PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
TRƯỜNG THCS
BÀI DỰ THI:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
VÀO GIẢNG DẠY VẬT LÍ LỚP 9.
Chủ đề: Vận dụng kiến thức liên môn trong bài
“Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”
Giáo viên:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Gmail:
Thanh Hóa, tháng 11 năm 2015
Trong chương trình môn Vật lí ở trường THCS có rất nhiều phương pháp
và cách thức để truyền tải kiến thức đến học sinh. Nhưng để học sinh tiếp thu
kiến thức mà không còn cảm thấy "khó như Lý" hoặc để học sinh không còn
thấy ngại học thì người thầy phải cố gắng tìm tòi một phương pháp đi mới.
Trong đó, làm thế nào để học sinh thấy yêu thích môn học, giờ học không còn là
áp lực với học sinh. Học sinh thấy được học Vật lí là đã khám phá và giải thích
được hiện tượng trong tự nhiên nhờ kiến thức sách vở và kiến thức thực tế. Làm
thế nào để các em thấy rằng không chỉ học kiến thức sách vở mới là học hoặc
học môn nào chỉ biết môn đó mà có thể vận dụng kiến thức của môn này vào để
có thể giải thích được cho môn kia. Đó chính là nghệ thuật của người thầy trong
xu hướng dạy học ngày nay. Hiện nay, dạy học theo chủ đề tích hợp là một
trong những quan điểm giáo dục cần được áp dụng rộng rãi ở nhiều cấp học,
ngành học. Vì thực hiện tích hợp trong dạy học mang lại nhiều lợi ích trong việc
hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh THCS, phát triển khả năng tư duy logic, vận dụng kiến thức được học vào
tực tiễn...
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là cách thức tổ chức mà tôi
muốn đề cập đến trong bài dạy: "Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện". Dạy cho
học sinh biết cách sử dụng kiến thức của mình để giải quyết tình huống trong
cuộc sống. Trong giảng dạy môn Vật lí, dạy học tích hợp được hiểu là người học
có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của các môn học khác để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn. Hiện nay, dạy học theo chủ đề tích hợp
là một trong những quan điểm giáo dục cần được áp dụng rộng rãi ở nhiều cấp
học, ngành học. Vì thực hiện tích hợp trong dạy học mang lại nhiều lợi ích trong
việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh THCS, phát triển khả năng tư duy logic, vận dụng kiến thức được học
vào thực tiễn cuộc sống...
Vật lí là môn học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, và dùng kiến thức
khoa học để giải thích các hiện tượng đó. Trong dạy học, môn Vật lí có thể tích
hợp giáo dục với nhiều nội dung như: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên
nhiên, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ý thức tiết kiệm, giáo dục kĩ năng ứng
phó với biến đổi khí hậu...
Đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: Sự biến đổi khí hậu toàn
cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó đối với việc
giải quyết các vấn đề xã hội như: Vấn đề nóng lên của trái đất dẫn đến hiện
tượng lũ lụt, và giáo dục học sinh biết chăm sóc sức khỏe cho người sau các tai
nạn chẳng hạn như tai nạn điện, đuối nước nhằm giảm bớt hiện tượng học sinh
sống thờ ơ, vô cảm với các vấn đề xã hội, học sinh không biết chia sẻ những khó
khăn trong cuộc sống, không biết tương trợ nhau lúc khó khăn…
Trong chương trình môn Vật lí ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng
kiến thức của một số môn học, để giải quyết một số vấn đề như: Tích hợp kiến
thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu ,trong môn Tin
học để làm hiệu ứng các hiện tượng , môn Địa lí để giải quyết vấn đề liên quan
về địa cầu, vấn đề về sự biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí
hậu trên từng vùng miền. Thông qua môn Giáo dục công dân giáo dục các em
học sinh lòng yêu thương con người, yêu môi trường. Tích hợp kiến thức môn
Sinh học trong việc sơ cứu người khi bị tai nạn điện. Dùng kiến thức môn Hóa
học để xác định mức độ ô nhiễm nguồn nước, không khí, ô nhiễm đất khi đặt
nhà máy điện. Có thể việc đặt nhà máy điện làm thay đổi hệ sinh thái của các
dòng sông, sự cố vỡ đập khi có lũ, sự rò rỉ chất phóng xạ trong các nhà máy điện
nguyên tử… để từ đó có các giải pháp xử lý kịp thời. Khi trình bày bài giải hay
giải thích các hiện tượng học sinh có thể sử dụng kiến thức môn Ngữ văn để viết
sao cho đúng ngữ pháp.
Như vậy, việc dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống của thực tiễn đã làm cho giờ học thêm sinh động,
sôi nổi. Học sinh cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng, nhàm chán, học sinh được
bày tỏ quan điểm của mình, có cách nhìn riêng của bản thân về một vấn đề. Từ
đó, giúp các em có được sự sáng tạo, năng động, độc lập trong giải quyết các
vấn đề phức tạp của cuộc sống. Tuy nhiên, để học sinh có thể hoàn thiện nhân
cách của mình, khi dạy tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ sao cho lôgic, hài
hòa và việc tích hợp phải được thực hiện ở tất cả các môn học. Giáo viên cũng
nên căn cứ vào khối, lớp, bài dạy mà lồng ghép ở mức độ như liên hệ, lồng ghép
bộ phận hay toàn phần một cách tự nhiên mà các em chỉ thấy việc tiếp thu có
hiệu quả mà không cứng nhắc thấy mình đang vận dụng môn nào vào học môn
nào trong chương trình.
Sau đây là một nội dung cụ thể để lồng ghép kiến thức liên môn:
Tiết 22.
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện .
- Giải thích được các cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn điện khi sử dụng
điện.
- Nêu và sử dụng được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
- Biết suy nghĩ, tìm tòi và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo bền vững.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, một số hình ảnh thực tế về sử dụng điện chưa an toàn , hình
ảnh về "Giờ Trái đất"...
2. Học sinh:
Học bài và chuẩn bị bài nghiêm túc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề:
Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện:
Xây nhà có ban công gần đường dây Chạm tay vào vỏ kim loại của đồ dùng điện
tải điện
( thiết bị điện) bị rò điện
Chơi ở gần đường dây điện
Hậu quả tai nạn điện là gì?
Dây điện bị đứt rơi xuông đất do thiên
tai
Theo thống kê mới nhất, trong năm 2014 có:
+ 145 vụ tai nạn điện, làm 285 người chết và bị thương.
+ Khoảng 2,5 tỉ kWh điện bị tiêu hụt do nhiều nguyên nhân.
Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn do điện gây ra? Và làm thế nào
để sử dụng điện tiết kiệm?
? Với những tai nạn gặp phải các em sẽ ứng phó và xử lí như thế nào
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và
Nội dung kiến thức
học sinh
1. Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
? Yêu cầu HS trả lời C1 đến C4 C1. Chỉ làm TN với U < 40V
C2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc
cách điện đúng tiêu chuẩn.
C3. Mắc cầu chì có Iđm phù hợp với thiết bị
điện.
C4. * lưu ý:
+ Phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng
gia đình.
+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng
điện gia đình, khi đảm bảo cách điện đúng
tiêu chuẩn.
Bước 2
Bước 3
C5: Phải cắt điện trước khi sửa chữa điện
C6: Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ
điện
? Yêu cầu các bạn khác bổ
sung, nhận xét ?
-GV chỉnh lại câu trả lời cần có
Yêu cầu thảo luận nhóm câu C5
và C6.
- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày
câu trả lời trước cả lớp và các
HS khác bổ sung.
GV hoàn chỉnh câu trả lời cần
có.
- GV giới thiệu thêm cách nối
đất để đảm bảo an toàn .
GV: Sống gần các đường dây
cao thế rất nguy hiểm, người
sống gần đường dây cao thế
thường bị suy giảm trí nhớ, bị
nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc
dù ngày càng được nâng cấp
nhưng đôi lúc sự cố lưới điện
vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là:
chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt
đường dây, cháy nổ trạm biến
áp… để lại những hậu quả rất
nghiêm trọng.
Những hộ sống gần đường dây
cao áp phải di dời. Tuân thủ các
Bước 1
qui tắc an toàn khi sử dụng
điện.
2. Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
- Gọi 1 em đọc mục 1 SGK
HS : Nêu lợi ích của việc tiết kiệm điện
? Điện do đâu mà có
năng.
? Điện có sẵn trong tự nhiên
+ Ngắt điện khi ra khỏi nhà để tránh lãng
không
phí điện và tránh nguy cơ hỏa hoạn.
? Muốn sản xuất điện cần
+ Dành phần điện năng tiết kiệm để xuất
nguồn năng lượng gì (than, củi, khẩu.
dầu, nước, chất phóng xạ...)
+ Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện
? Các nguồn chất đốt có sẵn
góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
trong tự nhiên không. Nếu ta sử C 8: Công thức tính điện năng sử dụng:A =
dụng cạn kiệt các nguồn chất
P .t
đốt này thì thế hệ sau có còn để C 9: Để sử dụng tiết kiệm điện năng:
sử dụng không?
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ
? Việc xây các nhà máy thủy
hay thiết bị điện có công suất hợp lý, đủ
điện cần đặt ở đâu( Gần sông,
mức cần thiết.
suối, dòng chảy)
+ Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị
? Việc xây dựng các nhà máy
điện trong những lúc không cần thiết, vì sử
thủy điện có làm ảnh hưởng
dụng như thế là lãng phí điện năng
đến môi trường sống của các hệ
sinh thái không
? Nếu sử dụng lãng phí điện sẽ
dẫn đến hậu quả gì?
Nếu xây nhiều nhà máy điện
tốn kém tiền của, ngăn đập thủy
điện làm ảnh hưởng đến hệ sinh
thái môi trường tự nhiên, vỡ
đập gâylũ lụt, làm chết người,
sự cố rò rỉ chất phóng xạ trong
các nhà máy điện nguyên tử
Hình ảnh xả lũ, vỡ đập thủy
điện và hình ảnh cứu người bị
lũ lụt
? Nêu các lợi ích khác trong
việc tiết kiệm điện năng ?
HS lắng nghe.
- Giáo viên gợi ý một số yêu
cầu tiết kiệm điện.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học và quản lý
cũng đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về tác
động tiêu cực của đập thủy điện. Theo các
chuyên gia, nếu tính theo quan điểm tài
chính, nghĩa là đồng vốn bỏ vào đầu tư xây
đập, làm hồ, xây nhà máy, đền bù cho dân
phải rời nơi sinh sống tới một nơi xa lạ để
tái định cư thì giá thủy điện rẻ gấp nhiều lần
so với nhiệt điện hoặc các dạng điện năng
khác. Thế nhưng việc mất rừng nhiệt đới,
mất đa dạng sinh học, làm giảm sút hệ thủy
sinh, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng
thượng nguồn, xói lở ở dòng sông, mất
những vùng đập nước… nhất là những khó
khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn việc
đầu tư thủy điện là không rẻ.
Đèn hình hoa phát sáng không
cần điện lưới. Vào ban ngày,
loại đèn này lấy năng lượng từ
mặt trời và gió. Khi màn đêm
buông xuống nó chỉ phát ra ánh
sáng yếu, độ sáng tăng lên khi
có người hoặc vật đi qua đèn,
dùng đèn này để thắp sáng
thành phố vào ban đêm
? Yêu cầu HS trả lời và tham
gia thảo luận trên lớp câu
C8,C9 .
GV trình bày khái quát nguyên
nhân về vấn đề biến đổi khí hậu
ngày nay
Thủy điện từng được cho là nguồn năng
lượng sạch, nhưng quan niệm này là sai lầm,
chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà
kính - khí mêtan (CH4), một loại khí nhà
kính rất mạnh. Đã có những công trình
nghiên cứu cho thấy, nếu xét ở khía cạnh
phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện lại ô
nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy
điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể
khí mêtan và điôxit cácbon (CO2). Khí
mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn
phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc
không có ôxy. Xác động, thực vật bị ngập
chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi
trường yếm khí hình thành nên mêtan. Do hệ
thống ống dẫn nước cho các tua-bin thủy
điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới
điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước
dễ dàng thoát ra ngoài. Theo báo cáo của Ủy
hội Đập Thế giới, ở nơi nào mà hồ chứa là
khá lớn so với năng lực của đập (dưới 100
W/m2 diện tích bề mặt) và không có sự phát
triển trở lại của bất cứ loài thực vật nào đã bị
phát quang, thì lượng khí nhà kính phát thải
từ đập khi sản xuất điện cũng ngang như
Và vấn đề làm tăng ảnh hưởng việc đốt dầu mỏ để sản xuất cùng một lượng
của bão lụt
điện.
Một trong các tác động của biến
đổi khí hậu được thấy rõ nhất là
tần suất xuất hiện của các trận
thiên tai như bão lũ - hạn hán
ngày một nhiều, mạnh hơn và
phức tạp hơn do nhiệt độ nước
bề mặt của biển tăng. Một câu
hỏi lớn được đặt ra là các đập
nước - hồ chứa có ảnh hưởng
thế nào đến tình trạng lũ lụt hạn hán.Vậy các em hãy là
người sử dụng điện thông thái,
các em sẽ hành động gì để có
lợi cho đất nước ta ngày nay?
Các hồ thủy điện hình thành trên các con
đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới
cũng đồng nghĩa với việc làm mất đi những
bể chứa CO2 hữu hiệu. Hay làm tăng phát
thải CO2 vào khí quyển. Hiện nay, chưa có
con số thống kê về diện tích rừng bị mất do
làm thủy điện trên toàn thế giới cũng như ở
Việt Nam, nhưng từ con số ước tính về
lượng CO2 phát thải vào khí quyển trên một
đơn vị diện tích rừng bị mất (16,1 triệu hécta
rừng trên thế giới, chủ yếu ở các nước nhiệt
đới được chuyển đổi sang mục đích sử dụng
khác vào những năm 1990, đã giải phóng
1,6 tấn các-bon/năm, hay căn cứ trên khả
năng của rừng nhiệt đới có thể hấp thu CO2
(là 9,62 tấn/ha/năm), người ta có thể hình
dung phần nào về sự góp phần vào biến đổi
khí hậu thông qua việc gián tiếp làm tăng
phát thải CO2 của thủy điện ở các nước
nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
3. Vận dụng
- Yêu cầu học sinh trả lời và C10. Viết dòng chữ : " Tắt hết điện trước
tham gia thảo luận trên lớp câu khi ra khỏi nhà" và dán tờ giấy này ở cửa ra
C10, C11, C12/ SGK.
vào , chỗ dễ nhìn thấy nhất.
Bản thân em đã gì để góp phần
- 1 HS trả lời câu C11 lớp nhận xét, bổ
tiết kiệm điện năng?
sung
C11. D
C12 Tóm tắt
P1 = 75 W ; t1 = 1 000 h
P2 = 15 W ; t2 = 8 000 h
A1 = ? ; A2 = ? T1 =? ; T2 =?
Sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao?
- Điện năng sử dụng cho mỗi loại đèn trong
8000giờ :
+ Bóng đèn dây tóc :
A1 = P1. t = 0,075. 8 000 = 600kWh
= 2160.106J
+ Bóng đèn compact:
A2 = P 2 . t = 0,015. 8 000=120kWh= 432 .
- Trong các nhà nghỉ, khách sạn
để giảm bớt sự lãng phí điện
của khách nghỉ khi ra khỏi
phòng quên không tắt điện.
Người ta đã thiết kế thẻ từ để
thay chìa khóa cửa hoặc thẻ
chìa khóa khi ra phỏi phòng thì
rút khỏi ổ, hệ thống phòng nghỉ
tự động cắt điện khi vào phòng
cắm thẻ chìa khóa vào ổ sẽ có
điện.
- Trên đường phố, dùng hệ
thống đèn chiếu sáng LED cảm
biến ánh sáng để tiết kiệm điện.
Nếu thời tiết sáng thì sẽ tự động
cắt điện, nếu thời tiết tối sẽ tự
động chiếu sáng.
- Giờ Trái đất năm 2015 sẽ diễn
ra vào ngày 28/3 với chủ đề:
"Tiết kiệm năng lượng - ứng
phó biến đổi khí hậu". Hãy tắt
những thiết bị điện khi không
sử dụng cũng như ủng hộ
chương trình một cách có văn
hóa để cùng chung tay bảo vệ
hành tinh này!
Sau đó cho HS làm bài tập áp
dụng
? Đề bài cho ta biết gì? Yêu cầu
ta tìm gì?
- Gọi 2 em lên bảng mỗi em
tính điện năng sử dụng và toàn
106 J
- Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng hệ thống
đèn trên trong 8 000giờ là :
+ Phải cần 8 bóng đèn dây tóc nên toàn bộ
chi phí cho việc dùng bóng đèn này là:
T1 = 8.3 500 + 600.700 = 448 000 đồng
+ Chỉ cần dùng 1 bóng đèn compact nên
toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này
là:
T2 = 60 000 + 120 .700 = 144 000 đồng
- Dùng bóng đèn compact có lợi hơn, vì:
+ Giảm bớt 304 000 đồng chi phí cho 8
000 giờ sử dụng.
+ Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần
công suất tiết kiệm cho nơi khác khi chưa có
điện hoặc cho sản xuất.
+ Góp phần giảm bớt sự cố quá tải về điện
nhất là vào giờ cao điểm.
bộ chi phí cho 1loại bóng.
- Sau đó, so sánh để đưa ra lý
do điện lực khuyến cáo sử dụng
đèn compact thay cho đèn sợi
đốt .
3. Củng cố:
GV đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức được học:
Chọn câu trả lời đúng:
1. Những dụng cụ nào dưới đây có tác dụng bảo vệ mạch điện khi sử dụng:
A. Am pe kế
B. Cầu chì
C. Vôn kế
D. Công tơ điện
2. Khi sửa chữa điện trong nhà để an toàn điện ta phải làm gì?
A. Ngắt cầu dao điện
B. Sử dụng các dụng cụ sửa chữa điện phải có chuôi cách điện bằng cao su.
C. Mang dép nhựa hoặc đứng trên ghế gỗ khô và giữ tay chân, cơ thể khô
ráo
D. Thực hiện theo 3 cách trên.
3. Không nên tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình vì lí do nào sau đây?
A. Vì trong gia đình sử dụng quá nhiều các dụng cụ dùng điện
B. Vì nó rất nguy hiểm.
C. Vì mạng điện dễ bị hỏng.
D. Vì các dây dẫn dễ bị đứt
4. Cầu chì mắc trong mạch điện có tác dụng gì?
A. Bảo vệ các dụng cụ dùng điện.
B. Bảo vệ mạch điện.
C. Tránh gây hỏa hoạn khi có sự cố đoản mạch.
D. Cả 3 phương án trên
5. Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Khi bóng đèn bị cháy, rút phích cắm của bóng đèn ra khỏi ổ cắm điện
khi thay bóng đèn.
B. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế 45V.
C. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện
D. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện
6. Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ tại gia đình, cần phải có các biện pháp nào sau
đây?
A. Sử dụng các dụng cụ dùng điện có hiệu suất cao.
B. Sử dụng các dụng cụ dùng điện trong thời gian cần thiết.
C. Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp.
D. Cả 3 phương án trên
7. Khi dây chì trong cầu chì bị đứt, ta phải làm gì?
A. Thay dây chì khác có tiết diện to hơn
B. Thay bằng dây nhôm.
C. Thay dây chì mới có tiết diện phù hợp
D. Thay bằng dây đồng
8. Khi gặp một người đang bị tai nạn về điện, công việc đầu tiên ta phải làm gì ?
A. Chạy lại kéo nạn nhân ra khỏi dòng điện.
B. Gọi bệnh viện đến cấp cứu.
C. Dùng vật lót cách điện (cây khô, giẻ khô ...) tách nạn nhân ra khỏi dòng
điện
D. Chờ người khác đến để cùng trợ giúp
Đáp án cho câu hỏi:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Phương án lựa chọn đúng
B
D
B
D
A
D
C
C
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ/SGK. Làm bài tập 19. 1 19.5/SBT
- Trả lời câu hỏi phần tự kiểm tra tr 54/ sgk vào vở.
- Liên hệ bài học vào thực tế : Các em cần hành động gì để bảo vệ hành
tinh của chúng ta.
Ý nghĩa của việc áp dụng kiến thức liên môn:
- Qua thực tế giúp các em thấy rằng việc kết hợp các môn học để "tích hợp"
các kiến thức để giải quyết tình huống là một điều hết sức cần thiết. Qua đó các
em có thể tổng hợp các kiến thức áp dụng, củng cố kiến thức đã học.
-Theo như xã hội ngày nay "học đi đôi với hành" thì việc giải quyết vấn đề
nào đó giúp các em vừa vận dụng kiến thức đã học vừa củng cố kiến thức một
cách khoa học mà toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực hành.
- Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp
các em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách năng động, linh
hoạt kiến thức đã học. Không chỉ dừng lại ở đó việc vận dụng kiến thức đã giúp
cho các em linh hoạt trong việc giải quyết tình huống giúp trí não thêm nhạy
bén, linh hoạt... góp phần phục vụ lợi ích con người, phục vụ đất nước ngày
càng tốt hơn.
- Thông qua kênh thông tin, hình ảnh, sự kiện và sự liên hệ thực tế của các
bộ môn vào môn học thì học sinh học tập rất hứng thú, giờ học đạt hiệu quả cao.
Học sinh được biết thêm nhiều lĩnh vực và thấy các môn học có thể kết nối với
nhau và có thể vận dụng kiến thức của môn này để giải quyết cho môn học khác.
Từ đó giúp các em ngày càng yêu thích môn học hơn.
Kết quả thu được như sau:
Trước khi áp dụng giảng dạy tích hợp liên môn học sinh rất thụ động trong
việc trả lời câu hỏi và trình bày bài làm. Sau khi giảng dạy theo phương pháp
mới có sử dụng kiến thức khoa học liên môn vào bài giảng học sinh có tư duy
mở, có cái nhìn tổng quát, biết giải quyết vấn đề theo hướng quy nạp, học sinh
học tập nhiệt tình, sôi nổi, giờ học không còn căng thẳng, nhàm chán, máy móc
trong việc ghi nhớ nữa mà có thể liên tưởng từ bài học với các lĩnh vực trong
cuộc sống để có cái nhìn rộng hơn, học sinh học tập đạt kết quả cao. Sau khi
khảo sát hai lớp có lực học như nhau: Lớp 9B không áp dụng chuyên đề vận
dụng kiến thức liên môn, lớp 9A áp dụng chuyên đê vận dụng kiến thức liên
môn kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ
số
9B
36
9A
32
Độ nhanh
nhạy
Khả năng
tìm tòi
sáng tạo
Trung
bình
Thấp
Cao
Cao
Số điểm bài kiểm tra đạt
Giỏi
Khá
TB
Yếu
4
(11%)
9
(28%)
8
(22%)
12
(33%)
15
(42%)
11
(39%)
9
(25%)
0
(0%)
Ghi
chú
PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
TRƯỜNG THCS
PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN.
Chủ đề: Vận dụng kiến thức liên môn trong bài
“Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”
Giáo viên:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Gmail:
Thanh Hóa, tháng 11 năm 2015
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài:
"SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN"
2. Mục tiêu dạy học
2.1 Về kiến thức :
- Cần vận dụng môn Toán học trong xây dựng công thức tính toán số liệu
về công của dòng điện, số tiền điện phải trả.
- Môn Sinh học trong việc liên hệ thực tế về cấp cứu người bị tai nạn điện,
bị đuối nước.
- Môn Hóa học để thấy được do biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi
trường do việc xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và điện nguyên tử
tràn lan, ô nhiễm đất khi đặt nhà máy điện, có thể việc đặt nhà máy điện làm
thay đổi hệ sinh thái của các dòng sông, sự cố vỡ đập khi có lũ, sự rò rỉ chất
phóng xạ trong các nhà máy điện nguyên tử…. Việc phá rừng đầu nguồn để xây
dựng các nhà máy điện ảnh hưởng đễn lũ lụt, việc các hộ dân sống gần các
đường dây cao thế có thể ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khỏe…
- Môn Địa lí để giải quyết vấn đề liên quan về địa cầu, vấn đề về sự biến
đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu trên từng vùng miền, việc
sử dụng các chất đốt trong các nhà máy điện làm cạn kiệt tài nguyên, việc di dời
dân để làm các nhà máy điện, di dời dân khi xả lũ…
- Môn Giáo dục công dân để giáo dục các em học sinh lòng yêu thương con
người, yêu môi trường để từ đó hướng cho các em có các giải pháp xử lý kịp
thời. Khi trình bày bài giải hay giải thích các hiện tượng học sinh có thể sử dụng
kiến thức môn Ngữ văn để viết sao cho đúng ngữ pháp.
- Lĩnh vực khác: Tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu liên
tục phải trợ giá về xăng, dầu, điện…
Vấn đề nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính…
Vấn đề y tế quá tải nếu liên tục gặp các sự cố rủi ro do có liên quan tầm vĩ
mô cũng như vi mô về điện
2.2 Về kĩ năng:
Học sinh có khả năng nhanh nhạy trong việc nhìn nhận vấn đề được nêu ra
và dùng tư duy nhạy bén của mình để giải quyết tình huống.
2.3. Về thái độ:
Học sinh có thái độ đúng với tình hình thực tế diễn ra hiện nay và biết xác
định cho mình một cái nhìn toàn diện về vấn đề và xác định hướng đi đúng đắn
cho mình.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn Toán học,
Sinh học, Hóa học, Địa lý và môn Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề .
3. Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh lớp 9A trường THCS Quảng Tâm học đối chứng chủ đề.
4. Ý nghĩa của bài học:
Chủ đề có liên quan đến an toàn khi sử dụng điện, sau khi học xong học
sinh biết được các quy tắc an toàn điện. Khi sử dụng điện trong khi làm thí
nghiệm cũng như sử dụng điện trong sinh hoạt cần tuân thủ đúng nguyên tắc về
an toàn điện có kĩ năng xử lí tình huống khi gặp sự cố về điện.
Học sinh có ý thức sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
Biết tuyên truyền cho mọi thành viên trong gia đình nâng cao ý thức tiết
kiệm điện năng vì lợi ích gia đình và lợi ích quốc gia.
Học sinh được học kiến thức sách vở nhưng lại biết cách sử dụng kiến thức
của mình để giải quyết tình huống trong cuộc sống, dạy kĩ năng sống cho học
sinh.
Biết được vì sao phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh
và những việc làm thiết yếu, cụ thể của mình là gì, có thái độ và hành động đúng
đắn và tuyên truyền để mọi người cũng có ý thức và hành động đúng.
Giáo dục cho học sinh có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, sống có
trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, không thờ ơ vô cảm với bất
kỳ một tình huống nào gặp phải.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: Sưu tầm
tranh ảnh có liên quan, dây dẫn, cầu chì, nguồn điện, bóng đèn sợi đốt, đèn
compact, các vật liệu cách điện.
Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học:
Máy chiếu.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Dạy theo chủ đề và dạy theo phương pháp mở, có tranh ảnh minh họa cho
các tình huống đưa ra, các bước đi theo tiến trình từng nội dung trong bài học,
có kiểm tra mức độ nhận thức, mức độ vận dụng kiến thức được học vào thực tế
cuộc sống.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Cách thức: Dạy hai lớp đối chứng: Lớp 9B không sử dụng lồng ghép kiến
thức liên môn để so sánh với lớp 9A có sử dụng kiến thức liên môn.
Kiểm tra khả năng tìm tòi sáng tạo các vấn đề xã hội có liên quan.
Kiểm tra việc vận dụng kiến thức của bài học vào trả lời câu hỏi về kiến
thức thực tế đời sống.
Kiểm tra khả năng hiểu biết xã hội và kĩ năng sống của học sinh thông
qua bài học
8. Các sản phẩm của học sinh
-Thông qua bài dạy thấy rằng việc lồng ghép kiến thức liên môn vào bài
dạy thì học sinh học tập nhiệt tình, sôi nổi, giờ học không còn căng thẳng, nhàm
chán, máy móc trong việc ghi nhớ nữa mà có thể liên tưởng từ bài học với các
lĩnh vực trong cuộc sống để có cái nhìn rộng hơn
- Thông qua kênh thông tin, hình ảnh, sự kiện và sự liên hệ thực tế của các
bộ môn vào môn học thì học sinh học tập rất hứng thú, giờ học đạt hiệu quả cao.
Học sinh được biết thêm nhiều lĩnh vực và thấy các môn học có thể kết nối với
nhau và có thể vận dụng kiến thức của môn này để giải quyết cho môn học khác.
Từ đó giúp các em ngày càng yêu thích môn học hơn.
- Kết quả thu được như sau:
Trước khi áp dụng giảng dạy tích hợp liên môn học sinh rất thụ động trong
việc trả lời câu hỏi và trình bày bài làm. Sau khi giảng dạy theo phương pháp
mới có sử dụng kiến thức khoa học liên môn vào bài giảng học sinh có tư duy
mở, có cái nhìn tổng quát, biết giải quyết vấn đề theo hướng quy nạp, học sinh
học tập nhiệt tình, học sinh học tập đạt kết quả cao. Sau khi khảo sát áp dụng
cho hai lớp: Lớp 9B không áp dụng chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn, lớp
9A áp dụng chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ
số
9B
36
9A
32
Độ nhanh
nhạy
Khả năng
tìm tòi
sáng tạo
Trung
bình
Thấp
Cao
Cao
Số điểm bài kiểm tra đạt
Giỏi
Khá
TB
Yếu
4
(11%)
9
(28%)
8
(22%)
12
(33%)
15
(42%)
11
(39%)
9
(25%)
0
(0%)
Ghi
chú