Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.48 KB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
****&****

Nguyễn Thị Anh

Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975
qua các sáng tác của nguyễn minh châu
với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn
trong nhà trường ptth
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học
Th.s – GVC. Vũ Ngọc doanh

Hà Nội - 2009

Nguyễn Thị Anh

1

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
thầy giáo ThS _ GVC Vũ Ngọc Doanh - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và
các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành khoá luận.
Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn khoá
luận không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cô và tất cả các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Thị Anh

Nguyễn Thị Anh

2

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh


Lời cam đoan
Khoá luận được trình bày dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS_GVC
Vũ Ngọc Doanh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khoá luận này là kết quả nghiên cứu,tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không thể trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Thị Anh

Nguyễn Thị Anh

3

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Danh mục các kí hiệu viết tắt

DKTL

: Dự kiến trả lời


GV

: Giáo viên

NXB

: Nhà xuất bản

PTTH

: Phổ thông trung học

SGK

: Sách giáo khoa

Tr

: Trang

Nguyễn Thị Anh

4

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh


Mục lục
Mở đầu...............................................................................................

1

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................

2

3. Giới hạn của đề tài..............................................................................

2

4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu......................................................

4

5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................

4

6. Đóng góp của khoá luận......................................................................

4


Nội dung.............................................................................................

5

Chương 1. Những vấn đề chung...................................................

5

1.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................

5

1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học..............................................................

5

1.1.1.1. Khái niệm...................................................................................

5

1.1.1.2. Cơ sở tiếp nhận..........................................................................

6

 Con đường nhà văn làm ra tác phẩm..............................................

6

 Con đường bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm.......................................


7

1.1.2. Loại thể và vấn đề tiếp nhận.........................................................

8

1.1.2.1. Khái niệm loại thể .....................................................................

8

1.1.2.2. Phân loại.............................................................................

8

1.1.2.3. Tiếp nhận văn học theo loại thể.................................................

9

1.1.2.4. Loại tự sự....................................................................................

9

 Khái niệm........................................................................................

9

 Sự phân chia loại tự sự....................................................................

10


 Đặc điểm.........................................................................................

10

1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................

12

Nguyễn Thị Anh

5

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

1.2.1 Dạy học tác phẩm trong nhà trường PTTH...................................

12

1.2.2. Những hạn chế và hướng khắc phục trong việc tổ chức học sinh
tiếp nhận tác phẩm tự sự trong nhà trường PTTH........................

13

Chương 2. Tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu với việc giảng dạy tác phẩm

của nhà văn trong nhà trường PTTH.........................

15

2.1. Tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh
Châu.........................................................................................
2.1.1. Cốt truyện.....................................................................................

15
16

2.1.1.1. Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề - những
luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội...........................

17

2.1.1.2. Cốt truyện sinh hoạt thế sự........................................................

19

2.1.1.3. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư..................................

20

2.1.1.4. Cốt truyện hồi tưởng và kí ức.....................................................

22

2.1.1.5. Cốt truyện lắp ghép....................................................................


23

2.1.2. Nhân vật........................................................................................

23

2.1.2.1. Đặc trưng nhân vật trong tác phẩm tự sự sau 1975..................

23

2.1.2.2. Đặc trưng nhân vật trong tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu
sau 1975.....................................................................................

26

2.1.3. Ngôn ngữ......................................................................................

29

2.1.3.1. Ngôn ngữ miêu tả......................................................................

30

2.1.3.2. Ngôn ngữ của cảm quan hiện thực đời thường..........................

32

2.1.3.3. Ngôn ngữ triết lí.........................................................................

32


2.1.3.4. Giọng điệu..................................................................................

33

2.2. Giảng dạy tác phẩm tự sự sau 1975 nói chung và tác phẩm
Nguyễn Minh Châu nói riêng trong nhà trường PTTH............

35

2.2.1. Giúp học sinh đọc và nắm cốt truyện............................................

36

Nguyễn Thị Anh

6

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

2.2.2. Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá nhân vật trong tác
phẩm.............................................................................................

37


2.2.3. Giúp học sinh thẩm bình giá trị của nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ........................................................................

40

Chương 3. Thực nghiệm dạy học tác phẩm
Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PTTH...................

42

3.1. Lí thuyết hoạt động và việc xây dựng thiết kế................................

42

3.2. Các giáo án thực nghiệm................................................................

42

3.2.1. Giáo án 1: Bến quê........................................................................

43

3.2.2. Giáo án 2: Chiếc thuyền ngoài xa.................................................

50

Kết luận............................................................................................

59


Tài liệu tham khảo....................................................................

60

Nguyễn Thị Anh

7

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một trong những bộ môn cơ bản của chương trình giáo dục
trong nhà trường PTTH. Việc giảng dạy Ngữ văn ra sao và đâu là phương
pháp mang lại hiệu quả tối ưu khi thị hiếu thẩm mĩ, thước đo giá trị của thời
đại không ngừng thay đổi luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo
dục.
Hiện nay, chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông được tổ chức
theo nguyên tắc loại thể. Trong khi đó, mọi hoạt động trong giảng dạy Ngữ
văn đều xoay quanh một đối tượng trung tâm là văn bản. Mỗi văn bản thuộc
một loại thể nhất định. Hiểu văn bản thuộc loại thể nào đồng nghĩa chúng ta
đã có được công cụ để giải mã văn bản, từ đó cảm nhận sâu sắc giá trị thẩm
mĩ cũng như tư tưởng văn bản ấy mang tải. Vì vậy, vấn đề loại thể trong thực
tế giảng dạy ở trường PT đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà còn
là một vấn đề phương pháp.

Trong chương trình giáo dục PTTH, số lượng văn bản thuộc loại tự sự
chiếm tỉ lệ tương đối lớn nên việc quan tâm đến loại thể này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
Bên cạnh đó, trên văn đàn Việt Nam sau năm 1975 trở lại đây, tự sự - với
những ưu thế của nó - đã có sự vận động và phát triển mạnh mẽ. Những cách
tân táo bạo gây dư luận ồn ào và kéo dài, những tranh cãi gay gắt, những diễn
biến phức tạp và bất ngờ của quá trình tiếp nhận văn học... hầu như diễn ra
chủ yếu trong loại hình này.
Một trong những gương mặt tự sự có nhiều đóng góp quan trọng cho quá
trình đổi mới loại thể này là Nguyễn Minh Châu. Với sự tự tin và bản lĩnh của
một ngòi bút tài năng, đam mê sáng tạo cùng những đánh giá sắc sảo về cuộc
sống, Nguyễn Minh Châu đã để lại một khối lượng tác phẩm phong phú
Nguyễn Thị Anh

8

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

khẳng định một phong cách sáng tạo riêng. Và trong chương trình Ngữ văn
PTTH, sáng tác thuộc loại tự sự của nhà văn quân đội này luôn giữ vị trí xứng
đáng.
Vì những lí do nêu trên, có thể khẳng định: việc nghiên cứu đề tài: "Đặc
trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu
với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường PTTH" là việc làm
cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Đó cũng là con đường thuận lợi để tác giả

khoá luận có thể tìm ra những nét đổi mới của tự sự sau 1975 và đánh giá
đúng về những đóng góp của Nguyễn Minh Châu vào tiến trình cách tân văn
học Việt Nam đương đại, từ đó có được phương pháp giảng dạy tác phẩm tự
sự nói chung và tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT một cách
hiệu quả nhất.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên lĩnh vực lí luận, từ thời cổ đại, Arixtôt trong cuốn Nghệ thuật
thi ca đã đề cập đến "loại hình tự sự". Vì vậy, đến nay, những công trình
nghiên cứu về đặc trưng tự sự vô cùng phong phú. Trong giới hạn khoá luận
này chúng tôi chỉ khảo sát một số công trình nghiên cứu:
Giáo trình Lí luận văn học (của ĐH Tổng hợp do Hà Minh Đức chủ
biên cũng như của ĐHSP do Phương Lựu chủ biên) đã đưa ra những đặc
trưng của tự sự. Song vấn đề được bàn luận chỉ có tính chất lí thuyết chưa đề
cập đến phương pháp giảng dạy.
Cuốn Chủ nghĩa cấu trúc và văn học cũng chỉ ra những đặc trưng
chung của thể loại tự sự. Có điều đặc biệt, ở tác phẩm này, lí thuyết Trịnh Bá
Đĩnh đưa ra hoàn toàn mang tính chất chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Nguyễn Thị Bình với cuốn "Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những
đổi mới cơ bản" đã trình bày sự đổi mới trong quan niệm nhà văn, trong quan

Nguyễn Thị Anh

9

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

niệm nghệ thuật về con người và phương diện thể loại, đồng thời khảo sát sự
vận động, biến đổi của hơn 20 năm văn học đương đại bề bộn và phức tạp.
2.2. Trên lĩnh vực phương pháp, những công trình nghiên cứu về phương
pháp giảng dạy tự sự khá đa dạng. Song nhìn chung tất cả chỉ dừng ở tầm khái
quát, sơ lược. Có thể kể đến: "Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể" (Trần Thanh Đạm), "Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương"
(Nguyễn Viết Chữ), "Những vấn đề thi pháp của truyện" (Nguyễn Thái
Hoà)...
2.3. Nguyễn Minh Châu là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến
chống Mỹ nên những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông khá phong
phú, đặc biệt là về tác phẩm tự sự sau 1975:
- Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm, nhiều tác giả, NXB.
Hội nhà văn, H, 1991.
- Nguyễn Minh Châu - về tác gia và tác phẩm, nhiều tác giả, NXB.
Giáo dục, H, 2006.
-

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan,

NXB. KHXH, H, 2002.
- Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu, NXB. Hội nhà văn, H, 2002.
Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá, và, trên cơ sở tiếp thu những ý
kiến, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến
giải của riêng mình, tác giả khoá luận sẽ mạnh dạn triển khai khoá luận với đề
tài: "Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh
Châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường PTTH".
3. Gới hạn của đề tài
3.1. Về nội dung:

Với đề tài đã chọn, tác giả khoá luận tiến hành tìm hiểu đặc trưng của tự
sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Và, ở chừng
Nguyễn Thị Anh

10

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

mực nào đó, đề xuất được một số phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự sau
1975 nói chung và tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà thường PT nói
riêng, từ đó xây dựng 2 giáo án thực nghiệm là "Bến quê" và "Chiếc thuyền
ngoài xa".
3.2. Về tư liệu:
Tư liệu mà tác giả khoá luận lựa chọn nghiên cứu bao gồm những tác
phẩm tự sự của VHVN hiện đại sau 1975 nói chung, đặc biệt là tác phẩm tự
sự Nguyễn Minh Châu.

4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chỉ ra được những đặc trưng của tự sự sau 1975 qua các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu, đề xuất được một số phương pháp giảng dạy tác phẩm tự
sự sau 1975 nói chung và tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT
nói riêng, xây dựng được 2 giáo án thực nghiệm.
4.2. Mục đích nghiên cứu:
Học tập và nắm vững lí luận về đặc trưng loại thể, về phương pháp dạy

học tác phẩm theo đặc trưng loại thể, cụ thể hơn là loại tự sự.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
- Phương pháp thống kê, so sánh.

6. Đóng góp của khoá luận:
Khái quát lí thuyết về tiếp nhận văn học, về tự sự và đặc trưng của tự sự,
vận dụng để tìm hiểu đặc trưng của tự sự sau 1975 qua các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu. Qua đó góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp
quan trọng của Nguyễn Minh Châu vào quá trình vận động, phát triển của tự
sự hiện đại Việt Nam. Đồng thời đề xuất được một số phương pháp giảng dạy
Nguyễn Thị Anh

11

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

tác phẩm tự sự sau 1975 nói chung và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong
nhà trường PT nói riêng.

Nguyễn Thị Anh

12


K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nội dung
Chương 1
Những vấn đề chung

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), "tiếp nhận": đón nhận
cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho.
" Tiếp nhận văn học", theo Từ điển thuật ngữ văn học là "hoạt động
chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm nghệ
thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng
trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể".
Tiếp nhận văn học chính là cuộc trao đổi ngầm giữa bạn đọc - tác giả văn
học. Thực chất của tiếp nhận văn học là hoạt động nhận thức của bạn đọc
nhằm lĩnh hội tri thức vốn tồn tại khách quan với chủ thể tiếp nhận. Những tri
thức ấy sẽ làm phong phú đời sống tư tưởng, làm nảy sinh những tình cảm
thẩm mĩ nơi bạn đọc. Trong "Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương",
Nguyễn Thanh Hùng khẳng định: "Tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình
đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động
để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới

tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống". Đi từ nhận thức
đến tình cảm, cao hơn sẽ có những hành động tương ứng ở mỗi cá nhân. Tất
cả ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi người.
Với dạy học Ngữ văn trong nhà trường PTTH cũng vậy, mục đích cuối cùng
là góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh trên cơ sở các em hiểu và cảm
thụ sâu sắc các tác phẩm văn chương.
Nguyễn Thị Anh

13

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Tiếp nhận văn học trong nhà trường PT trong mối quan hệ với tiếp nhận
văn học trong đời sống mang đặc thù riêng: nếu trong đời sống, tiếp nhận văn
học thường do sự tự phát, bị chi phối bởi thị hiếu, mục đích tiếp nhận của cá
nhân là không giống nhau..., thì tiếp nhận văn học trong nhà trường PT là hoạt
động mang tính tự giác cao và có mục đích rõ ràng.
1.1.1.2. Cơ sở tiếp nhận
 Con đường nhà văn làm ra tác phẩm
Sáng tác văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, theo
phương thức "cá thể" được diễn ra muôn màu muôn vẻ. Tố Hữu nói: "Mỗi
người có cách làm của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chước của ai
được". Song, trong sự đa dạng này, ta vẫn bắt gặp những nét chung cơ bản.
Yếu tố đầu tiên bắt nguồn cho sự ra đời của tác phẩm là cảm hứng sáng
tạo. Cảm hứng phải mãnh liệt. Bởi viết văn là gan ruột, tâm huyết, không thể

cho ra những sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị, miễn cưỡng.
Khát vọng chủ quan của người nghệ sĩ, nung nấu ý định viết ra một tác
phẩm khi bắt gặp cảm hứng sẽ hình thành ý đồ sáng tạo. Nó chỉ một ý định và
động cơ cụ thể có tác dụng xác định phương hướng chung cho một quá trình
sáng tác cụ thể. ý đồ sáng tạo mang tính khả biến.
ý đồ vốn đã phải dựa trên cơ sở ít nhiều tư liệu nhất định. Khi ý đồ đã
hình thành thì tư liệu được tổ chức lại và có sự bổ sung. Đây chính là lúc nhà
văn thu thập tài liệu, hệ thống hoá và lập sơ đồ. Sơ đồ là bản phác thảo của
nhà văn trước khi viết.
Sau khi mọi sự chuẩn bị chu tất, nhà văn bắt đầu viết. Đây là công việc
khó khăn, phức tạp, một quá trình lao động căng thẳng với đầy đủ trạng thái
cung bậc cảm xúc cùng băn khoăn, suy tính vì "trong hàng tấn quặng chữ mới
có một chữ vàng".

Nguyễn Thị Anh

14

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Chặng đường cuối - sửa chữa. Nó giúp nhà văn nhìn lại đứa con tinh
thần một cách bao quát, xem xét lại các yếu tố để bổ sung hoặc loại bỏ các chi
tiết thừa. Tác phẩm được hoàn thiện.
 Con đường bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm
Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể.

Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây
dựng nên một thế giới nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong
những quan hệ nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố
hữu hình và vô hình, giữa văn bản và tiền văn bản...
Có nhiều con đường để tiếp nhận tác phẩm văn học. Đặc biệt trong thời
đại ngày nay, người ta có thể chiếm lĩnh tác phẩm văn học bằng cách xem các
bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học, hoặc có thể nghe người
khác đọc lại tác phẩm hay trực tiếp đọc tác phẩm. Trong đó, đọc - hiểu là con
đường đặc trưng giúp bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm. Bởi lẽ những cách tiếp
cận khác có nhiều hạn chế, chỉ có con đường đọc - hiểu mới đúng với bản
chất của văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ. Thông tin nghệ thuật trong
tác phẩm văn học được thể hiện ở hệ thống ngôn từ tạo thành cấu trúc văn bản
tác phẩm.

Trong văn bản văn học bao giờ cũng có những khoảng trống

buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng tạo cơ sở hình thành tác phẩm
của riêng mình.
Đọc - hiểu là con đường đặc trưng để bạn đọc chiếm lĩnh giá trị thẩm mĩ,
sự muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội mà tác phẩm mang tải. Điều này
chi phối đến dạy học Ngữ văn trong nhà trường PT. Trong dạy học, giáo viên
phải giúp học sinh đọc văn, từ đó hình thành năng lực đọc, dần dần nâng cao
thành văn hóa đọc cho học sinh. Và, tổ chức cho học sinh đọc văn đồng nghĩa
với việc giáo viên tổ chức cho các em tìm hiểu thế giới nghệ thuật, nhận thức
về đời sống tạo sự đồng điệu, đồng sáng tạo giữa tác giả và bạn đọc. Đây
Nguyễn Thị Anh

15

K31B - Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

cũng chính là cơ sở để người nghệ sĩ tìm được những tri âm, tri kỉ giữa đông
đảo độc giả yêu mến tác phẩm văn chương của mình.
1.1.2. Loại thể và vấn đề tiếp nhận
1.1.2.1. Khái niệm loại thể
Loại thể (thể loại): Là một khái niệm kép bao gồm hai khái niệm có quan
hệ bao chứa.
Loại (Loại hình): Là phương thức người nghệ sĩ sử dụng để nhận thức,
khám phá đời sống khách quan, tái hiện đời sống và sáng tạo hình tượng nghệ
thuật, thông qua hình tượng nghệ thuật để biểu hiện tư tưởng, tình cảm.
Thể (Thể tài): Là hình thức tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm.
Trong đời sống văn học, loại thể được dùng như một khái niệm kép.
Trong nghiên cứu, chúng được phân tách rạch ròi. Mỗi một loại bao gồm
nhiều thể. Số lượng thể nhiều hơn loại, sự biến động và thay đổi cũng lớn
hơn.
1.1.2.2. Phân loại
Xung quanh vấn đề phân chia văn chương thành loại và thể có rất nhiều
ý kiến và sự luận giải khác nhau. Song, ở đây, tác giả khoá luận xin đưa ra
một cách phân loại từ thời Cổ đại trong Nghệ thuật thi ca của Arixtôt.
Arixtôt phân chia thành ba loại: trữ tình, tự sự, kịch.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Trữ tình: Một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự
và kịch).
Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái
hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh

đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người
tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình
đối với thế giới và nhân sinh.
Nguyễn Thị Anh

16

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Kịch: ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của
văn học. Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học.
Hiểu được những tri thức trên, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để
nghiên cứu đề tài này.
1.1.2.3. Tiếp nhận văn học theo loại thể
Nếu vấn đề thể loại văn học thuộc phạm trù lí luận văn học thì hoạt động
tiếp nhận là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học, thuộc về khoa học giáo
dục. Nói chung giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một tác
phẩm nào cũng chuyển tải một nội dung nào đó và được tổ chức trong một
hình thức đặc thù nhất định. Nội dung và hình thức ấy quy định cách thức
chiếm lĩnh của bạn đọc.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn PTTH được xây dựng hướng tới
mục tiêu người học Ngữ văn phải có năng lực học văn và làm văn. Đặc điểm
này yêu cầu trong dạy học, giáo viên phải bám sát đặc trưng loại thể, giúp học
sinh vận dụng tri thức từ một bài học cụ thể trở thành phương tiện để các em
có thể khai thác và lĩnh hội các tác phẩm khác thuộc cùng thể loại. Khi đó

giáo viên đã dạy cho các em cách thức để chiếm lĩnh tri thức chứ không đơn
thuần là dạy tri thức cho các em.
1.1.2.4. Loại tự sự
 Khái niệm:
Đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về loại tự sự trong giới nghiên
cứu. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan điểm trong các từ điển và
giáo trình lí luận văn học.
Các tác giả Từ điển tiếng Việt đã xác nhận: "Tự sự là thể loại văn học
phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện
tương đối hoàn chỉnh".

Nguyễn Thị Anh

17

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Từ điển thuật ngữ văn học có đề xuất một cách nhìn khác mang tính
khái quát hơn cả: Tự sự là phương thức tái hiện một cách khách quan các
hiện tượng đời sống, bên cạnh hai phương diện trữ tình và kịch, được dùng
làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học.
Theo giáo trình Lí luận văn học dành cho các trường ĐH, CĐ Sư phạm,
những người biên soạn rất coi trọng yếu tố con người - nhân vật: "Tác phẩm
tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó - qua con người, hành
vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó".

Như vậy, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể
về loại tự sự trên cơ sở tìm hiểu nét nổi bật. Song, xét một cách chung nhất,
các ý kiến đều gặp nhau trong sự khẳng định: Tự sự là thể loại văn học phản
ánh sắc nét hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự kiện,
sự việc, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết có đầu có đuôi thông qua cốt
truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện.
 Sự phân chia loại tự sự:
Phân chia loại ra thành các thể ra sao không chỉ với loại tự sự mà ngay
cả loại trữ tình và kịch đến nay cũng chưa đi đến sự thống nhất. Với tự sự, về
cơ bản, sự phân chia dựa vào một số tiêu chí sau:
Thứ nhất: dựa vào thời gian, tự sự gồm có: thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện Nôm...
Thứ hai: dựa vào tính chất của xung đột và phục vụ những nhu cầu
thẩm mĩ khác nhau, tự sự được chia thành: truyện tâm lí xã hội, truyện trinh
thám...
Thứ ba: dựa theo dung lượng tác phẩm ít hay nhiều, tự sự được phân
ra: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết.
Sự phân chia trên chỉ mang tính tương đối.
 Đặc điểm:
Nguyễn Thị Anh

18

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh


Thứ nhất: Cốt truyện
Cốt truyện trong Từ điển tiếng Việt được cắt nghĩa: "Là một hệ thống sự
kiện, là nòng cốt cho diễn biến và các mối quan hệ, sự phát triển tính cách
nhân vật trong tác phẩm văn học thuộc loại tự sự".
Theo giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên): "Cốt truyện
là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là
các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và
phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng làm sáng tỏ chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm".
Mọi sự cắt nghĩa trên đây đều hướng tới nhận định: cốt truyện, ở một
chừng mực nào đó, chính là các biến cố, các sự kiện có ý nghĩa quyết định
đến tính cách, cuộc đời nhân vật. Cốt truyện là thành phần quan trọng của tác
phẩm tự sự.
Thứ hai: Nhân vật
Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật văn học:
Các tác giả Từ điển văn học (tập 2) nhận định: "Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến
lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập
trung khắc hoạ".
Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ
khía cạnh vai trò, chức năng của nó với tác phẩm và từ quan hệ của nó với các
yếu tố hình thức. Đây là một định nghĩa khá toàn diện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm về nhân vật văn học có
phần thu hẹp hơn: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học".
Trong một tác phẩm tự sự, nhân vật tồn tại song hành hai tư cách: vừa là
hình thức vừa là nội dung. Vì thế tìm hiểu nhân vật phải dựa vào đặc điểm
Nguyễn Thị Anh

19


K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khẳng định tính cách nhân
vật đó; phải xem nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn nào, là sản phẩm
của phương pháp sáng tác nào.
Nhân vật luôn là đối tượng để nhà văn phân tích, khái quát đời sống và
tái hiện bằng các phương tiện đặc trưng của văn chương. Nắm vững các đặc
điểm của nhân vật tự sự sẽ giúp ta tiếp nhận văn học theo loại thể hiệu quả
nhất.
Thứ ba: Ngôn ngữ
Ngôn ngữ tự sự bao gồm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể
chuyện.
Phan Ngọc trong "Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du và Truyện Kiều"
khẳng định: Ngôn ngữ nhân vật là phát ngôn của nhân vật nhưng phải là
những phát ngôn chứa đựng thông tin thẩm mĩ.
Các nhà lí luận văn học xét ngôn ngữ nhân vật trên cơ sở phân loại theo
các phương thức mà nhân vật ấy sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp chia
thành: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ chính là hình
thức bộc lộ tính cách, đời sống nội tâm của nhân vật.
Cùng với ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ của người kể chuyện (chiếm số
lượng chủ yếu trong tác phẩm tự sự). Ngôn ngữ của người kể chuyện tiếp tục
được chia ra gồm có:
Ngôn ngữ của người kể chuyện đứng bên ngoài diễn biến của câu
chuyện với tư cách của người quan sát và trần thuật, mang tính khách quan và

gián tiếp.
Người kể chuyện cũng đồng thời là nhân vật. Lúc này việc nghiên cứu
ngôn ngữ của người kể chuyện trùng khít với nghiên cứu về ngôn ngữ nhân
vật.
Nguyễn Thị Anh

20

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Những đặc điểm trên đây của loại tự sự là những chỉ dẫn cho chúng tôi
trong quá trình tìm hiểu đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 nói chung và cụ
thể qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Dạy học tác phẩm trong nhà trường PTTH
Nhận xét về thực trạng dạy học Ngữ văn rong nhà trường PTTH, Phúc
Nguyên trong báo Văn nghệ - số 36 (ra ngày 09/09/2006) có viết: "Theo một
lối mòn quá cũ, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ "rót kiến thức vào bình chứa học
sinh mà không cần biết các em có tiêu hoá được kiến thức đó không. Học sinh
thì tiếp thu kiến thức một cách thụ động để rồi trả bài cho thầy một cách
nguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của thầy, theo những bài mẫu
khuôn sáo. Cách dạy học kiểu này đã thủ tiêu vai trò chủ động sáng tạo của
học sinh trong học văn, không khơi dậy được tiềm năng văn học nơi các em".
Thực trạng ấy có căn nguyên một phần từ chỗ lâu nay giáo viên quen

giảng dạy các tác phẩm theo chủ đề, không bám sát vào đặc trưng loại thể. Tệ
hại hơn, một bộ phận không nhỏ giáo viên còn mơ hồ về đặc trưng của từng
loại thể nói chung và của tự sự nói riêng dẫn đến hệ quả giáo viên coi nhẹ giá
trị thẩm mĩ của tác phẩm, yêu cầu về rèn luyện kĩ năng cho học sinh chưa
được quan tâm đúng mực. Thực trạng ấy trái chiều với mục tiêu "Dạy học văn
không chỉ nhằm đạt đến những rung động thẩm mĩ mà còn là quá trình phát
triển về trí tuệ, về kiến thức, về kĩ năng được quy định" (Phan Trọng Luận).
Khắc phục thực trạng trên, hiện nay trong giáo dục đã thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học. Với việc giảng dạy các tác phẩm văn chương, một yêu
cầu cơ bản đặt ra là phải bám sát đặc trưng loại thể, từ đó tạo điều kiện cho
học sinh phát huy tài năng và sự sáng tạo.
1.2.2. Những hạn chế và hướng khắc phục trong việc tổ chức học sinh
tiếp nhận tác phẩm tự sự trong nhà trường PTTH
Nguyễn Thị Anh

21

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Cùng là phương thức thể hiện đời sống như trữ tình hay kịch, nhưng tự
sự mang những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn. Chẳng hạn với thơ (loại trữ
tình) đặc trưng hàng đầu là cảm xúc; với kịch là các mâu thuẫn, xung đột thì ở
tự sự lại là nghệ thuật kể chuyện. Nếu giáo viên không nắm vững các đặc
trưng ấy sẽ dẫn tới đồng nhất trong cách giảng dạy các tác phẩm dù bản thân
chúng thuộc các loại thể khác nhau.

Một tồn tại khác nữa là hiện nay, trong khi yêu cầu cơ bản đầu tiên khi
các em tiếp nhận tác phẩm văn học là phải đọc văn bản thì học sinh lại đọc
văn bản không nghiêm túc. Hệ luỵ tất yếu là khi đi vào tìm hiểu tác phẩm tự
sự các em không nắm được các tình huống, chi tiết, sự kiện. Do đó, việc tiếp
nhận tác phẩm tự sự với các em càng trở nên khó khăn hơn.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả học Ngữ văn của học sinh PTTH.
Trước hết về phía giáo viên: bên cạnh yêu cầu về kĩ năng, nghiệp vụ
sư phạm, về mặt kiến thức, giáo viên phải nắm vững đặc trưng từng loại thể,
từ đó dạy học tác phẩm văn chương phải bám sát các đặc trưng này để có
được sự định hướng sát hợp và chính xác.
Về phía học sinh: Là chủ thể của hoạt động học tập, các em phải phát
huy vai trò chủ động tích cực của mình, phải có thái độ tiếp nhận nghiêm túc
được thể hiện trước tiên ở việc đọc và nắm vững tác phẩm. Từ những tri thức
về đặc trưng loại thể nói chung và đặc trưng của tự sự nói riêng, các em có thể
áp dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. Khi đó, hoạt động học tập đạt
kết quả tối ưu.

Nguyễn Thị Anh

22

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Chương 2
Tự sự hiện đại sau 1975


qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn
trong nhà trường PTTH
2.1. Tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Nếu trước 1975, đặc biệt giai đoạn 1945 - 1975, thơ trữ tình phát triển
mạnh và đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trong nền văn học dân tộc, thì sau
1975, ngôi vị quán quân ấy thuộc về tự sự. Đây cũng là biểu hiện của thời đổi
mới trên văn đàn. Văn học Việt Nam sau 1975 nhìn chung vẫn trượt theo
quán tính cũ nhưng đã bắt đầu có tín hiệu về nhu cầu đổi mới và sự đổi mới
ấy ngày càng được bộc lộ sắc nét. Đổi mới là tất yếu.
Có sự chuyển đổi trên bởi lẽ lúc này chiến tranh qua đi, độc lập dân tộc
được đảm bảo, nền kinh tế chuyển từ chế độ bao cấp về sản xuất sang nền
kinh tế thị trường. Hiện thực đời thường được tấm gương văn học phản chiếu.
Văn học cũng là chìa khoá mở ra những khuất tối trong xã hội thì văn xuôi là
thể loại hợp lí hơn cả. Vì văn xuôi có thế mạnh ở sự kiện, ở việc tái hiện đời
sống, những trăn trở suy tư của con người. Đội ngũ các nhà văn tài năng thời
kì này xuất hiện nhiều trên văn đàn với các tên tuổi nổi bật: Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Bảo
Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương... Những cây bút ấy đã ra
mắt độc giả nhiều tác phẩm có giá trị, có sự đổi mới khá sâu sắc về tư tưởng,
thi pháp, phong cách...
Văn học nói chung và loại tự sự nói riêng, sự đổi mới ở tư duy nghệ
thuật trong sáng tạo đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố thuộc
về đặc trưng loại thể. Với tự sự, như trên đã khẳng định thì sự thay đổi diễn ra
trên các bình diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.
Nguyễn Thị Anh

23


K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Sau 1975, trạng thái sử thi phân rã. Trước áp lực của đời sống đương đại
phức tạp, với lượng thông tin khổng lồ từ nhiều kênh, trước sự vượt thoát
mạnh mẽ của các nghệ thuật nghe nhìn tất cả điều đó khiến văn học phải đổi
thay, nghệ sĩ phải bứt phá, thậm chí phá cách. Kéo theo quan niệm "nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản
của đời sống xã hội và sự vận động, phát triển đáp ứng nhu cầu bức xúc của
con người thời đại", người ta nhìn nhận lại nhiều giá trị cũ, muốn đo đạc lại
bằng những tiêu chí mới... Và, các nhà văn bằng cái nhìn trung thực, táo bạo
đã đi sâu khai thác, phân tích hiện thực bề bộn của đời thường.
2.1.1. Cốt truyện
Như đã khẳng định ở phần cơ sở lí luận, trong tác phẩm tự sự, cốt truyện
giữ vai trò quan trọng. Vì thế nghiên cứu sự vận động của tự sự trong thời kì
đổi mới không thể không xét đến sự đổi mới trên bình diện cốt truyện. ở mỗi
giai đoạn lịch sử, mỗi trào lưu, hẹp hơn là trong thi pháp sáng tạo của nhà
văn, vai trò của cốt truyện trong thể tự sự cũng có những cách thể hiện đa
dạng.
Cốt truyện trong các tác phẩm tự sự trước 1975 chủ yếu dựa vào những
hành động bên ngoài. ở đó "xung đột được thể hiện trọn vẹn và biến mất trong
quá trình các sự kiện được miêu tả. Nó xuất hiện trở nên gay gắt và được giải
quyết dường như ngay trước mắt người đọc". Tiêu biểu có thể kể đến cốt
truyện trong hàng loạt các tác phẩm: "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài); "Người
mẹ cầm súng" (Nguyễn Thi); "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành)... Cốt
truyện được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn, xung đột không thể dung

hoà giữa chính nghĩa - phi nghĩa, giữa ta - địch... Cụ thể hơn trong "Vợ chồng
A Phủ" đó là mâu thuẫn giữa bọn thống lí thuộc giai cấp thống trị với những
người dân nghèo lương thiện thuộc tầng lớp bị trị ở một bản làng của người
Mèo...
Nguyễn Thị Anh

24

K31B - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Văn học sau 1975, trên cơ sở kế thừa và phát triển những đặc trưng của
cốt truyện truyền thống, tự sự Việt Nam tiếp cận với tự sự thế giới và có sự
đổi thay sâu sắc về mặt cốt truyện. Cốt truyện không có những biến cố, chủ
yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư tưởng,
tâm lí nhân vật. "Tiểu thuyết ở ta gần đây có xu hướng mờ nhạt về tính
"chuyện", cốt truyện ("phân rã" cốt truyện). Những câu chuyện lớn, những sự
việc lớn được thay bằng những câu chuyện nhỏ kiểu "mảnh vỡ”, xoáy sâu vào
cảm giác hiện sinh, khai thác, tô đậm chiều sâu vô thức, những vùng mờ
trong thế giới tâm linh con người" ("Tiểu thuyết đương đại - một "cuộc chơi"
khó" - Văn nghệ số 15, ra ngày 12/04/2008). Đó cũng là đặc trưng của cốt
truyện tự sự sau 1975 nói chung. Có thể khẳng định, tự sự từ sau đổi mới đa
dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức biểu đạt.
Cốt truyện giàu tâm trạng, được viết một cách tự nhiên, không theo trật tự
thời gian, có thể đảo ngược theo ý tác giả tạo ra "truyện trong truyện". Về cơ
bản có thể phân ra một số loại cốt truyện như sau:

2.1.1.1. Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề - những
luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội.
Theo Từ điển tiếng Việt, luận đề là "mệnh đề hay thuyết coi là đúng và
được đưa ra để bàn luận".
Loại cốt truyện này được xây dựng trên cơ sở là xung đột đầy nghịch lí,
mang tính chất bi kịch với mục đích hướng người đọc đến sự phản tỉnh trong
nhận thức về một quan niệm, tư tưởng vốn có. Pospelov cho rằng trong loại
cốt truyện này, "sự việc mà tác giả đề cập chỉ là sự bổ sung cho các mâu
thuẫn đã có sẵn, bất chấp sự việc đó có hay không".
Trong tiểu thuyết "Thoạt kì thuỷ" của Nguyễn Bình Phương, thế giới
người hỗn độn hiện lên trong cái bản năng nguyên thuỷ hoang dã. Cõi sống
trong "Thoạt kì thuỷ" sa lầy trong chém giết, trong dốt nát tối tăm, trong dục
Nguyễn Thị Anh

25

K31B - Ngữ Văn


×