Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.5 KB, 67 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
====***====

TRỊNH THỊ OANH

TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ TRONG VĂN XUÔI
VIẾT CHO THIẾU NHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2013


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


====***====

TRỊNH THỊ OANH

TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ TRONG VĂN XUÔI
VIẾT CHO THIẾU NHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
ThS, GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI – 2013


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Trong tác phẩm tự sự, bên cạnh các yếu tố sự kiện, cốt truyện, nhân
vật thì miêu tả cũng là một trong những mảng ngữ nghĩa góp phần tạo nên nội
dung tác phẩm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh
động, hấp dẫn hơn và đóng vai trò như một yếu tố định hướng giúp người đọc
hiểu, cảm và tìm ra phương pháp tiếp cận tác phẩm. Việc sử dụng miêu tả
nhiều hay ít trong tác phẩm tự sự tùy thuộc vào phong cách tác giả, và
phương pháp sáng tác, phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật riêng của người nghệ

sĩ. Do đó, miêu tả, biểu cảm trở thành một thủ pháp nghệ thuật.
Vì những lí do trên, việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong
tác phẩm tự sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái hay, cái đẹp của
tác phẩm đồng thời góp phần khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng
của mỗi tác giả văn học.
1.2. Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành một bộ phận có vị trí đặc biệt
trong mỗi nền văn học dân tộc. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ
em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu giữ trong thời niên thiếu rất khó
phai mờ. Véra C.Berclay khẳng định: “Trong trái tim mỗi trẻ em đều có cái
mà ta gọi là bản năng huyền diệu và sự kì lạ chính là trong khi nghe chuyện
mà em nhỏ giải được cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em
có thể ngao du trong thế giới của truyền thuyết và hút đầy bầu phổi không khí
phấn khởi của nó”. Thực tế không ai không thừa nhận vai trò của văn học
thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, cao hơn là xây dựng tính cách cho


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

trẻ thơ. Không ít người đã từng khẳng định: “Cuốn sách quan trọng nhất đời
ta chính là những cuốn đọc từ thời thơ ấu” (Mikhain). Nhờ có những đoạn
miêu tả mà những câu chuyện ấy đã làm sống dậy một không gian tràn ngập
âm thanh, màu sắc của thiên nhiên, cuộc sống thường ngày, khơi gợi lên kí ức
về một miền sâu thẳm của những câu chuyện cổ tích về thế giới con người.
Rõ ràng văn học dành cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng, không thể
thiếu đối với hành trình đầu đời của bất cứ người nào. Bởi vậy, còn trẻ em thì
vẫn còn văn học dành cho thiếu nhi, và còn rất cần những công trình nghiên
cứu về bộ phận văn học ấy.
Mặt khác, trong vườn văn học viết cho thiếu nhi có nhiều tên tuổi như

Tô Hoài, Võ Quảng, Duy Khán, Phạm Hổ… Họ là những con chim sơn ca nổi
bật lên bằng giọng hót của mình. Hiện nay, chúng ta cũng có những tác phẩm
hay cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Tạ Duy
Anh,…Đó là những tín hiệu mừng cho thấy nền văn học thiếu nhi Việt Nam
vẫn luôn âm ỉ, hứa hẹn một ngày bùng phát. Trong những tác phẩm này, các
nhà văn đã sử dụng với mức độ khá lớn các đoạn miêu tả khiến cho tác phẩm
giàu chất thơ, sinh động và hấp dẫn hơn, đặc biệt rất gần gũi với lứa tuổi thiếu
nhi và được các em yêu thích. Do đó tìm hiểu về chức năng của đoạn miêu tả
trong văn xuôi viết cho thiếu nhi là một điều hoàn toàn cần thiết để góp thêm
tiếng nói khẳng định một khía cạnh khác của văn học thiếu nhi.
1.3. Nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi đã được chọn lọc và đưa vào giảng
dạy trong nhà trường. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu chức năng của đoạn
miêu tả trong văn học viết cho thiếu nhi có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với
việc học tập cũng như giảng dạy sau này của bản thân. Mặt khác, việc tìm hiểu
đề tài này giúp rèn được nhiều kĩ năng trong quá trình học tập.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn như trên chúng tôi lựa
chọn, nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn
xuôi viết cho thiếu nhi”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả từ góc độ ngôn ngữ.
Ngành “Ngôn ngữ học” trước đây mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu ở
cấp độ câu mà ngữ pháp truyền thống cho là đơn vị ngữ pháp trực thuộc cao
nhất. Sau này người ta thấy rằng cấp độ này không đáp ứng được những nhu
cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học và đã đi sâu vào việc

nghiên cứu ở cấp độ cao hơn - đó là cấp độ văn bản. Lúc này thì “Ngôn ngữ
học văn bản thực sự làm một cuộc cách mạng vì nó đã đưa ngôn ngữ học lên
tầm một khoa học bao quát đối tượng của mình”. Các nhà nghiên cứu đã đi
sâu tìm hiểu các khía cạnh của văn bản như: sự thống nhất của chủ đề văn
bản, các phương diện của hình thức văn bản, biện pháp tu từ văn bản… Đứng
ở góc độ ngôn ngữ thì chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự là
một vấn đề lí thuyết rất mới mẻ. Vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu
đề cập đến:
2.1.1. Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong bài giảng “Ngữ nghĩa và các mảng
ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” (chuyên đề giảng dạy cho hệ Thạc sỹ Ngữ
văn ĐHSP Hà Nội I) đã nêu và phân tích một số chức năng của đoạn miêu tả
trong tác phẩm tự sự như:
* Chức năng phân đoạn: Miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển
tiếp từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Với chức năng này, đoạn miêu
tả có vai trò như một phương tiện liên kết.
* Chức năng thư giãn: Miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi
chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

* Chức năng trang trí: Làm cho câu chuyện đẹp hơn, sinh động hơn và
gần với hiện thực ngoài đời hơn.
* Chức năng tổ chức văn bản: Với chức năng này, đoạn miêu tả góp
phần đảm bảo sự liên kết logic giữa các sự kiện, làm cho sự kiện trở nên dễ
hiểu hơn. Ngoài ra đoạn miêu tả còn làm tăng thêm tính có thể dự đoán được
của truyện. Nói khác đi, đoạn miêu tả tạo bối cảnh và tạo tiền giả định để các
sự kiện tiếp theo xuất hiện.

* Chức năng quy định: Miêu tả góp phần làm cho người đọc thấy được
những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về sự kiện.
2.1.2. Bên cạnh đó chương trình SGK Ngữ văn Trung học phổ thông đã
có những bài dạy về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên)
NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2004 khẳng định: “Trong văn bản tự sự,
rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường đan xen các
yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể
chuyện sinh động và sâu sắc” [11, Tr 74]
* Sách Ngữ văn 9 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên) NXB Giáo dục
& Đào tạo, Hà Nội, 2004 cũng có nhận xét: “Trong văn bản tự sự, sự miêu tả
cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự kiện có tác dụng làm cho câu
chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động” [12, Tr92]
Như vậy chúng ta có thể thấy vấn đề vai trò, chức năng của miêu tả
trong văn xuôi không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các sách giáo trình Đại
học mà còn được chương trình sách giáo khoa phổ thông đề cập đến. Điều đó
cho thấy đây là vấn đề đã được quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa và mang tính
thời sự. Vì vậy việc đi sâu, tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong tác
phẩm tự sự là cần thiết.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tuy đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu và chương trình sách giáo khoa
Trung học cơ sở đề cập đến, nhưng vấn đề chức năng của đoạn miêu tả trong
tác phẩm tự sự mới chỉ được dừng lại ở việc phân tích một số dẫn chứng tiêu
biểu minh họa cho vấn đề lí thuyết. Vì vậy vấn đề này vẫn mang tính chất gợi
mở. Trên cơ sở lí thuyết của Giáo sư Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân tích

những kết quả, ngữ liệu thống kê được trong những tác phẩm viết cho thiếu
nhi của nhiều tác giả nhằm làm rõ hơn vấn đề lí thuyết về chức năng của đoạn
miêu tả trong tác phẩm tự sự mà Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đề cập.
2.1.3. Trước đó đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về chức
năng của đoạn miêu tả. Nhưng những khóa luận này chủ yếu nghiên cứu chức
năng của đoạn miêu tả trong các tác phẩm viết cho người lớn như: Tìm hiểu
chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi Thạch Lam của sinh viên Kim
Thị Hân, khóa 29 (2006), trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hay Tìm hiểu
chức năng đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu, Tô Thị
Hồng Nhung, khóa 31 (2008), trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong các tác phẩm văn xuôi viết
cho thiếu nhi chưa được tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, tìm hiểu chức năng
của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi là một việc làm rất cần
thiết. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định
một khía cạnh khác của văn học thiếu nhi.
2.2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong văn xuôi viết cho thiếu nhi.
Văn học viết cho thiếu nhi từ lâu đã trở thành một bộ phận có vị trí đặc
biệt trong mỗi nền văn học dân tộc. Nó được xem là hành trang quan trọng,
không thể thiếu đối với hành trình đầu đời của mỗi con người. Lịch sử vấn đề
nhìn trên bình diện sâu, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nước
ta không phải ít. Các nhà nghiên cứu đã dành phần lớn thời gian, tâm huyết
của đời mình làm công việc phê bình những sáng tác văn học dành cho thiếu


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nhi. Tuy nhiên chúng ta buộc phải so sánh và thừa nhận rằng độ chênh lệch
giữa đầu tư nghiên cứu bộ phận văn học thiếu nhi so với việc nghiên cứu

những tác giả, tác phẩm viết cho người lớn là quá lớn. Tác giả Lê Đình Vân
Nhi, trong công trình nghiên cứu “Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi” đã chỉ
rõ: “Có nhiều nguyên nhân khiến cho mảng nghiên cứu văn học thiếu nhi
thiếu bề rộng lẫn bề sâu so với các bộ phận nghiên cứu văn học khác. Nhưng
có lẽ lí do lớn nhất là thiếu độc giả của phê bình văn học”.
2.2.1. Năm 2002, Hội đồng Văn học thiếu nhi kết hợp với nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa Hà Nội nuôi ý định làm một bộ sách nghiên cứu văn học thiếu
nhi Việt Nam gồm bốn tập: Tập một: Tổng quan về văn học thiếu nhi Việt
Nam; Tập hai: Thơ ca văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển); Tập ba: Văn xuôi
văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển); Tập bốn: Từ điển tác giả văn học thiếu
nhi Việt Nam. Dự định tốt đẹp ấy đến hôm nay đã đem đến cho ngành nghiên
cứu văn học một thành quả tốt đẹp. Đó là sự ra đời tập một của bộ sách
nghiên cứu văn học thiếu nhi với gần 500 trang giấy in. Đây được xem là
công trình nghiên cứu về văn học trẻ em dày dặn nhất ở nước ta hiện nay.
Năm 2003, “Giáo trình văn học trẻ em Việt Nam” của Lã Thị Bắc Lý
đã được nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành để phục vụ cho sinh
viên các khoa Giáo dục Mầm non, Giáo dục đặc biệt. Đây được xem là một
công trình nghiên cứu khá chuẩn cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn
học thiếu nhi Việt Nam và giới thiệu thêm những tinh hoa văn học trẻ em của
nước ngoài. Đọc chương giới thiệu một số tác giả Việt Nam tiêu biểu, chúng
tôi nhận thấy người nhiên cứu đã thể hiện rõ công phu để nắm bắt được đặc
điểm, giá trị nổi bật trong những sáng tác của Võ Quảng, Tô Hoài từ mảng
thơ ca đến văn xuôi, từ nội dung đến nghệ thuật.
2.2.2 Nghiên cứu về các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi, các tác giả chủ
yếu tập trung về mặt thi pháp, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


xuôi như bài viết: Đồng thoại trong văn học viết cho thiếu nhi in trên trang
mạng tôn vinh văn học dân tộc hay Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Lê
Đình Vân Nhi,… Cũng đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học, đặc biệt là
khóa luận thuộc chuyên ngành Tiếng Việt của các khoa Giáo dục Mầm non,
Giáo dục Tiểu học của các trường Đại học Sư phạm nghiên cứu về văn xuôi
viết cho thiếu nhi. Các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu ở cấp độ từ và
câu như đề tài Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội”
và “Tảng sáng” của Võ Quảng của Nguyễn Thu Thảo, khóa 34 (2012),
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ
trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán, Trương Thanh
Huyền, khóa 34 (2012), trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2…
Trong khóa luận tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài Ngôn ngữ đối thoại trong
truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thị Thu Hằng có đoạn viết: “Ngôn
ngữ của Nguyễn Nhật Ánh mang đậm màu sắc Nam Bộ… Trong tác phẩm của
mình, Nguyễn Nhật Ánh thường xuyên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương…
Ngoài ra Nguyễn Nhật Ánh còn vận dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ, quán
ngữ để câu nói thêm đưa đẩy, ý nhị và sâu sắc hơn… Nhà văn viết bằng ngôn
ngữ giản dị, bình thường như ngôn ngữ thường ngày của trẻ. Đôi chỗ cộc lốc
nhưng vẫn sắc bén, hàm súc, phù hợp với nội dung hiện thực đời thường”.
Nghiên cứu về ngôn ngữ văn xuôi viết cho thiếu nhi. Các bài viết đã
nêu lên những đóng góp to lớn của nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi trong việc
sử dụng ngôn ngữ để tạo nên nét đặc sắc, sinh động, không chỉ hấp dẫn tuổi
thơ mà còn cuốn hút cả những độc giả là người lớn. Các bài viết cũng cho
thấy phong cách riêng của từng tác giả.
Hoàng Văn Sơn cũng từng viết: “Ngôn ngữ văn học của Nguyễn Nhật
Ánh rất sáng sủa, việc sử dụng tiếng địa phương, tiếng lóng rất có liều lượng,
góp phần tạo nên tính phổ cập của tác phẩm”.



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nói tới ngôn ngữ trong Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà phê bình Vũ Nho
Ninh nhận xét: “Nhà văn Tô Hoài chẳng những quan sát tinh tế, miêu tả sinh
động từng loài vật như: Bọ Ngựa, Kiến Chúa, Châu Chấu Voi,… mà ngôn
ngữ kể chuyện cũng cuốn hút. Ngoài những từ ngữ hóm hỉnh, ý nhị, nhà văn
còn sáng tạo ra không ít những từ mới mang thương hiệu Tô Hoài”.
Nhà văn Nguyễn Kiên trong Một tấm lòng vì tuổi thơ (1983) dường
như đã phát hiện ra nét nổi bật của ngòi bút Võ Quảng: “Chúng ta có một Võ
Quảng thơ và một Võ Quảng văn xuôi, và thường trên những trang sách hay
nhất của anh, cái chất thơ và chất văn xuôi của Võ Quảng dẫn nhập vào
nhau, hỗ trợ nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng Võ Quảng”.
Giáo sư Phong Lê khi đi Vào thế giới thu nhỏ trong “Quê nội” và
“Tảng sáng” của Võ Quảng đã nhận ra: “Một giọng điệu chầm buồn, và đôi
khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in lên nửa cuộc đời của số
không ít nhân vật truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là
Cách mạng tháng Tám 1945. Và từ đó mà tỏa rộng và loang dần ra một niềm
vui, một sự bâng khuâng và đôi khi như rạo rực của một cuộc đổi đời đã diễn
ra từ mùa thu năm ấy”.
Nhà văn Đoàn Giỏi cũng tạo được dấu ấn riêng khi sử dụng ngôn ngữ
mang đặc trưng của vùng Nam Bộ. Nguyễn Thị Xuân trong Tiếng vọng những
mùa qua, nhận định về tác giả “Đất rừng phương Nam”: “Có những mảnh
đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến
miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng
bao người… với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận cái hạnh phúc đó.
Ông đã đem đến cho bạn đọc cả những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất
mà lúc đó xa lạ, hoang sơ trong hình dung mọi người … Ông đã xây dựng
nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu văn hóa” (Đoàn Giỏi, Đất

rừng và phương Nam)


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Qua việc tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy rằng, việc nghiên cứu ngôn
ngữ trong văn xuôi viết cho thiếu nhi từ góc độ ngôn ngữ mới chỉ dừng lại ở
việc minh họa lí thuyết, hoặc chỉ điểm qua ở một vài tác giả mà chưa đi sâu,
và nếu có cũng chỉ là gợi mở.
Từ những định hướng về cơ sở lí luận của các nhà nghiên cứu, chúng
tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn
xuôi viết cho thiếu nhi”. Hi vọng đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định
một khía cạnh khác của văn học thiếu nhi.
3. Mục đích nghiên cứu.
3.1. Qua việc khảo sát và nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu chức năng của
đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi” chúng tôi hi vọng góp phần bổ
sung và khẳng định rõ hơn một vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học. Đó là vấn
đề chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3.2. Đề tài góp phần kết luận về chức năng của đoạn miêu tả trong văn
xuôi viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi nói chung.
3.3. Khảo sát đề tài này, tư liệu và hướng nghiên cứu của nó sẽ là
những tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ học tập hôm nay cũng như
trong công việc giảng dạy sau này, đặc biệt sẽ góp phần vào việc bồi dưỡng
cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ văn chương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Muốn đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
4.1. Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
4.2. Khảo sát, thống kê, phân loại chức năng các đoạn miêu tả trong các

tác phẩm viết cho thiếu nhi.
4.3. Phân tích đoạn miêu tả, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng
của nó, từ đó rút ra kết luận.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đoạn miêu tả và chức năng của đoạn miêu
tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tuyển tập Tô Hoài, NXB Văn học.
- Tuổi thơ im lặng, Duy Khán, NXB Văn học.
- Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, NXB Văn học.
- Tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng, NXB Văn học.
- 365 câu chuyện mẹ kể con nghe, NXB Đồng Nai.
- Cái Tết của Mèo con, Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp thống kê, phân loại được thực hiện để có nguồn ngữ liệu
về đoạn miêu tả nhằm phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích.
Phương pháp này dùng để xác định chức năng của đoạn miêu tả trong
các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi.
7. Bố cục khóa luận.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm hai chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
- Chương 2: Chức năng của đoạn miêu tả.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.Một số vấn đề về văn tự sự
1.1.1. Khái niệm về văn tự sự
1.1.1.1. Khái niệm tự sự
“Tự sự là dùng lời nói hay lời văn làm cho sống lại một câu chuyện, tức
là một câu chuyện có sự chuyển động, sự diễn biến từ thời điểm này sang thời
điểm khác, có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc, có sự tham gia, sự hoạt động
của con người” [3, Tr 5]
1.1.1.2.Bản chất và ý nghĩa của văn bản tự sự
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn sách Làm văn, NXB Đại học Sư
phạm, đã xác định bản chất của tự sự và văn bản tự sự là miêu tả sự kiện (kể
chuyện, trần thuật).
Khái niệm tự sự vốn có nội hàm rộng, nhưng thường được hiểu theo hai
nghĩa: thứ nhất, tự sự như là một trong ba phương thức miêu tả, phản ánh đời
sống trong văn học; thứ hai, tự sự là một loại hình văn học bên cạnh loại trữ
tình và kịch.
Với nghĩa thứ nhất, tự sự dùng để chỉ phương thức miêu tả, phản ánh của
văn học mà ở đó thiên về miêu tả sự kiện, kể chuyện. Phương thức thiên về miêu

tả sự kiện (kể chuyên, trần thuật) này chủ yếu dùng trong tác phẩm tự sự.
Với nghĩa thứ hai, tự sự chỉ một loại tác phẩm văn học (tác phẩm tự sự,
phân biệt với tác phẩm trữ tình và tác phẩm kịch). Nó bao gồm thần thoại, sử
thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tiểu thuyết,
truyện vừa, truyện ngắn và các loại kí tự sự,… Phạm vi của tác phẩm tự sự rất


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

đa dạng. Nó có thể được viết bằng văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, viết
bằng văn vần như anh hùng ca, truyện thơ. Có tác phẩm nằm trong thể loại kí
như kí sự, phóng sự,…
Tuy vậy, dù hiểu theo nghĩa nào, thì “miêu tả sự kiện” hay “kể chuyện”
đều được xem như tiêu chí quan trọng nói lên bản chất của tự sự và văn bản
tự sự.
Với mục đích chủ yếu là kể, thuật, trình bày sự việc, nhân vật,… văn tự
sự cũng như văn miêu tả, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của
con người. Thông qua việc mô tả sự kiện, tái hiện bức tranh đời sống, văn tự
sự nhất là truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, giúp ta nhận thức đầy đủ, sâu
sắc hơn bản chất đời sống, xã hội, con người.
1.1.2. Văn bản tự sự và văn bản miêu tả.
Trong thực tế rất ít khi người ta chỉ thuần túy làm văn miêu tả. Miêu tả,
như một bài văn độc lập có lẽ chỉ tồn tại trong nhà trường (với ý nghĩa rèn
cho học sinh một số kĩ năng như quan sát, miêu tả, người, vật, cảnh chung
quanh mình). Còn nói chung, văn miêu tả thường được xem như một công cụ,
một kĩ năng để làm văn bản tự sự (một kiểu văn bản tổng hợp).
Tuy ranh giới giữa miêu tả và tự sự không thật rõ, hoặc không phải bao
giờ cũng rõ rệt, nhưng xét trên đại thể, tự sự khác với miêu tả ở chỗ tự sự về

bản chất là kể lại, thuật lại sự việc, câu chuyện, theo một quá trình diễn biến
nào đó. Sự việc, câu chuyện thì có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc. Còn
miêu tả là tả lại, “vẽ” lại bằng lời một cảnh, một người, một vật. Như vậy, khi
kể chuyện, người ta phải làm rõ diễn biến sự việc, hoặc chú ý làm rõ các quan
hệ, trạng thái đời sống theo quá trình biến đổi đa dạng, phức tạp của nó.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Văn tự sự tất nhiên khi cần có sử dụng đến miêu tả. Nhưng bản thân sự
việc miêu tả, ngay cả trong trường hợp chiếm một tỉ lệ rất lớn trong văn bản,
chưa thành văn tự sự.
1.1.3. Đặc điểm của văn bản tự sự
Có thể xác định rõ đặc điểm chung của văn bản tự sự qua mấy nét cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, tự sự hay văn bản tự sự dùng lời kể và lời miêu tả của người
kể chuyện để thông báo về thời gian, địa điểm, gọi ra đặc điểm của nhân vât, sự
kiện, phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống.
Lời kể và lời miêu tả chiếm một bộ phận lớn và giữ vai trò chủ đạo trong lời
văn nghệ thuật của văn bản tự sự. Trong khi tái hiện các sự kiện, biến cố, nhân
vật, lời kể và lời miêu tả trong văn bản tự sự đồng thời có nhiệm vụ thuyết
minh, bình phẩm, đánh giá về các sự kiện, biến cố, nhân vật,… đó. Và, lời kể
đương nhiên cũng có chức năng tái hiện lại cả lời nhân vật.
Thứ hai, văn bản tự sự có sự kiện, biến cố, cốt truyện trong khi các loại
văn bản khác không có hay không cần đến các yếu tố này. Cốt truyện, nếu có,
được tổ chức thành chuỗi biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, xô
đẩy nhau tới đỉnh điểm buộc phải giải quyết và kết thúc. Sự kiện trong văn
bản tự sự luôn được xem như là tiêu chí quan trọng để nhận diện loại văn bản

này. Văn bản tự sự được xây dựng trên cơ sở đan kết các sự kiện tạo nên
mạch chính cho tác phẩm - cũng là mạch quy luật của đời sống, bộc lộ bản
chất của các tính cách, các hiện tượng đời sống.
Thứ ba, văn bản tự sự, nhất là văn bản truyện, có khả năng thể hiện
nhân vật trong thế giới nghệ thuật của nó một cách linh hoạt, đa dạng, đầy
đặn. Nhân vật ở đây, có thể được miêu tả toàn bộ hay một phần cuộc đời, có
thể được miêu tả một cách kĩ càng từ chân dung ngoại hình cho đến những


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

suy tư thầm kín bên trong, từ hành trạng cho đến quá trình phát triển, từ một
vài đến nhiều mặt hoạt động trong quan hệ đời sống. Theo đó, hệ thống chi
tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cũng thường dày đặc, đa dạng hơn.
Thứ tư, văn bản tự sự rất giàu các hình thức ngôn ngữ và thường kết
hợp hài hòa, linh hoạt các hình thức văn bản khác (miêu tả, biểu cảm,…).
Trong văn bản tự sự có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật; có lời
đối thoại, độc thoại nội tâm. Trong đó lời của người kể chuyện vẫn luôn là
thành phần quan trọng nhất.
Các đặc điểm nổi bật trên đây tạo cho văn bản tự sự những ưu thế đặc
biệt trong việc mô tả, phản ánh những bức tranh đời sống hết sức sâu, rộng.
1.2. Một số vấn đề về văn miêu tả
1.2.1. Khái niệm “miêu tả”
“Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm
cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm
trạng trong khung cảnh nào đó” [14, Tr 1123].
Nhà văn Phạm Hổ viết: “Miêu tả giỏi là khi đọc những gì chúng ta
viết, người đọc như nhìn thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người,

một con vật, một dòng sông…Người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói,
tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn ngửi thấy được mùi hôi, mùi sữa,
mùi hương hoa, hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,…”
1.2.2. Văn miêu tả và các thể văn khác
Trong cuốn Văn miêu tả và kể chuyện, nhà văn Phạm Hổ khi giới thiệu
một số đoạn văn, tập hợp chúng trong phần trích chọn đã phải thừa nhận rằng:
“Muốn chia văn miêu tả riêng, văn kể chuyện riêng, nhưng không thể làm
được. Vì chỉ có một đôi đoạn văn thuần là miêu tả, hoặc thuần là kể chuyện,
còn phần lớn, cả hai thể loại đều đan xen lẫn vào nhau”.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trong nhà trường phổ thông phân ra văn miêu tả và kể chuyện (tự sự)
chẳng qua là để học sinh nhận rõ các thao tác kể và tả, từ đó mà luyện tập cho
nhuần nhuyễn từng thao tác, sau đó phải biết kết hợp từng thao tác này trong
một bài viết. Quả thật, các đoạn văn miêu tả và kể chuyện không tồn tại độc
lập mà chúng “xen lẫn vào nhau”, là “phương tiện” của nhau.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm
thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và
tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc. Tất nhiên nói như thế
không có nghĩa là các yếu tố tự sự không quan trọng. Ngược lại nếu bỏ hết
các yếu tố kể chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện.
Bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính
tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân
vật mới phát triển được. Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật
chính. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải dựa vào sự việc và nhân vật chính để
phát triển. Những yếu tố này kết hợp, đan xen, thậm chí nhiều khi như hòa lẫn

trong một đoạn văn. Tuy vậy các yếu tố miêu tả nhiều hay ít cũng chỉ tập
trung làm sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính mà thôi.
Có thể nói ít khi miêu tả chỉ là tả thuần túy, vì cảnh vật luôn gắn với sự
việc, con người. Cảnh vật thường thông qua cách nhìn nhận, suy nghĩ và hành
động của con người, đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết: “Nói miêu tả, dễ
tưởng miêu tả chỉ là tô vẽ phong cảnh trời nắng, trời mưa, chớp bể mưa
nguồn và thiên nhiên: cây vườn, bãi cỏ, con sông… không, hàng đầu miêu tả
là chú trọng sự việc, con người”.
1.2.3. Đặc điểm của văn bản miêu tả
1.2.3.1.Quan sát trong văn miêu tả
Bất kì sự tưởng tượng nào dù phong phú và kì vĩ đến đâu cũng đều bắt
đầu từ thực tế, gằn với đời sống thực tế. Muốn có sự từng trải và sự hiểu biết


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

thực tế cần phải quan sát. Những trang văn miêu tả hay, có hồn và sống động
là những trang văn của những người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó
quan sát. Nhà văn Tô Hoài sở dĩ làm đắm say nhiều thế hệ thiếu nhi bằng
những trang miêu tả về hoạt động, tính nết, “phong tục” của những chú Dế
Mèn, Dế Trũi, đại vương ếch Cốm, thầy đồ Cóc,… là do ông đã gắn bó, bầu
bạn và say mê quan sát cái thế giới rất nhiều cây cỏ và các loài vật trên bãi
sông trước cổng làng ông.
Quan sát không chỉ là quan sát hành động bề ngoài mà nhiều khi còn
phải quan sát bên trong để hiểu và thể hiện được những diễn biến nội tâm của
nhân vật. Trong trường hợp này nhà văn phải nhập thân vào nhân vật.
Muốn viết được, nhất thiết “phải biết quan sát để ấn sâu thêm trí nhớ,
giúp sức cho tưởng tượng”. Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Muốn quan sát

tốt còn phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn, góc nhìn hợp lí. Khi viết một
văn bản tự sự hay miêu tả, bao giờ người viết cũng phải xuất phát từ một vị trí,
đóng vai một người nào đó để quan sát, miêu tả, thuật lại câu chuyện. Người ta
gọi điểm nhìn là vị trí, cương vị mà người kể sử dụng khi kể lại câu chuyện”.
1.2.3.2. Liên tưởng và tưởng tượng trong văn bản miêu tả
Liên tưởng và tưởng tượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình
thành và phát triển tài năng, tâm hồn, nhân cách của con người. V.I.Lênin đã
có lần cho rằng: “nếu không có tưởng tượng thì không chỉ không có các nhà
thơ, nhà văn và tác phẩm văn học, mà thậm chí còn không có cả các bài toán
vi phân và tích phân nữa…”
Đối với việc viết văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng, tưởng
tượng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà tất cả các những
hình ảnh, màu sắc, âm thanh… đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta
trong điều kiện chúng không nhất thiết phải xuất hiện.
Văn miêu tả nhằm dựng người, dựng cảnh, dựng không khí, giúp người
đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Vì thế khi viết


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

văn miêu tả, người ta thường dùng liên tưởng, ví von, so sánh… Nhờ có liên
tưởng, so sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích được
óc sáng tạo của người đọc. Hầu như giở bất cứ một trang văn miêu tả hay nào,
chúng ta cũng sẽ dẫn ra được những liên tưởng so sánh thú vị. Đó là những so
sánh, liên tưởng vừa gần gũi vữa quen thuộc, lại vừa rất bất ngờ, mới lạ khiến
người đọc không khỏi ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng thậm chí kinh ngạc.
1.2.3.3. Thái độ và tình cảm của người viết trong bài văn miêu tả
Văn miêu tả cố nhiên phải có mục đích tái hiện đối tượng, song, mỗi

người một vẻ. Tâm hồn người viết bao giờ cũng được thể hiện đằng sau “bức
tranh” cảnh, vật, con người. Đọc một tác phẩm miêu tả, dù tả cảnh, tả người hay
tả tâm trạng, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người viết.
1.2.3.4. Ngôn từ trong văn bản miêu tả
Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà văn diễn đạt thành công
những cung bậc tình cảm và sắc thái hiện thực là bởi hệ thống từ gợi hình ảnh
và cảm giác vô cùng đa dạng, phong phú.
Văn miêu tả cũng rất hay dùng và dùng rất có kết quả các biện pháp tu
từ như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… Với các biện pháp tu từ này, con người và
cảnh vật tìm thấy chỗ hòa đồng trong nhau: cảnh vật trở nên có hồn giống như
con người, và tâm hồn con người thì hòa tan vào cảnh vật.
*Trong văn miêu thường có nhiều dạng như văn tả cảnh, văn tả người,
tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh sinh hoạt. Ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi chủ
yếu chọn những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên trong một số tác phẩm văn
xuôi viết cho thiếu nhi.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.3. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự và chức năng của đoạn
miêu tả
1.3.1. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự
Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong bài giảng chuyên đề “Ngữ nghĩa và các
mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” đã chỉ ra ba mảng ngữ nghĩa của
truyện gồm:
*Các sự kiện:
Sự kiện là những tình tiết của truyện, là cái làm nên cốt truyện. Cốt
truyện và các sự kiện là yếu tố đảm bảo cho truyện có tính bền vững và có

khả năng truyền từ người này sang người khác; từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Nếu thay đổi hoặc lược bỏ sự kiện thì sẽ làm thay đổi toàn bộ nội dung
của truyện và sẽ biến thành một truyện khác. Chính vì thế, sự kiện là một
mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự.
* Bình luận của người kể:
Bình luận của người kể góp phần thể hiện vai trò của người kể. Nếu tác
phẩm có lời bình luận thì vai trò của người kể được thể hiện một cách trực
tiếp. Đó là vai trò dẫn dắt sự kiện hoặc bình luận, đánh giá sự kiện.
*Đoạn miêu tả:
Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và gắn liền với cốt truyện
là một hệ thống các nhân vật được khắc họa nhiều mặt. Cốt truyện được triển
khai, nhân vật được khắc họa thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa
dạng như: các sự kiện, xung đột, ngoại cảnh, ngoại hình nhân vật, hoạt động
nội tâm. Để tổ chức các chi tiết nghệ thuật, tác giả dùng lời để giới thiệu, giải
thích, thuyết minh các sự việc xảy ra, biểu hiện cách cảm nhận, cách đánh giá
của tác giả đối với sự việc.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trong tác phẩm tự sự ngoài cốt truyện, nhân vật và lời kể thì miêu tả
cũng là một trong những mảng ngữ nghĩa góp phần tạo nên nội dung tác
phẩm. Đoạn miêu tả có vai trò như một yếu tố định hướng giúp người đọc
hiểu và cảm nhận tác phẩm sâu hơn.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 đã
nêu rõ: “Trong tác phẩm tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc
mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và

biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và hấp dẫn hơn. [11, Tr 74]
Việc sử dụng nhiều hay ít đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự tùy thuộc
vào phong cách tác giả và đặc trưng phương pháp sáng tác.
1.3.2. Chức năng của đoạn miêu tả
Căn cứ vào những kết quả khảo sát cụ thể trong bài giảng “Ngữ nghĩa
và các mảng ngữ nghĩa trong tác tác phẩm tự sự” (chuyên ngành giảng dạy
cho hệ Thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội 1), Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã nêu ra
các chức năng cơ bản của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự như sau:
+ Chức năng phân đoạn: miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển
tiếp từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Với chức năng này đoạn miêu tả
có vai trò như một phương tiện liên kết.
+ Chức năng thư giãn: miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi
chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút của truyện.
+ Chức năng trang trí: làm cho câu chuyện đẹp hơn, sinh động hơn và
gần với hiện thực ngoài đời hơn.
+ Chức năng tổ chức: với chức năng này, miêu tả góp phần đảm bảo sự
liên kết lôgic giữa các sự kiện làm cho sự kiện trở nên dễ hiểu hơn. Ngoài ra
đoạn miêu tả còn làm tăng thêm tính có thể dự đoán được của truyện. Nói khác
đi, miêu tả tạo bối cảnh và tạo tiền giả định để các sự kiện tiếp theo xuất hiện.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

+ Chức năng quy định: miêu tả góp phần làm cho người đọc thấy được
những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về sự kiện.
Giải thích một cách bản chất và sâu xa, sở dĩ đoạn miêu tả trong tác
phẩm tự sự có thể thực hiện được các chức năng trên là do ưu thế của hình
thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, tác

phẩm văn học thông qua các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng có khả năng định
hình bằng văn tự và có thể lưu giữ. Khi viết tác phẩm, nhà văn đồng thời giao
tiếp với độc giả, trình bày tất cả các suy nghĩ, đánh giá, tư tưởng của mình với
độc giả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngôn ngữ, nhờ ngôn ngữ.
Vì vậy bất cứ yếu tố nào khi đưa vào tác phẩm nghệ thuật đều trở thành chi
tiết nghệ thuật. Đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự cũng là một chi tiết nghệ
thuật và nó có thể thực hiện tất cả các chức năng của mình với vai trò định
hướng giao tiếp.
*Tiểu kết: Trong tác phẩm tự sự, bên cạnh các yếu tố sự kiện, cốt
truyện, nhân vật, thì miêu tả cũng là một trong những mảng ngữ nghĩa góp
phần tạo nên nội dung tác phẩm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho
việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn và đóng vai trò như như một yếu tố
định hướng để người đọc tiếp cận tác phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu chức
năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời góp phần khẳng định nét
độc đáo, phong cách riêng của mỗi tác giả văn học.
Những cơ sở lí luận về Phong cách học văn bản và Ngữ dụng học nêu
trên là tiền đề lí luận để chúng tôi xem xét và xử lí đề tài.


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chương 2
CHỨC NĂNG CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
2.1.1. Bảng tổng hợp kết quả thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi
của một số nhà văn như: Dế Mèn phiêu lưu kí, O Chuột của Tô Hoài; Quê nội,

Tảng sáng của Võ Quảng; Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi; Cái Tết của
Mèo con của Nguyễn Đình Thi; Cuộc chia tay của những con búp bê của
Khánh Hoài; Tuổi thơ im lặng của Duy Khán; và 365 câu chuyện mẹ kể con
nghe, NXB Đồng Nai. Bằng thao tác phân tích, phân loại chúng tôi nhận thấy:
đoạn miêu tả trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi được sử dụng theo năm
chức năng cơ bản, ở mỗi loại này lại chia thành các loại nhỏ hơn. Nó được thể
hiện ở bảng thống kê sau:
STT
1

2

3
4
5

Chức năng của đoạn miêu tả
Chức năng thẩm mĩ.
- Chức năng trang trí
- Chức năng thư giãn
Chức năng tổ chức văn bản.
- Chức năng ngụ tình:
+ Cảnh vật tương đồng với đối tượng
+ Cảnh vật đối lập với đối tượng
- Đoạn miêu tả có vai trò như một nhân vật.
- Chức năng dự báo.
Chức năng quy định thái độ, cách đánh
giá, tình cảm của tác giả.
Chức năng phân đoạn
- Chức năng phân đoạn cụ thể

- Chức năng phân đoạn trừu tượng
Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng

Số lần xuất
hiện

Tỷ lệ phần
trăm (%)

25
14

25,8%
14,4%

7
5
5
8

7,2%
5,2%
5,2%
8,2%

15

15,5%

4

3
11

4,1%
3,1%
11,3%


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tổng: 97
2.1.2.Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

100%

Hầu hết các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát đều xuất hiện đoạn
miêu tả với các yếu tố trữ tình và tự sự đan xen. Việc sử dụng đoạn miêu tả
khiến cho tác phẩm trở nên sinh động không chỉ cuốn hút thiếu nhi mà cả
người lớn cũng say mê.
Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các đoạn miêu tả, đoạn miêu tả
với chức năng thẩm mĩ được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là đoạn miêu tả với
chức năng tổ chức văn bản. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn được sử
dụng ít nhất.
Cụ thể, đoạn miêu tả với chức năng thẩm mĩ thống kê được 39 phiếu
trong tổng số 97 phiếu (chiếm 40,2%). Sở dĩ đoạn miêu tả với chức năng
thẩm mĩ chiếm tỉ lệ nhiều nhất là do “văn học là nhân học”, văn học cung cấp
cái hay cái đẹp. Vì vậy với đoạn miêu tả đây cũng là chức năng quan trọng
nhất. Lứa tuổi thiếu nhi vốn nhiều mộng mơ và nhạy cảm cho nên các em đặc

biệt yêu thích những trang văn tả cảnh và thiên nhiên tươi đẹp. Những đoạn
văn miêu tả có tác dụng đánh thức các giác quan, khơi gợi trí tưởng tượng và
khả năng liên tưởng để các em say mê khám phá thế giới và con người. Nhờ
có chức năng thẩm mĩ mà tác phẩm trở nên sinh động và có sức hấp dẫn riêng
đối với lứa tuổi thiếu nhi.
Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn được sử dụng ít nhất. Loại này
thống kê được 7 phiếu (chiếm 7,2%) trong tổng số 97 phiếu. Có thể thấy,
chức năng phân đoạn, đặc biệt là chức năng phân đoạn trừu tượng rất khó
phát hiện, vì vậy bạn đọc phải có khả năng phân tích và cảm thụ văn chương
thì mới có thể phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm. Mặt khác, các tác
phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi, bạn đọc phần lớn là trẻ em, cho nên tác giả


×