Đề tài: AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT VÀ SỨC KHỎE
A/ KHÁI NIỆM VỀ HÓA CHẤT
Hóa chất: là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc từ
tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành.
Hóa chất có rất nhiều lợi ích song không ít các nguy cơ, do vậy sử dụng hóa
chất cần phải đúng cách, đúng quy trình nhằm tránh các rủi ro.
B/ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT
I. NHỮNG NGUY CƠ TỪ HÓA CHẤT
1) Sự độc hại của hóa chất
Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng
của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. Nhiều hóa chất đã
từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ
mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư.
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính
vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm
của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.
2) Nguy cơ cháy nổ
Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản,
vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám
cháy nhỏ tới tham họa thiệt hại lớn về người và tài sản.
Sự cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt với tỷ lệ
thích hợp. Những yếu tố này phơi ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt
lửa và gây cháy, nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy.
Nổ: hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng
độ. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí)
được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất.
Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả
năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy.Giới hạn nổ sẽ thay
đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp lực...và nhiều yếu tố
khác. Hóa chất có khoang cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn thì càng nguy
hiểm.
3) Ăn mòn hóa học
Là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây dựng và các dạng vật chất
khác như máy móc, thiết bị, đường ống v.v... có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật.
Sự ăn mon gây thiệt hại rất nghiêm trọng về kinh tế.
II. CÁC CON ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA HÓA CHẤT
Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:
1. Đường hô hấp: khơi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.
Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường
và nguy hiểm nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong
đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang; ngoài ra còn có một mạng lưới mao
mạch với diện tích 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh và nhiều tạo điều kiện dễ dàng
cho sự hấp thu qua phế nang vào mao mạch của các chất có trong không khí; và bình
thường một người lao động hít khoảng 8,5m3 không khí trong một ca làm việc 8 giờ.
Vì vậy, hệ thống hô hấp thực sự là đường vào thuận tiện cho hóa chất.
Một hóa chất khơi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô
hấp trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó,
chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu.
Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và
tính tan của chúng.
2. Hấp thụ qua da: khơi hóa chất dây dính vào da.
Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:
- phản ứng với bề mặt của da gây viêm da x phát;
- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.
- Xâm nhập qua da vào máu.
Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ như các
dung môi hữu cơ và phê nol dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa chất này
có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc
nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm
nhập qua da nhanh hơn. Khơi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì
nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.
3. Đường tiêu hóa: do ăn, uống phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị
nhiễm hóa chất.
Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phơi hoặc ăn, uống,
hút thuốc trong khơi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa
chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu
hóa.
Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt
vào đường tiêu hóa.
III. HÓA CHẤT TÁC ĐỘNG LÊN CON NGƯỜI RA SAO
- Kích thích gây khó chịu.
- Gây dị ứng.
- Gây ngạt.
- Gây mê và gây tê.
- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.
- Gây ung thư.
- Hư bào thai.
- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).
- Bệnh bụi phổi.
IV. CÁC KHÁI NIỆM HAY DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH
1) Độc chất học: là khoa học nghiên cứu về những chất độc và ảnh hưởng của
chúng đến các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Các kiến thức liên quan chặt
chẽ nhất đến độc chất học nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu về: dược học, toán học,
hóa học, sinh thái học, động vật học, thực vật học.
2) LD50 (lethal dose 50): là liều chất độc gây chết một nửa số động vật quan
sát và thường được dùng để cân nhắc về mức độ gây độc tương đối của một chất độc.
Nhiều LD50 được ghi nhận khi quan sát trên chuột thí nghiệm.
3) LC50 (lethal concentration 50): nồng độ của chất độc gây chết một nứa số
động vật quan sát. LC50 thường được sử dụng để đánh giá mức độ độc của các chất
trong không khí và nước.
4) Tính độc: là khái niệm phản ánh đặc tính gây độc. Trong thực tế ta thường
dùng các đơn vị như mg/kg (số mg chất độc có thể gây triệu chứng đối với 1kg khối
lượng cơ thể). Không nên nhầm lẫn giữa tính gây độc với cơ chế gây độc (toxicosis).
5) Cơ chế gây độc hay cơ chế ảnh hưởng (toxicosis): các triệu chứng lâm sàng
khi bị nhiễm độc, các phản ứng sinh lý của cơ thể khi nhiễm chất
V. MỘT SỐ NHÓM CHẤT ĐỘC NGUY HIỂM
1) Tu
ỳ theo m
ứ
c
độ
tác
độ
ng lên c
ơ
th
ể:
các ch
ấ
t
độ
c h
ạ
i
đượ
c chia ra làm
b
ố
n nhóm nguy
hiể
m:
-Nhóm th
ứ
nh
ấ
t – Các ch
ất c
ự
c k
ỳ nguy hiể
m
-Nhóm th
ứ
hai – Các chất r
ấ
t nguy hi
ể
m
-Nhóm th
ứ
ba – Các ch
ất nguy hiể
m
-Nhóm th
ứ
t
ư
– Các chấ
t ít nguy hi
ể
m
2)
Xác
đị
nh tùy thu
ộ
c vào
đị
nh m
ứ
c và ch
ỉ
s
ố
nêu ra trong b
ả
ng sau:
3. DIOXIN:
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại
bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy
Tên ch
ỉ số
Định m
ứ
c cho các nhóm nguy hi
ể
m
I II III IV
Nồng độ đo giới hạn
cho phép của các chất
độc hại trong không
khí khu vực làm việc
mg/m
3
Li
ề
u gây ch
ế
t trung
bình khi đưa vào dạ
dày mg/m
3
Li
ề
u gây ch
ế
t trung
bình khi
đưa lên da
,
mg/kg
Nồng độ gây chết
trung bình trong không
khí khu vực làm
việc :mg/m
3
.
Hệ số khả năng gây
nhiễm độc đường hô
hấp
Hệ số vùng tác động
cấp tính
Hệ thống vùng tác
động mãn tính
Nh
ỏ h
ơ
n
0,1
Nh
ỏ h
ơ
n
15
Nh
ỏ h
ơ
n
100
Nh
ỏ h
ơ
n
500
Lớn hơ
n
300
Nh
ỏ h
ơ
n
6,0
Lớn hơ
n
10,0
0,1 ÷ 1,0
15 ÷ 150
100 ÷500
500 ÷ 5000
300 ÷ 30
6,0 ÷ 18
10,0 ÷
5
Lớ
n hơ
n
1,0
÷
10,0
Lớ
n hơ
n
150
÷
5000
Lớ
n hơ
n
500
÷
2500
Lớ
n hơ
n
5000
÷
50000
Nhỏ h
ơ
n
30
÷
30
18
÷
54,0
Nhỏ h
ơ
n
5,0
÷
2,5
L
ớn hơ
n
10,0
L
ớn hơ
n
500
L
ớn hơ
n
2500
L
ớn hơ
n
50.000
Nh
ỏ h
ơ
n
3
L
ớn hơ
n
54,0
Nh
ỏ h
ơ
n
2,5
theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng
phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-
dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các PCB (poly-
chloro-biphényles), là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có
29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất.
Cấu trúc của Dioxin
C/ NHẬN DIỆN – PHÂN LOẠI – GHI NHÃN
I. R PHRASE VÀ S PHRASE
1) R-PHRASE
R (viết tắt của cụm từ rủi ro) được quy định tại Phụ lục III của Liên Minh Châu
Âu Chỉ thị 67/548/EEC.
Có tổng cộng 68 R
2) S PHRASE
S-cụm từ được quy định tại Phụ lục IV của Liên Minh Châu Âu Chỉ thị
67/548/EEC:
Có tổng cộng 64 S
II. MSDS: THÔNG TIN AN TOÀN CỦA HÓA CHẤT
Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet) là một dạng
văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó.
Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó,
không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay
các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
Thành phần
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:
Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số
đăng ký CAS, RTECS v.v.
Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ
trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự
cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong
không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các
hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu
tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây
ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp
tính và kinh niên.
Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và
nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ
ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện
cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo
định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.
D/ĐÓNG GÓI – VẬN CHUYỂN – TỒN TRỮ
I. PHÂN LOẠI VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG THEO UN
Mục đích phân loại chất nguy hại là để tăng cường thông tin về chúng trong
mọi hoạt động từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ. Hầu hết những người có liên quan đến
việc sử dụng các chất này không phải là các nhà hóa học và sẽ không biết được tên hóa
học của chúng. Hệ thống phân loại này cho phép những người không chuyên có thể dễ
dàng xác định những mối nguy có liên quan trên cơ sở đó tìm được những thông tin
hướng dẫn sử dụng.
Phân loại theo UN thì có 9 nhóm
Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm 2: Các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy
Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi
Nhóm 5: Những tác nhân oxy hoá và các peroxit hữu cơ
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 7: Những chất phóng xạ
Nhóm 8: Những chất ăn mòn
Nhóm 9: Những chất nguy hại khác
II. GHI NHÃN HÀNG HÓA ĐỐI VỚI HÓA CHẤT
1) Đối tượng thực hiện ghi nhãn hàng hoá đối với hoá chất: tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa
chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. (Luật Hoá chất, 2007)
2) Cơ quan hướng dẫn và quản lý việc ghi nhãn: Bộ Công thương hướng dẫn,
quản lý việc phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại
và ghi nhãn hóa chất và xác định lộ trình áp dụng các quy định về phân loại và ghi
nhãn đối với chất, hỗn hợp chất. (Luật Hoá chất, 2007)
3) Quy định ghi nhãn đối với hóa chất nguy hiểm
a. Nội dung nhãn hàng hoá nguy hiểm
Nội dung nhãn hàng hoá theo quy định tại điều 12, nghị định 89/2006/NĐ-CP:
• Định lượng
• Ngày sản xuất
• Hạn sử dụng
• Thành phần hoặc thành phần định lượng
• Thông tin, cảnh báo an toàn
• Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
b. Vị trí nhãn hiệu
Các kiện hàng hình trụ hay thon nhỏ phải có chu vi sao cho nhãn dán không phủ lên
chính nó
Các mũi tên vì lý do khác mà không biểu thị định hướng đóng gói của kiện hàng
chứa chất lỏng nguy hại thì không được hiển thị trên kiện hàng.
Mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn trên bao bì dễ nhận biết, rõ ràng và
không bị che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì hay bị che bởi nhãn khác.
Các nhãn không bị gấp nếp hay không được dán theo cách mà các phần của
nhãn nằm trên các mặt khác nhau của kiện hàng. Nếu bề mặt kiện hàng không
đủ chỗ, thì chấp nhận dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng.
Nhãn báo nguy hại phụ, nếu có, phải dán ngay bên cạnh nhãn nguy hại chính.
Khi dùng nhãn định hướng ít nhất phải sử dụng hai nhãn dán ở hai mặt đối diện
nhau của kiện hàng và hướng mũi tên phải chỉ đúng.
Các nhãn theo các quy định thích hợp khác không được làm rối hay mâu thuẫn
với các quy định trên.
Mọi kiện hàng phải được ghi tên thích hợp khi vận chuyển theo đúng hướng dẫn
của LHQ và ghi số chỉ định quốc tế sau ký hiệu “UN “
4) Biểu tượng hàng hoá nguy hiểm theo UN
Nhãn hàng hoá nguy hiểm cần bổ sung các thông tin được quy định tại mục Đ, thông
tư 12/2006/TT-BCN của bộ công nghiệp về hướng dẫn thi hành nghị định 68/2005/NĐ-
CP của chính phủ về an toàn hoá chất như sau :
a.Tiêu ngữ
Cảnh báo đặc tính nguy hiểm thể hiện bằng tiếng Việt, kích thước đủ để người
sử dụng có thể đọc được bằng mắt thường
b.Biểu tượng
Phân loại nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 12/2006/TT-BCN. Kích
thước trình bày của biểu tượng nguy hiểm không được nhỏ hơn 1,5 x 1,5cm. (Theo
khoản 1, mục Đ thông tư 12/2006/TT-BCN).
c.Biểu trưng
Nguy hiểm với kích thước, biểu tượng, màu sắc quy định tại mục 1, phụ lục 3
nghị định 13/2003/NĐ-CP (khoản 2, điều 9 nghị định 13/2003/NĐ-CP).
III. PHÂN NHÓM ĐỂ ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN
1) Phân nhóm để đóng gói
Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.
1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi
vận chuyển trên đường sắt. Việc đóng gói hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu
chuẩn Việt Nam và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải đúng tiêu chuẩn và phải được dán
biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm
thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa
lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng
hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì
phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương
tiện có chở container hoặc xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy
hiểm còn phải được dán trực tiếp lên container hoặc xi-téc đó.
5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của
Liên hợp quốc (mã số UN). Kích thước báo hiệu nguy hiểm quy định tại điểm 2 Phụ lục
III kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng
nguy hiểm.
6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và
báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận chuyển chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy
định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2) Phân nhóm để vận chuyển
a. Phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo
đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này
quy định.
3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định
phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới
đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của
loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại
hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại
hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp
tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xoá hết biểu trưng nguy
hiểm.
6. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
Vỏ bồn chứa nên làm bằng kim loại có khả năng thích ứng với môi trường bên
ngoài (tự nhiên) tốt trong khi chuyên chở hàng.
Thùng chứa nên có cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sự chấp
nhận chung trên thế giới.
Kết cấu và thiết kế của bồn chứa cần chú ý về khả năng chịu nhiệt, áp lực, tải
trọng tác dụng.
Các thiết bị hỗ trợ như van an toàn, kỹ thuật sắp xếp hợp lý, phương án bảo vệ
an toàn chống lại những rủi ro gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.
Mỗi thùng chứa được chia khu để thuận tiện cho việc sắp xếp khối lượng hàng
lớn và dễ cho công tác kiểm tra.
Tất cả các thùng chứa có liên hệ nên được làm dấu nổi bật, và dây buộc chúng
nên là vật liệu phù hợp.
Tất cả các container nên được chất đầy theo những phương pháp giảm nhẹ áp
lực một cách phù hợp.
Vỏ thùng chứa được kiểm tra 2 lần và thử bởi người có chuyên môn.
b. Người vận chuyển.
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn
luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận
chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị
định này. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy
hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản
hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ các quy
định sau đây:
-Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên
đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong
Giấy phép.
-Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.
-Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi
vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy,chất nổ lỏng hoặc đặc
khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác
đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.
2. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện
về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi.
3. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi