Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ và truyền kỳ tân phả của đoàn thị điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.34 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

HÀ THU HIỀN

SO SÁNH NHÂN VẬT NỮ
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỀN KỲ
TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

HÀ THU HIỀN

SO SÁNH NHÂN VẬT NỮ
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỀN KỲ
TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học


ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: So sánh nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và
Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới các Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ văn, các Thầy Cô giáo
trong tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Tính, người đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Hà Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn
trực tiếp của cô Nguyễn Thị Tính. Tôi xin cam đoan: Khóa luận là kết quả
nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những gì triển khai trong khóa luận không
trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Hà Thu Hiền


MỤC LỤC
Mở đầu ...................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................. 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề… .......................................................... 6
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu… ............................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 8
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................. 9
7. Bố cục khóa luận ............................................................................ 9
Nội dung .................................................................................................... 10
Chương 1. Những vấn đề chung .............................................................. 10
1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục ........................................................ 10
1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ ................................................................... 10
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục ..................................................... 11
1.2. Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả................................................... 12
1.2.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm ............................................................ 12
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì tân phả ..................................................... 13
1.3. Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác
phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả ............................................ 13
1.3.1. Khái niệm nhân vật văn học...................................................... 13
1.3.2.Thống kê nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ........................................................................... 15
Chương 2. Sự giống nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 17

2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và phẩm giá............................................................ 17


2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình ..................................................................... 17
2.1.2. Vẻ đẹp phẩm giá ....................................................................... 19
2.2. Số phận bất hạnh, bi kịch..................................................................... 26
Chương 3. Sự khác nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 33
3.1. Khác nhau về đối tượng nhân vật ........................................................ 33
3.1.1. Sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn
lục. ..................................................................................................... 33
3.1.2. Sự đơn nhất về kiểu nhân vật nữ tiết liệt, túc trí trong Truyền
kì tân phả............................................................................................ 37
3.2: Khác nhau về bút pháp xây dựng nhân vật .......................................... 40
Kết luận..................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo....................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện truyền kì là một thể loại đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
văn học trung đại Việt Nam. Tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Mỗi một tác phẩm đều có những
đặc sắc và đóng góp riêng trong dòng chảy của truyện truyền kì Việt Nam.
Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được coi là “Cha đẻ của thể loại
truyền kì ở Việt Nam”.[11;213]. Tác phẩm được mệnh danh là “Thiên cổ kì
bút”, “Áng văn hay của bậc đại gia”[13;179]. Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán: vượt qua giai đoạn ghi chép
tôn giáo lịch sử văn học dân gian, vượt qua giai đoạn phóng tác để trở thành
một sáng tác văn học.

Truyền kì mạn lục đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa, ở
THCS là Chuyện người con gái Nam Xương và THPT là Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên. Vì vậy ta có thể khẳng định vị trí của Nguyễn Dữ cũng như
tác phẩm của ông trong nền văn học Việt Nam.
Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm tuy không được đưa vào chương
trình sách giáo khoa phổ thông nhưng nó cũng có những đóng góp đặc sắc,
mới mẻ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại truyền kì ở Việt
Nam. Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả viết rất nhiều về người phụ nữ.
Các nhân vật chính trong Truyền kì tân phả đều là nữ còn trong hai mươi
truyện của Truyền kì mạn lục thì có tới mười một truyện viết về người phụ nữ
và họ hầu hết là nhân vật chính. Cả hai tác phẩm đều coi trọng người phụ nữ
và người phụ nữ giai đoạn mà tác phẩm ra đời đã trở thành bà hoàng của văn
học. Cùng nói về người phụ nữ nhưng ngoài điểm giống nhau thì mỗi một tác
phẩm lại có những nét riêng, đặc sắc và độc đáo của mình.

5


Để thấy được điểm giống và khác nhau đó người viết đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “So sánh nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”. Sự so sánh này để
thấy được tài năng của mỗi tác giả, cái hay cái độc đáo về hình tượng người
phụ nữ trong mỗi tác phẩm. Bản chất của việc so sánh không phải là đánh giá
tác phẩm này hay hơn hay kém hơn tác phẩm kia mà so sánh để tìm ra cái
riêng, độc đáo, mới lạ cho mỗi tác phẩm, để từ đó một lần nữa chúng ta khẳng
định lại giá trị tác phẩm, thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ
và Đoàn Thị Điểm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển và đạt được những thành
tựu to lớn trong đó có thể truyền kì. Có thể khẳng định rằng trong các tác

phẩm truyền kì tiêu biểu như Thánh Tông di thảo, Truyền kì tân phả, Tân
truyền kì lục…, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ tốn nhiều giấy mực của
các nhà nghiên cứu nhất về nhiều phương diện khác nhau. Có khi là tìm hiểu
riêng trong nội bộ tác phẩm cũng có khi tìm hiểu trong sự đối sánh với các tác
phẩm khác hoặc một truyện nào đó trong Truyền kì mạn lục với truyện khác.
Qua khảo sát chúng tôi thấy có một số công trình sau:
“Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và truyền kì mạn lục” – Trần
Ích Nguyên (Trung Quốc), NXB văn học trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, 2000. “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” – K.I.Golưgina, Tạp
chí Hán Nôm, số 3(64)/2004. “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kì
trong Kim ngao tân thoại (Hàn Quốc), Truyền kì mạn lục (Việt Nam) và Tiễn
đăng tân thoại (Trung Quốc)” – Toàn Huệ Khanh, Nghiên cứu văn học, số
2/2005. “Chinh phụ ngâm trong Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Nam, Tạp chí
Hán Nôm, số 3(44)/2000. “So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và Tiên
thoại của Trung Quốc qua Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” – GS. Trần Đình Sử,

6


Tạp chí văn học, số 5/2000. “Truyền kì mạn lục dưới giác độ so sánh” – GS.
Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm, số 6(73)/2005. “Góp thêm vài suy nghĩ
về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn” – Đinh
Phan Cẩm Vân, Nghiên cứu văn học, số 6.
Ngoài ra còn có một số bài viết nằm ngoài cấp độ so sánh viết về
Truyền kì mạn lục như: “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ” – Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí văn học, số 2/1987.
“Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú, Văn
học tuổi trẻ tháng 6/2002. “Cái bóng và những khoảng trống trong văn
chương (Đọc Chuyện người con gái Nam Xương), Nghiên cứu văn học, số
4/2004. “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục” –

Kwamotokurive, Tạp chí văn học, số 6/1996….
Về Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm công trình nghiên cứu có
phần ít hơn so với Truyền kì mạn lục. Tiêu biểu có bài viết “Thế giới nhân vật
của Đoàn Thị Điểm trong Truyền kì tân phả”, Trần Thị Băng Thanh, Tạp chí
văn học, số 3/1999.
Tiếp thu những thành tựu của các tác giả các nhà nghiên cứu trước
người viết tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh nhân vật nữ trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”
cũng là so sánh nhưng ở đây không đơn thuần là so sánh một hay hai truyện
nào đó trong hai tác phẩm, cũng không phải so sánh tác phẩm truyền kì của
Việt Nam với một tác phẩm truyền kì của nước ngoài. Mà ở đây người viết
tìm hiểu so sánh về phương diện nhân vật nữ trong hai tác phẩm tiêu biểu của
thể truyền kì Việt Nam. Qua đó người viết muốn có một đóng góp nhỏ khẳng
định sự thành công trong việc xây dựng, miêu tả nhân vật nữ trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ cũng như trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị
Điểm.

7


3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Người viết nghiên cứu đề tài này để nhằm thấy được sự tương đồng và
khác biệt giữa nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền
kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Đồng thời người viết cũng khẳng định được
sự độc đáo và hấp dẫn riêng của mỗi tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài này người viết nghiên cứu những vấn đề sau:
1.Những vấn đề chung
2. Sự giống nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và

Truyền kì tân phả.
3. Sự khác nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và
Truyền kì tân phả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân
phả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau về nhân vật nữ trong Truyền
kì mạn lục và Truyền kì tân phả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra khi viết đề tài
này người viết sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích tổng hợp

8


6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Người thực hiện đề tài này mong muốn mang một
đóng góp nhỏ của mình để khẳng định tài năng của mỗi tác giả trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật nữ cũng như sự độc đáo của mỗi tác phẩm.
- Về mặt thực tiễn: Qua đề tài này người viết rút ra được nhiều bài học
bổ ích cho bản thân, có được cái nhìn khái quát đối chiếu một cách sâu sắc về
hình tượng nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả. Đồng
thời đây là bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích phục vụ cho việc học tập
và giảng dạy của người viết sau này.
7.


Bố cục của khóa luận
Mở đầu:
Nội dung:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Sự giống và khác nhau giữa nhân vật nữ trong Truyền kì

mạn lục và Truyền kì tân phả
Chương 3. Sự khác nhau giữa nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và
Truyền kì tân phả
Kết luận
Tài liệu tham khảo

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục
1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ
Những thông tin về Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền kì mạn lục còn lại
với chúng ta rất ít và vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các
nhà nghiên cứu đều theo ý kiến của Hà Thiện Hán, trong bài tựa Truyền kì
mạn lục viết năm 1547 có thể coi đây là tài liệu ghi chép sớm nhất về Nguyễn
Dữ đã viết:
“Tập lục này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu.
Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất
chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương
truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến nhiều lần thi hội đỗ trúng trường,

từng được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một năm, ông từ quan về
nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành,
thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý…” [16;47].
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cũng có một thiên truyện về ông:
“Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng huyện Gia Phúc. Cha là Nguyễn
Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, đời Hồng Đức (1496) làm quan đến
Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ từ nhỏ đã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều có thể
lấy văn chương nối nghiệp nhà. Đỗ Hương tiến nhiều lần thi hội trúng Tam
trường, được bổ chức tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm, lấy cớ nơi
làm việc xa xôi xin về phụng dưỡng (cha mẹ). Sau vì Ngụy Mạc thoán đoạt
thề không đi làm quan nữa. Ở làng dạy học, không đặt chân đến chốn thị
thành, viết Truyền kì mạn lục bốn quyển, văn từ thanh lệ, người đời sau rất
khen.” [6;502].

10


Còn Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp kí viết: “Dữ ở ẩn không làm
quan, viết Truyền kì mạn lục, phần nhiều được ông (Nguyễn Bỉnh Khiêm) phủ
chính trở thành “thiên cổ kì bút”.[7;502]. Cũng theo Vũ Phương Đề thì
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) và là bạn học
của Phùng Khắc Khoan (1528- 1613). Hiện nay năm sinh năm mất của
Nguyễn Dữ vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định Nguyễn
Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI một thời kì lịch sử đầy thăng trầm, biến
động.
Như vậy căn cứ vào những tài liệu hiện còn thì Nguyễn Dữ thuộc dòng
dõi khoa bảng, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lí tưởng hành đạo đã đi thi và làm
quan. Về sau vì “đại thế bất an” vì bất mãn với kẻ đương quyền, hơn nữa là vì
phải “nuôi dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu”, Nguyễn Dữ đã lui về ở ẩn viết
Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự và thể hiện hoài bão của mình.

1.1.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục
Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện (Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều
hiến chương loại chí thì tác phẩm gồm 22 truyện), chia làm bốn tập, mỗi tập
năm truyện. Các truyện được viết bằng tản văn xen biền văn và thơ ca, từ
khúc. Cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng
quan điểm với tác giả trừ truyện số 19 (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa). Đó
là những lời bình trên cơ sở nội dung câu chuyện mà rút ra lời răn dạy theo
quan điểm của Nho gia.
Trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục thì có 6 truyện (Khoái Châu
nghĩa phụ truyện, Mộc miên thụ truyện, Đông Triều phế tự truyện, Lí Tướng
Quân truyện, Lệ Nương truyện, Thúy Tiêu truyện), 5 ký (Hạng Vương từ ký,
Tây viên kỳ ngộ ký, Đào Thị nghiệp oan ký, Đà Giang dạ ẩm ký, Kim Hoa thi
thoại ký), 9 lục (Trà đồng giáng đản lục, Long đình đối tụng lục, Tản Viên
phán sự lục, Từ Thức tiên hôn lục, Phạm Tử Hư du thiên tào lục, Xương

11


Giang yêu quái lục, Na Sơn tiều đối lục, Nam Xương nữ tử lục, Dạ xoa bộ
soái lục).
Theo Trần Ích Nguyên thì thời điểm mà Nguyễn Dữ hoàn thành Truyền
kì mạn lục nằm trong khoảng 1509 đến 1547, thời kì mà nhà Lê đã suy vong
và nhà Mạc cướp ngôi trị vì. Bản in sớm nhất Truyền kì mạn lục hiện tìm thấy
được in năm 1712 gọi là Cựu biên Truyền kì mạn lục. Và người đồng thời của
Nguyễn Dữ là Nguyễn Thế Nghi đã dịch ra tiếng Việt (gọi là dịch Nôm) văn
bản này được gọi là Tân biên Truyền kì lục.
1.2. Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả
1.2.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm (1705- 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai
Phạm trấn Kinh Bắc (nay thuộc Hưng Yên).

Bà sinh ra trong một gia đình hiếu học. Cha là Đoàn Doãn Nghi đỗ thi
hương, làm quan tới chức Điển Bạ. Đoàn Thị Điểm gốc họ Lê nhưng không
hiểu sao đến đời cha bà lại đổi sang họ Đoàn. Bà nổi tiếng thông minh từ nhỏ,
16 tuổi được quan Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Về sau quan
Thượng thư muốn dâng bà vào làm cung tần trong phủ chúa bà đã từ chối về
quê sống với cha và anh, cùng nhau bàn luận văn chương làm thơ xướng họa.
Đến năm 25 tuổi cha và anh trai lần lượt qua đời bà một mình gánh vác việc
nhà. Lúc bấy giờ có nhiều bậc quan cao chức lớn tìm mọi cách đem lễ vật đến
xin cưới, sau vì né tránh Đoàn Thị Điểm đã vào cung dạy học, ít lâu sau bà về
dạy ở Chương Dương.
Đoàn Thị Điểm kết hôn khá muộn. Đến năm 37 tuổi bà mới làm vợ lẽ
của Nguyễn Kiều, cưới xong, chồng đi sứ sang Trung Quốc 3 năm. Khi trở về
ông được triều đình giao chức Quản lĩnh phiên trấn Nghệ An, trên đường
cùng chồng đi nhận chức bà đã ốm và mất.

12


1.2.2. Tác phẩm Truyền kì tân phả
Truyền kì tân phả là tập truyện chữ Hán, hiện nay còn có nhiều bản in
và bản chép tay được lưu giữ tại thư viện nghiên cứu Hán Nôm. Bản khắc in
mang kí hiệu A.48 dày 182 trang, khổ 27x16 gồm 6 trang 1 mục lục. Bản
chép tay gồm có VHv.1487 dày 158 trang, khổ 27x15cm, trang 8 dòng, dòng
xấp xỉ 23 chữ, 1 mục lục gồm 6 truyện và VHv.415-VHv.416, chép bằng bút
sắt khổ 21x17 chỉ có 1 truyện Bích Câu kỳ ngộ.[2;6]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kì tân phả còn có tên gọi là
Tục truyền kì. Theo Phan Huy Chú Tục truyền kì do Đoàn Thị Điểm soạn gồm
6 truyện: Bích Câu kỳ ngộ, Hải Khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành sơn
tiên cục, An Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu, nhưng sách này hiện
không còn.

Truyền kì tân phả được Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch 4
truyện: Hải Khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và Bích
Câu kỳ ngộ ký do NXBGD ấn hành năm 1963.
1.3. Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác
phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả
1.3.1. Khái niệm nhân vật văn học
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Nhân vật văn học là con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.” [3;235]. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng…(Truyện Kiều), Chí
Phèo, Thị Nở, Bá Kiến…(Chí Phèo), cũng có thể không có tên riêng như bà
hàng nước, mụ dì ghẻ, vua (Tấm Cám), thằng bán tơ, một mụ nào trong
Truyện Kiều…
Khái niệm nhân vật văn học được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ
một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác
phẩm, ví dụ có thể nói “nhân dân” là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên

13


của Nguyên Ngọc. Ngoài ra nhân vật văn học còn là những con vật trong
truyện cổ tích, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh ma quỷ, những
con vật mang đặc điểm và tính cách giống con người. Nhân vật trong tác
phẩm văn học là một khái niệm đầy tính ước lệ vì vậy không thể đồng nhất nó
với con người có thật trong đời sống. Nó là bóng dáng của đời sống, bước ra
từ đời sống được thể hiện trong văn học.
Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung lại vừa là yếu tố thuộc về
hình thức bởi vậy nó giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhân vật là phương tiện
để khái quát hiện thực, tạo nên thế giới nghệ thuật, để tái hiện lại con người
với các đặc điểm, tích cách, số phận, chiều hướng con đường đời, Nhân vật
cũng là phương tiện để khái quát tư tưởng của tác phẩm…Trong tác phẩm văn

xuôi tự sự cùng với cốt truyện thì nhân vật giữ vai trò chủ đạo, nhân vật sẽ
xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện của tác phẩm, là nơi chủ yếu để nhà văn thể
hiện tư tưởng của mình đồng thời tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành
công của tác phẩm.
Tóm lại, theo các nhà lí luận văn học: Nhân vật văn học là hình tượng
các cá thể con người (hoặc các con vật cây cỏ sinh thể hoang đường được
gán cho những đặc điểm giống với con người) trong tác phẩm văn học, là cái
đã được nhận thức, tái tạo, thể hiện bởi nhà văn bằng phương tiện riêng của
nghệ thuật ngôn từ.

14


1.3.2.Thống kê nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục và
Truyền kì tân phả
Truyền kì mạn lục
PHÂN LOẠI
ST

TÊN TRUYỆN

TÊN NHÂN VẬT
Chính diện

T
1

Chuyện người nghĩa
phụ ở Khoái Châu


Nhị Khanh

2

Chuyện cây gạo

Nhị Khanh

3

Chuyện kì ngộ ở trại

Liễu Nhu Nương

Tây

Đào Hồng Nương

4

Chuyện

Dương Thị

nghiệp

Giáng Hương

*


*

Chuyện yêu quái ở

Chuyện

nàng

Thị Nghi

*

Thúy

Tiêu
9

*

Chuyện Từ Thức lấy

Xương Giang
8

*

Đào Hàn Than

vợ tiên
7


*

oan

của Đào Thị
6

*

Chuyện đối tụng ở
Long cung

5

Phản diện

Thúy Tiêu

*

Vũ Thị Thiết

*

Lệ Nương

*

Ngô Chi Lan


*

Chuyện người con gái
Nam Xương

10

Chuyện Lệ Nương

11

Chuyện nói chuyện thơ
ở Kim Hoa

15


Truyền kì tân phả
STT

TÊN TRUYỆN

TÊN NHÂN VẬT

PHÂN LOẠI
Chính diện

1


Truyện đền thiêng ở
cửa bể

2

Nguyễn

*

Truyện nữ thần ở
Vân Cát

4

*

Truyện người liệt nữ Phu nhân họ
ở An Ấp

3

Bích Châu

Giáng Tiên

*

Hà Giáng Kiều

*


Cuộc gặp gở kì lạ ở
Bích Câu

16

Phản diện


CHƯƠNG 2. SỰ GIỐNG NHAU VỀ NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC VÀ TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ

2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và phẩm giá
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình
Trong văn học trung đại Việt Nam, đến Truyền kì mạn lục người phụ
nữ đã được khắc họa một cách toàn diện cả về diện mạo, tính cách, tâm hồn,
tình cảm, nhu cầu, khát vọng và thân phận của mình. Người phụ nữ trở thành
nhân vật trung tâm của văn học, họ trở thành đối tượng nhận thức, đối tượng
thẩm mĩ trọn vẹn. Sáng tác của Đoàn Thị Điểm tiếp tục khuynh hướng phản
ánh này trong Truyền kì tân phả.
Các nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả đều là
những người phụ nữ đẹp, từ diện mạo bề ngoài đến phẩm chất bên trong.
Trong văn học trung đại khi miêu tả diện mạo của nhân vật các tác giả
thường sử dụng lối khái quát và một số công thức quen thuộc như “mắt
phượng mày ngài”, “lông mày lá liễu”,…Khi miêu tả ngoại hình các nhân vật
nữ Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm cũng tuân thủ theo những quy tắc của
người xưa.
Nhân vật nữ nào Trong Truyền kì mạn lục cũng đẹp. Nhân vật Nhị
Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) hiện lên trong trí tưởng
tượng của người đọc thật đẹp nhưng cả thiên truyện Nguyễn Dữ chỉ dùng cụm

từ “yêu vì sắc” và “gái sắc” để nói về vẻ đẹp của nàng. Người xưa thường nói
“trai tài gái sắc” và ở đây chỉ một từ “gái sắc” thôi tác giả đã cho ta hình dung
được vẻ đẹp của Nhị Khanh.
Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, vẻ đẹp của nhân vật Vũ
Thị Thiết được miêu tả qua câu “lại thêm có tư dung tốt đẹp” một cách ngắn
gọn nhưng độc giả vẫn có thể thấy được nét đẹp của nàng.

17


Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, tiên nữ Giáng Hương hiện lên là “một
người con gái xinh đẹp”, “một giai nhân tuyệt sắc”. Hay nàng Thúy Tiêu
trong Chuyện nàng Thúy Tiêu được miêu tả “trong bọn con hát có ả Thúy
Tiêu là người rất xinh đẹp”. Còn Chuyện yêu quái ở Xương Giang nhân vật
Thị Nghi “khá có tư sắc”.
Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật nhiều khi còn được miêu tả qua lời
nhận xét của các nhân vật khác trong truyện. Nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ
ngộ ở trại Tây đều xinh đẹp. Liễu Nhu Nương được chàng Hà Nhân nhận xét
như sau: “Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc có thể xứng đáng với câu
thơ cổ mĩ nhân nhan sắc đẹp như hoa”.
Trong Chuyện đối tụng ở Long cung Dương Thị hiện lên qua lời nhận
xét của thần Thuồng Luồng:
“Giai nhân tiếu sáp bích dao châm
Lão ngã tình hoài chúc vọng thâm”
(Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc
Cho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng)
Hay vẻ đẹp của nàng Thúy Tiêu được nhấn mạnh hơn qua lời nhận xét
của Dư Nhuận Chi:
“Liên hoa đóa đóa ỷ hồng hàm
Tằng đối tiên gia ngọc chủ đàm”

(Hoa sen đóa rỡ ràng tươi
Góp mặt nhà tiên lúc nói cười)
Như vậy chúng ta thấy rằng nhân vật nữ nào trong Truyền kì mạn lục
cũng có ngoại hình đẹp, từ những người phụ nữ chính chuyên (Nhị Khanh, Lệ
Nương, Vũ Nương…) đến những nhân vật yêu ma quỷ quái (Nhị Khanh trong
Chuyện cây gạo, nàng Liễu, nàng Đào…). Qua đó, tác giả thể hiện thái độ
trân trọng, đề cao vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ.

18


Trong Truyền kì tân phả các nhân vật xuất hiện cũng khiến người đọc
phải ngỡ ngàng trước vẻ ngoại hình. Bốn câu chuyện là bốn bức tranh mĩ
nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Truyện đền thiêng ở cửa bể nàng Bích
Châu có “tư dung xinh đẹp”. Phu nhân trong Truyện người liệt nữ ở An Ấp
được miêu tả là “có tư dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang”.
Hai tiên nữ được tác giả miêu tả nhiều hơn tuy nhiên cũng chỉ là vài nét
phác họa để từ đó người đọc tự hình dung ra diện mạo của nhân vật. “Da
trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng
mới mọc, mắt long lanh như sóng mùa thu. Cổ nhân có câu rằng: Ví với hoa
là hoa biết nói, ví với ngọc là ngọc có hương”. Đó là những lời miêu tả ngoại
hình của nàng Giáng Tiên trong Truyện nữ thần ở Vân Cát. Chúa tiên hiện lên
thật là lộng lẫy, kiêu sa. Truyện cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu nhân vật Hà
Giáng Kiều cũng có ngoại hình rất đẹp: “mày lá liễu, má hoa đào, ăn mặc gọn
gàng…Cốt cách như ngọc, da dẻ trắng ngần, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng
thành”.
Ở cả hai tác phẩm mặc dù lời văn miêu tả ngoại hình rất ít nhưng đúng
như người xưa đã nói lời ít mà ý nhiều vì vậy chỉ bằng vài nét phác họa
nhưng người đọc vẫn hình dung được vẻ đẹp của các nhân vật nữ. Chúng ta
có thể khẳng định rằng họ hiện lên đều là những giai nhân tuyệt sắc.

2.1.2. Vẻ đẹp phẩm giá
Các nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì
tân phả của Đoàn Thị Điểm mang một vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, diện
mạo đến phẩm chất bên trong.
Đối với Truyền kì mạn lục chúng ta có thể thấy rằng cảm hứng nhân
đạo của Nguyễn Dữ toát lên từ những trang văn trân trọng, khẳng định vẻ đẹp
phẩm chất, tính cách của người phụ nữ. Nhiều nhân vật nữ trong Truyền kì
mạn lục là tấm gương thủy chung, tiết liệt.

19


Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương “tính đã thùy
mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Trong mối quan hệ gia đình, nàng
“giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
Chồng đi lính nàng một mình ở nhà nuôi mẹ già, con thơ. “Cách biệt ba năm
giữ gìn một tiết” nhưng cuối cùng Vũ Nương lại phải chịu oan ức. Vì thương
nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình trên vách đùa với con rằng đó là
cha nó và chính điều này đã trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi oan
uổng của nàng. Nàng đã tìm đến cái chết để khẳng định tấm lòng trong sạch
như ngọc Mị Nương, như cỏ Ngu Mĩ của mình.
Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
cũng là một phụ nữ tiết nghĩa thủy chung. Nhị Khanh được miêu tả “tuy hãy
còn nhỏ nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng hòa
mực và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền”.
Trong suốt thời gian dài xa cách nàng thủ tiết chờ chồng không bị tiền bạc
quyền uy mua chuộc. Trọng Quỳ, chồng nàng vì ham mê cờ bạc, chơi bời,
phóng đãng lại mắc kế của Đỗ Tam nên đã mang nàng ra để cá cược. Thua
cược, Nhị Khanh thuộc về người ta tuy nhiên người con gái như nàng đâu dễ
chấp nhận, nàng “quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với

người khác”. Cuối cùng Nhị Khanh chọn cái chết nhất định không chịu đem
thân trao vào tay kẻ khác. Ở nhân vật này nổi bật lên tính cách của con người
chung thủy. Trong xã hội cũ một người con gái có nhan sắc, sống nhờ ở nhà
người chờ chồng trên sáu năm mà vẫn giữ gìn tấm lòng son sắt, việc đó đâu
phải dễ. Nhưng nàng có thể chờ chồng trong cảnh “bơ vơ trơ trọi” giữa những
“lời giăng gió cợt trêu” chứ nàng không thể chấp nhận cũng như không thể
chịu nổi sự phụ bạc của người chồng. Nhị Khanh chọn cái chết là một điều tất
yếu nhưng kì lạ thay chết đi mà thương nhớ vẫn khôn nguôi. Bởi vậy mà khi
chồng hối hận nàng đã trở về với tình thương hết sức cảm động của một

20


người vợ hiền, dịu dàng, rộng lòng tha thứ cho những sai lầm của chồng, lo
lắng cho các con. Có thể khẳng định rằng Nhị Khanh tiêu biểu cho tính cách
trung hậu, đảm đang, tiết nghĩa đầy tình thương đối với chồng con của người
phụ nữ trong xã hội xưa.
Ngoài ra Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh trong hai truyện trên đều là những
người hiếu thảo. Vũ Nương thay chồng chăm sóc mẹ già tận tình. Khi mẹ
chồng ốm nặng nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt
ngào khôn khéo khuyên lơn” khiến cho người mẹ chồng đã nói “xanh kia
quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ mất nàng
thương xót lo ma chay cúng bái không khác gì cha mẹ đẻ vậy. Người ta
thường nói mẹ chồng nàng dâu nhưng ở đây Vũ Nương đã trở thành nàng dâu
thảo. Còn người nghĩa phụ ở Khoái Châu chấp nhận cảnh sống đơn côi lẻ
bóng “phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng” để khuyên chồng ra đi phụng
dưỡng cha già nơi xa xôi hẻo lánh. Tựu chung lại họ đều là những người phụ
nữ biết hi sinh, sống vì người khác.
Cũng đề cao sự thủy chung, Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long
cung mặc dù rơi vào hang ổ của thần Thuồng Luồng nhưng tấm lòng luôn nhớ

về người chồng trên trần gian. Nàng nhắn nhủ tới chồng mình: “người vợ xấu
số ở bến nước xa xăm, lúc nào cũng vẫn thương nhớ đến chàng”. Nàng Thúy
Tiêu trong Chuyện nàng Thúy Tiêu cũng vậy. Vốn là một ca nhi hát rất hay lại
có khiếu văn chương, khi được Sinh lấy về làm vợ nàng đã học thầm theo
chồng mỗi khi chồng đọc sách rồi nhanh chóng thơ từ ngang hàng với Sinh.
Vì xinh đẹp nàng bị quan Trụ quốc họ Thân bắt cướp, đến khi nhận được thư
của chồng nàng làm thơ biên thư lại ngay để nói nên nỗi lòng cũng như khẳng
định sự chung thủy của mình:
“Chương Đài cành liễu nghiêng chao,
Biệt ly mang nặng biết bao oán sầu.

21


Duyên may hóa rủi ngờ đâu,
Ngậm hờn nuốt tủi chịu rầu cho xong.
Bẽ bàng đổi khác tư dong,
Tóc xanh biếng chải, môi hồng biếng tô.”
Chính nhờ sự thông minh của mình nàng đã liên lạc với chồng trong
thời gian Sinh ở trong phủ của Trụ quốc qua nàng hầu Kiều Oanh. Cuối cùng
nàng bất chấp mọi hiểm nguy bỏ trốn cùng Sinh cho trọn nghĩa vợ chồng,
thỏa lòng mong ước nhớ nhung.
Nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương cũng là người con gái thủy
chung. Nàng và Phật Sinh yêu nhau nhưng trong thời kì chiến tranh, một lần
quân ta thua trận nàng đã bị bắt. Khi bị ép buộc sang Trung Quốc Lệ Nương
đã quyết tìm cái chết trên tổ quốc mình chứ nhất định không chịu nhục nhã
làm nô lệ trao thân cho kẻ khác trên đất người.
Phẩm chất tốt đẹp không phải chỉ những nhân vật chính diện mới có mà
ngay cả khi xây dựng nhân vật phản diện thì những người phụ nữ trong
Truyền kì mạn lục về phương diện nào đó cũng có. Trong Chuyện kỳ ngộ ở

trại Tây nàng Liễu, nàng Đào đều có tài năng văn chương họa thơ rất hay.
Đào Hàn Than (Nghiệp oan của Đào Thị) là người thông hiểu âm luật và chữ
nghĩa được tuyển làm cung nhân trong triều. Nàng có tài họa thơ đối đáp rất
nhanh, chuyện có đoạn viết như sau:
“Một hôm vua thả thuyền chơi trên sông Nhị, rồi đi lần đến tận bến
Đông Bộ Đầu. Vua lãng ngâm rằng:
Vụ ế chung thanh tiểu,
Sa bình thụ ảnh trường.
(Mù tỏa tiếng chuông nhỏ,
Cát phẳng bóng cây trường (dài))
Các quan chưa ai nối được vần, nàng Đào liền ứng khẩu ngay:

22


Hàn than ngư hấp nguyệt,
Cổ lũy nhạn minh sương.
(Bến lạnh cá đớp nguyệt,
Lũy cổ nhạn kêu sương).
Vua khen ngợi hồi lâu rồi nhân đó gọi là “Ả Hàn Than.”
Như vậy Truyền kì mạn lục có 11 truyện nói đến nhân vật nữ thì cả 11
người phụ nữ đó đều có sắc có tài và có những nét phẩm chất tốt đẹp.
Đoàn Thị Điểm khi viết Truyền kì tân phả cũng xây dựng nên bốn hình
tượng người phụ nữ đẹp người đẹp nết. hai tiên nữ hai người trần nhưng họ
đều là những bậc “quốc sắc thiên hương”. Nổi bật lên ở họ là nét đoan trang,
khuôn phép giàu lòng vị tha. Ngoài tứ đức “công dung ngôn hạnh” họ còn
được trời phú cho phẩm chất tài hoa, một tâm hồn phong phú và tình cảm
nồng thắm.
Cung nữ Bích Châu trong Truyện đền thiêng ở cửa bể là người con gái
“thông hiểu âm luật Lê Viên, theo đối văn từ Nghệ Phố” nàng rất thông minh

am hiểu tường tận nhiều thứ. Nàng còn thảo kế sách giúp nhà vua trị nước an
dân, việc làm đó khiến cho vua Trần Duệ Tông phải tấm tắc khen ngợi:
“không ngờ một nữ nhi lại thông tuệ đến thế! Thật là một Từ Phi ở trong cung
của trẫm vậy.”
Nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp ở Bích Châu là sự hi sinh, nàng đã nhảy
xuống bể để cứu nhà vua cũng như cả hải thuyền. nàng tình nguyện đến với
cái chết và nói với nhà vua: “Thiếp tuy phận gái nhưng cũng được theo đòi
bút nghiên, có tin mê những việc ma quỷ đâu. Nhưng khốn việc đã đến nơi,
thế không dừng được. Ví bằng nấn ná e rằng xảy ra tai biến, có khi hải thuyền
bị vỡ tan vậy. Vả lại khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ, đời xưa có
người giết vợ vứt con cũng là do vạn bất đắc dĩ.” Rồi ngay sau đó nàng nhảy
xuống bể nước mênh mông sóng cuộn ào ào và còn vẳng lại lời từ biệt hòa

23


×