Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.61 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT
Y BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT
Y BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI – 2013




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài Ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh - người đã hướng dẫn tận tình
để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn
học đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thùy


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan:
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khớp với bất cứ
một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thùy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................................. 8
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ
NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 ........................ 9
1.1. Ngôn ngữ văn học và vai trò của ngôn ngữ trong sáng tạo và tiếp nhận văn học . 9
1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 .................. 12
1.2.1. Ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực đời thường ............................... 13
1.2.2. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận ............. 14
1.2.3. Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu........................................ 15
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN .... 17
2.1. Ngôn từ trong ý thức sáng tạo của Y Ban ............................................................. 17
2.2. Một số đặc điểm cơ bản của ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban ............................. 19
2.2.1. Ngôn ngữ đời thường.......................................................................... 20
2.2.2. Ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè ................................................................... 23
2.2.3. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn y học...................................................... 25
2.3. Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu ........................................................................ 28
2.3.1. Ngôn ngữ trần thuật mang giọng bi hài, mỉa mai ................................ 29
2.3.2. Ngôn ngữ trần thuật mang giọng sắc lạnh, tỉnh táo, gai góc ................ 35
2.3.3. Ngôn ngữ trần thuật mang giọng chiêm nghiệm triết lí ....................... 41
2.3.4. Ngôn ngữ trần thuật mang giọng tâm tình, xót thương........................ 44


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU

THUYẾT CỦA Y BAN ............................................................................... 50
3.1. Sử dụng lớp ngôn ngữ báo chí ngắn gọn mang đậm lượng thông tin.................. 50
3.2. Sử dụng kết hợp lớp từ cổ, từ địa phương ............................................................. 52
3.3. Sử dụng linh hoạt các kiểu câu .............................................................................. 52
3.4. Câu văn liền mạch, không xuống dòng ................................................................. 55
3.5. Ngôn ngữ mạng, sử dụng hình thức viết thư......................................................... 56
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất của văn học. Nói như
M. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó
và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất của văn học”.
Như vậy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học, bởi ngôn từ đã vật
chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện …
Với tiểu thuyết, một thể loại tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật thì ngôn
từ lại càng đóng vai trò quan trọng. Trong tiểu thuyết, ngôn ngữ được xem là
một trong những phương diện quan trọng nhất để khu biệt nó với các thể loại
văn học khác. Qua đây, tiểu thuyết thực sự tạo thành một trung tâm hoàn toàn
mới mẻ, năng động và sáng tạo. Những cách tân độc đáo của thể loại này có
thể được tìm thấy trên các khía cạnh khai thác ngôn từ như: tổ chức lời văn
nghệ thuật, đặc điểm từ ngữ, câu văn, các thủ pháp sáng tạo về ngôn ngữ,…
Trong việc nghiên cứu một tác phẩm văn học nói chung, một tiểu thuyết nói
riêng thì tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
1.2. Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống. Theo dòng chảy
của thời gian, văn học cũng có những thay đổi cho phù hợp với cuộc sống
mới, với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ mới. Đổi mới, sáng tạo là quy luật phát
triển của văn học mọi thời. Văn học sau năm 1975 là một cuộc chuyển dòng

ngoạn mục của tiến trình văn học dân tộc. Sau năm 1975 đặc biệt là từ thời kì
đổi mới (1986) nền văn học nước nhà có nhiều biến chuyển và khởi sắc. Sự
đổi mới diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau: từ cảm hứng chủ đạo, quan
niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức thể hiện. Trong dòng chảy
ấy thấy nổi lên một số tên tuổi tiêu biểu mà khởi sắc là sáng tác của đông đảo
các cây bút nữ vừa trẻ về tuổi đời, vừa giàu nội lực sáng tạo. Đây là thời kì
mà người ta thường gọi là thời kì “văn học mang gương mặt nữ”. Y Ban là
một trong những gương mặt nổi bật ấy. Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan

1


Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Việt Hà, chị là người có nhiều
đóng góp trong việc tạo nên diện mạo của đời sống văn học đương đại.
Y Ban là một trong những nhà văn có những tìm tòi sáng tạo lối viết,
cây bút nữ quen thuộc trong làng văn học hiện đại những năm đổi mới. Chị
xuất hiện nổi bật từ giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ
Quân đội (1989- 1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một
người đàn bà. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyện ngắn, Y Ban còn sáng tác
cả tiểu thuyết. Lần đầu tiên nhà văn cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Đàn bà xấu
thì không có quà (2004) đã thu hút sự quan tâm của độc giả và giới phê bình,
kích thích được cảm hứng tranh luận trên văn đàn. Lần lượt sau đó là các tiểu
thuyết: Xuân Từ Chiều (2008) - Giải C cuộc thi viết tiểu thuyết lần thứ ba
(2006- 2010) của Hội Nhà văn Việt Nam, Trò chơi hủy diệt cảm xúc (2012).
Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài báo, tạp chí, không ít những
cuộc trao đổi trên các diễn đàn về tiểu thuyết của Y Ban, trong đó có cả
những trang diễn đàn đăng tải trên mạng internet của người Việt ở nước ngoài.
Càng viết, độ chín ngòi bút Y Ban càng đậm đà. Chị đi vào các ngõ
ngách cuộc sống với những trang viết chân thật, dung dị, có lúc bạo liệt. Sáng
tác của chị được nhiều người đón đọc. Nhiều tác phẩm có những dư vang, ám

ảnh day dứt. Với những tác phẩm táo bạo đổi mới trong nghệ thuật, tư tưởng,
đến nay, Y Ban đã có những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà thời kì
đổi mới. Hơn nữa, việc nghiên cứu tiểu thuyết của một cây bút tiêu biểu của
văn học đương đại như Y Ban là cần thiết. Đây cũng là lí do thôi thúc tác giả
khóa luận lựa chọn đề tài kể trên.
1.3. Một điều đặc biệt quan trọng với tác giả khóa luận – một giáo viên
Ngữ văn ở ngưỡng cửa tương lai, thông qua tìm hiểu ngôn từ trong tiểu thuyết
Y Ban, người viết sẽ có cơ hội tốt để nâng cao trình độ tư duy và thao tác tìm
hiểu ngôn từ nghệ thuật – một phương diện, một chất liệu đặc thù của văn học
nghệ thuật. Đây được xem là phần việc quan trọng hàng đầu với người dạy
văn. Bởi chỉ khi có một năng lực tư duy nhạy bén và thành thục với các thao

2


tác giảng dạy tác phẩm, người giáo viên mới có thể giúp học sinh đến được
với cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
Xuất phát từ những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài
Ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban. Qua đó, người viết, một mặt, tìm hiểu những
cách tân mới mẻ của Y Ban trên góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, mặt khác, nhằm
ghi nhận những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương
đại về phương diện này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các bài viết về tác phẩm của Y Ban in trên các báo và tạp chí
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, văn học xuất hiện nhiều
cây bút trẻ, đây là một sự kiện mới được nhiều người chú ý trong đó nhiều tác
giả đã quan tâm tới những sáng tác của Y Ban.
Nhận định về sáng tác của Y Ban, nhà nghiên cứu phê bình văn học Bùi
Việt Thắng trong bài “Một giọng nữ trầm trong văn chương” đã chỉ ra những
cái được và những cái chưa được trong truyện của Y Ban: “Y Ban có lối viết

riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật
trong những tình huống tiêu biểu”, cũng trong bài viết này ông khái quát:
“Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng tâm tình - không đặc sắc về cốt
truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều
sâu tâm tư của tính cách da diết của tình đời, tình người” [31]. Vẫn là của tác
giả Bùi Việt Thắng, bài viết “Khi người ta trẻ” in trên báo Văn nghệ số
43/1993, Y Ban cũng là một nhà văn nhận được nhiều lời ngợi khen từ tác
giả: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật nên truyện của chị đậm
chất chiêm nghiêm, triết lí” [30].
Báo Văn nghệ số 25/2003, đăng bài “Y Ban và những thân phận đàn
bà” của Xuân Cang. Trong đây, tác giả đã phân tích và lí giải về cách xây
dựng nhân vật nữ của Y Ban. Ông đánh giá: “Y Ban là một người phụ nữ viết
văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm
hồn con người” [9].

3


Trong “Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội”, giám đốc
Nhà xuất bản Hoàng Ngọc Hà đánh giá cao tác phẩm của chị: “Y Ban (giải B)
lại có một lối kể chuyện thật thản nhiên, không bình phẩm mà dẫn người đọc
vào những suy tư và tự xem lại cách sống của mình”.
Nhìn chung những bài viết về sáng tác của Y Ban in trên các báo và các
tạp chí chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát.
Đa số các tác giả chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận
diện tác giả mà chưa có những nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm.
2.2. Các bài viết, trao đổi về tác phẩm của Y Ban trên các trang diễn
đàn và báo mạng
Các bài viết và đánh giá về những tác phẩm của Y Ban trên mạng
internet chủ yếu là quan điểm và cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, nhiều

tầng lớp. Số lượng rất phong phú, dưới đây xin được hệ thống một số bài viết
của các nhà báo và một số cuộc trao đổi của độc giả là thành viên của những
diễn đàn có uy tín trên mạng.
Trên trang www.phunucali.com một trang tạp chí của người
Việt Nam ở nước ngoài có đưa bài viết khá công phu về “Tình dục và văn
chương nữ giới trong nước” của Nguyễn Mạnh Trinh. Bài viết thể hiện một
cái nhìn khá cởi mở về vấn đề tình dục trong văn chương. Nguyễn Mạnh
Trinh đã tìm hiểu tương đối kỹ lưỡng về phản ứng của dư luận trong nước đối
với một số tác phẩm mang yếu tố sex mà tác giả là các nhà văn nữ: Bóng
đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Tre rừng (Năm
con Ngựa Trời), I am Đàn bà (Y Ban).
Cũng trên diễn đàn này, thống kê cho thấy có tới hơn hai mươi bài viết
của các thành viên trao đổi xung quanh chủ đề “Yếu tố tình dục trong văn Y
Ban từ góc nhìn văn hóa”. Đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có
chứa sex của Y Ban trong đó có nhiều bài viết sắc sảo, thú vị tỏ ra người viết
là độc giả có trình độ.

4


Mới gần đây khi Nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành tiểu thuyết Xuân
Từ Chiều (6/2008), trên báo mạng cũng liên tục có những bài viết về tác phẩm
này. Chưa có nhiều bài viết đi sâu mà chủ yếu là những tóm tắt về số phận
của ba nhân vật và đều thống nhất ở những nhận định chung về nội dung cũng
như lối viết của nhà văn.
Trang www.evan.vnxpress.net có bài viết “Xuân Từ Chiều” của Thanh
Huyền. Tác giả nói về người đàn bà ẩn sau câu chuyện “Xuân Từ Chiều câu
chuyện về ba người đàn bà bị trêu ngươi. Hình bóng thứ tư hoặc nhẹ lẫn vào
ba con người đó là dáng dấp của Y Ban – người viết có khuôn mặt cười
nhưng đã không ít bận nuốt nước mắt vào trong những khi mải mốt đi tìm

hạnh phúc”. Cuối bài viết tác giả đã nhận định thêm về kết cấu của cuốn tiểu
thuyết: “Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà như một ghi chép lộn xộn,
ngẫu hứng những lời kể của người trần thuật. Nhà văn dường như cũng chỉ kể
một cách tự nhiên mà không quan tâm đến việc kiến tạo cho câu chuyện của
mình một cấu trúc. Lối kể đó phù hợp với những chuyện vặt vãnh trong nhà,
ngoài phố, nhìn đến đâu kể đến đó. Và vì thế mà tác phẩm cuốn hút” [18].
“Xuân Từ Chiều – chua xót với nỗi con người” là tên bài viết của Trần
Thanh Hà được đẩy trên trang báo www.antd.vn, tác giả không đi sâu vào
phân tích tác phẩm mà có tính chất tóm tắt nội dung và nhận diện lối viết mới
mẻ của Y Ban: “Nhà văn Y Ban vốn chuyên viết về đàn bà, lần này chọn một
cách viết rất đàn bà, là lối kể chuyện vô cùng ngồi lê đôi mách. Chính bởi
cách viết này mà tất cả những câu chuyện to nhỏ trong đời sống của người
đàn bà đều được truyền tải một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn… Mới đọc
tưởng đây chỉ là chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà, nhưng càng đọc càng
thấy chua xót với nỗi đàn bà, nỗi con người trong thời đại chúng ta” [14].
Cũng trên tinh thần của những bài viết trên, Nguyễn Đức Dương cũng
bị lay động và day dứt bởi “những câu chuyện rất thường” của Xuân Từ
Chiều: “Cũng ám ảnh và dữ dội không kém I am Đàn bà, Xuân Từ Chiều là
câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ mà chúng ta có thể dễ dàng

5


bắt gặp khuôn mẫu trong xã hội… Hãy đọc tác phẩm để thấy được một phần
của mình trong đó” [12].
Mở đầu cho bài phỏng vấn của mình với nhà văn Y Ban, nhà báo Hà
Linh cũng có những cảm nhận riêng của mình về những tác phẩm: “Vẫn viết
về phụ nữ, cuốn tiểu thuyết mới của Y Ban là câu chuyện về ba người đàn bà
bị trêu ngươi. Tác phẩm mở ra một không gian của một cái chợ đời, nơi nhân
vật buôn chuyện buồn số phận, những mong mua lấy chút nhân tình” [19].

Bài viết “Xuân Từ Chiều – một lát cắt mới về cuộc sống người phụ nữ”
của Minh Văn Chất cũng là lời giới thiệu về nội dung của cuốn sách kèm theo
những cảm nhận rất riêng: “Đọc Xuân Từ Chiều độc giả dường như nín thở,
hồi hộp lo lắng cho những nhân vật của tác phẩm, mạch tiểu thuyết diễn tiến
nhanh, liên tục như cuốn hút độc giả từ trang đầu đến trang cuối của tác phẩm.
Với kết cấu liền mạch (không chia đoạn) có vẻ như Y Ban đã lấy một hơi dài
để kìm nén cảm xúc lòng mình, để viết và chỉ thở hắt ra khi đã tuôn trào hết.
Chính điều đó đã tạo nên sự hụt hẫng, lắng đọng trong lòng độc giả khi đọc
hết tác phẩm” [10].
Mới gần đây khi nhà văn cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Trò chơi hủy
diệt cảm xúc cũng đã gây được nhiều tranh luận trên văn đàn văn học đương
đại. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét: “Cuốn sách này bày ra một trò
chơi? Hay là một sự thật… Trò chơi đã cuốn các nhân vật tham gia vào những
cười khóc, những lú lẫn và những bừng tỉnh… Khi Y Ban chọn trò chơi này
thì chị đã chọn được một cách thể hiện rất đặc biệt và vô cùng hiệu quả cho
cuốn tiểu thuyết mới của mình” [5].
Nhìn lại chặng đường đã qua, ta thấy có nhiều ý kiến bình luận khác
nhau về các tiểu thuyết của Y Ban và hầu hết đều khẳng định vị trí quan trọng
của tác phẩm trong loại hình tiểu thuyết đương đại. Những công trình nghiên
cứu tuy nhiều nhưng chưa tập trung đi sâu vào tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật
một cách toàn diện, sâu sắc. Tìm hiểu sâu ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Y Ban, tác giả luận văn muốn góp phần tạo thêm cơ sở vững chắc vào việc

6


khẳng định tài năng của Y Ban, đồng thời qua đó thấy được sự cách tân của
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo về ngôn
từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Y Ban; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu
trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn, tất nhiên không tách rời nó với việc thể
hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của các tiểu thuyết.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn từ văn học
nói chung và ngôn từ trong tiểu thuyết đương đại nói riêng, khóa luận có nhiệm
vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Y
Ban.
3.2.2. Khóa luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn từ
của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện
nội dung tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Ban.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các tiểu thuyết của Y Ban:
1. Đàn bà xấu thì không có quà (Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2004)
2. Xuân Từ Chiều (Nhà xuất bản Phụ nữ - 2008)
3. Trò chơi hủy diệt cảm xúc (Nhà xuất bản Trẻ - 2012)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng chủ yếu những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp phát sinh lịch sử

7


- Phương pháp thống kê, so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét độc
đáo về tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Ban. Phát hiện và phân
tích những thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban. Với những phát
hiện này, khóa luận khẳng định đóng góp to lớn của Y Ban trong hành trình cách
tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là về mặt ngôn từ.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính
của khóa luận sẽ được triển khai thành các chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 2: Đặc điểm ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban
Chương 3: Một số thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ
NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975
1.1. Ngôn ngữ văn học và vai trò của ngôn ngữ trong sáng tạo và tiếp
nhận văn học
1.1.1. Từ trước tới nay, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp
trọng yếu và quan trọng nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người
truyền đạt được những tư tưởng, ý định, mục đích với nhau. Trong Từ điển
tiếng Việt có định nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và
những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một
cộng đồng” [24; 688].

Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại,
thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cùng tồn tại
lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là
do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa” [22; 14].
Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học. Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông: “Ngôn
ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử
dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền tải thông tin. Trong nghệ thuật, mỗi
chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của
mình” [23; 116].
1.1.2. Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền
tải dung lượng thông tin nhất định vừa mang tính thẩm mĩ cao. Ngôn ngữ ở vị
trí trung tâm của văn học thể hiện phông văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn
và xu thế ngôn ngữ chung của thời đại. Phân biệt ngôn ngữ văn học và ngôn
ngữ nói chung, Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn
ngữ có tính chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật
ngữ này có tính chất rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được

9


dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, trên đài
phát thanh, trong văn học và khoa học” [15; 183].
Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ cội nguồn tự nhiên của nó. Từ
cội nguồn này nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo nên vốn ngôn ngữ của
riêng mình. Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ văn học Từ điển thuật ngữ
văn học nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời thường
được lựa chọn đưa vào trong tác phẩm văn học. Cội nguồn của nó bắt đầu từ
kho ngôn ngữ của nhân dân. Ngôn ngữ nhân dân càng phong phú thì ngôn
ngữ văn học càng tiếp thu và sáng tạo được nhiều hơn” [12; 183]. Bắt nguồn

từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu
thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học đã đem lại
bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ
văn học với ngôn ngữ nói chung.
1.1.3. M. Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.
Nếu tác phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu
tố căn cốt, yếu tố đầu tiên để kiến tạo nên tác phẩm văn học. Vai trò của ngôn
ngữ đối với văn học được thể hiện ở một số điểm sau:
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học. Khác với các loại hình nghệ thuật
khác như: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, hình tượng nghệ thuật trong văn học
được xây dựng bằng ngôn từ, vì thế không tác động trực tiếp vào thị giác,
thính giác công chúng mà tác động đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người
đọc, làm lay động tâm hồn người đọc. Đó là tính phi vật thể của hình tượng
nghệ thuật ngôn từ.
Ngôn ngữ có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong
việc khai thác và khám phá của văn học. Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng
phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp cho người đọc
sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời
gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Như vậy, ngôn ngữ văn học đã giúp người
đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình.

10


Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong thể hiện cá tính của nhà văn.
Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lí, quan điểm, lập trường, ý thức
sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó. Tác giả có phong cách
ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, cái
nhìn riêng đối với đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng
điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. Chẳng hạn như Nguyễn Huy Thiệp đã

dùng giọng nói châm biếm, mỉa mai hài hước cay độc để phơi bày những cái
xấu xa, đồi bại, tha hóa, lố bịch của con người trên trang giấy của mình. Phạm
Thị Hoài lại dùng lối văn phê phán phủ định, trào phúng, bắt người đọc phải
suy nghĩ, trăn trở, day dứt và luôn cảm thấy không yên ổn. Nhưng dù nói thế
nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được
ý thức sáng tạo một cách sâu sắc. Bởi vì “Người hạ bút làm thơ mà không am
hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống sông cuồn cuộn mà
không biết bơi” [23; 71].
1.1.4. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu tác
phẩm. Theo góc nhìn của thi pháp học hiện đại thì ý nghĩa tác phẩm là một thuộc
tính hàm ẩn, nó phải được khám phá qua nhiều lần cảm thụ. Cách tiếp cận theo
lối ấn tượng chủ nghĩa không còn thuyết phục nữa. Do vậy, khi đọc tác phẩm
phải nắm được ngữ cảnh, trong đó, ngữ cảnh đầu tiên là các quy tắc ngôn ngữ.
Tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ giúp cho người đọc tránh được lối đọc thụ
động, tránh được lối suy diễn tài tử được đâu trúng đó. Điều kiện để đến với tác
phẩm bằng con đường chân chính là phải nắm được toàn bộ yếu tố tác phẩm,
một cách trực diện là nắm được ngôn ngữ tác phẩm. Có như vậy mới là đối xử
công bằng với tác phẩm văn học. Ngôn ngữ văn học là cầu nối giữa tác phẩm với
người đọc, giữa nhà văn với độc giả. Đọc có nghĩa là đồng sáng tạo cùng với nhà
văn.
Như vậy ngôn ngữ văn học là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi tiếp cận
tác phẩm văn học. Giải thích văn học bằng ngôn ngữ đã và đang là một xu thế

11


của tiếp cận văn học hôm nay. Văn học chân chính là văn học sử dụng hệ
ngôn ngữ có ý thức.
1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975
Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và chưa

định hình. Ra đời và đang trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật
của lịch sử, nó trở thành thể loại khác biệt, không tham gia vào sự tác dụng
hữu cơ của thể loại khác. Nó có sức mạnh để đứng riêng độc lập, lấn lướt các
thể loại khác, thu hút các thể loại vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và
sắp xếp lại trọng tâm cho chúng.
Ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ của thời hiện tại năng động và đa
dạng, có sự ý thức, cá tính hóa phong cách nhà văn, bởi nhà văn vừa tổ chức
hệ lời sống động, vừa không triệt tiêu tính chất của văn bản, vừa bảo đảm xây
dựng một trung tâm ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam có những đổi mới và biến
chuyển sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện để phù hợp với đời sống
mới. Gác lại cảm hứng sử thi, hùng tâm tráng trí, văn học hướng đến cuộc
sống thường nhật với bao lo toan, bộn bề, phức tạp. Sự đổi mới trong văn
chương diễn ra theo nhiều phương diện: từ quan niệm về hiện thực phản ánh,
quan niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức biểu hiện phong phú.
Cảm hứng chủ yếu của văn học thời kì này cũng thay đổi: từ cảm hứng sử thi
lãng mạn sang cảm hứng thế sự, đời tư. Ngay trong bản thân các thể loại văn
học đã và đang diễn ra quá trình hoài thai, co thắt tự làm mới mình. Trong số
các thể loại văn học, văn xuôi là thể loại ghi nhận nhiều đổi mới nhất cả về số
lượng và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu. Tiểu thuyết giống như người
khổng lồ của nền văn xuôi hiện đại, nơi tập trung nhiều thành tựu rực rỡ nhất,
đã ghi nhận những thử nghiệm đổi mới và thành công bước đầu. Nhận diện về
ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 ít nhiều cũng chính là
nhận diện ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam sau năm 1975. Ngôn ngữ văn xuôi
Việt Nam sau năm 1975 có một số đặc điểm cơ bản sau:

12


1.2.1. Ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực đời thường

Nói về ngôn ngữ văn chương sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Bình nhận xét: “Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh
hoạt - thế sự đến thế. Chưa bao giờ trong văn chương (kể cả thơ, kịch, phim)
những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần tục, bụi bặm, dân dã xuất hiện nhiều
đến thế” [5; 173]. Thực vậy, các nhà văn thời kì này có khát vọng diễn đạt cái
thô nhám, đời thường, phức tạp của đời sống, nơi con người là cá nhân đa
đoan, đa sự của kiếp người. Ngôn ngữ văn xuôi không còn trang trọng mà
suồng sã và mang nặng tính khẩu ngữ để có thể ôm trọn được mảng hiện thực
phức tạp. Câu văn linh hoạt về cú pháp, thoải mái trong cách diễn đạt, đậm
tính phê phán và tươi rói sự sống.
Trong văn xuôi thời kì đổi mới xuất hiện những lớp từ đi liền với đời
sống - sinh hoạt. Chưa bao giờ trong văn chương những câu chửi thề, chửi tục,
lời nói trần tục lại xuất hiện nhiều như vậy. Nó làm cho nhân vật sống thật
hơn với tính người phức tạp, nhân vật không được bao bọc trong một bầu
không khí sạch sẽ vô trùng nữa. Cái đẹp của nhân vật chính là độ chân thật
cao mà nó đạt được. Chính ngôn ngữ đã góp phần tạo nên độ chân thật ấy của
nhân vật, của văn chương mang cảm quan hiện thực - đời thường. Cách sử
dụng ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường đã góp phần thể hiện dấu ấn
tác giả rõ nét. Nhà văn không yên vị là người rao giảng đạo đức, mà quan tâm
đến nhu cầu gọi đúng tên, chỉ ra đúng bản chất của sự vật. Không phải ngẫu
nhiên mà Phạm Thị Hoài bày tỏ quan niệm: “Tôi chán văn chương cùng
giọng trước kia, tôi quan tâm tới bút pháp hơn là phản ánh” [23; 356].
Trong văn chương cái để lại dấu ấn lâu dài đối với bạn đọc chính là
cách nhà văn sử dụng vốn ngôn ngữ của mình thế nào. Cho nên, không ai bắt
chước được cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam,…
Văn học Việt Nam thời kì đổi mới in đậm dấu ấn cá nhân trong cách ứng xử
với ngôn ngữ. Chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp nhại rất tài tình thứ văn
chương lãng mạn, cải lương, đồng thời thổi sức sống vào lớp ngôn từ bụi bặm,

13



chợ búa. Ở nhà văn này những lớp ngôn ngữ gân guốc của cuộc đời như chửi
thề, nói tục cứ đầy vơi, cứ đi về không đệm đậy, không né tránh. Ngôn ngữ
này tạo nên linh hồn cho câu chuyện, khiến người ta thấy mình trong từng
trạng huống tâm lí, từng lời ăn tiếng nói của nhân vật. Văn chương thực sự đã
trở thành cuộc trình diễn của cá tính người nghệ sĩ. Với tất cả sự sắc sảo của
mình, nhà văn đã đưa lớp ngôn ngữ bụi bặm vào văn học, theo cách này hay
cách khác, bằng sự trỗi dậy cao độ của ý thức cá nhân.
1.2.2. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận
Chiến tranh qua đi, cuộc sống lại trở về với muôn mặt đời thường của
nó. Văn chương lại trở về với nhiệm vụ soi tỏa từng ngõ nghách nhỏ trong
tâm hồn con người. Từ đó, nhu cầu tăng cường tốc độ và lượng thông tin
trong văn học được đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại
“bùng nổ thông tin”, thời đại công nghệ kĩ thuật cao và chuyển động “siêu
tốc”, phù hợp với nhịp độ của cuộc sống hiện đại, với guồng quay của cơ chế
thị trường.
Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 có sự tăng cường đáng kể tính tốc độ.
Ta bắt gặp trong văn xuôi thời kì này những mạch chuyện dồn dập, lối vào
truyện nhanh, đặc biệt là vai trò của đối thoại trong việc mở rộng cốt truyện,
dẫn dắt liên tưởng. Bạn đọc có lúc bị choáng ngợp trong dòng thác ngôn từ
của tác phẩm. Những câu văn co duỗi linh hoạt mà nội dung chính lại nằm ở
thành phần mở rộng, những kết cấu trần thuật trùng điệp tăng độ nén của văn
bản. Tất cả đã góp phần vào việc tái hiện cuộc sống với những hối hả gấp gáp,
nơi ấy tình yêu, hạnh phúc, thù hận, nhục nhã, ê chề chỉ gói gọn trong một
không gian, thời gian chật chội. Ưu thế tốc độ này thuộc về lớp trẻ như Phan
Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,…. Văn chương trở thành một “trò chơi
ngôn ngữ” để độc giả tự tìm lời giải mã.
Tăng cường tốc độ đi đôi với nhu cầu gia tăng lượng thông tin. Làm
sao để có thể truyền tải được dung lượng thông tin vừa đủ trong một khuôn

khổ cú pháp có nhiều thay đổi? Điều đó làm nảy sinh lối nói giản lược, nói tắt

14


mang tính xã hội hóa cao. Không cần rào trước đón sau, nhà văn cứ tự nhiên
đi thẳng vào mạch truyện bằng những tổ hợp ngôn ngữ mới mẻ “hôn một
cách chuyên nghiệp”; “vóc dáng vi vu” hay cách viết của Phạm Thị Hoài
trong “Thiên Sứ” với hàng loạt thuật ngữ mới lạ. Kiểu dung hợp ngôn ngữ lạ
như vậy đặt ra yêu cầu lựa chọn bạn đọc của tác giả. Tăng khả năng thông tin
cũng có nghĩa là vừa sử dụng sáng tạo những thành phần cú pháp truyền
thống, vừa gia thêm lượng ngôn từ hiện đại vào tác phẩm, xóa bỏ sự cách biệt
về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học và trong cuộc sống thường nhật.
Trong cuộc sống đầy bộn bề và phức tạp, phần lớn các tác giả đều có
thiên hướng tìm kiếm những ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả một hiện
tượng đời sống cụ thể. Đáp ứng nhu cầu này, ngôn ngữ văn xuôi cũng bớt đi
phần kể, phần tả để tăng phần triết luận, khái quát, phần trữ tình ngoại đề. Đó
là những dòng trữ tình về số phận, chiến tranh trong văn của Nguyễn Minh
Châu, là sự nhất quán của một phong cách đi từ chính luận thời sự đến triết
luận về đạo đức nhân sinh ở Nguyễn Khải, là cái triết lí của cô bé Hoài không
thể lớn được nhưng nhìn đời với cái nhìn già dặn…. Thế hệ các cây bút trẻ
muốn trình bày đời sống qua chiều sâu trải nghiệm cá nhân mà họ sẵn lòng tin
vào giá trị của nó nên họ cũng rất ưa triết luận. Có thể nhận thấy tính triết
luận là khuynh hướng nổi bật của văn xuôi thời kì đổi mới, kế thừa và phát
huy tính triết luận trong văn học từ sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng,…
1.2.3. Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu
Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng đặc biệt nhạy cảm với
giọng điệu. Làn gió đổi mới đã thổi vào văn xuôi Việt Nam làm thay đổi
giọng điệu của văn học. Không còn thời kì mà các nhà văn hào hứng bơi theo

dòng chung của văn học để “lại vừa thoải mái lại vừa an toàn”. Nhà văn thời
kì này tự do bơi theo những dòng riêng biệt. Điều đó tạo nên những khác biệt
trong văn học, đặc biệt là về giọng điệu. Quan sát đại thể, mười năm đầu sau
khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, ngôn ngữ văn xuôi nước ta mang

15


giọng trần thuật chủ đạo là trầm tĩnh khách quan. Từ khoảng giữa thập kỷ tám
mươi nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội và sự phát triển ồ ạt của dòng
văn học chống tiêu cực. Giọng điệu này chứa đựng sự nhiệt tình sôi nổi, nhu
cầu đối thoại ráo riết về các vấn đề xã hội mà ý thức công dân vừa thức tỉnh
theo tinh thần dân chủ mới. Nói một cách khác, nếu như văn xuôi nước ta từ
1945 đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu ngợi ca, khẳng định với
niềm lạc quan tin tưởng thì trước hiện thực cuộc sống mới, văn xuôi Việt
Nam sau 1975 đã có sự đa dạng về giọng điệu. Đó là giọng giễu nhại, hoài
nghi, chất vấn, từng trải, chiêm nghiệm với nhiều sắc thái, biên độ khác nhau.
Ngay trong một tác phẩm cũng xuất hiện những giọng nói, ngữ điệu khác
nhau: khi thì hoài nghi, chất vấn, đay đả, lúc lại bỡn cợt, giễu nhại, vạch trần,
coi thường mọi chuẩn mực. Cuộc sống đã có tác động nhiều tới giọng điệu
của nhà văn. Nhà văn hồ nghi, muốn lật ngược vấn đề, nhà văn cười cợt tất cả
những cái sáo mòn, hay nhà văn từng trải trước những bộn bề, hỗn tạp của
cuộc sống.
Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 mang logic của một thể loại đã có
nhiều thay đổi cho phù hợp với quy luật tất yếu của đời sống và văn học.
Những đặc điểm trên chỉ là những thuyết minh sơ bộ. Vì văn xuôi nói chung
và tiểu thuyết nói riêng đang được coi như là một cấu trúc ngôn ngữ động,
luôn có sự thay đổi, không chấp nhận sự hoàn bị. Bất kì thể loại văn học chân
chính nào đều có xu hướng tự phá vỡ cấu trúc của chính mình. Tiểu thuyết lại
là nơi cái mới được thể hiện nhiều nhất trên hành trình văn học nhân loại.


16


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN
2.1. Ngôn từ trong ý thức sáng tạo của Y Ban
Y Ban tên thật là Trần Thị Xuân Ban, sinh ngày 01 tháng 07 năm 1961
tại Ninh Bình. Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng giảng dạy tại
trường Cao đẳng Y Nam Định. Nhưng theo Y Ban, nghề văn đã chọn chị, cô
giáo bỏ nghề y đi viết văn và trở thành Y Ban (tức Ban trường Y). Hiện nay
chị là Phó ban biên tập báo Giáo dục và Thời đại. Y Ban được bạn đọc biết
đến bởi nhiều tác phẩm của chị đã đạt giải cao. Nhiều tác phẩm của chị khi
mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của cả độc giả và giới phê bình văn
học thậm chí tạo nên một làn sóng dư luận văn học trong nước và nước ngoài.
Trong dòng chảy của văn xuôi thời kì đổi mới, Y Ban là người có lối viết
riêng và tạo ra phong cách cho mình. Người đọc dễ dàng nhận thấy một lối viết
táo bạo và khắc khoải, thậm chí còn mang nhiều vẻ gai góc, thô nhám, tạo ấn
tượng về một cá tính mạnh, biết đùa giỡn, cười cợt, nếu cần, có thể dùng cả thứ
ngôn từ “cực thực”, “trần trụi”. Là người đàn bà từng trải, chị sống sâu sắc,
mạnh bạo và dám thách thức. Chị là nhà văn giàu nội lực với vốn sống phong
phú. Thế nên khi đọc các tác phẩm của chị người ta thấy gần gũi, quen thuộc
nhưng cũng không kém phần thấm thía, sâu sắc.
Trong văn chương, ý thức sử dụng ngôn ngữ được nhà văn chú trọng
hơn, đã trở thành quan niệm văn chương chân chính của riêng nhà văn. Phần
nhiều, các quan niệm đều được chị nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn, qua
những kiến giải, phân tích tác phẩm của người trong cuộc và qua nhận xét của
các nhà nghiên cứu.
Đối với quá trình sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo bao giờ cũng là sự trăn
trở của người cầm bút, từ khi bắt đầu ngồi vào bàn viết đến khi tổ chức, xây

dựng kết cấu của tác phẩm. Trên Vietbao.vn, trong “Nhà văn Y Ban và quan
niệm sáng tác”, Y Ban tâm sự: “Truyện của tôi, lúc đọc người ta có thể tức
giận, khóc, cười… Nhưng đọc xong thì chẳng cần suy tư tìm hiểu thêm những

17


ẩn ý phía sau vì có gì tôi đã viết ra hết rồi. Tôi gieo chữ như cầm một nắm
thóc trên tay rồi tung ra. Quan điểm sáng tác của tôi là trăm bó đuốc bắt được
con ếch chứ không mơ con gà để trứng vàng”. Nhà văn cũng nhấn mạnh: “Tôi
viết văn cho độc giả, không viết văn cho các nhà phê bình, tôi không thích
loại văn chương cầu kì, hình thức”.
Chính từ những quan niệm đó, văn chương của Y Ban luôn có sự tìm
tòi và sáng tạo. Nhà văn Y Ban cho ra mắt tiểu thuyết Xuân Từ Chiều với
tuyên ngôn “đốt lửa trong văn”. Tuy nhiên không phải chỉ đến cuốn tiểu
thuyết này Y Ban mới đốt lửa trong văn mà rất nhiều truyện ngắn trước đó Y
Ban đã có ý thức thổi vào văn của mình một tia lửa. Chị luôn ý thức được vai
trò to lớn và sự đồng sáng tạo của độc giả. Trong một lần trả lời phỏng vấn
TT&VH số ra ngày 16/05/2012, chị cho biết: “Làm người đọc vui, dù là trong
một vài phút, về những con chữ của mình - tôi nghĩ đó là điều không dễ chút
nào”.
Là nhà văn đồng thời là nhà báo, phải đi nhiều nên Y Ban hiểu giá trị của
những lần đi ấy không chỉ là lấy tin viết bài mà nó còn có nhiều ý nghĩa đối với
tác phẩm của chị. Chính vì thế, trong bài phỏng vấn “Y Ban chấp nhận dấn thân
để sáng tác” trên trang www.baomoi.com chị nhấn mạnh là nhà văn cần chấp
nhận dấn thân để sáng tạo. Dấn thân để có thực tế, để được tận mắt thấy “tôi
cũng rúc vào những quán vườn và mở to mắt ra để nhìn”. Dấn thân cũng có
nghĩa là “đặt mình vào nhân vật và đẩy đến tận cũng những tình huống của nhân
vật”. Không chỉ biết dấn thân mà còn phải biết chấp nhận. Là nhà văn nữ thì sẽ
phải chấp nhận nhiều hơn bình thường bởi lẽ “bên cạnh người phụ nữ là một gia

đình mà văn chương thường đỏng đảnh như một ông chồng khó tính. Nó đòi hỏi
sự dâng hiến hết mình”. Nghĩa là đến với văn chương chị cũng phải chấp nhận
đứng bên bờ chênh vênh giữa một bên là gia đình và một bên là đam mê nghệ
thuật.
Cũng trong bài phỏng vấn “Y Ban chấp nhận dấn thân để sáng tác” trên
trang www.baomoi.com, Y Ban đề cao yếu tố hư cấu. Chị quan niệm: “Cái

18


hay của nhà văn chính là ở sự hư cấu”. Chị dùng ngôi kể thứ ba với những tác
phẩm cần cái nhìn tỉnh táo, khác quan. Còn những truyện nghiêng về tâm lí
thì chị chọn ngôi kể thứ nhất để đặt mình vào vị trí của nhân vật và khai thác
nội tâm nhân vật triệt để và sâu sắc: “Tôi thích những cốt truyện logic, những
hành động có thể lý giải được một cách biện chứng. Chính vì vậy tôi hay đặt
mình vào nhân vật để dự đoán xem nhân vật sẽ suy nghĩ ra sao, sẽ làm điều gì
trong từng hoàn cảnh nhất định. Bởi vậy các nhân vật của tôi được đánh giá là
rất thực, có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống”.
Thông qua những quan niệm trên đây, có thể thấy rằng ngôn ngữ là yếu
tố được Y Ban quan tâm đặc biệt. Từ khi ý tưởng nung nấu trong quá trình
sáng tạo, đến khi tác phẩm đến được với bạn đọc, ý thức sử dụng ngôn ngữ đó
lúc nào cũng triệt để. Qua đó cho ta thấy Y Ban là người có ý thức và trách
nhiệm sâu sắc với nghề nghiệp.
2.2. Một số đặc điểm cơ bản của ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban
Nghiên cứu về ngôn ngữ trên cấp độ hình thức nghệ thuật tức là khám
phá thi pháp riêng trong các đơn vị hình thức. Ngôn ngữ học có các kiểu câu:
trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán,… thì ngôn từ nghệ thuật có các
kiểu câu gắn liền với chức năng tái hiện nghệ thuật: câu trần thuật, miêu tả (tự
sự), nghị luận (tiểu thuyết), câu miêu tả (trữ tình). Xét một cách đại thể, có thể
nghiên cứu ngôn từ trên hai phạm trù: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người

trần thuật. Vêxêlôpxki cho rằng: có thể nói lịch sử ngôn ngữ nhân vật và ngôn
ngữ người trần thuật cũng thể hiện lịch sử văn học dưới dạng rút gọn.
Nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật tất phải nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật
trong tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ngôn ngữ nhân
vật trong tác phẩm văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các
loại hình tự sự và kịch. Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan
trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [12;
214].

19


×