Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.58 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

TRẦN NGÔ MỸ HẬU

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
THƠ XUÂN QUỲNH QUA TẬP
“HOA DỌC CHIẾN HÀO”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2013
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phong cách nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về
lí luận và thực tiễn. Với nhà văn, nó là “thương hiệu” làm nên tên tuổi. Với
người nghiên cứu văn học, nó là chìa khóa để tiến sâu vào lãnh địa văn
chương, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Với sinh viên sư phạm ngữ văn, những
thầy cô giáo trong tương lai, nghiên cứu phong cách nghệ thuật nhà văn còn
có thêm ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó giúp cho việc phân tích, giảng dạy
những tác phẩm văn học của các tác giả trong chương trình phổ thông không
những đúng mà còn “trúng” với ý nghĩa mà tác giả gửi gắm.
1.2. “Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác
giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét [11;5]
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thổn thức từ con tim, là khát vọng sống,
khát vọng yêu thương mãnh liệt. Đó là giọng thơ đầy nữ tính, sôi nổi, mê say,


trẻ trung mà chững chạc, cháy bỏng như chính con người nhà thơ. Các tác
phẩm của bà để lại tuy số lượng không nhiều song cũng đủ tạo nên một dấu
ấn phong cách trong thơ Việt Nam hiện đại.
Nhắc đến tập thơ Hoa dọc chiến hào chúng ta sẽ biết đến sự gắn bó của
Xuân Quỳnh với đời sống tinh thần những năm tháng chống Mĩ. Những ghi
chép rất chân thực, sống động mà đầy ý vị của nhà thơ viết trong những ngày
đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại đã được đưa vào tập thơ
xuất bản và đến với bạn đọc lần đầu năm 1968.
Tập thơ gồm 28 bài. Trong đó số bài gợi nhớ đến không khí chiến tranh
là chủ yếu (chiếm đến khoảng 20 bài). Chẳng hạn: Giữ lửa, Hậu phương,
Chiến hào, Vết đạn trên tường. Đó là những bài thơ nói thẳng, nói thật trực
tiếp vào không khí chiến tranh, con người trong chiến đấu và với nhà thơ ấy
cũng là cuộc sống đời thường. Tuy vậy cũng có nhiều bài mang những nét
2


tâm tư riêng của tác giả: Tiếng gà trưa, Mây, Bay cao, Gốc cây ngày bé…
Mang dấu ấn đậm đà của một tâm hồn phụ nữ là các bài thơ liên quan đến
tình cảm mẹ con: Khi con ra đời, Đưa con đi sơ tán. Bài nào cũng thấm thía
nỗi buồn xót xa, thương yêu con vô hạn.
Xuất phát từ niềm đam mê, cảm phục trước một nữ sĩ tài hoa, bạc mệnh
từ yêu cầu của thực tế giảng dạy trong tương lai tôi quyết định chọn đề tài:
“Phong cách nghệ thuật thơ xuân Quỳnh qua tập Hoa dọc chiến hào”.
Vấn đề nghiên cứu sẽ giúp tôi bồi đắp thêm kiến thức, tình yêu đối với
thi ca và nghề nghiệp để đem đến cho bản thân nhiều khám phá mới mẻ,
mang lại cho những em học sinh thân yêu nhiều bài học bổ ích.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếp xúc với các tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh ở cả bề rộng lẫn bề
sâu, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những
công trình bài viết, nhận định về phong cách nghệ thuật thơ của bà.

Trong bài “Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc” Chu Nga viết: “Tôi
yêu thơ Xuân Quỳnh trước tiên vì cái vẻ trẻ trung tươi tắn, cái vẻ hồn nhiên,
cởi mở của người làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm
duyên mà vẫn có duyên của người cầm bút. Chính nó cũng là điểm phân biệt
giữa Xuân Quỳnh với một vài nhà thơ nữ khác… Xuân Quỳnh đến với thơ một
cách hồn nhiên, không chút cố tình gượng ép, trong chị thực sự có hồn thơ –
đó là điều đáng quý nhất đối với những ai được gọi là thi sĩ”. [20; 128]
Khi bàn về giọng thơ Xuân Quỳnh trong bài “Nhớ Xuân Quỳnh - nhớ
một giọng thơ”, Mã Giang Lân có viết: “…lúc thủ thỉ, lúc tâm tình, khi dạt
dào mạnh mẽ nhưng cái chính là chân thành dịu nhẹ và điệu hát ru thường
trở về”. [20; 140]

3


Cùng một cái nhìn khách quan về nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh,
Nguyễn Đăng Mạnh có bàn rằng: “Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên như đã gọi là
phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy”. (8; 12]
Qua bài viết “Nhớ chị”, Lê Minh Khuê đã có lời bàn về ngôn ngữ thơ
Xuân Quỳnh “…vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của thế giới xung
quanh và nói bằng ngôn ngữ thơ chỉ riêng chị mới có được thứ ngôn ngữ
cuốn hút, thấm đượm chất dân gian và mới mẻ”. [8; 174]
Với những đóng góp của Xuân Quỳnh trong nền văn học Việt Nam
hiện đại, Phạm Tiến Duật đã nhận xét: “Kể từ năm 1945 trở lại đây, Xuân
Quỳnh là nhà thơ nữ được coi là một trong những tài năng nổi bật, mới mẻ và
phong phú nhất trong những cây bút nữ làm thơ”.[4; 151]
Anh Ngọc cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh đã khẳng định một tài năng
phong phú, sắc sảo, với những đóng góp có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt
Nam hiện đại nói chung và theo tôi là xuất sắc nhất trong giới nữ nói riêng”.
[4; 132]

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật thơ
Xuân Quỳnh nhưng sự nghiên cứu phong cách ấy thông qua một tập thơ tiêu
biểu thì chưa có nhiều công trình, bài viết. Đặc biệt chưa có công trình nào
nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh qua tập Hoa dọc chiến
hào. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Phong cách nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh qua tập Hoa dọc chiến hào” để làm nổi bật phong cách nghệ thuật nữ
sĩ qua một tập thơ tiêu biểu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

4


Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận đi tìm hiểu và phát
hiện những dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua tập thơ
Hoa dọc chiến hào, có đối sánh với một số tác phẩm tương ứng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đọc cuốn Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học đặc biệt
là chương “Những vấn đề về phong cách” của M.B. Khrapchenko để gọi đúng
được tên các dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật cá nhân của nhà văn
- Tìm hiểu đặc trưng thể loại thơ, tìm hiểu những điểm giống và khác
trong phong cách nghệ thuật nói chung cũng như phong cách nghệ thuật của
nhà thơ nói riêng
- Áp dụng lí thuyết phong cách vào việc phân tích và gọi tên những dấu
hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh qua nhóm tác
phẩm trong tập Hoa dọc chiến hào
- So sánh đối ứng với một và tác phẩm của một số tác giả cùng giai
đoạn để tìm ra sự độc đáo trong phong cách thơ Xuân Quỳnh
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh qua các dấu hiệu cơ
bản: cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, cấu tứ, hình ảnh, biểu tượng…
4.2. Phạm vi khảo sát
Tập thơ Hoa dọc chiến hào (Nxb Văn học, 1968)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp

5


6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật và đôi nét về
thi sĩ Xuân Quỳnh trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
Chương 2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh qua việc xây dựng
cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình
Chương 3. Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh thể hiện qua việc tổ
chức hình thức tác phẩm thơ

6


NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
VÀ ĐÔI NÉT VỀ THI SĨ XUÂN QUỲNH TRONG
NỀN THƠ CA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


1.1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật
1.1.1. Phong cách
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phong cách là những lối, những cung cách
sinh hoạt làm việc, hoạt động xử sự tạo nên cái riêng của mỗi người hay một
loại người nào đó” [23; 207]
Đấy là cách hiểu chung về phong cách. Ngoài ra trong mỗi lĩnh vực
khác nhau như: nghệ thuật, ngôn ngữ… lại có những quan điểm khác nhau về
khái niệm phong cách.
1.1.2. Phong cách nghệ thuật
1.1.2.1. Quan niệm về phong cách nghệ thuật
Có rất nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về “Phong cách” ở trên
thế giới cũng như trong nước. Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ xin
đề cập đến một số quan niệm tiêu biểu:
 Trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ tính riêng ở Liên Xô từ năm 1960 trở lại
đây đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về phong cách. Tiêu biểu phải kể
đến công trình: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học của
viện sĩ M.B. Khrapchenko. Đây là sự tập hợp, phân tích, đánh giá về các quan
niệm phong cách tiêu biểu của các nhà lí luận Liên Xô.
 Quan niệm của Đ. Likhachev và Ar. Grigorian

7


Đ. Likhachev cho rằng: “Phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân
nó sự cảm thụ chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ
thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý
nghĩa đó khái niệm phong cách có thể áp dụng vào những loại hình nghệ
thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự tương ứng đồng đại. [6;

130]
Cũng đồng quan điểm với Đ.Likhachev, Ar.Grigorian có cách hiểu:
“Phong cách không thể vô cảm với phương pháp, với thế giới quan, với bút
pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại, với vẻ
đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta. Phong cách là sự thống nhất cao
của tất cả các phạm trù đó… Phong cách còn là sự nhận thức hiện thực.
Nhưng phong cách cũng là hình thức của nhận thức đó, hình thức này đôi khi
xác định tính chất của bản thân sự nhận thức, thâm nhập vào sự nhận thức đó
[6; 131]
Ở đây phong cách đều được hiểu theo nghĩa bao hàm cả phương pháp
nghệ thuật. Cả hai định nghĩa đềukhông phân biệt được người nghệ sĩ trong
các loại hình nghệ thuật khác nhau. Hơn nữa lại cho rằng phong cách là sự kết
hợp của phương pháp sáng tạo và thế giới quan cá nhân của người nghệ sĩ thì
không thể tìm ra đặc trưng của phong cách. Vì trong văn chương ranh giới
của phong cách và phương pháp sáng tác nhiều khi không rõ ràng nên nhược
điểm của những quan niệm này sẽ được thể hiện khi xem xét các hiện tượng
văn học từ những cái không rõ ràng giữa phong cách và phương pháp sáng
tác.


Quan niệm của V. Turbin và V. Jimunxky

8


Theo V. Turbin: “Phong cách là ngôn từ được xem xét trong mối quan hệ
của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa khái niệm và
ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [6; 131]
Với V. Jimunxky thì: “Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện
thế giới quan của anh ta. Thế giới quan đó được thể hiện trong các hình

tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Đồng thời phong cách của tác phẩm
văn học không phải tu từ học: Đề tài, hình tượng, bố cục của tác phẩm văn
học, nội dung nghệ thuật của nó cũng như những yếu tố quan trọng của
phong cách và có thể khá quan trọng bởi vì chúng xác định cả nguyên tắc
nghệ thuật của việc lựa chọn chất liệu từ ngữ, tức là tu từ học hiểu theo nghĩa
hẹp của từ đó” [6; 131]
Qua đây ta thấy phong cách đã được hiểu như là một đặc điểm của ngôn
ngữ. Tuy vậy vẫn chỉ xét phong cách trên phương diện ngôn ngữ và không
tìm ra được đối tượng nghệ thuật. Nếu chỉ hiểu theo phương diện ngôn ngữ
thì không thể thấy được sáng tạo đặc trưng và khám phá nghệ thuật của mỗi
tác giả, mỗi giai đoạn văn học.
 Quan niệm của V. Kovalev và L. Novichenko
V. Kovalev trong tuyển tập “Thời đại, cảm hứng, phong cách” có viết:
“Phong cách – đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn. Đó là liên hệ
qua lại giữa những yếu tố trong hoạt động nghệ thuật của nhà văn … Đó là
liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hoạt động nghệ thuật của nhà văn, đó
là sự quy định lẫn nhau của nhưng yếu tố đó”.[6; 133]
Còn L. Novichenko thì cho rằng: “Phong cách văn học hiểu theo nghĩa
chung nhất là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của nhà văn (nhóm nhà văn).
Vẻ đặc thù này quy định bởi những quan điểm chung về cuộc sống và thể hiện
những đặc điểm có tính chất về nội dung và hình thức của tác phẩm ấy”. [6;
132]
9


Cả hai quan niệm đều coi trọng nội dung và hình thức, không cái nào
quyết định cái nào. Nhưng nó vẫn là những khái niệm hết sức mơ hồ, không
xác định, đồng nhất giữa phong cách với đặc điểm về nội dung và hình thức
của tác phẩm. Quan niệm này sẽ dẫn tới việc xem xét phong cách chỉ trong
khuôn khổ một tác phẩm chứ không phải một số tác phẩm, một mảng đề tài

hay toàn bộ các tác phẩm của một nhà văn để tìm ra phong cách đặc trưng của
nhà văn ấy.
 Quan niệm của V. Đneprov và Ya. Elxberg
V. Đneprov trong “Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực” đã nhận
xét: “Phong cách là mối liên hệ của những hình thức, những mối liên hệ đó
được bộc lộ sự thống nhất của nội dung và nghệ thuật”. [6; 133]
Cũng bàn về phong cách trong cuốn “Phong cách cá nhân và vấn đề
nghiên cứu chung về mặt lịch sử lý luận” Ya. Elxberg viết: “Phong cách biểu
hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự
phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình
thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm của thế
giới qua nhà văn và phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới
quan. Phong cách là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ
chức của chính nó”. [6;133]
Quan niệm coi phong cách là hình thức có tính nội dung. Đánh giá về
quan niệm này, Khrapchenko đã phê phán sự đi ngược lại nguyên tắc nội
dung quyết định hình thức của triết học duy vật. Ông cho rằng: “Hình thức
của một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giời cũng mang tính nội dung
ngay cả khi nó không truyền đạt một phức hợp tư tưởng và hình tượng nào cả,
bởi vì sự coi thường tư tưởng đó cũng là tư tưởng”. [6; 134]

10


Như vậy khi hình thức có tính nội dung thì chưa thể hiện được phong
cách. Nếu hình thức cầu kì mà chứa đựng nội dung nghèo nàn thì không bằng
một hình thức giản dị mà nội dung phong phú, sâu sắc.
 Ở Việt Nam
Đối với các nhà lí luận trong nước thì khái niệm phong cách nghệ thuật cá
nhân cũng không phải là một cái gì quá mới mẻ. Trên cơ sở tiếp thu những

thành tựu nghiên cứu của nhân loại, phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân
mà nhiều nhà lí luận trong nước cũng đưa ra cho mình những quan niệm về
phong cách. Tiêu biểu là quan niệm của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,
Phương Lựu…
 Trong “Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách” GS.
Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Tôi hiểu phong cách nghệ thuật là một khái
niệm thuộc phạm trù thẩm mĩ. Có nghĩa là, nhà văn phải thật sự có tài năng,
phải thật sự sáng tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới
được xem là nhà văn có phong cách. Phong cách là một chỉnh thể nghệ
thuật… Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của tác phẩm của một
nhà văn từ nội dung đến hình thức”. [9; 8]
Và cũng từ quan niệm đó, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rằng:
“Phát hiện ra một cách đầy đủ và chính xác phong cách nghệ thuật của nhà
văn tôi cho là một điều cực khó. Khó nhất là tìm ra tính thống nhất của phong
cách”. [9; 9]
 Trên cơ sở các quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu văn
học Liên Xô, nhóm tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội đưa ra quan niệm như sau: “Phong cách nghệ thuật là
một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo

11


trong sáng tác của một nhà văn trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn
học hay văn học dân tộc.” [21; 255]
Khái niệm về “Phong cách” trong “Từ điển thuật ngữ văn học” được
phân biệt với phương pháp sáng tác như sau: “Phong cách khác phương pháp
sáng tác ở sự thực hiện cụ thể, trực tiếp của nó. Các dấu hiệu phong cách
dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm như một thể thống nhất hữu hình và

có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật”
“Phong cách nghệ thuật” không chỉ được các nhà nghiên cứu phân biệt
với “phương pháp sáng tác” mà còn được khẳng định “không phải bất cứ nhà
văn nào cũng có phong cách”. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh
mới có phong cách riêng độc đáo, cái riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và
được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể cảm
nhận ra sự khác nhau… Cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện
tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ
thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy: Mỗi nhà nghiên cứu lại có
một nhận định riêng về vấn đề phong cách nghệ thuật, tuy vậy nhưng nhìn
chung vẫn chưa đưa ra được định nghĩa thật bao quát, thống nhất, đặc biệt
chưa phân chia được cấu trúc của nó một cách rõ ràng. Sau khi tìm hiểu kĩ
lưỡng, chúng tôi lựa chọn quan điểm của M.B. Khrapchenko được in trong
cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học làm cơ sở lí
luận cho vấn đề nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù của
thể loại thơ chúng tôi vận dụng quan điểm của Khrapchenko trong Cá tính
sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học với những vấn đề lí luận
về thể loại để phân chia cho phù hợp.
Sau khi nghiên cứu và đưa ra những điểm không thỏa đáng trong quan
niệm của các nhà nghiên cứu đi trước về khái niệm phong cách, Khrapchenko

12


đã đưa ra quan điểm của mình về phong cách như sau: “Mỗi nhà văn có tài
liệu để tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể hiện tư
tưởng và hình tựng của mình, những biện pháp và những phương tiện độc đáo
để thể hiện tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những
phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho tư tưởng và những hình tượng để

trở thành hấp dẫn dễ lôi cuốn gần gũi với ông chúng độc giả và điều đó cũng
có nghĩa là nhà văn tạo được phong cách của mình. Nếu như dùng một công
thức vắn tắt thì phong cách cần được định nghĩa như một thủ pháp thể hiện
cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như là thủ pháp thuyết phục và
thu hút độc giả”. [6; 143]
Quan niệm về phong cách của M.B. Khrapchenko chúng ta có thể hiểu
theo ba phương diện:
Thứ nhất: “Phong cách là khai thác hình tượng đối với cuộc sống”
Thứ hai: Ông cho rằng một nhà văn có phong cách tức là phải thuyết
phục được độc giả.
Thứ ba: Người nghệ sĩ có tài năng còn phải thể hiện được cái tài của
mình thông qua xây dựng tính cách nhân vật của mình.
Suy cho cùng thì phương diện chủ đạo làm nên phong cách của người
nghệ sĩ chính là những yếu tố biểu hiện phong cách.
1.1.2.2. Những dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật
Trong công trình nghiên cứu của mình, M.B. Khrapchenko đã nêu lên
bảy dấu hiệu biểu hiện của phong cách như sau:
1.

“Mỗi phong cách là một chiếc máy phát năng lượng thẩm mĩ gồm

những thủ pháp vừa thuyết phục, vừa thu hút bạn đọc. Điều đó có nghĩa là:
“Mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phương tiện
độc đáo thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình và những biện pháp
và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những

13


hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng, độc giả

và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách của mình”. [6;
144 – 147]
2.

“Mỗi phong cách có một cấu trúc biểu hiện quá trình hoàn chỉnh bên

trong của tác phẩm. Tính cấu trúc riêng là yếu tố hết sức quan trọng của
phong cách nếu không có người ta chẳng thể nhận ra cái riêng của nhà văn ở
chỗ nào. Cấu trúc riêng tưởng lộn xộn nhưng thực ra lại được bàn tay nghệ sĩ
sắp xếp theo một cách logic để cho tác phẩm hiện lên sống động và thu hút
độc giả”. [6; 144 – 147]
3.

“Hệ thống giọng điệu: Giọng điệu chủ yếu quyết định nhiều cái trong

việc xây dựng các tác phẩm cũng như tính chất biểu lộ, tư tưởng, tình cảm.
Việc móc nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó thành một chỉnh
thể thống nhất chỉ có thể thực hiện khi giọng điệu cần thiết có được sự biểu
hiện rõ ràng”. [6; 144 – 147]
4.

Cách tổ chức không gian, thời gian của hình thức tác phẩm. “Tính xác

định về tính chất của phong cách cá nhân biểu hiện rõ trong từng thủ pháp và
những phương thức kết cấu của tác phẩm văn học trong cách cấu tạo chúng”.
5.

Ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn từ chi phối hoạt động sáng tạo của nhà văn

hay đúng hơn là phương tiện truyền tải toàn bộ ý tưởng của nhà văn trong tác

phẩm văn học.
6.

Mỗi phong cách là một kiểu lĩnh hội thế giới riêng: Phong cách cá nhân

được hình thành trên sự tương tác sinh động với những vấn đề sáng tác của
nhà văn giải quyết trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của cuộc
sống và bản thân nhà văn. Để tạo nên phong cách người nghệ sĩ cần tìm tòi và
sáng tạo, cần tạo ra cái mới, cái độc đáo trong tác phẩm của mình.
7.

Mỗi nghệ sĩ có kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới mẻ cho tác

phẩm văn chương của mình. Trong định nghĩa của M.B. Khrapchenko ông đã

14


nhấn mạnh đến các thủ pháp, đặc biệt là thủ pháp thuyết phục và thu hút độc
giả.
Các quan điểm của Khrapchenko ứng đối nhiều hơn với loại kịch và tự
sự, còn đề tài nghiên cứu của tác giả khóa luận là về loại trữ tình (thơ trữ
tình). Tìm hiểu loại trữ tình nói chung và thơ trữ tình nói riêng ta thấy: Thơ
trữ tình có những đặc trưng riêng cả về nội dung và hình thức.
Về nội dung: Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất. Có thể nói, thơ là sự
thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Đó là những tình cảm lớn, tình cảm
đẹp, cao thượng, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả cụ thể, làm cho thơ trở
thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do nhất trong các nghệ thuật. Không chỉ
thế, tính cá thể hóa của tình cảm cũng là một đặc trưng nổi bật trong thơ, thể
hiện ở sự tự biểu hiện “cái tôi” tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay

không. Một trong những nguyên tắc đối với các nhà thơ trên con đường khẳng
định dấu ấn cá nhân của mình là hoàn thành nhiệm vụ đi tìm và biểu hiện “cái
tôi” tác giả. Và có một điểm nổi bật trong nội dung thơ là: chất thơ. Chất thơ
thường nằm ở ngoài lời. Thơ không nói ở những điều nó viết ra mà ở những
chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời.
Về hình thức: thơ được biểu hiện bằng nghĩa, các biểu tượng, ý tượng; nó
nảy sinh nhờ sức liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ.
Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt: có nhịp điệu, có tính nhảy vọt,
gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa. Đặc biệt, ngôn từ thơ
giàu nhạc tính - nhạc của cảm xúc và tâm hồn.
Do một số đặc trưng như trên về loại thể chi phối nên chúng tôi vận dụng
linh hoạt quan niệm của Khrapchenko vào nghiên cứu đề tài. Để làm nổi bật
phong cách nghệ thuật của nữ sĩ Xuân Quỳnh, chúng tôi đã tìm hiểu thêm
những vấn đề thiết yếu như: Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, tứ thơ…

15


1.2 Vị trí của Xuân Quỳnh trong nền thơ ca Việt nam hiện đại
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 06 tháng
10 năm 1942 tại xã La Khê – Hoài Đức – Hà Tây trong một gia đình công
chức. Xuân Quỳnh sớm mồ côi, lớn lên thiếu tình yêu thương và bàn tay
chăm sóc của mẹ.
Khi 13 tuổi, Xuân Quỳnh được tuyển chọn đào tạo và trở thành diễn
viên múa của đoàn ca múa trung ương và đã được đi biểu diễn ở nhiều nơi.
Tập làm thơ từ 1959, 1960, đến 1962, 1963 Xuân Quỳnh được tham gia vào
lớp bồi dưỡng nhà văn từ khóa I của Hội nhà văn. Từ 1964 trở đi Xuân Quỳnh
trở thành biên tập viên báo “Văn nghệ”, nhà xuất bản “Tác phẩm mới”.
29/08/1988 định mệnh đã cướp đi cuộc sống của một người nghệ sĩ đầy
tài năng. Xuân Quỳnh đã ra đi trong một tai nạn giao thông cùng chồng và

con trai khi chưa đầy 46 tuổi, khi đang ở độ chín của tài năng văn học. Trong
sự nghiệp sáng tác có thể kể tên các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh: Tơ
tằm – chồi biếc (thơ, in chung, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung,
1968); Gió Lào cát trắng (thơ, 1974); Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga
chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989).
Sống và sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh có
mặt ở nhiều nơi trên đất nước, khai thác nhiều mảng đề tài và có những đóng
góp không nhỏ cho thời kỳ văn học. Suốt cuộc đời nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã
lao động hết mình để cống hiến cho nghệ thuật, cho độc giả. Chính vì thế,
trong cuộc đời sáng tác của mình, nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhận các giải
thưởng: Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập
thơ Hoa cỏ may, Giải thưởng nhà nước năm 2001 cho các tập thơ Gió Lào cát
trắng, Tự hát, Hoa cỏ may.
Con đường thơ ca của Xuân Quỳnh khá thuận lợi, thành công cứ thế
tăng dần theo năm tháng bởi những cố gắng không biết mệt mỏi của bản thân:

16


“Từ khi in bài thơ đầu tiên cho tới giữa 1988, sửa soạn in tập thơ cuối cùng,
Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỉ. Nhìn vào
thơ thấy con người này khá thông thoáng. Cứ đều đều vài ba năm lại có một
tập thơ ra đời. Trong khi nhiều người bạn cùng trang lứa đã bỏ cuộc, nhiều
người già đi, cũ đi hay tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể thơ Xuân
Quỳnh vẫn giữ được cái duyên riêng và có được cái hơi trẻ trung tươi tắn [8;
120]. Trong khi các bạn cùng trang lứa cứ mờ nhạt đi thì tiếng thơ Xuân
Quỳnh lại cứ mãi ngân vang
Thơ Xuân Quỳnh không phải là những câu thơ được trau chuốt gọt rũa
mà là tiếng nói tâm tình của một người phụ nữ khát khao yêu đương, một
người mẹ chan chứa yêu thương. Đó chính là cái riêng độc đáo, là sức hút đối

với người đọc. Xuân Quỳnh làm thơ là để tâm tình, để cất lên tiếng nói thổn
thức của con tim.
Nói đến thơ Xuân Quỳnh, ta phải nói đến thơ tình: “Xuân Quỳnh từ con
người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình
thành một nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong phú nhất trong số các nhà
thơ cùng thế hệ [8; 138]. Thơ tình của Xuân Quỳnh là nỗi khát khao cháy
bỏng yêu và được yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không vượt quá
những gì truyền thống, song ở đó người phụ nữ đã có tiếng nói, đã dám nói
lên tiếng nói yêu thương, khát khao yêu đương của mình.
Cũng vì những đóng góp của mình mà trong nền văn học Việt Nam
hiện đại, Xuân Quỳnh đã được đánh giá rất cao: “Trong nền văn học Việt
Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng
khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ
thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn hóa thật đáng
quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ để
khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao. Dù đi vào
vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư thơ Xuân

17


Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông
minh, sắc sảo đầy nữ tính” [20; 5]
Trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ, cùng với Gió Lào cát
trắng, Xuân Quỳnh còn ghi dấu ấn thành công của mình với tập thơ Hoa dọc
chiến hào (1968) khẳng định vị trí của mình trong giai đoạn văn học kháng
chiến chống Mỹ cũng như nền văn học Việt nam hiện đại.
Dù sáng tác ở mảng đề tài nào thì thơ Xuân Quỳnh vẫn luôn nhẹ nhàng,
hồn hậu, tự nhiên mà lại rất sâu sắc, triết lí. Kinh nghiệm sống và trái tim
nồng nàn đã đưa chị trở thành thi nhân của Việt Nam. Người nghệ sĩ ấy luôn

đi tìm cái đẹp trong những khám phá mới và ta đi tìm cái đẹp trong người
nghệ sĩ ấy.

Tiểu kết chương1
Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật cá nhân không phải là một vấn đề
dễ dàng. Có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học
trong nước cũng như trên thế giới bàn về phong cách, tuy nhiên không phải
cách hiếu nào cũng hoàn toàn hợp lí. Tác giả khóa luận đã lựa chọn quan
niệm phong cách của M.B.Khrapchenko trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà
văn và sự phát triển của văn học làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu nhưng có
sự linh hoạt và sáng tạo khi tìm hiểu phong cách nghệ thật của nhà thơ Xuân
Quỳnh qua một tác phẩm trữ tình Hoa dọc chiến hào.

18


Chương 2:
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA VIỆC
XÂY DỰNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
2.1. Sự độc đáo trong việc xây dựng “cái tôi” trữ tình
“Cái tôi” trữ tình là một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ thuật thơ trữ
tình, một hình tượng xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ, là sự
hiện thực hóa, khách thể hóa cái tôi. Hình tượng “cái tôi” trữ tình có mối quan
hệ chặt chẽ, thống nhất nhưng không đồng nhất với “cái tôi” tác giả mà nó là
sự điển hình hóa nghệ thuật khi cá nhân nhà thơ nghe thấy trong người khác,
với người khác và cho người khác. “Cái tôi trữ tình là một hiện tượng nghệ
thuật, là cơ sở của hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ. Cái tôi trong thơ
nâng con người lên cao hơn tồn tại trực tiếp, hướng nó về lí tưởng, là cầu nối
giữa vô thức với hữu thức.” [19; 136]
Trong muôn vàn phong cách thơ hiện đại, nữ sĩ Xuân Quỳnh để lại dấu

ấn đặc biệt bởi một trái tim hồn hậu, đầy nữ tính, trăn trở, lo âu. Ngay cả khi
viết về những điều bình dị nhất hay thể hiện những khát khao đời thường thì
thơ chị vẫn mang nhiều dự cảm. “Cái tôi” trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh
được xây dựng từ chất liệu là những mảng trạng thái tâm hồn đầy mâu thuẫn
của một trái tim đa cảm, tinh tế, cũng có lúc “cái tôi” ấy tự tách mình, phân
lập mình thành những thái cực khác nhau để tự mổ xẻ, để thấu hiểu sự vật
hiện tượng và đặc biệt để nhận ra chính con người mình. Có thể nói rằng, “cái
tôi” Xuân Quỳnh là “cái tôi” của sự tương tranh giữa các mặt đối lập: Biến
động và yên tĩnh, khát khao và lo âu, quyết liệt và nữ tính, khắc nghiệt và yên
lành.
2.1.1. “Cái tôi” nhạy cảm, tinh tế, giàu vẻ đẹp nữ tính
Nghệ thuật là một hoạt động mang tính chủ quan cao và yếu tố giới tính
đương nhiên sẽ có một ý nghĩa nào đó trong cơ chế sáng tạo của người nghệ

19


sĩ nhưng không phải bao giờ cũng đủ mạnh để định hình nên một phong cách
riêng. Xuân Quỳnh không vậy. Vẻ đẹp nữ tính ở thơ bà là sự hội tụ thiên tính
tự nhiên, ý thức phái tính như một tư cách hiện diện của người phụ nữ hiện
đại và khuynh hướng bảo lưu những giá trị văn hóa cổ truyền. “Cái tôi” trữ
tình Xuân Quỳnh mạnh mẽ, phong phú, có chiều sâu trải nghiệm, chiêm
nghiệm. Đó là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm,
cách nghĩ đặc trưng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân.
Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh phần nhiều là những bài thơ mang
cảm thức chiến tranh nhưng đâu đây ta đều cảm nhận được vẻ đẹp nữ tính
trong một tâm hồn nhạy cảm đầy tinh tế, khi mà dường như mọi biến chuyển
của thời gian, không gian, của thiên nhiên cảnh vật hay lòng người đều trở
thành những rung động được cảm nhận từ trái tim đa cảm.
“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta”
(Tiếng gà trưa)
Trên đường hành quân đi chiến dịch, chỉ một âm thanh cục ta cục tác
của tiếng gà trưa ở một miền quê nào đó cũng gợi lên trong tâm hồn thi sĩ
hình ảnh quê nhà, hình ảnh tuổi thơ gắn với người bà yêu kính. Xuân Quỳnh
thường hay lắng nghe, lắng nghe những âm thanh quen thuộc, gần gũi, những
âm thanh xa xăm vọng về từ quá khứ, những sự chuyển đổi của thời gian với
va động của thế giới bên ngoài, kể cả những nhịp điệu của tâm hồn nhạy cảm
và đa mang của mình. Có lẽ vì thế, rung động trong tâm hồn nữ sĩ hết sức tinh
vi và nhân bản.
Với sự nhạy cảm vốn có, những đám mây trên một khoảng trời lạ cũng
khiến tác giả xúc động nhớ lại đám mây tuổi thơ mình:

20


“Thuở bé tôi yêu mây
Qua những hình kì lạ
Đám giống hệt lưỡi trai
Óng ánh viền xanh đỏ…”
(Mây)
Viết Hoa dọc chiến hào trong thời kì vô cùng ác liệt và gian nan của
đất nước thế nên sự rung cảm trong cái “tôi” đầy nữ tính luôn song hành với
các bài thơ viết về đề tài chiến tranh, cuộc sống trong chiến đấu
“Sau tiếng còi báo động đầu tiên
Ta bỗng yêu biết bao nhiêu thủ đô Hà Nội”
(Lòng yêu Hà Nội)
“Tất cả như bình yên

Như bình yên tất cả
Nếu cây sấu bên ngoài không sém lá
Chiếc nôi mây không sót lại bên đường
Vết đạn kia không khoét trên tường
Chỗ nhà đứng yên nếu sắc trời không bỡ ngỡ”
(Vết đạn trên tường)
Chỉ một tiếng còi báo động hú vang hay một vết đạn trên tường cũng
khiến tâm hồn nữ sĩ gợi lên bao tâm trạng: Tình yêu thương, nỗi niềm xót xa,
lo âu khắc khoải. Đó là một tình cảm thiêng liêng dành cho quê hương, đất
nước mình trong muôn vàn khó khăn của chiến tranh.
Nói đến Xuân Quỳnh thì phải nói đến thơ tình yêu. Và vì thế, dù sống
và sáng tác trong thời kì chiến tranh ác liệt thì những xúc cảm mãnh liệt về
tình yêu cũng luôn mang tới nhiều mới mẻ cho hồn thơ thi sĩ. Người phụ nữ
như Xuân Quỳnh viết thơ tình không chỉ để giãi bày cảm xúc yêu đương.
Tình yêu cũng là lĩnh vực để nhà thơ suy tư, day dứt kiếm tìm những giá trị
của bản thân và thông qua đó hướng tới giá trị của cuộc sống và được chọn
làm nơi biểu lộ chữ tín và cái đẹp lí tưởng hóa.
21


Trái tim nhạy cảm của Xuân Quỳnh có thể cảm nhận được mọi biến
thái từ người mình yêu thương, thậm chí dù nhỏ nhặt, mơ hồ nhất thì nó cũng
dễ dàng tác động đến trái tim rất dễ bị tổn thương ấy.
“Tình yêu như tháng năm
Mang gió nồng nắng lửa
Lòng anh là đầm sen
Hay là nhành cỏ úa”
(Tháng năm)
Mang dáng dấp một câu hỏi, song lời thơ cho thấy sự hoài nghi bẩm
sinh ở Xuân Quỳnh, cái hoài nghi của nữ nhi thường tình mà cũng là điều

khát khao, thúc giục người yêu hãy vượt lên hoàn cảnh hay đến với nhau bất
chấp khó khăn trở ngại gì. Cho dù thực tế chiến tranh lúc bấy giờ lòng tin cần
thiết hơn một sự hồ nghi khó hiểu thì “cái tôi” Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng vượt
ra khỏi lối nói thông thường. Và trong khuynh hướng đồng nhất của mình với
khung cảnh, sự vật như vậy thơ Xuân Quỳnh vừa giản dị, tự nhiên, vừa rất
hiện đại. Không phải lí lẽ sắc sảo, lí trí rành mạch mà chính là cái sáng suốt
của dự cảm, linh cảm dẫn lối cho tác giả khi đi tìm cảm xúc thi ca, nắm bắt
hình ảnh những vần thơ chân thành ấy chinh phục người đọc bằng sức mạnh
nội tâm đầy bản năng nữ tính.
Sớm bị thiệt thòi về tình cảm gia đình lại thêm số phận ngang trái trớ trêu
trong tình yêu, trong hạnh phúc lứa đôi vậy nên dấu vết thời gian luôn hằn lên
trong trái tim đa cảm bao lo âu khắc khoải, hoài nghi, bao dự cảm bất trắc.
“Gặp trận mưa lâm thâm
Dẫu người mẹ đã gọi niềm vui trong áo mới
Con vẫn bâng khuâng tự hỏi
Phải người mẹ năm nào ướt áo tứ thân
Đến Tháp Mười ngắm đóa hoa sen
Con nhớ Bác chòm râu phơ phất”
(Lời ru)
22


Trong nỗi đau khắc khoải, nhớ thương bởi tình cảm gia đình bị chiến
tranh chia cắt đã có bao nhiêu cảm xúc được cất lên, gửi gắm trong đó không
chỉ nỗi niềm của một lớp người, một thế hệ mà còn chính là nỗi lòng, tâm
trạng của nhà thơ.
“Ngờ ngợ bóng ai xa
A! đúng rồi bóng cha
Tôi ôm người nức nở
Không biết con đợi chờ”

(Gặp cha)
Và đặc biệt nỗi lo âu thường trực ta bắt gặp nhiều trong cảm xúc về
tình yêu đôi lứa, tiêu biểu trong bài thơ “Sóng”
“Sóng” là một trong những bài thơ tình hay nhất, diễn tả đầy đủ nhất
những cung bậc tình cảm, những khắc khoải trong lòng một người phụ nữ
đang yêu. Đó là thứ tình yêu mãnh liệt không bao giờ thỏa mãn, luôn muốn
vươn cao, vươn xa hơn nữa “Ôi con sóng nhớ bờ - Ngày đêm không ngủ được
– Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức” nhưng cũng là một tình yêu
đầy lo âu, khát vọng “Làm sao được tan ra - Thành trăm con sóng nhỏ - Giữa
biển lớn tình yêu – Để ngàn năm còn vỗ” là người của thời hiện đại, tự tin và
chủ động lựa chọn hạnh phúc nhưng Xuân Quỳnh vẫn rất gần mẫu phụ nữ
truyền thống ở nét đa cảm yếu mềm, luôn mong ước được dựa cậy, được hiểu,
được sẻ chia.
Trong thơ Xuân Quỳnh thế giới thiên nhiên cũng là sản phẩm của tâm
hồn mẫn cảm, nhiều khát khao. Xuân Quỳnh luôn đem trái tim dạt dào cảm
xúc “phổ” vào hình tượng thiên nhiên khiến cho loại hình này xuất hiện với
tần số rất cao. Nếu như Hồ Xuân Hương làm cho thiên nhiên cựa quậy, nổi
loạn để thay bà phá tung cái trật tự giả dối, nhợt nhạt, nghèo nàn để phát hiện
cái đẹp của cơ thể phồn thực nữ giới qua hình hài núi non, cỏ cây, hang động

23


“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(Tự tình II)
thì với Xuân Quỳnh, thiên nhiên mang cảm thức về hạnh phúc, khi dịu dàng âu
yếm, tươi tắn sắc màu khi phấp phỏng, bất an, hoang vắng và giông bão.
Thiên nhiên dịu dàng tươi tắn sắc màu gắn liền với hình ảnh đám mây
đủ hình dáng kì lạ trong đôi mắt của một đứa trẻ thích cảm giác ngắm mây

trời (Mây), qua kí ức của một người lính trên đường hành quân với bao nhiêu
kỉ niệm (Tiếng gà trưa); là thiên nhiên của một con đường sau những năm
tháng kháng chiến ác liệt oằn mình vì bom đạn của kẻ thù mà vẫn đứng vững
hiên ngang dù sau này “không ai nhận ra con đường ấy nữa”.
“Lại trở về với núi rừng của mình
Về vị trí - sau nhiệm kì lịch sử
Tiếng suối chảy hồn nhiên không bỡ ngỡ
Tiếng chim ca như đã có từ lâu
Cỏ rậm xanh và cây đã cao
Không ai nhận ra con đường ấy nữa”.
(Con đường sau những năm chống Mỹ)
Thế nhưng nhiều khi thiên nhiên đầy hoang vắng, giông bão với những
dự cảm phấp phỏng, bất an.
“Đêm hôm qua ngoài trời bão tố
Sóng chìm lên muốn dìm đảo xuống lòng sâu
Gió như điên đạp cây cối đổ nhào
Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối
Chỉ còn nó – những cây dứa dại
Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên”.
(Những cây dứa dại)
Cốt lõi của nữ tính là mẫu tính. Người phụ nữ mang vẻ đẹp này để văn
chương nhân loại có một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn. Phải chăng
24


vì thế, thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh không phải là thiên nhiên thuần túy
mà giống như một người mẹ, người mẹ duy nhất luôn âm thầm che chở, bảo
vệ con, đón con sau những giống bão, sóng gió của cuộc đời. Viết về thiên
nhiên, Xuân Quỳnh có điểm tựa để được an ủi, để được vỗ về. Vì vậy, thiên
nhiên trong thơ trở thành khoảng yên lành, là một phần tổ ấm cho cuộc đời nữ

sĩ. Thiên nhiên qua mỗi dáng hình quê hương, xứ sở đã trở thành cái nôi ấp ủ
đứa con bé bỏng để đứa con ấy trong mỗi vấp váp, buồn khổ cũng như hạnh
phúc, vui sướng đều nhận ra sự đồng vọng từ nơi góc phố, hàng cây, màu hoa,
sắc nắng. Xuân Quỳnh thấy mình như con sóng “dữ dội và dịu êm - ồn ào và
lặng lẽ”. Ngòi bút của bà không ít lần rưng rưng vì một nỗi xúc động sâu kín
khi viết về căn nhà, mái phố, dòng sông, bờ tre, đồng lúa và hình ảnh người
mẹ thân thương thấp thoáng trong đó:
“Cô gái lấy chồng dù không cách núi sông
Quê mẹ nhìn về mênh mang nước trắng
Sao xa cách như một hòn đảo vắng
Biết gửi ai cho mẹ bát canh cần”.
(Bài hát đắp đường)
Trong thơ Xuân Quỳnh, mẫu tính tỏa hơi ấm vào lời ru, làm thành âm
điệu ngọt ngào dìu dặt, biến đôi mắt nhìn thế giới thành đôi mắt yêu thương.
Nhiều vần thơ tuy không định danh là “ru” nhưng cũng đã phủ lên thế giới
một tình thương mến, một nhu cầu thiết tha muốn che chở, bao bọc, vỗ về.
Lời ru là biểu hiện sâu sắc của tình mẫu tử như dòng máu tràn trề sinh lực
truyền qua cuống nhau sẻ sự sống cho con gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng
giữa con và mẹ:
“Dẫu con đi đến suốt đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
(Lời ru)

25


×