Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.02 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******************

PHẠM THỊ THẮM

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS, GVC THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng làm việc, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Thành Đức Bảo Thắng, khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Thành Đức Bảo Thắng – người
đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, cùng
người thân và các bạn sinh viên đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
trong thời gian viết khóa luận.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013


Sinh viên

Phạm Thị Thắm



LỜI CAM ĐOAN
Viết về Nhất Linh và tiểu thuyết Đoạn tuyệt đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, đề tài của tôi có kế thừa một số ý kiến của các tác giả đi trước.
Song, tôi khẳng định khóa luận là kết quả riêng của cá nhân tôi. Đề tài tôi lựa
chọn không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Phạm Thị Thắm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 8
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chương 1: Nhất Linh và quan niệm nghệ thuật về con người ................... 9
1.1.


Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nhất Linh.................. 9

1.1.1. Cuộc đời ............................................................................................... 9
1.1.2. Sự nghiệp văn học .............................................................................. 10
1.2.

Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết ................. 11

1.2.1. Khái niệm nhân vật .......................................................................... 11
1.2.2. Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết .................................... 14
1.2.2.1. Khái niệm tiểu thuyết....................................................................... 14
1.2.2.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết .............................................. 16
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh ............................... 18
1.3.1. Con người gắn với hoàn cảnh ............................................................. 19
1.3.2. Con người với đời sống nội tâm ......................................................... 20
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua tình huống và ngoại hiện . 22
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống............................................................. 22
2.1.1. Tình huống éo le, căng thẳng .............................................................. 22
2.1.2. Tình huống khơi gợi tâm lí. ................................................................ 25
2.2. Miêu tả nhân vật qua ngoại hiện ............................................................ 29


2.2.1. Miêu tả ngoại hình .............................................................................. 30
2.2.2. Miêu tả hành động .............................................................................. 33
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ ........................... 39
3.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 39
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại mang tính chất ám chỉ ......................................... 39
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại mang tính chất tuyên ngôn .................................. 44
3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm .................................................................. 45

KẾT LUẬN ................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nói đến lịch sử văn học Việt Nam không thể không nói tới Tự lực
văn đoàn - một tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất
của một hội đoàn sáng tác theo hướng hiện đại. Sự ra đời của nó có tác dụng
kích thích phong trào sáng tác văn học của cả nước như một tất yếu, với tư
cách một sự tìm kiếm và tự thực hiện của khát vọng tự do. Tự lực văn đoàn đã
góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học và
xây dựng một nền văn học mới. Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn khẳng
định: “Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm
quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại”
[9, tr.74]. Vì vậy khi nghiên cứu văn học không thể bỏ qua hiện tượng này.
Nhà thơ Huy Cận cho rằng: “Tự lực văn đoàn có đóng góp to lớn vào nghệ
thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và
câu văn của dân tộc, vào lời văn trong sáng và rất Việt Nam”.
Kể tên những thành viên xuất sắc của Tự lực văn đoàn không thể không
nhắc đến Nhất Linh, cây bút trụ cột và là người đã có công sáng lập ra nhóm.
Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo và các thành viên khác trong nhóm chủ
trương cách tân hoàn toàn trong văn học, một mặt đấu tranh cho sự trong sáng
của ngôn ngữ và hiện đại hóa các thể loại văn học. Mặt khác, Tự lực văn đoàn
đấu tranh quyết liệt với sự bảo thủ, lạc hậu, khám phá đời sống tinh thần của
con người Việt Nam với ý thức quyết liệt, không thỏa hiệp. Được tiếp xúc với
văn minh, văn hóa phương Tây, Nhất Linh cùng một số trí thức trẻ Tây học
tiến bộ đã đấu tranh quyết liệt chống lại tư tưởng, lễ giáo phong kiến lạc hậu
và bảo thủ, lên tiếng đòi quyền tự do, quyền sống chính đáng cho con người.

Với ý thức chống văn hóa phong kiến, các tác phẩm của ông có tác dụng

1


mạnh mẽ trong việc bài trừ các hủ tục, góp phần trong việc xây dựng xã hội
mới dựa trên những nguyên tắc dân chủ, tự do. Tìm hiểu về Nhất Linh, khóa
luận này sẽ là tiếng nói góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng và nghệ thuật
tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung.
1.2. Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Tường Tam kí
bằng bút danh Nhất Linh. Chính tác phẩm đã đưa tên tuổi Nhất Linh lên hàng
những nhà văn nổi tiếng. Tiểu thuyết này đã được nghiên cứu, đánh giá với
nhiều công trình nghiên cứu đáng trân trọng. Tuy nhiên vấn đề nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt cần được nghiên cứu hơn nữa để
góp phần tìm hiểu toàn diện tác phẩm hơn. Đó là vấn đề cho chúng tôi và
người đi sau tiếp tục khai thác.
1.3. Tìm hiểu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt của nhà văn Nhất Linh để thấy được tâm huyết, tài năng nghệ thuật đặc
sắc của tác giả và quan trọng giúp cho người viết rèn luyện ý thức tự chủ,
phương pháp huy động và xử lí kiến thức trong bước đầu nghiên cứu khoa
học. Đây là một công việc cần thiết đối với một người học văn và một giáo
viên tương lai. Chọn đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra được
những ý kiến mới hoàn toàn và quan trọng. Song với ý thức làm khoa học, hi
vọng rằng sẽ đóng góp có ích trong việc tìm hiểu về Nhất Linh và tác phẩm
của ông.
2. Lịch sử vấn đề
Nhất Linh là một nghệ sĩ đa tài, có tâm huyết, có tầm nhìn xa. Tìm hiểu
tác phẩm, thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông, các nhà nghiên cứu phê
bình văn học đã có nhiều nhận định, đánh giá dưới nhiều quan điểm, cấp độ
khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có những công trình như sau:


2


2.1. Thời kì trước năm 1945
Thời kì này các nhà nghiên cứu, phê bình đề cao sáng tác của Nhất
Linh. Tiểu thuyết của Nhất Linh được coi là một sự tiến bộ của tiểu thuyết
mới có ý nghĩa cách mạng. Trương Tửu viết trên báo Loa (ngày 8/8/1935):
“Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân. Tác
giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ, hăng hái sự tin tưởng ở tương lai. Ông
giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩ vì vui mà sống”.
Nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong kiến,
chống lại chế độ đại gia đình, đòi giải phóng cá nhân của Đoạn tuyệt. Hà Văn
Tiếp khẳng định giá trị hiện thực của Đoạn tuyệt làm sống lại bức tranh về
cuộc sống vô nhân đạo mẹ chồng áp chế nàng dâu: “Những lời lẽ gay gắt của
bà Phán làm ta liên tưởng Nhất linh đi làm dâu một lần rồi” (báo Đàn bà
mới, 26/8/1935). Trương Chính cho rằng: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ
ràng thời kì thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam. Nó công bố sự bất hợp thời
của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp đã giết chết bao nhiêu hi vọng” [14,
tr.293].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc Nhất Linh từ tiểu thuyết
Nho phong đến tiểu thuyết gần đây của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông
biến đổi rất mau. Ông viết tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết ái tình đến tiểu
thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày
ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta” [22, tr.234]. Ông còn nhìn
nhận Nhất Linh là tác giả có khuynh hướng về cải cách: “Tiểu thuyết của ông
biến hóa mau lẹ từ tiểu thuyết cổ lỗ đến tiểu thuyết tình cảm rồi đi thẳng vào
tiểu thuyết luận đề. Trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết Nhất Linh
chiếm vị trí cao hơn cả” [22, 235].


3


Về cách mô tả nhân vật, Trương Chính nhận xét: “Ông Nhất Linh đã
dùng cách quan sát tinh vi để tả những phiền phức riêng trong tâm hồn nhân
vật” [14, tr.298].
Lời văn, cách viết của Nhất Linh được Trần Thanh Mại khen ngợi trên
báo Sông Hương: “văn tài uyển chuyển mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ,
không có mục nào phải thêm”.
Như vậy, các nhà nghiên cứu phê bình văn học những năm trước 1945
đã chỉ ra sự đổi mới trong nội dung tiểu thuyết với tư tưởng mang ý nghĩa cải
cách xã hội tiến bộ, coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần thổi vào nền văn
học thời bấy giờ một luồng gió mới, thúc đẩy sự thay đổi của xã hội theo
hướng tích cực. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra sự đổi mới trong
nghệ thuật viết tiểu thuyết, đặc biệt ở phương diện xây dựng nhân vật của
Nhất Linh.
2.2. Sau năm 1945
Sau cách mạng, tiểu thuyết của Nhất Linh được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm hơn. Các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn (Lược khảo lịch sử
văn học Việt Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957), bài viết của
Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn tiêu
biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958), của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn
học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, 1961), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp
của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, 1997)… đã cho thấy
một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết của Nhất Linh, đặc biệt đã chỉ ra được
những đổi mới về phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trong những tác
phẩm của ông.
Khi tìm hiểu về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh, các công trình
nghiên cứu của nhóm Lê Qúy Đôn trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt

Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến 1945 (1957) đã chú ý nhấn mạnh tới thế

4


giới tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh
nói riêng: “Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cả một thế giới tâm tình trước
đây hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bày, mổ xẻ tinh vi”, “Nhất
Linh thành công ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để
làm nổi bật tâm lí nhân vật” [6, tr.296].
Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1935 khẳng định:
“Nhất Linh nghiên cứu sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn, tấn bi kịch âm ỉ,
đôi lúc bung ra luôn luôn có sức hấp dẫn” [30, tr.107].
Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn (Nguyễn Văn Xung, 1958)
với cái nhìn so sánh với Khái Hưng đã cho rằng: “Nhất Linh không phải tả
cảnh như Khái Hưng nhưng để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển
trong tình cảm của nhân vật” [32, tr.65].
Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục đã khẳng định: “Nhất Linh đã có những
nhận xét tâm lí rất tinh luyện… nhân vật của Nhất Linh sống với những cảm
xúc rất phức tạp” [20, tr.90].
Thanh Lãng thì cho rằng: “Trong việc xây dựng nhân vật của Nhất
Linh càng về sau càng bỏ sự động để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình
lặng, tình cảm” [17, tr.717]. Trong Phê bình văn học thế hệ 1932, ông nhận
định: “Đoạn tuyệt và Lạnh lùng là những bản cáo trạng dữ dội, đánh vào gia
đình cũ Việt Nam, Loan và Nhung biểu hiện cho cái tâm lí, hay đúng hơn là
cái ý tưởng của thế hệ 1932, khao khát cái mới, đòi hỏi giải phóng”.
Các ý kiến trên đều chú ý và đề cao nghệ thuật miêu tả nhân vật của
Nhất Linh, đặc biệt là hướng tới khẳng định tài năng của ông trong miêu tả
tâm lí nhân vật.
Trong lời giới thiệu tác phẩm Đoạn tuyệt, Phan Cự Đệ đã phát hiện và

khẳng định sự phát triển ngày càng hiện đại và nhuần nhuyễn trong ngòi bút
của Nhất Linh: “Đoạn tuyệt là bước tiến quan trọng của Nhất Linh so với Nho

5


phong (1926) và Người quay tơ (1927)…Đến Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt,
Đôi bạn, Đời mưa gió… các nhà văn Tự lực văn đoàn đã cho thấy cần phải
xây dựng một nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với cách viết mới mẻ và sáng
tạo” [14, tr.318]. Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, tác giả đã chỉ ra
rằng: “Diễn biến tâm lí của các nhân vật trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt,
Đôi bạn… đã phức tạp, tinh tế hơn nhiều so với những nét tâm lí còn đơn
giản trong Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Đoạn tuyệt đã nghiêng hẳn về
khuynh hướng hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của lối viết phương Tây”
[14, tr.318].
Vu Gia nhận định rằng: “Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu
tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, và là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh
muốn đem đến cho người đọc thời bấy giờ thấy được tiếng Việt có đủ khả
năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình cảm của con người” [8, tr.153].
Các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã trực
tiếp hoặc gián tiếp bàn đến vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và cho rằng
Nhất Linh đã thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Đoạn tuyệt. Tuy đã được nghiên cứu khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện,
song việc tìm hiểu tác phẩm này vẫn luôn là cần thiết đối với người học ở
nhiều cấp độ với mong muốn hiểu thấu đáo hơn về tác giả cũng như tác phẩm.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để hoàn thành đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong tiến trình nghiên cứu hiện nay, Tự lực văn đoàn là một trong
những tổ chức sáng tác đang được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học

với mục đích xác định đúng đắn, khẳng định vị trí của nó trong nền Văn học
Việt Nam. Bằng một góc độ nghiên cứu có phần nhỏ bé, khiêm tốn - nghệ

6


thuật xây dựng nhân vật, qua tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, chúng tôi
muốn đóng góp một chút công sức của mình để thể hiện mục đích đó.
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt để
thấy được tài năng, tư tưởng và những đóng góp của Nhất Linh đối với văn
học nước nhà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận lấy nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt của nhà văn Nhất Linh làm đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tập trung vào nghệ thuật xây dựng
nhân vật, đặc biệt là trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
Phân tích những đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Đoạn tuyệt để từ đó tổng hợp đưa ra kết luận cụ thể.
5.2. Phương pháp lịch sử
Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tiểu thuyết Đoạn tuyệt giúp chúng tôi xác định một cách đúng
đắn vị trí, vai trò và nhiều đóng góp của nó ở phương diện nghệ thuật tiểu
thuyết.
5.3. Phương pháp tổng hợp
Phân tích những đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Đoạn tuyệt để từ đó tổng hợp đưa ra kết luận cụ thể.

5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được vận dụng khi cần thiết trong luận văn để thấy
được những tương đồng và khác biệt trong tác phẩm Đoạn tuyệt với các tác

7


phẩm khác của Nhất Linh ở cùng đề tài hoặc các tác phẩm ở cùng giai đoạn,
qua đó chỉ ra được những bước đổi mới của nhà văn trong sáng tác.
6. Đóng góp của khóa luận.
- Về mặt khoa học: trên cơ sở tìm ra và nêu bật những yếu tố cơ bản
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh qua tiểu thuyết Đoạn tuyệt
từ đó khẳng định tài năng và đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu thuyết
và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: những kết quả thu được có thể bổ sung cách nhìn
đối với tác phẩm Đoạn tuyệt nói riêng và với Nhất Linh nói chung. Đồng thời
khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo giảng dạy, nghiên cứu về Nhất
Linh và phần nào hiểu được trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945.
7. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được
triển khai với 3 nội dung chính:
Chương 1: Nhất Linh và quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua tình huống, ngoại hiện
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

VỀ CON NGƯỜI
1.1.

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nhất Linh
1.1.1. Cuộc đời
Nhất Linh tên thật Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25 - 7 - 1906 tại làng

Cẩm Phổ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Cha làm công chức của chính
quyền bảo hộ Pháp, đi công cán ở Lào và mất ở đó năm ông 12 tuổi. Gia đình
khốn khó, con đường học hành của ông bị gián đoạn, song nhờ thông minh,
tài năng và có óc tự lập, chí phấn đấu nên Nhất Linh đã thành công trên con
đường học vấn và sự nghiệp.
Ông yêu thích văn chương từ nhỏ, năm 16 tuổi đã có thơ đăng báo
Trung Bắc tân văn, năm 18 tuổi có bài bình luận văn chương về Truyện Kiều
trong Nam Phong tạp chí. Năm 1920, ông thi vào trường Bưởi. Năm 1923,
Nguyễn Tường Tam đậu Thành chung và xin vào làm thư kí Sở Tài chính Hà
Nội. Thời gian này ông kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), lấy
vợ và viết tiểu thuyết. Tháng 11 năm 1925 ông xin thôi làm việc ở công sở để
vào học trường cao đẳng Y khoa. Cuối năm 1925 nhà nước bảo hộ mở trường
Cao đẳng Mỹ thuật, Nhất Linh thi đậu đầu bảng. Phong trào đấu tranh sôi nổi
trong những năm 1925 - 1926 cộng với hiện hình cuộc sống dân quê mà ông
nhìn thấy qua những đợt thi vẽ đã khích lệ nhiệt tâm của ông đối với dân với
nước. Năm 1927, ông xin đi du học Pháp. Năm 1930 ông trở về nước với tấm
bằng cử nhân Lí, Hóa và nhiều kiến thức mới về viết văn, làm báo. Cùng với
hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam, Nguyễn Tường Tam xin ra tờ báo trào
phúng Tiếng cười nhưng do thiếu tiền, chưa ra được báo thì giấy phép quá
hạn, bị rút. Năm 1930 – 1932, Nhất Linh dạy học ở các trường tư thục Thăng
Long và Gia Long. Ở đây ông quen với Trần Khánh Dư (Khái Hưng). Ngày

9



22 – 9 – 1932, ông cải tổ tạp chí Phong hóa mới và làm chủ bút. Năm 1933,
ông sáng lập Tự lực văn đoàn và là cây bút trụ cột của báo và nhóm. Năm
1935, Nhất Linh thành lập Hội ánh sáng và hoạt động đến năm 1938. Suốt
thời gian 1923 - 1939, Nhất Linh viết văn và làm báo. Năm 1940, Nhất Linh
ngừng sáng tác chuyển sang làm chính trị, sáng lập Đảng Hưng Việt thân
Nhật. Sau một thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam
quốc dân Đảng, có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu Tưởng. Cuối
năm 1945, ông giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Khi quân đội Tưởng rút về,
ông sang Trung Quốc. Năm 1951, Nhất Linh về Hà Nội. Năm 1954, ông di cư
vào Nam, sống ở Đà Lạt chơi hoa lan và viết sách. Năm 1958, Nhất Linh trở
về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và nguyệt san Văn hóa ngày nay
nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực văn đoàn. Năm 1961, ông thành lập
Trung tâm văn bút. Dính líu đến cuộc đảo chính hụt 11 tháng 11 năm 1960
của Vương Văn Đông và Nguyễn Chánh Thi, Nhất Linh không bị bắt nhưng
về sau bị gọi ra tòa xử. Trước hôm ra tòa, ngày 7 tháng 7 năm 1963 Nhất Linh
uống thuốc độc tự tử, trong thư tuyệt mạng ông cho biết đời ông để lịch sử
xét, không ai có quyền xét xử ông.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và hoạt động nghệ thuật.
Cùng với Khái Hưng, Nhất Linh đã được dư luận các nhà phê bình và dư luận
độc giả coi như hai tác giả lớn nhất của nền văn chương Việt Nam thời bấy
giờ. Nhất Linh từ giã quan niệm truyền thống để đi vào quan niệm mới về văn
học. Ông chuyển hướng từ tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đề tài đến lối viết.
Số phận con người cá nhân, quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền được
hưởng hạnh phúc, lòng khao khát lí tưởng được nhà văn quan tâm thể hiện
trong hàng loạt tác phẩm trong suốt quá trình sáng tác của mình.

10



Sau 14 năm hoạt động văn chương và tám năm lãnh đạo Tự lực văn
đoàn, ông đã có cả chục bộ tiểu thuyết dài và trên 20 truyện ngắn. Có thể kể
ra những tác phẩm của Nhất Linh: Nho phong (1924), Người quay tơ (1927),
Anh phải sống (viết cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Gánh hàng hoa (cùng
Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934), Nắng thu ( 1934),
Đoạn tuyệt (1934 - 1935), Đi Tây (1935), Lạnh lùng (1935 - 1936), Hai buổi
chiều vàng (1934 - 1937), Thế rồi một buổi chiều (1934 - 1936), Đôi bạn (
1936 - 1937), Bướm trắng ( 1938 - 1939), Xóm Cầu mới ( 1949 - 1957), tập
truyện Thương chồng (1950), Viết và đọc tiểu thuyết (1952 - 1961), Giòng
sông Thanh Thủy (1960 - 1961)…
Suốt 14 năm hoạt động nghệ thuật, tiểu thuyết của Nhất Linh có sự phát
triển nhanh cả về phương diện tư tưởng lẫn nghệ thuật. Tác phẩm của ông góp
phần quan trọng trong công cuộc cải cách xã hội và thúc đẩy tiến trình hiện
đại hóa nền văn học dân tộc. Với thể loại tiểu thuyết, Nhất Linh cùng với các
cây bút Tự lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.
1.2.

Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm nhân vật
Khái niệm nhân vật là một phạm trù không chỉ được dùng riêng trong

văn học mà còn được dung ở nhiều lĩnh vực khác. Chúng tôi xin bàn đến khái
niệm nhân vật trong lĩnh vực văn học. Bàn về khái niệm nhân vật văn học các
nhà nghiên cứu văn học đưa ra những khái niệm khác nhau. Mỗi khái niệm là
cả một quá trình nghiên cứu khoa học và thể hiện được sự phong phú trong
quan niệm, tiêu chí, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ

thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [9, tr.235].

11


Theo bộ Từ điển nhân vật thì nhân vật văn học là khái niệm mang hai
nghĩa. Thứ nhất, đó là đối tượng thường là con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất
định trong xã hội. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ nhân vật được dùng nhiều ở
mặt của đời sống chính trị xã hội, văn học nghệ thuật, sinh hoạt hằng ngày…
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật là “yếu tố cơ bản nhất
trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt
mình nó lại được các yếu tố hình thức của tác phẩm, tập trung khắc họa . Do
đó, nhân vật là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn
học” [26, tr.109].
Từ điển văn học (Đỗ Đức Hiểu chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật văn
học là hình tượng nghệ thuật về con người, là một trong những dấu hiệu về sự
tồn tại toàn vẹn của con người trong ngôn từ nghệ thuật. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có thể là con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
gắn cho những đặc điểm của con người” [11, tr.1258].
Trong Giáo trình lí luận văn học (1993) do Hà Minh Đức chủ biên, đã
định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là một hình
tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi
chi tiết, biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những
đặc điểm chính về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một
điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với phạm vi rộng
hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không có
tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm

mà còn thể hiện là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách của con người, cũng có khi đó không phải là con người hoặc có liên
quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [7, tr.102].

12


Từ các quan niệm trên ta nhận thấy vai trò đặc biệt của nhân vật trong
sự thành bại của một tác phẩm văn học. Dù bằng cách khác nhau nhưng các
nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học đều gặp nhau ở những nội hàm
không thể thiếu của khái niệm này. Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học
miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác nhau. Thứ 2, nhân vật
văn học là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tương
mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ
3, nhân vật ở đây là những đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với
đời sống, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Tìm hiểu về nhân vật văn học theo dòng văn học Việt Nam chúng tôi
nhận thấy trong tiểu thuyết trung đại nhân vật chủ yếu là nhân vật tính cách.
Nó được xây dựng thông qua các biến cố, sự kiện theo dòng tuyến tính, tác
phẩm được chia theo chương, hồi. Mỗi hồi lại tái hiện một sự kiện, biến cố
mà nhân vật tham gia. Tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua biến cố
đó. Trong khi đó ở tiểu thuyết hiện đại nhân vật không chỉ được quan tâm đến
tính cách mà còn chú ý đến diễn biến tâm lí, đến sự đa diện trong tâm hồn
nhân vật. Điều này khiến nhân vật của tiểu thuyết hiện đại không bị ước lệ
theo kiểu tư duy nghệ thuật cổ điển mà cụ thể hơn, sinh động hơn nhiều.
Trong mối tương quan với cốt truyện, nhân vật cổ điển bị ràng buộc chi phối
bởi cốt truyện và hạn chế bởi hệ thống bút pháp cũ. Trong khi đó nhân vật
trong tiểu thuyết hiện đại giữ vai trò lớn trong tác phẩm, nhiều khi chi phối và
phá vỡ cốt truyện.
Phân loại nhân vật theo kiểu nhân vật tư tưởng có: nhân vật tích cực,

nhân vật tiêu cực, nhân vật lưỡng phân…
Phân loại theo kết cấu cốt truyện có: nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật số đông…

13


1.2.2. Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.2.1. Khái niệm tiểu thuyết
Bêlinxki định nghĩa: “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” đã chỉ ra khái
quát nhất về một trạng thức của tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào sản
phẩm của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần
thuật ở đây được triển khai ở một không gian và thời gian nghệ thuật đến mức
đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn đã
định ngĩa về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư
cấu thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội
rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường
thuật tính chất kể chuyện bằng văn xuôi theo những chủ đề xác định” [2,
tr.326].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì cho rằng: “Tiểu thuyết là hình thức tự
sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn
rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của
nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể
các điều kiện sinh hoạt giai cấp, thể hiện nhiều tính cách đa dạng” [25,
tr.387].
Đoạn tuyệt của Nhất Linh là một tiểu thuyết luận đề. Do đó, chúng tôi
xin đề cập đến khái niệm tiểu thuyết luận đề để hiểu rõ hơn về tác phẩm và
cách xây dựng nhân vật của nhà văn.
Luận đề là những lí thuyết, những vấn đề về khoa học, triết học, đạo

đức, chính trị. Luận đề là đơn âm, là khô cứng, là lí lẽ mà người sáng tác bảo
vệ, thuyết phục người đọc theo quan điểm của mình. Tiểu thuyết là hư cấu,
tưởng tượng, phiêu lưu. Theo quan niệm hiện đại: tiểu thuyết là hình thức đối
thoại lớn của tác giả và người đọc. Tiểu thuyết mô tả đời sống riêng của con

14


người trong mối quan hệ rộng lớn của xã hội. Tiểu thuyết mang tính tự do,
động, để ngỏ.
Tiểu thuyết luận đề là tiếng nói của tác giả, tác giả dùng cách nói thẳng,
cho nhân vật nói thẳng, như vậy phần nào có sự đối lập đơn âm của luận đề và
đa âm của tiểu thuyết, sự linh hoạt của tiểu thuyết với sự khô cứng của luận
đề, sự tự do, để ngỏ của tiểu thuyết với logic chặt chẽ của luận đề.
Tiểu thuyết luận đề ở nước ta có thể được hiểu như một ý tưởng về
phong hóa, phong tục, ý tưởng chống lại gia đình phong kiến, ý tưởng đòi hỏi
tự do, tự lập cho con người cá nhân nảy sinh ở một thời kì lịch sử nhất định.
Vũ Ngọc Phan ghi nhận 10 loại hình tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết luận
đề. Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng: “Luận đề ở đây chỉ cái chủ trương, cái
quan niệm có hệ thống của một tác giả về một vấn đề trọng đại cuả tác giả và
liên quan đến xã hội, nhân sinh. Nhà văn viết một câu chuyện với chủ ý trình
bày những nhân vật, dẫn dắt các tình tiết để đi đến một kết cục, tất cả nhằm
bênh vực cái quan niệm riêng của mình. Người ta nhận ra tiểu thuyết luận đề
ở chỗ tác giả đã rõ rệt chủ ý bênh vực một quan niệm để chống lại một quan
niệm khác và rõ rệt uốn nắn câu chuyện, khuôn đúc nhân vật, phục vụ cho
chủ ý của mình” [21, tr.21].
Trong Bình giảng Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung viết: “Sau khi
thành lập Tự lực văn đoàn, Nhất Linh tiến sang loại tiểu thuyết luận đề, là
những tác phẩm quan trọng đã gây nhiều sôi nổi trong dư luận” [32, tr.30].
Bùi Xuân Bào nhận định: “Đoạn tuyệt là tiểu thuyết luận đề về cá nhân, Lạnh

lùng cũng thuộc luận đề đó”. Nhất Linh qua Đoạn tuyệt có thái độ mạnh mẽ,
quyết liệt hơn nhiều, ông thể hiện lập trường dứt khoát đấu tranh cho quyền
sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong
kiến với những hủ tục lạc hậu dập vùi hạnh phúc cá nhân . Chất luận đề rõ rệt
nổi đậm đã tạo cho tiểu thuyết này một dáng dấp riêng.

15


1.2.2.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết.
Nhân vật chính là đối tượng được miêu tả đến mức có sức sống riêng
nào đó ở bên trong, tùy thuộc vào nhiệm vụ mà nhà văn trao cho nó. Tiểu
thuyết với những đặc trưng về thể loại, nhìn cuộc sống và khám phá, chiếm
lĩnh nó từ góc độ đời tư, đi sâu và phản ánh cuộc sống con người, hướng tới
miêu tả cuộc sống. Nhân vật tiểu thuyết là những con người bình thường
trong cuộc sống hằng ngày với nhiều quan hệ cụ thể. Trong tiểu thuyết hiện
đại nhân vật luôn được đặt ở vị trí trung tâm, nó là nơi duy nhất tập trung,
quyết định hết thảy trong một sáng tác. Nhân vật là linh hồn, là yếu tố cơ bản
trong tác phẩm văn học, là công cụ khái quát hiện thực và là công cụ để tác
giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu
hiện tương ứng.
Trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) đã chỉ ra rằng:
“Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải… nhân vật tiểu thuyết cũng hành
động xuất hiện như con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của đời.
Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh một cách nhân đạo, không cô
lập nó cũng không cường điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một
con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo” [19, tr.392].
Nhân vật trong tiểu thuyết còn là nơi tập trung nhiều nhất, đầy đủ tư
tưởng của nhà văn và quan niệm của nhà văn về con người. Nguyễn Đình Thi
trong cuốn Công việc của người viết tiểu thuyết cho rằng: “Vấn đề trung tâm

của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi là miêu tả những con người và thấu hiểu
con đường đi của họ trong xã hội, người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều
phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [29,
tr.169].
Tác giả Thiếu Sơn trong Phê bình và cáo luận viết: “Nhân vật tiểu
thuyết phải là những người tầm thường nhưng mang bản sắc với cái nghĩa là

16


những phẩm chất yếu hèn, cao thượng mà có dù là ai, đơn vị nào cũng ít
nhiều có”.
Thạch Lam trong Theo dòng (1941, NXB Đời nay) đề cao nhân vật như
một phức hợp đa diện: “Một con người rất tốt có thể có lúc giận dỗi, tàn ác
như một con người, rất ác có thể có lúc hiền lành nhân từ. Người ta là người
với những sự cao quý và hèn hạ của con người. Những hành vi của con người
không chỉ do lẽ phải và tri thức mà phần nhiều định đoạt bởi những nguyên
nhân sâu xa khác: tính di truyền, tạng người, tính chất”.
Vũ Bằng trong Khảo sát về tiểu thuyết khái quát rằng: “Nhân vật tiểu
thuyết là nhân vật phản chiếu hình ảnh của đời, là nhân vật như chúng ta đây,
một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, nhân vật mà nhìn vào lòng như
nhìn vào lòng ta vậy”.
Tô Hoài và Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết hiện đại cho rằng nhân vật
được đặt ở vị trí trung tâm: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải
quyết hết thảy trong một sáng tác” [13, tr.45].
Có thể thấy nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh hiện lên rất cụ thể,
sinh động, để làm được điều đó đòi hỏi nhà văn phải có một quá trình quan
sát, tìm hiểu, suy ngẫm, kết hợp với vốn hiểu biết sâu rộng của mình. Vì vậy,
nhân vật trong tiểu thuyêt của ông từ diện mạo, lời nói, hành động đều rất
sống động. Đọc tiểu thuyết Đoạn tuyệt ta khó có thể quên đi được những nhân

vật như Loan, bà Phán Lợi… đây không phải là những con người kì vĩ, khổng
lồ, thánh nhân mà họ chính là những con người thật mà chúng ta có thể bắt
gặp trong cuộc sống hằng ngày và một trong số những con người bình thường
ấy lại tiềm tàng một sức mạnh dám vượt qua mọi trở ngại khó khăn để đi đến
tận cùng cuộc sống của mình.
Tóm lại, nhân vật trong tiểu thuyết có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc tạo cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật và thể hiện ngòi bút

17


tài năng của nhà văn. Lí thuyết về tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết rất đa
dạng, phong phú. Việc nghiên cứu tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của tiểu
thuyết và thể loại tiểu thuyết sẽ cho ta thấy những tác động của thể loại và sự
vận động, phát triển của nó trong quá trình văn học, tạo cơ sở cho việc nghiên
cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết luận đề Đoạn tuyệt của
Nhất Linh.
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh
Trong Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ của chủ
thể sáng tác”. Cụ thể hơn, “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải,
cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc,
phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên
giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”. Với
cách hiểu trên, quan niệm nghệ thuật sẽ chi phối toàn diện và sâu sắc thế giới
nhân vật của chủ thể sáng tạo - nhà văn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật
trong tiểu thuyết Nhất Linh, không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật
về con người của ông.
Là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn
học phương Tây, Nhất Linh đã hướng tới tìm hiểu, khám phá và thể hiện con

người trong tác phẩm của mình với chiều sâu tâm lí, tinh tế và phức tạp. Đây
là nét mới trong quan niệm nghệ thuật về con người và cũng khẳng định ý
thức cá nhân sâu sắc của nhà văn. Là một cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng
mạn, nhưng con người trong quan niệm của ông không hoàn toàn thoát li
hoàn cảnh mà phải chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh. Chính vì vậy,
nhân vật của ông vừa có chiều sâu tâm lí, vừa sống động hơn bởi dấu ấn của
hiện thực cuộc sống.

18


1.3.1. Con người gắn với hoàn cảnh
Là nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng lãng mạn, mặc dù chưa chú
trọng đến tái hiện mối quan hệ giữa tính cách với hoàn cảnh, song nhân vật
của Nhất Linh cũng luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh. Yếu tố này chi phối
cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết luận đề cũng như trong tiểu thuyết
tâm lí của ông.
Trong Đoạn tuyệt, các nhân vật lí tưởng của Nhất Linh luôn đấu tranh
để vượt ra khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến cổ hủ, để khẳng định
quyền tự do, quyền sống chính đáng của mình. Loan là cô gái được cha mẹ
cho theo học trường Tây, hiểu biết và luôn ý thức về quyền được tự do yêu
đương, tự quyết định về hôn nhân của mình. Là một cô gái mạnh mẽ, cương
quyết nhưng khi nhìn thấy bà Hai (mẹ của Loan) khóc thì Loan đã “xiêu
lòng”, “nàng không nỡ nào trái lệnh dẫu đời nàng tan nát đi chăng nữa” [18,
tr.62]. Nàng phải thuận lấy Thân, người đàn ông mà nàng không yêu chỉ vì
không muốn làm phiền lòng cha mẹ. Chấp nhận lấy Thân theo ý của cha mẹ
nàng là Loan đã thấy được trước cuộc đời tương lai của mình, những suy nghĩ
tân thời rồi đây sẽ không còn được phát biểu một cách tự do nữa mà nàng
phải tự uốn mình vào khuôn phép. Dự đoán trước cuộc sống với gia đình
chồng sau này, nàng đã thử tìm phương lược ổn thỏa hơn. Nàng bàn với Thân

ra Hà Nội buôn bán để có thể êm thấm thoát li với gia đình cũ, sống một cuộc
đời rộng rãi, thảnh thơi, có dịp khuyến khích chồng, chung gánh công việc với
chồng. Nhưng Thân lại không đồng ý với với điều đó. Trả lời Loan, Thân thốt
ra một câu đần độn: “Mợ không phải nói nhiều. Tôi lấy mợ về không phải để
mợ dạy khôn tôi. Việc của tôi, tôi lo. Nhưng lập thân: Thân danh tôi như thế
này mà làm anh bán chiếu, mợ coi thế tiện lắm à?” [18, tr.76]. Bước vào cuộc
đời làm dâu, nàng bị mẹ chồng xem như một món đồ vật mua với giá cực đắt
và sử dụng chẳng cần nể nang. Tuy vậy, Loan đau đớn vì sự mệt mỏi thân thể

19


×