Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.54 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lỗ Tấn, “tên kị binh của cách mạng” trong cuộc vận động Ngũ Tứ
(1919), người mở đường của văn học hiện đại Trung Quốc. Với quan niệm
văn học là một thứ vũ khí hữu hiệu dùng để cải tạo nhân sinh, cải tạo xã hội,
Lỗ Tấn đã trở thành một trong những cây bút có sức chiến đấu dẻo dai, kiên
nghị, quật cường nhất trong trận chiến đánh đổ nền thống trị của giai cấp
phong kiến giành độc lập tự chủ cho dân tộc.
Lỗ Tấn sáng tác trên rất nhiều thể loại và thể loại nào cũng để lại dấu ấn
đậm nét: Một cây bút tạp văn tinh tế, một hồn thơ ý vị đậm đà, một nhà viết
kịch tài ba, một nhà phê bình nổi tiếng. Tuy nhiên, trong tất cả các thể loại
trên thì truyện ngắn được coi là đặc sắc và tiêu biểu hơn cả. Với ba tập: Gào
thét (1923), Bàng hoàng (1926), Chuyện cũ viết lại (1935), “danh thủ truyện
ngắn thế giới” - Lỗ Tấn đã đóng góp cho nền văn học hiện đại Trung Quốc
nhiều tiếng nói mới mẻ được viết lên bằng phong cách độc đáo “không thể bắt
chước được”. Với tất cả những đóng góp đó, Lỗ Tấn không chỉ là “nhà văn
Trung Quốc trăm phần trăm mà còn là nhà văn của thế giới”.
Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, người trí thức là một trong những hình tượng
nhân vật tiêu biểu nhất. Thông qua số phận, đặc điểm của nhân vật trí thức Lỗ
Tấn đã phản ánh xã hội Trung Hoa trong thời kì quá độ lột xác khỏi cơ thể
phong kiến già nua cũ kĩ đầy sinh động, sâu sắc. Đó chính là tiếng “gào thét”,
là trạng thái “bàng hoàng” trước những căn bệnh tinh thần của “xã hội bệnh
tật”. Khai thác từ phương diện hình tượng nhân vật chính là một hướng đi hợp
lí để có thể khám phá thế giới tư tưởng mà nhà văn đã gửi gắm trong tác phẩm
cũng như thấy được những đóng góp của tác giả với nền văn học dân tộc.
1.2. Việc chọn và thực hiện đề tài “Hình tượng nhân vật trí thức trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn”, theo tác giả khóa luận, còn mang những ý nghĩa sư
phạm và thực tiễn quan trọng. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là một trong số tác giả
văn học nước ngoài được nhiều người biết đến. Một số truyện ngắn của ông
1



đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ trung học cơ sở,
trung học phổ thông đến đại học. Do vậy, tìm hiểu nhân vật trí thức trong
truyện ngắn Lỗ Tấn, trước hết, sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình học tập, giảng dạy Lỗ Tấn ở nhà trường. Đồng thời đây cũng chính là
dịp để người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu (cả về thao
tác và tư duy) trong phân tích tác phẩm, từ đó, góp phần đắc lực cho công
việc giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu phê bình, Lỗ Tấn là một trong những nhà văn
được giới phê bình, nghiên cứu dành cho một sự quan tâm đặc biệt.
Ở Trung Quốc có rất nhiều bài báo bài phát biểu về Lỗ Tấn, trong đó đặc
biệt khẳng định vị trí quan trọng của ông đối với nền văn học Trung Quốc.
Trong bài phát biểu “Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới”, Chủ tịch Mao Trạch
Đông có nhận xét “Lỗ Tấn là vị chủ tướng của cuộc vận động cách mạng văn
hóa Trung Quốc. Ông không chỉ là nhà văn vĩ đại mà còn là nhà tư tưởng vĩ
đại và nhà cách mạng vĩ đại”. Bên cạnh đó còn có cuốn Lỗ Tấn lịch sử nghiên
cứu và hiện trạng của tác giả Vương Phú Nhân. Trong cuốn này Vương Phú
Nhân đã tập hợp các bài viết khảo sát, đánh giá việc nghiên cứu Lỗ Tấn qua
các thời kì.
Vượt qua giới hạn trong nước, việc nghiên cứu Lỗ Tấn cũng rất sôi nổi ở
nước ngoài như Nga, Pháp, Mĩ… Văn hào Nga Pha - đê - ep đã nói: “Ngoài
những nhà văn của Tổ quốc chúng tôi, Lỗ Tấn là một nhà văn nước ngoài duy
nhất mà sáng tác đã làm cho những nhà văn Nga chúng tôi cảm thấy thân thiết
được như thế”. Và ông nhận xét: “Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc một
trăm phần trăm, ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc
không thể bắt chước được”.
Nhà văn Pháp Rômăng Rôlăng thì đã phải thốt lên khi đọc AQ chính
truyện: “Tác phẩm tả thực châm biếm này là của thế giới”. Còn nhà nghiên
cứu văn học Mỹ Rôbediyanmi khi nhận xét về phong cách của Lỗ Tấn thì cho

2


rằng: “Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm tuyệt
diệu ở giọng điệu”.
Ở Việt Nam, “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”. Đó là lời nhận
xét của giáo sư Đặng Thai Mai, người có công khai sơn phá thạch trong việc
nghiên cứu, giới thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam.
Tuy nhiên dường như yếu tố thời gian không thể cản trở được sức hấp dẫn
của Lỗ Tấn cũng như niềm đam mê nghiên cứu về nhà văn vĩ đại này của các
nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam. Hàng loạt công trình nghiên cứu
về Lỗ Tấn cũng như tác phẩm của ông ra đời, trong đó đặc biệt phải nhắc đến
những công trình nghiên cứu của giáo sư Đặng Thai Mai như Lỗ Tấn thân thế
văn nghiệp và một số tác phẩm dịch (Khổng Ất Kỉ, Lễ cầu phúc,…). Những
công trình ấy đã đem đến cho độc giả Việt Nam những nhìn nhận ban đầu và
sự hiểu biết về Lỗ Tấn. Sau Đặng Thai Mai, nghiên cứu về thi pháp Lỗ Tấn ở
Việt Nam có giáo sư Lương Duy Thứ. Đó là các công trình như: Lỗ Tấn - tác
phẩm và tư liệu, Thi pháp Lỗ Tấn, Lỗ Tấn phân tích tác phẩm. Ngoài ra còn
rất nhiều bài viết khác của giáo sư về Lỗ Tấn được đăng trên báo. Trong các
công trình của mình giáo sư Lương Duy Thứ đã có những đánh giá khá sắc
nét và đầy đủ về văn chương Lỗ Tấn trên các phương diện như: vấn đề chống
phong kiến, chống đế quốc, đặc điểm kết cấu trong truyện ngắn Lỗ Tấn…
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về Lỗ Tấn chúng tôi thấy rằng
các nhà nghiên cứu không chỉ chú trọng khai thác về cuộc đời, nhân cách
cũng như thi pháp truyện ngắn của nhà văn mà còn chú ý tới cả các hình
tượng nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm của Lỗ Tấn, đặc biệt là hình tượng
người trí thức.
Tác giả Lý Hà Lâm, trong Lỗ Tấn - Thân thế - tư tưởng - sáng tác (NXB
Giáo dục - Hà Nội, 1960) đã cho rằng: “Trong nước Trung Quốc cũ, cuộc
sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản vô cùng đau khổ, số phận rất bi thảm.

Phản ánh cảnh ngộ của tầng lớp trí thức, tìm lối thoát cho tầng lớp trí thức là
một chủ đề quan trọng trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn”.
3


Tác giả Lê Xuân Vũ trong Lỗ Tấn - chủ tướng cách mạng văn hóa Trung
Quốc (NXB Văn hóa Hà Nội, 1958) viết: “Thông qua những tiểu thuyết của
mình, Lỗ Tấn tả những người trí thức đại biểu cho hai thời đại - Lớp trí thức
sinh trưởng trước cách mạng với lớp trí thức khoảng Cách mạng Tân Hợi và
chịu ảnh hưởng của vận động Ngũ Tứ cho chúng ta thấy rõ được bóng dáng
của cả sự áp bức và khổ nạn của thời đại trên con người họ, làm chúng ta hiểu
được những nhược điểm còn tồn tại ở con người trí thức ảnh hưởng nặng nề
đến vận mệnh của họ như thế nào, trở ngại cho việc họ bước vào con đường
cách mạng như thế nào”.
Phương Lựu trong Lỗ Tấn - nhà lí luận văn học (NXB Giáo dục, 1998)
thì cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà vào những năm 1924 - 1925, lúc Lỗ
Tấn còn đang “bàng hoàng” và “tìm tòi” thì số tiểu thuyết của ông viết về
người trí thức tiểu tư sản đã chiếm đến hai phần ba. Ông đã xây dựng nhiều
hình tượng trí thức “sống thừa” và “lạc lối”, qua đó chỉ ra nguyên nhân xã hội
và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong bi kịch của cuộc đời họ”.
Tuy nhiên, do mục đích khác nhau, các công trình nghiên cứu trên phần
lớn đều nghiên cứu về nhân vật người trí thức trong truyện ngắn Lỗ Tấn dưới
góc độ xã hội học một cách khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu nó một cách
toàn diện, có hệ thống. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa những thành quả của các
công trình nghiên cứu đó, chúng tôi hi vọng đề tài: “Hình tượng nhân vật trí
thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” sẽ góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc tìm
hiểu, khám phá những tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình
cũng như tháo gỡ một số khó khăn khi học tập và giảng dạy truyện ngắn Lỗ
Tấn trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở xuất hiện, đặc điểm và nghệ thuật khắc họa hình tượng
nhân vật trí thức được đề cập trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Từ đó có được cái
nhìn đúng đắn về tài năng của nhà viết truyện ngắn tài ba cùng cái nhìn sâu
sắc về xã hội Trung Quốc.
4


4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này chính là hình tượng nhân vật
trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
4.2. Phạm vi khảo sát
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát ba tập truyện ngắn của
Lỗ Tấn là: Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926) và Chuyện cũ viết lại (1935).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Qua việc nghiên cứu các vấn đề xoay quanh hình tượng nhân vật trí thức,
tác giả khóa luận muốn đóng góp thêm cho người đọc cái nhìn toàn diện, sâu
sắc về cuộc đời và số phận của những người trí thức trong xã hội Trung Quốc
phong kiến nửa thuộc địa cũng như mong muốn làm rõ những tư tưởng mà Lỗ
Tấn gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật này.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1. Đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn.
Chương 2. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật trí thức trong

truyện ngắn Lỗ Tấn.

5


NỘI DUNG
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật
1.1.1. Hình tượng
Theo Từ điển Tiếng Việt (2009) do Hoàng Phê chủ biên: “Hình tượng
là sự phản ánh hiện thực một cách khách quan bằng nghệ thuật dưới hình
thức những hình tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp
bằng cảm tính”. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa: “Hình tượng
nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng
tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [6, tr.147].
Trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn đã xây dựng một hệ thống các
hình tượng: hình tượng con người, hình tượng con đường, hình tượng cuộc
sống… bằng những hiện tượng cụ thể sinh động có thật trong xã hội, qua
đó, nhà văn thể hiện những nhận thức, tư tưởng của ông về đời sống.
1.1.2. Hình tượng nhân vật
“Nhân vật” là một yếu tố giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm văn
học bởi nhân vật chính là đầu mối, là sợi dây liên kết từ đầu đến cuối, tạo
nên những tình huống, xung đột hấp dẫn lôi cuốn người đọc. “Chức năng cơ
bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” và “thể hiện
quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người” [6,
tr.235]. Vậy hình tượng nhân vật là gì?
Trong Từ điển Hán Việt giải thích: “Hình tượng nhân vật là hình ảnh
con người hay đời sống được miêu tả trong tác phẩm để phản ánh hiện thực

và thể hiện một tư tưởng, tình cảm nào đó” [1, tr.190].
Hình tượng nhân vật trí thức được Lỗ Tấn miêu tả trong truyện ngắn của
mình đều là những con người tiêu biểu trong xã hội Trung Quốc đương thời.

6


Thông qua những con người ấy, Lỗ Tấn đã thể hiện quan điểm nghệ thuật về
con người, về cuộc sống trong xã hội phong kiến Trung Hoa một cách sâu sắc.
1.2. Đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn
1.2.1. Cơ sở xuất hiện
Văn học là một yếu tố nảy sinh từ văn hóa, là tấm gương phản chiếu mọi
biến thái của đời sống xã hội và là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ. Dù muốn hay không, các nhà văn cũng phải đưa vào tác phẩm của
mình những mảng đời sống hiện thực của thời đại mà mình đang sống. Bởi
vậy, không có gì là khó hiểu khi hình tượng người trí thức trở thành một trong
những hình tượng nhân vật trung tâm, được xây dựng nhiều nhất trong văn
học Trung Quốc nghìn năm phong kiến. Từ Kinh thi cho đến thơ đời Đường,
tiểu thuyết Minh Thanh đều xuất hiện bóng dáng của tầng lớp trí thức. Đó có
thể là một “sĩ tử” cất lời oán trách bậc đại phu bất công bắt anh ta ngược xuôi
tháng ngày vì việc vua:
“Kẻ thì thư thả an nhàn,
Người thì việc nước lo toan một đời.
Kẻ thì êm ả nằm chơi,
Người thì tất tả ngược xuôi dặm trường.
Kẻ thì chẳng biết đau thương,
Người thì đau khổ mọi đường âu lo.
Kẻ thì dạo mát nhởn nhơ,
Người thì trăm việc như tơ rối bời”.

(Bắc Sơn - Kinh Thi)
Hay đó là người trí thức với lí tưởng “cứu giúp dân đen”, “làm yên xã tắc”:
“Giữa hạ, Thiên sơn tuyết,
Không hoa, chỉ rét khan.
Sáo đưa bài: “Chiết liễu”,

7


Chưa thấy được màu xuân.
Sáng, đánh theo điệu trống,
Đêm nằm gối chiếc yên.
Bên lưng đeo bảo kiếm,
Chí quyết chém Lâu Lan”.
(Lí Bạch)
Đến Lỗ Tấn, hình tượng nhân vật này càng không thể nằm ngoài ngòi bút
của một cây bút luôn tìm tòi, khám phá những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã
hội. Nó đã trở thành một trong hai đề tài lớn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
Hình tượng nhân vật trí thức trong truyện Lỗ Tấn hiện lên có kiểu là con người
ưu việt, tài trí, hết lòng vì nước vì dân, có kiểu lại là người trí thức bị tha hóa
hoặc tiến bộ nhưng chưa triệt để. Tuy nhiên phần lớn vẫn hình tượng nhân vật
trí thức bị tha hóa và tiến bộ nhưng chưa triệt để. Những kiểu loại nhân vật này
xuất hiện trước hết là do nguyên nhân từ hoàn cảnh xã hội và bản chất của tầng
lớp trí thức. Tầng lớp trí thức đóng vai trò nhất định trên vũ đài lịch sử. Họ là
động lực góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. Đặc biệt trí thức được xem là tầng
lớp rất nhạy bén với thời cuộc. Tuy nhiên họ cũng là tầng lớp chứa đựng
không ít mâu thuẩn, tư tưởng phức tạp. Họ thường nặng về chủ nghĩa cá nhân,
sống tách rời quần chúng, dễ trở nên cô độc, trong con người quân tử ấy vẫn có
chất tiểu nhân. Gắn với hoàn cảnh xã hội thời Lỗ Tấn sống thì đó là thời kì mà
xã hội Trung Quốc đang trải qua một cơn biến động dữ dội. Bọn phong kiến, tư

sản mại bản và tư sản quan liêu của tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch cấu
kết với nhau biến Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Ở thời kì này, cái cũ đã suy tàn nhưng còn đeo đẳng, cái mới xuất hiện nhưng
còn non yếu, cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái cũ và cái mới trở nên căng
thẳng. Đôi khi cái cũ tạm thời chịu thua song nó lại tạo nên những vết thương
lòng xã hội, gây ra bi kịch cho dân tộc. Cả dân tộc Trung Hoa đang trong hành
trình vật vã tìm đường. Những sự kiện lịch sử trọng đại liên tiếp diễn ra: dư âm

8


của Cách mạng Tân Hợi (1911), âm vang của Cách mạng tháng Mười Nga
(1917), không khí sục sôi của phong trào Ngũ Tứ (1919), sự ra đời của Đảng
Cộng sản Trung Quốc (1921) đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và con
người Trung Hoa, đặc biệt là người trí thức. Trong hoàn cảnh xã hội đầy biến
động, bản chất dao động, thỏa hiệp của họ cũng thể hiện khá rõ. Song nhìn
chung họ chính là đối tượng được xã hội trân trọng và là đề tài được nhiều nhà
văn đặc biệt quan tâm, trong đó có Lỗ Tấn.
Hơn thế nữa, là một người trí thức, Lỗ Tấn có ưu thế rất lớn trong việc
khai thác đề tài về người trí thức tiểu tư sản. Ông viết rất nhiều về đề tài
này, nhất là trong tập truyện ngắn Bàng hoàng (1923). Khi viết về người trí
thức tiểu tư sản, tức là Lỗ Tấn đang viết về chính mình nên nhà văn đã viết
với tinh thần tự phê phán rất nghiêm túc. Cũng chính vì thế mà trong sáng
tác của ông, người trí thức hiện lên rất cụ thể, chân thực, sống động đầy sức
hấp dẫn và chinh phục trái tim của bao thế hệ người đọc.
1.2.2. Đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức
“Người trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [12, tr.1280]. Đối
với nhiều nhà văn đương thời khác, họ thường khai thác đề tài người trí thức để
nói lên những vui buồn hờn giận, những tình cảm riêng tư hay để ca ngợi cuộc

sống tự do, tự tại, thi vị hóa tâm hồn con người tiểu tư sản bên cạnh những nét
tiêu cực bi lụy. Thậm chí có người còn nuôi ảo tưởng giao sứ mệnh lịch sử là
giải phóng nhân dân, cải cách xã hội cho tầng lớp trí thức… Tuy nhiên đến với
Lỗ Tấn, nhà văn viết về người trí thức chủ yếu tìm xem trong họ có những tiềm
năng gì, họ có thể tham gia cách mạng được hay không, để buộc họ phải đứng
vào dàn đồng ca của quần chúng cách mạng.
Với động cơ tìm hiểu các lực lượng xã hội, tìm kiếm một lực lượng
tiên phong để gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc, Lỗ Tấn đã đặt trí thức
trong bối cảnh cuộc đấu tranh xã hội để miêu tả. Ông đã nhìn nhận, suy

9


nghĩ rất nhiều về thái độ của tầng lớp trí thức thông minh, chính trực nhưng
lập trường nhận thức đối với hiện thực xã hội còn chưa rõ ràng. Họ lại nặng
đầu óc bảo thủ, hay dao động ngả nghiêng, thiếu dũng khí đấu tranh… cho
nên họ cũng chưa làm nên một sự nghiệp lớn lao nào. Chính trong lúc này,
Lỗ Tấn đã tìm đến họ. Với tâm huyết của một nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn
đã không ngần ngại phê phán những thói hư tật xấu của tầng lớp trí thức
đương thời để thức tỉnh họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con
đường đi tới tương lai. Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, người trí thức hiện lên
với đầy đủ bản chất của con người vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu .
Nhân vật trí thức trong tác phẩm của Lỗ Tấn được phân làm nhiều loại
và ông lần lượt cho độc giả thấy được những loại trí thức đó qua nhiều hình
tượng, cụ thể là hai loại trí thức tiêu biểu:
- Hình tượng người trí thức cũ (những trí thức thời phong kiến).
- Hình tượng người trí thức mới (những trí thức xuất hiện từ sau Cách
mạng Tân Hợi).
1.2.2.1. Hình tượng người trí thức cũ (những trí thức thời phong kiến)
* Những trí thức tài trí, một lòng vì dân, vì nước

Tiêu biểu cho loại trí thức này chính là nhân vật Mặc Tử trong truyện Phản
đối chiến tranh. Mặc Tử hiện lên trong tác phẩm vừa là người có tài trí lại vừa là
người có đức độ. Ngay khi nghe tin Công Thâu Bàn làm thang mây cho nước Sở
để đánh nước Tống, Mặc Tử đã cấp tốc lên đường sang nước Sở không quản
đường sá gian nan, vất vả: “Khi đi vào biên giới nước Tống, thì đôi giày cỏ đã ba
bốn lần đứt dây, bàn chân cứ bỏng rát lên. Mặc Tử bèn dừng lại nhìn xem, đế
giày đã vẹt đi một mảng to, bàn chân mấy chỗ thành chai, mấy chỗ phồng lên,
nhưng ông ta không để ý đến, cứ đi” [11, tr.397]. Đi đến thành Sính, Mặc Tử lúc
này “thật giống như một lão ăn mày “cựu triều”, quần rách áo vá, hai bàn chân
bó giẻ” [11, tr.400]. Để thuyết phục Công Thâu Bàn không chế tạo thang mây
đánh nước Tống Mặc Tử không đưa ra những lời lẽ hoa mĩ mà ông lại khéo léo

10


đưa Công Thâu Bàn vào một hoàn cảnh để từ đó Công Thâu Bàn có thể nhận ra
được bản chất đích thực của việc giúp vua Sở đánh nước Tống:
“Mặc Tử trầm tĩnh nói:
- Phương Bắc có người làm nhục tôi. Muốn đến nhờ ngài giết hộ cho.
Công Thâu Bàn có vẻ không được vui.
Mặc Tử lại nói tiếp:
- Tôi xin biếu ngài mười đồng bạc.
Câu nói đó làm cho Công Thâu Bàn không cầm nổi giận. Ông ta sa sầm
mặt xuống, lạnh lùng trả lời:
- Vì nghĩa, tôi không giết người được.
Mặc Tử rất cảm động, đứng dậy, vái hai vái, rồi nói tiếp, giọng vẫn trầm
tĩnh:
- Thế thì hay quá! Nhưng tôi xin có mấy lời. Tôi ở phương Bắc, nghe nói
ngài đang chế tạo thang mây để đánh nước Tống. Nước Tống nào có tội gì?
Nước Sở thì đất có thừa, mà người lại thiếu. Giết cái mình thiếu để cướp cái

mình thừa, không thể nói là trí được. Nước Tống không có tội mà lại đem
quân đánh, không thể nói là trung được. Can ngăn không mà không có kết
quả, không gọi là cường được. Theo nghĩa không giết một người, mà giết
nhiều người, không thể nói là biết phân biệt được” [11, tr.402 - 403].
Như vậy việc làm thang mây giúp vua Sở đánh Tống của Công Thâu
Bàn vừa bất trung với người dân nước Sở, bất nghĩa với dân nước Tống lại
vừa là bất trí, không biết phân biệt đúng sai. Tương tự như vậy, khi gặp vua
Sở Mặc Tử đã viện chuyện “một người xe kiệu có thừa mà lại tính ăn cắp
chiếc xe gẫy của hàng xóm, gấm vóc có thừa mà lại tính ăn cắp chiếc áo cộc
của hàng xóm, gạo thịt có thừa mà tính ăn cắp bữa cơm tấm của hàng xóm”
[11, tr.404] để nói về việc gây chiến tranh của vua Sở: “Nước Sở trăm nghìn
dặm, nước Tống chỉ có năm trăm dặm, thế thì có khác gì chiếc kiệu so với
chiếc xe gẫy. Nước Sở có Vân Mộng đầy hươu nai, tê ngưu, có sông Trường

11


Giang, sông Hán Thủy đầy tôm cá, giải, rùa, không đâu bì kịp, còn nước Tống
thì đến trĩ, thỏ, cá giếc cũng không có, thế có khác gì gạo thịt so với cơm tấm.
Nước Sở có cả gỗ tùng, gỗ văn tử, gỗ nam mộc, gỗ dự chương, còn nước
Tống thì không có lấy một cây to, thế có khác gì gấm vóc so với chiếc áo cộc”
[11, tr.404]. Trước những lời lẽ sắc bén của Mặc Tử cả vua nước Sở và Công
Thâu Bàn đều chịu thua, cho là phải.
Không chỉ giỏi trong việc làm thuyết sĩ phản đối chiến tranh mà về dùng
binh, đánh trận Mặc Tử cũng xuất sắc. Đấu trận giả với Công Thâu Bàn cả
công, cả thủ Mặc Tử đều thắng: “Chỉ thấy bên tiến, bên thoái như thế, cộng
tất cả chín đợt, hình như cả hai bên thay đổi đến chín cách tấn công và phòng
thủ khác nhau. Sau đó, Công Thâu Bàn dừng tay lại. Còn Mặc Tử thì uốn
chiếc thắt lưng cong về phía mình, ý chừng lần này đến lượt ông ta tấn công.
Cũng lại một bên tiến, một bên thoái, cầm cự nhau. Nhưng mới đến lượt thứ

ba, thì các miếng gỗ của Mặc Tử đã tiến vào phía trong vòng thắt lưng. Vua
Sở và các thị thần tuy không hiểu đầu đuôi ra làm sao cả, nhưng thấy Công
Thâu Bàn vứt các miếng gỗ xuống nước, mặt ỉu xìu, thì cũng biết được rằng
ông ta cả hai mặt, công cũng như thủ, đều thua cả” [11, tr.405]. Ngay cả đến
suy nghĩ, tính toán trong lòng Công Thâu Bàn, Mặc Tử cũng đều biết rõ và
sắp đặt phòng thủ đâu vào đấy: “Ý ông Công Thâu Bàn là muốn giết thần, cho
rằng giết chết thần thì nước Tống sẽ không có người phòng thủ nữa, có thể tấn
công được. Nhưng ba trăm người học trò của thần, như Cẩm Hoạt Ly chẳng
hạn, đều nắm được khí giới phòng thủ của thần rồi. Họ đang đứng trên thành
nước Tống, chờ kẻ địch từ nước Sở kéo sang. Như vậy, dù có giết chết thần,
cũng không tấn công nổi” [11, tr.406].
Tóm lại, qua nhân vật Mặc Tử ta thấy hình tượng nhân vật trí thức hiện
lên là một con người ưu việt, tài trí, hết lòng vì dân, vì nước. Tuy nhiên điều
đặc biệt của hình tượng nhân vật này chính là ở chỗ đây không phải là hình
ảnh của người trí thức sống cùng thời đại với Lỗ Tấn. Đó đều là những trí

12


thức xưa được nhà văn viết lại trong tập Chuyện cũ viết lại. Phản đối chiến
tranh chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu kể về chuyện Mặc Tử một triết gia của Trung Quốc cổ đại, người nước Lỗ, ở vào khoảng thời Xuân
thu - Chiến quốc, sang nước Sở phản đối chiến tranh. Viết về người trí thức
tài trí, hết lòng vì dân, vì nước của Trung Quốc thời cổ đại phải chăng Lỗ Tấn
muốn chỉ ra những ưu điểm, khả năng của người trí thức để từ đó thức tỉnh
những trí thức đương thời trong công cuộc đấu tranh cách mạng?
* Những nho sĩ cuối mùa - con người thừa, cặn bã của xã hội
Xã hội Trung Quốc nửa phong kiến, nửa thuộc địa đã được Lỗ Tấn nhận
định rằng: “Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là cái thai
đang lớn lên trong thân hình nàng công chúa phong kiến Trung Hoa. Tiếc
rằng đó là một quái thai giữa chiến thần đế quốc phương Tây và nàng công

chúa phương Đông luống tuổi nên nó không phát triển thành đứa con bình
thường mà là một quái thai kì hình, dị dạng”. Và Lỗ Tấn đã không ngần ngại
chỉ ra những hài nhi dị dạng đó trong hình tượng những người trí thức. Trước
hết là những trí thức Nho học cuối mùa hủ cựu, lạc hậu, u mê – con người
thừa, cặn bã của xã hội. Loại trí thức này vốn là con đẻ của chế độ phong kiến
nhưng cuối cùng lại bị chính chế độ phong kiến đầu độc và bỏ rơi như: Khổng
Ất Kỉ (Khổng Ất Kỉ), Trần Sĩ Thành (Luồng ánh sáng).
Khổng Ất Kỉ là một sản phẩm còn sót lại của xã hội phong kiến, một đồ
nho bị nền giáo dục phong kiến đầu độc. Xã hội phong kiến đã dạy lão biết tự
tôn bằng tư tưởng: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi nghề
đều hèn hạ, chỉ có nghề đọc sách là cao quý hơn cả). Tuy nhiên, sống trong
hoàn cảnh xã hội lố lăng, nhiễu nhương - cái xã hội mà cả cái cũ và cái mới
cùng song song tồn tại, đấu tranh lẫn nhau, đào thải Nho học để hấp thụ Tây
học thì một nho sĩ, một trí thức cũ lạc hậu như Khổng Ất Kỉ đã rơi vào bi
kịch. Suốt đời ông ta ôm mộng cử nghiệp nhưng thi mãi vẫn không có lấy đến
nửa cái bằng tú tài phải sống đói rách, nghèo khổ: “Bác Khổng Ất Kỉ vốn

13


cũng có đi học, nhưng thi mãi không đỗ, lại không biết làm gì ra ăn, do đó
ngày càng túng quẫn đến nỗi gần phải đi ăn xin. May được cái viết chữ tốt,
nên đi chép sách thuê kiếm cơm. Khổ một nỗi tính nết không ra gì, thích rượu
mà lại nhác làm. Ngồi chép được vài hôm, thế là cả người lẫn sách vở, giấy
bút, nghiên mực đều biến mất tang. Mấy lần như vậy, chẳng ai thuê chép nữa.
Không còn cách nào khác, bác ta đôi khi phải giở ngón xoáy” [11, tr.56]. Đặc
biệt, hình ảnh nhân vật Khổng Ất Kỉ xuất hiện ở quán Hàm Thanh đã khắc
họa rõ nét bi kịch của con người này: “Bác Khổng Ất Kỉ là người độc nhất
mặc áo dài mà lại đứng trước quầy uống rượu. Bác ta người cao to, mắt xanh
lè giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo lại có một bộ râu hoa râm lồm

xồm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là áo dài nhưng vừa bẩn lại vừa rách,
hình như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt” [11, tr.54]. Ở
quán rượu Hàm Thanh, hầu hết những người đứng uống rượu trước quầy đều
là những bạn áo cộc. “Chỉ có những vị khách áo dài mới đi vào tận phòng
trong gọi rượu, gọi thịt, ngồi uống khề khà” [11, tr.53]. Trong bức tranh đối
lập rõ ràng giữa áo cộc và áo dài, ở trong và ở ngoài đó thì Khổng Ất Kỉ là
người duy nhất đứng uống nhưng lại mặc áo dài. Chiếc áo dài không cho lão
tư cách để được khệnh khạng bước vào trong gia nhập hàng ngũ những người
giàu sang quyền quý nhưng lão vẫn chưa quên mình là người có “học”. Vậy
nên, Khổng Ất Kỉ không chịu trút bỏ cái áo dài vừa bẩn, vừa rách. Hơn thế
nữa, hễ cứ mở miệng ra là “chi hồ giả dã”, nói những câu khó hiểu “Quân tử
cố cùng”. Thậm chí khi sa vào con đường trộm cắp, vẫn còn lớn tiếng cãi bừa:
“lấy sách không phải là ăn cắp” vì “có biết chữ mới lấy sách chứ” [11, tr.55].
Nền giáo dục phong kiến đã giáo dục Khổng Ất Kỉ, làm méo mó nhận thức của
anh ta, biến anh ta trở thành con người lạc lõng trong xã hội, chỉ biết nói những
câu khuôn mẫu trong sách vở mà không biết lao động để nuôi sống bản thân.
Đoạn gần cuối truyện gây cho người đọc nhiều cảm xúc nhất. Một dạo
lâu lắm, không thấy Khổng Ất Kỉ đến quán Hàm Thanh, bỗng vào một ngày

14


đông giá rét thằng nhỏ nghe tiếng ai gọi: “Hâm cho một chén rượu nhé!”. Nghe
tiếng quen nhưng không nhận ra là ai. Thảm thiết thay cho tiếng gọi rượu ấy,
nó cất lên từ dưới đất chứ không phải ở ngang tầm mắt người. Vì bị cụ cử họ
Đinh đánh què nên bác Khổng Ất Kỉ bây giờ chỉ có thể lết đi dưới chân quầy.
Thế nhưng mọi người xung quanh vẫn có thể cười cợt trước nỗi đau của lão.
Cuối cùng, lão chết đi cũng im hơi lặng tiếng, không một ai để ý ngoài ông chủ
quán vì Khổng Ất Kỉ còn nợ ông ta mười chín đồng chinh tiền rượu. Không chỉ
bị cái xã hội nơi quán rượu Hàm Thanh rẻ rúng, cười cợt, Khổng Ất Kỉ còn rơi

vào bi kịch con người thừa khi anh đã hoàn toàn bị đẩy ra ngoài rìa xã hội và
người ta không còn để ý đến sự tồn tại hay mất đi của anh nữa.
Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong tính cách của người nho sĩ bất chí, nghèo
túng và gàn dở này vẫn còn có chút lương thiện. Khổng Ất Kỉ rất nhiệt tình
dạy người khác học chữ: “Chữ hồi trong đậu hồi hương viết thế nào nào? […]
Không biết à? Để ta bày cho. Nhớ lấy nhé! Những chữ ấy thì phải nhớ mới
được. Tương lai làm ông chủ quán, biên sổ sách thì phải dùng đến đấy! […]
Bác ta vừa nhúng móng tay vào rượu định viết lên mặt quầy, nhưng thấy tôi thờ
ơ thì lại thở dài, tỏ vẻ tiếc rẻ cho tôi lắm” [11, tr.57]. Không những thế, có
nhiều lần Khổng Ất Kỉ mua đậu hồi hương tính nhắm với rượu nhưng thấy lũ
con nít vây quanh bèn phân phát tới khi dòm lại chẳng còn được bao nhiêu:
“Có mấy lần, bọn trẻ con hàng xóm nghe tiếng cười cũng chạy đến xem, vây
lấy bác ta; bác ta lấy đậu cho mỗi đứa một hột. Ăn hết đậu, chúng nó vẫn đứng
đấy không đi, mắt nhìn dán vào cái đĩa. Bác ta hoảng lên, xòe cả năm ngón tay
úp lấy đĩa, cúi khom xuống, nói: “Chẳng còn bao nhiêu nữa!”” [11, tr.57]. Rồi
ở cuối truyện, khi bị ông chủ quán nói mỉa: “Không xoáy thì sao bị đánh què
chân”, Khổng Ất Kỉ không chối hẳn, “mắt bác ta nhìn ông chủ quán trong có
vẻ van xin”, nói khe khẽ: “Ngã què… Ngã… Ngã…”. Như vậy, bên cạnh việc
loại trừ những tàn dư của chế độ cũ như tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không hợp
thời… thì Khổng Ất Kỉ vẫn có thể giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp bên

15


trong. Đó là sự nhiệt tình dạy chữ, lòng yêu thương trẻ con và biết xấu hổ trước
những hành vi sai trái của mình. Chính những phẩm chất tốt đẹp ấy đã níu kéo
Khổng Ất Kỉ, giúp bác không bị liệt vào danh sách những nạn nhân không
thuốc chữa của thầy thuốc Lỗ Tấn.
Giống như Khổng Ất Kỉ, Trần Sĩ Thành (Luồng ánh sáng) cũng xuất
thân là một nho sĩ và là nạn nhân của chế độ khoa cử. Buổi ban đầu, Trần Sĩ

Thành đã vẽ ra một tương lai tươi sáng ở phía trước: “Đỗ tú tài rồi lên tỉnh thi
hương, cứ thế một mạch mà thăng quan tiến chức… Chẳng những kẻ giàu
sang tìm trăm phương nghìn kế làm thân mà ai ai cũng phải kính sợ ông như
thần như thánh… Ông sẽ xây một tòa nhà mới tinh, trước cửa sẽ treo cờ xí,
hoành phi, câu đối…” [11, tr.184 - 185]. Đây cũng chính là ước mơ của nhiều
nho sĩ bảo thủ đương thời luôn tin rằng con đường khoa cử sẽ giúp họ đổi đời
để có cuộc sống giàu sang, quyền quý hơn. Nhưng họ đâu nhận thức rằng xã
hội đã thay đổi, Nho học đang trên đà lụi tàn. Nếu họ vẫn khư khư giữ thói ấy
không tự thay đổi, tìm hướng đi mới, không hòa mình vào thời đại, vào hàng
ngũ của quần chúng nhân dân cách mạng thì sớm hay muộn họ sẽ rơi vào bế
tắc. Trần Sĩ Thành vẫn là một Khổng Ất Kỉ mê muội, suốt đời bị ám ảnh bởi
giấc mộng công danh. Song xét cho cùng Trần Sĩ Thành có phần tiến bộ hơn
Khổng Ất Kỉ ở chỗ ông ta đã ý thức được sự thất bại của mình. Sau mười sáu
lần đi thi không đỗ, Trần Sĩ Thành đã nhận ra “cái mộng tương lai mà bình
nhật ông ta sắp đặt đâu vào đấy như thế, lúc này đổ nhào trong khoảnh khắc
như một cái lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều, chỉ còn trơ lại từng mảnh
vụn” [11, tr.185] và ông ta mong muốn tìm cho mình một tương lai mới tốt
đẹp hơn. Sự tiến bộ trong con người Trần Sĩ Thành cũng chính là sự tiến bộ
trong sáng tác của Lỗ Tấn về nhân vật con người thừa so với nhân vật con
người thừa trong văn học hiện thực phê phán ở các nước phương Tây và nước
Nga thế kỉ XIX. Nếu như chàng thanh niên quý tộc Epghênhi Ônhêgin trong
tác phẩm cùng tên của A.Puskin cam chịu, chấp nhận hiện thực sống thừa, vô

16


vị và thích nghi với cuộc sống đó của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời
thì trái lại Trần Sĩ Thành không chấp nhận cuộc sống thừa mà luôn muốn
vươn lên, thoát khỏi cuộc sống tối tăm. Đó chính là một hướng đi mới, một
dấu hiệu tốt, một luồng ánh sáng chiếu vào cuộc sống tối tăm không lối thoát

của những người trí thức như Trần Sĩ Thành. Nhưng con đường ấy, luồng ánh
sáng ấy lại đưa ông vào ngõ cụt:
“Vòng qua tay trái
Quay sang tay phải
Tiến về phía trước
Lùi về phía sau
Bạc vàng từng đấu”
Thứ ánh sáng vô hình kia như đang cố tình trêu ngươi, đũa giỡn và chơi
trò ú tim với ông. Cuối cùng bạc vàng đâu chẳng thấy mà Trần Sĩ Thành lại
phải bỏ xác nơi đáy hồ. Lỗ Tấn đã thương cảm trước số phận bi thảm của
những người trí thức như Trần Sĩ Thành song ông vẫn không quên nghiêm
khắc phê phán thói hủ cựu, gàn dở của họ. Trần Sĩ Thành đã có sự lựa chọn
đúng đắn trong vấn đề loại bỏ tư tưởng khoa cử lạc hậu để tìm cho mình một
hướng đi mới nhưng ông đã sai lầm khi chọn con đường là đi theo luồng ánh
sáng huyễn hoặc của tiền bạc, của cải.
Cùng là lớp người thừa trong xã hội nhưng nếu Khổng Ất Kỉ là nhân vật
điển hình cho loại trí thức sống thừa vì mang tư tưởng lỗi thời, lạc hậu thì
nhân vật Trần Sĩ Thành lại là hình ảnh điển hình cho lớp trí thức sống thừa vì
suốt cuộc đời ôm giấc mộng viễn vọng về công danh và tiền bạc.
* Những trí thức nho học phản động về tư tưởng, đồi bại về đạo đức
Tiêu biểu cho loại trí thức này là các nhân vật như Cao Cán Đinh (Cao
phu tử), Tứ Minh (Miếng xà phòng), Trương Bái Quân (Anh em).
Cao Cán Đinh thực ra là người phát ngôn của thế lực phong kiến, là cái
bóng của người theo “chủ nghĩa quốc túy” (cho những cái gì của Trung Quốc

17


trước kia đều là tốt). Chỗ đáng cười ở đây là: “Mới tuần trước đây thôi, hai
người (tức Cao Cán Đinh và Hoàng Tam) rủ nhau đi đánh mạt chược, xem tuồng

uống rượu, theo gái - nhưng từ khi ông ta đăng cái bài: “Nhiệm vụ của quốc dân
là phải chỉnh lí quốc sử” trên tờ Đại trung nhật báo, một bài văn hết sức kêu, đọc
lên hết sức sướng miệng rồi được giấy mời của trường Nữ học Hiền Lương đến
dạy học thì ông ta thấy cái anh Hoàng Tam này quả thật không được cái trò
trống gì, trông có vẻ bần tiện nữa” [11, tr.295]. Vốn học vấn trong đầu Cao Cán
Đinh chẳng được là bao nhưng y lại dám tự cao, tự đại ví mình ngang với một
văn hào Nga là Cao Nhĩ Cơ nên đổi tên mình là Cao Nhĩ Sở. Hơn nữa sự tâng
bốc của mọi người qua một bài báo khiến hắn càng lần tưởng rằng mình giỏi
giang lắm. Tuy nhiên khi đứng giảng bài trước học sinh thì tất cả mọi sự yếu
kém của Cao Cán Đinh đều lộ ra: “Hi hi… Hình như có ai cười trộm ở đâu đây.
Tức thì Cao phu tử thấy mặt mình nóng bừng bừng, ông ta vội vàng nhìn vào
sách…” [11, tr.302], “Ông ta tựa hồ nghe sau lưng có nhiều người đang cười ông
ta và lại phảng phất thấy những tiếng cười đó phát ra từ cái biển mũi sâu thẳm”
[11, tr.303]. Thất bại trước thực tế, Cao Cán Đinh vẫn không nhận ra sự dốt nát
của mình mà lại đổ lỗi cho hoàn cảnh và phong hóa suy đồi:
- “Giả thử như cái ông giáo kia chưa giảng xong đoạn nói về Tam Quốc
thì việc soạn bài của ông ta bây giờ cũng không đến nỗi chật vật như thế này.
Ông ta thuộc nhất là lịch sử đời Tam Quốc” [11, tr.295].
- “Trường nữ học quả không biết còn làm cho phong hóa suy đồi đến
nước nào nữa, tội gì mình lại đi nhập bọn với họ” [11, tr.304].
Và thế là Cao phu tử đã quyết tâm viết đơn từ chức và quay về với việc
đánh mạt chược cùng Hoàng Tam.
Tứ Minh trong Miếng xà phòng là một nhân vật tầm thường đã từng đề
xướng tân học nhưng cuối cùng lại đâm ra hủ bại. Trước kia y từng công kích
cụ Cửu khi cụ ấy phản đối cho con gái đi học. Nhưng về sau y lại tức giận:
“Chúng nó còn bô bô những là tân văn hóa, tân văn hóa”. “Hóa” đến như thế

18



rồi chưa đủ hay sao?” [11, tr.265]. Không những thế y còn là một kẻ ngụy
quân tử, bề ngoài tỏ ra là một người cha mẫu mực, luôn rao giảng đạo đức cho
con nhưng tất cả chỉ để che đậy sự giả dối, ti tiện bên trong. Y mắng nhiếc
bọn người chỉ biết đứng xem mà không bố thí cho cô gái ăn mày hiếu thảo
ngoài đường nhưng chính y cũng không cho vì “cho một hai đồng thì ngượng
tay lắm. Nó không phải là một kẻ ăn xin tầm thường như người khác”. Y còn
nhắc đi nhắc lại câu nói của một thằng đểu giả với cô gái: “Phát à? Cậu đừng
chê con bé bẩn thỉu, cậu cứ đi mua cho nó hai miếng xà phòng rồi tắm rửa, kì
cọ cho nó sạch sẽ, thế là mê đấy nhé!” [11, tr.266]. Đó là câu nói của thằng
đểu giả hay chính là suy nghĩ trong lòng của Tứ Minh? Cả Cao Cán Đinh và
Tứ Minh đều là những cặn bã của xã hội phong kiến, bề ngoài thì đường
hoàng bóng bẩy, luôn miệng kêu gọi “cứu vãn nền phong hóa suy đồi và bảo
tồn quốc túy”, nêu gương “hiếu nữ hành” nhưng thực ra chúng chỉ là một lũ
cờ bạc, rượu chè, trai gái, giả dối, ti tiện.
Hay như Trương Bái Quân trong tác phẩm Anh em bề ngoài luôn tỏ ra là
người có đạo đức, nhân cách, xưa nay không để ý đến tiền tài: “Anh em
chúng tôi đối với nhau thì không hề tính toán. Tôi cũng vậy mà chú nó cũng
vậy. Chúng tôi không lấy hai chữ tiền tài làm điều” [11, tr.435]. Và Lỗ Tấn đã
thử thách nhân vật bằng cách đặt Trương Bái Quân vào hoàn cảnh éo le. Đó là
khi em trai Trương Bái Quân có thể mắc bệnh tinh hồng nhiệt không thể chữa
khỏi, thậm chí có thể mất đi cả mạng sống. Nếu như nhà văn Lỗ Tấn kết thúc
truyện trước cảnh Trương Bái Quân ngồi đợi bác sĩ Futisov thì có lẽ ta đã có
một câu chuyện cảm động về tình anh em khi người anh hết lòng chăm sóc
chu đáo cho người em bị bệnh. Tuy nhiên càng ngày nghĩ về việc nếu em chết
đi sẽ tăng thêm gánh nặng lên vai mình thì trong tim đen của Trương Bái
Quân đã có sự tính toán của tiền tài: “Tuy ở tỉnh nhỏ nhưng cái gì cũng đắt…
Mình cũng có ba đứa con. Chú nó cho tôi phân tích xem là được. Đựng vào
một cái ve thủy tinh thật sạch, ngoài đề tên họ” [11, tr.440]. Và trong giấc mơ

19



ông mơ thấy mình đã tát vào mặt cái Hà - con gái ông, đến nỗi máu me đầm
đìa vì nó đã tiết lộ sự tính toán trong lòng ông cho mọi người. Giấc mơ là nơi
thể hiện trung thực nhất suy nghĩ của con người nên qua giấc mơ của Trương
Bái Quân, ta thấy Trương Bái Quân hiện lên không chỉ là một kẻ đạo đức giả
mà còn là một người sẵn sàng hành động, ứng xử thô bạo (ngay với cả con
ruột của mình) để che đậy bản chất xấu xa bên trong. Viết truyện ngắn này,
Lỗ Tấn đã vạch trần được sự giả dối, ngụy quân tử của những trí thức cũ do
sự thống trị lâu đời của chế độ tư hữu tài sản gây nên.
Nho sĩ phong kiến trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là những con người sinh
ra trong xã hội phong kiến, được xã hội phong kiến nuôi dưỡng, giáo dục nhưng
cuối cùng lại bị chính xã hội phong kiến vùi dập, làm biến đổi cả nhân cách.
1.2.2.2. Hình tượng người trí thức mới (những trí thức xuất hiện từ
sau Cách mạng Tân Hợi)
* Những trí thức tiểu tư sản không có lập trường, lạc lối, buông xuôi
Đây là kiểu trí thức xuất hiện từ sau Cách mạng Tân Hợi. Cách mạng
Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Trong buổi
đầu cách mạng, những phần tử trí thức cũng hăng hái tham gia nhưng đây lại
là một cuộc cách mạng nửa vời. Nó mang danh nghĩa chống phong kiến
nhưng nửa chừng lại thỏa hiệp với giai cấp phong kiến. Vì bản chất giai cấp,
những người cách mạng tư sản sợ sức mạnh của quần chúng được phát động
nên đã cấu kết với với giai cấp phong kiến đè nén sự nổi dậy của quần chúng.
Vậy là Cách mạng Tân Hợi không làm tròn nhiệm vụ cách mạng dân chủ của
nó mà chỉ đem lại mỗi cái tên “dân quốc”. Những người trí thức ôm ấp nhiều
hi vọng với nó đã thực sự cảm thấy thất vọng và tinh thần họ rơi vào trạng
thái giằng co, khổ não giữa thất vọng và hi vọng. Chính vì vậy hình tượng
người trí thức trong giai đoạn này có sự dao động ngả nghiêng.
Phương Huyền Xước (Tết Đoan Ngọ) là người cũng có bất bình với xã hội
cũ, thấy những chuyện chướng tai, gai mắt, những chuyện áp bức trong xã hội

cũng bực dọc. Thế nhưng ông ta lại không có dũng khí chống lại cái xã hội xấu
20


xa đó. Ông ta muốn sống yên thân nên đã tìm cho mình thứ triết lí rất tiêu cực
làm nguồn an ủi - thứ triết lí của kẻ vô tâm, không phân biệt trái phải, đúng sai.
Cái gì đối với ông ta cũng “một chín, một mười” như nhau cả. Thấy người già
uy hiếp bọn thanh niên lúc đầu ông ta cũng tức giận lắm nhưng nghĩ: “Lớp trẻ
này mai sau có con có cháu thì rồi cũng lại lên mặt như thế thôi” [11, tr.173],
ông ta lại thôi không tức giận nữa. Thấy lính đánh đập người kéo xe thì ông lại
giả sử người kéo xe là lính, và người lính đi kéo xe thì rồi cũng đánh đập như
thế thôi! Cổ kim con người không khác nhau gì mấy. Trong bất cứ chuyện gì
Phương Huyền Xước cũng cố tìm ra một lối thoát để an ủi, lừa dối mình. Ngay
khi bị tổng trưởng vu oan cho ông ta mắc bệnh thần kinh Phương Huyền Xước
cũng không mở miệng cãi lại vì địa vị ông ta không bị lung lay. Hoặc khi chính
phủ thiếu tiền không trả lương, các nhà giáo hợp nhau quyết nghị bãi khóa, ông
ta không tham gia nhưng cũng vui vẻ thành tâm theo nghị quyết chung, không
lên lớp dạy học. Rồi đến lúc tiền lương của quan cũng thiếu hết chuyến này đến
chuyến khác. Các bạn đồng liêu đi đòi chính phủ trả lương thì Phương Huyền
Xước “vẫn ngồi điềm nhiên ở sở, vẫn như trước không chịu đi đòi cùng người
ta”. Cái triết lí tiêu cực “một chín một mười” như nọc độc tiêm vào tư tưởng
của người trí thức khiến họ tê liệt không còn khả năng đấu tranh, hành động;
làm việc gì cũng sợ hãi, hèn nhát; chỉ biết an phận thủ thường. Phương Huyền
Xước thà từ chức chứ không chịu đến gặp mặt đồng nghiệp để lĩnh lương vì
“Bây giờ chúng nó cầm phiếu lương trong tay thì chúng nó lại biến thành Diêm
Vương. Tôi quả thực rất ngại gặp mặt… Tiền tôi cũng không cần, quan tôi
cũng không thiết. Như thế này thì nhục lắm!” [11, tr.179]. Tết đến, mọi thứ chi
tiêu đều cần đến tiền, bà vợ liền khuyên ông ta viết sách thì Phương Huyền
Xước tìm đủ lí do chối từ:
- “Các nhà xuất bản ở Thượng Hải à? Mua bản thảo thì tính từng chữ

một. Những chỗ để trắng thì không tính tiền. Xem bài thơ bằng bạch thoại tôi
làm đây này! Bao nhiêu chỗ để trắng! Chỉ được ba trăm đồng là cùng. Tiền

21


nhuận bút hàng nửa năm mà chẳng có tin tức gì. “Nước xa không cứu được
lửa gần”, ai mà chịu được!” [11, tr.182].
- “Gửi nhà báo à? Ở đây có một tòa báo lớn, và cũng có một anh học trò
cũ trong ban biên tập nể mặt, nhưng một nghìn chữ cũng được mấy đồng thôi!
Dù có viết từ sáng sớm đến nửa đêm, cũng không làm sao nuôi nổi cả nhà
được? Huống chi trong bụng tôi văn chương đâu mà nhiều đến thế!” [11,
tr.182].
Cuối cùng phương án mà Phương Huyền Xước đưa ra chỉ là ngồi ở nhà
đợi đến chiều mồng tám phát lương, thậm chí ông ta còn nghĩ đến cả việc
mua một vé xổ số lớn cầu may. Đây chính là tư tưởng hèn nhát, an phận, thủ
tiêu đấu tranh - khuyết điểm của người trí thức thời kì Cách mạng Tân Hợi.
Có thể nói rằng Phương Huyền Xước đã có thời kì khí phách hiên ngang,
nhưng sau đó thì cho rằng việc gì cũng “một chín một mười”, chẳng tốt,
chẳng xấu, không phải, không trái, dần dần đâm ra tiêu cực, đồi bại.
Lã Vĩ Phủ (Trong quán rượu) là một thanh niên trí thức hoạt bát, nhanh
nhẹn, một chiến sĩ dũng cảm dấn thân vào cuộc đấu tranh chống phong kiến.
Anh đã cùng những người bạn cùng chí hướng của mình “bàn hết ngày này
sang ngày khác phương pháp cải cách nước Trung Quốc hăng đến nỗi có thể
đánh nhau được”. Nhưng sau hơn mười năm gặp lại, Lã Vĩ Phủ dưới mắt
“tôi” là một người hoàn toàn khác. Cái lanh lẹn, hoạt bát xưa kia của Vĩ Phủ
đã bị thay đổi bằng sự mệt mỏi, chán nản, buông xuôi. Đối với anh ta chuyện
chuyển mộ cho đứa em yêu quý của mình cũng dối dá cho xong. Anh ta nhận
thấy rõ sự thay đổi trong con mắt nhìn đời và trong hành động của mình:
“Bây giờ thì tôi thế này đây. Cái gì cũng muốn qua loa cho xong chuyện thì

thôi. Có lúc chính tôi cũng nghĩ rằng bạn bè ngày trước có gặp lại, e khi họ
không nhận ra mình là bạn bè nữa cũng nên…” [11, tr.243]. Trước số phận
bất hạnh của cô bé A Thuận, Lã Vĩ Phủ không tặng được cô bé cái nơ mua tận
Tề Nam nhưng lại nghĩ ra câu chuyện dối dá cho xong với người bà nội rằng:
“Cái Thuận thấy cái nơ mừng đáo để”. Xưa kia anh ta hăng hái bao nhiêu thì
22


về sau anh lại trở nên an phận thủ thường, đi làm cái nghề gõ đầu trẻ, chỉ dạy
mấy chữ “Tử viết thi vân” mà thôi. Trong quán rượu, Lỗ Tấn đã nói đến ưu
điểm của Lã Vĩ Phủ là có lí tưởng, muốn cải cách xã hội. Tuy về sau tinh thần
ấy bị mai một và biến đổi nhưng lúc nào anh ta cũng suy nghĩ và nuối tiếc về
những dự định tốt đẹp lúc trước của mình: “Anh xem, những việc dạo đó
chúng ta định làm, hỏi có việc nào được vừa ý? Tôi bây giờ không biết một
cái gì hết, ngày mai đây làm gì cũng không biết, phút sắp đến cũng thế…”
[11, tr.249]. Song Lỗ Tấn cũng không ngần ngại khi nói đến những khuyết
điểm của Lã Vĩ Phủ. Anh ta có tinh thần đấu tranh nhưng lại không theo đuổi
đến cùng, không những không một phương pháp cải cách nào được thực hiện
mà trái lại bản thân Lã Vĩ Phủ còn bị xã hội cải biến. Cuộc đời của Lã Vĩ Phủ
cũng giống như: “Con ong hay con ruồi đang đậu, hễ có cái gì làm kinh động
là bay vù đi; bay quành được một vòng bé tị lại trở lại đậu vào chỗ cũ”.
Cũng giống Lã Vĩ Phủ, Ngụy Liên Thù (Con người cô độc) là một trí
thức tân tiến. Anh ta đã vượt ra khỏi “lũy tre làng” tù đọng của quê mình để
tìm đến khoa học, đến những gì gọi là tân tiến, mới mẻ. Nhưng trong anh ta
lại bộc lộ rất nhiều mâu thuẫn: “Học thì học môn động vật học thế mà lại đi
dạy lịch sử ở một trường trung học; đối với ai cũng có vẻ thờ ơ thế mà lại
thích xen vào việc người khác; lúc nào cũng bảo là phải phá bỏ gia đình, thế
mà cứ đến tháng lĩnh lương thì lại nhất định gửi tiền ngay về cho bà nội, một
ngày cũng không để chậm” [11, tr.307]. Khi bà nội anh ta mất, vì Ngụy Liên
Thù là “phái mới” nên những bà con, họ hàng nội ngoại lo lắng anh ta sẽ phản

đối tục lệ cũ qua việc ma chay. Họ vạch định ra cả kế hoạch chi tiết ép buộc
anh phải chấp nhận các điều khoản theo tập tục cũ của địa phương. Những
tưởng anh sẽ phản đối nhưng Ngụy Liên Thù lại hoàn toàn chấp thuận, thậm
chí còn thực hiện một cách khéo léo, chu tất những yêu cầu của mọi người.
Liên Thù thuộc “tân đảng” ghê lắm, thế mà trên giá sách không có tân thư
mấy. Với mọi người anh ta luôn tạo một vỏ bọc ngăn cách nhưng với trẻ nhỏ
anh lại có một niềm tin và yêu mến đặc biệt. Bởi anh nghĩ “trẻ con không có
23


tính xấu của người lớn về sau con người hỏng đi… hoàn cảnh làm cho hư
hỏng đi mà thôi chứ vốn không phải hư hỏng mà chất phác hồn nhiên… Tôi
cho rằng Trung Quốc ta còn có hy vọng là chỉ hi vọng ở chỗ đó…” [11,
tr.314]. Như thế người lớn khiến cho anh ta phải hoài nghi nhưng anh ta lại
tin tưởng tuyệt đối vào những đứa trẻ sẽ lĩnh phần trách nhiệm cho tương lai
Trung Quốc. Do bản chất mâu thuẫn bên trong nên đứng trước hiện thực tàn
khốc, khó khăn, Ngụy Liên Thù dễ hoang mang, dao động, sụp đổ tư tưởng.
Đây cũng chính là nét tính cách thường gặp ở những trí thức tiểu tư sản
đương thời. Nhiệt huyết khô trụi, mất niềm tin anh ta hận đời, chán sống. Có
lúc cũng nghĩ đến cái chết: “Chính tôi cũng cảm thấy mình không đáng sống
nữa” nhưng anh ta không đủ gan để chết và anh phải gượng sống, sống để trả
thù đời. Cự tuyệt với xã hội, quá khứ, tương lai mờ mịt, tạm sống lay lắt, nhân
vật Ngụy Liên Thù tự tìm cách đào thải mình: “như con tằm, anh tự bủa xung
quanh anh một tổ kén, nhốt mình trong đó”, “Tất cả những gì xưa kia tôi thù
ghét, phản đối, bây giờ tôi làm hết. Tất cả những gì xưa kia tôi sùng bái, chủ
trương, bây giờ tôi bỏ hết” [11, tr.320 - 322]. Và cuối cùng anh thực sự là một
kẻ thất bại khi xung quanh anh toàn là những người giả dối mà thôi: “ở đây,
có những ông khách mới, có những lễ lạt mới, những lời tâng bốc mới, những
sự chạy chọt mới, những cái cúi đầu khom lưng mới, những cuộc chơi bài
đánh đố mới, những đêm thức trắng mới và những lúc thổ huyết mới” [11,

tr.326].
Tuy nhiên, bên cạnh những nhược điểm mà Ngụy Liên Thù mắc phải do
sống cô lập, tách rời với quần chúng nhân dân, không kiên trì cách mạng dẫn
đến thất bại đau khổ thì anh ta vẫn còn nhận ra được sự giả dối, xấu xa của xã
hội phong kiến khi chứng kiến cuộc đời bà nội mình. Tiếng khóc của Ngụy
Liên Thù về cái chết của bà sao mà kì quái: “Chảy nước mắt ròng ròng, rồi
khóc thất thanh sau đó lại rống lên, như con chó sói bị thương rống lên giữa
cánh đồng vắng đêm khuya, nghe vừa thảm thiết, vừa phẫn nộ, vừa bi ai” [11,
tr.310]. Đúng hơn, đó là tiếng khóc cho chính cuộc đời anh ta: “Tôi đã khóc
24


trước cho số phận của tôi khi tôi khóc bà cụ…”, “Nhưng không hiểu làm sao
lúc đó cả cuộc đời bà cụ lại thu gọn và hiện ra trước mắt tôi, cuộc đời một
người chính mình làm cho mình cô độc, rồi ngồi nghiền ngẫm cái cảnh cô độc
của mình. Tôi cảm thấy những người như thế không phải là ít. Và những
người đó làm cho tôi phải khóc lên” [11, tr.320 - 322]. Nhận ra được kẻ thù,
căm ghét cái xã hội phong kiến giả dối và hơn thế nữa Ngụy Liên Thù còn có
niềm tin, hi vọng vào bọn trẻ. So với Lã Vĩ Phủ, nội tâm của Ngụy Liên Thù
phức tạp hơn nhiều và bi kịch tinh thần của anh ta cũng nặng nề hơn. Trong
con người này luôn có mâu thuẫn gay gắt: Một mặt anh ta tìm mọi cách thoát
khỏi tình cảnh khốn khó về vật chất “chỉ để tiếp tục sống”, mặt khác anh ta lại
tự coi khinh kiểu sống “thiếu tư cách của mình”.
Phương Huyền Xước, Lã Vĩ Phủ, Ngụy Liên Thù là những trí thức tiểu
tư sản sau Cách mạng Tân Hợi 1911. Họ cũng biết phản kháng, ôm ấp nhiều
hoài bão, chịu tiếp thu tư tưởng mới, có lí tưởng sống, muốn cải cách xã hội,
muốn làm cách mạng. Nhưng cái được gọi là Trung Hoa dân quốc chưa thật
sự mang lại những đổi thay tốt đẹp như mong muốn cộng thêm bản tính hay
hoang mang, dao động trước thất bại, dễ chán nản và bảo thủ của trí thức tiểu
tư sản đã khiến cho những con người này bi quan, thất vọng, giữa đường rẽ

ngang để rồi rơi vào bi kịch.
* Những trí thức tiểu tư sản sống ảo tưởng, cá nhân
Vấn đề hôn nhân tự do, giải phóng cá tính là nhu cầu cần thiết của tầng
lớp thanh niên trí thức trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh
lịch sử xã hội buổi giao thời, họ được tiếp thu nền văn minh phương Tây tiến
bộ nên đòi hỏi phải xóa nhòa tư tưởng bảo thủ, hôn nhân xếp đặt. Họ quan
tâm đến lợi ích của cá nhân hơn nên họ hăng hái đấu tranh để tìm cho mình
tình yêu tự do vượt ngoài những định kiến của xã hội. Vì những lẽ đó vấn đề
trên đã trở thành một vấn đề nóng bỏng mà ngòi bút của Lỗ Tấn không thể bỏ
qua. Tuy nhiên nhà văn đề cập đến vấn đề giải phóng cá tính, hôn nhân tự do
không dựa trên cơ sở phục vụ cho những nhu cầu cá nhân. Theo Lỗ Tấn, tình
25


×