Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.91 KB, 63 trang )

Khoỏ lun tt nghip

Trng i hc S phm H Ni 2

Trng i hc s phm H Ni 2
Khoa Ng vn
**************

Lu Th Khuyờn

V p nhõn vt n trong truyn ngn
Nguyn Minh Chõu

Khúa lun tt nghip i hc
Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam

Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2
khoa ngữ văn
H Ni - 2010
**************

SV: L-u Thị Khuyên

- 1 -

Lớp K32E Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Lƣu Thị Khuyên

Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh

Hà Nội - 2010

SV: Lưu Thị Khuyên

-2-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô
giáo TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tổ Văn học Việt Nam và các
thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn – trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện

giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lƣu Thị Khuyên

SV: Lưu Thị Khuyên

-3-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lƣu Thị Khuyên

SV: Lưu Thị Khuyên

-4-

Lớp K32E – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài......................................................................... ....... 6
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 10
7. Đóng góp của khóa luận ................................................................... 10
8. Bố cục của khóa luận ........................................................................ 10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. VẺ ĐẸP NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH
CHÂU .............................................................................................................. 11

1.1. Khái quát hình tượng nhân vật nữ trong văn học .......................... 11
1.2. Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.......... 13
1.2.1. Những nữ chiến sĩ ở chiến trường .............................................. 13
1.2.2. Những “nàng vọng phu” thời hiện đại ........................................ 26
1.2.3. Những người vợ, người mẹ trong đời thường ............................ 33
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẺ ĐẸP NHÂN
VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU .............................. 42

2.1. Đối thoại ........................................................................................ 42
2.2. Độc thoại nội tâm ........................................................................... 46

2.3. Biểu tượng………………………………………………………..50
2.4. Giọng điệu………………………………………………………..56
KẾT LUẬN…………………………………………………………………54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56

SV: Lưu Thị Khuyên

-5-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là một trong những người “mở đường tinh anh và
tài năng” của nền văn xuôi Việt Nam trong quá trình đổi mới.
Sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, gắn bó với sự
nghiệp cầm bút của một người lính, Nguyễn Minh Châu đã có dịp đi và tiếp
xúc thực tế sinh động của cuộc sống. Ông cùng đồng đội trải qua những năm
tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn cam go
nhất của những năm hòa bình xây dựng Tổ quốc. Con người ông nổi bật lên
với sự dũng cảm đáng quý của một nhân cách nhà văn có tình yêu sâu nặng
với cuộc sống, con người, quê hương đất nước. Đặc biệt người phụ nữ xuất
hiện nhiều trong những trang viết của ông.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không đồ sộ. Ông để lại cho đời sáu
cuốn tiểu thuyết, năm tập truyện ngắn và một bộ truyện viết cho lứa tuổi thiếu

niên. Nhưng đó là những trang viết đầy tâm huyết, thấm đượm một tinh thần
bao dung và đầy ưu ái của con người với cuộc đời.
Trước năm 1975 quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu đi đúng
theo quy luật vận động của cách mạng là phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến
đấu ca ngợi các giá trị mới, với ba tác phẩm lớn: Cửa sông (1966), Những
vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972). Trong tập truyện
ngắn Những vùng trời khác nhau - 7 truyện ngắn đều đi vào khắc họa hình
ảnh con người thời kì đầu đặc biệt tô đậm hình ảnh người phụ nữ như Nguyệt
(Mảnh trăng cuối rừng), Thận (Nhành mai), bà mẹ (Bà mẹ xóm nhà thờ)…
Sau năm 1975, từ cuộc “chiến đấu cho quyền sống của dân tộc”, nhà
văn cùng đất nước chuyển sang cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con
người” [5, 390]. Nền văn học mang âm hưởng sử thi với quan niệm có phần
giản đơn, phiến diện về con người lúc này không còn đủ sức chuyển tải bao

SV: Lưu Thị Khuyên

-6-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

vấn đề bức xúc, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào đời sống con người, tìm
hiểu những vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người, đặc biệt là người phụ
nữ.
Cuộc sống không thể thiếu người phụ nữ bởi họ là một nửa của thế
giới. Văn học phản ánh cuộc sống, bởi vậy từ xưa đến nay hình ảnh người phụ

nữ đã đi vào tác phẩm văn chương từ ca dao, tục ngữ đến những tác phẩm
Văn học hiện đại, với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng cảm hứng bao trùm vẫn
là ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của họ.
Là một nhà văn có bút lực dồi dào và một tinh thần lao động nghiêm
túc, không biết mệt mỏi Nguyễn Minh Châu đã gặt hái được nhiều thành công
trên nhiều phương diện. Một trong những thành công đáng ghi nhận của
Nguyễn Minh Châu là đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú đặc biệt
là thế giới nhân vật nữ. Qua hình ảnh người phụ nữ nhà văn muốn gửi gắm
cái nhìn về xã hội, gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình, đưa ra một
quan niệm nghệ thuật về con người vừa khu biệt, vừa phổ quát.
Lựa chọn đề tài: “Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu” chúng tôi muốn làm rõ những triết lí sâu sắc trong tư tưởng
nhân văn của Nguyễn Minh Châu.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ngay từ khi mới xuất hiện đã được
công chúng hào hứng đón nhận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc
đời và sự nghiệp của nhà văn. Có thể kể đến:
Nguyễn Thị Minh Thái trong Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn
Minh Châu (Tạp chí văn học số 3/ 1985) đã phần nào nói đến những nhân vật
nữ đáng yêu như: cô thiếu nữ Phi (Mùa hè năm ấy), Hạnh (Bên đường chiến
tranh), người mẹ và con gái (Mẹ con chị Hằng), Quỳ (Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành)… trong đó để lại ấn tượng nhiều nhất cho tác giả là

SV: Lưu Thị Khuyên

-7-

Lớp K32E – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành): người phụ nữ cá
tính, có ý thức rõ rệt về mình… Qua bài viết tác giả Nguyễn Thị Minh Thái
đã cho ta thấy Nguyễn Minh Châu luôn có cái nhìn ấm áp, nhân hậu, bao
dung, luôn chăm chú và phát hiện những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
từ nhiều chiều, nhiều hướng, nhiều phía khác nhau, trong cả bối cảnh chiến
tranh lẫn bối cảnh đời thường những người phụ nữ đó đều đẹp.
Tôn Phương Lan trong cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu (NXB Khoa học xã hội, 2002) đã đề cập đến một số biện pháp nghệ
thuật thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác
phẩm (Nhà xuất bản Giáo dục, 2004) đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết về
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu được đăng rải rác trên các báo,
tạp chí nhiều năm qua. Trong đó đáng chú ý là những bài: Đường tới cỏ lau
của Chu Văn Sơn. Ở đây tác giả đã khẳng định: “Trong cuộc chiến tranh khốc
liệt và dai dẳng vừa qua, vẻ đẹp mẫu tính là điển hình nhất của người phụ nữ
Việt Nam".
Trong bài Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu qua truyện
ngắn Cỏ lau, Hoàng Thị Văn ít nhiều đã thể hiện nỗi thống khổ của người
phụ nữ sau chiến tranh.
Phạm Duy Nghĩa trong cuốn Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm
hứng nhân văn (NXB Hội nhà văn, 2006) có nói đến vẻ đẹp của nhân vật nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Từ cảm hứng nhân văn cuốn sách đã
đề cập đến một số biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân vật nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: độc thoại nội tâm, giọng điệu…
Nhìn chung những nhận xét, đánh giá chủ yếu là khái quát, chưa có
công trình nào nghiên cứu cụ thể về vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu. Tiếp thu gợi ý của người đi trước, chúng tôi đi vào tìm

SV: Lưu Thị Khuyên

-8-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

hiểu một cách cụ thể “Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu”
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục đích sau:
Lý giải sâu sắc về phẩm chất và sự hy sinh của người phụ nữ qua một
số
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
Thấy được giá trị nhân văn và tài năng của Nguyễn Minh Châu khi xây
dựng nhân vật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân vật nữ trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu
có hạn, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu “Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu”. Cụ thể các truyện:
+ Nhành mai
+ Mảnh trăng cuối rừng
+ Bên đường chiến tranh
+ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
+ Hương và Phai
+ Bến quê
+ Chiếc thuyền ngoài xa
+ Cỏ lau
+ Mùa trái cóc ở miền Nam

SV: Lưu Thị Khuyên

-9-

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trong quá trình thực hiện đề tài người viết có thể so sánh với một số
nhân vật của các tác giả cùng thời để thấy được những nét riêng, độc đáo của
nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng các phương pháp thường dùng trong văn học, ở
khóa luận này chúng tôi sẽ tập trung vào các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp thống kê
Phương pháp này nhằm khảo sát, thống kê những truyện ngắn viết về

người phụ nữ. Từ đó thấy được vẻ đẹp của những nhân vật nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu.
6.2. Phƣơng pháp so sánh văn học
Việc so sánh truyện ngắn viết về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu
với những sáng tác cùng viết về nhân vật nữ của các tác giả cùng thời nhằm
làm nổi bật hình tượng nhân vật và tài năng của tác giả.
6.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Nhằm miêu tả biểu hiện về những vẻ đẹp của nhân vật nữ từ những căn
cứ cụ thể để việc nghiên cứu có tính thuyết phục.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu.
Khóa luận là một tư liệu tham khảo thiết thực trong học tập và giảng
dạy tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo khóa luận được
triển khai theo hai chương sau:
Chương 1. Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Chương 2. Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân vật nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

SV: Lưu Thị Khuyên

- 10 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
VẺ ĐẸP NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU
1.1. Khái quát hình tƣợng nhân vật nữ trong văn học
Người phụ nữ là một nửa thế giới, họ làm nên vẻ đẹp của cuộc sống.
Có nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà khoa học đã viết và nói những câu bất hủ
khẳng định vai trò của người phụ nữ. Macxim Gorki nhà văn vô sản vĩ đại của
Liên Xô đã từng khẳng định: “Không có phụ nữ thì hoa hồng không nở,
không có người mẹ thì không có thiên tài”. Rồi “vũ trụ có nhiều kì quan
nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là "trái tim người mẹ”. Người phụ nữ đã trở
thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn không chỉ của văn học mà của
tất cả các ngành nghệ thuật. Riêng trong Văn học nước ngoài ta có thể tìm
thấy nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ như: Annakarenia trong
Annakarenia của L.Tonxtoi với vẻ đẹp dịu dàng, thùy mị làm mọi người
không thể quên khi gặp người thiếu phụ ấy. Natasa trong Chiến tranh và hòa
bình của L.Tonxtoi với sự hồn nhiên yêu đời đã mang lại niềm tin, sự sống
cho Andray. Nhưng có lẽ đẹp hơn cả, để lại ấn tượng sâu đậm hơn cả trong
các sáng tác viết về người phụ nữ là người mẹ. Chúng ta không thể nào quên
hình ảnh người mẹ trong Một con người ra đời của Gorki. Người mẹ chính là
“đấng sáng tạo vĩ đại”… Người phụ nữ còn xuất hiện trong thơ của Tago,
Lui Aragong… trở thành biểu tượng cho cái đẹp. Chính vẻ đẹp ấy đã làm say
đắm biết bao trái tim cuả nhiều thế hệ.
Trong Văn học Việt Nam, nhìn lại dòng chảy lịch sử văn học dân tộc
Cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ đi vào văn chương từ Văn học dân gian,

SV: Lưu Thị Khuyên


- 11 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Văn học trung đại đến Văn học hiện đại. Người phụ nữ hiện lên là những
người vợ hiền, nhân hậu, đảm đang và giàu đức hy sinh. Họ trở thành những
biểu tượng đẹp nhất về con người.
Trong Văn học dân gian cô Tấm xinh đẹp chịu thương chịu khó như
nàng tiên bước ra từ quả thị. Cô là minh chứng cho ước mơ về lẽ sống của
người xưa “ở hiền gặp lành”.
Sang thời kì Văn học trung đại xã hội Việt Nam phát triển trong chế độ
phong kiến với những lễ giáo hà khắc đã vùi dập biết bao số phận, bao ước
mơ hạnh phúc của con người. Trong vô số nạn nhân của xã hội phong kiến có
tầng lớp mà các nhà văn đều đau xót, trân trọng tập trung viết về họ đó là
những người phụ nữ. Họ là hình tượng tiêu biểu cho những người phụ nữ tài
sắc nhưng cuộc đời “gian truân”, “bạc mệnh”. Đó là Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, người phụ nữ có tư
dung tốt đẹp, có hiếu và thủy chung. Đó là nàng Kiều trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, người con gái tài sắc, hiếu thảo, giàu đức hy sinh. Đó là hình ảnh
những người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, sự cảm thông chia sẻ trong
thơ Hồ Xuân Hương. Họ là đại diện cho khát vọng về một xã hội bình đẳng
giữa nam và nữ, là tiếng nói lên án đanh thép đối với xã hội bất công đã vùi
dập niềm hạnh phúc đời thường của người phụ nữ.
Kế tiếp Văn học trung đại là Văn học hiện đại, Ngô Tất Tố đã xây dựng
hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn với đầy đủ phẩm chất người phụ nữ: đảm

đang, chung thủy, hy sinh… Người phụ nữ trong văn Nguyên Hồng: cam
chịu, vị tha, khao khát yêu thương… Nổi bật ở người phụ nữ trong văn Nam
Cao là sự hy sinh như: Từ (Đời thừa), dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (Ở hiền)… Họ
là những người phụ nữ hy sinh vì chồng, vì con, vì người thân yêu trong gia
đình. Qua đây các nhà văn muốn ca ngợi, tôn vinh và trân trọng họ.

SV: Lưu Thị Khuyên

- 12 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc người phụ nữ xuất hiện
với những hình ảnh “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đó là chị Sứ
trong Hòn đất của Anh Đức. Đó là chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi. Như vậy có thể khẳng định rằng đề tài người phụ nữ đã trở thành
đề tài mang tính truyền thống trong Văn học thế giới nói chung và Văn học
Việt Nam nói riêng.
1.2. Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Trong truyện ngắn của mình Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một thế
giới nhân vật phong phú và đa dạng nhưng đẹp nhất vẫn là những nhân vật
nữ. Họ đẹp bởi mẫu tính - những phẩm tính của người mẹ. Đó là vẻ đẹp của
những nữ chiến sĩ của chiến trường. Họ đẹp ở những hành động chiến đấu
dũng cảm và ở họ còn có vẻ đẹp tâm hồn sáng trong. Đó còn là vẻ đẹp của
những “nàng vọng phu” thời hiện đại. Và còn biết bao người vợ, người mẹ,

người chị, người em gái… trong cuộc sống đời thường vất vả nhọc nhằn mà
nhẫn nại, cam chịu, hy sinh. Họ trở thành điểm tựa tinh thần tình yêu cho mỗi
gia đình - người giữ lửa và truyền lửa cho muôn đời. Họ là “bến quê” trong
tâm hồn của mỗi con người.
1.2.1. Những nữ chiến sĩ ở chiến trƣờng
“ Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó thì chưa rõ mình”
Đó là hai câu thơ viết về Trường Sơn hùng vĩ, nơi có con đường Hồ
Chí Minh vĩ đại đã từng in dấu bao chiến công của một thế hệ trẻ “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong những
năm tháng hào hùng đó của dân tộc, văn học vang lên những bản hùng ca, ca
ngợi vẻ đẹp của những nữ chiến sĩ ở chiến trường. Đó là vẻ đẹp làm đắm say
biết bao chàng trai, là vẻ đẹp hành động cách mạng dũng cảm can trường, là
vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. Không chỉ là những bản anh hùng ca Văn học Việt

SV: Lưu Thị Khuyên

- 13 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nam giai đoạn Chống Mỹ còn vang lên những bản tình ca, trở thành nguồn
lực động viên tinh thần chiến đấu của con người. Đó là tình yêu của Thận và
Lương (Nhành mai), tình yêu của Quỳ và Hòa (Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành), là câu chuyện tình yêu lãng mạn của Nguyệt và Lãm trong

Mảnh trăng cuối rừng… Trong năm tháng chiến tranh ác liệt ấy những câu
chuyện tình yêu đó là nguồn động viên to lớn để những nữ chiến sĩ vượt qua
những khó khăn khốc liệt của đạn bom.
Những nữ chiến sĩ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được
hiện diện trong vẻ đẹp lý tưởng. Họ đẹp bởi ngoại hình, bởi hành động chiến
đấu dũng cảm và đẹp bởi “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn”.
Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) có gương mặt trẻ trung,
xinh đẹp. Quỳ xuất hiện giữa chiến trường khốc liệt đã làm bao chiến sĩ đắm
say và thầm yêu.
Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng) đẹp như một mảnh trăng thượng tuần.
Đó là vẻ đẹp thanh tân, tinh khiết. Qua ánh đèn pha Lãm nhận thấy từ Nguyệt
một vẻ đẹp nữ tính lý tưởng: “Một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép
cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá…” [2, 85]. Để rồi Lãm
nhận ra vẻ “xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi
tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ…. Cô ta mặc áo xanh chít
hông vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng
lóa khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng” [2, 85]. Đó là một vẻ đẹp giản dị
nhưng thật cao khiết và lộng lẫy. Nguyệt càng đẹp hơn trong ánh sáng của
vầng trăng thượng tuần “chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy
từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm mát, dày và trẻ trung làm
sao”. Vẻ đẹp của Nguyệt lung linh huyền ảo và Lãm cứ muốn nhìn ngắm mãi
cô gái ngồi bên cạnh. Nguyệt được tả xương thịt là thế mà như sương khói ảo
huyền của ánh trăng tiệp vào, trong suốt và óng ánh: “Trăng sáng soi thẳng

SV: Lưu Thị Khuyên

- 14 -

Lớp K32E – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ
thường”. Vẻ đẹp ấy khiến Lãm choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Từ đó
Lãm chỉ thấy trên đoạn đường đầy ổ gà “từng khúc đường trước mặt cũng
thếp từng mảng ánh trăng” [2, 88]. Trong khoảnh khắc như vậy mọi khốc liệt
của chiến tranh không còn nữa, Lãm thấy cả núi rừng được bao phủ bởi lớp
sương trắng bồng bềnh đẹp như cổ tích. Khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của
Nguyệt dường như nhà văn muốn nói dù hoàn cảnh có khốc liệt đến đâu
người phụ nữ vẫn luôn đẹp, luôn ngời sáng.
Không chỉ đẹp ở ngoại hình, những nữ chiến sĩ trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu còn đẹp trong hành động cách mạng. Đó là Nguyệt (
Mảnh trăng cuối rừng), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)…
Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng) là một học sinh miền xuôi mới rời
ghế nhà trường đi kiến thiết miền tây theo tiếng gọi của cánh mạng. Ở cô có
sự dũng cảm, can trường của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
lửa Trường Sơn những năm đánh Mỹ ác liệt. Đẹp biết bao hình ảnh một cô
gái mảnh mai nhường ấy mà thản nhiên như không trước đoạn trường bom
đạn. Điều duy nhất mà cô áy náy là: “Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã
rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế” [2, 89]. Một câu nói đơn sơ nhưng
là cả ý thức trách nhiệm với công việc. Cũng có lẽ bởi vậy mà cô thuộc giang
sơn của mình ở từng hố bom, từng cái dốc có cua: “Anh ngoặt sang trái…
trước mặt có hố bom đấy … chuẩn bị sắp đến một cái dốc có cua...” [2, 91].
Nhỏ nhắn, mảnh dẻ nhưng cũng thật cứng cỏi, dày dạn kinh nghiệm. Nguyệt
bình tĩnh, thông minh giúp Lãm lái xe qua ngầm.
Nguyệt đã không xuống xe chỗ cô cần xuống mà đưa Lãm đi tiếp qua
bên kia sông bởi không thể bỏ Lãm lúc này được: “Anh đã cho em đi nhờ xe

lúc khó khăn lại bỏ anh ư” [2, 89]. Nguyệt không hề nghĩ đến mình, không
sợ nguy hiểm mà chỉ mong sao anh lái xe và xe an toàn. Khi máy bay ném

SV: Lưu Thị Khuyên

- 15 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

bom Nguyệt nhanh nhẹn đẩy Lãm ngã vào một cái khe an toàn, cô không chịu
vào xe chỉ vì một lý do đơn giản: “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp
ở đó” [2, 91]. Nguyệt sẵn sàng hy sinh vì đồng đội. Người ta chỉ có thể hy
sinh vì nhau khi là những người gắn bó máu thịt. Nguyệt mới chỉ quen Lãm
trên một chặng đường, chưa biết tên, chỉ biết đó là một anh lính lái xe. Thế
mà cô lại sẵn sàng hy sinh vì Lãm để bảo vệ xe và hàng. Lý do đơn giản xuất
phát từ tâm hồn chân thành, từ ước nguyện dũng cảm hết mình vì đồng đội, vì
Tổ quốc. Nhiều người hôm nay nhìn lại có lẽ sẽ không thể tin vào chuyện đó chuyện sống chết chứ có phải thường đâu. Chỉ có trong hoàn cảnh triến tranh
mới có những sự hy sinh cao đẹp như thế.
Trước cảnh máy bay Mỹ bắn phá ác liệt Nguyệt nhảy xuống xe hướng
dẫn Lãm đi đúng giữa hai hàng cọc tiêu. Nguyệt nhanh nhẹn và hành động
dứt khoát: “Nguyệt để cả quần áo thế, nhanh nhẹn và lội phăng sang bên kia
bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây” [2, 90]. Rồi “vừa chạy được hai
bước, tôi đã bị Nguyệt túm lấy kéo tôi trở lại. Nhanh và khỏe hết sức, Nguyệt
đẩy tôi ngã vào giữa một vật gì rất cứng và sâu, nghe hơi thở và tiếng nói của
Nguyệt rất bình tĩnh” [2, 90]. Người con gái mảnh dẻ ấy trong hoàn cảnh khó

khăn nhất vẫn luôn bình tĩnh và hết sức nhanh nhẹn để cứu xe, cứu hàng an
toàn. Cô tỏ ra là nữ thanh niên xung phong nhiều kinh nghiệm. Hành động
dũng cảm của Nguyệt còn được thể hiện: khi máy bay bắn phá ngày càng ác
liệt, cô quyết định nhảy xuống xe, dẫn đường cho xe chạy. Lúc xe qua ngầm
Nguyệt trở thành cọc tiêu sống để xe đi: “Qua một quãng đường khó đi và tối
quá, Nguyệt nhảy xuống đi dò trước. Tôi cứ nhắm cái bóng trắng nhờ nhờ của
Nguyệt trước mặt mà lái theo” [2, 91]. Sự dũng cảm, bình tĩnh của Nguyệt đã
giúp người chiến sĩ vượt qua đoạn đường nguy hiểm một cánh an toàn. Hình
tượng Nguyệt hiện lên thật đáng ngợi ca.

SV: Lưu Thị Khuyên

- 16 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trên đoạn đường nguy hiểm đó Nguyệt bị thương “máu chảy loang đỏ
cả cánh tay áo xanh. Chết thật cô ta bị thương rồi. Không biết Nguyệt bị
thương ở loạt bom đầu tiên, lúc tôi nấp dưới khe hay khi cô vùng chạy theo
tôi trở về xe?” [2, 91]. Dường như qua lời kể của Lãm vẫn còn rạo rực một
niềm xúc động bâng khuâng, một tình yêu với cô gái ngồi bên cạnh. Nguyệt
càng đẹp hơn khi “nhìn vết thương cười” [2, 91]. Nụ cười của Nguyệt lúc này
đã chiến thắng tất cả những khốc liệt của chiến tranh.
Như vậy, Nguyệt được miêu tả không chỉ ở vẻ đẹp ngoại hình mà còn ở
vẻ đẹp của hành động cách mạng dũng cảm, can trường. Nguyệt vượt qua đạn

bom khốc liệt ra cứu xe, cứu hàng, giành nguy hiểm về mình, nhường an toàn
cho người khác. Hơn lúc nào hết người con gái mảnh dẻ ấy đã thực sự chứng
minh được sức mạnh trong tâm hồn mình, sức mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam,
thế hệ “đánh lạc hướng quân thù, hứng lấy luống bom” sẵn sàng hy sinh bản
thân mình vì đồng đội, vì Tổ quốc. Dù có bị thương thì việc giúp Lãm đưa xe
qua được nơi nguy hiểm đối với Nguyệt là một hạnh phúc lớn. Chính hành
động dũng cảm của Nguyệt đã làm dâng lên trong Lãm một tình yêu Nguyệt
gần như mê muội lẫn cảm phục.
Bên cạnh Nguyệt còn biết bao người phụ nữ khác. Họ đã làm nên một
tập thể anh hùng. Đó là chị Tính, Nguyệt lão, Nguyệt trẻ… họ đến từ mọi
miền quê của Tổ quốc và cùng gặp nhau ở con đường Trường Sơn khốc liệt
trong những năm đánh Mỹ. Chính họ đã làm nên chiến thắng của dân tộc. Cây
cầu đá xanh giữa rừng già Trường Sơn nhờ công lao những người phụ nữ như
Nguyệt “tháng này sang tháng khác, với một sợi dây da bảo hiểm buộc ngang
lưng, dũng cảm trèo lên những mỏm núi cao, chọn những vỉa đá xanh đẹp
nhất về xây cầu... Chiếc cầu làm trong gần hai năm mới xong, xanh biếc và
đẹp như một giấc mộng, nhưng vừa khánh thành được mấy tháng thì máy bay
Mỹ đã đem bom tới phá sập” [2, 94]. Những người nữ chiến sĩ ấy cùng biết

SV: Lưu Thị Khuyên

- 17 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


bao thanh niên xung phong vô danh trên tuyến lửa Trường Sơn đã góp một
phần xương máu làm nên con đường Hồ Chí Minh vĩ đại, huyết mạch của
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, hình ảnh Nguyệt trẻ được tất cả mọi
người ngợi ca ở tinh thần dũng cảm cứu xe, cứu hàng, thông đường cho xe
chạy. Sự hy sinh của Nguyệt trẻ thật cao đẹp. Những cô gái thanh niên xung
phong còn có lòng lạc quan yêu đời, luôn luôn hồn nhiên, có lòng nhân ái bao
la, giàu đức hy sinh vì người khác. Yêu biết mấy những cô gái chân yếu tay
mềm đã làm nên tuyến thép của đường Trường Sơn. Những nét đẹp của họ
không có gì có thể so sánh được và chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí ta về
hình ảnh những cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ.
Cũng như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Quỳ (Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành) cũng khoác ba lô vào Trường Sơn: “Mười hai năm về
trước, tôi tốt nghiệp lớp 10. Đã có giấy gửi về gia đình gọi đi học một ngành
khoa học tự nhiên ở nước ngoài nhưng hồi đó, cũng như nhiều người con gái
khác trong chống Mỹ, tôi đã từ chối không thiết đi học nữa mà khoác ba lô đi
vào Trường Sơn” [2, 146]. Theo tiếng gọi của cách mạng Quỳ đã tham gia
vào phục vụ kháng chiến và đã góp một phần làm nên thắng lợi của dân tộc.
Vào chiến trường Quỳ đã thử sức với đủ mọi thứ công việc, không còn sót
một việc gì: diễn viên văn công, đánh máy, cấp dưỡng, in ly tô, giao liên dẫn
đường, y tá, chụp ảnh, viết báo… Sau khi người yêu của Quỳ là Hòa - một
trung đoàn trưởng trẻ tuổi đã hy sinh cô quyết định lao vào hành động làm
nhiều công việc khó khăn của nam giới: Cô xin đi học lái xe.
Khi vừa tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe cấp tốc, Quỳ đã được giao
nhiệm vụ phụ trách một đội lái xe toàn nữ: “Tôi đã lập lại trật tự ở cái đơn vị
gồm toàn những người lính cùng giới một cách quá vất vả. Nhưng rồi nghĩ
cho đến cùng tôi thấy các chị em đều là những người tốt cả. Tất cả đều là
những người con gái có chung hoàn cảnh như tôi” [2, 181]. Qua họ Quỳ đã

SV: Lưu Thị Khuyên


- 18 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

hiểu thêm về mình, hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ
nữ nơi chiến trường.
Trước thực tế ở chiến trường hàng trăm người lính bị thương, bác sĩ
Thương đã tìm đến Quỳ: "Anh đến tìm tôi để bàn với tôi một công việc hệ
trọng có liên quan đến số phận của hàng trăm thương binh đang gửi tính
mạng vào tay anh” [2, 182]. Đây là một công việc có nhiều nguy hiểm mà đội
lái xe nữ của Quỳ chưa làm bao giờ. Đó là việc đã được đặc trách giao cho
một đại đội gồm những đồng chí lái xe toàn là nam giới - đầy dũng cảm và
trách nhiệm. Công việc khó khăn nguy hiểm và Quỳ đã phải suy nghĩ rất
nhiều:“Tôi có thể động viên các chị em xung phong chạy một chuyến thay Z1
chuyển số thương binh đang nằm ứ đọng tại đây. Việc ấy không khó, nhất
định các chị em sẽ xung phong” [2, 183]. Và Quỳ hết sức ngạc nhiên trước
hành động của họ. Chính các chị em xưa nay vẫn được liệt vào hàng yếu kém
đã là những người đầu tiên đòi tôi phải cứu lấy thương binh. Ngày hôm sau
những người phụ nữ ấy đã rủ nhau sang trạm phẫu thuật. Rồi họ kéo nhau lên
trực tiếp gặp chính uỷ hậu cần. Lòng dũng cảm và tình yêu thương đồng đội
đã khiến các nữ chiến sĩ đưa được những thương binh qua cửa tử S: “Thế mà
chúng tôi đã làm được, cái đám đàn bà con gái chúng tôi đã làm được, cũng
như trong chiến tranh, con người ta đã làm được bao nhiêu việc khác vượt ra
ngoài sức mình, đến lúc ngồi nghĩ lại cũng không hiểu sao lúc ấy mình lại
thông minh và có dư sức đến như thế” [2, 184]. Những người phụ nữ nhỏ bé

ấy đã làm được những điều phi thường nhờ lòng dũng cảm và tình yêu thương
của thiên tính nữ.
Cuộc chiến nào cũng có hy sinh mất mát và trong cái chuyến xe định
mệnh ấy đại đội lái xe nữ của Quỳ cũng có nhiều tổn thất. Nhưng điều làm
cho Quỳ và mọi người vui mừng đó là: “N68 của tôi đã như một kẻ vừa lột
xác” [2, 184]. Sau chuyến đi đầy nguy hiểm đã làm cho tư tưởng của những

SV: Lưu Thị Khuyên

- 19 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nữ chiến sĩ thay đổi. Họ hiểu rằng mình phải sống vì đồng đội, vì Tổ quốc và
phải táo bạo hành động. Và chính Quỳ đã nhận thấy "trong một phút, tất cả
cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn người đàn bà
chúng tôi: Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do
chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh
của nữ giới - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [2,
184]. Nhà văn đã để cho Quỳ nhân danh nữ giới giải thích về “thiên tính nữ”
khi đối diện với cái chết đang rình rập những người thương binh. Chị hiểu
rằng: phụ nữ cần phải chăm lo, bảo vệ lấy những gì mà mình tạo dựng. Quỳ
đã “ý thức về thiên chức của người đàn bà”. Điều đó khiến chúng ta càng
yêu mến biết bao những người phụ nữ Việt Nam.
Không chỉ xinh đẹp ở ngoại hình, dũng cảm ở hành động, những nữ

chiến sĩ còn ẩn chứa “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn”.
Những nữ chiến sĩ như Thận (Nhành mai), Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)… không chỉ dũng cảm,
can trường mà còn ngời lên vẻ đẹp tâm hồn. Ở họ có một tình yêu mà niềm
tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chiến tranh dù tàn bạo đến đâu
cũng không thể hủy diệt được niềm tin và tình yêu của con người. Ngược lại,
trong khốc liệt của chiến tranh tình yêu càng nâng bước con người, cho con
người niềm tin vào cuộc sống và là cội nguồn của sức mạnh làm nên chiến
thắng.
Tình yêu giữa Thận và Lương (Nhành mai) nảy nở từ lúc nào không
biết. Khi Lương bị thương, Thận đã chăm sóc anh chu đáo. Trong cái đêm
chia tay nhau hai người rất xúc động: “Đêm hôm ấy, trời mưa lạnh lắm.
Không có sóng nhưng tôi vẫn nghe tiếng róc rách dưới lưng” [2, 19]. Con
sóng lòng, sự yêu thương đang cuồn cuộn trong lòng họ. Thận đã nói với
Lương: “Anh chóng lành để trở về giết thật nhiều giặc nhé - Anh đừng quên

SV: Lưu Thị Khuyên

- 20 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

em” [2, 19]. Câu nói chất chứa bao tình cảm cho ta thấy tình yêu cá nhân luôn
gắn liền với tình yêu đất nước. Tình yêu làm cho họ có niềm tin vượt qua mọi
khó khăn của đạn bom khốc liệt. Rồi chiến tranh xa cách mãi họ mới gặp lại

nhau. Khi gặp “cổ tôi như bị nghẹn. Dưới ánh sao lờ mờ, tôi khao khát ngắm
khuôn mặt Thận và để cho tình yêu giấu kín bấy lâu tự nó trào lên trong lòng
mình. Chúng tôi đều mừng và xúc động không nói lên lời” [2, 21]. Tình yêu
đã trở thành sức mạnh khiến Thận vượt qua bao khó khăn gian khổ và vững
tin vào cuộc sống.
Chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được niềm tin
và tình yêu của con người. Ngược lại “cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy qua bom
đạn không những không hề đứt, không thể nào tàn phá mà như càng óng ánh
hơn trong tâm hồn người phụ nữ”. Điều này được thể hiện rõ nét qua Nguyệt
(Mảnh trăng cuối rừng). Ở Nguyệt có vẻ đẹp tâm hồn sáng trong. Đó là
niềm tin vào tình yêu trong sáng với người lính lái xe khiến Nguyệt dũng cảm
vượt qua mưa bom bão đạn của chiến trường và tin vào một tương lai tươi
sáng. Chính Lãm người lính lái xe ấy đã phải thán phục “thật lạ! Qua bấy
nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bên
lòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp và chưa hề hứa hẹn một điều gì
ư?...” [2, 84]. Nguyệt không hề biết mặt Lãm nhưng vẫn thủy chung chờ đợi.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt còn được hiện ra trong tình cảm, cách nhìn của
đồng đội. Ai cũng quý mến Nguyệt và họ đều nói đến Nguyệt với một tình
cảm đẹp đó là chị Tính, chị Nguyệt lão… Chị Tính nói: “Trên đời khó tìm
được một người như thế!” [2, 83]. Hay qua lời của chị Nguyệt lão: “Khối anh
cán bộ khá hẳn hoi đang muốn yêu nó. Nó chỉ chờ gặp anh đó thôi…” [2, 94].
Qua đó vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên khách quan, chân thực và có sức thuyết
phục hơn. Sự chờ đợi của Nguyệt càng tôn thêm vẻ đẹp tâm hồn cô và làm
chúng ta hết sức ngạc nhiên. Nguyễn Minh Châu đã cho Lãm đi từ ngạc nhiên

SV: Lưu Thị Khuyên

- 21 -

Lớp K32E – Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

này đến ngạc nhiên khác để trong lòng dâng lên niềm cảm phục tin yêu đối
với con người và cuộc đời. Ta xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt. Đó là
niềm tin vào sức mạnh kì diệu của tình yêu. Với niềm tin ấy Nguyệt có thể
vượt qua tất cả khó khăn khốc liệt của chiến tranh.
Trong chiến tranh hình ảnh“Nguyệt đứng cheo leo giữa vách núi, trên
vai đeo một chiếc máy khoan, đôi mắt đen láy nhìn ra xa” [2, 94] không chỉ
để lại ấn tượng với riêng Lãm mà còn để lại ấn tượng sâu sắc với bao người.
Đôi mắt ngây thơ, sáng trong như tâm hồn Nguyệt. Sự liên tưởng của Lãm
thật có ý nghĩa và nó nói với người đọc biết bao điều: “Nhìn bức ảnh ấy, tôi
không khỏi nhớ những ngày hòa bình rộn ràng chúng ta đi xây dựng những
chiếc cầu... Chiếc cầu làm trong gần hai năm mới xong, xanh biếc và đẹp như
một giấc mộng, nhưng vừa khánh thành được mấy tháng thì máy bay Mỹ đã
đem bom tới phá sập” [2, 94]. Vâng, sự tàn ác của kẻ thù có thể tàn phá được
thành quả lao động của con người nhưng không thể tiêu diệt được niềm tin,
sức sống bất diệt trong tâm hồn con người. Thêm một lần, cùng với niềm xúc
động dạt dào của Lãm, trong ta tươi thắm một niềm tin vào sức mạnh của tình
yêu: “Tình yêu có thể chiến thắng tất cả, có thể giúp con người vượt qua tất
cả”. Tấm ảnh của Nguyệt sống mãi trong lòng người đọc, trong tình yêu dâng
trào mãnh liệt hơn bao giờ của Lãm.
Sự thủy chung của Nguyệt nằm trong mạch truyền thống của “người
đàn bà cổ”. Những biến cố của chiến tranh có tác dụng như một thứ thuốc
hiện hình màu nhiệm làm sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Về khía cạnh
này, Nguyễn Minh Châu tâm sự: “… đừng cho rằng ở bên trong những con
người bình thường vừa làm nên lịch sử ấy lại không có cái gì đáng gọi là kì

diệu, cao cả, đáng để ngòi bút nhà văn tìm tòi, khám phá... Ở trong những
con người chưa quen biết ấy ẩn náu một cái gì hết sức quý báu mà chỉ khi đất
nước có giặc ngoại xâm mới thấy được” [1, 69 -70].

SV: Lưu Thị Khuyên

- 22 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Cuộc hành trình mải miết đi tìm cái đẹp của Nguyễn Minh Châu cho
thấy “con người vừa dễ hiểu, vừ đầy bí ẩn” [1, 133] và ngòi bút giàu chất lý
tưởng, lãng mạn vẫn không cho phép ông tô vẽ cái đẹp một cách giản đơn.
Cái đẹp không phải lúc nào cũng cũng lấp lánh lộ thiên mà luôn ẩn hiện xa
vời, khó bề nắm bắt, gợi sự khát khao khám phá, tìm kiếm. Ngay cả những
trang cuối của Nguyễn Minh Châu đã khép lại, cái đẹp mơ hồ bí ẩn trong tâm
hồn Nguyệt vẫn để lại nỗi băn khoăn vương vấn trong lòng người.
Bằng cảm hứng lãng mạn nhà văn đã diễn tả một cách hóm hỉnh, sinh
động, hấp dẫn đến ám ảnh một sự thật: “Tình yêu là cái đẹp kì lạ ở trên đời.
Có khi nó ở ngay bên cạnh ta mà ta không hề biết, đến khi gặp nó ta không
khỏi bàng hoàng sửng sốt như sống giữa chiêm bao. Nó lung linh huyền ảo,
chập chờn ẩn hiện như mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Đăng Mạnh). Nguyệt
rạng ngời với vẻ đẹp tâm hồn sáng trong, luôn tin yêu vào những điều tốt đẹp
của cuộc sống.
Mảnh mai, trong sáng mà dũng cảm hy sinh, chung thủy với tình yêu,

Nguyệt - cô thanh niên xung phong tiêu biểu trong chiến tranh là chân dung
thế hệ trẻ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Niềm trân trọng, tin yêu vào
vẻ đẹp tâm hồn của con người đã được Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua nhân
vật nữ này.
Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) là cô gái trẻ dũng cảm
và tràn đầy lý tưởng. Cô hồn nhiên, vô tư, thông minh. Nữ y tá ấy tận tâm với
mọi việc và hết lòng với mọi người. Vẻ đẹp trong tính cách ấy đã khiến cô
được nhiều người quý mến. Đã có biết bao anh lính trẻ đem lòng yêu cô
“…Họ đều là những người đàn ông đứng đắn, dũng cảm có thừa. Họ đều là
những người anh hùng cả. Cũng có rất nhiều người tài hoa, thông minh” [2,
147]. Hình như trong những năm tháng ác liệt đó cánh rừng Trường Sơn đã

SV: Lưu Thị Khuyên

- 23 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

tập trung tất cả những con người tuyệt mĩ nhất. Và Quỳ đã trân trọng những
tình cảm mà họ dành cho mình.
Quỳ có một tình yêu đẹp với Hòa - một trung đoàn trưởng trẻ tuổi có
tài. Cô đã bị “đánh đổ” bởi vẻ lạnh lùng, dửng dưng “không hề mảy may xúc
động” của người trung đoàn trưởng. Thì ra tình yêu đã biết chọn những cách
riêng để đi vào trái tim con người. Trong trường hợp của Quỳ nó đến cùng
với “lòng tự ái bất ngờ bị xúc phạm” và cách bày tỏ tình cảm cũng thật đặc

biệt: “Hai ngày sau, đến trước anh ấy, mặt tôi lúc nóng bừng như vừa được
lôi trong lửa ra, lúc tái nhợt như vừa vớt dưới nước lên. Vừa trông thấy tôi
dẫn xác đến như một kẻ mất hồn là anh ấy hiểu được tất cả” [2, 151]. Tình
yêu có sức mạnh diệu kì làm cho con người vững tin hơn vào cuộc sống nhất
là những năm đạn bom khốc liệt. Điều đặc biệt hơn Quỳ đã không bị tình yêu
làm cho mê muội, mù quáng như lẽ thường mà ngược lại chị “càng trở nên
sáng suốt, minh mẫn và tỉnh táo” [2, 151]. Kết quả của sự tỉnh táo ấy Quỳ đã
thuyết phục được tư lệnh để ông chấp nhận phương án chiến thuật của anh ấy.
Và trận chiến thắng lợi giòn giã là bởi công của anh và cũng nhờ Quỳ nữa.
Tình yêu đã trở thành điểm tựa để người nữ quân y sĩ đó có niềm tin vào ngày
mai thắng lợi.
Cuối cùng Hòa đã hy sinh nhưng tình yêu ấy chưa bao giờ chấm dứt,
chưa bao giờ lụi tắt trong lòng Quỳ. Tình yêu ấy ám ảnh dai dẳng đến hết
cuộc đời. Nó tác động mạnh đến tâm hồn Quỳ, làm chị “lớn hơn, người hơn”
nhưng cũng “đau đớn hơn”. Quỳ nhận thấy "hóa ra cuộc sống từ bao đời vẫn
là như thế, hóa ra thời nào cũng có những con người như anh ấy, tập trung
trí lực và tài năng trác tuyệt của nhân dân, và mang trong lòng tất cả khát
vọng cháy bỏng của nhân dân” [2, 163]. Tình yêu đã làm Quỳ hiểu được giá
trị của cuộc sống. Cũng nhờ tình yêu ấy đã giúp cô dần hoàn thiện mình.

SV: Lưu Thị Khuyên

- 24 -

Lớp K32E – Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Người phụ nữ đó đã dám vượt qua tất cả khó khăn trở ngại để đến với tình
yêu đích thực.
Tình yêu của Quỳ được nhà văn ngợi ca như là một phẩm chất của
“thánh nhân”. Nó có sức cảm hóa làm hồi sinh lại cuộc đời của một con
người, đó là Ph. Ph từ một tù nhân xa lạ, hằn học với con người và cuộc đời,
có cặp mắt của một người như đã chết rồi, chết từ lâu lắm rồi. Trong đôi mắt
ấy có sự tuyệt vọng xâm chiếm mọi cái nhìn. Quỳ đến theo thời gian, cặp mắt
bắt đầu có sinh khí, bắt đầu biết “quan tâm đến xung quanh”. Ph đã ra tù và
với tình yêu, niềm tin từ Quỳ, Ph đã trở thành một chuyên viên đầu ngành chế
tạo máy của đất nước. Như vậy Quỳ đã làm được điều kì diệu trong cuộc đời.
Sự lựa chọn của Quỳ khiến người bệnh nhân ngồi cùng cũng phải thốt lên:
“Người đàn bà này, từ những năm kháng chiến ở trong rừng, đã tìm ra cái
chân lý: trong cõi đời chỉ có những con người chứ không có ai là thần thánh
cả, thế vậy mà khi quyết định đem đời mình gắn với Ph chị vẫn muốn làm một
thánh nhân” [2, 201]. Quỳ đến với Ph là đã tạo nên một tình yêu màu xanh
trong lòng Ph và trong lòng mỗi chúng ta. Niềm tin ấy là niềm tin kì diệu vào
sự hồi sinh của cuộc đời. Phải chăng Nguyễn Minh Châu ước mong: “Tình
yêu sẽ cứu rỗi thế giới”. Và ông đã gửi gắm điều này qua Quỳ.
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã mang lại những khoảnh
khắc bất ngờ cho độc giả. Tác giả cho ta cảm nhận được sự đồng cảm của
mình với nhân vật, với tác giả về những suy nghĩ và ứng xử. Sự hy sinh trong
tình yêu của Quỳ đã làm cháy bừng trong ta ước muốn được “làm người - làm
một con người biết yêu thương và biết hy sinh cho tình yêu thương ấy”.
Gần bốn mươi năm trước, chiến tranh và vận mệnh dân tộc đặt mỗi con
người trước đòi hỏi phải lấy cái chung, cái phổ quát làm mục đích. Từ cái
nhìn máy móc, hời hợt thì những suy tư, những rung cảm đời thường dễ trở
nên không đáng kể, trở nên vặt vãnh. Nguyễn Minh Châu đã nhìn theo chiều

SV: Lưu Thị Khuyên


- 25 -

Lớp K32E – Ngữ văn


×