Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.88 KB, 68 trang )

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
***&***

Lê Thị Hạnh

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
trong Ức trai thi tập của nguyễn trãi

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà nội - 2007

1


Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn

Lê Thị Hạnh

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
trong ức trai thi tập của nguyễn trãi
Khoá luận tốt nghiệp
Chuyên ngành: văn học việt nam

Người hướng dẫn khoa học:
TH.S.- GV NGUYỄN THỊ TÍNH

Hà nội- 2007



2


Lời cảm ơn!
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển
cố trong ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, em đã nhận được sự giúp đỡ của
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam-Trường đại học sư phạm Hà Nội 2. Em xin kính gửi tới các thầy cô
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị
Tính, .người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Lê Thị Hạnh – 29A

3


Lời cam đoan!
Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Khoá luận với đề tài: Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cổ trong ức
Trai thi tập của Nguyễn Trãi chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào khác.
Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Lê Thị Hạnh – 29A

4



Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
1.1.Trong toàn bộ di sản văn hoá đồ sộ còn để lại đến ngày nay, thơ
chữ Hán Nguyễn Trãi được người đọc rất chú ý, đặc biệt là ức Trai thi tập.
Đặt trong tiến trình phát triển chung của văn thơ chữ Hán thời trung đại,
rõ ràng ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi thể hiện là tập thơ lớn bộc lộ sâu
sắc tình cảm, bản lĩnh và nhân cách nhà thơ [10, 23]. Tập thơ đã được giới
phê bình, nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trên nhiều bình diện: nội dung và
hình thức, nghệ thuật và tư tưởng… Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều đáng
nói.
1.2. Đối với độc giả nói chung cũng như các thầy cô giáo và học sinh
nói riêng, việc nắm vững thi pháp văn học trung đại trong đó có nghệ thuật
sử dụng điển tích, điển cố là điều không mấy dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi lựa
chọn đề tài: Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tập của
Nguyễn Trãi với mong muốn làm rõ những đặc điểm của thi pháp trung đại
qua tác phẩm được coi là đỉnh cao trong việc vận dụng ngôn ngữ nước
ngoài vào diễn tả tâm tư, tình cảm con người Việt Nam. Đồng thời chúng
tôi cũng cố gắng chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc mà Nguyễn Trãi đã đạt
được khi sử dụng các điển tích, điển cố đó.
1.3. Hơn nữa, ức Trai thi tập có nhiều bài được giảng dạy ở tất cả
các chương trình từ Trung học cơ sở đến Cao đẳng, Đại học. Việc giảng
dạy và tiếp thu các bài thơ trong tập thơ này còn đòi hỏi nhiều sự tìm tòi,
khám phá của giáo viên và học sinh.
2. Lịch sử vấn đề.

5



Việc sử dụng điển tích, điển cố trong các tác phẩm văn học trung đại
là một hiện tượng khá phổ biến. Đây là một phạm trù thuộc nghệ thuật ước
lệ tượng trưng của văn học trung đại. Vấn đề sử dụng điển tích, điển cố
trong ức Trai thi tập đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu của mình.
Tác giả Đinh Gia Khánh trong bài Nguyễn Trãi (1380-1442) và tấm
lòng ưu ái đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông [5, 215] đã chỉ ra tương
đối kĩ việc sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi. Qua phân tích của
tác giả, dường như trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời ưu hoạn này
Nguyễn Trãi đều có nhưng câu thơ, câu văn sử dụng điển tích, điển cố để
bày tỏ nỗi niềm của mình, từ quan niệm thơ văn cho đến quan niệm sống.
Thơ văn Nguyễn Trãi cũng có lúc nhắc đến những người như Khổng Dung,
Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Thức, nhưng ông thường thích ví mình với Đỗ Phủ.
Mang niềm trung của Tử Mỹ, nỗi lo nước, thương đời của Thiếu Lăng, ông
tự thấy dám gánh trách nhiệm như Đỗ Phủ và mong thơ văn mình cũng có
được cái thần của thơ Đỗ Phủ [5, 223].
Nguyễn Trãi không chỉ sánh mình với Đỗ Phủ, ông còn tự ví mình
như Vương Thức, Quản Ninh trong thái độ bất hợp tác với giặc của người
dân mất nước. Tác giả dẫn câu thơ trong bài Ký cữu Dịch trai Trần công:
Bất lai tự nghĩ đồng Vương thức;
Tỵ loạn chung đương học Quản Ninh.
Dục vấn tương tư sầu biệt sứ;
Cô trai phong vũ dạ tam canh.
(Không đến, tự so thấy giống Vương Thức;
Tránh loạn, xét kĩ nên học Quản Ninh.
Muốn hỏi tìm chốn nhớ nhung sầu biệt;
Đó là chốn phòng vắng gió mưa suốt ba canh.)

6



Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn muốn làm bạn với những người ẩn dật xa
lánh cuộc đời lầm cát bụi [5, 254] như Hứa Do, Sào Phủ. Cũng có khi
mong muốn được yên tấm thân như Trịnh Tử Chân ở ẩn tại Cốc khẩu.
Song suốt đời Nguyễn Trãi vẫn chỉ ôm mối tiên ưu, lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ. Như thân ngựa già còn ham rong ruổi cho đến cuối đời
Nguyễn Trãi vẫn không quên mối tiên ưu ấy.
Tóm lại, Đinh Gia Khánh chủ yếu quan tâm đến việc vận dụng điển
tích, điển cố để thể hiện nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng
ưu ái đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của ngôi sao Khuê trên bầu trời
văn hoá Việt Nam.
Tôn Quang Phiệt trong bài Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi (Báo Nhân
Dân số 3103, ngày 23- 09- 1962) có nhận xét về việc dùng điển tích, điển
cố của Nguyễn Trãi ở một khía cạnh khác: Nguyễn Trãi dùng điển tích rất
khéo, có khi người đọc dù không rõ điển tích cũng có thể hiểu nghĩa dễ
dàng [10, 358]. Để minh chứng cho nhận xét của mình, tác giả bài viết đã
lấy ví dụ câu thơ:
Thốn thiệt đãn tồn không tự tín;
Nhất hàn như cố diệc kham liên.
( Ký hữu )
(Tấc lưỡi vẫn còn, vẫn có thể tin là còn có cách nói năng xoay sở được;
Rét vẫn như cũ trông cũng đáng thương.)
Tác giả cũng chỉ ra ở đây Nguyễn Trãi đã dùng điển nói về cái lưỡi
của Trương Nghi và cái rét của Phạm Thúc.
Ngược lại với ý kiến của Tôn Quang Phiệt, Miễn Trai trong bài: Hai
cảnh ngộ, một tâm tình của nhà thơ Nguyễn Trãi lại cho rằng việc dùng
điển của Nguyễn Trãi trong thơ chữ Hán có dễ hiểu hay không lại còn tuỳ

7



từng điển tích. Miễn Trai cho rằng: Cũng như các nhà nho khác, Nguyễn
Trãi cũng mắc cái bệnh dùng điển tích, nó hạn chế óc sáng tạo của tác giả,
tuy vậy, cái khó của cụ là dùng nó tương đối có mức độ, rất sát với hoàn
cảnh của mình [10, 376].
Trong bài ức Trai thi tập - những vần thơ chất nặng suy tư tác giả
Trương Chính đưa ra nhận định rằng thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi cũng có
điển cố nhưng không nhiều. Bài thơ duy nhất dùng nhiều điển cố là Đề
hoàng ngự sử Mai tuyết hiên. ở đây, tác giả bài viết đã chỉ ra việc dẫn các
điển tích về thơ Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Chu Đôn Di… của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra Trương Chính còn nói về tác dụng của việc dùng điển tích điển cố
nói chung: Dùng điển cố vốn là một kiểu tu từ khá hấp dẫn làm câu thơ trở
nên cô đọng, không cần nhiều lời mà vẫn nói được nhiều ý [10, 401].
Như vậy, vấn đề sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi trong
thơ chữ Hán và trong ức Trai thi tập đã được nghiên cứu ở các cấp độ
nông- sâu khác nhau. Tuy có một vài ý kiến khác nhau, song điều đáng nói
là các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra các ý kiến riêng về điển
tích, hoặc chỉ ra một vài điển tích, điển cố riêng lẻ, hay nêu khái quát về tác
dụng của việc dùng điển của cụ ức Trai. Chưa có công trình nào nghiên cứu
về vấn đề sử dụng điển tích điển cố trong ức Trai thi tập một cách có hệ
thống. Mặc dù vậy, những bài viết của các tác giả đã trở thành định hướng
vô cùng quý báu để chúng tôi tiếp cận, khám phá và đi sâu tìm hiểu nghệ
thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tập của danh nhân văn
hoá thế giới Nguyễn Trãi.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc chỉ ra và phân tích các điển tích, điển cố Nguyễn Trãi đã sử
dụng trong ức Trai thi tập, chúng tôi muốn làm nổi bật tài năng của ông
trong việc tiếp thu các yếu tố văn học nước ngoài để thể hiện tâm tư tình

8



cảm, cảm xúc của cá nhân đối với dân tộc, con người và thiên nhiên đất
nước. Mặc dù sử dụng những yếu tố văn học nước ngoài nhưng việc sử
dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi thấm đượm tính cách và tâm hồn
Việt.
4. Giới hạn đề tài.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng xem xét, nghiên cứu toàn
bộ di sản văn học đa dạng, phong phú và đặc sắc của Nguyễn Trãi, mà chỉ
tập trung đi sâu vào vấn đề sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tập
với tư cách là tác phẩm tiêu biểu thể hiện quan niệm sống, tâm hồn thi sĩ
của người anh hùng dân tộc.
4.2. Phạm vi tư liệu thống kê.
Văn bản ức Trai thi tập mà người viết khảo sát là bản ức Trai thi tập
in trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập ( Uỷ ban Khoa học xã hội Việt NamViện Sử học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1975).
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính như: phương pháp khảo sát văn bản, phương pháp thống
kê phân loại, phương pháp phân tích, tổng hợp…

9


Nội dung
Chương 1:

những vấn đề chung về việc sử dụng điển tích, điển cố của văn
học trung đại việt nam.
1.1. Khái niệm điểm tích, điển cố.

1.1.1. Thuật ngữ (tên gọi điển tích, điển cố).
Trong văn học nói chung có những thuật ngữ ra đời và được sử dụng
thống nhất để chỉ một khái niệm văn học, nhưng cũng có những khái niệm
văn học được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Điển tích, điển cố là một trong
những trường hợp ấy.
Thuật ngữ này xuất hiện ở Trung Hoa từ rất sớm. Nơi đây tồn tại
nhiều tên gọi khác nhau về điển tích, điển cố. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu
long, chương Sự loại gọi điển tích, điển cố là dẫn sự. Trong Bạt cao tử
khuyết thi, Hoàng Đình Kiên người đời Tống lại gọi là dụng điển. Còn Tôn
Đức Khiêm trong Lục triều lệ gọi là vận điển…[6, 22]
ở Việt Nam, văn học trung đại Việt Nam là nền văn học trẻ, ảnh
hưởng tiếp thu nhiều yếu tố từ văn học Trung Quốc. Điển tích, điển cố cũng
được sử dụng rộng rãi, và cũng tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau. Phan Kế
Bính trong Việt Hán văn khảo gọi là điển tích, dụng điển. Dương Quảng
Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu thì gọi là dụng điển, lấy chữ. Còn tác
giả Nguyễn Lộc trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ
XVIII- đầu thế kỉ XIX) lại gọi là điển cố… Trong cuốn Điển cố và nghệ
thuật sử dụng điển cố ( NXB Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh, 2003) tác
giả Đoàn ánh Loan dùng thuật ngữ điển cố để gọi chung điển tích, điển cố
và cách sử dụng chúng [6, 23].

10


Trên cơ sở tìm hiểu các thuật ngữ, các cách gọi tên khác nhau về điển
tích, điển cố, để tiện cho việc nghiên cứu của người viết và việc theo dõi
của người đọc, chúng tôi thống nhất gọi tên điển cố với điển tích, điển cố
nói chung.
1.1.2.Định nghĩa.
Về khái niệm điển tích, điển cố có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chúng

tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu sau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): điển cố là một biện pháp
tu từ trong văn chương cổ nhằm đạt tới cách diễn đạt mà lời ít ý nhiều bằng
việc dùng những câu chuyện xưa (trong thần thoại, truyền thuyết, kinh sử,
sự tích, sự kiện lịch sử…) thu gọn vào một từ, một nhóm từ nhằm gợi liên
tưởng mà tác giả muốn đạt tới. Ban đầu, điển cố chỉ là từ ngữ biểu thị một
sự vật, sự việc, nhân vật, sự kiện nhất định, cụ thể và chỉ có ý nghĩa thực,
sau vì được sử dụng nhiều lần, được chuyển cho một cấp độ mới là nghĩa
biểu trưng, nghĩa bóng, từ đó có thể tạo ra sự liên tưởng đến chuyện cũ,
người xưa, tuy không có ý về chuyện cũ, người xưa mà nói về chuyện trước
mắt [7, 793].
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu định nghĩa: Điển
(nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến việc cũ, một
tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu
ý nghĩa và cái lí thú của câu văn [6, 18].
Theo Trần Đình Sử: Điển cố là sự việc, là câu chữ của tác phẩm văn
học đời trước mà người đọc cũng biết, sử dụng trong tác phẩm nhằm tăng
cường sức biểu hiện, mở rộng, đổi mới ý thơ [11, 290].
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Đà Nẵng, 2004):
Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong
thơ văn [15, 318].

11


Điển tích là câu chuyện trong sách đời trước, được diễn lại một cách
cô đúc trong tác phẩm [15, 318].
Tuy là các định nghĩa khác nhau, nhưng vẫn tồn tại cách hiểu chung
nhất về điển tích, điển cố. Các ý kiến này vẫn thống nhất ở chỗ cho điển
tích, điển cố là những tích chuyện, những câu, những từ cũ được sử dụng

nhiều trở nên quen thuộc có ý nghĩa gợi hình, gợi tình, gợi cảm.
1.1.3.Tính chất.
Về cơ bản, điển tích, điển cố có các tính chất sau: tính khái quát, tính
hình tượng, tính liên tưởng, tính cô đọng - hàm súc, tính đa dạng và linh
động.
1.1.3.1.Tính khái quát.
Tính khái quát của điển cố thể hiện ở chỗ: với một hình thức cô đọng
trong vài chữ nhưng điển cố chứa đựng một thế giới bao la, nhiều hình
tượng, sự tích, lịch sử, ý tưởng sinh động sâu sắc [6, 32-33]. Chỉ bằng một
vài câu chữ đơn giản, điển cố có khả năng khái quát cả một câu chuyện,
một tính chất, một ý nghĩa phong phú. Có được điều này là do điển cố biểu
hiện được những ý nghĩa đa dạng. Nó có thể được hiểu bằng cả nghĩa đen
và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa hiểu trên câu chữ còn gọi là nghĩa tường
minh. Còn nghĩa bóng là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh nhờ sự
liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. ở đây, nghĩa đen được xem như là
phương tiện biểu đạt, còn nghĩa bóng trở thành nội dung, ý nghĩa, mục đích
biểu trưng và thể hiện thái độ của người sử dụng điển cố. Việc sử dụng điển
cố được coi là thành công khi người dùng nó vận dụng hài hoà, thống nhất
giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vậy, tính khái quát của điển cố nổi bật
như là một nét đặc trưng trong phương thức thể hiện.
Chỉ hai từ Sân Lai trong câu Kiều: Sân Lai biết mấy nắng mưa đã gợi
cho chúng ta một câu chuyện về người con chí hiếu. Theo sách Cao sĩ

12


truyện: Lão Lai Tử, người nước Sở, đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài bẩy mươi
mà còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, rồi múa ở trước sân,
rồi giả cách ngã, khóc như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui. Hay chỉ với một
từ bi trong câu Muộn màng thay gấc điềm bi ở Sơ kính tân trang của Phạm

Thái là chữ mượn trong Kinh thi của văn học Trung Hoa. Điềm bi tức diễn
tả giấc chiêm bao thấy con gấu để nói điềm sinh con trai. Điển cố dẫn
người đọc vào một thế giới cổ xưa để họ liên tưởng, khái quát cho nhiều ý
nghĩa về hình ảnh mà điển cố đã nêu ra.
Không chỉ có vậy, điển cố có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau,
khái quát cho nhiều tính chất rất khác nhau. Chẳng hạn câu chuyện họ Hoà
dâng ngọc cho vua nước Sở trở thành điển cố mang rất nhiều ý nghĩa được
các nhà văn nhà thơ vận dụng rất linh hoạt: nói về cái đẹp, ca ngợi phẩm
chất thuần phác, chân thành của con người, ca ngợi kẻ sĩ có tài, chỉ lòng
trung thành mà bị nghi ngờ phải chịu tội oan… Về cái đẹp, Tào Thực đời
Tam Quốc trong Hiến bích biểu có câu: Phục tri sở tiến chi Hoà thị chi
phác (Được biết vật dâng lên không phải là ngọc họ Hoà); hay chỉ tấm lòng
trung thành mà bị tội oan: Lý Bạch đời Đường trong Cổ phong có câu: Bão
ngọc nhập Sở quốc, kiến nghi cổ sở văn. Lương bảo chung kiến khí, đồ bao
tam hiến quân. (Ôm ngọc vào nước Sở bị nghi ngờ. Ngọc quí cuối cùng bị
vứt bỏ, mà cực khổ ba lần dâng vua). Bão ngọc nhập Sở quốc chỉ họ Hoà
tìm được ngọc ở trong núi đem dâng vua Sở, dù không được vua xem trọng
và bị oan, phải bị tội chặt chân đến hai lần, vẫn tiếp tục đến dâng ngọc quí
giống như kẻ bề tôi một lòng kiên định, hết lòng hiến dâng tình cảm ấy cho
vua [6, 36]. Như vậy, câu chuyện họ Hoà dâng ngọc cho vua đã trở thành
điển cố nổi tiếng trong văn học cổ.
Hình thức phong phú chứa đựng trong một nội dung nhất định đã tạo
nên những ý nghĩa độc đáo khác nhau của điển cố. Với lối cấu trúc đặc

13


biệt, điển cố vừa mang chức năng nhận thức, vừa mang chức năng biểu
cảm, tạo sự liên tưởng hấp dẫn, biểu hiện tâm hồn tác giả, gợi cảm, nâng
cao nhận thức cho người đọc [6, 38]. Có được sự hấp dẫn đó là do điển cố

không chỉ mang tính khái quát mà còn được bổ sung bằng nhiều tính chất
khác.
1.1.3.2.Tính hình tượng.
Bằng lối so sánh có hình ảnh vừa xa lại vừa gần, vừa sinh động lại
vừa khái quát điển cố giúp người đọc có nhận thức sâu sắc hơn vấn đề bằng
cách nói tế nhị. Có thể nhận rõ tính hình tượng của điển cố qua hai câu thơ
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.
Lá gió cành chim được mượn ý từ câu thơ của nàng Tiết Đào đời
Đường:
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.
(Cành đón chim nam bắc,
Lá đẩy gió lại qua.)
Qua điển này, người đọc có thể hình dung cảnh người đi đứng, lại
qua dập dìu, đông đúc. Câu thơ diễn tả cảnh Kiều phải tiếp khách làng chơi
ở chốn lầu xanh nhưng không hề có một từ ngữ nào nhắc đến cảnh chơi
bời, cười cợt ở chốn ăn chơi nhơ nhớp ấy. Bên cạnh đó, nhà thơ còn tỏ lòng
cảm thông với số phận của Kiều.
Tính chất này của điển cố tác động trực tiếp đến người đọc, giúp
người đọc nhanh chóng nhận ra điều tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ và
lập tức liên tưởng đến cuộc đời, số phận nhân vật.
1.1.3.3.Tính liên tưởng.

14


Điển cố có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và liên tưởng của con
người. Đằng sau lớp vỏ ngôn từ có vẻ khô cứng là một thế giới sinh động.

Khi điển cố được đặt vào một ngữ cảnh nhất định thì tự nhiên nó sẽ có biểu
hiện ý nghĩa phong phú, hình ảnh cụ thể được nó gợi ra sẽ nhanh chóng
hình thành trong óc người đọc. Chẳng hạn câu nói của Thuý Kiều khi chàng
Kim “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”:
Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Cụm từ chắp cánh liền cành là điển lấy trong bài Trường hận ca của
Bạch Cư Dị đời Đường nói về việc vua Đường Minh Hoàng và Dương Quý
Phi nguyện ước với nhau. Cụm từ này gợi cảnh ái ân của trai gái. Đây là lời
của Thuý Kiều, một cô gái có học thức, con nhà gia giáo nên rất phù hợp.
Không cần phải nói trắng ra nhưng người đọc ai cũng hiểu. Ngay khi sự
liên tưởng diễn ra trong óc người đọc thì điển cố lập tức được lĩnh hội với
tư cách là những hình ảnh sinh động, cụ thể, gợi cảm và hấp dẫn. Như câu:
Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
Chúa xuân nhìn hái một hai hoa gần.
(Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều)
Muôn hồng nghìn tía đua tươi là câu thơ mượn từ câu thơ Đường
Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân (Muôn hồng nghìn tía thảy là xuân) chỉ vô
số bông hoa tươi đẹp. Từ hình ảnh này người đọc sẽ liên tưởng đến các
cung nữ xinh tươi trong chốn cung cấm đẹp rạng ngời như ngàn hoa khoe
sắc thắm. Thế nhưng chúa xuân ở đây là vua chỉ chọn ra một vài bông hoa
trong số cả vườn hoa đẹp ấy. Điển cố làm nổi bật cái bẽ bàng của đời người
con gái trong chốn thâm cung.

15


Như vậy, bằng tính liên tưởng, điển cố kích thích sự tưởng tượng và
liên tưởng của người đọc. Đằng sau lớp vỏ từ ngữ là cả một cuộc sống sinh

động mà khi đọc đến nó, toàn bộ những hình ảnh về cuộc sống ấy được
khơi dậy [6, 38].
1.1.3.4. Tính cô đọng và hàm súc.
Đây là tính chất dễ nhận thấy của điển cố. Điển cố hàm chứa nội
dung và ý nghĩa sâu sắc trong một hình thức tiết kiệm lời đến mức thấp
nhất.Ví dụ để nói về tình cảnh trôi nổi, thân phận lênh đênh của Thuý Kiều
khi rơi vào tay Hoạn Thư, Nguyễn Du chỉ cần dùng điển chiếc bách:
Nàng rằng chiếc bách sóng đào,
Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may.
Truyện Kiều- Nguyễn Du
Chiếc bách là chiếc thuyền bằng gỗ bách. Trong Kinh thi của Trung
Quốc có bài Bách chu (Chiếc thuyền gỗ bách) nói về thân phận lênh đênh
không nơi nương tựa của người đàn bà bị chồng ruồng rẫy. Nguyễn Du
dùng điển này rất hợp với hoàn cảnh của Thuý Kiều khi bị Hoạn Thư bắt về
làm gia nô mà Thúc Sinh khong dám hé răng bênh vực. Chỉ với hai từ chiếc
bách người đọc có thể hình dung ra đầy đủ hoàn cảnh cô đơn, thân phận nổi
trôi của Thuý Kiều lúc này.
Như vậy, điển cố giúp cho việc thể hiện nội dung và ý nghĩa sâu sắc
nhưng trong một hình thức tiết kiệm lời nhất.
1.1.3.5. Tính đa dạng và linh động.
Thông thường trong chức năng biểu trưng và so sánh, vật được so
sánh luôn gắn liền với vật tượng trưng trong một tương quan khép kín: cây
tùng, cây bách, cây thông là để chỉ tinh thần hiên ngang của người quân tử;
cây trúc là tượng trưng cho vẻ đẹp của sự ngay thẳng; hoa cúc, hoa mai là
tượng trưng cho sự trong sáng; hoa sen là tương trưng cho sự thanh khiết…

16


Điển cố và việc sử dụng điển cố cũng dựa trên chức năng biểu trưng so

sánh nhưng nó được biểu hiện ở nhiều dạng thức với nhiều ý nghĩa rất khác
nhau. Chính tính chất này của điển cố đã tạo nên sức mạnh của câu thơ, câu
văn cả về diễn đạt cũng như biểu cảm. Vì vậy, hình thức thể hiện đa dạng
và linh hoạt của điển cố là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện khả năng
liên tưởng, tưởng tượng.
Sự thể hiện đa dạng của điển cố có nhiều màu vẻ nhưng thể hiện rõ
nhất ở hai điểm lớn: Một là, điển cố có cùng ý nghĩa được nhiều người
dùng với nhiều hình thức khác nhau; hai là, điển cố có cùng ý nghĩa nhưng
được biểu hiện bằng cách thay đổi một số yếu tố từ vựng [6, 40].
Cũng nhờ vào tính đa dạng và linh động, điển cố có thể biểu hiện
một cách phong phú, sinh động mọi mặt của đời sống từ cụ thể đến trừu
tượng, từ vật chất đến tinh thần. Một điển cố có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa
từ khẳng định đến phủ định, từ so sánh, phê phán đến ngợi ca… Có thể
thấy rõ điều này khi xem xét điển cố về việc họ Hoà dâng ngọc cho vua
nước Sở: Tào Thực đời Tam Quốc trong Hiến bích biểu có câu Phục tri sở
tiến phi Hoà thị chi phác( Được biết vật dâng lên không phải ngọc họ Hoà)
nhằm chê vật được dâng lên không đẹp; nhưng Dữu Bao đời Đường trong
Ngoạ a hỉ tễ khai phi vọng nguyệt giản cung nội tri hữu có câu Hốt đối
Kinh sơn bích, uy chiếu việt ngâm nhân (Bỗng đối trước hạt ngọc Kinh
Sơn, chiếu sáng cả người ngâm thơ) nhằm chỉ mặt trăng, so sánh ánh sáng
của vầng trăng sáng trong đẹp đẽ như viên ngọc… Ngoài ra chỉ với điển
này người ta còn dùng để nói về vẻ đẹp của tài năng, của sự trung trinh báo
quốc, để ca ngợi kẻ sĩ có tài hay nói lên nỗi oan ức của con người một lòng
trung thành mà bị nghi ngờ… Vì vậy, điển cố có khả năng hoạt động mạnh,
tồn tại trong nhiều hoàn cảnh rất khác nhau, làm phong phú thêm vốn văn
chương.

17



Với các tính chất như trên, điển cố có sức mạnh to lớn khi được vận
dụng vào văn chương trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc vận dụng
linh hoạt các điển tích, điển cố tạo nên tính hấp dẫn mạnh mẽ cho các tác
phẩm văn chương.
1.2. Nguồn gốc của điển tích, điển cố.
1.2.1. Từ kinh, sử, truyện.
Ngay từ thời xa xưa, những điển tích, điển cố ra từ kinh, sử, truyện
đã được coi là mẫu mực, là những lời răn dạy được ghi lại về cách xử thế,
về trí tuệ của các bậc thánh hiền. Đây là những lời lẽ giáo huấn người đời
về cách xử thế, về đạo làm người, thường được truyền dạy từ đời trước đến
đời sau trong gia đình, trường học, dần dần trở thành nội dung thi cử để
tuyển chọn hiền nhân của các triều đại phong kiến…
Sự truyền dạy lâu dài và việc nó trở hành nội dung thi cử để chọn
người tài đã làm cho các từ ngữ lời lẽ này trở nên quen thuộc, được dùng
rộng rãi trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác văn học.
Cứ sáng tác thơ văn là người ta dùng điển cố. Thậm chí, các tác giả trung
đại cho rằng việc sử dụng điển tích, điển cố nhiều hay ít là do tài năng của
tác giả và điều đó làm nên giá trị tác phẩm:… thời trung cổ, sự lặp lại ý
kiến của những uy quyền cổ xưa được xem như là phẩm giá còn việc phát
biểu những tư tưởng mới lại bị lên án; ăn cắp văn thì không sao cả nhưng
sáng tạo độc đáo thì bị coi là tà giáo…[17, 11]. Chỉ cái gì có tính chất điển
hình lặp lại thì mới được đánh giá tích cực [17, 335].
Điển cố có nguồn gốc từ kinh, sử, truyện thể hiện khuynh hướng
truyền thống trang nhã. Những điển tích, điển cố này được đúc kết từ
những câu chuyện về những nhân vật lịch sử gắn liền với các địa danh nổi
tiếng nhằm tạo nên sự hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn người đọc, người nghe, làm
cho họ cảm thấy những câu chuyện trong những điển tích điển cố này gần

18



gũi với cuộc sống của họ; bên cạnh đó, việc sử dụng các tích chuyện của
điển cố sẽ giúp cho việc cảm nhận câu văn câu thơ thêm phần sâu sắc. Điển
cố có nguồn gốc từ kinh, sử, truyện chủ yếu được dùng để nói về tài năng,
sắc đẹp, thân thế, tình yêu, hôn nhân… của con người.
Nói sắc đẹp của người phụ nữ, người xưa thường dùng các tích:
nghiêng nước, nghiêng thành; chim sa, cá lặn (cá nhảy)… Ví dụ trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thuý Kiều
bằng câu thơ Một hai nghiêng nước nghiêng thành; trong Sơ kính tân
trang vẻ đẹp của nàng Quỳnh Thư được Phạm Thái miêu tả là nét đẹp:
Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa.
Hoặc khi nói về đạo làm con đối với cha mẹ người xưa thường dùng
các điển như: tử phần, xuân huyên, sân Lai, gốc tử, ả Lý, nàng Oanh…
Chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,
Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
và:
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm…
nhằm chỉ tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ trong những hoàn
cảnh khác nhau.
Như vậy, điển cố xuất hiện khá nhiều trong kinh, sử, truyện và trở
thành nguồn tư liệu quí giá cho các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong sáng tác
của mình.
1.2.2. Từ thơ ca.
Theo các nhà nghiên cứu, vì những lí do khác nhau, điển cố
xuất hiện trong thơ ca ít hơn so với kinh, sử, truyện. Tuy nhiên không phải
thời nào, lúc nào nó cũng ít hơn. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào đối

19



tượng sáng tác, nội dung sáng tác ở mỗi thời kì. Điển cố được rút ra từ thơ
ca cũng khá phong phú, da dạng. Chúng được dùng phổ biến và rất dễ hiểu.
Điển cố lấy từ thơ ca là những điển cố rút ra từ những tác giả, tác
phẩm lớn như Ly tao của Khuất Nguyên, như các tác giả thơ Đường ở
Trung Quốc… Khi các tác giả mượn điển cố từ thơ ca, người đọc có thể dễ
dàng hiểu được chúng mà không cần đến việc truy tìm nguồn gốc. Chẳng
hạn câu thơ:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Truyện Kiều- Nguyễn Du
Nói về tâm trạng của Kim Trọng khi trở lại vườn Thuý. Khi đọc lên
người đọc nhận ra ngay đây là câu thơ lấy từ ý thơ của Thôi Hộ đời Đường:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Mặt người năm ngoái không biết đi đằng nào?
Hoa đào năm trước vẫn cười với gió đông.)
Hay Nguyễn Trãi trong bài Đề Từ Trọng Phủ canh ẩn đường có
câu:
Ta dư cửu bị nho quan ngộ;
Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân.
(Thân ta bị cái mũ nhà nho đánh lừa đã lâu;
Vốn ta là người cày (trong) thanh nhàn, câu (trong) hưu quạnh.)
là lấy ý từ câu thơ Nho quan đa ngộ thân (Mũ nhà nho lầm mình nhiều) của
Đỗ Phủ trong bài Phụng tặng Vi tả thừa.
Việc tìm hiểu nguồn gốc của điển tích, điển cố là điều cần thiết, song
việc sử dụng điển tích, điển cố một cách sáng tạo của tác giả là điều quan
trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, xem xét việc sử dụng điển tích, điển cố của các


20


tác giả, không nên chỉ chú ý đến nguồn gốc của điển cố mà cần đánh giá
xem việc dùng các điển tích, điển cố có phù hợp không? có sáng tạo gì đặc
sắc không? Đây cũng là mục đích chúng tôi đặt ra khi nghiên cứu đề tài
này. Khi các tác giả sử dụng hợp lí, sáng tạo các điển tích, điển cố sẽ tạo
nên hình ảnh đẹp đẽ, tính hấp dẫn cho lời văn câu thơ. Điều này cũng góp
phần làm nên giá trị cho tác phẩm. Dùng điển như hoà muối vào trong
nước làm sao chỉ thấy vị muối mà không thấy chất muối (Viên Mai - Trung
Quốc).
1.3. Việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn học trung đại.
Sự hình thành, tồn tại và phát triển của điển cố phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố từ hoàn cảnh lịch sử, triết học đến các yếu tố về tâm lí, thẩm
mỹ của mỗi quốc gia, dân tộc. Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ
thuật đặc thù tạo ra tính phong phú, đa dạng của lời nói. Nó còn là một
dạng thức độc đáo để biểu thị tư tưởng, tình cảm và xây dựng hình tượng
trong nghệ thuật. Tính phong phú, linh động về hình thức, nội dung và ý
nghĩa của điển tích, điển cố đã tạo thêm sức mạnh diễn đạt cho câu thơ, lời
văn. Vì vậy, điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng
không chỉ được ưa dùng ở phương Đông mà cả ở phương Tây.
1.3.1. ở phương Tây, Hy Lạp được coi là mảnh đất sản sinh ra nhiều
loại hình văn hoá phát triển rực rỡ từ hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… cho
đến văn học. Những thành tựu văn hoá đặc sắc về văn học nghệ thuật chính
là nguồn gốc nảy sinh của điển cố, điển tích. Thần thoại Hy Lạp, bản anh
hùng ca nổi tiếng Iliat và Ôđixê của Hôme là nguồn cung cấp điển cố
phong phú không chỉ đối với nền văn học Hy- La mà còn ảnh hưởng rộng
lớn đến cả nền văn học của Anh, Pháp, Nga… sau này ở thời kì Phục hưng,
Cổ điển và văn học khai sáng…


21


Hệ thống các vị thần, các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã trở
thành hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh, lòng quả cảm của con người.
Không cần phải nhắc lại toàn bộ câu chuyện, chỉ cần nói đến một chi tiết
nhỏ, người đọc có thể hình dung ngay ra toàn bộ câu chuyện với sức mạnh
ý chí của con ngườivà liên hệ với các nhân vật khác bằng sự hiểu biết về ý
chí, về tính cách của các nhân vật ấy. Chẳng hạn, khi nhắc đến Prômêtê là
để nói đến tinh thần sáng tạo, ý chí bất khuất, hay nói rộng ra là văn minh
tiến bộ, tự do. Còn khi nói về điểm yếu, khuyết điểm của con người người
ta sử dụng điển cố gót chân Asin. Khi nhắc đến điển quả táo bất hoà là
người ta nói đến nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, bất hoà giữa con người
với con người…
ở phương Tây, ngoài điển cố lấy từ Thần thoại Hy Lạp và hai bản
anh hùng ca của Hôme còn có các điển cố lấy từ Kinh thánh của đạo Thiên
Chúa. Kinh thánh được coi là một phần không thể thiếu trong tư tưởng, tâm
hồn người châu Âu. Các điển cố lấy từ Kinh thánh là hình ảnh các Thánh,
Chúa Trời, Ađam và Eva…Chẳng hạn khi nhắc đến trái cấm là người ta nói
đến sự cám dỗ ngọt ngào, hay nói đến sự đam mê, hấp dẫn của tình yêu.
Có thể thấy rằng, Thần thoại Hy Lạp, anh hùng ca Iliat, Ôđixê, Kinh
thánh… là nguồn cung ấp điển cố rất phong phú của người xưa ở phương
Tây. Đối với các tác giả phương Tây, việc am hiểu văn học cổ Hy Lạp - La
Mã và Kinh thánh là hành trang vững chắc cho công việc sáng tác của họ,
giúp họ tìm hiểu mục đích cũng như ý nghĩa cuối cùng của điển cố.
1.3.2. Nếu ở phương Tây, Hy Lạp là cái nôi của sự hình thành, phát
triển của điển cố văn học, thì ở phương Đông Trung Hoa cũng là mảnh đất
màu mỡ nơi các mầm mống điển cố được nảy nở, phát triển phong phú.
Trung Hoa được coi là nơi điển cố được dùng sớm nhất và phong phú nhất.
Có được điều này vì đây là một đất nước có bề dày lịch sử văn hoá, là cái


22


nôi của văn học cổ phương Đông với sự ra đời của triết học cùng nhiều
ngành nghệ thuật khác, có nhiều tư tưởng, kinh nghiệm sống phong phú…
Những tác phẩm đầu tiên cung cấp điển cố cho đời sau có thể kể đến
là Kinh Thi, Kinh Dịch… Các hình ảnh, tiêu đề của các bài ca trong Kinh
Thi, các quẻ trong Kinh Dịch đã trở thành hình ảnh, từ ngữ quen thuộc để
người đời sau sử dụng khi nói đến các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
Đào yêu, Bách chu… hay Càn khôn là những từ ngữ, hình ảnh rất hay được
nhắc tới trong văn thơ đời sau. Người Trung Hoa rất coi trọng việc sử dụng
điển cố. Trong một thời gian dài, họ coi việc sử dụng điển nhiều hay ít là
một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm và tài
năng của tác giả. Quan niệm đánh giá này xuất phát từ quan niệm sùng cổ
của người phương Đông. Khổng Tử nói: Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ
(thuật lại chứ không sáng tạo, tin tưởng và ưa chuộng cái cũ) [6, 47].
Chúng ta cũng nhận thấy rằng kho điển cố của Trung Quốc vô cùng
phong phú và đa dạng. Nói đến tình yêu nam nữ, nhân duyên vợ chồng có
các điển: nguyệt lão, xích thằng, tơ hồng, chỉ đỏ… Nói đến việc kén rể có:
bình phong bắn sẻ, mắt sẻ, bắn sẻ… Nói đến tình cảm bạn bè tâm giao, tri
kỉ có Bá Nha- Tử Kì… Nói đến sự trung thành của kẻ bề tôi đối với đấng
quân vương có Tử Mỹ, Y Doãn… Nói đến lòng hiếu thảo của con cái đối
với cha mẹ có ả Lý, nàng Oanh, Sân Lai, gốc tử…v.v… Mọi mặt của đời
sống, muôn hình, muôn vẻ của tài năng, cá tính con người đều có thể lấy
điển cố để so sánh.
Nghệ thuật sử dụng điển cố ở Trung Quốc đã xuất hiện từ rất lâu đời
và rất được coi trọng. Ngay từ thời Nam Bắc Triều, Lưu Hiệp trong Văn
tâm điêu long, chương Sự loại cho rằng: Cho nên sự là quan trọng, tuy kết
quả không nhiều, nhưng ví như cái chốt xe một tấc mà khống chế cả bánh

xe, cái chốt cửa một thước mà xoay được cửa ải vậy. Sự mà Lưu Hiệp nói ở

23


đây chính là điển cố và việc sử dụng điển cố trong văn thơ. Hay Viên Mai
trong Tuỳ viên thi thoại thì nói: Người ta có điển má không dùng giống
như có quyền thế mà không sính vậy. Thậm chí, việc dùng điển cố ở Trung
Quốc được xem trọng đến mức hình thành cả những trường phái, những
môn phái sáng tác theo quan niệm Không có từ nào không có xuất xứ [6,
18]. Không chỉ được coi trọng trong sáng tác, ở khâu tiếp nhận điển cố
cũng rất được coi trọng. Đào Hoàng Cảnh cho rằng: Đọc sách vạn quyển,
một điển không biết thì thật là xấu hổ [6, 59].
Điển cố và việc sử dụng điển cố được tất cả các triều đại phong kiến
Trung Quốc ưa dùng. Đặc biệt, thời nhà Đường được coi là thời đại đỉnh
điểm của nghệ thuật sử dụng điển cố. Điển được vận dụng tới mức thuần
thục, uyên thâm. Việc sử dụng điển cố linh hoạt, nhuần nhã, biến hoá tự
nhiên đã tạo nên thành công to lớn của thơ Đường, tạo nên một thời đại
đỉnh cao trong thơ ca Trung Quốc.
1.3.4. Việt Nam là một nước phát triển muộn, nền văn học nước ta là
một nền văn học trẻ, ảnh hưởng sâu sắc nền văn học Trung Hoa trong đó có
cả việc sử dụng điển tích, điển cố. Các điển tích, điển cố và thi liệu Hán học
được sử dụng trong văn học Việt Nam dã trở nên rất phổ biến, đặc biệt
trong văn học trung đại. Có điều này là do ảnh hưởng của quan niệm thời
trung đại - quan niệm tập cổ, lấy quá khứ làm chuẩn mực. Sử dụng điển cố
đối với người sáng tác cũng như tầng lớp thưởng thức gần như là một điều
đương nhiên, một lẽ tất yếu. Việc dùng điển cố đối với các cụ ta xưa là một
diều hết sức bình thường nếu không muốn nói là bắt buộc.
Các nhà thơ, nhà văn của ta xưa không những tiếp thu vốn điển cố từ
Trung Hoa để sáng tác thơ văn. Họ còn tiếp thu có sáng tạo nhằm cải tạo

những vốn liếng ấy cho phù hợp với suy nghĩ, tính cách, tâm hồn Việt
Nam. Có thể kể điển một số tác giả được xem là người vận dụng thành

24


công và sáng tạo điển tích, điển cố của văn học Trung Quốc vào văn học
Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…
Điều quan trọng ở đây là việc đi tìm đáp án cho câu hỏi tại sao điển
tích, điển cố lại được sử dụng phong phú trong văn học ta đến vậy? Điển cố
nếu không phù hợp với tư duy và phong cách sáng tác của người Việt ta
xưa kia thì chắc chắn đã không còn tồn tại trong các tác phẩm văn học quá
khứ [6, 64]. Với tính khái quát, tính hình tượng, tính liên tưởng, tính cô
đọng - hàm súc, tính đa dạng và linh hoạt, điển cố tạo ra một thế giới vô
cùng phong phú, đa dạng trong trí tưởng tượng của người đọc, người nghe.
Tiếng Việt của ta lại có khả năng diễn đạt khái quát cao do cấu trúc đa dạng
về ngữ pháp, phong phú về thanh điệu, giàu nhạc điệu nên điển cố khi vào
nước ta đã được các tác giả khai thác, biến hoá cho phù hợp với cách cảm,
cách nghĩ của người Việt. Nước ta là một quốc gia phương Đông, tiếp nhận
tư tưởng của phương Đông truyền tới, đặc biệt là tư tưởng Nho gia vốn gần
gũi với cách cảm, cách nghĩ của người Trung Quốc vì nó ra đời, phát triển
sâu rộng ở Trung Quốc. Việt Nam cũng ảnh hưởng của quan niệm sùng cổ
mà Khổng Tử đã đặt ra trong tư tưởng của mình. Bên cạnh đó, dùng điển cố
thể hiện được sự uyên bác của người sáng tác cũng như tính chất trang
trọng, bác học của tác phẩm. Điển cố còn có nét đẹp của sự giản ước: cả
một câu chuyện trong đời sống văn hoá, tư tưởng, lịch sử, cả một sự kiện có
ý nghĩa bài học kinh nghiệm… được thâu tóm trong một vài từ, một câu
thơ… tạo nên vẻ đẹp ý tại ngôn ngoại – lời ít mà ý mênh mông cho câu
văn, lời thơ.
Ngoài ra, việc điển cố tồn tại và được sử dụng phong phú còn dựa

vào yếu tố kĩ thuật. Xưa kia, kĩ thuật in chưa phát triển, khi con người chưa
sáng chế ra giấy mực, chưa biết dùng lụa để viết thì việc khắc chữ lên thẻ
tre, xương thú, mai rùa… là một điều hết sức khó khăn. Sự khó khăn này

25


×