Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.04 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------------

BẠCH THỊ THƠM

KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO
VÀ NHÀ NHO ẨN DẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------------

BẠCH THỊ THƠM

KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO
VÀ NHÀ NHO ẨN DẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
Th.S. NGUYỄN THỊ TÍNH



HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho
ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
Thầy Cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tác
giả khóa luận xin gửi tới các Thầy Cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất,
đặc biệt là cô giáo, Ths.Nguyễn Thị Tính, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận

Bạch Thị Thơm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này
là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của
các thầy cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, và sự hướng dẫn trực tiếp
nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Tính. Những nội dung này chưa được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận


Bạch Thị Thơm


MỤC LỤC
Mở đầu .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .......................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận ....................................................................... 6
8. Bố cục của khóa luận ........................................................................... 6
Nội dung ........................................................................................................ 7
Chương 1: Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà nho hành đạo ................................ 7
1.1. Khát vọng “phò nghiêng đỡ lệch” để xây dựng xã hội Nghiêu Thuấn...... 7
1.2. Khát vọng dẹp loạn hết nạn binh đao ..................................................... 13
1.3. Khát vọng dùng nhân nghĩa để xây dựng đất nước ................................ 23
1.4. Tinh thần đợi thời chờ cơ ...................................................................... 28
Chương 2: Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà nho ẩn dật ................................... 40
2.1. Quan niệm về chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................ 41
2.2. Sự vui hưởng lẽ sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm........................... 44
2.2.1. Tinh thần thưởng thức thiên nhiên trong lành, tươi đẹp ................ 44
2.2.2. Tinh thần an bần lạc đạo ............................................................... 50
2.2.3. Niềm vui với thú ruộng vườn ......................................................... 55
Kết luận....................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), còn có tên gọi khác là Văn Đạt, và
tên tự là Văn Phủ, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh
Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Ông đỗ Trạng Nguyên (1535) và làm quan dưới
triều nhà Mạc.
Gần trọn cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gắn bó với thế kỉ XVI,
một thế kỉ với nhiều biến động chính trị xã hội. Tài năng và nhân cách của
ông có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ trong xã hội nước ta lúc bấy giờ. Ông là
một chính khách có uy tín, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri, là người thầy
mà các vua chúa đương thời đều kính nể và tôn là bậc phu tử. Song, nổi bật
hơn cả, người ta vẫn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ, người có đóng
góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn học dân tộc. Thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm có sự kết hợp từ chiều sâu chất trí tuệ và thơ ca. Những kiến thức sâu
sắc về triết lí phương Đông từ ngọn nguồn của Kinh sách kết hợp với triết lí
từ chính cuộc đời nhiều trải nghiệm của một thi nhân, một nhà nho… đã đem
đến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm vóc của một nhà thơ lớn của thời đại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho. Cũng giống như các nhà nho cùng
thời, ông cũng xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, cũng đội chiếc khăn của nhà
nho và cùng giương cao lá cờ “tam cương ngũ thường, trung hiếu, tiết
nghĩa…”. Tuy nhiên, đằng sau những câu chữ mà các nhà nho thường dùng
lại chứa đựng biết bao ý nghĩ, hành động khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Chính vì lẽ đó, muốn tìm hiểu, đánh giá một nhà nho cần phải đi sâu vào cuộc
đời, vào tâm tư và những cống hiến của người trí thức mang danh nhà nho ấy.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam cùng gót giày của quân xâm lược và
đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của nhân dân ta. Suốt hơn một nghìn năm

1



Bắc thuộc, Nho giáo bị coi là phương tiện nô dịch của bọn cướp nước và bán
nước nên không thể phát triển rộng rãi được. Cho nên, theo học Nho giáo chỉ
là những tầng lớp trên muốn thông qua học tập thi cử để ra làm quan.
Sau khi cùng với nhân dân giành lại độc lập từ tay quân xâm lược, giai
cấp phong kiến Đại Việt đứng trước nhu cầu cần phải củng cố lại trật tự đất
nước và xây dựng chế độ xã hội. Nho giáo từ lâu đã là hệ tư tưởng thống trị
của xã hội phong kiến Trung Hoa và lúc này lại có đầy đủ khả năng để trở
thành công cụ tinh thần mà giai cấp phong kiến Đại Việt đang cần tới. Cho
nên, Nho giáo dần được truyền bá rộng rãi và trở thành môn học chính thống
để đào tạo trí thức. Nho giáo thâm nhập vào đời sống chính trị và văn hóa,
góp phần đề cao địa vị của vua quan, củng cố trật tự phong kiến. Song, bên
cạnh mặt tích cực, Nho giáo cũng bộc lộ những yếu tố tiêu cực trong đời sống
xã hội, nhất là khi đất nước trải qua những thử thách hiểm nghèo. Tuy vậy,
trong hàng ngũ trí thức Nho giáo cũng có những con người lỗi lạc. Sự gắn bó
mật thiết với đất nước, nhân dân cùng những suy nghĩ độc lập và sáng tạo đã
giúp họ vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của Nho giáo để góp phần vào
sự nghiệp chung của dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một nhà nho như
thế.
Do ảnh hưởng của hoàn cảnh đất nước, gia đình cùng những tính cách
riêng của cá nhân nên ở Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự tồn tại phức hợp hai kiểu
loại hình nhà nho: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật. Tưởng như có sự mẫu
thuẫn, nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh lịch sử xã hội, xem xét con người
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở góc độ phẩm chất, tính cách và lý tưởng sống thì sự
phức hợp này hoàn toàn lôgic.
Chọn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn về
các kiểu loại hình nhà nho trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó thấy được
một nhà nho hành đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm hăng say cống hiến vì sự bình ổn

2



của đất nước, sự an lành, no ấm của nhân dân; một nhà nho ẩn dật Nguyễn
Bỉnh Khiêm gắn bó, giao hòa với thiên nhiên vũ trụ để di dưỡng tâm hồn và
chờ đợi thời cuộc.
2. Lịch sử vấn đề
Là một nhà thơ lớn của văn học dân tộc thế kỉ XVI với một sự nghiệp
văn học tương đối đồ sộ nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca
Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho thấy những nét thành công về nội dung và nghệ
thuật. Đề tài Kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện. Qua tìm hiểu,
chúng tôi thấy một số tiểu luận có liên quan như:
Trong tiểu luận Sức sống của thơ ca và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, hai tác giả Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh đã đem đến cho người
đọc một cái nhìn khá sâu sắc về thơ ca và con người Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tiểu luận đi từ việc tìm hiểu thời đại lịch sử xã hội mà ông đang sống để có
những đánh giá khách quan nhất về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm - một triết
nhân, một nhà tư tưởng với các luận điểm quan trọng: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà Lý học, nhìn nhận Trạng Trình như một nhà tiên tri với những cách nói bí
ẩn mang tính chất sấm ngữ Sấm Trạng Trình, cùng những câu thơ triết lí về
sự sinh thành của vũ trụ…; Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà nho mang tấm lòng ưu
quốc ái dân son sắt và Nguyễn Bỉnh Khiêm - cư sĩ am Bạch Vân. Tiểu luận
còn nghiên cứu sự nghiệp thơ văn của ông: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “nói về
chí”; chí ở hành đạo, thơ ưu thời mẫn thế; chí ở đạo đức, thơ đạo lí đậm chất
giáo huấn; chí ở nhàn dật, thơ đậm sắc thái trữ tình; đồng thời chỉ ra nét độc
đáo trong nghệ thuật thơ ca của ông. Với cách khai thác như thế, tiểu luận đã
đem đến một cái nhìn tương đối đầy đủ về con người, tư tưởng và thơ ca của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, phần nào liên quan đến vấn đề hành đạo và ẩn dật.

3



Với tiểu luận Nguyễn Bỉnh Khiêm và tấm lòng lo trước thiên hạ đến già
chưa thôi, tác giả Đinh Gia Khánh cũng đi từ việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử
thời đại của nước ta thế kỉ XVI, một thế kỉ đầy biến động chính trị và gắn liền
với cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó thấy được khát khao “phò nghiêng
đỡ lệch” của ông khi ra làm dưới triều nhà Mạc và tấm lòng lo nước thương
đời vẫn vằng vặc sáng ngay cả khi đã về ở ẩn. Tiểu luận còn cho thấy thái độ
phê phán gay gắt của tác giả với những tệ lậu của chế độ phong kiến, thói đời
điên đảo, cùng những triết lí của ông về lẽ tiêu sinh, thừa trừ và tâm sự bi
quan, bất lực trước thời thế. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến ông cáo
quan về ở ẩn, gắn bó với thiên nhiên.
Cùng đề tài này, tác giả Bùi Duy Tân có tiểu luận Nguyễn Bỉnh Khiêm
và tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi. Nhưng tác giả không đi từ hoàn cảnh
lịch sử mà tập trung thể hiện tấm lòng lo nước thương dân của Nguyễn Bỉnh
Khiêm khi về trí sĩ: Chứng kiến cảnh lưu ly, chết chóc, đói khổ của nhân dân,
ông phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa, phê phán bọn quý tộc quan
liêu thối nát, bọn nhà giàu lòng dạ hiểm ác và bày tỏ niềm xót thương, cảm
thông với nỗi đau khổ của nhân dân, khát khao một cuộc sống hòa bình, an
lạc. Với những vần thơ giáo dục đạo đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm mong muốn
khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp của con người, góp phần xây dựng lại trật
tự xã hội. Tiểu luận cũng chỉ ra sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nơi thôn
dã của tác giả khi về trí sĩ.
Tác giả Phạm Luận có tiểu luận Thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông tập trung giải thích về triết lí nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm như
một chuẩn tắc đạo đức, sống nhàn là lối sống của bậc trí giả, bậc hiền nhân.
G.S Minh Chi cũng Bàn về chữ nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
nhưng dưới góc nhìn của Phật Giáo. Còn trong tiểu luận Nguyễn Bỉnh Khiêm:
nhà thơ lớn bóng trùm nhiều thế kỉ, tác giả Trần Nhuận Minh cũng tìm hiểu

4



chữ nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính chất triết lí, ngoài ra, ông
còn quan tâm đến đời sống nhân dân, nhất là nơi thôn dã.
Hầu hết các tiểu luận đều nghiên cứu về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở
khía cạnh con người với tấm lòng tiên ưu hậu lạc, một cuộc đời thanh cao,
quan tâm đến tính chất triết lí, giáo huấn trong thơ ca của ông và ít nhiều
mang cảm hứng thế sự. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tìm hiểu với tư cách của
một nhà thơ lớn. Trong phạm vi của bài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi xin kế
thừa, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đồng thời làm rõ, cụ thể hơn về
hai kiểu loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong thơ ông.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là: chỉ ra sự phức hợp
hai kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Qua đó thấy được con người, nhân cách Trạng Trình sẵn sàng nhập thế để
hành đạo nhưng cũng sẵn sàng “ẩn dật” lánh đục về trong để giữ phẩm chất
trong sạch, thanh cao. Điều đó làm chúng ta thêm quý trọng một nhân cách
lịch sử.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nhà nho hành đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ ca của ông.
Tìm hiểu nhà nho ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ ca của ông.
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiểu loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm

5



6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, bình giảng văn học
7. Đóng góp của khóa luận
7.1.Về mặt lí luận
Góp phần nâng cao một cách hệ thống và cụ thể hơn về sự phức hợp
của các kiểu loại hình nhà nho trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7.2.Về mặt thực tiễn
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vị trí quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông, Cao đẳng, Đại học. Do đó, khóa luận này sẽ góp phần
đem đến những hiểu biết về kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, góp phần phục vụ cho việc học tập và giảng dạy các
sáng tác của ông có hiệu quả hơn, mở ra hướng tiếp cận mới khi tìm hiểu thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
8. Bố cục của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp được bố cục như sau:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà nho hành đạo
Chương 2: Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà nho ẩn dật
Kết luận
Tài liệu tham khảo

6


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHÀ NHO HÀNH ĐẠO

1.1.

Khát vọng “phò nghiêng đỡ lệch” để xây dựng xã hội Nghiêu
Thuấn
Sống trong xã hội phong kiến, khi mà chí nam nhi, trách nhiệm cứu

khốn phò nguy, gánh vác quan hà vẫn luôn được các bậc quân tử coi trọng và
xem như mục đích cuộc đời, là lí tưởng sống thì vấn đề lớn lao đặt ra với họ
là phải thực hiện được mục đích, lí tưởng đó. Và con đường duy nhất giúp họ
thực hiện hoài bão cuộc đời mình lúc bấy giờ chính là: học, đi thi, đỗ đạt và ra
làm quan, tức là con đường hành đạo. Hành đạo, làm quan với kẻ sĩ xưa xét
về lí thuyết, không đơn thuần là công việc hành chính sự vụ mà là điều kiện
cần thiết để thực hiện lí tưởng xã hội cao đẹp. Theo quan điểm Nho giáo,
hành đạo là ra giúp đời, làm tròn bổn phận, trách nhiệm cao cả của đấng nam
nhi, của kẻ sĩ, đem hết tài năng, tâm sức ra để phò vua giúp nước. Là một con
người luôn mang trong mình khát vọng giúp dân giúp nước như Nguyễn Bỉnh
Khiêm thì không thể không đi theo con đường chung đó.
Có giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm kể rằng: ông được sinh ra trong
sự ước muốn lớn lao của người mẹ chỉ có một tham vọng là con trai mình sẽ
trở thành đấng thiên tử anh minh, đủ tài trí đem lại cuộc trị bình cho đất nước.
Giai thoại đương nhiên không phải là lịch sử nhưng nó cũng giúp ta ước đoán
rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm được dạy dỗ theo khuynh hướng và niềm kì vọng
sẽ trở thành rường cột của quốc gia. Và nếu như vậy thì không thể nói ông
không quan tâm đến chính sự, thời cuộc.
Hơn nữa, ngay chính bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tự xác định
vai trò, nhiệm vụ của mình từ rất sớm. Đó là nhiệm vụ kinh bang tế thế, phò


7


vua giúp đời. Điều này thể hiện rất rõ trong thơ văn của ông. Ở độ tuổi 30,
ông đã tâm sự với bạn về điều ấy trong bài Kí hữu nhân (Gửi bạn):
Hà phần phụ cập cộng tòng sư
Khí nghiệp tương tương viễn đại kì
(Mang tráp sách cùng theo thầy học đạo ở Hà Phần
Tài năng và sự nghiệp hẹn nhau sẽ có bước đi xa xôi rộng lớn)
Như vậy có thể thấy, con đường hành đạo, thi thố tài năng lập công
danh để phò vua giúp đời đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm xác định rất rõ. Tuy
nhiên, con đường công danh hoạn lộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không dài và
cũng không được thuận lợi như Nguyễn Trãi. Điều đó có thể lí giải bởi hoàn
cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào năm Hồng Đức thứ hai mươi hai. Thời
thơ ấu của ông nằm trong giai đoạn thịnh trị nhất của Nhà nước phong kiến
theo thể chế Nho giáo ở Việt Nam. Nhưng thời thịnh trị ấy chẳng được bao
lâu. Sau mấy trăm năm xây dựng và phát triển, nhà nước phong kiến từ cái
đỉnh vinh quang của nó hồi thế kỉ XV đã trượt dần xuống cái dốc của sự suy
thoái. Đặc biệt đến năm 1503, khi Nguyễn Bỉnh Khiêm 13 tuổi, vua Lê Hiển
Tông qua đời, đồng nghĩa với thời kì hoàng kim của nhà Lê vụt tắt. Bắt đầu từ
đây, đất nước rơi vào rối ren, loạn lạc. Trong vòng 24 năm (1503 - 1527), nhà
Lê đã thay đổi đến sáu ông vua. Bản thân những ông vua ấy lại là kẻ bất tài vô
hạnh, được coi là nỗi kinh hoàng của lịch sử Việt Nam với những ông “vua
lợn”, “vua quỷ”. Cùng với đó là sự áp bức của bọn cường hào địa chủ, tô thuế
nặng nề, sưu dịch tàn tạ khiến đời sống nhân dân khốn đốn và căm phẫn.
Trước tình hình lịch sử như vậy, điều tất yếu đã xảy ra. Năm 1527, Mạc
Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, quyền bính chuyển sang nhà Mạc. Vương triều
Mạc được thành lập. Năm 1535, sau tám năm nhà Mạc cầm quyền, tình hình
đất nước có lúc tạm ổn định. Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc


8


Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Mạc Đăng Doanh là một
người tỏ ra có ý chí và đảm lược. Có lẽ, Nguyễn Bỉnh Khiêm và một số trí
thức dân tộc lúc ấy hi vọng rằng: với nhân vật này thì triều đại mới có thể đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren, loạn lạc mà các vua Lê Uy Mục, Lê
Tương Dực và các tập đoàn phong kiến đã gây ra. Và có lẽ cũng chính bởi
niềm hi vọng, tin tưởng này nên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy học giỏi nhưng mãi
đến năm 1535, khi đã 45 tuổi, mới đi thi, đậu Trạng nguyên và sau đó ra làm
quan với nhà Mạc. Sự đắn đo và khai mở con đường công danh hoạn lộ muộn
màng này đã cho thấy: với Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc xuất hay xử, hành hay
tàng là cả một vấn đề hệ trọng, cần phải tính toán, suy xét và định lượng kĩ
càng. Hơn nữa, việc ông ra làm quan cho triều Mạc lúc bấy giờ cho thấy ông
không phải là kẻ ngu trung, một mực khư khư ôm niềm trung trinh với cựu
triều, với những ông vua được xem là “lợn”, là “quỷ”. Ở điểm này, ta thấy
Nguyễn Bỉnh Khiêm giống Nguyễn Trãi về tâm hồn, nhân cách. Nguyễn Trãi
là “viên ngọc mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” giữa những biểu hiện xấu
xa của triều đình Lê Sơ sau ngày khởi nghĩa thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là “vàng
mười” trong cảnh đời đen bạc của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI. Sự
đắn đo, cân nhắc trong việc ra ứng thí làm quan của ông làm hiện rõ một động
cơ trong sáng không gợn lợi ích cá nhân: ông kì vọng ở triều đình nhà Mạc,
ông muốn ra giúp đời, giúp nước. Bởi vậy, ông đã hăng hái giúp nhà Mạc với
niềm hi vọng góp phần đem lại một nền chính sự mới, đem lại cảnh thái bình.
Điều này đã được ông nói đến trong thơ ca của mình:
Dân giai thức mục quan tân chính
Thùy vị quân vương trí thái bình
(Dân chúng đều dụi mắt ngước xem nền chính sự mới
Ai đây sẽ là kẻ vì nhà vua đem lại cảnh thái bình)

(Trung Tân quán ngụ hứng)

9


Ôm ấp niềm hi vọng ấy bởi khi đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm tin rằng mình
có thể phò nghiêng đỡ lệch, cống hiến hết mình, góp phần đem lại nền thống
nhất cho đất nước:
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành
(Biển Đông vạn dặm nắm vào trong tay
Ức năm cõi Nam đặt vững cảnh thái bình thịnh trị
Ta nay muốn thi thố sức phò nguy
Cứu vãn lại quan hà thành cũ của nhà vua)
(Cự ngao đới sơn)
Đây có thể xem là lời “tuyên ngôn” về chí hướng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm khi ông đã xác định rõ chỗ đứng cho mình. Những lời tuyên bố hùng
hồn ấy thể hiện một thái độ chính trị dứt khoát và tấm lòng chân thành đối với
nhà Mạc. Ông đặt niềm kì vọng lớn lao vào nhà Mạc sẽ đem lại cảnh thái bình
thịnh trị cho đất nước. Ông tôn phù nhà Mạc và nói đến vua với một niềm tin
tưởng cung kính trong bài thơ Hạ ngự giá thướng kinh:
Thiên quyến hoàng vương phục cựu đô
Vũ kỳ nhân đổ cộng hoan hô
Xu hồi bách tính khuynh quan cái
Thị vệ thiên quân tiếp trục lô
Di dân cửu dĩ li điêu tụy
Nguyện bố khoan nhân úy hễ tô
(Trời yêu mến nhà vua cho lập lại thành cũ

Cờ vũ mao của nhà vua người người thấy cùng reo vui
Trăm họ xúm quanh xô theo nghiêng mũ và lọng

10


Quân lính hàng nghìn trông giữ đoàn thuyền lớn nối tiếp nhau
Những người dân còn xót lại, đã lâu phải điêu đứng.
Mong nhà vua ban bố lòng khoan nhân để an ủi tấm lòng mong
cứu sống.)
Tuy nhiên, chỗ đứng chưa phải là tất cả, chỗ đứng chỉ có ý nghĩa là môi
trường cho kẻ sĩ hành đạo. Và đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, điều quan trọng
khi ông quyết định ra làm quan giúp nhà Mạc không phải để được mũ cao áo
rộng, sống trong nhung lụa mà ước mong lớn nhất của cuộc đời ông là:
Y cựu kiền khôn nhất thái hòa
(Xoay lại kiền khôn buổi thái hòa)
(Ngụ hứng)
Ông luôn ôm ấp lí tưởng xây dựng một đất nước thái hòa thời Nghiêu
Thuấn:
Hà nhật tái phùng Nghiêu Thuấn thế
Thái bình thiên tử thái bình dân
(Ngày nào gặp lại được đời Nghiêu Thuấn
Vua đời thái bình, dân đời thái bình)
(Ất sửu tân xuân hý tác)
Khát khao ấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến rất nhiều trong thơ ca
của mình. Dường như ông đã nhận thức rất rõ mối quan hệ biện chứng giữa
hai thế lực đối trọng vua – dân trong việc dựng nên một đất nước thái hòa,
vững mạnh. Dân được thái bình thì vua cũng được thái bình, vua anh minh
như Nghiêu Thuấn thì dân cũng thuần thành như thời Nghiêu Thuấn. Có lẽ,
đây chính là phần đóng góp riêng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tư tưởng trị

nước:
Đã ngoài mọi việc chăng còn ước
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh
(Thơ Nôm, bài 26)

11


Dẫu có ai han thì sẽ nhủ
Thái bình thiên tử thái bình dân
(Thơ Nôm, bài 86)
Mừng thấy thời vần đời mở trị
Thái bình thiên tử thái bình dân
(Thơ Nôm, bài 133)
Và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng luôn coi trách nhiệm của mình là đưa đất
nước đến ngày đó:
Muốn cho nhà chúa bằng Nghiêu Thuấn
Phải đạo làm tôi kẻo hổ ngươi
(Thơ Nôm, bài 137)
Nhà thơ hẹn rằng “gặp lại buổi thăng bình thì dù già yếu, bệnh tật, ông
vẫn có thể làm một bài thơ để tỏ niềm hân hoan của mình”, vì như thế là “tấm
lòng nâng cao đức độ cho vua và để lại ơn huệ cho dân của ông đã được đền
đáp”. Nhưng rất tiếc, hoài bão của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không thực hiện
được. Bởi hiện thực xã hội dưới thời nhà Mạc cũng có lúc đã phũ phàng với
bao niềm hi vọng của ông.
Thời điểm này, giặc Minh cũng muốn mượn danh nghĩa “đánh kẻ thoán
đoạt” như đã đánh nhà Hồ xưa, để cướp nước ta. Nhưng có lẽ vì chưa quên
thất bại thảm hại trước nghĩa quân Lam Sơn hồi đầu thế kỉ XV nên vẫn còn sợ
nhân dân ta và chưa dám liều mạng xâm lược, đành tạm hòa hoãn với việc
Mạc Đăng Dung dâng nộp năm động ở Yên Quảng và chịu nhận chức An

Nam đô thống sứ. Việc Mạc Đăng Dung đã cắt đất thần phục và hơn nữa đối
với nhà Minh thì về danh nghĩa không dám xưng là quốc vương cũng đủ cho
thấy giai cấp phong kiến đã đốn mạt như thế nào rồi. Vậy là hi vọng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm về nhà Mạc cũng đã tiêu tan.

12


Hơn nữa, năm 1540, Mạc Đăng Doanh qua đời, Mạc Phúc Hải là con
lên làm vua. Cũng như Lê Uy Mục và Lê Tương Dực thì Mạc Phúc Hải, tiếp
sau là Mạc Phúc Nguyên cũng nổi tiếng là xa hoa, dâm đãng. Những người
“ăn cơm vạc lớn” đã không mấy ai chung niềm “vui trước lo sau” cùng
Nguyễn Bỉnh Khiêm nữa. Quan lại thì lộng quyền, nhân dân lại rơi vào khổ
cực. Và ước mơ của ông vẫn mãi chỉ là ước mơ:
Hà thời tái đổ Đường Ngu trị
Y cựu kiền khôn nhất thái hòa
(Bao giờ thấy lại cảnh thịnh trị
Trời đất như xưa một vẻ thái hòa)
(Ngụ hứng, bài 2)
Xưa kia, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến còn ổn định, Nguyễn Trãi
cũng từng mơ ước một xã hội như thế, một xã hội mà người dân được an cư
lạc nghiệp trong cảnh cơm no áo ấm. Thế nhưng nhà yêu nước vĩ đại ấy cũng
không được toại nguyện mà còn phải chết một cách oan uổng. Huống hồ khi
xã hội phong kiến đang trong tình trạng hỗn loạn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lại
mơ ước một xã hội bình trị thì rõ ràng là một ảo tưởng. Nhưng đó là ảo tưởng
xuất phát từ lòng nhân ái rất đáng trân trọng của một người yêu nước, thương
dân.
1.2. Khát vọng dẹp loạn hết nạn binh đao.
Gần trọn cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với thế kỉ XVI, một
thế kỉ đầy biến động của lịch sử, chiến tranh phong kiến cát cứ giữa các tập

đoàn phong kiến nhà Lê, nhà Mạc và Trịnh – Nguyễn xảy ra liên miên không
có dấu hiệu kết thúc. Ở chốn triều đình thì quan lại lộng quyền, tham lam đục
khoét của dân. Là một con người mang trong mình tấm lòng yêu nước,
thương dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có thái độ gay gắt trong việc phản đối
chiến tranh phong kiến. Ông đau đớn khi chứng kiến đời sống cơ cực của

13


nhân dân bởi thế sự xoay vần; những cảnh lưu ly, chết chóc, đói khổ cứ bày ra
trước mắt. Nhân dân đã không được an cư lạc nghiệp, lại còn lâm vào vòng
nước, lửa, giặc, cướp, mắc phải những tai họa tày trời. Đó chính là tội của kẻ
cầm quyền. Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn tiếng phê phán chiến tranh
phong kiến:
Yếm khan nghịch tặc cửu xương cuồng
Hỗ chiến giao tranh bán sát thương
Liệt hỏa viêm viêm phần ngọc thạch
Cô ưng ngạc ngạc bố loan hoàng.
Du tồ binh vị tiêm quân xú
Kinh loạn dân đa tán tứ phương
(Ngán nhìn bọn giặc điên cuồng đã lâu
Chiến tranh với nhau giết hại đến một nửa
Lửa dữ cháy bừng bừng đốt cả ngọc đá,
Một con ưng hung dữ khủng bố chim loan, chim hoàng
Chưa ra quân để tiêu diệt bọn giặc dữ,
Dân gặp nạn nhiều kẻ ly tán bốn phương)
(Cảm hứng)
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu
Uyên ngư tùy tước vị thùy khu.
(Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông

Không biết chúng vì ai mà đuổi cá đến vực sâu, đuổi chim vào
bụi dậm như thế)
(Ngụ ý)
Tác giả đã vạch trần sự vô lý của cảnh tàn sát do bọn phong kiến gây
ra, tố cáo trước công luận dã tâm của những kẻ thích đeo đuổi chiến tranh làm

14


cho nhân dân khổ sở, điêu đứng. Ông tỏ tình thương xót, cảm thông với nỗi
đau khổ của nhân dân:
Cư ốc chiết vi tân
Canh ngưu đồ nhi thực
Nhương đoạt phi kỷ hóa
Hiếp dụ phi kỷ sắc
Kiến hãm trọng đồ thán,
Sở quá sinh kinh cức
Tiều tụy tư vi thậm
(Nhà ở đem làm củi
Trâu cày mổ làm thịt ăn
Cướp đoạt tài sản không phải là của mình
Hiếp dỗ người không phải là vợ mình.
Mắt thấy nơi nơi đều lầm than
Đi quá khắp chốn đều là sinh gai góc
Tiều tụy đến như thế là quá lắm)
(Thương loạn)
Trước tình hình đất nước như vậy, là một trí thức có tâm huyết, Nguyễn
Bỉnh Khiêm nghĩ đến trách nhiệm của mình. Ông muốn hành động và sự thật
ông đã hành động vì nước vì dân. Nhân một lần dâng sớ xin chém mười tám
lộng thần nhưng không được vua nghe theo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thác

bệnh về trí sĩ tại quê nhà năm 53 tuổi. Song, hiện thực đất nước lúc bấy giờ
khiến ông không thể khoanh tay đứng nhìn. Khi hơn sáu chục tuổi, tức là
mười năm sau đó, ông đã theo vua Mạc đi tòng quân dẹp loạn với niềm ước
mong tha thiết cho cuộc sống nhân dân thái bình, chính quyền được quy về
một vương triều (tức là thống nhất giang sơn về một mối). Điều này được
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rất nhiều trong thơ của mình:

15


Niên du thập lục cưỡng tòng chung
Lưỡng độ kinh qua trú thử phong
(Tuổi quá sáu chục, gắng gượng theo quân
Hai dịp qua đây đóng lại ở núi này)
(Quá hữu giang, tam)
Đây là bài thơ được Nguyễn Bỉnh Khiêm viết khi theo vua Mạc tòng
quân đánh anh em họ Vũ ở Tây Bắc. Ông theo vua đi tòng quân không giống
như những chinh phu tráng sĩ xưa những mong đeo được ấn phong hầu trở về
quê cũ mà ông chỉ ra đi với mục đích duy nhất của cuộc đời là “phò nghiêng
đỡ lệch”, với khát vọng dẹp hết nạn binh đao. Bởi vậy mà dù tuổi đã già, ông
vẫn nguyện cống hiến hết sức lực của mình:
Xã tắc điên nguy xuất lực phù
Lão lai mị đạn hiệu tri khu
Vô cô dân cửu ly đồ độc
Bất sát thùy năng úy hễ tô
Vị quốc tồn cô minh đại nghĩa
Chỉ kì diệt tặc phục thần châu
(Cảm hứng thi, ngũ)
Nghĩa là:
Xã tắc nguy ngập nghiêng đổ ra sức phù trì

Tuổi già chẳng ngại, gắng gỏi ruổi rong
Nhân dân vô tội gặp phải cảnh cay cực, độc ác từ lâu
Hỏi ai là kẻ nhân từ không ham giết người, thỏa được lòng dân
chờ cứu sống
Vì nước bảo toàn đứa trẻ mồ côi, nêu rõ nghĩa lớn
Định thời hạn giết giặc khôi phụ kinh đô.

16


Trên đường đi tòng quân, đến đâu, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ngâm
vịnh, thu góp phong cảnh đất trời vào túi thơ. Biết bao nơi đã ghi dấu bước
chân của Trạng Trình đã hơn sáu mươi tuổi mà vẫn “gắng gỏi ruổi rong”. Nào
là sông Thao, sông Hữu, nào là thành Nhu Ma, Châu Văn Bàn, Quy Hóa, Liệt
Khê… cho đến cả miền tây, qua ghềnh Thời Ngạn, Châu Lục Yên… Đó
không chỉ là những địa danh của đất nước được ghi dấu lại mà còn cho thấy
một con người hết mình vì dân vì nước. Qua những bài thơ ấy, ta thấy được
những khó khăn, gian nan, nguy hiểm mà tác giả phải trải qua. Đó là hành
trình chuyển quân liên tiếp trong thời tiết khắc nghiệt, cái rét cắt da cắt thịt
của mùa đông tuyết phủ mà vẫn phải lênh đênh sông nước:
Tây tái yêu phân vị tảo thanh
Trùng thừa vương mệnh nghệ hành doanh
Phong truyền tiều giốc mai hoa lãnh
Nguyệt phiến lâu truyền tuyết dạ bình
(Đông nhật nghệ doanh tư nhất nhị tri kỉ)
(Khí yếu nghiệt ở ải phía tây chưa quét sạch
Lại lần nữa vâng mệnh vua đến nơi hành doanh
Gió truyền đi tiếng tù và ở chòi canh, hoa mai lạnh lẽo
Trăng đưa trôi lênh đênh chiếc thuyền lầu, tuyết đêm bằng lặng)
(Ngày mùa đông đến doanh trại nhớ một vài người bạn tri kỉ)

Tuổi già sức yếu nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn kiên trì theo quân
hết lòng vì việc nghĩa:
Trì khu mị đạn hiệu vi cung
Sinh bình chí nghĩa quan hoài thiết
(Ruổi rong chẳng ngại ngùng, rán hết sức thân hèn
Bình sinh chí hướng về việc nghĩa tha thiết trong lòng)
(Phụng can tòng phát, hành thuật hoài)

17


Ý chí quyết tâm vì nghĩa lớn đã được nung nấu trong lòng. Đó chính là
động lực giúp ông vượt qua bao hiểm nguy, núi cao hiểm trở, sông nước đóng
băng, thời tiết khắc nghiệt để hộ giá nhà vua với một niềm hi vọng lạc quan:
Giang tâm oanh khúc thạch ky nga
Thế nhược tòng thiên chú đại hà
Thủy nhiễu vân căn hoàn toái ngọc
Lãng phiên tuyết chử bạch sinh hoa
Tế xuyên hữu khách thi Ân tiếp
Lượng đẩu hà nhân tố Hán sà
Kỷ thủ vương sư hoàn khải nhật
Thuận lưu ổn phiếm phát cao ca
(Tây hộ quá Thời Ngạn than túc thứ Văn Đạt Bá
vận)
Nghĩa là:
Lòng sông vòng vèo đá ngầm lởm chởm
Hình thể như từ trời trút xuống lòng sông lớn
Nước diễu quanh đá, giá lạnh như đập nát ngọc sa
Sóng chờm lên cồn tuyết màu trắng tựa nở hoa
Vượt qua sông, khách có kẻ ra tay cầm lái nhà Ân

Đong tinh đẩu, ai là người cưỡi bè ngược dòng Ngân Hán
Nhớ lấy ngày quân nhà vua khải hoàn
Sẽ lênh đênh thuận dòng yên ổn mà cao giọng hát ca
Trên con đường gian nan ấy, sự cố gắng nỗ lực vượt gian khổ hiểm
nguy của vua và quan quân cũng được đền đáp bằng những thắng lợi. Mỗi lần
như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm không quên ca ngợi sức mạnh của quân lính
nhà vua đã dẹp yên bờ cõi, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân:

18


Vương sư hoàng nhược tòng thiên há
Nghịch tặc hoàn tri chỉ nhật bình
Đạo tức hoàng trì vô giáp lộng
Xuân hồi lục dã hữu nhân canh
Thần kim thánh vỡ hoằng phu trước
Tái tuyệt yêu phân tứ hải thanh
(Quân nhà vua chớp nhoáng hiện ra như từ trời xuống
Vẫn biết rằng bọn giặc sẽ nhất định dẹp yên
Trộm cướp bị dập tắt, không còn giáp binh múa may bên bờ ao
Xuân tươi lại trở về, vẫn có nông phu cấy cày trên đồng xanh
Huống chi uy vũ thánh thần được mở ra rộng rãi
Ngoài quan ải dứt sạch khí yêu nghiệt, bốn biển thanh bình)
(Qua Văn Bàn Châu)
Cảnh thái bình này còn xuất hiện khi quân nhà vua đến Liệt Khê:
Tì hưu vạn đội bạng nham khê
Nhật diệu tinh kỳ thụ ảnh đê
Ngọc bạch tật quy vương hội thượng
Mao nghê cộng úy nhạc tuần tây
Xuân thu thống nhất xa thư hỗn

Đồ thán dân giai nhẫm tịch tê
(Muôn đội hùng dũng dựa vào khe núi đóng quân
Ánh mặt trời chiếu sáng tinh kỳ, bóng cây như thấp xuống
Trên chỗ triều hội của nhà vua hết thảy ngọc lụa được đưa về
Cuộc tuần thú miền tây, tất cả già trẻ đều được yên ủi
Thống nhất bờ cõi, xa thư cùng một lối
Dân lầm than khổ cực đều được nằm trên nệm chiếu yên ổn)
(Liệt Khê trú doanh)

19


Những vần thơ ấy không chỉ là niềm tự hào, ngợi ca quân đội nhà vua
như ánh hào quang, như vũ bão, đi đến đâu quét sạch bạo tàn đến đó, nhân
dân yên ổn, an cư lập nghiệp mà ẩn chứa trong đó ta còn thấy niềm khát khao
của một tấm lòng yêu nước, luôn mong muốn đất nước yên bình, nhân dân
thoát khỏi vòng oan khổ lưu ly. Và như đã nói ở trên, Nguyễn Bỉnh Khiêm
quyết định theo nhà vua đi chinh chiến không phải ước mong đeo được ấn
phong hầu, được thăng quan tiến chức mà khát khao lớn nhất của cuộc đời
ông là mong đất nước được thanh bình, yên ổn. Bởi vậy, ông đã dốc hết sức
của tuổi già để lên đường vì sự an nguy của xã tắc. Và trong mỗi chuyến đi
ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn ôm ấp hi vọng sẽ dẹp yên được bờ cõi:
Khởi vị nhất thi năng khước địch
Ưng tri vạn giáp tố bàn hung
Thử hành tố triển an biên sách
Chỉ nhật xâm cương thủ bỉ hung
(Há bảo một bài thơ có thể đẩy lùi quân địch
Nên biết hàng vạn giáp binh vẫn núp trong lồng ngực
Chuyến đi này bày sẵn kế sách vỗ yên bờ cõi
Hẹn ngày bắt bọn hung tàn kia trả đất lấn lại)

(Phụng can tòng phát hành thuật hoài)
Khát vọng này cũng được nói đến trong bài Phụng can tòng quá Thao
giang (Vâng mệnh đi theo quân qua sông Thao):
Thử hành hào triền an biên sách
Hưu đạo đa niên ửng họa tràng
(Chuyến đi này hãy bày kế sách vỗ yên bờ cõi
Đừng nói rằng nhiều năm ôm chiếc lọng hoa)
Khát khao ấy càng chứng tỏ tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết
của Trạng Trình. Ông luôn mong cho loạn lạc nhanh chóng chấm dứt để nhân

20


×