Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phát triển ngành viễn thông và công nghệ thông tin định hướng cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.75 KB, 31 trang )

BÁO CÁO VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ CHO
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Mục đích:
- Nghiên cứu làm chủ, phát triển công nghệ thiết kế thiết bị di động thông
minh thế hệ 3 và 4 ở Việt Nam.
- Làm chủ các công nghệ lõi về thiết kế thiết bị di động không dây, làm
tiền đề để tiến đến tự thiết kế và chế tạo các thiết bị không dây và tạo tiền đề để
chuyển giao công nghệ này.
Đưa ra một số sản phẩm mẫu và một số kết quả nghiên cứu về phần
cứng, phần mềm, dịch vụ vào sử dụng trong thực tiễn, sẵn sàng để chuyển giao
công nghệ.
Thông qua đó, các đơn vị trong nước có thể:
- Sở hữu bản quyền sở hữu trí tuệ một số công nghệ lõi trong thiết kế, chế
tạo thiết bị không dây.
- Sở hữu các công nghệ nền tảng để có thể thiết kế chế tạo thiết bị di
động không dây.
- Sản xuất các thiết bị mẫu thực hiện chức năng của các hệ thống thông
tin di động.
- Làm chủ quy trình thiết kế một hệ thống di động không dây, sẵn sàng
để chuyển giao công nghệ.
Đánh giá tổng quan:
Trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công
nghệ trong ngành Điện tử - Viễn thông đã đem lại những thay đổi to lớn trong
đời sống kinh tế xã hội. Những ứng dụng của công nghệ ĐTVT đã trải rộng trên
mọi lĩnh vực, là một trong các điều kiện quyết định sự phát triển của một quốc
gia.
Đặc biệt, các tiến bộ mới đây trong lĩnh vực công nghệ truyền thông đã
làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống và góp phần quan trọng đưa con người đi
vào xã hội thông tin và kỷ nguyên tri thức, trong đó chúng ta có thể cập nhật và
tiếp cận các nguồn thông tin mọi lúc và mọi nơi. Một vài đặc điểm quan trọng


của xã hội thông tin là:
Mạng Internet kết nối 35% dân số trái đất cho phép chia sẽ một nguồn tài
nguyên thông tin và kiến thức vô tận.

1


Con người có thể kết nối vào mạng Internet và sử dụng các dịch vụ viễn
thông mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào vị trí địa lý và các mạng vật lý ở
lớp dưới.
Bên cạnh các dịch vụ truyền thông truyền thống để kết nối và chia sẻ
thông tin giữa người sử dụng, mạng Internet còn được sử dụng như một mạng
toàn cấu kết nối các thiết bị như các máy tính di động, máy chủ, hệ thống cảm
biến và cơ cấu chấp hành để trở thành một hệ thống phân tán tính toán khắp nơi,
trở thành một công cụ để có thể giải các bài toàn phức tạp hoặc đưa ra các dịch
vụ mới tiên tiến.
Để thực hiện được các mục tiêu như trên, trong ngành Điện tử - Viễn
thông hiện có rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, kể cả trong công
nghiệp cũng như tại các viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Có thể kể ra các
định hướng chính như sau:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm mạng viễn thông và mạng
Internet để thỏa mãn yêu cầu kết nối khắp mọi nơi với nhu cầu sử dụng các dịch
vụ đa dạng. Để thỏa mãn được các yêu cầu trên cần phải cung cấp một cơ sở hạ
tầng mạng hỗn hợp như mạng Internet băng rộng, mạng quang, mạng di động
cục bộ, di động toàn cầu, hệ thống thông tin vệ tinh .v.v. Ở đây cần phải nhấn
mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin thế hệ mới cần phải hỗ trợ các yêu cầu
về tính phân tán và tính di động cao, các thiết bị đầu cuối di động thông minh.
- Các kiến trúc dịch vụ dựa trên nền cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại:
Với hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông như trên, rất nhiều loại dịch vụ mới có
thể xuất hiện mà hệ thống mạng trước đây không thể cung cấp được. Các dịch

vụ đó có thể là: các dịch vụ đa truyền thông như hội thoại, truyền hình trực
tuyến (IPTV), video theo yêu cầu (video on demand), các dịch vụ thông minh
cho mạng hội tụ 3G/NGN, các dịch vụ chia sẻ dữ liệu đa truyền thông, các dịch
vụ liên quan đến tính toán lưới (grid computing) .v.v.
- Các nghiên cứu liên quan đến công nghệ vật liệu và công nghệ bán dẫn,
thiết kế vi mạch: Quá trình thiết kế các vi mạch và hệ vi xử lý có độ tích hợp
cực lớn và độ tin cậy cao; công nghệ quang cho hệ thống truyền dẫn, cho các bộ
nhớ quang và chuyển mạch quang; công nghệ vật liệu bán dẫn; các công nghệ
về sensor; công nghệ nano.
Chương trình nghiên cứu này sẽ tập trung vào một phần trong các định
hướng nghiên cứu phát triển ngành Điện tử - Viễn thông kể trên, chủ yếu sẽ tập
trung vào việc phát triển các thiết bị di động thông minh, cung cấp các dịch vụ
truyền thông mới và đa dạng.

2


Tính cần thiết và nhu cầu phát triển công nghệ mới trong ngành
Như đã trình bày ở trên, một trong các yêu cầu của hệ thống truyền thông
hiện nay là phải hỗ trợ tính phân tán và tính di động, trong đó các ứng dụng và
dịch vụ viễn thông có thể được chia sẻ và tương tác giữa mạng và các thiết bị
đầu cuối nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. Mặt khác, các thiết bị đầu cuối có
thể liên tục thay đổi vị trí của mình và vẫn giữ được liên lạc với cơ sở hạ tầng
viễn thông hiện hữu. Để có thể thỏa mãn được yêu cầu trên, bản đề xuất chương
trình này sẽ tập trung vào các thiết bị di động thông minh.
Tuy không có định nghĩa rõ ràng khái niệm các thiết bị di động thông
minh nhưng khái niệm này được hiểu trong giới chuyên môn là các thiết bị nhỏ
gọn, có tính di động cao cho phép người sử dụng có thể mang theo trong mọi
trường hợp và quan trọng hơn, nó cho phép người sử dụng được dùng các dịch
vụ truyền thông đa dạng và tiên tiến ở bất kỳ đâu, thí dụ như dịch vụ truy nhập

Internet, các dịch vụ thoại, đa phương tiện (video theo yêu cầu, IPTV .v.v.), các
dịch vụ giá trị gia tăng thông minh (các dịch vụ dựa vào vị trí, .v.v.), cho phép
tạo ra một môi trường sống, làm việc và giải trí thuận tiện cho người sử dụng.
Các thiết bị di động thông minh được hiểu bao gồm các thiết bị sau:
Các thiết bị đầu cuối di động như thiết bị truy nhập mạng 3G, HSDPA,
WiFi, điện thoại di động, PDA, đầu thu GPS/Galileo, đầu thu truyền hình số với
các chức năng tiên tiến được sử dụng để kết nối với mạng hoặc kết nối với nhau
để chia sẻ thông tin, tri thức và cũng như các tài nguyên hệ thống (ví dụ: tài
nguyên tính toán, lưu trữ, truyền thông). Hệ thống kết nối có thể trong một
phạm vi hẹp như một căn phòng (phòng bệnh, phòng họp, lớp học), đến phạm
vi trung bình như trong một tòa nhà hay rộng hơn như trong các khu công
nghiệp, trường học và rất rộng (thành phố)
Các thiết bị mạng như nút truy cập (access point), trạm gốc, các nút mạng
di động như nút mạng cảm biến, nút mạng adhoc, .v.v. hỗ trợ các tính năng di
động của thiết bị đầu cuối người sử dụng.
Việc phát triển các thiết bị di động cũng như nền tảng hỗ trợ di động
đang được tập trung nghiên cứu tại nhiều nước và nhiều tập đoàn viễn thông lớn
trên thế giới như Qualcomm, Texas Instruments, Nokia, Huawei, Samsung .v.v.
vì đây đang là xu hướng phát triển của viễn thông trong tương lai.
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm này thị trường thiết bị viễn thông hầu
như còn bỏ ngỏ cho các hãng sản xuất nước ngoài. Việc làm chủ công nghệ
thiết kế và chế tạo các thiết bị di động ngày càng bức thiết và đóng vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta vì những nguyên nhân
sau:

3


Về mặt kinh tế xã hội, như đã trình bày ở trên, với số người sử dụng di
động và Internet tại Việt Nam đã đạt được con số vài chục triệu người, nếu

nước ta làm chủ được công nghệ chế tạo các thiết bị di động thay vì nhập ngoại
thì sẽ tiết kiệm được một số tiền không nhỏ cho nền kinh tế. Hơn nữa, việc sở
hữu công nghệ chế tạo các thiết bị di động phù hợp với điều kiện Việt Nam là
rất phù hợp với chiến lược đưa các dịch vụ viễn thông và Internet về nông thôn
và vùng sâu vùng xa của chính phủ.
Về phía các nhà khai thác dịch vụ viễn thông, với tình trạng số người sử
dụng đã đạt đến gần bão hòa như thời gian gần đây, các nhà khai thác đều nhận
thấy rằng để lôi kéo thêm người sử dụng và tăng doanh số, bên cạnh dịch vụ
thoại truyền thống cần phải đưa ra các dịch vụ nội dung số và giá trị gia tăng
phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam. Một trong các giải pháp là tổ hợp
dịch vụ trực tiếp vào thiết bị như một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiên
tiến đã từng làm, một thí dụ điển hình là NTT DoCoMo với i-Mode. Tuy nhiên
để làm được điều này thì cần phải sở hữu công nghệ thiết kế thiết bị đầu cuối di
động, kể cả phần cứng và phần mềm.
Về phía các nhà công nghệ trong nước, việc làm chủ công nghệ thiết kế
thiết bị di động có một ý nghĩa quan trọng. Để có thể chế tạo một thiết bị di
động hoàn chỉnh, cần phải sở hữu khá nhiều công nghệ phức tạp. Đây chính là
các công nghệ lõi mang tính chất nền tảng trong ngành Điện tử - Viễn thông và
có thể áp dụng được ở nhiều lĩnh vực, nhiều ứng dụng khác nhau. Bởi vậy việc
thiết kế và chế tạo thành công thiết bị di động có thể coi là một thành công của
nền khoa học Việt Nam và là cơ sở để phát triển các sản phẩm viễn thông khác.
Chính phủ và các doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc sở hữu các bí quyết thiết kế và chế tạo các thiết bị di động tại
Việt Nam. Chính phủ, đã ban hành một số luật cũng như chính sách thúc đẩy
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực viễn thông. Ngoài ra khá
nhiều doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang đầu tư để phát triển công
nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị không dây. Chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn đến vấn
đề này trong Mục 4.3.
Truyền thông không dây (wireless communication) đã tìm được ứng

dụng trong mọi mặt của đời sống, rộng rãi nhất là các ứng dụng truyền dữ liệu
sử dụng các công nghệ tiên tiến như: WiFi, WiMAX, BlueTooth/ZigBee, LTE
hoặc các ứng dụng hướng đến dịch vụ thoại như: GSM, CDMA, WCDMA/3G
cũng như các công nghệ sử dụng trong máy bộ đàm. Chỉ xét riêng hệ thống điện
thoại di động, độ phức tạp của một máy điện thoại di động cũng có nhiều mức
độ, từ một máy điện thoại di động với các tính năng cơ bản nghe và gọi đến các
điện thoại thông minh (smart phone) có bộ vi xử lý, chạy hệ điều hành với các
chức năng phức tạp của một máy tính nhúng và có nhiều giao diện vô tuyến
4


khác nhau (GSM/3G, WiFi, BlueTooth). Do đó khi muốn sở hữu công nghệ
thiết kế thiết bị di động, ta cần phải nhận thức được một số điểm sau:
Tuy các thiết bị không dây hết sức phong phú về mục đích và tính năng
sử dụng cũng như về công nghệ, việc thiết kế và chế tạo chúng đều dựa trên
một số công nghệ lõi cơ bản. Sở hữu được các công nghệ lõi này sẽ là nền tảng
để phát triển các công nghệ tiên tiến tiếp theo.
Mặt khác, công nghệ thiết kế và chế tạo các thiết bị di động và không dây
có nhiều mức độ, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó việc sở hữu công nghệ này
cần phải làm dần dần từng bước. Để làm được việc này chúng ta phải xây dựng
được một đội ngũ khoa học mạnh cũng như một cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các
trang bị đầy đủ.
Đề xuất những nội dung cần nghiên cứu, làm chủ phục vụ cho ngành
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Thực trạng nghiên cứu trong nước:
Hiện nay chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sở hữu
các công nghệ lõi trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói
chung cũng như trong Viễn thông nói riêng. Sự quan tâm này được thể hiện ở
các điểm sau:
Năm 2009, chính phủ đã đưa ra Chiến lược phát triển Công nghệ thông

tin và Truyền thông 2011 – 2020 [1], trong đó vạch ra các định hướng phát triển
cho ngành Viễn thông.
Trong Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm của nhà nước về
Công nghệ thông tin và Truyền thông (KC-01) năm 2006 – 2010 có chỉ rõ một
định hướng nghiên cứu trọng tâm của nhà nước là nghiên cứu và chế tạo “các
thiết bị viễn thông, đặc biệt là các thiết bị cầm tay di động, có khả năng tích hợp
nhiều dịch vụ trên nền công nghệ 3G, các thiết bị truyền thanh, truyền hình kỹ
thuật số”.
Tại các viện nghiên cứu và trường đại học trong thời gian qua cũng đã
hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh và đã có một số đề tài, dự án trong
lĩnh vực truyền thông không dây, điển hình như Trường ĐHBK Hà Nội, ĐH
Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐHBK TPHCM, Học viện Kỹ thuật Quân
sự, Học viện Bưu chính Viễn thông. Đặc biệt, Viện Công nghệ Phần mềm và
Nội dung số (Bộ Thông tin – Truyền thông) hiện đang triển khai dự án iDragon
(Rồng thông minh). Mục đích của dự án này là cung cấp một bộ ứng dụng văn
phòng hoàn chỉnh cho các thiết bị nhúng di động, cho phép người sử dụng có
thể sử dụng các thiết bị di động giá rẻ để truy nhập vào các dịch vụ nội dung số
thiết thực, phù hợp với phần đông người sử dụng Việt Nam. Một trong những
nội dung nghiên cứu của dự án iDragon là lựa chọn giải pháp các thiết bị di
5


động giá rẻ có thể truy cập vào mạng Internet. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy
phần lớn các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông không dây vẫn
thiên về các đề tài nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết các công nghệ lõi lại với nhau để
có thể chế tạo một thiết bị không dây di động phù hợp với điều kiện đặc thù của
nước ta.
Về phía các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, đã
có sự thống nhất về định hướng nghiên cứu và phát triển trong thời gian sắp tới.
Đặc biệt là Viettel và VNPT - thông qua liên doanh với Alcatel-Lucent hiện đều

tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực thiết bị. Các công ty nước ngoài như hoạt
động ở Việt Nam như Samsung hoặc Panasonic cũng đã có ý tưởng hoặc thành
lập nhóm nghiên cứu những lĩnh vực liên quan đến thiết bị không dây.
Tình hình nghiên cứu và triển khai ngoài nước
Như đã đề cập đến ở trên, để có thể thiết kế và sản xuất thiết bị di động,
cần phải sở hữu bí quyết của nhiều công nghệ khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ
xin liệt kê một số nghiên cứu phát triển liên quan đến lĩnh vực này ở các nơi
trên thế giới:
Các nghiên cứu và phát triển của công ty Quancomm liên quan đến các
công nghệ vô tuyến cho các mạng không dây như 3G .v.v. Các sản phẩm của
Qualcomm chủ yếu là các IC dưới dạng tích hợp thực hiện nhiều chức năng
khác nhau trong một thiết bị không dây như: mạch cao tần, mạch băng tần cơ
sở, các chức năng xử lý, mã hõa và giải mã tín hiệu đa phương tiện .v.v.
Nền tảng ứng dụng đa phương tiện mở (Open Muldimedia Application
Platform - OMAP) được phát triển bởi Texas Instruments: cho phép phát triển
các thiết bị di động trên nền tảng của một máy tính nhúng.
Các hệ điều hành cho hệ thống nhúng và công cụ phát triển ứng dụng cho
thiết bị đầu cuối như: Symbian (Nokia), Anroid (Google), Maemo (Nokia),
Limo, Palm OS (Palm).v.v. Dựa trên các API (Application Programming
Interface) được cung cấp, có thể phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau cho
thiết bị đầu cuối thông minh.
Các nghiên cứu liên quan đến RFID, mạng cảm biến không dây: đây là
định hướng đang được tập trung nghiên cứu không tại nhiều viện nghiên cứu,
trường đại học và hãng công nghiệp trên toàn thế giới.
Một số định hướng liên quan đến quản lý di động (mobility management)
và quản lý lưu lượng Internet trên mạng không dây, đáng chú ý nhất là nền tảng
nút mạng OpenFlow của trường đại học Stanford phát triển. OpenFlow mở ra
một hướng mới cho các nút mạng Internet (switch, router) thế hệ tiếp theo.
Một số nhận xét từ các nghiên cứu, triển khai trong và ngoài nước
6



Sau khi khảo sát quá trình nghiên cứu, triển khai của các thiết bị di động
thông mình trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy hiện nay, việc nghiên cứu
chế tạo các thiết bị di động thông minh có một số xu hướng như sau:
Phản triển sản phẩm mẫu hoàn chỉnh dựa trên việc mua trọn bộ các bản
quyền sở hữu trí tuệ phần cứng và phần mềm: đây chính là mô hình kinh doanh
của một số công ty sản xuất chip lớn như Quancomm, Texas Instruments .v.v.
Lấy thí dụ như một công ty sản xuất điện thoại di động A nào đó muốn sản xuất
một loại điện thoại mới theo công nghệ 3G có tổ hợp thêm một số giao diện như
GPS, WLAN .v.v. Công ty A này sẽ ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với
một hãng sở hữu công nghệ như Quancomm. Quancomm sẽ chuyển giao các
chip thực hiện các chức năng theo yêu cầu cho công ty A. Dựa trên việc chuyển
giao kỹ thuật của công ty Quancomm, công ty A sẽ phát triển mẫu điện thoại
mới. Mô hình này được phần lớn các nhà sản xuất thiết bị di động trên thế giới
tuân theo (Nokia, Motorola .v.v.). Mô hình này có một số ưu điểm là: (1) Tính
khả thi rất cao do các khối chức năng cần thiết để chế tạo ra một hệ thống di
động đều có thể được mua và chuyển giao, (2) Tính thương mại hóa của sản
phẩm cũng rất cao, (3) Thời gian từ lúc đưa ra yêu cầu đến lúc đưa sản phẩm
vảo thị trường nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét theo các mục tiêu đã đề ra trong chương
trình này thì mô hình này có một số nhược điểm cơ bản như sau: (1) Mô hình
này thực chất chỉ phù hợp cho việc phát triển các sản phẩm mới mà không phù
hợp cho các hoạt động nghiên cứu: khi mua các chip thực hiện một chức năng
nào đó, thực chất các nhà khoa học hoàn toàn không sở hữu các công nghệ nằm
bên trong chip đó mà chỉ sở hữu bản quyền sản xuất một thiết bị có các chức
năng được thực hiện bởi chip vừa mua; và (2) chi phí mua bản quyền rất đắt.
Như vậy nếu theo mô hình này, việc sở hữu các bí quyết công nghệ là rất hạn
chế.
Phát triển một vài khối chức năng của một hệ thống di động dựa trên việc
chuyển giao công nghệ một phần kết hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát

triển: Trong mô hình này, các công nghệ lõi của một hệ thống di động sẽ được
nghiên cứu và triển khai, dựa trên việc tiếp nhận một phần công nghệ từ phía
bên ngoài và một phần do các nhà nghiên cứu từ tìm tòi phát triển. Nhược điểm
của mô hình này là: (1) khả năng sản xuất ra các sản phẩm thương mại hoàn
chỉnh là thấp, thời gian đưa sản phẩm vào thị trường lâu. Nguyên nhân là do cần
phải kết hợp nhiều công nghệ lõi lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
(2) Tính rủi ro cao hơn mô hình đầu tiên: thay vì mua hoàn toàn, ta phải đầu tư
nghiên cứu để sở hữu các bí quyết công nghệ. Đối với các lĩnh vực công nghệ
cao như ngành Điện tử - Viễn thông, mục tiêu này không phải lúc nào cũng
thành công. Tuy vậy mô hình này cũng có các ưu điểm cơ bản: (1) Có ý nghĩa
lớn về mặt khoa học công nghệ: trong quá trình nghiên cứu và phát triển, các
nhà khoa học sẽ làm chủ được rất nhiều các công nghệ lõi không chỉ được áp
dụng trong lĩnh vực thiết bị di động thông mình mà còn trong rất nhiều các sản
phẩm khác nhau; (2) chi phí nghiên cứu phát triển thấp hơn mô hình đầu tiên.
7


Sau khi nghiên cứu hai mô hình trên, xét theo mục tiêu chính của chương
trình này là sở hữu các công nghệ lõi để nâng cao trình độ và năng lực của các
nhà khoa học, làm tiền đề để tự thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau
trong ngành Điện tử - Viễn thông, trong chương trình này chúng tôi đặt trong
tâm vào mô hình thứ hai ở trên.
Các nội dung nghiên cứu và các vấn đề phải giải quyết
Như trên đã trình bày, mục đích chính của đề tài này là làm chủ các công
nghệ lõi để có thể thiết kế và chế tạo các thiết bị không dây nói chung và dựa
trên đó thiết kế và chế tạo một mẫu máy điện thoại di động. Để đạt được mục
đích trên, cần phải tập trung thực hiện các hướng nghiên cứu sau:
Antenna và siêu cao tần
Với bối cảnh và sự phát triển của hệ thống thông tin di động nói chung,
thông tin vệ tinh nói riêng, thì việc nghiên cứu làm chủ công nghệ, chế tạo và

triển khai thử nghiệm hệ thống anten thông minh là một nhu cầu nghiên cứu cấp
thiết và cần có sự đầu tư đặc biệt từ phía nhà nước. Việc nghiên cứu và chế tạo
thành công hệ thống anten thông minh sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghệ
viễn thông của đất nước phát triển, từng bước làm chủ công nghệ, tiến đến chủ
động thiết kế và chế tạo các hệ thống truyền thông mang thương hiệu Việt Nam,
qua đó sẽ kéo theo sự phát triển cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan
khác.
Các chủ đề nghiên cứu của hướng này bao gồm:
Nghiên cứu và phát triển hệ thống anten thông minh kết hợp các kỹ thuật
phân tập cho các hệ thống thông tin di động thế hệ mới như GSM, 3G, WiMax,
LTE, DVB-T, VNREDSat-1.
Xử lý tín hiệu trong thông tin vô tuyến
Trong thông tin di động, chúng ta đã và đang trải qua các thời kỳ áp dụng
công nghệ GSM, GPRS, EDGE,...Trong tương lai không xa các hệ thống thông
tin vô tuyến sử dụng nhiều anten cả bên phát và bên thu (hệ thống MIMOMultiple Input Multiple Output), các hệ thống thông tin di động với các thiết bị
di động cầm tay nhỏ gọn, có khả năng xử lí và hiển thị thông tin (âm thanh,
hình ảnh, dữ liệu) thông minh sẽ là hướng phát triển của khoa học trong thế kỉ
21. Ngoài ra, thế giới được chứng kiến nỗ lực lớn từ phía các nhà cung cấp dịch
vụ đi động cũng như giới khoa học nhằm mục đích chuẩn hóa nền tảng
WiMAX cho thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G).Một xu hướng khác phát triển
từ thông tin di động từ 3G lên 4G là 3GPP LTE (Long Term Evolution).
Trong đó, công nghệ truyền không dây được coi là một trong những xu
hướng tất yếu cần được đầu tư nghiên cứu, nhằm mục đích tăng hiệu quả sử
dụng băng thông, tăng độ bảo mật thông tin trên kênh thông tin vô tuyến và khả
8


năng đa truy nhập cho phép chia sẻ băng tần hiệu quả với nhiều người dùng
khác nhau.
Các chủ đề nghiên cứu của hướng này bao gồm:

- Nghiên cứu công nghệ điều chế đa sóng mang trực giao OFDM và ứng
dụng.
- Nghiên cứu hệ thống thông tin vô tuyến nhiều phát, nhiều thu (MIMO).
- Nghiên cứu hệ thống thông tin vô tuyến băng siêu rộng UWB-Ultra
Wide Band.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thu phát vô tuyến: Nghiên cứu,
mô phỏng, thiết kế và chế tạo các thiết bị thu, phát vô tuyến; Nghiên cứu, thiết
kế và chế tạo anten cho hệ thống thông tin, định vị vô tuyến.
- Phát triển các lý thuyết mới, thuật toán mới về xử lý tín hiệu …trong
thông tin vô tuyến.
- Phát triển các thuật toán áp dụng trong máy thu định vị toàn cầu
GPS/Galileo.
Thiết kế hệ thống truyền thông dựa trên nền tảng DSP, hệ thống
nhúng và vi mạch lập trình được
Với mục tiêu sở hữu công nghệ sản xuất thiết bị di động không dây, cụ
thể là một mẫu điện thoại di động, không thể thiếu công nghệ thiết kế phần
cứng dựa trên công nghệ DSP, nhúng và thiết kế IC chuyên dụng (ASIC),
RFID.
Các hệ thống thu phát, điều chế dựa trên DSP và vi mạch nhúng.
Các hệ thống mã hóa và giải mã kênh dựa trên vi mạch nhúng.
Hệ thu phát vô tuyến bảo mật.
Thiết kế và triển khai các vi mạch mã hóa và giải mã thoại, âm thanh và
video theo các chuẩn của 3GPP.
Nghiên cứu cấu trúc hệ thống nhúng trên 1 chip và tập trung nghiên cứu
các mô hình NoC (Network on Chip) và vấn đề quản lý tối ưu tài nguyên của hệ
nhúng trên 1 chip.
Nghiên cứu và phát triển các hệ nhúng trên nền vi mạch khả trình tốc độ
cao CPLD/FPGA áp dụng trong thiết bị di động.
Nghiên cứu tích hợp hệ thống để tăng cường năng lực thiết kế ở mức hệ
thống các hệ thống nhúng phức tạp như điện thoại di động.

9


Hệ điều hành và phần mềm nhúng
Với các thiết bị thông minh thì các hệ điều hành nhúng và phần mềm
nhúng là phần không thể thiếu được. Định hướng này tập trung vào các lĩnh vực
sau:
Phát triển các chức năng mới và tối ưu hóa hệ điều hành nhúng để thích
hợp với tài nguyên bộ nhớ và xử lý hạn hẹp của thiết bị di động như: quản lý bộ
nhớ, quản lý tiến trình .v.v.
Phát triển middleware và các giao diện lập trình API, cho phép phát triển
các ứng dụng mới cho thiết bị di động thông minh.
Thiết kế giao thức cho hệ thống truyền thông không dây
Trong các hệ thống truyền thông, các giao thức (protocol) có vai trò quan
trọng, có thể coi giao thức như một ngôn ngữ cho phép các thiết bị và khối chức
năng khác nhau trong một mạng lưới có thể “nói chuyện” được với nhau. Trong
các hệ thống thông tin di động, các giao thức nằm ở tất cả các lớp từ lớp MAC
trở lên. Tại mỗi lớp, giao thức sẽ có các chức năng khác nhau và tuân theo các
chuẩn khác nhau.
Các chủ đề của hướng nghiên cứu này bao gồm:
- Nghiên cứu và triển khai các giao thức báo hiệu trong hệ thống thông
tin di động 2G/3G
- Nghiên cứu và triển khai các giao thức ở lớp ứng dụng hỗ trợ truyền
thông đa phương tiện như: SIP, RTSP, Radius và Diameter
- Các giao thức và kiến trúc mạng lõi hỗ trợ cho hệ thống di động thế hệ
thứ 4 (4G) như EPC (Evolved Packet Core) .v.v.
- Nghiên cứu và triển khai một số giao thức bảo mật trong mạng không
dây
- Tổ hợp các giao thức truyền thông vào các hệ thống nhúng
- Mạng ngang hàng (peer-to-peer networks), xếp chồng (overlay) và các

giao thức cho Internet tương lại (Future Internet) trong mạng không dây
- Các hệ thống và ứng dụng mạng không dây đa chặng, bao gồm Wireless
Sensor network và Wireless Adhoc multimedia network.
Đa phương tiện
- Tập trung vào các nghiên cứu ứng dụng dựa trên các công nghệ cao
trong lĩnh vực multimedia và mạng, để tạo ra các sản phẩm trí tuệ có hàm lượng
chất xám cao, có thể ứng dụng ngay, hoặc chuyển giao cho các doanh nghiệp để
10


hoàn thiện, tiến tới thương mại hóa. Các sản phẩm này cũng cần phải có hàm
lượng học thuật cao để có thể dễ dàng hòa nhập với các nghiên cứu cùng lĩnh
vực trên thế giới, đóng góp cho nền khoa học nước nhà.
- Các hệ thống và ứng dụng tính toán khắp nơi với cơ chế nhận dạng ngữ
cảnh (context-aware)
- Hệ thống tính toán hướng con người (human-centered computing) và
giao tiếp người-máy (human-machine interface).
- Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tính toán, đo lường và điều
khiển trên nền hệ nhúng.
- Các phương pháp xử lý ảnh, xử lý tiếng nói, video cho các ứng dụng đa
phương tiện.
Các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan
- Điện tử
- Viễn thông
- Công nghệ thông tin
- Vật lý và khoa học vật liệu
- Điện
- Công nghệ Y sinh
Các nội dung nghiên cứu làm chủ cần ưu tiên thực hiện sớm
Tóm tắt các định hướng nghiên cứu được ưu tiên giải quyết trong khuôn

khổ của chương trình này:
TT
Định hướng nghiên cứu
Antenna và siêu cao tần
01
Nghiên cứu và phát triển hệ thống anten thông minh kết hợp các kỹ
thuật phân tập cho các hệ thống thông tin di động thế hệ mới như
GSM, 3G, WiMax, LTE, DVB-T, VNREDSat-1
Xử lý tín hiệu trong thông tin vô tuyến
02
Nghiên cứu công nghệ điều chế đa sóng mang trực giao OFDM và ứng
dụng.
03
Nghiên cứu hệ thống thông tin vô tuyến nhiều phát, nhiều thu
(MIMO).
04
Nghiên cứu hệ thống thông tin vô tuyến băng siêu rộng UWB-Ultra
11


Wide Band.
05
Nghiên cứu, mô phỏng, thiết kế và chế tạo các thiết bị thu, phát vô
tuyến;
06
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo anten cho hệ thống thông tin, định vị
vô tuyến.
07
Phát triển các lý thuyết mới, thuật toán mới về xử lý tín hiệu trong
thông tin vô tuyến.

08
Phát triển các thuật toán áp dụng trong máy thu định vị toàn cầu
GPS/Galileo
Thiết kế hệ thống truyền thông dựa trên nền tảng DSP, hệ thống nhúng và
vi mạch lập trình được
09
Các hệ thống thu phát, điều chế dựa trên DSP và vi mạch nhúng
10
Các hệ thống mã hóa và giải mã kênh dựa trên vi mạch nhúng
11
Hệ thu phát vô tuyến bảo mật
12
Thiết kế và triển khai các vi mạch mã hóa và giải mã thoại, âm thanh
và video theo các chuẩn của 3GPP.
13
Nghiên cứu cấu trúc hệ thống nhúng trên 1 chip và tập trung nghiên
cứu các mô hình NoC (Network on Chip) và vấn đề quản lý tối ưu tài
nguyên của hệ nhúng trên 1 chip
14
Nghiên cứu và phát triển các hệ nhúng trên nền vi mạch khả trình tốc
độ cao CPLD/FPGA áp dụng trong thiết bị di động
15
Nghiên cứu tích hợp hệ thống để tăng cường năng lực thiết kế ở mức
hệ thống các hệ thống nhúng phức tạp như điện thoại di động
Hệ điều hành và phần mềm nhúng
16
Phát triển các chức năng mới và tối ưu hóa hệ điều hành nhúng để
thích hợp với tài nguyên bộ nhớ và xử lý hạn hẹp của thiết bị di động
như: quản lý bộ nhớ, quản lý tiến trình .v.v.
17

Phát triển middleware và các giao diện lập trình API, cho phép phát
triển các ứng dụng mới cho thiết bị di động thông minh.
Thiết kế giao thức cho hệ thống truyền thông không dây
18
Nghiên cứu và triển khai các giao thức báo hiệu trong hệ thống thông
tin di động 2G/3G
19
Nghiên cứu và triển khai các giao thức ở lớp ứng dụng hỗ trợ truyền
thông đa phương tiện như: SIP, RTSP, Radius và Diameter
20
Các giao thức và kiến trúc mạng lõi hỗ trợ cho hệ thống di động thế hệ
thứ 4 (4G) như EPC (Evolved Packet Core) .v.v.
21
Nghiên cứu và triển khai một số giao thức bảo mật trong mạng không
dây
22
Tổ hợp các giao thức truyền thông vào các hệ thống nhúng
23
Mạng ngang hàng (peer-to-peer networks), xếp chồng (overlay) và các
giao thức cho Internet tương lại (Future Internet) trong mạng không
dây
12


24

Các hệ thống và ứng dụng mạng không dây đa chặng, bao gồm
Wireless Sensor network và Wireless Adhoc multimedia network.
Đa phương tiện
25

Các hệ thống và ứng dụng tính toán khắp nơi với cơ chế nhận dạng
ngữ cảnh (context-aware)
26
Hệ thống tính toán hướng con người (human-centered computing) và
giao tiếp người-máy (human-machine interface).
27
Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tính toán, đo lường và điều
khiển trên nền hệ nhúng.
28
Các phương pháp xử lý ảnh, xử lý tiếng nói, video cho các ứng dụng
đa phương tiện.

Giai đoạn 1 (2010  2012): Nghiên cứu và đăng ký bản quyền trí tuệ
một số công nghệ nền tảng để thiết kế thiết bị di động thông minh.
Giai đoạn 2 (20132015): Dựa trên các công nghệ nền tảng đã được
phát triển ở giai đoạn 1, thiết kế và chế tạo một số mẫu thiết bị di động hoàn
chỉnh như: smart phone, modem vô tuyến, nút mạng không dây .v.v., sẵn sàng
để chuyển giao công nghệ.
Các kết quả dự kiến cần đạt được
Sở hữu các công nghệ nền tảng để có thể thiết kế chế tạo thiết bị di động
không dây như: công nghệ UWB (untra wide-band), công nghệ mã hóa kênh
trong hệ thống thông tin vô tuyến, phương pháp mã hóa và giải mã tín hiệu đa
phương tiện .v.v.
Sản xuất được một số thiết bị mẫu thực hiện chức năng của các hệ thống
thông tin di động dưới dạng phần cứng, phần mềm cũng như một số thiết bị di
động mẫu hoàn chỉnh.
Các bằng sở hữu trí tuệ và phát minh sáng chế của lĩnh vực có liên quan.

Danh sách chuyên gia tham vấn ý kiến cho báo cáo:


13


TT

Họ và tên

Đơn vị

1

PGS. TS. Nguyễn Văn Khang

Khoa Điện tử - Viễn thông

2

TS. Nguyễn Quốc Cường

Trung tâm MICA

3

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiếu

ITIMS

4

TS. Nguyễn Kim Khánh


Viện Công nghệ Thông tin và Truyền
thông

5

PGS. TS. Nguyễn Hữu Thanh

Khoa Điện tử - Viễn thông

Hiện trạng chung về công nghệ của Doanh nghiệp ngành công nghệ thông
tin và truyền thông
Trong những năm vừa qua Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTTTT) Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp viễn
thông Việt Nam đã triển khai mạng viễn thông thế hệ mới (NGN) hội tụ các
công nghệ viễn thông mới của thế giới,các công nghệ truyền dẫn quang
DWDM, công nghệ vô tuyến WiMax ... đã được nghiên cứu và triển khai thử
nghiệm trên mạng viễn thông Việt Nam. Ngành Bưu điện là ngành đi đầu thực
hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện thành công hai giai đoạn
của chiến lược “Tăng tốc” 1993-1995; 1996-2000 và đang thực hiện chiến lược
“Hội nhập và Phát triển” 2001-2010. Sau 20 năm đổi mới, ngành BCVT &
CNTT Việt Nam đã có bước phát triển đột phá, đóng góp quan trọng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, ngoại giao và bảo đảm an ninh, quốc phòng đất nước,
được Đảng và Nhà nước ghi nhận qua các phần thưởng cao quý: Huân chương
Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng
Nhất...Những năm qua, môi trường pháp lí trong lĩnh vực BCVT & CNTT tiếp
tục được hoàn thiện cho phát triển, đã đáp ứng được điều kiện thực tiễn của
Việt Nam và các cam kết quốc tế về BCVT & CNTT khi Việt Nam gia nhập
WTO, đã tạo nên thị trường BCVT & CNTT có sự tăng trưởng mạnh. Viễn
thông Việt Nam hiện đang duy trì tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, năm sau
gần gấp đôi năm trước. Một dấu mốc đáng ghi nhớ vào ngày 17/2/2007 (Mùng

1 Tết Đinh Hợi), ngành BCVT đã hoàn thành trước 4 năm chỉ tiêu phát triển
máy điện thoại (35 máy/100 dân) mà Đại hội X của Đảng đã đề ra.
Các thành tựu quan trọng trong giai đoạn 2001-2005
Hệ thống tổ chức chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đã
được đổi mới và tăng cường. Đã có nhiều Bộ, ngành, cơ quan Đảng và địa
14


phương thành lập Ban chỉ đạo CNTT của mình. Đặc biệt, trong năm 2002 Bộ
Bưu chính Viễn thông được thành lập và được giao thống nhất quản lý nhà
nước về viễn thông và CNTT. Đã có 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có sở Bưu chính Viễn thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bưu
chính viễn thông và CNTT tại địa phương.
Môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT được cải thiện. Chỉ
thị 58 đã là nền tảng cho sự ra đời của nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi, thúc
đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT của nước ta. Hơn 30 văn bản quy phạm
pháp luật về CNTT và truyền thông đã được phê duyệt nổi bật như Luật Giao
dịch điện tử; Luật CNTT, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông...
Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước có bước thay đổi
lớn. Hệ thống tổ chức chỉ đạo và quản lý Nhà nước đối với CNTT được tăng
cường. Trước năm 2000, số bộ, ngành có trang tin điện tử rất ít. Hiện nay, có
22/26 bộ, 56/64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có website chính
thức, góp phần hiện đại hoá nền hành chính và tạo tiền đề cho việc phát triển
Chính phủ điện tử.
Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh và là yếu tố sống còn đối với các ngành đòi hỏi hội nhập quốc
tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không,... Các ứng dụng
CNTT phục vụ giáo dục, y tế, thể thao,văn hoá, xã hội, nông nghiệp và phát
triển nông thôn bước đầu phục vụ nhu cầu thiết thực của cộng đồng.
Trong lĩnh vực CNTT, công nghiệp phần cứng phát triển ổn định với tốc

độ khá. Công nghiệp phần mềm trên đà phát triển tốt theo xu hướng xuất khẩu
phần mềm. Việt Nam được tổ chức Kearney (Mỹ) đánh giá là một trong 25
quốc gia có sức hấp dẫn nhất về sản xuất phần mềm. Ứng dụng CNTT đã trở
thành yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, và là yếu tố
sống còn đối với các ngành đòi hỏi hội nhập quốc tế cao như ngân hàng, viễn
thông, hàng không…
Nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh với các hình thức đào tạo đa
dạng. Số lượng các cơ sở đào tạo chính quy đại học và cao đẳng về CNTT tăng
lên đáng kể so với năm 2000, trong đó đào tạo đại học từ 42 lên 62, cao đẳng từ
36 lên 71. Hiện cả nước có 27 khoa CNTT. Số lượng tuyển sinh đào tạo đại học
và cao đẳng về CNTT tăng nhanh (năm 2000: 4.000, năm 2001: 6.000, các năm
2002 và 2003 mỗi năm 9.000; các năm 2004 và 2005 mỗi năm 10.000); tổng số
chỉ tiêu tuyển sinh CNTT cho cả giai đoạn 2001 - 2005 là 44.000.
15


Đáng ghi nhận là việc mạng thông tin quốc gia phát triển nhanh với nhiều
loại hình dịch vụ, chất lượng ngày một tốt hơn. Giá cước giảm mạnh trên cơ sở
xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp. Giá cước viễn thông Việt Nam đã giảm rất
nhiều và hiện ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Cước ADSL thấp hơn Singapore Thái Lan, Phillipine, Malaysia, ngang bằng
với Indonesia…Cước di động trả trước của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với
các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore…Thị trường viễn thông
Việt Nam trong vài năm gần đây tăng trưởng trung bình với tốc độ thuộc hàng
cao nhất thế giới, tới 25% mỗi năm. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã vượt qua
một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc về mức độ sử dụng dịch
vụ.
Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt: Chiến lược Phát triển CNTT và Truyền thông (CNTT&TT) Việt Nam
đến 2010 và định hướng đến 2020; Kế hoạch Tổng thể phát triển TMĐT đến

2010; Chương trình Phát triển nguồn nhân lực CNTT đến 2010; Dự án phát
triển CNTT&TT Việt Nam, Đề án Hỗ trợ DN ứng dụng CNTT phục vụ hội
nhập và phát triển, Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm, Chương
trình phát triển công nghiệp nội dung số,... đang xem xét phê duyệt Quy hoạch
phát triển CNTT&TT Việt Nam đến 2020. Bộ Bưu chính, Viễn thông đang
khẩn trương xây dựng Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong các cơ
quan nhà nước và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến
2020. Trên cơ sở các văn bản này và chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh
vực và địa phương, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương xây
dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2006-2010 của đơn vị
mình.
Nguồn vốn phân bổ cho các dự án của Việt Nam vừa nhỏ giọt, vừa dàn
trải, chưa quán triệt chủ trương ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển
CNTT. Cách phân bổ ngân sách không theo trọng điểm và nhiệm vụ trọng tâm
của kế hoạch, mang màu sắc cảm tính của cơ chế “xin – cho”.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, toàn bộ các dự án, chương trình
của Kế hoạch Tổng thể được phân bổ trong mục “Đề án 95 và chương trình
phần mềm nguồn mở” bên cạnh Đề án 112 và Đề án 47. Tuy nhiên, phần lớn
các dự án được đầu tư dưới danh nghĩa Đề án 95 không có trong danh mục
chương trình và dự án trọng điểm của Kế hoạch Tổng thể. Mặt khác, việc huy
động các doanh nghiệp tham gia đầu tư ứng dụng CNTT hầu như không có.

16


Hạn chế về nguồn lực khiến hầu hết các chương trình, dự án liên quan
đến ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn 2001 – 2005 bị đình trệ.
Trong số 4 chương trình trọng điểm, duy nhất có Chương trình phát triển nguồn
nhân lực CNTT là xây dựng xong kế hoạch triển khai cụ thể được phê duyệt với
6 dự án, đề án. Chương trình này sau đó chưa triển khai được vì không có cơ

chế huy động nguồn tài chính riêng. Thay vào đó là nguồn tiền hạn chế từ
Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và các nguồn tài trợ.
Hai chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng và phần
mềm đều không đạt được tiến trình như dự kiến. Các chỉ tiêu liên quan đều
không đạt được. Doanh thu dự kiến từ công nghiệp phần mềm đạt 500 triệu
USD, trong đó xuất khẩu 200 triệu USD, chỉ đạt 45% chỉ tiêu, doanh thu xuất
khẩu đạt 35%.
Duy nhất có Chương trình Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng viễn
thông và Internet, tuy không được xây dựng trong Kế hoạch Tổng thể, nhưng
lại có nhiều nội dung liên quan được triển khai nhất. Nguyên nhân là vì ngày
8/2/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt
Nam 2001 – 2005.
Theo ước tính, ngân sách đầu tư cho CNTT Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2001 – 2005 từ các nguồn khác nhau chưa tới 0,4% GDP, thấp hơn nhiều
lần so với con số 2% GPD đề ra trong Kế hoạch Tổng thể. Xu hướng tăng của
lượng tiền đổ vào lĩnh vực này tăng từ 30 – 50% mỗi năm. Tuy nhiên, do xuất
phát điểm quá thấp nên không đáp ứng được nhu cầu để có sự phát triển nhảy
vọt.
Về bưu chính viễn thông
Năm 2008, Doanh thu viễn thông đã đạt 5,1 tỷ USD trong đó dịch vụ cố
định 570 triệu USD, dịch vụ di động 3,2 tỷ USD, dịch vụ Internet 250 triệu
USD Các dịch vụ viễn thông mới như IP TV, Mobile TV, .. cũng đã được triển
khai trên mạng viễn thông Việt Nam. Về thông tin di động các công ty thông tin
di động đang tích cực triển khai mạng di động thế hệ thứ 3 (di động 3G) đưa
vào khai thác sẽ mở ra khả năng phát triển các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu
phát triển của kinh tế xã hội hiện đại. Có thể nói về các công nghệ viễn thông
đang ứng dụng tại Việt Nam đạt trình độ quốc tế, chúng ta đã sử dụng các công
nghệ hiện đại với xu hướng phát triển mạng hội tụ IMF các doanh nghiệp viễn
thông lớn như VNPT,Vietel đã từng bước triển khai mạng hạ tầng cơ sở băng
thông rộng, dung lượng lớn.


17


• Lĩnh vực Viễn thông Sau thời kỳ số hóa trong lĩnh vực điện
thoại, đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của thông tin, ngày
nay ngành viễn thông đã phát triển mạnh đạt trình độ cao ngang tầm
với các nước phát triển. Hạ tầng mạng đã và đang triển khai mạng
viễn thông thế hệ mới NGN và trong lộ trình triển khai hạ tầng mạng
truyền tải băng rộng dung lượng lớn theo xu hướng mạng hội tụ IMF
tạo cơ sở cho phát triển các dịch vụ internet băng rộng, di động 3G.
Công nghệ quản lý viễn thông tiên tiến cũng đang được triển khai áp
dụng trong các doanh nghiệp viến thông như công nghệ quản lý viễn
thông thế hệ mới NGOSS, công nghệ quản lý tính cước và chăm sóc
khách hàng BCS, Call center…. Các doanh nghiệp lớn đã tứng bước
triển khai xây dựng các trung tâm, kho dữ liệu tập trung của doanh
nghiệp như VNPT hay tại các khu chế xuất, khu công nghệ cao đạt
tiêu chuẩn quốc tê ISO 17799. Các công ty di động (hiện có 7 công ty
được cấp phép) đã triển khai nhanh, mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao
có nhiều bước công nghệ đột phá lớn đáp ứng nhu cầu thông tin cho
người dùng ở thành thị và nông thôn vùng sâu vùng xa được hưởng
các công nghệ mới này. Hình thành các doanh nghiệp cổ phần dịch vụ
giá trị gia tăng phát triển mạnh, trình độ ứng dụng CNTT tạo các phần
mềm dịch vụ giá trị gia tăng trên di động,internet đã tạo các tiện ích
về nhu cầu thông tin, quảng cáo, giải trí nhanh chóng và thuận tiện
cho người dùng.
• Lĩnh vực Bưu chính đang từng bước thay đổi qui trình trong
ngành Bưu chính để có thể hội nhập, tránh lạc hậu so với thế giới .
Các sản phẩm bưu chính truyền thống như thư, bưu phẩm bưu kiện
đổi mới qui trình, từng bước cơ giới hóa tự động hóa ứng dụng công

nghệ mã vạch trong chia chọn thư, bưu phẩm, bưu kiện,. Tổng công ty
Bưu chính Việt nam đã triển khai ứng dụng tổng thể CNTT trong bưu
chính như chuyển phát nhanh, theo dõi và quản lý bưu phẩm bưu kiện,
chuyển tiền, nhiều công nghệ mới được áp dụng như công nghệ RFID
trong bưu chính…đang thử nghiệm để áp dụng trong toàn quốc.
Về công nghệ thông tin – truyền thông
Công nghiệp CNTT-TT cũng có mức tăng trưởng vượt bậc, bình quân đạt
25%/năm. Công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 700 triệu USD (tăng
16%); Năm 2007, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp có đăng ký sản xuất
kinh doanh về phần mềm, tuy nhiên các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh
thường có tâm lý ghi nhiều ngành nghề (từ 10-40 hạng mục kinh doanh) để dễ
hoạt động, do đó số doanh nghiệp thực sự sản xuất phần mềm ít hơn số đăng ký
rất nhiều. Để xác định số doanh nghiệp thực sự làm phần mềm, Hội tin học TP.
HCM (HCA) sử dụng phương pháp thống kê 50/50, trong đó một doanh nghiệp
18


sẽ được coi là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nếu có
trên một nửa số hạng mục đăng ký kinh doanh (từ 50% trở lên) thuộc lĩnh vực
CNTT, và doanh nghiệp CNTT đó sẽ được coi là DNPM nếu có từ 50% doanh
số CNTT trở lên là doanh số phần mềm. Năm 2007 doanh thu của ngành phần
mềm là gần 500 triệu USD( đạt chỉ tiêu CP đề ra), năm 2008 670 triệu USD
(tăng 35%) và mục tiêu năm 2010 là 800 triệu USD. Công nghiệp nội dung số
đạt khoảng 270 triệu USD (tăng 50%)., ứng dụng công nghệ thông tin cũng có
những bước phát triển khá mạnh. CNTT đã được ứng dụng sâu rộng trong khá
nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như, viễn thông, ngân hàng, tài chính,...Công
nghiệp phần mềm đang từng bước phát triển trước mắt là gia công phần mềm,
phát triển phần mềm quản lý, các phần mềm dịch vụ giá trị gia tăng trong viễn
thông, các thiết bị tự động trong nước, đẩy mạnh phát triển phần mềm nguồn
mở,phần mềm nội dung số tuy mới hình thành và triển nhưng rất có tiềm năng

trong các lĩnh vực giải trí, truyền hình, phim hoạt hình, đồ họa, trò chơi trực
tuyến trên Imnternet, di động Hiện nay chúng ta cũng đang chú trọng đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, bao gồm ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý điều hành cũng như ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp.
Công nghệ truyền hình
Công nghệ truyền hình có bước phát triển theo kịp trình độ phát triển
cảu các nước phát triển. Hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đã
và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và đang trong lộ
trình chuyển đổi từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số và đa dang
hóa tuyền hình như truyền hình mặt đát, truyền hình qua vệ tinh, truyền hình
cáp, truyền hình di động.
Lĩnh vực phát thanh truyền hình đang trong lộ trình chuyển đổi công
nghệ từ tương tự sang số, đa dạng hóa công nghệ truyền hình:

Truyền hình mặt đất (quảng bá): Công nghệ Analog và Số
mặt đất theo chuẩn DVB-T (Châu Âu)

Truyền hình cáp: Công nghệ lai ghép: Số + tương tự, truyền
dẫn cáp quang + cáp đồng trục

Truyền hình Vệ tinh: Đài VTV - Dùng công nghệ truyền
hình số về tinh thế hệ thứ nhất (DVB-S), (dịch vụ DTH)
Đài VTC sử dụng Công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ 2 (DVB-S2) Công nghệ tiên tiến nhất theo chuẩn truyền hình của Châu Âu đều sử dụng Vệ
tinh VINASAT của Việt Nam.
19



Truyền hình di động trên máy cầm tay: Công nghệ DVB-H

của VTC, đã triển khai dịch vụ từ cuối năm 2006, ngoài ra có thử nghiệm
Công nghệ DMB (hàn quốc, Nhật Bản) cho phát thanh số và truyền hình
di động cầm tay. Triển vọng phát triển cả truyền hình VoD trên máy điện
thoại di động 3G.

Truyền hình Internet: IP TV đang triển khai mạnh ở các
Thành phố lớn, nơi có hạ tầng Internet băng rộng phát triển

Truyền hình số kết hợp phát thanh số
Nâng cao chất lượng dịch vụ nội dung và khả năng tiếp cận thông tin

Đã triển khai công nghệ truyền hình độ phân giải cao HDTV trên truyền hình Vệ tinh và trên cáp (chuẩn DVB-C)

Có khả năng thu xem truyền hình "mọi lúc, mọi nơi": Vùng
phủ sóng vệ tinh toàn lãnh thổ VN, và vài nước lân cận, có thể sử dụng
máy cầm tay để xem truyền hình di động, xem truyền hình qua Internet.

Đang tiến hành quy hoạch lại mạng truyền dẫn phát sóng
phát thanh truyền hình
Lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông
Trong thời gian qua, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã có những
bước phát triển đáng kể. Tốc độ phát triển trung bình trong 5 năm gần đây đạt
từ 20-30%, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở 3 trung tâm kinh tế lớn của cả
nước đó là Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 48 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng điện tử,
máy tính đạt 2,178 tỉ USD chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (các
doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng 90%), là một trong những mặt hàng đạt doanh
thu cao nhất, đáp ứng được 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm điện tử, máy tính năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, doanh thu 4.5 tỉ
USD tăng 25% so với năm 2007.

Công nghiệp điện tử khẳng định là một trụ cột vững chãi của toàn ngành.
Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước không những đã đáp ứng được 80%
nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế
giới.
Hiện tại, vai trò đầu tàu của ngành thuộc về các doanh nghiệp FDI định
hướng xuất khẩu, các doanh nghiệp này thường hoạt động trên quy mô lớn, sử
dụng hầu hết các nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện nhập khẩu và ảnh hưởng
lớn đến tổng sản lượng ngành hàng cũng như kim ngạch xuất khẩu của công
nghiệp điện tử Việt Nam.
Cơ cấu sản phẩm đang có sự mất cân đối, trong khi giá trị sản phẩm điện
tử tiêu dùng lên tới 80% thì các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm 20% tổng giá
20


trị toàn ngành. Số lượng, chủng loại các sản phẩm điện tử chuyên dụng được
sản xuất tại Việt Nam còn hạn chế, trong đó đáng kể nhất là sản xuất các trang
thiết bị điện tử viễn thông. Một số sản phẩm chính bao gồm: tổng đài điện tử kỹ
thuật số, thiết bị truyền dẫn quang và vi ba số, phụ kiện, các thiết bị mạng ngoại
vi, các thiết bị nguồn điện viễn thông, các sản phẩm phục vụ bưu chính và các
sản phẩm in ấn, thẻ viễn thông…
Cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đều
thuộc tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) với tổng số khoảng 20 nhà máy, xí
nghiệp, gồm 3 loại hình doanh nghiệp là khối doanh nghiệp nhà nước, khối
công ty cổ phẩn và khối liên doanh. 17 đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống đảm
bảo chất lượng ISO-9000. Các đơn vị công nghiệp bao gồm 5 công ty liêndoanh
với các hãng nước ngoài, 14 công ty cổ phần và 01 công ty TNHH 1 thành viên
hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm chủ yếu như
thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, cáp quang, cáp đồng, nguồn viễn thông, thẻ
viễn thông, máy điện thoại, sản phẩm in ấn và các trang thiết bị khác phục vụ
cho ngành viễn thông và đáp ứng một phần cho nền kinh tế đất nước.

Hiện nay, các sản phẩm chính của các doanh nghiệp trong khối công
nghiệp VNPT như sau:
1. Thiết bị tổng đài Các Cty Liên doanh ANSV, TELEQ, VINECO, VKX
2. Thiết bị truyền dẫn VFT, CT-IN, VITECO
3. Máy đầu cuối POSTEF, VKX, CT-IN
4. Cáp quang VINA-OFC, FOCAL, LTC, VINA-CAP,
PMC, SACOM, POSTEF
5. Cáp đồng VINA-CAP, SACOM, POSTEF, PMC, PCM, COKYVINA
6. Ống nhựa các loại SACOM, POSTEF, PMC, PTIC
7. Các loại thẻ viễn thông VTC, Cty In BĐ
Một loạt các sản phẩm mới được phát triển và đưa ra thị trường tiêu thụ,
tiêu biểu là điện thoại 1717, điện thoại dùng tiền xu, nguồn máy tính,thiết bị cắt
lọc sét, điện thoại hiển thị số có màn hình LCD, cáp quang truy nhập ít sợi, cáp
PCM tần số cao và thiết bị truyền dẫn quang, BTS và BSC, thẻ cào và thẻ SIM
và các sản phẩm phụ trợ khác cho mạng ngoại vi.
Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đang tập trung đầu tư chiều sâu
và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, tiêu biểu là các dự án sản xuất card
21


thuê bao, card phòng vệ tổng đài vệ tinh CSNMM của liên doanh ANSV, thiết
bị thông tin di động công nghệ CDMA của VKX, cáp LAN của SACOM, thẻ
cào và thẻ SIM của công ty In Bưu điện và công ty VTC.
Tại những liên doanh sản xuất thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn
ANSV, VKX, TELEQ, VFT, VINECO phía Việt nam đã làm chủ được khâu
lắp ráp CKD, SKD một số chủng loại card trong tổng đài, thiết bị truyền dẫn,
công suất thiết kế của các dây chuyền sản xuất nhỏ, chỉ đáp ứng với nhu cầu
của Tập đoàn là chính, không có khả năng tự nghiên cứu phát triển các sản
phẩm mới mà chỉ sản xuất được các sản phẩm do đối tác chuyển giao.
Đối với việc sản xuất thiết bị đầu cuối, các liên doanh, cổ phần VITECO,

POSTEF, VKX, CT-IN, ANSV đã chủ động đầu tư trang bị các dây chuyền
tương đối đồng bộ, có máy hàn dán linh kiện bề mặt SMT hiện đại, máy hàn 2
sóng, máy cắm chân linh kiện tự động, buồng kiểm tra hệ thống thiết bị trong
điều kiện nhiệt độ, môi trường và độ ẩm khác nhau với mức độ tự động hóa
cao. Các cán bộ Việt nam đã nắm bắt, khai thác được một số phần mềm điều
khiển thiết bị, công nghệ lắp đặt, khai thác bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho
khách hàng. Sản phẩm được đánh giá là tương đối phong phú, hiện đại, đáp ứng
nhu cầu phát triển mạng viễn thông, chất lượng tương đương thiết bị công nghệ
cao của khu vực.
Tại các liên doanh, cổ phần sản xuất cáp quang, cáp đồng VINA-OFC,
FOCAL, LTC, VINA-CAP, PMC, POSTEF, kỹ sư công nghân Việt Nam làm
chủ hoàn toàn về công nghệ trong sản xuất. Thông qua chuyển giao công nghệ
các cán bộ Việt Nam tự nghiên cứu phát triển một số sản phẩm cáp quang, cáp
đồng mới với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài.
Việc sản xuất thẻ viễn thông do các công ty VTC, IN Bưu điện thực hiện,
hiện tại mới chỉ lắp ráp gồm các công đoạn đục lỗ, gắn chíp và nạp phần mềm,
in quảng cáo trên thẻ. Tuy nhiên, do đầu tư còn nhỏ, sản lượng thấp nên khả
năng cạnh tranh với các hãng nước ngoài để chiếm lĩnh thị trờng nội địa và xuất
khẩu còn gặp khó khăn.
Dịch vụ Internet Việt Nam
Cách đây mười năm, ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có
mặt tại Việt Nam. Hạ tầng ban đầu chỉ có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế và
dung lượng chỉ đủ cho khoảng 300 người sử dụng. Lúc đó, chỉ có một DN cung
cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế (IXP) là VNPT cùng bốn
nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT và Netnam. Khách
22


hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp của các cơ quan ban ngành, sử dụng với
mục đích là giới thiệu với các cấp lãnh đạo cao hơn để vận động “mở cửa” cho

Internet.
Cho đến nay, qua 10 năm phát triển, Internet Việt Nam đã sánh vai cùng
các quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều các IXP và ISP. Giờ đây, Internet
đã trở thành dịch vụ phổ thông và thiết yếu, có ảnh hưởng sâu rộng tới thói
quen, sinh hoạt, giải trí của một bộ phận người dân Việt Nam. Nó không chỉ có
mặt ở các đô thị mà còn lan tỏa rộng khắp 64 tỉnh thành, từ những khu dân cư
đông đúc đến các bản làng xa xôi. 10 năm qua Internet đã trở thành một bộ
phận cơ sở hạ tầng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
So với 10 năm trước, tốc độ truy cập Internet hiện nay tăng tới 7.500 lần,
từ kết nối 2 Mbps đi Mỹ và Úc trước đây mở rộng thành mạng lưới tổng băng
thông 10,5 Gbps đi nhiều nước khác nhau. Số người sử dụng lên tới 18 triệu,
chiếm 21% dân số cả nước. Tương lai Internet băng rộng sẽ mở rộng đến từng
hộ gia đình và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, đóng góp vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước.
Để có được ngày hôm nay, Internet đã trải qua những mốc son đặc biệt
quan trọng như Nghị định 55 (2001) xóa bỏ tính độc quyền khai thác hạ tầng kỹ
thuật của VNPT và cho phép thành lập các IXP khác, đánh dấu một bước phát
triển mới của Internet Việt Nam. Năm 2003, dịch vụ Internet băng rộng ADSL
bắt đầu được cung cấp rộng rãi, cung không đủ cầu. Do đó cải thiện chất lượng
băng thông, là nền tảng để phát triển những dịch vụ gia tăng. Bộ BCVT và Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký kết thỏa thuận đưa Internet vào trường học.
Năm 2005 xuất hiện sự bùng nổ của các công nghiệp nội dung. Từ 4 dịch vụ cơ
bản đầu tiên (email, duyệt web, lưu trữ và truy vấn thông tin), đến nay Internet
Việt Nam đã có hầu hết dịch vụ tiên tiến trên thế giới như chat, VoIP, truyền
hình Internet, nghe nhạc, xem video theo yêu cầu, truyền thông hội tụ...
Các mốc chính trong 10 năm phát triển Internet Việt Nam
- Tháng 3 năm 1997 Chính phủ thành lập Ban điều phối quốc gia mạng
Internet ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện Mai

Liêm Trực làm Phó Trưởng ban và các Uỷ viên là lãnh đạo các cơ quan Bộ Văn
hoá Thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo chương trình
quốc gia về Công nghệ thông tin, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ
quốc gia;
23


- Tháng 8/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 55 về "Quản lý, cung cấp
và sử dụng dịch vụ Internet" với cách tiếp cận táo bạo: "Phát triển đến đâu,
quản lý tới đó", tức là đảo ngược với phương châm ban đầu.
- Năm 2002 Ban Chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin được thành lập
dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và từ năm 2006 do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp làm Trưởng ban;
- Năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký thoả
thuận phát triển Internet trường học.
- Năm 2004 Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng lúc đó phụ
trách Ngành Bưu điện chỉ đạo lấy Internet làm khâu đột phá, mở cửa và cạnh
tranh Internet...
- Đến nay cả nước đã có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu
cầu sử dụng của 15,5 triệu dân, đạt mật độ sử dụng 18,64 người trên 100 dân,
cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới, vượt Thái Lan (12,65%), Trung
Quốc (9,41%), Philippin (9,12%) và Indonesia (8,1%) tuy còn kém hơn
Singapore (56,3%), Malaysia (36,65%) và đó chính là đích ta phải nhắm tới để
vượt. Internet đã đi vào 100% các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao
đẳng, các Bệnh viện trung ương, các Tập đoàn và các Tổng Công ty Nhà nước,
98% các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, 92% các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường Trung học cơ sở, Bệnh viện cấp tỉnh.
Internet cũng trở thành một phần không thể thiếu được của các cơ quan, tổ chức
: 26/26 Bộ Ngành, 56/64 tỉnh thành có Website và bước đầu đã đi vào cuộc
sống nhân dân tới các điểm Bưu điện-Văn hoá Xã, len lỏi về làng, đến tận vùng

sâu, vùng xa, chạm tay cả một số nông dân, ngư dân, thanh thiếu niên, người
khuyết tật ham học hỏi và thích ứng dụng kỹ thuật mới.
Để tiếp tục đưa Internet Việt Nam lên vị trí cao hơn tương xứng với thời
cơ của đất nước, yêu cầu của cuộc sống và thích ứng độ trẻ của dân số, chúng ta
cần làm tốt một số các giải pháp sau đây:
• Một là, tiếp tục nâng cao và hoàn thiện khung pháp lý về
quản lý nhà nước nhằm đảm bảo điều tiết sự phát triển hài hoà giữa
mạng lưới băng thông rộng và nội dung thông tin đa dạng trên đó.
• Hai là, nâng cao nhận thức đúng đắn về Internet cho cả
người cung cấp dịch vụ và người sử dụng để Internet được phát triển
và sử dụng hiệu quả, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xã hội và đời
sống nhân dân.
24


• Ba là, phát triển nguồn nhân lực có tri thức, người lao động
biết sử dụng Internet và từng bước tham gia "tương tác" với Internet
phục vụ cho lợi ích của mình, nhân rộng các mô hình kinh doanh sáng
tạo và thúc đẩy một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
• Bốn là, coi trọng hệ thống cơ sở dữ liệu, chất lượng các nội
dung thông tin trên mạng, tạo lập một môi trường ảo phục vụ thực sự
hiệu quả cho quốc kế dân sinh. Công nghiệp phần mềm phải phục vụ
được quá trình sáng tạo nội dung.
• Năm là, xây dựng một hạ tầng thông tin hiện đại, đảm bảo
an toàn, bảo mật, cập nhật với xu thế thế giới, là môi trường tốt cho sự
hội tụ của viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình, hội tụ giữa
các thiết bị cố định và di động, phục vụ cho việc triển khai phiên bản
Internet mới IPv6, tiến hành cấu trúc hệ thống máy tính mạng, máy
tính rẻ, phần mềm mã nguồn mở, phần mềm phiên dịch ví dụ Việt Anh và Anh - Việt, phần mềm nhận dạng Văn bản - Tiếng nói
v.v...góp phần tạo dựng một xã hội thông tin trong đó mọi người

được đáp ứng mọi thông tin theo yêu cầu (tiếng nói, văn bản, hình
ảnh) vào mọi lúc và ở mọi nơi...
Ngày 10.5.2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm
việc với lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông về triển khai nhiệm vụ năm 2007 và
kế hoạch đến năm 2010. Trong báo cáo của mình, coi Internet là đầu tư cho
phát triển, Bộ Bưu chính Viễn thông dự định:
Đến năm 2010: mật độ thuê bao Internet đạt 13-15% thuê bao /100 dân,
số người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 35-40%. Thủ tướng đánh giá Bưu
chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin nước ta trong 5 năm qua có nhiều
tiến bộ vượt bậc, phát triển nhanh và toàn diện nhưng còn chưa tương xứng với
tiềm năng đất nước và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Thủ tướng chỉ đạo Bộ, cùng các cơ quan quản lý nhà nước phải ra sức
tháo gỡ cơ chế, tạo đột phá trong bưu chính viễn thông và công nghê thông tin
nói chung và Internet nói riêng. Thiết nghĩ, đây cũng là chủ đề thời sự cần được
Hội nghị thảo luận để quán triệt và thực hiện chỉ thị của Thủ tướng.
Những bước ngoặt của Internet Việt Nam
1. Ban hành Nghị định 55/ 2001/NĐCP về quản lý, cung cấp và khai thác
sử dụng Internet thay thế cho Nghị định 21/1997/NĐ-CP. Từ phương châm khả
năng quản lý đến đâu cho phép mở rộng hoạt động đến đó, cho tới năng lực
quản lý phải theo kịp và đón đầu sự phát triển Internet của cộng đồng. Nghị

25


×