Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết nguyễn đình tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.03 KB, 90 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ sau 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kéo theo nhiều
đổi thay trong đời sống con người. Đó cũng là lúc người ta “không tìm được
sự tĩnh lặng của cuộc sống và tâm hồn trong mỗi âm thanh tích tắc của chiếc
đồng hồ thời đại” [28; 61]. Trước sự thay đổi ấy, văn học cũng phải tìm cho
mình khúc ngoặt mới để có thể bắt nhịp, chuyển tải được cái phức tạp đó.
Không ít nhà văn đã lựa chọn tiểu thuyết làm phương tiện “thám hiểm cuộc
sống”. Điều này không phải ngẫu nhiên, bởi tiểu thuyết, bản thân nó đã là
“hiện thân của cái phức tạp, cái đa dạng và phong phú” [45; 103].
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại được đánh dấu bằng một loạt các tên
tuổi như: Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,… Với các tác phẩm xuất sắc
của mình, họ đã làm nên những bước chuyển mạnh mẽ trong đời sống tiểu
thuyết Việt Nam. Tiếp bước thế hệ đi trước, các cây bút tiểu thuyết hàng
ngày vẫn không ngừng thể nghiệm, khám phá, tìm tòi để tìm ra những hướng
đi mới cho tiểu thuyết. Và người yêu văn học không khỏi băn khoăn: sau thế
hệ “vàng” ấy là sự hiện diện của những tiểu thuyết gia nào? Sự xuất hiện của
họ sẽ đưa tiểu thuyết đương đại Việt Nam đi tới đâu?
Năm 2000, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự ra mắt của cây bút trẻ
Nguyễn Đình Tú với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù gây được không ít
tiếng vang. Lúc đó Nguyễn Đình Tú 26 tuổi. Nhưng đó mới chỉ là sự mở đầu
cho một cuộc thể nghiệm toàn diện của anh. Những tiểu thuyết tiếp theo, đặc
biệt là qua ba cuốn tiểu thuyết được trình làng liên tiếp trong ba năm:
“Nháp” (2008), “Phiên bản” (2009) và “Kín” (2010), người đọc mới thực sự


Tạ Thị Lan Phương

5

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thấy được khả năng sáng tác của Nguyễn Đình Tú. Nhà văn trẻ dường như
đang cố gắng viết tên tuổi của mình vào làng tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Sau ba tiểu thuyết, với những tiếng vang không nhỏ, tác giả đã từng
bước khẳng định được chỗ đứng của mình. Ma Văn Kháng – “nhà tiểu thuyết
lực lưỡng” không kiệm lời khi nói rằng: “… cây bút Nguyễn Đình Tú, một
triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hiện nay”.
Ba năm cho ra đời liên tiếp ba cuốn tiểu thuyết không phải là đơn
giản. Tuy nhiên “Đánh giá một nhà văn phải tính cả chất lượng lẫn số lượng
sáng tác của ông ta. Nghĩa là nhà văn vừa viết hay, vừa viết nhiều” [26; 3].
Về số lượng, Nguyễn Đình Tú đã chứng tỏ được năng lực sáng tác của mình
với năm tiểu thuyết khi mới 36 tuổi.
Một thực tế của tiểu thuyết đương đại Việt Nam là nó “chứa đựng
nhiều tiếng nói mâu thuẫn nhau, đối đáp nhau, đối lập với nhau, xung đột
nhau; nó không độc thoại, không đồng chất, không khép kín, không kết thúc,
nó mở, nó luôn luôn biến đổi…”. Bởi vậy, khi đánh giá chất lượng mỗi tác
phẩm luôn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Tác phẩm của Nguyễn Đình Tú
không nằm ngoài quy luật ấy. Đời sống đương đại vốn rất phức tạp. Vấn đề
cốt lõi là nhà văn nói lên được điều gì trong “đống hỗn lộn” ấy của cuộc
sống. Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết hôm nay luôn khiến cho người

ta phải suy tư, và rất nhiều khi nó trở thành “người bạn đồng hành chung
thủy của con người, bảo vệ con người bằng việc thường xuyên nhắc nhở,
thức tỉnh, tôn vinh những giá trị nhân văn” [45; 100].
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Evan.vnexpress.net, Nguyễn Đình
Tú chia sẻ: “Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về nước mắt để hạnh
phúc, nói về khiếm khuyết để hoàn thiện”. Người đọc có thể nhận thấy hàng
loạt những hiện tượng xã hội dị biệt và độc đáo trong tác phẩm của anh như:
lên đồng, chầu văn, thuốc lắc, quần hôn, đồng tính, giết chóc… Đó là những

Tạ Thị Lan Phương

6

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ngổn ngang của hiện thực cuộc sống hiện nay – những ngổn ngang không thể
chối từ với nhà văn thế hệ 7X này.
1.2. Như chúng ta đã biết, nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm
văn học, thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Thông
qua thế giới nhân vật người đọc nhận thấy tư tưởng, tình cảm, khát vọng mà
nhà văn muốn truyền tải. Qua các tiểu thuyết “Nháp”, “Phiên bản”, “Kín”,
Nguyễn Đình Tú lần lượt đưa người đọc vào từng phiến đoạn của đời sống.
Đó là thế giới của tội phạm, của bụi đời, thế giới của những người trẻ tuổi
“vừa tự đập tan nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá”
lại những mảnh vụn nát ấy cho lành lặn?” [35]. Hầu hết các nhân vật của

anh đang mang trong mình “bi kịch cơ bản hiện nay của tầng lớp thanh niên
đô thị đương đại Việt Nam”. Đối mặt với thế giới nhân vật của Nguyễn Đình
Tú, người đọc như được đối mặt với mặt sau của cuộc sống hiện thực, đối
mặt với chính mình, với câu hỏi: “Mình đã làm được những gì” hay cảm
giác: “ Chỉ tiếc là chúng ta đã không làm được gì để ngăn chặn chính chúng
ta”…
Xây dựng thế giới nhân vật ấy, Nguyễn Đình Tú đã truyền tải những
vấn đề “nóng hổi” của thời đại, những vấn đề không thể dửng dưng của xã
hội đầu thế kỷ 21. Có thể nói nhân vật là một trong những yếu tố góp phần
làm nên thành công cho tiểu thuyết của tác giả.
Với những lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu “Nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất đáng
kể. Qua việc nghiên cứu này, người viết một phần nào đó tìm ra những nét
độc đáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, góp phần vào việc đánh giá
đúng đắn đóng góp của nhà văn trong đời sống tiểu thuyết Việt Nam đương
đại, đồng thời cũng có điều kiện thu lượm những kiến thức cơ bản nhằm bổ

Tạ Thị Lan Phương

7

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

khuyết cho sự hiểu biết của bản thân về các chiều hướng phát triển của nhân
vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Đình Tú là một nhà văn quân đội bén duyên với văn chương
bằng những sáng tác truyện ngắn gây được ít nhiều tiếng vang. Nhiều nhà
nghiên cứu nhận xét truyện ngắn của anh “đầy ắp hơi thở của tiểu thuyết,
thấp thoáng sức nén của trường thiên”. Như là duyên nghiệp, Nguyễn Đình
Tú đã nhanh chóng lấn sân sang lĩnh vực tiểu thuyết và nhanh chóng gặt hái
thành công. Đặc biệt là qua “Nháp” (2008), “Phiên bản” (2009), “Kín”
(2010), Nguyễn Đình Tú được biết đến như một “hiện tượng” của văn học
đương đại.
Nguyễn Đình Tú là nhà văn mới xuất hiện trên văn đàn. Tư liệu
nghiên cứu về anh, do thế cũng chưa thật dày dặn, chủ yếu là những lời giới
thiệu tác phẩm, một số bài viết trên các tạp chí, website văn học. Đánh giá
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, giới nghiên cứu, phê bình, báo chí chủ yếu
quan tâm đến thế giới nhân vật cùng với những vấn đề của thời đại mà nhà
văn đặt ra trong tác phẩm. Bên cạnh đó là một số nhận xét về những cách tân
nghệ thuật trong ngòi bút của nhà văn.
Về tiểu thuyết “Nháp”, nhà văn Chu Lai nhận xét: “Đó là quả đấm
của nhịp điệu nhanh, mạnh, hiện đại, cuồng nộ, nhịp điệu của giới trẻ toàn
cầu mà trong đó ta thấy cả bóng dáng của hiphop, của blog, của thủ thuật
cắt dán tinh xảo, ẩn chìm, của nối mạng và án mạng, của các pha tình dục
thẳng căng, của những cảnh đời dưới đáy thô rám đến nhợn người, của các
tính cách nổi hằn, nổi mụn nhưng sau đó, cái kết tủa, điều lắng lại là tình
yêu, tình bạn, tình đời thao thiết nhiều khi đến yếu đuối, bịn rịn”.
Trong bài viết “Phiên bản, một mệnh đề mang tính tường luận lý thú”,
nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Thế giới tội phạm, một lát cắt của đời sống

Tạ Thị Lan Phương

8


K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hiện thực! Của đời sống hiện thực! Xa lạ chăng chỉ là, ở nơi đây không có
cái thường quy, cái phổ biến. Thống trị ở nơi đây là cái hỗn mang chi sơ, là
những bản năng kinh thiên động địa, là cái ác độc, là thói tàn bạo thâm căn.
Thế giới tội phạm! Một bước lùi của lịch sử nhân loại!”. Tiểu thuyết còn là
sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả: “Cuốn sách có
31 khúc kể được sử dụng với ba ngôi kể khác nhau, giống như một bản nhạc
nhiều bè, khai mở nhiều lối đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật”.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương, trong lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết
thứ ba của Nguyễn Đình Tú mang tên “Kín” thì cho rằng, cuốn tiểu thuyết
này “phần nào đó mang hơi hướng của một ma trận bởi cả những gì nó đề
cập tới, chính xác hơn, là sự chộn lẫn linh dị, thiêng liêng và phàm tục, bát
nháo. Giữa bầu không khí chờn vờn này, con người bỗng dưng trở nên hết
sức khó hiểu, nó trôi giữa ham muốn và chán nản, giữa lưu manh và lương
thiện, giữ tin đến mù quáng và ráo hoảnh không tin gì nữa cả. Gấp cuốn
sách lại, nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từ bởi tình thương
vốn rất hiếm hoi trong thời này”.
Những lời nhận xét, đánh giá chân thực của người trong nghề sẽ là
những gợi ý tin cậy để tác giả khỏa luận có thêm cơ sở khi tìm hiểu về thế
giới nhân vật và những yếu tố nghệ thuật tham gia vào việc xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
Bên cạnh đó là những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình tìm
hiểu về nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
Đó là các bài: “Điểm nhìn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Tú”

của Trần Tố Loan; “Phản biện sex trong Nháp” của Lê Nhật Tăng; “Lối viết
nước đôi hay là tận dụng “phép lợi thế” trong tiểu thuyết “Phiên bản” của
Nguyễn Đình Tú” của Bùi Việt Thắng; “Phiên bản hay hồ sơ một thanh tẩy”

Tạ Thị Lan Phương

9

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

của Đoàn Ánh Dương; “Kín” – một dòng tiểu thuyết miên man” của Nguyễn
Thị Minh Thái…
Mỗi bài viết, ở một mức độ nhất định đã nêu ra những nét độc đáo ở
các phương diện như: bản năng tự nhiên, tâm linh, điểm nhìn trần thuật…
trong từng tiểu thuyết cụ thể. Đây là nguồn tư liệu tham khảo có ý nghĩa quý
giá để tác giả khóa luận triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, tác giả khóa luận còn tham khảo một số bài phỏng vấn, giới
thiệu về nhà văn Nguyễn Đình Tú được đăng tải trên các trang web như:
“Nháp không chỉ có sex và giết người” [eVan.com]
“Tác phẩm của tôi không chỉ có bạo lực + sex” [eVan.com]
“Bạn đọc sẽ không chết chìm trong Kín” [eVan.com]
“Nguyễn Đình Tú: Văn học lặn vào trong ồn ã” [An ninh thế giới]
Thông qua những bài phỏng vấn, Nguyễn Đình Tú đã bộc lộ trực tiếp
những vấn đề liên quan đến tác phẩm, quan niệm, tư tưởng của nhà văn về
cuộc đời, con người và văn học. Những quan niệm này sẽ chi phối tới sáng

tác của tác giả. Và đây cũng là cơ sở không thể bỏ sót đối với tác giả khóa
luận khi tiến hành nghiên cứu.
Những bài viết trên đều có xu hướng đi tới khẳng định nét độc đáo và
mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Một số
bài viết đã đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở về thế giới nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Tuy nhiên
trên thực tế chưa có bài viết nào thực sự đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nhân vật
trong tiểu thuyết của nhà văn này. Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện
không trùng lặp với kết quả nghiên cứu nào trước đó.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả của các tác giả đi trước cùng
với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả khóa luận triển khai đề tài
“Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”.

Tạ Thị Lan Phương

10

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3. Giới hạn của đề tài
3.1. Về nội dung
Với đề tài đã chọn, tác giả khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua
một nhóm tiểu thuyết tiêu biểu.
3.2. Về tư liệu

Nhóm tác phẩm mà tác giả khóa luận chọn nghiên cứu sẽ gồm ba tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú, đó là:
1 – Nháp [NXB Thanh niên, 2008]
2 – Phiên bản [NXB Công an nhân dân, 2009]
3 – Kín [NXB Văn học, 2010]
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật
4.3. Phương pháp hệ thống lịch sử – chức năng
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4.5. Phương pháp thống kê
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận
5.1. Mục tiêu của khóa luận
Khóa luận hướng tới tìm những điểm độc đáo, nổi bật trong quan niệm
nghệ thuật về con người, những dạng nhân vật cơ bản và những yếu tố nghệ
thuật chủ đạo trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.
5.2. Nhiệm vụ của khóa luận
5.2.1. Học tập và nắm vững lí luận về nhân vật văn học nói chung,
nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.

Tạ Thị Lan Phương

11

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

5.2.2. Chỉ ra những điểm mới trong việc tiếp cận, khai thác nhân vật,
nắm được những dạng nhân vật cơ bản và phân tích nét độc đáo của những
yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Khái quát lý thuyết về nhân vật văn học, vận dụng để tìm hiểu
nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Nêu ra được những điểm cơ bản
về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
6.2. Chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới trong quan niệm nghệ
thuật về con người, tìm hiểu những dạng nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú, phân tích được những yếu tố nổi trội, độc đáo trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Qua đó góp thêm một tiếng nói khẳng
định những đóng góp của Nguyễn Đình Tú vào quá trình đổi mới tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các loại nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú

Tạ Thị Lan Phương

12

K33C – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
1.1.1. Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp:
persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Ban đầu, nó vốn mang
ý nghĩa là “cái mặt nạ” – một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu.
Theo thời gian, nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học.
Ở một khía cạnh nào đó thuật ngữ “nhân vật” có điểm gặp gỡ với
thuật ngữ “vai” và “tính cách”. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hai
thuật ngữ này thay cho nhân vật văn học. Thuật ngữ “vai” nhấn mạnh đến
tính chất hành động của cá nhân, phù hợp với loại “nhân vật hành động”.
Còn thuật ngữ “tính cách” lại chỉ những nhân vật có tính cách. Tuy nhiên
không phải nhân vật nào cũng hành động, và cũng không phải nhân vật nào
cũng mang tính cách rõ nét. Như vậy, thuật ngữ “vai” và “tính cách” có nội
hàm hẹp hơn “nhân vật”, chúng không bao quát được hết những biểu hiện
khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. Bởi vậy, “nhân vật”
chính là thuật ngữ đúng đắn và đầy đủ nhất.
1.1.2. Nhân vật là khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ
yếu nhất vẫn là văn chương nghệ thuật. Về khái niệm nhân vật văn học, giới
nghiên cứu, phê bình đã đưa ra khá nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân quan

niệm:

Tạ Thị Lan Phương

13

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người. Một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn
từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây,
các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”
[2; 241].
Với khái niệm này, tác giả đã xem xét nhân vật trong mối tương quan
với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, khuynh hướng, trường phái văn
học.
Các tác giả trong Từ điển văn học lại nhìn nhận nhân vật ở khía cạnh
vai trò, chức năng của nó đối với nội dung và hình thức của tác phẩm:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học” [29; 86].
Trong giáo trình Lý luận văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết:

“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như
Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều,… Đó là những nhân vật không tên như
thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều”, những kẻ đưa tin, lính hầu,
chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích,
đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quoái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những
con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện
bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được
miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường
thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những

Tạ Thị Lan Phương

14

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần
thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình
trong thơ trữ tình.[…] Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn
dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong
tác phẩm.[…] Nhưng chủ yếu vẫn là con người trong tác phẩm.[…] Nhân vật
văn học là một hiện tượng ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra” [25; 277
- 278].
Đây là quan niệm khá cụ thể, chi tiết về nhân vật văn học. Còn đây là

cách nhìn nhận về nhân vật của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức:
“Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện con người qua những đặc điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được
quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người,
những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ
xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật
khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không
phải là những con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi
bật trong tác phẩm” [10; 126].
Trên đây là một số quan niệm về nhân vật văn học của các nhà nghiên
cứu, phê bình trong nước. Những quan niệm này nhìn nhận nhân vật ở nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự gặp gỡ nhau ở một số điểm
nhất định như: nhân vật là đối tượng mà văn học miêu tả, được xây dựng
bằng những phương tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống hiện thực; là
yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm, mang tính ước lệ và thể hiện sự sáng tạo
của nhà văn. Với vị trí quan trọng ấy nhân vật trở thành đối tượng không thể
bỏ qua khi tìm hiểu, nghiên cứu về một nhà văn nào đó.

Tạ Thị Lan Phương

15

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


1.2. Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật là thành tố quan trọng của tác phẩm văn học, là “tín hiệu
thẩm mĩ lớn nhất của Truyện” [16; 43]. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội
dung vừa thuộc về hình thức của tác phẩm, có vai trò hết sức quan trọng,
quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Có thể khái quát một số
vai trò cơ bản của nhân vật như sau:
Về vai trò của nhân vật đối với nội dung tác phẩm:
Thứ nhất, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn khái quát
hiện thực đời sống. Hiện thực đời sống được tái hiện thông qua thế giới nghệ
thuật người nghệ sĩ miêu tả trong tác phẩm mà nhân vật lại là yếu tố không
thể thiếu trong thế giới nghệ thuật ấy.
Thứ hai, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con
người và các quan niệm về chúng.
Thứ ba, nhân vật là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Nói
khác đi, nó là công cụ, là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới, rộng
lớn và sâu sắc.
Thứ tư, nhân vật thể hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng như lý
tưởng thẩm mỹ của tác giả về cuộc đời, con người: “Nhân vật văn học được
sáng tạo ra, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc
sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa
cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách
hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người”.
Về vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm: nhân vật đóng vai
trò quyết định tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức. Nói như
G. N. Pospelov thì: “Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình
thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết,
vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [32; 157].

Tạ Thị Lan Phương


16

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Có thể nói, những quan niệm và vai trò của nhân vật là tiền đề lý
thuyết không thể thiếu khi nghiên cứu về nhân vật văn học nói chung và
nhân vật trong tác phẩm của một nhà văn nói riêng.
1.3. Nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết
Tiểu thuyết được xem là thể loại văn học gần gũi nhất với cuộc sống.
“Tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện simh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [25; 387]. Với khả năng bao chứa hiện
thực rộng lớn như thế, tiểu thuyết đã nhanh chóng trở thành thể loại chiếm vị
trí trung tâm trong hệ thống thể loại văn học thời hiện đại.
Trên thế giới không ít công trình nghiên cứu tập trung quanh thể loại
này. Người ta có thể kể tới M. Bakhtin – nhà lý luận tiểu thuyết lớn nhất thế
kỉ XX với công trình “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết”. Cuốn sách này chứa
đựng nhiều nhận định giá trị về thể loại tiểu thuyết. Đó là tiền đề cho sự kế
thừa của nhiều nhà nghiên cứu sau này như: Milan Kundera, Alain Robbe
Grillet, Nathalie Sarraute…
Như đã nói tới ở trên, nhân vật là yếu tố trung tâm, là linh hồn của tác
phẩm. Bởi vậy khi nghiên cứu về tiểu thuyết, các nhà lý luận đã dành nhiều

công sức để tìm hiểu về khía cạnh này. Về cơ bản, có thể xác định nhân vật
tiểu thuyết ở những đặc trưng sau:
Nếu nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ xuất hiện
là những nhân cách đã được hình thành rõ ràng thì nhân vật tiểu thuyết là
“con người nếm trải”, phải chịu nhiều thăng trầm, đau khổ dằn vặt của đời.
Nó không ngừng trưởng thành, biến đổi và chịu mọi tác động của đời sống.

Tạ Thị Lan Phương

17

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ được khắc họa
tương đối đơn giản, phù hợp với quan niệm của thời đại về nhân vật đó.
Nhân vật tiểu thuyết thì khác, vì luôn chịu tác động của hoàn cảnh nên nhân
vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó”. Nghĩa là tính
cách của nhân vật tiểu thuyết phức tạp hơn nhiều so với lược đồ đơn giản về
vị thế, giai cấp, giới tính của chính họ. Nhân vật tiểu thuyết không thuần nhất
mà luôn tồn tại “con người bên trong con người”. Điều này làm cho nhân vật
tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc đời thật.
Điểm thứ ba làm cho nhân vật tiểu thuyết khác nhân vật sử thi, kịch và
truyện trung cổ là nhân vật tiểu thuyết thiên về tư duy còn các nhân vật kia
thường là con người thiên về hành động. Cho nên, khám phá nhân vật tiểu
thuyết là khám phá từ chiều sâu tâm lý. Nói như vậy không có nghĩa chỉ

riêng tiểu thuyết mới chú trọng tới miêu tả thế giới nội tâm, phân tích tâm lý
nhân vật mà những thể loại cũng không bỏ qua khía cạnh này. Tuy nhiên, với
đặc trưng thể loại thì đặc điểm này ở tiểu thuyết rõ nét hơn cả, thậm chí trở
thành phương thức quan trọng bậc nhất khi khám phá nhân vật. Trước sự tác
động của hoàn cảnh, nhân vật tiểu thuyết không chỉ nếm trải mà còn tư duy.
Nó xuất hiện với đời sống nội tâm đầy phức tạp, chứa đựng những “ẩn mật
bản ngã”. Đây chính là cốt lõi trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết: “Tất
cả mọi tiểu thuyết của mọi thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [45;
108].
Đặt trong sự tương quan đối sánh với nhân vật của các thể loại văn
học khác (sử thi, kịch, truyện trung cổ), trên cơ sở thực tiễn sáng tác tiểu
thuyết và những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết từ trước tới nay, người
viết đã trình bày một số đặc trưng cơ bản của nhân vật tiểu thuyết và việc
xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Đây là những tiền đề ban đầu giúp chúng tôi
hiểu sâu hơn về nhân vật tiểu thuyết đương đại.

Tạ Thị Lan Phương

18

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Một số đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống đang diễn ra, không ngừng biến đổi và

sinh thành. Bản chất ấy sẽ đem lại cho tiểu thuyết mỗi thời đại một cảm quan
riêng. Sau hiện đại, thế giới nhanh chóng bước vào thời kì hậu hiện đại. Đây
là thời kì biến mất của những sự thật vĩnh hằng để thay vào đó là những hiện
tượng không bản chất, là sự sụp đổ niềm tin của con người vào những giá trị
tồn tại trước đó. Con người trở nên bơ vơ, lạc lõng và luôn mang trong mình
điều mà Tony Tanner cho là: “một niềm kinh hãi rằng có ai đó đang vẽ kiểu
cho cuộc sống của mình, rằng có đủ thứ mưu đồ vô hình chuẩn bị cướp đi sự
độc lập về tư tưởng và hành động của mình, rằng trạng huống đó có ở khắp
mọi nơi”… Tinh thần ấy lên lỏi, bao trùm lên tiểu thuyết hậu hiện đại. Song
hành cùng với sự khủng hoảng của con người ngoài xã hội là sự khủng
hoảng của con người trong văn học. Giờ đây thay vì tiểu thuyết truyền thống
người ta thường nhắc tới những khái niệm như “tiểu thuyết Mới”, “tiểu
thuyết siêu Mới”. Nếu tiểu thuyết truyền thống chú trọng tới việc xây dựng
nhân vật với tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình thì tiểu thuyết
hậu hiện đại khước từ điều đó. Cùng với sự biến mất của sự thật, sự sụp đổ
niềm tin là sự biến mất của nhân vật trong văn học. Trong tiểu thuyết hậu
hiện đại người ta không còn thấy bóng dáng của nhân vật điển hình mang
tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao ở đời. Nhân vật đã tự đánh mất đi cái
ý nghĩa đích thực của nó. Nhân vật hầu như bị bóp méo, chỉ là những mảnh
vỡ manh mún, thậm chí “là một cá thể không xác định, không nắm bắt và
không nhìn thấy được, một “cái tôi vô danh”, xung quanh nhân vật chính hư
vô này là những nhân vật khác mà nó chỉ là những giấc mơ, nỗi ám ảnh,
điều hoang tưởng” [4; 68]. Tính chất ấy làm cho nhân vật trở nên phân tán,
không xác định “nhân vật chỉ còn là những đại từ mơ hồ”. Hoàn cảnh điển

Tạ Thị Lan Phương

19

K33C – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hình, tính cách điển hình trở nên vô nghĩa. Điều mà các tiểu thuyết gia hậu
hiện đại quan tâm khám phá là thế giới nội tâm của những diễn biến tâm lý
phức tạp với sự chồng chéo của giấc mơ, nỗi ám ảnh, điều hoang tưởng.
Chính “tính hư hư, ảo ảo, mờ mờ đã làm cho nhân vật trở thành miếng đất
màu mỡ của vô số cách đánh giá và giải thích khác nhau” [4; 68]. Và như
một điều tất yếu cách thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống
sẽ trở nên nghèo nàn. Các nhà văn hậu hiện đại buộc phải bứt khỏi sự nghèo
nàn đó để tìm thêm những cách thức mới làm giàu cho việc kiếm tìm vùng
thẳm sâu của con người hậu hiện đại. Thủ pháp đồng hiện, nghịch dị, giễu
nhại, kĩ thuật dòng ý thức… đã thể hiện sự đổi mới ấy.
Hậu hiện đại là lối sáng tác nổi bật của văn học thế giới những năm
70, 80 của thế kỉ XX. Không phải ngay từ khi xuất hiện lối viết này đã ảnh
hưởng tới Việt Nam mà phải tới những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI
yếu tố hậu hiện đại mới để lại dấu ấn trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Sự ảnh hưởng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự thay đổi của đời
sống văn hóa, xã hội tác động tới cảm quan của con người; sự phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp thu các
luồng văn hóa mới trên thế giới và còn do “sự trương nở của nhiều yếu tố
nghệ thuật truyền thống, của các thể loại truyền thống – những thứ xưa kia
chưa được khai thác triệt để hoặc bị xem nhẹ, nay lại trở thành diện mạo
chính, thành yếu tính của văn chương” [38].
Những tiền đề khách quan đó nhanh chóng được cảm quan nhạy bén
của người nghệ sĩ thu nạp. Và để khẳng định được mình, như một nhu cầu,
họ đã tự đổi mới để hòa nhập với tiến trình văn học thế giới. Quan trọng hơn

là ghi chép sự thay đổi cảm quan của thời đại. Cuộc viễn du mới mẻ này đã
in đậm không ít dấu chân của các tiểu thuyết gia. Đó là: Phạm Thị Hoài, Bảo
Ninh, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà,… Bằng sự cố

Tạ Thị Lan Phương

20

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

gắng tìm tòi, trải nghiệm họ đã đem tới một “món nộm suồng sã” cho tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
Sự cách tân được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó có yếu tố
nhân vật. Thời đại lịch sử – xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi trong cách
nhìn nhận, đánh giá con người của nhà văn. Tiểu thuyết sau 1975 là sự dung
nạp của thể tài thế sự, đời tư. Bởi vậy, con người trong tiểu thuyết lúc này
không phải là những công dân đơn phiến mà là những con người đời thường
mang trong mình những bi kịch cũng rất “đời thường”. Cùng với sự xáo trộn
của đời sống con người cũng trở nên phức tạp. Con người là sự tổng hòa của
ánh sáng và bóng tối, của cái cao cả và thấp hèn, của thiện và ác,… Họ
không phải là những chuẩn mực sẵn có của xã hội, thời đại, cũng không phải
là những tính cách tiêu biểu mà là những con người bình thường, thậm chí là
vô danh trong đời sống hàng ngày. Tiểu thuyết phải là cả rừng nhân vật “cây
lớn, cây bé, cây cao, cây thấp, cây la đà, cây vươn ngồng, cây hùng dũng,
cây ăn hại, cây đái nát, cây tiều tụy, cây gầy còm, cây xa hoa, cây cần kiệm,

cây khiêm nhường, cây ăn bám” (Phạm Thị Hoài).
Trước sự xói mòn của niềm tin, nhân vật tiểu thuyết đương đại hiện
lên là con người không có số phận tròn trịa mà bị phân tán thành “chủ thể phi
trung tâm”, những mảnh, những mẩu, những hòn đảo nhỏ trong thế giới. Đôi
khi, nó chỉ là những mảnh nhỏ của tâm trạng, là những hình bóng không xác
định. Dù xuất hiện ở những trạng huống nào, họ vẫn là hiện thân cho những
cá thể đời thường, mang trong mình “đầy những vết dập xóa trên thân thể và
trong tâm hồn”. Đó là Giang Minh Sài trong “Thời xa vắng” (Lê Lựu), là
Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), nhân vật bào thai trong
“Thiên thần sám hối” (Tạ Duy Anh)…
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng phải có những cách tân để
“chuyên chở” sự thay đổi cảm quan về con người của nghệ sĩ. Bằng sự táo

Tạ Thị Lan Phương

21

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bạo, các tiểu thuyết gia đương đại Việt Nam đã tạo nên những thủ pháp nghệ
thuật mới mẻ trên cơ sở tiếp thu những ảnh hưởng của văn học hiện đại và
hậu hiện đại thế giới. Tuy nhiên, cách tân không có nghĩa là phủ nhận hoàn
toàn truyền thống. Với những ưu thế nhất định, một số thủ pháp nghệ thuật
truyền thống đã được hồi sinh trong văn chương hậu hiện đại như: thủ pháp
huyền ảo, phân mảnh đối tượng… Sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới đó tạo

điều kiện cho người nghệ sĩ đi sâu vào lật xới từng ngõ ngách của đời sống,
từng “vỉa tâm thức của con người”.
Đổi mới xu hướng tiếp cận và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Nam những năm gần đây là đòi hỏi tất yếu của lịch sử - xã hội nói
chung và bản thân văn học nói riêng. Tìm hiểu những biểu hiện mới của
nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả khóa luận sẽ có thêm
cơ sở thực tiễn để nghiên cứu nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.

Tạ Thị Lan Phương

22

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
VÀ CÁC LOẠI NHÂN VẬT CƠ BẢN
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú
2.1.1. Khái quát về “quan niệm nghệ thuật về con người”
2.1.1.1. Đối tượng thẩm mỹ của văn học là con người. Do vậy tất cả
những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm
vi biểu hiện của văn học. Đó là cơ sở cho quan niệm đa dạng về con người

trong văn học. Mặt khác, thực tiễn sáng tác cho thấy người ta không thể miêu
tả con người nếu như không hiểu biết và có các phương tiện, biện pháp biểu
hiện nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình
tượng con người trong văn học. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con
người trở thành một tiêu điểm của nghiên cứu văn học Xô Viết từ những
năm 1970 trở đi. Trên thực tế, khái niệm này được nghiên cứu ở nhiều
phương diện với những cách hiểu phong phú. Về cơ bản có thể xác định:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp
hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và
thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [33; 55].
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp những phát
hiện triết lý, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với khả
năng và trình độ nắm bắt, sáng tạo, sử dụng các phương thức, phương tiện,
chất liệu nghệ thuật của người nghệ sĩ đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện
đời sống ở một chiều sâu nào đó.

Tạ Thị Lan Phương

23

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Quan niệm nghệ thuật về con người tồn tại trong thế giới quan của mỗi
người nghệ sĩ, gắn liền với cá tính sáng tạo của anh ta. Nói như Nguyễn

Đăng Mạnh thì: “Tâm hồn mỗi nhà văn có một “chất dính” riêng. Dù ông ta
có quan sát thực tế đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau, “chất dính” ấy vẫn
chỉ có thể bắt lấy được những gì thích hợp với nó mà thôi. Những “cái gì”
đó tạo nên ở mỗi cây bút một đối tượng thẩm mỹ riêng, nơi cung cấp những
nguồn chất liệu phù hợp để nhà văn dựng nên thế giới nghệ thuật riêng của
mình” [26; 14]. Quan niệm nghệ thuật về con người là tiêu chuẩn quan trọng
để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học. Người nghệ
sĩ đích thực là người luôn suy nghĩ về con người, vì con người, nêu ra những
tư tưởng mới để hiểu con người. Về điều này, Nguyễn Minh Châu – một
trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam đã
khái quát: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của
nó là con người. Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể
nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình
yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người
nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc
khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những
người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn
mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của
người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng
vững được trước cuộc sống”. Khám phá quan niệm nghệ thuật về con người
là đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ để đánh giá đúng về họ.
Không chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn đánh giá tài năng của mỗi nghệ sĩ,
quan niệm nghệ thuật về con người còn là thước đo quan trọng bậc nhất của
trình độ của nghệ thuật một dân tộc, một thời đại, bởi: “một nền nghệ thuật
mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới” [33; 59].

Tạ Thị Lan Phương

24


K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người có sự thay đổi qua mỗi
thời kỳ văn học. Trước năm 1975, khi đất nước còn chìm trong bom đạn,
chiến tranh thì con người được nhìn theo lối sử thi hóa. Ở thời kỳ “ra ngõ
gặp anh hùng”, con người luôn được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng,
với dân tộc. Bất kỳ suy nghĩ, hành động cá nhân nào cũng bị cộng đồng “soi
xét”. Sống có ý nghĩa là sống vì người khác, vì mọi người, vì dân tộc. Hoàn
cảnh ấy ảnh hưởng không nhỏ tới người nghệ sĩ. “Giọng cao” là giọng chủ
đạo của người nghệ sĩ bấy giờ. Bởi thế cái nhìn giản đơn, phiến diện một
chiều về con người là không tránh khỏi.
Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới
thì văn học cũng “đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật”. Quan niệm nghệ
thuật về con người đã có sự chuyển hướng. Lúc này con người được nhìn
nhận như “một cá thể bình thường trong những môi trường sống bình
thường” [24; 231]. Nếu như giai đoạn trước mọi phẩm chất tự nhiên của con
người đều bị rũ bỏ thì đến nay lại trở thành “mảnh đất phì nhiêu cho những
cây bút thỏa sức khai phá”. Sự hỗn tạp trong tâm hồn, bản năng tự nhiên, đời
sống tâm linh là những miền sáng tác bất tận của người nghệ sĩ. Sự soi chiếu
con người từ nhiều chiều kích, góc độ như thế nhằm “tìm ra con người bên
trong con người”, đem lại cái nhìn toàn diện về con người cho văn học.
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú
2.1.2.1. Con người hỗn tạp
“Hỗn tạp” nghĩa là “không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác

nhau lẫn lộn vào với nhau” [31; 574].
Có thể hiểu một cách giản dị, con người hỗn tạp là con người mang
trong mình nhiều tính cách, trạng huống tâm lý khác nhau, không đồng nhất

Tạ Thị Lan Phương

25

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thậm chí nhiều khi là đối lập nhau. Chính điều này làm cho con người trở
nên phức tạp, khó hiểu.
Trên thực tế không có con người thuần nhất mà con người là sự tổng
hòa nhiều phương diện khác nhau như thiện – ác, cao cả - thấp hèn, sự bao
dung – lòng đố kị… Tuy nhiên tùy từng vào giai đoạn văn học, xuất phát từ
những mục đích khác nhau mà việc thể hiện con người cũng sẽ khác nhau.
Trong văn học dân gian, nhân vật được xây dựng để thể hiện niềm ước
mơ, khát khao về một xã hội công bằng, truyền tải những đạo lý ở đời. Nhân
vật được xây dựng là những con người nguyên phiến mang trong mình tính
cách phù hợp với chức năng mà người nghệ sĩ dân gian giao phó.
Trong văn học hiện thực phê phán, xuất phát từ mục đích phơi bày
hiện thực nên các tác giả đã xây dựng nhân vật là những con người điển hình
của hoàn cánh điển hình. Tâm lý, tính cách nhân vật đã có sự phát triển, thay
đổi ở từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Sự phát triển ấy luôn chịu sự chi phối
của hoàn cảnh và ít nhiều mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vậy

tính cách nhân vật nhìn chung vẫn còn đơn giản.
Ngày hôm nay thì khác. Cuộc sống đương đại khốc liệt đã đẩy con
người vào sự bơ vơ không tìm thấy chỗ đứng trong xã hội, luôn băn khoăn đi
tìm bản ngã, đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Cảm hứng suy ngẫm về
hiện thực thay thế cho cảm hứng phơi bày hiện thực. Cảm quan đời sống
mang nặng dấu ấn của sự hoài nghi đã chi phối tới sự tiếp cận và tái hiện con
người phồn tạp của các nhà văn đương đại. Con người trong tiểu thuyết
đương đại không phải là con người mang trong mình những tính cách thuần
nhất nữa mà hiện lên trong đời sống thực tại với đầy đủ tính người vốn có,
với những mảnh vỡ của thân thể và những “vết dập xóa” trong tâm hồn, với
số phận chưa hoàn kết. Sự phức tạp ấy không cho phép con người đương đại

Tạ Thị Lan Phương

26

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

giữ vị trí đại diện cho bất kì thứ gì của đời sống. Con người hiện lên chỉ là
những mảnh, những mẩu của đời sống.
Khai thác con người hỗn tạp đã xuất hiện trong những tác phẩm của
nhiều nhà văn đương đại trước đó như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình
Phương, Tạ Duy Anh, Thuận… Tới Nguyễn Đình Tú, sự hỗn tạp của con
người cũng được thâu tóm vào trong tác phẩm của anh. Với cảm quan đời
sống mang màu sắc riêng, tác giả đã ghi lại sự khủng hoảng trong tâm thức

của con người thời đại với những biến động tinh vi của nhiều trạng thái tâm
lý khác nhau. Để khai thác, khám phá sự hỗn tạp của con người, tác giả đã
đặt nhân vật vào nhiều môi trường sống, nhiều mối quan hệ khác nhau để
nhân vật tự hành động và tự bộc lộ trạng thái tâm lý của mình.
“Nháp” là bức tranh về một “cuộc sống nháp” của thế hệ trẻ. Nhân
vật được đặt trong hai vùng không gian đối lập nhau giữa một bên là Phố
Núi xa lắc, yên bình với Hà Thành nhộn nhịp, hiện đại. Trong sự đối sánh
này con người càng trở nên cô đơn hơn bao giờ hết trên con đường tìm đến
Chân – Thiện – Mỹ. Ngoài ra tác giả còn đặt nhân vật trong những mối quan
hệ tính giao đồng chủng tộc và khác chủng tộc để nhân vật bộc lộ rõ nét đời
sống bản năng tha hóa, sự lạc loài khi không tìm thấy bản ngã và tiếng nói
chung trong cộng đồng, để thấy rõ hơn sự phức tạp trong nội tâm nhân vật.
“Nháp” đã tái hiện một thế hệ trẻ đang sống bằng những thể nghiệm cảm
xúc, những cơn bấn loạn, những cái điên thoáng chốc và những dằn vặt lâu
dài. Nhân vật luôn bị đặt trong lằn ranh của sự giằng xé giữa bản năng và
trách nhiệm, u mê và thức tỉnh để rồi tìm thấy bản ngã đích thực.
“Phiên bản” – tiểu thuyết bị bủa vây bởi một thế giới ngầm. Đó là thế
giới của những kẻ ham bạo lực, thích lấy “số” của người khác, một thế giới
luôn nằm trong sự bất an và đe dọa bởi tội ác. Cái ác được đặt trong một
không gian rộng lớn cả về chiều dài lẫn chiều rộng, từ thành phố Ngã ba

Tạ Thị Lan Phương

27

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

sông tới thành phố Lớn, vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia. Trong thế giới
ấy bên cạnh những con người sống xuôi theo bản năng của tội ác vẫn có
những con người luôn đấu tranh giằng xé để thoát khỏi cái ác. Tân dành cả
tuổi trẻ để thực hiện lẽ công bằng “thay trời hành đạo” nhưng lại bị đẩy vào
vòng của cái ác rồi phải sống trong sự dằn vặt, lựa chọn giữa thiện và ác.
Diệu – một cô bé hồn nhiên với tình cảm ngọt ngào thuở học trò với Nhân
cũng đã bị cái ác cuốn trôi. Nhưng với Diệu đó là định mệnh dù cô gắng
chống chọi, gắng vùng vẫy cũng không thể thoát khỏi. Đinh từng theo đuổi
ước mơ trở thành người diệt trừ cái ác trong xã hội nhưng đã nhanh chóng từ
bỏ ước mơ để lao vào những vụ làm ăn phi pháp… Con người như bị nhấn
chìm trong vòng vây của tội lỗi mà không thể vùng thoát thậm chí còn an
nhiên chấp nhận như một thứ định mệnh và mặc nhiên sống chung với nó
thay vì chối bỏ. Đó là bà nội Diệu. Cả cuộc đời bà là chuỗi ngày đau khổ khi
chứng kiến chồng, con, cháu bị nhấn chìm trong tội ác. Bà đau đớn nhưng
không hề vùng thoát vì với bà “Đất này dữ trai hay gái cũng thành nghịch tặc
cả”. Bởi vậy thay vì cố gắng kéo người thân về cuộc sống lương thiện bà lựa
chọn làm chỗ dựa tinh thần cho họ. “Phiên bản” như một sự khẳng định: cái
ác chưa bao giờ mất đi, nó luôn luôn song tồn với cái thiện. Hai mặt đối lập
ấy luôn đan cài xen lẫn, giằng xé nhau trong cùng một con người, làm cho
con người trở nên phức tạp, khó hiểu.
“Kín” tái hiện một giới trẻ hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng.
Với tiểu thuyết này Nguyễn Đình Tú đã đưa người đọc xâm nhập sâu hơn
vào ngổn ngang của hiện thực cuộc sống đương đại. Nhân vật trong tiểu
thuyết không phải là những người trẻ tuổi tự tin và làm chủ cuộc sống mà
luôn hoang hoải, hoài nghi. Họ sống nhưng không biết mình muốn gì, sống
vì cái gì. Họ bị kéo trôi đi, miên man vô định, chìm đắm vào trong thuốc lắc,
tình ái, những trò chơi thác loạn “phê lòi mắt”… Cái tôi trở nên suy đồi. Bản


Tạ Thị Lan Phương

28

K33C – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ngã bị đánh tráo. Cuộc sống là những chuỗi ngày vật lộn để tìm ý nghĩa sự
sống. “Kín” là một bầu không khí chờn vờn mà ở đó “con người bỗng dưng
trở nên hết sức khó hiểu, nó trôi giữa ham muốn và chán nản, giữa lưu manh
và lương thiện, giữa tin đến mù quáng và ráo hoảnh không tin gì nữa cả”
(Nguyễn Bình Phương).
Mặc dù nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú bị bủa vây bởi sự
hỗn độn của đời sống, bởi những trạng thái tâm lý hết sức khó hiểu nhưng tất
cả họ vẫn luôn được sống trong không khí của tình thương gia đình, tình bạn
bè. Đây chính là chỗ dựa cho mỗi nhân vật trong cuộc vật lộn tìm lại mình.
“Gấp cuốn sách lại, nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từ bởi tình
thương vốn rất hiếm hoi trong thời này” là cái nhìn lạc quan của nhà văn trẻ
Nguyễn Đình Tú. Tác giả đã đặt nhân vật trước sự hỗn tạp của đời sống để
nhận họ ra sự hỗn tạp trong con người mình, để các nhân vật tự quẫy đạp, va
chạm, xung đột, biến chuyển, thay hình đổi dạng để buộc phải trưởng thành
ngay “khi người ta trẻ”.
2.1.2.2. Con người bản năng tự nhiên
Mac - Ăngghen đã nói: “Sống trước hết có nghĩa là ăn, uống, ở, mặc
và những việc khác nữa”. Những việc khác nữa ấy là những ham muốn, đòi
hỏi vật chất và chắc chắn có cả tình dục.

“Văn học là nhân học” nghĩa là những gì liên quan đến con người,
thuộc về con người đều là đối tượng phản ánh của văn học. Văn học từ xưa
tới nay có không ít tác giả viết về con người trước những ám ảnh của miếng
ăn, cái đói, cái khát, cái nghèo, cái khổ… Sự ám ảnh về tình dục theo đó
không lẽ gì lại bị bỏ qua. Tình dục là một phần của đời sống bản năng con
người và hơn nữa, nó còn “bộc lộ một trình độ văn hóa, văn minh nhất định
của cộng đồng, cũng như của từng cá thể trong cộng đồng ấy”.

Tạ Thị Lan Phương

29

K33C – SP Ngữ văn


×