuyển
một số DNNN thành CTCP, trong đó xác đònh 5 mục tiêu. Sau khi xem xét, Hội
đồng bộ trưởng giữ lại 3 mục tiêu theo như Đề án ban hành kèm theo Quyết đònh
số 202/CT ngày 08 tháng 6 năm 1992. Các mục tiêu này bao gồm:
-

Một là, chuyển một phần sở hữu Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;

-


Hai là, phải huy động được một khối lượng vốn nhất đònh ở trong và ngoài
nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh;

-

Ba là, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
Sau đó, tại Nghò đònh số 28/CP ban hành ngày 07 tháng 5 năm 1996,

Chính phủ đã giảm xuống còn 2 mục tiêu:


- 15 -

-

Huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp; cá nhân, các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển
doanh nghiệp.

-

Tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh
nghiệp có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc
đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Chúng ta thấy Nghò đònh số 28/CP đã làm rõ thêm mục tiêu thứ hai và thứ

ba mà Quyết đònh số 202/CT đã đề ra, đồng thời bỏ bớt mục tiêu “chuyển một
phần sở hữu cho các cổ đông”.
Trên thực tế, mục tiêu “chuyển một phần sở hữu cho các cổ đông” đã

được chỉ thò số 88/TTg của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh là phải chú trọng
thực hiện cho bằng được. Việc đề ra mục tiêu này xuất phát từ quan điểm cũng
như thực trạng là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thường không được
quản lý và sử dụng có hiệu quả bằng tài sản thuộc quyền sở hữu tư nhân. Tuy
nhiên, không nhất thiết phải đưa việc chuyển sở hữu làm mục tiêu cổ phần hóa
DNNN vì các lý do sau:
-

Cổ phần hóa thực chất là một giảp pháp để cơ cấu lại hệ thống DNNN, tức là
chuyển các DNNN thành CTCP, do đó khái niệm cổ phần hóa đã bao hàm
việc chuyển đổi sở hữu.

-

Cổ phần hóa là sự tập hợp các nỗ lực chung nhằm giải phóng quyền tự chủ
sáng tạo trong quản lý cũng như trong lónh vực kỹ thuật của những người trực
tiếp kinh doanh. Do đó việc chuyển đổi sở hữu chỉ là một việc mang tính tiền
đề cho việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu của vấn đề cổ phần hóa.
Nghò đònh số 44/1998/NĐ-CP được ban hành ngày 29 tháng 6 năm 1998

cũng đề ra 2 mục tiêu nhưng có mở rộng hơn so với Nghò đònh số 28/CP, đó là:


- 16 -

-

Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm,
phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.


-

Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những
người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo
động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà
nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế
đất nước.
Như vậy, Nghò đònh số 44/1998/NĐ-CP đã xác đònh cụ thể và rõ ràng mục

tiêu cổ phần hóa DNNN.
1.3.

KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU DNNN Ở MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Các nước thuộc khu vực Mỹ La-tinh và Caribê
Để giải quyết các khoản nợ to lớn trong và ngoài nước, Chính phủ các
nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và Caribê tích cực thực hiện tư nhân hóa
bằng cách bán một phần hay toàn bộ DNNN cho các nhà đầu tư tư nhân trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước này thực hiện thay đổi chế độ
ngoại thương, lập ra các vùng mậu dòch tự do và ký kết các hiệp đònh không thuế
quan để khuyến khích cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh có
hiệu quả. Chính phủ cũng mở ra các điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư bản
nước ngoài đầu tư, tạo ra những động lực mới thúc đẩy sự tăng trưởng.
Tình hình tư nhân hóa ở một số nước điển hình trong khu vực này được
thể hiện như sau:
-


Mexico: Từ năm 1982 đến đầu năm 1990, Mexico đã thực hiện tư nhân hóa
750 trong tổng số 1.155 DNNN. Chính phủ đã thu được khoảng 17 tỷ USD từ
việc bán 12 ngân hàng và công ty điện thoại Telmex. Đến cuối năm 1992,


- 17 -

Chính phủ tiến hành bán tiếp 6 ngân hàng còn lại, công ty bảo hiểm Mexico,
các nhà máy sản xuất phân bón, đồng thời lôi kéo tư nhân vào xây dựng cơ
sở hạ tầng.
-

Argentina: Sau nhiều thập kỷ quốc hữu hóa, Chính phủ đã đưa ra chương
trình tư nhân hóa công ty hàng không quốc gia và công ty độc quyền điện
thoại của Nhà nước nhằm giải quyết một phần trong chương trình thanh toán
nợ quốc gia. Quá trình tư nhân hóa đã giúp nước này giảm được 7 tỷ USD nợ
nước ngoài.

-

Brazil: Chương trình tư nhân hóa DNNN ở Brazil được tiến hành với nhiều
khó khăn ban đầu nhưng cũng đạt được kết quả bắt đầu bằng việc bán công
ty sắt thép khổng lồ Usiminas với giá 1,4 tỷ USD vào tháng 10 năm 1991.
Với tính chất của một khu vực kinh tế gắn liền với chủ nghóa tư bản của

Hoa Kỳ, nền kinh tế các nước thuộc khu vực Mỹ-latinh và Caribê từ lâu đã là
một nền kinh tế thò trường mở cửa và chòu sự chi phối rất lớn của các công ty
nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Đặc điểm
này làm cho quá trình tư nhân hóa ở đây chủ yếu được thực hiện bằng việc bán
trực tiếp cổ phần của Nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh nghiệm của các nước thuộc khu vực Mỹ-latinh và Caribê cho thấy
quá trình chyển đổi sở hữu DNNN nếu được sự tham gia tích cực của các nhà
đầu tư nước ngoài thì sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
lưu ý rằng mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi sở hữu DNNN là nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và mang
lại cho xã hội nhiều lợi ích nhất. Đối với nước ta, sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài và quá trình cổ phần hóa DNNN là cần thiết, nhưng chúng ta cũng
chỉ nên xem nó là một phương tiện để giúp chúng ta xây dựng và phát triển nền
kinh tế chứ không nên quá lệ thuộc vào nó.


- 18 -

1.3.2. Các nước Đông Âu và Liên Bang Nga
Sau khi chế độ chính trò và Nhà nước Xã hội chủ nghóa bò sụp đổ, các
nước Đông Âu và Liên Bang Nga đã chủ trương chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm
xóa bỏ hệ thống quản lý và quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó một hệ thống
quản lý và quan hệ sản xuất mới gắn với cơ chế thò trường.
Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng các nước này đều lần lượt công bố
chương chình chuyển đổi sở hữu DNNN của mình với những nét đặc trưng sau
đây:
-

Các DNNN đang làm ăn có lãi hoặc có triển vọng mới được chuyển thành
CTCP;

-

Về hình thức chuyển đổi, có hai hình thức:
+


Chỉ bán, không cho không (Hungary);

+

Cho không các đối tượng bên trong và cả bên ngoài doanh

nghiệp (Ba Lan, Séc, Nga).
Kinh nghiệm của các nước Đông Âu và Liên Bang Nga cho thấy nước nào
tiến hành chuyển đổi sở hữu DNNN nóng vội, chủ quan, không có khuôn khổ
pháp luật rõ ràng, đầy đủ thì sẽ dẫn đến thất bại, gây thất thoát tài sản Nhà
nước. Vì vậy, cần phải kiên trì, từng bước tạo ra những tiền đề cần thiết để thực
hiện quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN một cách hữu hiệu.
Vận dụng những kinh nghiệm này vào điều kiện thực tế ở nước ta, chúng
ta cần phải hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho công cuộc cổ phần hóa
DNNN; chúng ta cần phải xây dựng đề án với những lộ trình và giai đoạn cụ thể,
có mục tiêu và phương pháp phù hợp. Quá trình cổ phần hóa phải được tổ chức,
chỉ đạo và giám sát chặt chẽ; phải có sự tách rời giữa cơ quan xây dựng chính
sách, đề án cổ phần hóa với cơ quan thực hiện các đề án, chính sách đó.


- 19 -

1.3.3. Các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Phi
Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Phi, quá trình tư nhân hóa
được tiến hành nhằm mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế và giảm thâm hụt ngân
sách. Quá trình tư nhân hóa ở đây đạt kết quả thấp và chủ yếu được thực hiện
đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Nguyên nhân cơ bản là do thò trường
vốn trong nước còn nhỏ bé, thiếu các thò trường chứng khoán thực sự, các đònh
chế tài chính trung gian còn yếu kém và thiếu sự tham gia của các nhà đầu tư

nước ngoài. Bên cạnh đó, các nhà quản lý trong nước còn yếu kém, hệ thống
pháp luật và hành chính thiếu đồng bộ và chặt chẽ gây ra nạn tham nhũng và
hối lộ trong xã hội.
Rút kinh nghiệm từ các nước đang phát triển thuộc châu Phi, song song
với quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN, chúng ta cần phải phát triển thò
trường chứng khoán và các đònh chế tài chính trung gian, tiến hành cải cách
hành chính và không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Có
như vậy thì chúng ta mới tạo được môi trường thuận lợi cho công tác cổ phần
hóa.

1.3.4. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, để đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, chính phủ Trung Quốc
đã áp dụng hàng loạt các biện pháp như: chuyển nợ thành cổ phần, tích cực giải
quyết lao động dư thừa, khuyến khích các DNNN phát hành cổ phiếu và niêm
yết tại các sở giao dòch chứng khoán… Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng một
loạt các ưu đãi khác như: giảm thuế lợi tức từ 33% xuống 15%, cấp bảo hiểm y
tế và tiền hưu trí cho những công nhân buộc phải thôi việc, mở rộng tín dụng cho
các công ty niêm yết và hoàn trả thuế đã nộp… Chính phủ còn cho phép các
doanh nghiệp cổ phần hóa huy động vốn trên thò trường chứng khoán quốc tế và
có những ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình cổ
phần hóa ở Trung Quốc thời gian qua cũng chủ yếu được thực hiện đối với các


- 20 -

DNNN có quy mô vừa và nhỏ. Cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp lớn diễn
ra chậm chạp do một loạt các yếu tố như: số lao động dôi ra nhiều gây những
mối lo ngại về chính trò – xã hội, chính quyền đòa phương không muốn chuyển
giao quyền sở hữu (các cán bộ chính quyền đòa phương sợ bò mất quyền lợi khi
họ không còn quyền bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp; tỷ lệ quà biếu

chiếm 3-5% doanh số của các doanh nghiệp) và sự thiếu hiểu biết về cổ phần
hóa (tâm lý sợ mất việc, giảm phúc lợi, cải tổ lại ban quản lý doanh nghiệp…).
Trước tình hình này, Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch ban hành một số
chính sách mới nhằm đẩy mạnh cải cách các DNNN, đặc biệt là cổ phần hóa với
các nội dung như: tăng cường hoạt động cổ phần hóa và niêm yết, khuyến khích
hợp nhất hoặc giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và khuyến khích
người nước ngoài mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp không thuộc
các ngành công nghiệp chiến lược.
Quá trình cổ phần hóa DNNN và các điều kiện kinh tế – xã hội ở nước ta
có những điểm tương đồng với Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp thu
những ưu điểm và rút kinh nghiệm từ những khuyết điểm trong chính sách cổ
phần hóa của Trung Quốc để vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp với điều
kiện ở nước ta.
Tóm lại, cổ phần hóa DNNN là một biện pháp chuyển DNNN thành công ty
cổ phần thuộc sở hữu của nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội. Mục tiêu của
việc cổ phần hóa DNNN là nhằm huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ,
nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn
việc làm cho người lao động; đồng thời tạo điều kiện cho người lao động trong
doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, qua đó
thay đổi phương thức quản lý nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Chúng ta tiến hành cổ phần hóa DNNN trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới
đã trải qua một thời kỳ dài thực hiện cổ phần hóa và tư nhân hóa với nhiều thành


- 21 -

công lẫn thất bại. Do đó, chúng ta cần tiếp thu những kinh nghiệm của các nước
để thực hiện công tác cổ phần hóa ở nước ta một cách hiệu quả.



- 22 -

Chương 2
TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DNNN Ở VIỆT NAM

DNNN ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 ở miền Bắc và năm
1975 ở miền Nam dựa trên các nguồn:
-

Quốc hữu hóa các doanh nghiệp của chính quyền chế độ cũ;

-

Xây dựng mới các DNNN bằng nguồn vốn ngân sách;

-

Cải tạo doanh nghiệp của các nhà tư bản trong nước.
Sự ra đời và hoạt động của DNNN ở Việt Nam gắn liền với điều kiện lòch

sử của đất nước, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với các mục
tiêu phát triển kinh tế – xã hội cũng như chính trò của đất nước. DNNN ở Việt
Nam đã trải qua ba giai đoạn phát triển quan trọng:

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này, miền Bắc thực hiện mục tiêu xây dựng Chủ nghóa xã
hội và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Nền kinh tế miền
Bắc được quản lý theo chính sách kinh tế thời chiến. Các DNNN được thành lập

với mục tiêu vừa sản xuất vừa phục vụ chiến đấu. Hoạt động sản xuất được tiến
hành dựa trên những chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước đề ra, không hạch toán lãi
lỗ, mà ta thường gọi là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhiều Tổng công ty, Liên
hiệp các xí nghiệp đã ra đời trong giai đoạn này và vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay (xem bảng 2.1).


- 23 -

Bảng 2.1 : Một số Tổng công ty được thành lập từ trước năm 1975 ở miền Bắc Việt
Nam

STT

Tên Tổng công ty

Năm
thành lập

1

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

1956

2

Tổng công ty Muối Việt Nam

1957


3

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

1960

4

Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn

1959

5

Tổng công ty Xây dựng công trình giao

1964

thông 8
6

Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

1964

7

Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng


1974

Nguồn : Phân viện nghiên cứu tài chính TPHCM

Những DNNN này đã tồn tại và phát triển theo sự thăng trầm của đất
nước và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, cho công cuộc xây dựng
Chủ nghóa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986
Trong giai đoạn này, các DNNN vẫn tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước. Do đó, môi trường hoạt
động của các thành phần kinh tế khác bò hạn chế và ngay cả bản thân các
DNNN cũng không thể chủ động thực thi các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình. Nền kinh tế đã không tạo ra được một cơ chế kích thích sự năng động, bởi
các DNNN thường được Nhà nước quản lý trên cơ sở các chỉ tiêu hiện vật, kinh
tế hàng hóa còn là điều không được khuyến khích.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đánh
dấu một bước ngoặc to lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam.
Đảng đã chủ trương xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang hạch


- 24 -

toán kinh doanh xã hội chủ nghóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần. DNNN trong giai đoạn này phải đối mặt với những thời cơ và thách thức
mới. Lợi thế “một mình một chợ” không còn (trừ một số ngành then chốt) cộng
với những áp lực cạnh tranh khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa buộc các DNNN
phải có những cải cách căn bản so với lối làm ăn theo cơ chế kế hoạch hóa tập

trung trước đây. Để nâng cao sức mạnh và hiệu quả hoạt động cho các DNNN,
Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới, sắp xếp một bộ phận cơ bản các
DNNN. Năm 1990, cả nước ta có khoảng 12.300 DNNN với tổng số vốn Nhà
nước khoảng 34.216 tỷ đồng (vốn bình quân khoảng 2,8 tỷ đồng/ doanh nghiệp).
Sau một thời kỳ sắp xếp, đổi mới, đến đầu năm 2001, số lượng DNNN còn
khoảng 5.280 với tổng số vốn gần 116.000 tỷ đồng (vốn bình quân khoảng 22 tỷ
đồng/ doanh nghiệp) (1) .
2.2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÁC DNNN

2.2.3.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các DNNN luôn cố gắng đảm
trách vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các DNNN trong ngành công
nghiệp nặng, giao thông vận tải, xây dựng… đã thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những sản phẩm có ý nghóa sống còn cho
đất nước như: điện, than, xi-măng, sắt thép, các công trình phúc lợi, cơ sở hạ
tầng, đường xá, cầu cống… mà các thành phần kinh tế khác chưa đủ sức làm.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN còn bộc lộ nhiều
khiếm khuyết. Tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN có xu hướng ngày càng
chậm lại: theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong thời kỳ 1991-1995 tốc độ
tăng trưởng bình quân của các DNNN là 11,7%, gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng
bình quân của nền kinh tế, đến năm 1997 chỉ còn 1,2 lần; riêng ngành công
TP


(1)

Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương


×