Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.36 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

ĐÀM THỊ PHƯỢNG

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

ĐÀM THỊ PHƯỢNG

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
ThS.GV LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2013




LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn ThS, GV Lê Thị Thùy Vinh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ
văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn động viên giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận.
Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Đàm Thị Phượng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng của các thầy cô giáo, đặc biệt
là ThS, GV Lê Thị Thùy Vinh. Những nội dung này không trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên


Đàm Thị Phượng


MỤC LỤC
NỘI DUNG .................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 4
1.1. Khái niệm ngôn ngữ ............................................................................ 4
1.2. Ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp ..................................................... 6
1.3. Mạng xã hội ......................................................................................... 7
1.3.1. Khái quát về mạng xã hội ............................................................... 7
1.3.2. Mạng xã hội ở Việt Nam ................................................................ 9
Chương 2. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
..................................................................................................................... 13
2.1. Hiện tượng sử dụng tiếng lóng ........................................................... 13
2.2. Hiện tượng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài ...................................... 15
2.3. Hiện tượng thêm bớt chữ cái .............................................................. 18
2.3.1. Thêm chữ cái ................................................................................ 18
2.3.2. Bớt chữ cái ................................................................................... 19
2.4. Hiện tượng thay thế chữ cái ................................................................ 21
2.5. Hiện tượng viết hoa ............................................................................ 26
2.6. Hiện tượng viết sai chính tả ................................................................ 27
2.7. Hiện tượng viết tắt .............................................................................. 28
2.8. Hiện tượng sử dụng các cách nói vần điệu.......................................... 32
2.8.1. Những cách nói vần điệu dựa trên những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ, danh ngôn............................................................................. 33
2.8.2. Những cách nói vần điệu thành thơ .............................................. 34
2.8.3. Những cách nói chỉ thuần là vần điệu, không có nghĩa................. 36
2.9. Một số nhận xét về các hiện tượng ngôn ngữ trên mạng xã hội .......... 37
2.9.1. Nguyên nhân ra đời ngôn ngữ trên mạng xã hội ........................... 37

2.9.2. Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên mạng xã hội .............. 39
KẾT LUẬN.................................................................................................. 42


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người có khả năng truyền đạt những kinh nghiệm cá nhân cho người
khác và sử dụng những kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình
và làm cho mình có thể nhận thức và nắm vững bản chất của tự nhiên và xã
hội. Để làm được điều này, con người phải vận dụng đến một phương tiện
hữu ích là ngôn ngữ.
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ con
người ngày càng có nhiều điều kiện mở rộng phạm vi giao tiếp của mình. Hơn
tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng khác, internet đang chứng tỏ
sức mạnh và tốc độ phát triển nhanh như tên lửa và có sức ảnh hưởng lớn đối
với con người. Trong đó, mạng xã hội đã và đang là một phần thiết yếu trong
đời sống hiện đại của người dân đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội ở một khía
cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa và đặc biệt là
ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ. Nhiều hiện tượng ngôn ngữ mới xuất hiện
như là những biến thể của ngôn ngữ chuẩn mực.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm sử dụng
ngôn ngữ trên mạng xã hội” nhằm đưa ra những hiện tượng ngôn ngữ của
mạng xã hội, phân tích và lí giải trên bình diện ngôn ngữ cũng như đánh giá
và có những kiến giải về việc sử dụng hiện tượng ngôn ngữ này trong cộng
đồng mạng nói riêng và đời sống giao tiếp hiện nay nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội - lịch sử. Ngôn ngữ ra đời nhằm đáp

ứng nhu cầu giao tiếp của con người cũng như nhu cầu nhận thức hiện thực.
Tìm hiểu về ngôn ngữ trong đời sống giao tiếp của con người từ lâu đã trở
thành một hướng nghiên cứu khả thi bởi ở đó nhiều hiện tượng ngôn ngữ mới
nảy sinh và cho người nghiên cứu một cái nhìn cụ thể.

1


Ngôn ngữ trên mạng xã hội là ngôn ngữ của những cách nhìn, suy nghĩ,
tâm tư, tình cảm của cư dân mạng mà đại bộ phận là các bạn trẻ. Đây là vấn
đề chưa được nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể. Đặt vấn đề nghiên cứu về ngôn
ngữ sử dụng trên mạng xã hội, chúng tôi hi vọng rằng đề tài của chúng tôi sẽ
tiếp tục hướng nghiên cứu có tính thực tiễn về ngôn ngữ đồng thời thấy rõ
những nét riêng biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ trên những mạng xã hội
hiện nay.
3. Mục đích, yêu cầu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thống kê và tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội hiện nay
từ đó có những đánh giá cần thiết về hiện tượng này trong giao tiếp nói năng
của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ trong hoạt động
giao tiếp và một số mạng xã hội thông dụng với cộng đồng mạng ở Việt Nam
hiện nay.
- Tiến hành thu thập và thống kê các hiện tượng ngôn ngữ trên các mạng
xã hội thông dụng với cộng đồng mạng Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xem xét việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội thông dụng với
người Việt

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ xem xét vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook
bởi đây là mạng xã hội có số lượng cư dân mạng khá lớn và cũng là mạng xã
hội khá phổ biến được người dùng lựa chọn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:

2


- Phương pháp thống kê, phân loại để tập hợp những cách dùng từ,
những cách nói đặc biệt của cộng đồng mạng và đưa chúng vào những nhóm
nhỏ
- Phương pháp phân tích để phân tích những cách dùng từ, những cách
nói trên bình diện ngôn ngữ
- Phương pháp hệ thống, khái quát hóa để khái quát các vấn đề ngôn ngữ
và ngôn ngữ của giới trẻ; khái quát về những hiện tượng sử dụng ngôn ngữ
trên mạng xã hội hiện nay.
* Quá trình tiến hành:
- Bước 1: Nghiên cứu lí luận về ngôn ngữ, ngôn ngữ giới trẻ và các
mạng xã hội thông dụng và phổ biến ở Việt Nam
- Bước 2: Tiến hành thống kê tư liệu là những cách dùng từ, những cách
nói của cộng đồng mạng trên mạng xã hội Facebook
- Bước 3: Viết khóa luận
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về mặt lí luận
Khóa luận góp phần làm rõ bản chất của ngôn ngữ nói chung cũng như
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói riêng
6.2. Về mặt thực tiễn

Khóa luận có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét thực trạng sử dụng
ngôn ngữ trên mạng xã hội hiện nay từ đó có những đánh giá cần thiết
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được cấu trúc làm hai chương:
• Chương 1: Cơ sở lí luận
• Chương 2: Một số hiện tượng ngôn ngữ trên mạng xã hội

3


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm ngôn ngữ
Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, không phải hiện tượng tự
nhiên hay hiện tượng cá nhân. Trong cuốn hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã viết “… Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại
cho cả những người khác nữa; như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản
thân tôi nữa; và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần
thiết phải giao dịch với người khác!”. Như vậy theo quan điểm của Mác, bản
chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: Nó phục vụ xã hội với tư cách là
phương tiện giao tiếp; nó thể hiện ý thức xã hội; sự tồn tại và phát triển của
ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, ngôn ngữ là
hiện tượng tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc
vào ý chí nguyện vọng của mỗi cá nhân. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ
luôn luôn tiếp thu những yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới) để phong phú hoàn
thiện thêm. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngoài
chức năng phục vụ xã hội, ngôn ngữ còn làm phương tiên giao tiếp giữa mọi
người, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp con
người hiểu biết lẫn nhau trên mọi lĩnh vực trong xã hội.

Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con
người. Chính ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh
hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu
được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Hơn nữa ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng, vừa phục vụ đông đảo các thành viên
trong cộng đồng vừa giúp sức các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ
hết các nhu cầu giao tiếp. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng
để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thỏa mãn được tất cả các

4


nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn
năng của con người vì nó hành trình cùng con người từ lúc xuất hiện cho đến
tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp đó được bổ sung hoàn thiện dần theo lịch
sử tiến hóa của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hóa
có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là
chưa có ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn
ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn
hóa với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Thứ ba, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó bởi chức năng thể
hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh: Ngôn ngữ là hiện thực
trực tiếp của tư tưởng, ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư
tưởng. Theo Ăng ghen, năng lực tư duy trừu tượng của con người đã lớn lên
cùng lao động. Nhưng tư duy không thể tồn tại trần trụi, thoát khỏi ngữ liệu,
cho nên tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời. Qua thời gian, quá trình
sống mà tư duy trìu tượng nên nội dung mà con người cần trao đổi với nhau
ngày càng phong phú. Ngược lại, nhu cầu giao tiếp trao đổi với nhau càng
phong phú đòi hỏi tư duy trìu tượng càng phát triển hơn.

Cuối cùng, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là sự
hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về
sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách
khỏi nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn
ngữ mang tính hình tuyến. Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu,
mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả
những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống phức tạp của mình,
là một nhân tố trung tâm đảm bảo nó trở thành phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người.
Tóm lại, ngôn ngữ được hiểu là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là
phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một

5


cộng đồng người. Ngôn ngữ cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt
thông tin văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2. Ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Cái hiện tượng mà ta gọi là "ngôn ngữ" luôn luôn bao hàm nhiều mặt,
nhiều nhân tố không tách rời nhau: âm và nghĩa, nhân tố vật lí, sinh lí và tâm
lí, nhân tố cá nhân và xã hội, truyền thống và thói quen, … Nó vừa là một sự
vật đã được hoàn thành, lại vừa là một sự vật đang được sáng tạo, và đang
tiếp tục phát triển không ngừng khi ngôn ngữ đi vào trong hoạt động giao
tiếp. Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương Ferdinan de Saussure đã phân
biệt ngôn ngữ (langue), với lời nói (parole), trong cái gọi là hoạt động ngôn
ngữ (language). Ngôn ngữ là một bộ phận "của hoạt động ngôn ngữ, một sản
phẩm của xã hội, một kho tàng do hoạt động nói năng tích luỹ lại trong mỗi
người, trong tất cả các bộ óc của tập thể như một chế ước, mà mỗi thành viên
trong cộng đồng phải tuân theo. Còn lời nói là hành vi của cá nhân sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp. Nó là tất cả những cái người ta nói, và bao gồm

những kiểu kết hợp khác nhau, kể cả những cách phát âm khác nhau tuỳ thuộc
vào ý chí của mọi người. Những biểu hiện của lời nói đều có tính chất cá nhân
và nhất thời. Như vậy, tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, là đồng thời cũng tách
riêng ra: Cái có tính chất xã hội với cái có tính chất cá nhân. Cái chủ yếu với
cái thứ yếu, và ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên".
Như vậy bên cạnh bình diện ngôn ngữ hệ thống thì F.De Saussure đã đưa
ra bình diện ngôn ngữ hoạt động. Đây là hai bình diện có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong đó ngôn ngữ hoạt động hay ngôn ngữ trong thực hành hóa
chức năng giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi chỉ có xem xét ngôn
ngữ trong hoạt động chúng ta mới thấy được tính sinh động và cụ thể của
ngôn ngữ và qua đó mới lí giải được nhiều hiện tượng ngôn ngữ học. Những
năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều hiện tượng
ngôn ngữ mới ra đời thì việc nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng hoạt động này
phát triển rầm rộ.

6


1.3. Mạng xã hội
1.3.1. Khái quát về mạng xã hội
1.3.1.1. Khái niệm
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: Socialnetwork) là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e – mail, phim ảnh, voice
chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn các cư dân mạng
liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm
triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các
thành viên tìm bạn bè, đối tác: Dựa theo group (thí dụ như tên trường hoặc tên
thành phố), hoặc dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e - mail hoặc screen

name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo hoặc
ca nhạc), lĩnh vực quan tâm (kinh doanh mua bán).
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với
MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu;
Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được những thành công đáng kể theo vùng
miền như Bebo tại Anh Quốc, Cyworld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và
tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing me, Yume,
Facebook …
1.3.1.2. Lịch sử
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của
Classmate với mục đích kết nối bạn đọc, tiếp theo là sự xuất hiện của
SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu tại Hoa Kỳ với hàng triệu
thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao

7


hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho
rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded
vi deo) và nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn thành viên mới mỗi ngày,
các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace trở thành
mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn
News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platfrom” cho
phép các thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng
như các thành viên khác dùng. Facebook Platfrom nhanh chóng được gặt hái

được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới Facebook và
đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra
trên trang này mỗi ngày.
1.3.1.3. Cấu thành
- Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá
nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó.
- Liên kết (tie) là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể
có nhiều kiểu liên kết. Ở dạng đơn giản nhất mạng xã hội là một đồ thị vô
hướng có mối liên kết phù hợp giữa các nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết
này bằng một biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các điểm còn các liên kết
được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.
1.3.1.4. Mục tiêu
- Tạo ra một hệ thống trên nền internet cho phép người dùng giao lưu và
chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài giới hạn về địa lí và thời
gian.
- Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu
cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.

8


- Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tổ
chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy
sự liên kết các tổ chức xã hội.
1.3.2. Mạng xã hội ở Việt Nam
Ngày nay mạng xã hội đã được đông đảo cư dân mạng biết đến và đặc
biệt thân thuộc với giới trẻ. Ở Việt Nam, số lượng mạng xã hội ngày càng lớn
mạnh và khẳng định được vị thế với chất lượng chọn lọc. Phần lớn các mạng
xã hội ở Việt Nam thu hút một số lượng người tham gia nhất định, chủ yếu là
bộ phận người chuyên hoạt động hay quan tâm tới một lĩnh vực nào đó như

mạng xã hội doanh nhân trí thức Việt Nam sẽ thu hút sự tham gia của bộ phân
doanh nhân trí thức trong xã hội. Nhưng trong đó có một số mạng xã hội lại
có số lượng lớn người tham gia như mạng xã hội online và giải trí (Zing me),
mạng xã hội facebook. Đặc biệt, mạng xã hội facebook đang là một “hiện
tượng” thu hút sự tham gia rất lớn của mọi tầng lớp trong xã hội.
Mạng xã hội online và giải trí
Mạng xã hội kết bạn, kết duyên, tìm bạn đời
Mạng xã hội Tầm Tay
Mạng xã hội Facabook
Mạng xã hội doanh nhân trí thức Việt Nam />Mạng xã hội CyWorld Việt Nam />Mạng xã hội Clip, video
Mạng xã hội và Blog - Ngôi sao Blog />Mạng xã hội trường xưa
Mạng xã hội cho những người yêu ca hát />Mạng xã hội Tìm Nhanh />Mạng xã hội Việt Nam />Mạng xã hội để tìm bạn cũ />
9


Mạng xã hội và kết bạn />Mạng xã hội cho Phụ Nữ />Mạng xã hội tìm việc nhanh />Mạng xã hội Thế giới Nghề nghiệp />Mạng xã hội chia sẻ thông tin />Mạng xã hội Học làm giàu />Mạng xã hội Yêu Blog />Mạng xã hội trí thức và doanh nhân Việt Nam />Mạng kết nối bạn bè
1.3.2.1. Khái niệm mạng xã hội facebook
Facebook là một webisite mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các
mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực
để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi
tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho
bạn bè biết về chúng ta. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm
dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường
Đại học và Cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng
ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Mark zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa
khoa học máy tính và các bạn cùng phòng Eduardo Severin,
DustinMoskovitz, và Chrvi Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học
Harvard.

Việc đăng kí thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh
viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường Đại học khác tại khu
vực Boston, Ivy League, và Đại học Starford. Sau đó nó được mở rộng hơn
nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường Đại học nào, rồi đến học sinh phổ

10


thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi, website hiện có hơn 500 triệu
thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy Facebook là mạng xã hội
phổ biến nhất tiếp sau là MySpace và Twitter.
Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã từng
bị cấm một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt
Nam và Iran. Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn
thời gian sử dụng dịch vụ. Trang này cũng đang đối mặt với một vụ kiện từ
một số bạn cùng lớp Zuckerberg, những người đó cho rằng Facebook đã ăn
cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.
1.3.2.2. Lịch sử
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Havard với
tên gọi Facebook mash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Đại
học Harvard đã dựng lên Facebook mash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003
Zuckerberg đang viết blog về một cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để
bớt nghĩ về cô ấy. Học kỳ tiếp theo Zuckerberg thành lập “The Facebook”.
Việc đăng kí thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại
học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên tại
Đại học Harvard đã đăng kí dịch vụ này. Vào tháng 3 năm 2004 Facebook mở
rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa
cho tất cả các trường thuộc Ioy lague và khu vực Boston, rồi nhang chóng đến
hầu hết Đại học ở Canada và Hoa kỳ. Vào tháng 6 năm 2004 Facebook
chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto California. Công ty đã từ bỏ chữ “the”

ra khỏi tên sau khi mua được tên miền Facebook.com vào năm 2005 với giá
200.000 USD.
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg
gọi nó là một bước ngoặt logic tiếp theo. Vào thời gian đó các mạng của
trường trung học bắt buộc phải được mời mới gia nhập. Facebook sau đó mở

11


rộng quyền đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó
có Apple và Microsoft. Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở
cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ e -Mail hợp lệ.
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6%
cổ phần của Facebook nâng cao giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ
$. Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của
công ty lên Facebook. Tháng 10 năm 2008 Facebook tuyên bố đã thiết lập
một trụ sở quốc tế tại Dubhin, Ireland. Tháng 9 năm 2009 Facebook tuyên bố
lần đầu tiên công ty đã đạt lợi nhuận. Tháng 11 năm 2010 dụa trên thống kê
của Inc tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ $ và trở thành công ty dịch vụ Web
lớn thứ 3 ở Hoa kỳ (sau Google và Amazon) có khả năng Facebook sẽ phát
hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu IPO vào 2013.

12


Chương 2
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

2.1. Hiện tượng sử dụng tiếng lóng
Trong ngôn ngữ, tiếng lóng hay từ ngữ lóng tồn tại và hoạt động như một

phương tiện giao tiếp đặc biệt, xuất hiện, biến đổi và thường được dùng chủ
yếu trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động (buôn bán, chơi bời,
trộm cắp...) hoặc cùng một nhiệm vụ (học sinh, quân đội…). Chính vì vậy,
trong ngôn ngữ học, người ta đã coi tiếng lóng là đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học xã hội. Cho đến nay, trong giới nghiên cứu vẫn chưa có được
một quan niệm thỏa đáng và thống nhất về bản chất, quá trình hình thành của
tiếng lóng nói chung, giá trị giao tiếp và vị trí của tiếng lóng trong sự phát
triển ngôn ngữ và trong đời sống xã hội.
Trên lập trường ngôn ngữ học xã hội có thể hiểu từ lóng là một tiểu hệ
thống trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ, đặc trưng cho một
loại phương ngữ xã hội (phân biệt với phương ngữ địa lí) ứng với các nhóm
xã hội hoạt động tại một mục đích chung, một nhiệm vụ chung hoặc một
thuộc tính tâm lí chung theo quan điểm phân tầng xã hội và phân tầng ngôn
ngữ.
Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra,
chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy; sự thay đổi của chúng phụ thuộc
vào bối cảnh xã hội.
Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị
trong một phạm vi xã hội hẹp.
Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hệ thống kí sinh vào tiếng
Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng.

13


Việc sử dụng tiếng lóng trong giới trẻ hiện nay trở nên rất phổ biến.Có
thể khái quát thành một số dạng thức điển hình sau:
- Dạng 1: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ sự vật.Thí dụ như: Cá
sấu (xấu), bồ hóng (hóng chuyện), rau thơm (thơm), hitachi (chi ra), Suzuki
(ki bo), chuột rút (rút lui), chuồn chuồn (chuồn, lỉnh), cà chua (chua ngoa),

vitamin D ( dê - háo sắc), Internet (net, sắc cạnh), vịt bầu (tin vịt), cảm nắng
(cảm tình), cá Kiếm (kiếm lợi), chim cú - (cay cú),…
- Dạng 2: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ địa danh như: Ca mơ
run (run sợ), Braxin (ăn xin), Camphuchia (chỉa ra), Achentina (ác, độc ác),
Ban ti căng (căng thẳng), Đồng Nai (nai- ngây thơ), Hà tĩnh (bình tĩnh),
Canađa (đa nghi), Hải Phòng (phòng, đề phòng), …
- Dạng 3: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ tên riêng tên riêng
như: Đế thích (thích thú), Khổng Tử (tử- chết), Rô mê ô (cái ô), Elidabet
(hạng bét), Lí Thường Kiệt (vô lí), Hốt Tất Liệt (hốt hoảng), Arsenal (nangian nan), Bi la đen (màu đen), Yết Kiêu (kiêu căng), anh hùng núp ( núp- ẩn
lấp), Lí Bí (bí bách),…
- Dạng 4: Sử dụng những thuộc tính, đặc điểm của các sự vật hiện tượng
để tạo ra tiếng lóng. Thí dụ như: A xít (chua ngoa), áo khoác, áo mưa (bao
cao su), gậy (điểm một), ngỗng (điểm hai), phao (tài liệu), cày (làm cật lực,
vất vả), bùng (biến mất), anh hùng xa lộ (đi xe với tốc độ nhanh), …
Chúng ta có thể thấy rằng tiếng lóng ra đời là một phần không thể thiếu
trong giao tiếp và cuộc sống của giới trẻ. Tiếng lóng hiện nay vẫn nảy sinh và
mất đi không ngừng, ngày càng phát triển, được nhiều tầng lớp sử dụng, nó
góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ mẹ đẻ, bổ sung cho ngôn ngữ
toàn dân. Trong hoạt động của những nhóm xã hội nhất định tiếng lóng còn
có tính chất giữ bí mật (an ninh, quân đội), đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin
bí mật giữ những người trong cùng một nhóm xã hội với nhau. Tiếng lóng

14


cũng được nhiều người viết đưa vào tác phẩm văn học, báo chí của mình như
một phương tiện tu từ nhằm phản ánh sinh động đời sống xã hội và tính cách
nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt. Ở một góc độ nhất định nó còn phản ánh
sinh động đời sống của các nhóm xã hội nhất định trong một phạm vi xã hội
hạn hẹp. Nó sẽ giúp các cá nhân tạo ra không khí cởi mở, thân thiết, dễ gần

khi giao tiếp, qua đó thể hiện cá tính, phong cách giao tiếp của cá nhân. Tiếng
lóng còn là cứ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn
ngữ nói chung.
Nhưng việc sử dụng tiếng lóng một cách không có ý thức sẽ có những
ảnh hưởng không tốt. Bên cạnh những tiếng lóng tích cực” nảy sinh trong
lòng các nhóm xã hội nhất định thì con tồn tại những từ lóng không lành
mạnh, ảnh hưởng tới nhân cách của mỗi cá nhân khi sử dụng tiếng lóng. Một
điều đáng lo ngại là khi sử dụng tiếng lóng trong một thời gian dài sẽ trở
thành một thói quen mà dần quên đi cách biểu đạt bình thường trong giao tiếp
của người Việt. Nếu từ ngữ lóng được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp
không phù hợp sẽ gây ra sự thiếu tế nhị, thiếu lịch sự, hay bị coi là thiếu tôn
trọng người khác. Việc sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ mạng được xem
như một thứ “tín hiệu” trong sự phát triển của nhịp sống hiện đại với lối sống
nhanh, gấp, năng động. Không ít những cư dân mạng mặc nhiên sử dụng tiếng
lóng khi giao tiếp trên diễn đàn mạng xã hội với mục đích tạo ra cảm giác mới
mẻ. Nhưng đôi khi do sự tùy tiện sử dụng mà nó lại gây ra sự phản cảm và trở
nên thô tục.
2.2. Hiện tượng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài
Sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài là hiện tượng sử dụng xen kẽ các thứ
tiếng trong những phát ngôn thể hiện trong hoạt động giao tiếp.
Trong quá trình trò chuyện, trao đổi thông tin trên mạng xã hội, các cư
dân mạng đã sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài. Các thứ tiếng được mọi người

15


sử dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhưng ngôn ngữ được sử
dụng nhiều nhất là tiếng Anh. Vì so với các ngôn ngữ khác tiếng Anh được
xem là ngôn ngữ phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Thậm chí nó còn là một
môn học được đưa vào giảng dạy chính thức trong các cấp bậc học.

Chỉ cần đăng nhập vào mạng cộng đồng Facebook là có thể dễ dàng tìm
thấy hàng loạt kiểu viết tắt, chèn thêm các từ tiếng Anh của các cư dân mạng
khi tham gia cộng đồng mạng xã hội. Có thể thấy rõ những điều trên qua các
ví dụ sau đây:
• “Giống tình trạng of mình quá” (Giống tình trạng của mình quá )
• “Zậy ma cung co nguoi like” (Vậy mà cũng có người thích)
• “Bye nhé” (tạm biệt nhé)
• “2 nite” = “to night” (tối nay)
• “2 day” = “to day” (hôm nay)
• “ok thầy” hay “ô - kê thôi” (đồng ý)
• “sory chi” (xin lỗi chị)
• “thanks m.ng” (cảm ơn mọi người)
• “If di thi ru nha” (Nếu đi thì rủ nha)
• “G9” = “Good night” (Chúc ngủ ngon)
• “I nho. Thanks U da nhac” (tôi nhớ .Cảm ơn bạn đã nhắc)
• “2 day U co ranh k?” (hôm nay bạn có rảnh không?)
• “Wen lun di never co that ah co chi trog fim hàn ak” (Quên luôn đi
không bao giờ có thật à có chỉ trong phim hàn à)
• “Nobody!!!” (không ai, không người nào)
• “Very good” (tốt)
• “Nhìn e cute tke ni” (nhìn em dễ thương thế nhỉ)
• “Toj da hok dk tu fb caj j hay. y ngia thj phaj like or share” (tôi đã
học được từ facebook cái gì hay. ý nghĩa thì phải thích hay tìm kiếm)

16


• “Sunday buon” (chủ nhật buồn)
• “Have a nice day” (một ngày tốt lành)
• “Music cua e hag xom nge bun wa” (Nhạc của em hàng xóm nghe

buồn quá)
• “Một đôi yêu nhau bị papa and mama phản đối…” (Một đôi yêu
nhau bị bố và mẹ phản đối…”
• “beautiful” (đẹp)
• “Hello every body! Rat vui dc lam wen all member (xin chào mọi
người! rất vui được làm quen với mọi người)
• “cau lam essays chua?” (cậu làm bài tập chưa?)
• “may baj do very difficult” (mấy bài đó rất khó)
• “mih da try a gain nhug van chua ok!” (mình đã cố gắng nhưng vẫn
chưa xong!)
• “neu cau da com plete thj send vao email cho mjh na” (nếu cậu đã
hoàn thành thì gửi vào hòm thư điện tử cho mình nha)
Sử dụng tiếng nước ngoài trong khi tham gia diễn đàn mạng xã hội cũng
có những đặc điểm tích cực. Một số ngoại ngữ như tiếng Anh có ưu điểm là
có thể chuyển tải nghĩa một cách ngắn gọn và hiệu quả. Chúng ta đều biết,
cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất là thực hành càng nhiều càng tốt, vì vậy ở
một giới hạn nào đó nó giúp mọi người học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Việc sử
dụng nhiều ngôn ngữ một lúc đã giúp không ít người trở nên năng động, hiện
đại hơn trong giao tiếp, thể hiện được cái tôi của mình. Mặt khác nó cũng góp
phần làm cho cuộc giao tiếp trở nên sinh động và không đơn điệu. Hơn nữa
vẫn có một số từ trong tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt như “ buzz”,
hay những thuật ngữ kinh tế như “Marketing” ...
Nhưng nếu không sử dụng một cách hợp lí, phù hợp với mục đích giao
tiếp thì việc sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài cụ thể là trên mạng xã hội cũng

17


sẽ để lại những hậu quả không tích cực. Việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong
quá trình sử dụng ngôn ngữ đã vô tình làm tối nghĩa tiếng Việt, ảnh hưởng tới

sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu được mọi người sử dụng nhiều một cách
không ý thức lâu dần tình trạng này còn khiến nhiều từ tiếng Việt bị lãng
quên. Mặt khác nếu dùng xen kẽ quá nhiều sẽ gây ức chế cho người nghe và
có thể người nghe sẽ không hiểu hết ý người nói, ảnh hưởng tới mục đích giao
tiếp. Do đó, nếu ngoại hóa tiếng Việt để thể hiện mình biết ngoại ngữ chứ
không phải vì một cách học ngoại ngữ hiệu quả thì tới một lúc nào đó sẽ đánh
mất văn phong của tiếng Việt.
2.3. Hiện tượng thêm bớt chữ cái
2.3.1. Thêm chữ cái
Là hiện tượng thêm chữ cái vào những từ đã có để tạo ra các âm mới và
hình thức của từ có sự biến đổi.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, có hai dạng thức thêm chữ cái chủ yếu
sau:
- Dạng 1: Thêm “a” vào trong vần “ôi”. Khi đó, từ “Thôi” được viết là
“thoai”, từ “rồi” được viết là “roai”, “zoai”. Thí dụ như:
+ “Met roai ve thoai” (Mệt rồi về thôi)
+ “Sap het năm roai pà kon oj” (Sắp hết năm rồi bà con ơi)
+ “Bit roai” (biết rồi)
+ “xong roai” (xong rồi)
+ “lên di t6 em di thực tế zoai đay” (lên đi thứ 6 em đi thực tế rồi đấy)
+ “đã mắt nổ mắt xịt roài còn cư đăng hih lên thế” (đã mắt nổ mắt xịt rồi
còn cứ đăng hình lên thế)
- Dạng 2: Từ “à” hay từ “ạ” được thêm vào đằng sau nó các chữ cái như
“h” hoặc “k” và được viết thành “ah” hoặc “ak”. Thí dụ như:
+ “ban ve rui ak” (bạn về rồi à)

18


+ “Cảm on a ah” (Cảm ơn anh ạ)

- Dạng 3: Từ “Ừ” khi viết cũng được kèm thêm một số từ khác và viết
thành “uk”, “uhm”, “Ưa”, “uh”, “Um” …
+ “uk ban noi dung, cs nay dau de dang j chu?” (ừ bạn nói đúng, cuộc
sống này đâu dễ dàng gì chứ?)
2.3.2. Bớt chữ cái
Là hiện tượng bớt chữ cái ở những từ có sẵn để tạo ra các âm mới và hình
thức của từ có sự biến đổi.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, hiện tượng bớt chữ cái có nhũng dạng thức
cơ bản sau:
- Dạng 1: Bỏ nguyên âm “ê”, phổ biến ở các từ như “biết” được viết
thành “bit”, “hiểu” được viết thành “hiủ” hay “nhiều” viết thành “nhìu”. Thí
dụ như:
+ “Em hong bit j dau” (Em không biết gì đâu)
+ “hỉu hong” (hiểu không)
+ “Em cảm ơn a nhiu nhiu” (Em cảm ơn anh nhiều nhiều)
+ “hok bit phải làm gì bây giờ nũa?” (không biết phải làm gì bây giờ nữa?)
+ “ko hỉu được nữa” (không hiểu được nữa)
+ “tủi than wa di mat bit the ở we cho xong” (tủi thân quá biết thế ở quê
cho xong)
- Dạng 2: Bỏ nguyên âm “ô”, phổ biến ở các từ như “luôn” viết thành
“lun”; “muốn” viết thành “mun”; “buồn” viết thành “bun”; “muốt” viết thành
mút”; “suốt” được viết thành “sút”… Thí dụ như:
+ “Quá chuẩn lun” (Quá chuẩn luôn)
+ “Bjo m mun ra biển. mun thog dog để gio tap vào mặt” (Bây giờ mình
muốn ra biển. muốn thong dong để gió táp vào mặt)
+ “haha. Bun cuoj wa dj” (haha. buồn cười quá đi)

19



×