Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Sự khẳng định và ngợi ca con người đại việt trong thơ văn đời trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.58 KB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
-----------***----------

ĐOÀN THỊ MINH

SỰ KHẲNG ĐỊNH VÀ NGỢI CA
CON NGƢỜI ĐẠI VIỆT TRONG
THƠ VĂN ĐỜI TRẦN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2010


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Nguyễn Thị Tính – người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam cũng
như toàn thể các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Đoàn Thị Minh




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài: “Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt
trong thơ văn đời Trần” là kết quả nghiên cứu của riêng mình đồng thời đề tài này
không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Đoàn Thị Minh


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài………………………… ............................................................... …1
2. Lịch sử vấn đề…………………………... ............................................................... .....3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… ............................................................... ….5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………. .............................................................. ..5
5. Phương pháp nghiên cứu……………………............................................................... 5
6. Đóng góp của khoá luận.…………………................................................................ ...6
7. Bố cục của khóa luận…………………… .............................................................. …..6
Nội dung
Chương 1. Những vấn đề chung về quan niệm con người; lịch sử, văn học đời Trần
1.1.Quan điểm về con người………………………………… .......................... ………...7
1.1.1. Quan điểm triết học………………………………………… ................................ .7
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người trong văn học………… .............................. 13
1.2. Những vấn đề về lịch sử và văn học đời Trần……………… ............................. …16
1.2.1. Đặc điểm về hoàn cảnh lịch sử – xã hội đời Trần……… ............................... …..16

1.2.2. Đặc điểm chung về văn học đời Trần…………………… .............................. ….23
Chương 2. Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt trong thơ văn đời Trần
2.1. Nội dung khẳng định, ngợi ca con người Đại Việt trong thơ văn đời Trần... .......... 29
2.1.1. Khẳng định, ngợi ca tài năng, công lao, sự nghiệp…………… ........................... 29
2.1.2. Khẳng định, ngợi ca đức độ………………………………… .......................... …50
2.2. Nghệ thuật khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt
trong thơ văn đời Trần………………………… ...................................................... …74
Kết luận……………………………………… ....................................... ……………...85
Tài liệu tham khảo………………………… ............................................... ………….87


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời Trần, có thể nói là thời đại phát triển rực rỡ, là mốc son sáng chói trong
lịch sử dân tộc với những chiến công hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ đất nước; với những thành tựu về: chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế.
Nguyên nhân nào đã tạo nên một thời đại huy hoàng như vậy? Đó là vì thời đại ấy
đã sản sinh ra những con người Đại Việt kiệt xuất - những con người không chỉ có
tài năng mà còn có đức độ. Con người là nhân tố, là chủ thể tạo nên lịch sử: thời đại
huy hoàng bởi con người hào hùng, thời đại suy tàn bởi con người đánh mất mình
trong sa hoa, trụy lạc.Vương triều nhà Trần bền vững, đất nước nhà Trần phồn vinh,
hưng thịnh là bởi người lãnh đạo quốc gia là những bậc anh hùng dân tộc, vừa có tài
cai trị vừa giỏi chiến lược, vừa có kiến thức quảng bác vừa có tài kinh bang tế thế.
Họ sống quên mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Khi đất nước cần,
những con người tài năng ấy có thể cầm gươm, lên ngựa, đứng trước ba quân, xông
pha trận mạc giữa làn tên mũi giáo, cứu nước thoát khỏi ách ngoại xâm. Khi đất
nước hòa bình thì có những đường hướng, chính sách đúng đắn để cai trị. Vì vậy,
mỗi khi đọc lại những trang sử hào hùng của thời đại vàng son ấy, lòng chúng ta
không khỏi dâng lên một cảm xúc khó tả. Hình ảnh của con người Đại Việt với tài
năng và đức độ tuyệt vời đã làm dâng lên trong lòng ta một niềm tự hào sâu sắc.

Văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, được coi là mở
đầu cho nền văn học viết (văn học thành văn) của nước ta. Văn học Việt Nam thời
Trung đại vừa hấp thụ kinh nghiệm nghệ thuật của văn học dân gian, tiếp nhận tinh
hoa văn học các nước lân cận (chủ yếu là Trung Hoa), vừa có sự phát triển sáng tạo
làm nên một nền văn học có nhiều thành tựu rưc rỡ. Văn học Việt Nam thời Trung
đại kéo dài trong suốt mười thế kỷ, gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử
dân tộc. Vì thế, có thể chia thành các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau tương ứng
với các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau trong lịch sử.
Mở đầu và đặt nền móng cho nền Văn học Việt Nam Trung đại là văn học từ
thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. Trong bốn thế kỷ đó, nổi bật lên là văn học gắn với


hai triều đại: nhà Lý (1009 - 1225) và nhà Trần (1226 - 1400). Đặc biệt, văn học đời
Trần xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần
Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Trương Hán Siêu,… và nhiều tác phẩm có giá trị,
ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, phú, hịch, biểu, truyện kí,… với nội dung
phong phú. Một trong những nội dung nổi bật của văn học đời Trần đó là: sự khẳng
định và ngợi ca con người Đại Việt.
Không hề quá khi ta cho rằng văn học đời Trần là một giai đoạn văn học phát
triển rực rỡ. Bằng chứng là giai đoạn này có nhiều tác phẩm xuất sắc, được coi là
những áng văn thơ bất hủ của thời đại, có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời
gian. Chẳng thế mà nhiều tác phẩm đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy
của các cấp học từ Phổ thông, Cao đẳng cho tới Đại học trong suốt nhiều năm qua
như: Hịch tướng sĩ, Thuật hoài, Tụng giá hoàn kinh sư, Bạch Đằng giang phú,…
Với những thành tựu kể trên, văn học đời Trần là một giai đoạn văn học quan
trọng trong tiến trình phát triển của văn học Trung đại Việt Nam cũng như toàn bộ
nền văn học Việt Nam. Nó là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc
của văn học. Song, do đặc điểm là khó tiếp cận, khó nắm bắt bởi sự cách biệt về
thời đại cho nên văn học đời Trần chưa được nhiều người, đặc biệt là những thế hệ
độc giả trẻ hôm nay quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Chưa có hiều tác giả

tập trung đi vào nghiên cứu theo chiều sâu những khía cạnh khác nhau của giai đoạn
văn học này.
Khi nghiên cứu đề tài: “Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt trong
thơ văn đời Trần”, người viết mong muốn khóa luận sẽ giới thiệu thêm cho bạn
đọc một số kiến thức về văn học đời Trần và góp phần làm phong phú hơn nguồn
tài liệu tham khảo về văn học giai đoạn này.
2. Lịch sử vấn đề
Ngót ngàn năm qua, thơ văn đời Trần với những thành tựu rực rỡ vẫn giữ
nguyên được giá trị của nó cho đến ngày hôm nay. Hơn thế nữa nó còn được đánh
giá là một thời đại huy hoàng về thi ca của dân tộc. Có nhiều sáng tác ở giai đoạn
này đã trở thành bất hủ, thành mẫu mực cho thơ văn mọi thời đại.


Nghiên cứu về văn học đời Trần, có những tác giả như: Nguyễn Đăng Na,
Trần Ngọc Vượng, Đoàn Thị Thu Vân, Lê Thu Yến, Đinh Gia Khánh, Nguyễn
Phạm Hùng,… Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu chỉ đề cập tới một hoặc một vài lĩnh
vực thuộc giai đoạn văn học này chứ không nghiên cứu tất cả.
Trong cuốn “Văn học Trung đại Việt Nam”, tập 1, (2009) do Nguyễn Đăng
Na (chủ biên), nhà xuất bản Đại học Sư phạm, đề cập tới một số vấn đề về giai đoạn
văn học Lý – Trần. Nhưng những vấn đề đó chỉ mang tính chất giới thiệu một cách
khái quát về đặc trưng của văn học giai đoạn này. Tác giả nhấn mạnh: “Giai đoạn
thế kỷ X - XIV đã đặt nền móng một cách vững chắc và toàn diện cho văn học Trung
đại Việt Nam từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến nghệ thuật, từ phương thức tư
duy nghệ thuật đến cách tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo
truyền thống nghệ thuật riêng cho dân tộc mình” [20, 8]. Cuốn sách cũng nhắc tới
một số cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này: cảm hứng tôn giáo, cảm hứng
yêu nước, cảm hứng thế sự nhưng chỉ là giới thiệu chứ chưa đi sâu nghiên cứu.
Trong “Văn học Việt Nam, Văn học Trung đại – những công trình nghiên
cứu” (2003), của Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực – nhà
xuất bản Giáo dục, có lựa chọn một số bài viết đi sâu vào nghiên cứu hình tượng

nhân vật trong văn học. Nhưng những bài viết đó lại nghiên cứu về hình tượng con
người trong toàn bộ nền văn học Trung đại nói chung chứ chưa tập trung vào
nghiên cứu con người Đại Việt trong thơ văn đời Trần.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ
XVIII) (2005), nhà xuất bản Giáo dục, có bàn về phẩm chất và khả năng của con
người Đại Việt nhưng cũng chưa đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của nội dung
này mà chỉ có tính chất khái quát, đưa ra để giới thiệu. Tác giả viết: “Thơ văn đời
Trần khẳng định giá trị của con người, vai trò của nhân dân và do đó có ý nghĩa
nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa nhân đạo ấy gắn liền với chủ nghĩa yêu
nước, bởi vì khi khẳng định giá trị của con người trong việc việc bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng đồng thời thể hiện niềm tin tưởng ở phẩm chất và
khả năng của dân tộc mình” [101, 4].


Các tác giả: Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc
Vượng, Trần Nho Thìn trong cuốn “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt
Nam” (1997), Nhà xuất bản Giáo dục, đã hướng tới việc đưa ra một quan niệm
chung, một số khía cạnh lý luận cơ bản, từ đó tiến hành nghiên cứu các hiện tượng
tác gia, tác phẩm, giai đoạn văn học tiêu biểu và những nguyên tắc chủ yếu chi phối
cách thức tư duy về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Cuốn sách cũng
dành hẳn một chương (chương III) để viết và luận bàn về “Vấn đề con người trong
văn học thời đại Lý – Trần” nhưng các tác giả lại nghiêng về mặt lý luận, con người
được quan niệm thể hiện như thế nào trong văn học.
Viết về thơ văn đời Trần còn có nhiều nhà nghiên cứu và các công trình
nghiên cứu khác. Nhưng nhìn chung, các tác giả và công trình nghiên cứu đó hoặc
là đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát cả giai đoạn văn học, hoặc là có đề
cập tới con người Đại Việt trong thơ văn nhưng lại trên những khía cạnh khác hay
chưa đi sâu vào nghiên cứu. Nhìn chung, chưa có một tác giả hay một công trình
nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu vần đề: “Sự khẳng định và ngợi ca con
người Đại Việt trong thơ văn đời Trần” hoặc là có đề cập tới nhưng chưa thấu đáo.

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu “Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại
Việt trong thơ ca đời Trần” là sự tiếp thu, tổng hợp những thành quả của các nhà
nghiên cứu đi trước nhưng có sự tập trung và đi sâu hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về một
vấn đề trong văn học đời Trần.
Nhiệm vụ của khóa luận là đi nghiên cứu:
Thơ văn đời Trần khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt ở những phương
diện nào? (Nội dung khẳng định, ngợi ca) .
Thơ văn đời Trần khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt như thế nào?
(Nghệ thuật khẳng định, ngợi ca).


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những con người Đại Việt được
khẳng định và ngợi ca trong văn học đời Trần.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tất cả những sáng tác thơ văn được xếp
vào giai đoạn văn học đời Trần.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được khoá luận này, người viết đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu về “Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt trong thơ
văn đời Trần”, khóa luận có thể góp phần nào đó cung cấp thêm cho bạn đọc một
số kiến thức về nhà Trần, hoàn cảnh lịch sử - xã hội nước ta dưới đời Trần và văn
học đời Trần. Đặc biệt là khóa luận giúp cho bạn đọc hiểu hơn về con người Việt

Nam ta dưới triều đại nhà Trần. Khóa luận cũng có thể dùng làm tà liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quan niệm con người; lịch sử, văn học
đời Trần.
Chương 2: Sự khẳng định và ngợi ca con người Đại Việt trong thơ văn Đời
Trần.


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN NIỆM
CON NGƢỜI; LỊCH SỬ, VĂN HỌC ĐỜI TRẦN
1.1 . Quan điểm về con ngƣời
1.1.1. Quan điểm triết học
Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến
hiện đại. Mỗi một trường phái, mỗi một thời kỳ lại có những quan niệm khác nhau
về con người.
1.1.1.1.

Quan niệm về con người trong triết học trước Mác

Thứ nhất là quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản
chất con người, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Các trường phái
triết học - tôn giáo phương Đông như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nhận thức bản
chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận.
Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất
và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vô. Vì vậy, cuộc
đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải

hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.
Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy đến
cùng, con người theo quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản
ánh sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh. Trong triết
học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm, hoặc duy vật chất
phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con
người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng Tử cho bản chất con người do
“thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con
người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy định tính thiện của con người vào
năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người bị
nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ
được đạo đức cho mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng


nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp.
Triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác nhưng có thể cải
biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.
Trong triết học phương Đông còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và con
người còn có thể hòa hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất). Đổng Trọng Thư, một
người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm rằng: trời
và con người có thể thông hiểu lẫn nhau (thiên nhân cảm ứng). Nhìn chung, đây là
quan điểm duy tâm, quy cuộc đời con người vào vai trò quyết định của “thiên
mệnh”.
Lão Tử, người mở đầu cho trường phái Đạo gia cho rằng con người sinh ra
từ “Đạo”. Do vậy, con người phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không
hành động một cách giả tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Quan niệm này biểu hiện tư
tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia.
Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương
Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối
quan hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông

biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy tâm chất phác, ngây thơ trong
mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Thứ hai là quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác
Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về
con người: các trường phái triết học, tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo,
nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Theo Kitô
giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Con người về bản chất là
không có tội. Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Thể xác sẽ mất đi
nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vì
vậy phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh
cửu.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư
duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau.


Con người là một tiểu vũ trụ trong thế giới bao la. Quan niệm của Arixtôt về con
người cho rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm
cho con người nổi bật lên, con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ. Như vậy, triết
học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng chỉ là
biểu hiện bên ngoài về tồn tại con người.
Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm do Thượng đế sáng
tạo. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng đế
sắp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn lý trí anh minh sáng suốt của Thượng đế. Con
người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống nhưng đành bằng lòng với cuộc sống tạm bợ
trên trần thế, vì hạnh phúc vĩnh cửu là thế giới bên kia.
Triết học thời kỳ Phục Hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính
con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố
quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật hẹp mà chủ nghĩa
thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người.
Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và về

mặt xã hội thì chưa có trường phái nào đạt được. Con người mới chỉ được nhấn
mạnh về mặt cá thể mà xem nhẹ mặt xã hội.
Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ,
Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy
tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận
động của “ ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng con người là hiện thân của “ ý niệm tuyệt
đối”. Bước diễu hành của “ ý niệm tuyệt đối” thông qua quá trình tự ý thức của tư
tưởng con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bản thể và cao
nhất trong đời sống con người. Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệ
thống về các quy luật của quá trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời
sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Mặc dù con người được
nhận thức từ góc độ duy tâm khách quan, nhưng Hêghen là người khẳng định vai
trò của chủ thể con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch
sử.


Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế
trong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực.
Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con
người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận động của
thế giới vật chất tạo nên. Con người là kết quả của sự phát triển của thế giới tự
nhiên. Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời. Đó là những con
người cá biệt, đa dạng, phong phú, không ai giống ai. Quan điểm này dựa trên nền
tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân con người.
Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người,
tách con người khỏi điều kiện lịch sử cụ thể. Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử,
phi giai cấp và trừu tượng.
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác,
dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hay duy vật siêu
hình đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan niệm trên

đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần hoặc thể
xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên - sinh học mà không thấy được mặt xã
hội trong đời sống con người.
1.1.1.2.

Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người

Trước hết triết họcMác – Lênin coi con người là thực thể thống nhất giữa
mặt sinh vật với mặt xã hội
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của
thế giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,
tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại
của con người. Con người là một bộ phận của tự nhiên. Là động vật cao cấp nhất,
tinh hoa nhất của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức
lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người phải đấu tranh để sinh tồn. Các giai đoạn
mang tính sinh học mà con người phải trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi
quy định bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết
là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ


thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên. Những thuộc tính, những đặc
điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên
bản chất sinh học của cá nhân con người.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy
nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người
với thế giới loài vật là mặt xã hội. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học
Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể trong toàn bộ tính hiện
thực xã hội của nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người:
“Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng

bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” [3,
197].
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến
toàn bộ thế giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người
thì tái sản xuất ra toàn bộ thế giới tự nhiên” [3, 197].
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất.
Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy; xác
lập quan hệ xã hội. Bởi vậy lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội
của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng, quan hệ giữa
mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở
tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt
con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo
thành con người viết hoa, con người tự nhiên xã hội.
Tiếp theo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định con người là tổng hòa của
những quan hệ xã hội


Chúng ta có thể thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba
phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với
chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó suy đến cùng đều mang tính xã
hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất
cả các mối quan hệ khác và mọi trừng mực liên quan đến con người. Mác đã nêu lên
luận đề: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội” [3, 198 - 199].
Theo đó, không có con người trừu tượng thoát ly mọi diều kiện, hoàn cảnh
lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định sống trong một điều kiện lịch

sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong diều kiện lịch sử đó, bằng mọi
diều kiện thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan
hệ đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin còn khẳng định con người là chủ thể và là sản phẩm
của lịch sử.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lich sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới
hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử
- xã hội. C. Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con
người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng
chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần
phải được giáo dục” [3, 199].
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác
động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển
của lịch sử xã hội. Con người thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong
phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con


người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người.
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật về con người trong văn học
Nhà văn Macxim Gorki đã từng có câu nói nổi tiếng: “Văn học là nhân
học”. Văn học là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng
trung tâm, đối tượng chủ yếu của sáng tạo văn học. Con người bao giờ cũng được
người nghệ sĩ nhìn nhận, khai thác bằng quan niệm nghệ thuật. Quan niệm về con
người trong nghệ thuật tuy không đồng nhất với con người trong triết học nhưng lại
có những ảnh hưởng nhất định. Vì thế, tính ổn định về nghệ thuật luôn chịu sự quy
định của các quan điểm chính trị, xã hội và tư tưởng triết học đương thời.

Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình là con người, tác phẩm văn
chương không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra
và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người,
giữa con người với tự nhiên mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện
ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người.
Văn học nghiên cứu và thể hiện con người một cách đặc thù. Văn học không
ngừng khám phá, chiếm lĩnh những biểu hiện nhiều mặt của đời sống, tính cách,
cảm xúc, số phận con người. Con người trong văn học được thể hiện thông qua sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, kết tinh ở hình tượng nghệ thuật. Khi sáng tạo ra
nhân vật, bao giờ nhà văn cũng miêu tả theo cách hình dung, cảm nhận của mình.
Mọi quan hệ và chiều hướng con đường đời của nhân vật đều được thuyết minh từ
“cái nhìn nghệ thuật”, từ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của người
nghệ sĩ. Nhà văn quan niệm về con người như thế nào thì sẽ lựa chọn những
phương tiện nghệ thuật thể hiện phù hợp như thế. Quan niệm nghệ thuật về con
người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị
nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nghệ thuật trong đó.
Nhân vật chính là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học. Dù
miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật… văn học đều thể hiện con người. Nhưng con


người trong văn học không chỉ được phản ánh như một góc độ nhìn nhận đời sống,
một chỗ đứng để khám phá hiện thực mà quan trọng không kém, là còn được phản
ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho các quan hệ xã hội nhất định. Văn học nhận
thức con người như những tính cách. Đó là những con người sống, cá thể, cảm tính
nhưng lại thể hiện rõ nét những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, những kiểu quan hệ xã
hội. Chẳng hạn, những tính cách hiền lành, dũng cảm, chân thành, vị tha, trung thủy
hay tham lam, keo kiệt,… Con người trong văn học bao giờ cũng mang một nội
dung đạo đức nhất định. Tính cách mà văn học thể hiện không trừu tượng như
những khái niệm về các phẩm chất mà là các phẩm chất thể hiện trong cuộc sống

của con người, trong ý nghĩ, việc làm, trong lời nói, hành động của con người. Con
người trong văn học có những phẩm chất phù hợp với chuẩn mực, lại có những
phẩm chất phi chuẩn mực hay phản chuẩn mực.
Tóm lại, trong tác phẩm văn học, con người được phản ánh một cách sinh
động, hấp dẫn về tất cả mọi mặt, con người tự nhiên, con người xã hội với tất cả
các đặc điểm từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động cho đến tính cách, phẩm chất,
tâm lý giống như những con người có thật ở ngoài đời. Và con người hiện lên như
thế nào, số phận của con người ra sao, nhằm thể hiện nội dung gì… tất cả đều phụ
thuộc vào cách nhìn nhận, quan điểm chủ quan của người nghệ sĩ. Do đó, ở mỗi tác
phẩm (của cùng một tác giả hay của các tác giả khác nhau), ở mỗi nhà văn, ở mỗi
trào lưu, mỗi khuynh hướng hay ở mỗi thời đại khác nhau lại có những quan niệm
nghệ thuật khác nhau về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng
vào con người trong mọi chiều sâu của nó. Cho nên, đây là tiêu chuẩn quan trọng
nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nguyễn Văn Siêu (1795 –
1872) từ thế kỷ XIX đã có ngận xét: “Văn chương có hai loại đáng thờ và không
đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương. Loại đáng
thờ luôn chuyên chú vào con người”.


1.2. Những vấn đề về lịch sử và văn học đời Trần
1.2.1. Đặc điểm về hoàn cảnh lịch sử – xã hội đời Trần
Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc là dân tộc Mân ở quận Tân
Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam
vào khoảng năm 1110 thời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127), lúc đầu cư trú tại xã
An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (ngày nay), sống bằng nghề chài lưới
trên sông nước. Trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Túc Mạc, huyện Thiên
Trường – nay là vùng đất thuộc Thái Bình, Nam Định. Trần Quốc Kinh lấy vợ ở
Túc Mạc, sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần
Lý sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa (cha của Trần Cảnh); Trần Hoằng Nghi
sinh được ba người con trai là: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ.

Người mở đầu cho triều Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông, 1218 1277) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần lại là Trần
Thủ Độ (1194 – 1264). Khi nhà Lý suy vi, mọi quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ
Độ. Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Lý Huệ Tông
(1194 – 1226) nhường ngôi cho công chúa Chiêu Hoàng (1218 -1278) rồi cắt tóc đi
tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần thủ Độ lại sắp xếp cho Lý Chiêu Hoàng (lên
7 tuổi) lấy con trai thứ của Trần Thừa (1184 – 1234) là Trần Cảnh (lên 8 tuổi). Một
năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ lại ép Chiêu Hoàng nhường
ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị. Khi lên ngôi, Trần Cảnh còn
nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính
Trần Thừa.
Nhà Trần đã đưa ra nhiều quy định cũng như các chính sách nhằm củng cố
vương triều và cai trị đất nước.
Về tổ chức chính quyền và quan chế
Năm 1242, nhà Trần đã đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Đó là các lộ: Thiên
Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương,
Hồng, Khoái, Thanh hóa, Hoàng Giang, Lạng Giang. Mỗi lộ đều có quyển dân tịch
để kiểm soát dân số trong lộ.


Về quan chế, ở triều đình trung ương có các chức Tam thái, Tam thiếu, Tam
tư (đồ, mã, không). Tướng quốc phần nhiều là hư hàm, mô phỏng nhà Tống (Trung
Quốc). Các chức quan có trách nhiệm cụ thể trong triều đình là Hành khiển, giúp
việc sau có các Thượng thư, Thị lang. Về ngạch võ, có các chức Phiêu kỵ, Thượng
tướng quân, Tiết chế tướng quân. Các chức vụ quan trọng trong triều lúc đầu phần
lớn là do các quý tộc tông thất nắm giữ. Bên cạnh các chức quan quản lý, đời Trần
ngày càng phát triển các chức quan chuyên môn như Bí thư sảnh, Quốc tử giám; các
chức quan kinh tế như Chuyển vận sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; các chức quan văn
hóa như: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Thái y viện, Thái chúc ty. Ở cấp địa phương
có các chức An phủ tránh phó sứ, Tri huyện, Chuyển vận sứ, Tuần sắt, Lệnh úy,
Chủ bạ, trông coi các việc hộ và hình ở địa phương.

Về tổ chức quân đội
Quân đội nhà Trần bao gồm các loại quân: cấm quân bảo vệ kinh thành, quân
địa phương các lộ và quân của các quý tộc gọi là vương hầu gia đồng, gia binh.
Quân Tứ sương coi giữ bốn cửa thành, quân Thiên tử bảo vệ nhà vua được coi là tin
cậy nhất, tuyển chọn từ các lộ Thiên Trường và Long Hưng là nơi quê hương của
họ Trần.
Các đơn vị quân đội được gọi là quân. Đứng đầu mỗi quân là một Đại Tướng
quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có Chánh phó đại đội. Mỗi đội có 5 ngũ,
đứng đầu mỗi ngũ được gọi là Đầu ngũ.
Nhà Trần tuyển quân từ các làng xã, kén chọn những người có sức khỏe.
Quân lính được trang bị những loại chiến bào, áo da, sử dụng các loại pháo (tức
máy bắn đá) và súng phun lửa gọi là “hỏa khí”. Có nhiều loại thuyền chiến các cỡ.
Nhà Trần cho lập võ đường ở phía tây thành Thăng Long để huấn luyện quân sĩ.
Nhằm có lực lượng cần thiết khi chống giặc xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách
“ngụ binh ư nông” (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân
cần thiết khi có chiến tranh xảy tới.


Về luật pháp
Cũng giống như nhà Lý, dưới thời Trần đã tồn tại song song hai hình thức
pháp luật: luật thành văn do nhà nước ban hành và luật tục trong các làng xã. Theo
tinh thần “vương độ khoan mãnh” (đức độ nhà vua vừa khoan dung vừa nghiêm
ngặt), luật pháp nhà Trần vừa hàm chứa những quan điểm thân dân, vừa tỏ ra hà
khắc với một số trọng tội.
Năm 1230, Trần Thái Tông đã cho xét các luật lệ đời trước, sửa đổi, san định
thể lệ cho làm ra sách Quốc triều Thông chế gồm 20 quyển. Năm 1341, triều đình
đã cử Trương Hán Siêu (? – 1354) và Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) biên soạn
bộ Hoàng triều đại điển và khảo đính bộ Hình thư để ban hành.
Cơ quan chuyên trách việc kiện tụng lúc đầu là Đô Vệ phủ, sau đổi thành
Nam ty viện. Thẩm hình viện phối hợp tham gia các vụ xét xử, nắm giữ chức năng

kiểm sát. Các ngạch quan sử án gọi là Kiểm pháp quan, được lựa chọn trong số các
quan chức có uy tín về đức độ, công minh và thanh liêm, trên danh nghĩa nhà vua là
người có quyền quyết định tối hậu trong việc xét duyệt các vụ trọng án.
Pháp luật nhà Trần bảo vệ nghiêm ngặt chính thể quân chủ và chế độ đẳng
cấp. Đẳng cấp quý tộc quan liêu được pháp luật ưu đãi, có quyền dùng tiền chuộc
tội. Pháp luật đời Trần cũng đã bảo vệ quyền tư hữu của người dân. Có những điều
lệnh quy định về cách thức cầm cố, mua bán ruộng đất, làm văn tự, viết chúc thư,
người làm chứng. Tội ăn cắp sẽ bị trừng trị rất nặng.
Trong các làng xã, dân chúng vẫn tuân theo các phong tục cổ truyền, các bô
lão giữ vai trò dàn xếp và xét xử.
Về kinh tế
Nhà trần đã thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích nông nghiệp.
Cùng với chính sách “ngụ binh ư nông” kết hợp kinh tế với quốc phòng, triều đình
đã lập ra Ty khuyến nông, đặt ra các chức quan Hà đê, Chánh phó sứ. Năm 1248,
cho đắp đê dọc theo sông Nhị Hà từ đầu nguồn đến bờ biển. Hàng năm, mọi người
đều có nghĩa vụ lao động tu sửa đê. Các vua Trần cũng thường xuyên đi thăm việc
đắp sửa đê.


Để đảm bảo nguồn thu nhập cho nhà nước, các nông dân làng xã đã phải
chịu những nghĩa vụ tô thuế và lao dịch. Tô chủ yếu tính vào ruộng công tính bằng
thóc, theo diện tích ruộng đất, hàm ý cày ruộng của nhà vua. Thuế chủ yếu đánh vào
ruộng tư, tính bằng tiền theo đầu người. Năm 1378, nhà nước bắt đầu đánh thuế
thân, đồng loạt thu mỗi hộ đinh nam ba quan tiền.
Là vương triều quân chủ quý tộc, nhà Trần đã phát triển bộ phận kinh tế quý
tộc quan liêu, với chế độ thái ấp điền trang, sử dụng lao động của tầng lớp nông nô,
nô tỳ.
Nhìn chung, dưới triều Trần, một chế độ cân bằng ổn định về kinh tế đã đươc
duy trì giữa các yếu tố công hữu và tư hữu; giữa nông nghiệp và kinh tế hàng hóa;
giữa quyền lực, lợi ích của nhà nước với các đẳng cấp quý tộc quan liêu cũng như

của khối bình dân làng xã.
Về văn hóa xã hội
Đến nhà Trần, việc thi cử và mở trường dạy học được quan tâm và mở rộng.
Trước kia, dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi Tam trường để lấy cử nhân,
nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp
nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái
học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm lại có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua
lại cho đặt ra khảo thi Tam khôi để lấy Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Lê
Văn Hưu (1230 -?) là người đầu tiên đậu Bảng nhãn. Trường học cũng được mở
thêm. Ngoài Quốc Tử Giám có tại Kinh đô từ thời nhà Lý, nhà Trần còn cho lập
thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ thư và Ngũ kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường
học để dạy cho dân chúng.
Đời nhà Trần văn học rất được mở mang, Nho học cũng rất được toàn thịnh.
Các vua Thái Tông, Thánh Tông (1240 – 1290), Nhân Tông (1258 – 2308), Anh
Tông (1276 – 1320), Minh Tông (1300 – 1357) đều là những người giỏi văn
chương, thơ phú; nhiều danh tướng: Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300), Phạm Ngũ Lão
(1255 – 1320), Trần Quang Khải (1241 – 1294) cũng sáng tác nhiều thơ văn. Thời
Trần còn xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng như: Lê Văn Hưu - tác giả của bộ Đại


Việt sử ký, là bộ sử đầu tiên của Việt Nam; Mạc Đĩnh Chi (1284 – 1361), nổi tiếng
là một ông Trạng rất mực thanh liêm,đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan
nhà Nguyên phải nể phục; Chu Văn An (? – 1370) là một bậc cao hiền nêu gương
thanh khiết, cương trực,…
Về tôn giáo, nhìn chung, nhà Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung
hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như: tín ngưỡng dân
gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo
tịnh tồn” (chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật giáo và Nho giáo). Nhà Trần, đặc biệt là
ở thời kỳ đầu rất tôn chuộng đạo Phật, đạo phật là tôn giáo thịnh đạt nhất, được coi
như một quốc giáo. Trần Thái Tông từng nói: “Đạo giáo của đức Phật là để mở

lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên
thánh là để mực thước cho tương lai, nêu khuôn phép cho hậu thế”. Vua Trần Nhân
Tông thì chủ trương: “sống với đời, vui vì đạo”. Đạo Phật đã ảnh hưởng đến đường
lối cai trị của nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng của Nho
giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo. Nhưng đến cuối đời Trần, khi Nho giáo và Nho
học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một bộ phận tăng ni biến chất thì Phật giáo
đã bước đầu bị một số Nho sĩ như: Lê Văn Hưu, Lê Quát (? - ?), Trương Hán Siêu,
bài xích.Thậm chí Hồ Quý Ly (1336 - ?) còn ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa đến
tuổi 50 thì phải hoàn tục. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâu đậm trong
xã hội, nhất là ở trong các làng xã.
Cùng tồn tại với Phật giáo nhưng Nho giáo đời Trần đã có xu hướng phát
triển ngược trở lại với Phật giáo. Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy
giảm dần thì thế lực của Nho giáo lại càng ngày càng tăng tiến. Từ chỗ lúc đầu mới
chỉ là một nền văn hóa giáo dục được nhà nước chấp nhận trên nguyên tắc dùng làm
học thuyết trị nước tới chỗ sau đó (đến cuối nhà Trần) đã trở nên một ý thức hệ
đang trên đà thống trị xã hội.
Ngoài Phật giáo và Nho giáo, ở đời Trần, các tín ngưỡng dân gian cổ truyền
như: tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với


Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Còn về Lão giáo, dưới đời Trần
cũng rất được nhân dân ngưỡng mộ.
Trong khoảng 175 năm trị vì (1226 – 1400), trải qua 13 đời vua, nhìn chung
triều Trần có thể chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là từ Trần Thái Tông đến Trần
Nhân Tông, là thời kỳ xây dựng và chống Nguyên – Mông; thời kỳ thứ hai từ Trần
Anh Tông đến Trần Hiến Tông (1319 – 1341) là thời kỳ kế tục; thời kỳ thứ ba từ
Trần Dụ Tông (1336 – 1369) - sau khi Thượng hoàng Minh Tông mất, tới khi kết
thúc là thời kỳ suy vi.
Trong thời kỳ đầu, nhà Trần đã củng cố và xây dựng lên một đất nước phồn
thịnh, đặc biệt là ở dưới đời vua Nhân Tông. Nhà Trần đã dẹp được nội loạn, chấm

dứt cục diện chia cắt của đất nước, tập trung củng cố nội chính sau nhiều năm
nghiêng ngả dưới đời Lý. Đặc biệt là vua quan nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại
Việt ba lần kháng chiến chông quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và
1288. Bên cạnh đó còn dẹp yên được sự quấy nhiễu của quân Ai Lao ở vùng Nghệ
An, Thanh Hóa; thu phục và giữ được sự giao hảo tốt đẹp với nước Chiêm Thành.
Nhưng chính sự nhà Trần bắt đầu suy vi từ đời vua Trần Dụ Tông – một ông
vua chỉ đắm mình trong sa hoa, hưởng lạc, xa lánh lương thần, tin dùng bọn xu
nịnh. Tới các đời sau, đặc biệt là Trần Nghệ Tông (1322 – 1395) và Trần Phế Đế
(1361 – 1388), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền.
Vua Nghệ Tông tin dùng một mình Hồ Quý Ly, sát hại hàng loạt con cháu, người
thân tộc họ Trần. Nhiều hành động của Nghệ Tông như thể để “dọn đường” cho Hồ
Quý Ly thay thế nhà Trần sau này.
Từ thời kỳ Nghệ Tông trở về sau, Chiêm Thành luôn luôn quấy rối, việc
chống Chiêm Thành là lớn nhất. Vậy mà vua quan nhà Trần lại không chống đỡ nổi
một Chiêm Thành đã từng núp bóng mình trong kháng chiến chống Nguyên –
Mông xưa kia. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không có một gương mặt nào của
dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài dòng tộc
là Trần Khát Chân (1370 – 1399), vốn mang họ Lê.


Nhà Trần ngày một trượt dốc không thể gượng dậy được nữa. Đó chính là
thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và thay ngôi nhà Trần. Nhìn thấy âm
mưu của họ Hồ, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ
tiễu trừ Quý Ly nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết. Năm 1400, Hồ
Quý Ly phế truất Trần Thiếu Đế (1396 - ?) rồi tự xưng làm vua. Nhà Trần chấm
dứt.
1.2.2. Đặc điểm chung về văn học đời Trần
Nước Việt dưới đời Trần xuất hiện nhiều thiên tài quân sự, tạo nên những
chiến công sáng chói trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, nhân tài đời
Trần không chỉ giới hạn trong lãnh vực quân sự mà còn có nhiều nhân vật kiệt xuất

trong lãnh vực văn học. Nếu thi ca và văn chương là nền tảng của tư tưởng Việt, tư
tưởng từ đó được hệ thống hóa thành nhân sinh quan và triết lý Việt thì đóng góp
của đời Trần rất quan trọng trong việc phát huy một nền văn hóa thuần túy Việt
Nam. Các triều đại vua quan nhà Trần đã để lại một nền văn học có phần vượt trội,
hơn hẳn đời nhà Lý. Có thể nói, cùng vời văn học đời nhà Lý, văn học đời Trần đã
“đặt nền móng một cách vững chắc và toàn diện cho văn học Trung đại Việt Nam
từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến nghệ thuật, từ phương thức tư duy nghệ
thuật đến cách tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo truyền
thống nghệ thuật riêng cho dân tộc mình” [8, 19]. Không những thế, dưới các triều
đại này, việc xuất hiện chữ Nôm và Quốc ngữ thi cho ta thấy người Việt đã bắt đầu
phát huy một nền văn hóa đầy tự tin, thể hiện rõ ý thức độc lập chủ quyền, khẳng
định và ngợi ca con người Đại Việt, vượt lên khỏi ảnh hưởng sâu đậm của Trung
Quốc.
Hoàn cảnh lịch sử – xã hội nước ta đời Trần có nhiều biến động lớn lao. Đó
là thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước trước những cuộc xâm lăng của ngoại bang.
Những biến động đó tác động mạnh mẽ đến văn học. Đặc biệt phải kể đến chiến
thắng vang dội trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược của vua
tôi nhà Trần. Năm 1257, chúa Mông Cổ cho quân ồ ạt tiến công xâm lược nước ta.
Với sức mạnh đoàn kết, quân dân nhà Trần đã giành được chiến thắng. Chiến công


năm Nguyên Phong thứ bẩy (1258) là niềm tự hào và là sức mạnh cổ vũ cả dân tộc
trong cuộc sống mới. Hơn 20 năm sau, quân dân nhà Trần đã liên tiếp giành thắng
lợi trước hai cuộc xâm lược của nhà Nguyên năm 1285 và 1288. Trong vòng 30
năm, dân tộc ta đã ba lần đại thắng ngoại xâm. Thắng lợi đó đã khẳng định rõ sức
mạnh, tầm vóc của con người, đội quân yêu nước nhà Trần. Khí thế hào hùng đó
được mệnh danh là “hào khí Đông A” – hào khí đời Trần, đã tác động mạnh mẽ đến
tinh thần, tình cảm và tâm lý của con người thời đại. Và điều đó được thể hiện rất rõ
trong những sáng tác thơ, văn đời Trần. Vì thế, nội dung của văn học đời Trần thể
hiện rất rõ tinh thần yêu nước, căm thù giặc đồng thời cũng khẳng định, ngợi ca con

người.
Về lực lượng sáng tác, nếu như ở thời nhà Lý, lực lượng sáng tác chủ yếu là
các nhà sư

như: sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Quảng

Nghiêm,… thì đến nhà Trần, lực lượng sáng tác đã có sự khác biệt. Đến đời nhà
Trần, Phật giáo tuy vẫn được đề cao nhưng càng về sau thì nó dần nhường bước cho
Nho giáo. Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử theo Nho học đã làm xuất hiện
ngày càng đông đảo lực lượng trí thức mới. Họ trở thành lực lượng chủ yếu sáng tác
văn học. Bên cạnh đó còn một số tăng lữ và tầng lớp vua quan.
Về mặ văn tự, cũng giống với đời Lý, ở đời Trần, chữ Hán được dùng làm
văn tự chính thức của nhà nước. Văn học chữ Hán được coi là chính thống, là bộ
phận chủ yếu. Tuy nhiên, từ thời Trần đã bước đầu dùng chữ Nôm sáng tác văn học.
Tuy những sáng tác văn học bằng chữ Nôm không nhiều nhưng nó đã thể hiện rõ sự
cố gắng nâng cao địa vị tiếng Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc và là
nền móng để thơ văn chữ Nôm phát triển mạnh mẽ trong văn học Trung đại ở các
giai đoạn sau. Các bài thơ văn bằng chữ Nôm đời Trần nay đã thất truyền gần hết
nhưng sử con ghi lại tên một số tác giả và tác phẩm như:
Nguyễn Sĩ Cố viết một số bài thơ văn chữ Nôm
Chu Văn An viết Quốc ngữ thi tập
Hồ Quý Ly viết Quốc ngữ thi nghĩa
Hoàng Trừng trong Nghĩa sĩ truyện có ghi lại năm bài văn Nôm đời Trần.


×