Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học giống chó hmông cộc đuôi phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

TRẦN HỮU CÔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC GIỐNG CHÓ H’MÔNG
CỘC ĐUÔI PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
__________

TRẦN HỮU CÔI

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC GIỐNG CHÓ H’MÔNG
CỘC ĐUÔI PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

Chuyên ngành : Động vật học
Mã số

: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI XUÂN PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Hữu Côi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của những người thân, các cá nhân và bạn bè
đồng nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó!
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện
Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Namđã quan tâm và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, các đồng chí,

đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đã quan tâm, giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi
Xuân Phường (Phó Viện trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt
đới Việt -Nga), người đã dành thời gian hướng dẫn khoa học tận tình, chi tiết
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Hữu Côi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv


Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

Chƣơng 1- MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

1.3


Ý nghĩa của đề tài

3

Chƣơng 2 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Nguồn gốc chó nhà

4

2.1.1

Hệ thống phân loại loài chó

4

2.1.2

Nguồn gốc loài chó nhà

5

2.1.3

Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam


6

2.2

Đặc điểm các cơ quan cảm giác

12

2.2.1

Cơ quan thị giác

12

2.2.2

Cơ quan thính giác

14

2.2.3

Cơ quan khứu giác

14

2.2.4

Cơ quan vị giác


15

2.2.5

Cơ quan xúc giác

16

2.3

Cơ chế tập tính của động vật

16

2.3.1

Cơ sở sinh học của tập tính động vật

16

2.3.2

Các nhân tố trong và nhân tố ngoài

17

2.3.3

Sự kết hợp các nhân tố


18

2.3.4

Tập tính trội và tập tính xung đột

19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2.4

Những nghiên cứu về chó nghiệp vụ

20

Chƣơng 3 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

23

3.1

Đối tượng nghiên cứu, địa điểm thời gian nghiên cứu

23


3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

23

3.1.2

Đối tượng so sánh

23

3.1.3

Thời gian nghiên cứu

23

3.1.4

Địa điểm nghiên cứu

23

3.2

Nội dung nghiên cứu

23


3.3

Phương pháp nghiên cứu

24

3.3.1

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái của giống
chó H’mông cộc đuôi

24

3.3.2

Nghiên cứu khả năng làm việc của một số giác quan

26

3.3.3

Nghiên cứu đánh giá các tập tính trội ứng dụng trong công tác
huấn luyện chó nghiệp vụ

3.3.4

28

Nghiên cứu khả năng thực hiện nghiệp vụ của giống chó H’mông
cộc đuôi


3.3.5

3.3.6

31

Hoàn thiện quy trình, phương pháp huấn luyện đối với giống chó
H’mông cộc đuôi về chuyên khoa truy tìm nguồn hơi

31

Xử lý số liệu

31

Chƣơng 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32

4.1

Sự phân bố và điểm hình thái giống chó H’mông cộc đuôi

32

4.1.1

Đặc điểm phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi


32

4.1.2

Đặc điểm hình thái

35

4.2

Đánh giá khả năng các cơ quan cảm giác

39

4.2.1

Khả năng thị giác của giống chó H’mông cộc đuôi

39

4.2.2

Khả năng thính giác của giống chó H’mông cộc đuôi

41

4.2.3

Khả năng khứu giác của giống chó H’mông cộc đuôi


42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4.3

Nghiên cứu các hành vi trội

46

4.4

Huấn luyện thử nghiệm

48

4.5

Quy trình huấn luyện sớm đối với giống chó H’mông cộc đuôi
trong ngiệp vụ truy tìm nguồn hơi

53

4.5.1

Quy trình huấn luyện sớm

53


4.5.2

Đánh giá kết quả huấn luyện của giống chó H’mông cộc đuôi áp
dụng quy trình huấn luyện sớm

56

KẾT LUẬN

59

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLCD

Tỷ lệ chiều dài


TLX

Tỷ lệ Xương

TLĐCC

Tỷ lệ độ cao của chân

TLTT

Tỷ lệ to thân

TLDĐ

Tỷ lệ dài đầu

TLRĐ

Tỷ lệ rộng đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

4.1

Mức độ phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi tại tỉnh Hà Giang

32

4.2

Một số chỉ số hình thái giống chó H’mông cộc đuôi

35

4.3

Tỷ lệ phần trăm các phần trên cơ thể giống chó H’mông cộc đuôi

38

4.4

Khả năng thị giác của giống chó H’mông cộc đuôi

40

4.5

Khả năng thính giác của giống chó H’mông cộc đuôi


41

4.6

Khả năng khứu giác của giống chó H’mông cộc đuôi

45

4.7

Đánh giá hành vi trội của giống chó H’mông cộc đuôi

46

4.8

Kết quả huán luyện của giống chó H’mông cộc đuôi so với một
số giống chó khác

4.9

50

Kết quả đánh giá huấn luyện của giống chó H’mông cộc đuôi áp
dụng quy trình huấn luyện sớm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

57


/>

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Chó Việt Dingo 7

2.2

Chó Dingo lớn

8

2.3

Chó H’mông lông dài

9

2.4

Chó H’mông cộc đuôi


10

2.5

Chó Bắc Hà

10

2.6

Chó Phú Quốc

11

4.1

Bản đồ phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi tại tỉnh Hà Giang

33

4.2

Sự phân bố theo độ cao của giống chó H’mông cộc đuôi tại hà Giang

34

4.3

Cá thể chó H’mông cộc đuôi


36

4.4

Cá thể giống chó H’mông cộc đuôi

36

4.5

Tỷ lệ khá giỏi của các giống chó nghiệp vụ

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 1- MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu con người thuần hoá được giống chó nhà để thực hiện việc
giữ nhà và săn bắn, về sau chó được huấn luyện để phục vụ nhiều mục đích
khác nhau cho con người. Trong đó, việc phục vụ mục đích bảo vệ an ninh,
quốc phòng và kinh tế xã hội ngày càng được tăng cường và chú trọng hơn.
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma tuý diễn ra rất
phức tạp, việc sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác truy lùng và bắt giữ tội
phạm bảo vệ kỷ cương pháp luật là rất cần thiết.
Mặt khác, nhu cầu chó nghiệp vụ cho công tác cứu hộ - cứu nạn, phòng
chống bạo loạn ngày một tăng. Bởi vậy, có thể đánh giá nhu cầu thực tế về
chó nghiệp vụ để đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Việt Nam trên

các lĩnh vực là rất lớn.
Tuy nhiên, ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ ở nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là vấn đề giống và việc nhân giống chó: giống chó gốc Việt
Nam có tính thích nghi cao với điều kiện khí hậu bản địa, chống chịu bệnh
tốt, nhưng ngoại hình nhỏ. Đối với những giống chó nhập ngoại: Thân hình
to, khoẻ mạnh, thần kinh linh hoạt, khả năng huấn luyện nghiệp vụ tốt, nhưng
tính thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam thấp, khả năng chống chịu
bệnh không cao. Bên cạnh đó chưa có nhiều con lai có khả năng phát huy
được ưu thế của chó bố mẹ là: Thích nghi tốt và phát triển ổn định với điều
kiện sống ở Việt Nam, có thể lực tốt, có hệ thần kinh mạnh và linh hoạt có
khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và khả năng huấn luyện nghiệp vụ cao.
Việt Nam có nhiều giống chó bản địa có nhiều phẩm chất rất quý, được
các chuyên gia Khuyển học đánh giá rất cao, chúng thích nghi tốt và phát
triển ổn định với điều kiện sống ở Việt Nam, có thể lực tốt, có hệ thần kinh
mạnh và linh hoạt có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và khả năng huấn
luyện nghiệp vụ cao [1][2][3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Giống chó H’mông cộc đuôi là một trong những giống chó bản địa của
Việt Nam. Qua huấn luyện đánh giá tại Trạm Hòa Lạc - Trung tâm Nhiệt đới
Việt - Nga; Cục Huấn luyện, quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ, Tổng cục
VII, Bộ Công An, Trường trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ 24, Bộ Tư lệnh
Biên phòng, Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ trường Nông nghiệp 1 - Hà
Nội, thì khả năng thực hiện nghiệp vụ của giống chó H’mông cộc đuôi không
thua kém các giống chó nổi tiếng của các nước về một số khoa mục nghiệp
vụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc tính sinh học giống chó bản địa
H’mông cộc đuôi để nhân nuôi và bảo tồn giống, đồng thời việc nghiên cứu
đánh giá huấn luyện và sử dụng thử nghiệm giống chó bản địa này vào một số

chuyên khoa nghiệp vụ là việc cần thiết tiến hành.
Trước nhu cầu của thực tiễn trên nhiều đề tài đã và đang được tiến hành
nghiên cứu về các giống chó bản địa của Việt Nam, tuy nhiên các vấn đề
nghiên cứu được đặt ra ở đây là những vấn đề cơ bản về chăm sóc, dinh
dương, huấn luyện và thú y. Các đặc điểm sinh học, đặc điểm hành vi của các
giống chó bản địa đặc biệt là giống chó H’mông cộc đuôi chưa được đề cập
tới. Để bổ sung dữ liệu khoa học và cơ sở lý luận, phương pháp luận cho quá
trình huấn luyện chó H’mông cộc đuôi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu đặc tính sinh học giống chó H’mông cộc đuôi phục vụ công tác huấn
luyện chó nghiệp vụ”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu được các đặc điểm về hành vi, tập tính của giống chó
H’mông cộc đuôi, xác định các hành vi trội có lợi trong công tác huấn luyện;
- Nghiên cứu được đặc điểm, quá trình phát triển của các cơ quan giác
quan của giống chó H’mông cộc đuôi;
- Đề xuất quy trình huấn luyện giống chó H’mông cộc đuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo,
đồng thời còn đưa ra cái nhìn khái quát về giống chó bản địa H’mông cộc
đuôi, giúp hiểu được phần nào một số đặc điểm hành vi tập tính, và các cơ
quan giác quan của giống chó bản địa H’mông cộc đuôi.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả đề tài sẽ làm cơ sở, phương pháp luận cho công tác
huấn luyện chó nói chung đặc biệt là trong công tác huấn luyện chó H’mông

cộc đuôi làm chó nghiệp vụ, góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy trình
huấn luyện chó nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 2 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc chó nhà
2.1.1. Hệ thống phân loại loài chó
Chó thuộc họ ăn thịt Canidae, bộ ăn thịt Carnivora, lớp phụ thú nhau
Placentalia, lớp thú Mamamalia. Cho đến thời điểm hiện tại họ chó Canidae
trên thế giới có 14 giống, 37 loài và chia thành 5 nhóm: sói đồng cỏ - coyotes,
chó - dogs, cáo - foxes, chó rừng - jackals, và chó sói - wolves, chia ra làm 2
tộc là: tộc Chó - Canini và tộc Cáo Vulpini [4].
Các loài thuộc họ chó có phân bố rộng rãi ở hầu hết tất cả các châu lục,
trừ Nam Cực. Loài chó nhà được nhiều tác giả gọi bằng tên Canis familiaris
và nhiều tên khác là phụ loài của loài chó sói Canis lupus familiaris
(Linnaeus, 1758). Giống chó Dingo có rất nhiều tên gọi như Canis familiaris
dingo; Canis lupus dingo, Canis dingo được coi là có xuất xứ từ châu Úc
được con người thuần hoá từ thời tiền sử. Các báo cáo về hoá thạch đã chỉ ra
rằng họ chó xuất hiện từ thể Oligocene và Miocene, điều này đã xác nhận họ
chó có xuất xứ lâu đời nhất trong bộ ăn thịt Carnivora. Họ chó có thể là một
nhánh phát triển sớm trong dòng phả hệ bộ ăn thịt.
Tổ tiên là các loài ăn thịt có kích thước trung bình, song họ chó lại ăn
tạp hơn nhiều họ khác trong bộ ăn thịt, chúng có thể ăn động vật, thực vật.
Chân và bàn chân của họ chó có độ dài trung bình và thường đi bằng
đầu ngón chân. Thông thường bàn chân trước có 5 ngón và bàn chân sau có 4
ngón (riêng giống Lycaon bàn chân trước có 4 ngón). Móng vuốt của họ chó
không có cơ co rút, do vậy nó không được sử dụng như một loại vũ khí. Tất

cả các chó được đều có xương ngọc hành rất phát triển.
Hộp sọ của chó phát triển kéo dài về phía trước. Có rãnh cánh bướm và
mấu chỏm bên dài.
Răng của họ chó phát triển gần như đủ bộ, và có công thức như là: 3/3,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1/1, 4/4, 1-2/2-3 = 38-42 răng (một số loài thuộc giống Otocyon có thêm răng
hàm). Các răng nanh lớn nhưng không có gì đặc biệt. Răng hàm kiểu nhai
nghiền. Cặp răng ăn thịt rất phát triển.
Một số loài sống thành bầy đàn (thường những loài có kích thước lớn)
có bố trí thứ bậc trong đàn và hệ thống giao phối. Săn mồi theo bầy đàn cho
phép họ chó có thể bắt được những con mồi có kích thước lớn hơn cơ thể
chúng. Trong đàn sói việc giao phối sinh sản chỉ được thực hiện ở những cá
thể mang tính trội lấn át các con khác trong đàn.
2.1.2. Nguồn gốc loài chó nhà
Loài chó nhà (Canis lupus familiaris (Linnaeus, 1758)) đã được thuần
hoá cách đây hàng nghìn năm và rất có ích cho con người: làm công tác vận
chuyển chó kéo xe vùng có tuyết, bảo vệ nhà, người và làm chó nghiệp vụ.
Cho tới thời điểm hiện tại người ta vẫn đặt ra câu hỏi “chó nhà bắt nguồn từ
đâu, khi nào, chúng có mối quan hệ như thế nào với chó rừng, chó sói ?.
Những ghi nhận khảo cổ học cũng không thể kết luận được là chó nhà
có nguồn gốc từ một quần thể nhất định chó sói nào đó hoặc phát triển từ tích
hợp gồm nhiều quần thể chó sói. Tuy nhiên khảo cổ học đã chỉ ra rằng chó
nhà có thể có một số nguồn gốc. Vào cuối kỷ đệ tứ con người và chó sói sống
chung với nhau trên một vùng địa lý rộng lớn, điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho viêc thu nạp và thuần hoá chó hoang thành chó nhà, trong quá trình
này việc trao đổi nguồn gen giữa chó nhà và cho sói liên tục xảy ra. Các gen
trao đổi này đã được di truyền cho thế hệ sau và có thể giải thích được hiện

tượng chó nhà có sự đa dạng về kiểu hình lớn như vậy.
Các nhà khoa học Caries Vila, Peter Savolainen, Jesus E. Maldonado
và cs thuộc Viện động vật Mỹ (Smithsonian Institution and the American
Society of Mammalogists) đã tiến hành thí nghiệm xác định nguồn gốc cổ xưa
chó nhà và mối liên hệ của chúng với các loài chó hoang trên cơ sở công nghệ
gen. Thí nghiệm đã phân tích vùng điều khiển ADN ty thể của 162 mẫu chó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

sói được thu từ 27 địa điểm và 140 mẫu chó nhà thuộc 67 giống. Trình tự gen
ty thể của chó nhà và chó sói thu được mang tính đa dạng rất cao, đồng thời
củng cố thêm giả thuyết chó sói là tổ tiên của chó nhà.
Chó nhà không tìm thấy trình tự gen nào khác với chó sói quá 12 vị trí
thay thế, trong khi đó chó nhà khác với chó sói đồng cỏ ít nhất là 20 vị trí. Kết
quả này rõ ràng cho phép chúng ta nhận định chó sói là nguồn gốc tổ tiên của
chó nhà.
Một số tài liệu cho rằng chó nhà hiện nay có nhiều nguồn gốc. Các nòi
chó phương bắc (Etkimo), chó Đan Mạch có nguồn gốc từ sói xám châu Âu
(Canis lupus).
Như vậy, qua phần tổng quan trên chúng ta thấy rằng chó nhà có nguồn
gốc từ chó sói Canis lupus (Linnaeus, 1758), qua quá trình phát triển, chọn
lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo tại các vùng địa lí khác nhau trong một thời
gian dài nên chúng đã phân hoá tạo thành những phụ loài khác nhau.
2.1.3. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về họ chó Canidae ở Việt Nam cho thấy có 5 loài bao
gồm:

sói


lửa

(Cuon

alpinus),

cáo

(Vulpes

vulpes),

lửng

chó

(Nyctereutesprocyonoides), chó rừng (Canis aureus) và một loài chó nhà [4].
Chó nhà tại nước ta hiện có 4 nòi
1. Chó vàng: cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyền, là nòi chó săn
2. Chó Mèo: ở miền núi cao, cỡ lớn, tai nhỏ và vểnh.
3. Chó Lào: ở miền núi và trung du, lông xồm, màu hung và có 2 vết
trắng phía trên mắt
Ba nòi chó này có thể có nguồn gốc từ chó sói lớn hiện còn sống ở
nước ta [5].
4. Chó Phú Quốc: cỡ trung bình, lông nhung mịn, phần lưng có xoáy,
chân có màng.
Nhìn chung những nghiên cứu cơ bản về chó nhà tại Việt Nam hầu như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


có rất ít, chỉ là những thống kê không cơ bản về hình thái bên ngoài, chưa đưa
ra được tên khoa học.
Trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã
tiến hành nghiên cứu thành phần khu hệ chó bản địa Việt Nam tại các tỉnh
phía Bắc và Trung Việt Nam, tổng số có 14 dạng và giống được ghi nhận; có
được bản đồ phân bố các giống chó tại khu vực nghiên cứu [6].
Đặc điểm một số giống chó nội
a. Chó Việt Dingo
Việt Dingo hay còn được gọi là giống chó “Vàng”, chó “Gié”. Chúng
được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn, có tầm vóc trung bình, chiều cao
trước: 47,48 cm, trọng lượng trưởng thành là 15,5kg. Đây là một trong những
giống chó săn được nhân dân ta nuôi để giữ nhà.
Chúng thường có màu lông vàng hay vàng nhạt đôi khi có xuất hiện các
màu lông khác như xám, trắng,… đầu to rộng, trán rộng, phẳng giữa trán có
rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần bằng nhau. Chiều dài của đầu chiếm 1/3
so với chiều cao trước của chó. Chiều dài mõm khoảng 1/3 chiều dài đầu.
Chiều rộng của xương hộp sọ khoảng 1/2 chiều dài đầu.

Ảnh 2.1. Chó Việt Dingo (Nguồn TTNĐVN)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

b. Chó Dingo lớn
Dingo lớn có nhiều đặc điểm giống với Việt Dingo, chúng cũng có màu
lông vàng, tai dựng, người dân vẫn gọi Việt Dingo và Dingo lớn là một loại
giống chó “Vàng”. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau đáng kể. Điểm
khác biệt dễ nhận thấy giữa Việt Dingo và Dingo lớn là ở tầm vóc và kiểu
dáng đầu, đôi khi có cả sự khác nhau về kiểu đuôi.

Tầm vóc của Dingo lớn to cao hơn so với Việt Dingo bởi chúng có
những cặp chân thon, cao, chắc khoẻ, khi trưởng thành chiều cao trước
52,5cm, trọng lượng 20,27kg, có cá thể đạt tới 25kg.
Kiểu đầu của giống Dingo lớn trông dài và thon hơn so với Việt Dingo.
Tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu là 1/2, tỷ lệ dài mõm và dài đầu khoảng 1/2.
Phần lớn các cá thể thuộc giống Dingo lớn có kiểu đuôi dài, thẳng và hơi cụp
xuống. Trong khi đó kiểu đuôi của Việt Dingo lại có hình xoắn ốc, hướng lên
trên và lệch về một phía.

Ảnh 2.2. Chó Dingo lớn (Nguồn TTNĐVN)
c. Giống chó H’mông lông dài
Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng chúng là giống H’mông
lông dài có bộ lông khá dài giống với giống Bắc Hà song những chiếc lông
dài này không chỉ có ở trên mình mà nó còn mọc lan rộng sang hai bên mõm
và toàn bộ mặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Đầu của chúng trông gần giống với giống Việt Dingo, với mõm ngắn
rộng, tỷ lệ giữa chiều dài đầu với chiều cao trước là 1/3; tỷ lệ chiều dài mõm
với chiều rộng đầu là 1/2 và tỷ lệ giữa chiều rộng đầu - chiều dài đầu là 1/2.
Hành vi ứng xử của chúng rất hung dữ nhưng đôi khi lại thân thiện,
chúng luôn có trạng thái đề phòng với người lạ.

Ảnh 2.3. Chó H’mông lông dài (Nguồn TTNĐVN)
d. Giống chó H’mông đuôi cộc
Đây có thể coi là một trong những giống chó tuyệt vời của Việt Nam.
Chúng có tầm vóc trung bình khá, có những cá thể đặc biệt to lớn. Khi trưởng
thành chúng đạt chiều cao trước 48,36 cm, trọng lượng trung bình đạt 17,05kg.

Về kiểu hình: Lông màu đen, đôi khi xuất hiện màu vằn vện như màu
lông hổ. Đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là
1/3, tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu khoảng 1/3, tỷ lệ giữa chiều dài mõm và chiều
dài đầu là 1/2, hai tai thường dựng đứng hoặc dựng nhưng 1/4 phía đỉnh tai lại rủ
xuống. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau nhưng dao động từ 3 đến
15cm, đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng giống chó này.
Chúng sở hữu một trí thông minh tuyệt vời, những con chó con dễ dàng
bắt chước các động tác của chó trưởng thành và chúng có khả năng nhớ tốt.
Bởi vậy hướng sử dụng có thể dùng giống chó này vào hoạt động huấn luyện
chó nghiệp vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Ảnh 2.4. Chó H’mông cộc đuôi (Nguồn TTNĐVN)
e. Giống chó Bắc Hà
Bắc Hà là tên gọi của giống chó được tìm thấy ở huyện Bắc Hà tỉnh
Lào Cai. Chúng xuất hiện nhiều ở các bản vùng cao hay ngay cả ở các trung
tâm huyện, thị trấn, thành phố.

Ảnh 2.5. Chó Bắc Hà (Nguồn TTNĐVN)
Đặc điểm nổi bật của giống chó này là chúng có bộ lông rất dài màu
đen hay đôi khi xuất hiện màu pha tạp.
Kiểu đầu của chúng nhìn tương đối vuông và có đặc điểm gần giống
với giống Việt Dingo, tỷ lệ chiều rộng đầu với chiều dài đầu là 1/2; tỷ lệ giữa
dài mõm và dài đầu là 1/3; hai tai của chúng dựng hoặc một phần nhỏ của
đỉnh tai rủ xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


Khi trưởng thành chúng trông khá to lớn, chiều cao trước đạt 50,56cm,
trọng lượng 18,89kg, cơ thể cân đối với những đôi chân to khoẻ.
Tính cách chúng thân thiện nhưng sẵn sàng hung dữ với kẻ thù, chúng
có trí nhớ tốt nhưng hệ thần kinh dễ bị chai lì.
f. Giống chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam hiện đang được nhân
giống ra nhiều. Chó Phú Quốc thường có bụng thon, trên lưng lông mọc
có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, là một trong ba quần thể chó
có đặc tính xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái
Lan và chó xoáy lưng châu Phi. Bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn, màu
vàng xám, màu nâu xám hoặc đen. Bàn chân của chó Phú Quốc khi đứng
sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững, từa tựa như bàn chân cọp.

Ảnh 2.6. Chó Phú Quốc (Nguồn internet)
Chó Phú Quốc biết leo trèo và đào hang để đẻ và có biệt tài săn
thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt. Chó
Phú Quốc hung dữ nhưng dũng cảm, thích nghi với địa bàn rừng núi.
Chó Phú Quốc có 3 loại là chó Đồng Bà, Chó Bắc Đão và chó Ba Chạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2.2. Đặc điểm các cơ quan cảm giác
Các cơ quan cảm giác cấu tạo một cách đặc biệt để tiếp nhận kích thích
đưa đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cơ thể. Các cơ quan này làm cho
động vật có khả năng tiếp xúc được với môi trường xung quanh và thích ứng
được đối với môi trường. Các cơ quan cảm giác cấu tạo bởi các cơ quan thụ
cảm, các đường dẫn ở vùng ngoại biên và các trung tâm ở vỏ bộ não. Trong
cơ thể chia thành các cơ quan phân tích như sau: Thị giác, thính giác, khứu

giác, vị giác và xúc giác.
2.2.1. Cơ quan thị giác
Các các quan phân tích thị giác cho khả năng thu nhận thế giới bên
ngoài một cách rõ ràng. Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo từ nhãn cầu,
các cơ quan phù trợ và bảo vệ, các đường thần kinh dẫn tuyến và trung tâm
thần kinh tại vỏ não.
Nhãn cầu được cấu tạo từ 3 lớp (màng trắng, màng mạch và võng mạc),
từ môi trường khúc xạ ánh sáng (nhãn mắt), thuỷ tinh thể, dịch nhãn cầu, các
mạch máu và dây thần kinh.
Màng mắt trong của mắt hay võng mạc có cấu trúc rất phức tạp và là bộ
phận chủ yếu của mắt. Ở võng mạc diễn ra sự biến đổi kích thích ánh sáng
sang quá trình kích thích thần kinh. Võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào
cảm thụ ánh sáng (tế bào hình nón và tế bào hình que), đó là các cơ quan thụ
cảm thị giác. Đối với các cơ quan thụ cảm thị giác khi ánh sáng tác động lên
chúng thì làm xuất hiện xung đột hần kinh. Các xung đột thần kinh này theo
dây thần kinh thị giác được chuyền đến trung ương thị giác nằm ở thuỳ chẩm
của não bộ.
Thị giác của chó có những đặc thù riêng của nó. Chó không có khả
năng nhìn thấy vật cùng một lúc bằng hai mắt, nghĩa là mỗi mắt của chó có thị
trường của mình. Như phần lớn động vật có vú, chó là bị mù màu hay còn gọi
là lưỡng sắc biến dị và có tầm nhìn về màu xanh và đỏ tương đương với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

những người bị mù màu. Bởi vậy chó chó thể nhìn thấy màu xanh lam và màu
vàng nhưng khó để phân biệt giữa màu xanh lá cây và màu đỏ bởi vì chó chỉ
có hai loại tế bào hình nón trong khi đó ở người có ba loại tế bào này và chó
sử dụng màu sắc thay vì ánh sáng để phân biệt ánh sáng hoặc màu xanh lam
màu vàng [7]. Chó ít nhạy cảm với sự khác biệt về sắc thái màu xám hơn con

người và cũng có thể phát hiện độ sáng ở mức khoảng một nửa độ chính xác
của con người [8].
Hệ thống thị giác của chó đã phát triển để hỗ trợ cho việc săn bắt [9]
khả năng nhìn của chó phân biệt các đối tượng di chuyển là rất cao; chó cũng
được chứng minh có thể phân biệt được người (ví dụ chó có thể nhận ra chủ
của mình) ở khoảng 800m đến 900m, tuy nhiên phạm vi này giảm xuống từ
500m - 600m nếu đối tượng đứng im [9].
Khi săn ở lúc trạng vạng tối chó thường dựa vào khả năng nhìn của
chúng ở những vùng ánh sáng tối. Chúng có đồng tử lớn, mật độ cao các tế
bào que trong điểm vàng gữa võng mạc, tăng tốc độ nháy mắt và lớp phản
quang trong mắt [9].
Ở các giống khác nhau mắt chó cũng khác nhau về hình dạng, kích
thước, cấu hình võng mạc [10] phần lớn các giống có mũi dài tầm nhìn thành
đường thẳng, với điểm vàng rộng chạy theo chiều ngang của võng mạc giúp
chúng có tầm nhìn tuyệt vời với khoảng không gian rộng. Một vài giống chó
có mõm dài đặc biệt giống chó săn đuổi thì có tầm nhìn lên tới 2700 ( ở người
chỉ có 1800). Những giống chó mõm ngắn ở điểm vàng có sự tăng lên gấp 3
lần về số lượng tế bào giúp tầm nhìn của chúng chi tiết như con người. Những
giống đầu rộng, mõm ngắn có tầm nhìn như con người [11].
Phần lớn các giống chó đều có tầm nhìn tốt nhưng thấy rằng ở một số
giống có hiện tượng cận thị như giống Rottweiler. Chó có sự khác nhau với
con người ở trục mắt, cho phép đồng tử quay xa hơn ở bất kỳ hướng nào. Sự
phân kỳ của trục mắt của chó khoảng 12 - 250 tùy thuộc vào từng giống [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2.2.2. Cơ quan thính giác
Cơ quan thính giác là tai. Tai được cấu tạo bởi phần tai ngoài, tai giữa
và tai trong. Cơ quan thính giác của chó có khả năng thu nhận dải tần số

khoảng 40 Hz đến 60.000Hz [12], có nghĩa là chó có thể phát hiện âm
thanh vượt xa giới hạn của con người [11][12][13]. Ngoài ra tai chó có thể
cử động cho phép chó nhanh chóng xác định vị trí của một âm thanh [14],
có khoảng hơn 18 cơ giúp chó điều khiển tai như nghiêng, xoay, nâng lên,
hạ xuống [14].
Chó có cơ quan thính giác rất nhạy cảm, điều này được sử dụng trong
việc tập luyện (phát lệnh bằng giọng nói). Lệnh do giọng nói của người phát
ra đối với chó chỉ là kích thích âm thanh. Chó có thể phân biệt khẩu lệnh theo
cường độ và ngữ điệu của nó.
2.2.3. Cơ quan khứu giác
Các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm ở các biểu mô khứu giác, sâu
trong đường ống trên ở mũi. Ở chó vùng khứu giác rộng khoảng 250 đến 400
mm2, và do 125 đến 224 triệu tế bào khứu giác tạo thành. Mỗi 1 tế bào lại có
vô số lông mao rất nhỏ, nhờ đó mà khả năng nhạy cảm khứu giác của chó
được tăng lên nhiều lần.
Sự nhạy cảm cao đối với các chất có trong không khí: là tính chất nổi
bật của các tế bào cơ quan thụ cảm khứu giác. Người ta đã chứng minh được
chó có thể phát hiện được 1 phân tử hơi trong 1 lít không khí, và có thể tiếp
nhận được 1 phân tử hơi trong 1 lít nước. Các phân tử hơi từ không khí thâm
nhập vào vùng khứu giác, tiếp xúc với các lông mao của tế bào thụ cảm và
gây nên sự khử cực mạnh của các nơ-ron thần kinh khứu giác. Nơ-ron đã
được khử cực này sinh ra các xung động hưng phấn có cường độ tần số, biên
độ và thời hạn nhất định trong dây thần kinh khứu giác. Sự phối hợp các xung
động hưng phấn của các dây nền dây chằng rộng khác nhau, mạng thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

về mùi hơi đến các tế bào thần kinh hành khứu giác và trung tâm thần kinh
khu khứu giác thùy thái dương của vỏ não.

Trong khi ở não người, vùng vỏ não chi phối thị giác lớn thì ở chó vùng
vỏ não chi phối khứu giác lớn hơn [9], thùy khứu giác của chó gồ gề gấp 40
lần so với ở người với 125 đến 220 triệu tế bào thụ cảm [9] ở những giống
chó săn thì vượt quá tiêu chuẩn với gần 300 triệu thụ thể [9]. Bởi vậy chó nói
chung có cơ quan khứu giác nhạy hơn 100000 – 1000000 lần so với con
người. Với mũi luôn ẩm ướt bởi dịch mũi giúp chó định hướng mùi tốt hơn
trong không khí [15].
Nhờ có cơ quan phân tích khứu giác mà chó có thể xác định được nồng
độ và cường độ của mùi hơi, mùi hơi mới hay cũ (độ lâu). Người ta đã chứng
minh được rằng: Chó có thể phân biệt được các nguồn hơi theo độ lâu với độ
chênh lệch nhau trong khoảng từ 3 – 5 phút. Còn trí nhớ nguồn hơi của chó có
thể cho phép phân biệt được các nguồn hơi giống nhau. Các phản xạ có điều
kiện đối với mọi tính chất mùi hơi đều có thể dễ dàng được hình thành ở chó,
điều này cho phép ta có thể huấn luyện và sử dụng thành công chó nghiệp vụ
về lĩnh vực giám định nguồn hơi và truy vết.
2.2.4. Cơ quan vị giác
Lưỡi là cơ quan chủ yếu của vị giác. Trong niêm mạc của lưỡi có các
núm vị giác chứa trong nó các cơ quan thụ cảm. Các núm vị giác thu nhận các
kích thích hoá học khi tiếp xúc với các chất hoá học khác nhau. Về hình dạng
các núm vị giác chia ra làm 3 loại: Các núm có hình nấm, các núm có hình
cầu và các núm có hình lá. Ngoài núm vị giác nấm còn có các núm hình chỉ,
nhưng các núm hình chỉ không chứa trong mình các cơ quan thụ cảm vị giác
mà nó được sử dụng để giữ thức ăn về mặt cơ học trong khoang miệng.
Khi có tác động của các chất hoá học vào các cơ quan thụ cảm của các
núm vị giác thì diễn ra sự biến đổi kích thích hoá học vị giác trong quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


×