Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng phát triển công nghệ ngành điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.15 KB, 28 trang )

BÁO CÁO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀNH ĐIỆN

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ NGÀNH SẢN XUẤT & KINH
DOANH ĐIỆN NĂNG
1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng về công nghệ trong ngành điện lực
(Được đánh giá theo 2 phần: yếu tố kỹ thuật và yếu tố con người- tổ chức- thông tin)
A. ĐÁNH GIÁ VỀ YẾU TỐ KỸ THUẬT
A.1. Công nghệ phát điện
A.1.1. Nhiệt điện
Hai loại công nghệ nhiệt điện đang phổ biến tại Việt Nam là công nghệ đốt than
phun và công nghệ tuốc bin khí.
Công nghệ đốt than nằm trong dạng công nghệ truyền thống, nhiều nhà máy cũ
và hiệu suất thấp.
Các công nghệ cũ trước đây vẫn vận hành tuy nhiên hiệu suất thấp, bảo dưỡng
sửa chữa nhiều. Các thiết bị điều khiển tự động theo công nghệ cũ đã lạc hậu, không
đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn hiện nay hoặc không còn được sản xuất nữa, đang
được thay thế dần.
Các tổ máy tuốc bin khí đa số đều mới được trang bị hiện đại, các thiết bị điều
khiển tự động hoạt động tốt.
Công nghệ thiết bị xử lý môi trường chưa được quan tâm đầy đủ trong các nhà
máy đốt than cũ. Các dự án mới đang được xem xét để đưa các thiết bị xử lý môi
trường vào, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu về môi trường. Thiết bị môi
trường sẽ làm chi phí đầu tư tăng cao hơn.
A.1.2. Thủy điện
Các thiết bị chính trong các nhà máy thuỷ điện đa số là công nghệ mới, điều này
phản ánh thực tế: trong những năm qua số lượng các nhà máy thuỷ điện mới được đưa
vào nhiều. Tuy nhiên, các thiết bị thuộc công nghệ cũ vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể:
21% đối với các tua bin thuỷ lực, 23% đối với các máy phát, và 19 % đối với các máy
biến áp chính.
Nhìn chung trong những năm qua, công nghệ thuỷ điện không có những thay đổi


đáng kể về mặt hiệu suất. Hiệu suất của các nhà máy thuỷ điện phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên.
A.1.3. Năng lượng tái tạo
Năng lượng mặt trời
Mảng pin mặt trời : chủ yếu nhập khẩu. Bộ điều khiển : chủ yếu do trong nước tự
chế tạo. Bộ biến đổi điện DC/AC : Chất lượng bộ đổi điện trong nước chế tạo chưa
thích hợp khí hậu biển, hiệu suất thấp chỉ đạt khoảng 70%.
Năng lượng gió
Lĩnh vực năng lượng gió ở nước ta hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng
tại các vùng có tiềm năng. Chất lượng thiết bị chưa ổn định.
Khí sinh học (KSH) ở Việt Nam
Đã nghiên cứu thành công mô hình phát điện bằng KSH quy mô nhỏ cho từng hộ
gia đình hoặc một trang trại ở Việt Nam. Động cơ phát điện 4 kỳ chạy xăng được cải
1


tạo chuyển sang sử dụng KSH để cấp điện cho những vùng không có khả năng đưa
điện lưới quốc gia đến được.
Công nghệ đồng phát Năng lượng sử dụng sinh khối ở Việt Nam
Hiện nay, những kết quả ứng dụng về công nghệ này vẫn còn rất hạn chế do
những trở ngại về nguồn vốn, năng lực kỹ thuật và thiếu những chính sách ưu tiên
thích đáng.
F. Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam
Cho đến nay chưa có nhà máy điện địa nhiệt nào được xây dựng và vận hành ở
Việt Nam.
A.2. Công nghệ truyền tải điện năng
A.2.1. Đánh giá các giải pháp công nghệ để bảo đảm an toàn liên tục cung cấp
điện, giảm thiểu sự cố trên lưới bảo đảm độ tin cậy và chất lượng điện năng
Thiết bị 500-220kV :
Hầu hết thiết bị, vật liệu của hệ thống 500kV đều được nhập từ các nước phát

triển. Các máy biến áp 1 pha 500/220kV nhìn chung chất lượng tốt, tuy nhiên qua một
thời gian dài vận hành cũng đã xảy ra một số sự cố đáng kể làm ảnh hưởng đến cung
cấp điện. Hệ thống tụ bù dọc vận hành bình thường. Kháng điện hoạt động bình
thường.
Hệ thống thiết bị 500kV hiện đại vào bậc nhất trong lưới điện truyền tải và bảo
đảm được vận hành bình thường của mạch truyền tải xương sống Bắc Nam. Tuy vậy
có thể nhận định: độ tin cậy của thiết bị 500kV cần được nâng cao hơn nữa.
Hệ thống điều độ và thiết bị điều khiển:
Tại EVN đã hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA tại TT điều độ quốc gia (A0)
và các điều độ miền , nâng cấp đường trục viễn thông, nâng cao tốc độ truyền dẫn cáp
quang. Tín hiệu SCADA/EMS tại A0 bao gồm các tín hiệu đo lường của đường dây,
máy biến áp, tổ máy phát, thánh cái; tín hiệu về trạng thái của máy cắt, dao cách ly,
dao tiếp địa và cảnh báo của các nhà máy điện, các trạm 500kV và 220kV. Hệ thống
nhìn chung hoạt động tương đối ổn định phục vụ công tác thu thập và xử lý các thông
số, tín hiệu, dữ liệu giúp cho việc đánh giá, xử lý sự cố đáp ứng yêu cầu vận hành hệ
thống điện. Tuy nhiên hệ thống này vận hành còn những hạn chế nhất định, một số
chức năng chưa được phát huy trong quá trình vận hành, điều khiển.
Đánh giá chung : Từ 10 năm nay các giải pháp công nghệ sử dụng thiết bị tiên
tiến đã được sử dụng ngày càng nhiều trong lưới điện, tạo ra bước chuyển lớn trên lưới
so với 1995 về trước, đóng góp phần quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao độ tin
cậy của lưới điện. Tuy nhiên còn một số những nhược điểm vì đến nay ngành điện vẫn
còn phải đang đối mặt với nhiều khó khăn trong yêu cầu nâng cao mức độ tin cậy của
các thiết bị điện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao độ tin cậy an toàn của lưới
truyền tải.
A.2.3. Các giải pháp công nghệ đã triển khai nhằm giảm tổn thất điện năng, giảm
giá thành xây dựng, giảm giá thành truyền tải
Về biện pháp kỹ thuật :
Hàng năm, EVN đã đầu tư và đóng điện vận hành nhiều công trình nguồn và lưới
điện truyền tải nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, rút ngắn bán kính cấp điện,
đảm bảo chất lượng điện áp và giảm tổn thất điện năng.

Các công trình phát triển và cải tạo lưới điện từ lưới điện truyền tải 220kV đến
500kV nhìn chung đã đáp ứng việc truyền tải từ các nhà máy điện đến trung tâm phụ tải.
2


Công tác quản lý vận hành :
Từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia đến các đơn vị truyền tải và phân
phối điện làm tốt công tác vận hành, sửa chữa nhằm duy trì cấp điện an toàn, liên tục
và giảm tổn thất điện năng.
Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã kiểm tra cập nhật tình hình hệ
thống điện và dự báo phụ tải.
Các Công ty truyền tải điện đã vận hành lưới điện truyền tải theo phương thức an
toàn và tổn thất điện năng thấp. Chủ động phối hợp với Trung tâm điều độ Hệ thống
điện bố trí lịch cắt điện hợp lý để sửa chữa, thí nghiệm định kỳ đường dây và các trạm
biến áp giảm tối thiểu số giờ vận hành theo phương thức bất lợi có tổn thất điện năng
cao.
Định hình hóa tiêu chuẩn hóa các kết cấu và công trình lưới điện
Việc định hình và tiêu chuẩn hóa các trạm biến áp ở Việt Nam chưa được tiến
hành đồng bộ từ khâu thiết kế nhập thiết bị đến định hình các kết cấu xây dựng đi kèm,
tiêu chuẩn hóa sơ đồ và phương thức bảo vệ - tự động.
Tuy nhiên tại EVN cũng đã đạt được một số kết quả. Nhưng đó là công việc gần
như đã hoàn tất từ những năm 70 - 80 : Tiêu chuẩn hóa các bộ cột bê tông li tâm chiều
cao từ 6m đến 20m. Do có tiêu chuẩn này việc thiết kế thi công các đường dây trung
hạ thế thuận lợi, nhanh chóng.
Áp dụng các giải pháp công nghệ mới trong thiết kế xây dựng lưới điện
Một số sơ đồ cột ĐDK nhiều mạch đã được áp dụng.
Các loại dây dẫn mới như dây chịu nhiệt (tăng khả năng tải); dây dẫn hợp kim
kết hợp với các loại cách điện composite, khi sử dụng sẽ có thể giảm bớt kích thước,
khối lượng cột, giảm khối lượng cột, giảm hành lang tuyến đang được áp dụng thí
điểm ở Việt Nam.

Công nghệ trạm GIS đã có trên thế giới từ cách đây 50 năm và ngày càng được
hoàn thiện. Hiện tại, một số trạm áp dụng công nghệ GIS đã được đưa vào vận hành tại
Hà Nội và T/p Hồ Chí Minh đã và đang phát huy hiệu quả cao cùng với việc giảm diện
tích mặt bằng trạm.
A.2.4. Giảm thiểu tác động môi trường, bảo vệ cảnh quan, sinh thái
Vấn đề giảm thiểu tác động môi trường của các tuyến đường dây tải điện liên
quan chặt chẽ tới tác động của điện từ trường đường dây lên sinh vật, môi trường sống
dưới tuyến và gần đường dây tải điện. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,
EVN và một số cơ quan liên quan đã tiến hành những nghiên cứu, khảo sát, đo đạc về
ảnh hưởng của điện từ trường tuyến đường dây 500kV lên môi trường, môi sinh. Hiện
tại các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục triển khai.
A.3. Công nghệ phân phối điện năng
A.3.1. Đánh giá hiện trạng lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối của nước ta bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22, 15, 10, 6kV.
Cấu trúc lưới phân phối khu vực thành phố, thị xã, khu đô thị, khu công nghiệp
theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, các khu vực còn lại theo cấu trúc hình tia. Khu
vực thành phố Hà Nội đã xây dựng thí điểm hệ thống “cáp sạch” - tức hệ thống cáp có
tiết diện lớn nối trực tiếp hai trạm 110kV. TP.Hồ Chí Minh xây dựng cấu hình song
song có cáp dự phòng để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Đánh giá công nghệ & thiết bị lưới trung áp:
3


Lưới trung áp từ 22kV trở xuống ở các thành phố, thị xã dùng các loại dây cáp
bọc, cáp ngầm, các khu vực còn lại dùng dây trần. Hiện tại tỷ lệ cáp ngầm trên toàn
lưới đạt 3%, trong đó khu vực TP.Hà Nội đạt tỷ lệ 46% (khu vực nội thành đạt tỷ lệ
80-90%), TP.Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ 23% (khu vực các quận nội thành đạt tỷ lệ 5070%), các thành phố, thị xã khác tỷ lệ ngầm hóa đạt từ 20-30%.
Trạm biến áp phân phối: Ngoài các loại trạm truyền thống như trạm treo, trạm
nền, trạm phòng (xây), trong thời gian qua đã đưa vào sử dụng các loại trạm mới như
trạm kiosk, trạm 1 cột (đơn thân) và đang nghiên cứu triển khai xây dựng trạm ngầm.

Trong thời gian qua, các điện lực đã đẩy mạnh việc chuẩn hóa các tiết diện
chuẩn, gam chuẩn máy biến áp, kiện toàn lưới điện trung áp như lắp đặt thêm các
Recloser, máy cắt phân đoạn . . . . do vậy độ tin cậy lưới điện được nâng cao.
A.3.2. Đánh giá hiện trạng lưới điện hạ áp
Tổng quan về lưới điện hạ áp:
- Lưới hạ áp của nước ta đã được lựa chọn theo kết cấu 3 pha 4 dây, hoặc 1 pha
2 dây, trung tính nối đất trực tiếp, cấp điện áp 220 (380)V.
- Khối lượng lưới điện hạ áp tính đến hết năm 2007 trên toàn quốc là 318.424km
với nhiều chủng loại dây dẫn như: Cáp ngầm (ruột đồng hoặc nhôm), cáp bọc, cáp vặn
xoắn ABC, dây trần và dây lưỡng kim.
- Khu vực thành phố, thị xã chủ yếu dùng cáp bọc, cáp vặn xoắn ABC và cáp
ngầm. Hiện tại tỷ lệ cáp ngầm hạ áp tại TP.Hồ Chí Minh chiếm 8,4% (729km bao gồm
cả khu vực Phú Mỹ Hưng), TP.Hà Nội chiếm 5%, các thành phố-thị xã khác chiếm tỷ
trọng không đáng kể.
- Khu vực còn lại dùng các loại dây như dây trần, dây lưỡng kim.
Đánh giá chất lượng lưới điện hạ áp:
Lưới điện hạ áp được đầu tư bởi EVN, doanh nghiệp tư nhân, UBND các xã, các
công ty của tỉnh được tỉnh ủy quyền đầu tư xây dựng và quản lý. Chất lượng lưới điện
hạ áp rất đa dạng:
• Lưới điện hạ áp do EVN, các công ty và doanh nghiệp đầu tư hầu hết đảm bảo
các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật.
• Lưới điện do UBND các xã đầu tư, do nguồn vốn hạn hẹp, địa bàn rộng, hình
thức đầu tư khác mang tính chắp vá, tạm thời và không tuân thủ quy chuẩn nên chất
lượng hạ thế rất kém, tổn thất thương mại và kỹ thuật cao từ 20-30%.
A.4. Công nghệ kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng
(Hiện tại vẫn do EVN đảm đương)

A.4.1 Công nghệ đo đếm điện năng
Hiện trạng công nghệ công tơ
- Phân loại theo phương pháp đo đếm: cơ điện và điện tử

- Phân loại theo cấu trúc (thiết kế): công tơ một giá, nhiều giá
Đánh giá hiện trạng sử dụng công tơ tại EVN:
EVN đã xây dựng được một hệ thống quản lý công tơ đo đếm điện năng thống
nhất, xuyên suốt từ Tập đoàn tới các CTĐL và Điện lực tỉnh, thành phố với hơn 10
triệu công tơ bán điện trực tiếp tới hơn 9,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên toàn
quốc.
Hệ thống công tơ hiện có chủ yếu là các loại công tơ cơ khí, chỉ có lượng công
tơ điện tử rất nhỏ.
4


Hiện nay, tại tất cả các vị trí đo đếm ranh giới giao nhận điện năng giữa các đơn
vị nhà máy điện, công ty truyền tải điện, công ty điện lực của EVN, các vị trí đo đếm
điện năng EVN mua điện của các nhà máy điện độc lập và trên 72.000 khách hàng
thuộc đối tượng áp dụng 3 giá đã được lắp đặt công tơ điện tử.
Chương trình triển khai sử dụng công tơ điện tử đang bị chậm do nhiều lý do
khách quan.
Hiện trạng công nghệ ghi chỉ số công tơ:
Bắt đầu từ năm 2003, EVN đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai thí điểm và
ứng dụng một số giải pháp công nghệ trong việc cải tiến ghi chỉ số công tơ tại các
CTĐL và Điện lực, gồm 2 loại:
- Hệ thống tự động đọc chỉ số công tơ: AMR (Automatic Metering Reading)
- Hệ thống bán tự động đọc chỉ số công tơ: HHU (Hand Held Unit)
Tính đến tháng 8/2004 toàn EVN đã lắp đặt được 57904 thiết bị AMR, trong đó
thí điểm các giải pháp công nghệ chính: AMR-PLC của CANADA và ISRAEL, cáp
thông tin RS 485 và HHU…
Đánh giá về ứng dụng công nghệ ghi chỉ số:
Mặc dù năm 2004 các Công ty điện lực đã triển khai thí điểm hàng loạt các ứng
dụng đọc chỉ số công tơ nêu trên nhưng đến nay công tác ứng dụng công nghệ vào đo đếm
chỉ số công tơ không nhân rộng được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

A.4.2. Công nghệ truyền dẫn số liệu đo đếm
Công nghệ truyền dẫn số liệu
a) Ứng dụng công nghệ PLC (chủ yếu cho dạng AMR cơ điện cải tiến sang)
b) Dùng đường cáp độc lập để kết nối với công tơ điện tử và các moderm để đọc
chỉ số từ xa qua đường dây điện thoại
c) Hiệu quả đạt được của các giải pháp trên:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý khách hàng: Những thông tin cơ bản về
tình trạng hoạt động của công tơ được cập nhật chính xác và thông báo kịp thời tới
người quản lý.
- Giảm chi phí quản lý và nhân công ghi điện, phát hành hoá đơn.
- Giảm tổn thất điện năng :
- Giảm chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố điện do được cảnh báo kịp thời việc
mất cân bằng pha hay tiếp xúc xấu. Đảm bảo chất lượng điện áp bán cho khách hàng.
- Loai trừ tai nạn lao động khi đi ghi chỉ số nhất là đối với công tơ đặt trên cao.
- Có khả năng khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Nâng cao uy tín của ngành điện trong việc giảm phiền hà cho khách hàng sử
dụng điện.
Công nghệ truyền dẫn dữ liệu theo phương thức bán tự động
a) Sử dụng thiết bị máy tính cầm tay Hand Held Unit (HHU)
b) Sử dụng HHU để ghi chỉ số công tơ bằng xung hồng ngoại
c) Đánh giá hiệu quả của giải pháp bán tự động ghi chỉ số
- Nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người ghi chỉ số, hạn chế những sai
sót trong việc ghi và nhập chỉ số. Tăng năng suất lao động ở toàn bộ dây chuyền ghi,
nhập chỉ số, ra hóa đơn.
- Rút ngắn được thời gian từ khi ghi chỉ số đến khi ra được hóa đơn thu tiền.
- Khách hàng tin tưởng hơn vào sự chính xác của việc ghi chỉ số nên giảm thiểu
khiếu kiện, trả tiền điện đúng hạn.
B) ĐÁNH GIÁ VỀ YẾU TỐ CON NGƯỜI , TỔ CHỨC VÀ THÔNG TIN
5



a) Về trình độ nhân lực:
Xét về tổng thể, trình độ về khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển, chưa tạo được cơ sở hạ tầng về nhân lực và trình độ khoa
học công nghệ cho việc tiếp thu công nghệ mới, hiện đại, hiệu quả vào Việt Nam.
Trình độ học vấn của đội ngũ công nhân của các đơn vị đa phần ở mức thấp, chỉ
có 20% là ở mức trung bình, không có đơn vị nào có trình độ học vấn của đội ngũ công
nhân ở mức tốt và khá tốt. Đội ngũ kỹ thuật viên có khá hơn với trình độ ở mức trung
bình và khá. Điều này phản ánh thực tế là đa phần các công nhân chỉ có trình sơ cấp.
Đa phần đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân trong các đơn vị cơ sở đều có khả
năng sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Đây có thể được coi như một ưu điểm
của đội ngũ công nhân trong các đơn vị cơ sở, nó góp phần làm tăng tính chủ động của
các đơn vị trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị đều có trình độ học vấn từ
mức trung bình trở lên, kinh nghiệm quản lý phần lớn được đánh giá ở mức tốt và khá
tốt, không có đơn vị nào có đội ngũ cán bộ quản lý bị đánh giá ở mức thấp về kinh
nghiệm quản lý. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là phần lớn các cán bộ quản lý hầu
như chưa được đào tạo một cách có hệ thống về lĩnh vực quản lý mà mới chỉ qua
những khoá đào tạo ngắn hạn về quản lý. Đây cũng có thể coi là một điểm yếu của đội
ngũ cán bộ quản lý mà sẽ bộc lộ rõ hơn khi mức độ thị trường hoá và cổ phần hoá của
ngành điện ngày càng gia tăng.
Nhân lực cho quản lý dự án, cho tiếp thu chuyển giao công nghệ, cho vận hành
bảo dưỡng và sửa chữa, cũng như cho các yêu cầu về sản xuất chế tạo thiết bị, từng bước
nắm công nghệ và tự chủ về công nghệ, cung cấp thiết bị hiện nay đang thiếu rất nhiều.
b) Về trình độ tổ chức:
Do đặc thù của ngành điện là giá cả bị điều tiết bởi nhà nước, nên không thể lấy
thước đo lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Hầu hết
các đơn vị đều hoàn thành kế hoạch ở mức tốt và khá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Ngoài ra trình độ của thành phần Tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó có tạo ra được

động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các nhân viên làm việc tích cực hay không. Các đơn vị
chỉ tạo ra được động lực làm việc ở mức trung bình đối với các nhân viên của mình.
c) VÒ tr×nh ®é th«ng tin:
Trình độ Thông tin được đánh giá dựa trên hai phần: dữ kiện và phương tiện.
Phần dữ kiện ở đây nói tới việc sở hữu và sử dụng các thông tin phục vụ cho các
hoạt động sản xuất và kinh doanh như: các thông tin về tình trạng máy móc thiết bị,
các sổ tay kỹ thuât, các thông tin về những tiến bộ công nghệ trên thế giới, các thông
tin về thị trường và khách hàng, các chính sách và luật pháp liên quan đến hoạt động
của công ty.
Phần phương tiện ở đây nói đến những trang bị vật chất phục vụ cho phần thông
tin như: máy tính, các chương trình phần mềm, Internet .v.v.
Điểm nổi bật đối với phần Thông tin có thể thấy đó là tất cả các đơn vị trong
ngành đều có mức độ sở hữu và sử dụng các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh ở mức thấp đến trung bình. Đây là một yếu điểm chính của phần Thông tin
mà các đơn vị cần khắc phục. Viêc thiếu thông tin tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn
trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích môi trường nội tại về phát triển công nghệ ngành điện lực
 Điểm mạnh
6


- Lãnh đạo ngành điện kiên quyết chỉ đạo. Ủng hộ về các định hướng đầu tư,
phát triển trong cải tiến, đổi mới và chuyển giao công nghệ, sâu sát trong chỉ đạo tổ
chức.
- Hệ thống thiết bị công nghệ hạ tầng cơ sở về cơ bản có khả năng đáp ứng công
tác triển khai chiến lược phát triển công nghệ điện lực.
- Có nguồn nhân lực dồi dào và có năng lực nếu được đào tạo tốt.
 Điểm yếu
- Hiện tại, tỉ lệ đầu tư về phát triển công nghệ của ngành điện còn chưa thoả
đáng với nhu cầu.

- Đầu tư phát triển công nghệ còn chưa đồng bộ, rời rạc theo các dự án thí điểm,
chưa triển khai được trên diện rộng.
- Hoạt động nghiên cứu phát triển chưa được đẩy mạnh để tạo điều kiện có được
các sản phẩm có chất lượng tốt.
- Chưa tận dụng/áp dụng có hiệu quả các sản phẩm/dịch vụ có sẵn bên trong
cũng như bên ngoài ngành.
 Cơ hội
- Định hướng sản xuất và kinh doanh điện năng sẽ là một lĩnh vực quan trọng
trong điều hành quản lý. Trong tương lai, đó sẽ là một hướng kinh doanh với các dịch
vụ giá trị gia tăng mang lại lợi nhuận.
- Trên thị trường có sẵn nhiều giải pháp, công nghệ có thể nghiên cứu, áp dụng
nhanh chóng và hiệu quả vào hoạt động ngành điện
 Thách thức
- Việc áp dụng công nghệ mới còn chưa gắn liền với việc thay đổi quy trình
nghiệp vụ tối ưu cho quản lý.
- Về công nghệ, do đặc thù rất đa dạng về công nghệ, việc tiếp cận và làm chủ
công nghệ mới là một thách thức lớn.
- Việc áp dụng, triển khai công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
điện năng là một thách thức lớn đối với các đơn vị của ngành.
II. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ NGÀNH SẢN XUẤT &
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG THẾ GIỚI
1. Tổng quan về công nghệ điện lực thế giới
1.1. Nhận định tổng quan về nguồn năng lượng sơ cấp cho ngành công nghiệp
điện năng trên thế giới
Một kịch bản đã được vạch ra cho tương lai năng lượng của thế giới theo đó các
nguồn năng lượng sạch tái tạo được như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng khí sinh, địa nhiệt,… sẽ chỉ chiếm một phần, dầu mỏ và khí thiên nhiên sẽ ngày
càng giảm do khan hiếm dần, ngược lại hai nguồn năng lượng được ưa chuộng và
quan tâm nhất sẽ là than đá và năng lượng hạt nhân.
1.1.1. Than đá: nguồn năng lượng có khả năng kế thừa dầu mỏ trong thế kỉ 21

Từ 30 năm trở lại đây, lượng than đá được sử dụng luôn tăng tỉ lệ thuận với mức
tăng năng lượng tiêu thụ trên thế giới, tức khoảng 3%/năm. Nếu giữ mức độ khai thác
như hiện nay thì ít nhất lượng than đá còn đủ dùng cho toàn thế giới trong vòng 150
đến 170 năm nữa.
Tuy nhiên, than đá là nguồn thải ra nhiều khí cacbonic nhất (lượng khí cacbonic
do than đá thải ra nhiều hơn 35% so với dầu mỏ và 72% so với khí thiên nhiên.
7


Chính ở đây các nhà khoa học muốn giải bài toán hóc búa về việc sử dụng than
đá “sạch”: thu khí CO2 trong khói đốt than không cho thải ra bầu khí quyển. Hiện nay,
nghiên cứu khoa học đã đạt được một số kết quả nhất định và xuất hiện một số công
nghệ mới.
Công nghệ đầu tiên là Captage post-combustion - Thu CO2 sau giai đoạn đốt
cháy than đá. Đây là kĩ thuật phát triển nhất hiện nay. Kĩ thuật này dựa chủ yếu vào
việc sử dụng các chất hấp thụ hoá học như MEA (Mono Ethanol Amine) có khả năng
hút khí CO2. .
Công nghệ thứ hai hiện nay là phương pháp IGCC - Integrated Gasification
Combined Cycle - Chu trình hỗn hợp khí hóa than. Cơ chế hoạt động của phương pháp
là đốt cháy không hoàn toàn than đá đã được nghiền mịn trong khí oxi và hơi nước để
tạo ra khí tổng hợp gồm 65% khí oxit carbon CO và 30% hydro. Thực tế chỉ mới có
mốt số rất ít các nhà máy nhiệt điện có công suất nhỏ sử dụng phương pháp này bởi giá
thành để xây dựng một hệ thống IGCC rất đắt. Và như vậy, các nhà máy nhiệt điện
chạy bằng than đá “sạch” dù nhanh nhất và trong các điều kiện thuận lợi nhất cũng
phải đợi đến ít nhất 2020-2025 mới có thể được nhân rộng.
Cũng trong thời gian hiện tại, một biện pháp nữa đang được sử dụng để đối phó
với CO2 thải ra là chôn xuống lòng đất. Công nghệ chôn khí CO2 hiện cũng đang
được thực hiện tại 144 nơi trên lãnh thổ nước Mỹ.
1.1.2. Năng lượng hạt nhân
Mặc dù còn những hạn chế như tính an toàn, việc xử lý bã thải, nhưng năng

lượng hạt nhân thật sự là lựa chọn nặng ký so với than đá trong giải quyết khó khăn về
năng lượng của thế giới.
Trước tiên là về mặt khí hậu, với mỗi kwh điện, than đá thải ra một lượng khí
CO2 gấp 50 lần hạt nhân. Năng lượng hạt nhân cũng là nguồn năng lượng duy nhất có
thể cung cấp một số lượng điện lớn và liên tục với lượng khí cacbonic thải ra ít như
vậy. Mặt khác, giá thành nhiên liệu để sản xuất ra năng lượng hạt nhân cũng không
quá đắt. Uranium chỉ chiếm 5% trong tổng giá thành của mỗi kwh điện. Nếu như trước
tới nay các đánh giá cho biết nguồn uranium chỉ đủ dùng cho 85 năm nữa thì một
nghiên cứu mới đây của Cơ quan năng lượng hạt nhân AEN cho biết nguồn uranium
của thế giới trên thực tế cao hơn gấp 7 lần.
Tuy nhiên những mặt bất lợi của năng lượng hạt nhân là không hề nhỏ. Về giá
thành, nếu như giá thành của uranium chỉ chiếm một lượng nhỏ trong chi phí sản xuất
thì chi phí xây dựng ban đầu lại rất tốn kém do những yêu cầu kĩ thuật. Và đặc biệt là
vấn đề về an toàn và bã thải.
1.2. Những xu hướng chính trong công nghệ đang và sẽ được áp dụng trong công
nghiệp điện năng thế giới
Công nghiệp điện năng thế giới hiện nay đang đứng trước hai xu hướng lớn:
a) Nghiên cứu triển khai, chế tạo thử, vận hành pilot những công nghệ mới nhiều
hứa hẹn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại như sử dụng hợp lý nguồn năng lượng
sơ cấp, phát triển đi đôi với bền vững môi trường.
b) Cải tiến, phát triển, hoàn thiện các công nghệ phát điện, truyền tải và phân
phối điện năng hiện đang có sẵn, đang sử dụng hoặc vận hành.
Bốn xu hướng chính về phát triển những công nghệ mới:
Các công nghệ mới đang được ngành công nghiệp điện năng thế giới quan tâm
thuộc các lĩnh vực: sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp (năng lượng tái tạo, lò
8


phản ứng hạt nhân tiên tiến, công nghệ nhiệt điện than tiên tiến); thu và lưu giữ CO2, pin
nhiên liệu, xe dùng pin nhiên liệu và tích trữ điện năng; nguồn phát trên lưới phân phối.

Bản thân các công nghệ này nằm trong bốn xu hướng chiến lược phát triển công
nghệ điện năng hiện nay trên thế giới (các nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu) là:
tăng tốc phát triển trong phát điện bằng năng lượng hạt nhân, phát điện bằng than đá,
phát triển lưới truyền tải điện và phát triển phân phối điện năng. Hai xu hướng sau
nhằm mục đích tạo ra một hệ thống lưới điện thông minh góp phần cho công cuộc
giảm khí thải CO2 từ việc nối lưới với các nguồn phát gián đoạn năng lượng tái tạo,
tạo hệ thống vận hành hiệu quả cao.
a) Xu hướng thứ nhất: Phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới
Điện hạt nhân hiện tại là nguồn phát điện tiên tiến và chủ lực mà không có phát
thải khí CO2 trong vòng vài chục năm tới.
Một trong những xu hướng công nghệ thế giới nhằm nâng cao hiệu suất phát điện
hạt nhân là việc phát triển công nghệ chế tạo nhiên liệu hiệu suất cao. Với việc sử dụng
loại nhiên liệu này, thời gian ngừng vận hành để tiếp nhiên liệu sẽ giảm đi và lượng
chất thải cần phải lưu giữ cũng sẽ giảm đáng kể.
Một xu hướng khác là nghiên cứu phát triển các công nghệ lò phản ứng hạt
nhân mới.
Cuối cùng, việc phát triển công nghiệp điện hạt nhân đòi hỏi một quy trình quản
lý chất thải tiên tiến. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ phát triển một chu trình công nghệ
gọi là chu trình nhiên liệu kín – closed fuel cycle bao gồm các công nghệ tiên tiến
trong chế tạo, tái chế, phân tách…nhiên liệu hạt nhân phục vụ cho các lò phản ứng
cũng với các công nghệ tiên tiến. Dự báo các công nghệ này sẽ được thương mại hóa
vào khoảng năm 2050.
b) Xu hướng thứ hai: Công nghệ nhiệt điện than tiên tiến
Thứ nhất là nâng cao hiệu suất của các nhà máy dùng than nghiền thành bột PC
và khí hóa than chu trình hỗn hợp IGCC cùng với công nghệ thu giữ CO2 tới 43-45%
vào khoảng năm 2030.
Thứ hai, các nhà máy nhiệt điện than xây dựng sau năm 2020 có thể thu giữ CO2
từ khí thải và phải được lưu giữ vĩnh viễn.
Các nhà máy nhiệt điện than với công nghệ IGCC cũng có triển vọng lớn. Các
nhà đầu tư hy vọng vào năm 2030, cũng với những thành tựu trong nghiên cứu triển

khai, giá thành xây dựng nhà máy nhiệt điện than theo công nghệ IGCC sẽ giảm đi
30% trong khi hiệu suất lên tới 45% (cùng với cả thu giữ CO2).
c) Xu hướng thứ ba: Phát triển các công nghệ cao cấp về truyền tải điện
Theo các nghiên cứu đã được tiến hành, công suất các nguồn phát từ gió,
biomass, địa nhiệt, hyđro và năng lượng mặt trời sẽ tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.
Nhằm đáp ứng sự tăng trưởng các nguồn điện năng phát không liên tục (gián đọan),
khó điều độ như trên so với các nguồn truyền thống (nhiệt điện, thuỷ điện), hệ thống
truyền tải điện năng cần phải được tăng cường phát triển để đảm bảo độ linh hoạt và
phục hồi cao.
Việc tích trữ gói năng lượng lớn (bulk energy storage) sẽ trở thành một phần tử
tích hợp trong hệ thống cung cấp năng lượng. Xu hướng chiến lược này nêu ra sự cần
thiết phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hệ thống truyền tải có khả năng vận hành với độ
tin cậy cao với 20-30% công suất từ các nguồn phát gián đoạn từ năng lượng tái tạo.
Những đường dây truyền tải mới nối những nguồn phát năng lượng tái tạo với hệ
thống điện sẽ làm thay đổi cấu hình lưới điện và dòng công suất trong khu vực. Như
9


vậy, các thiết bị điện tử công suất ngày càng trở nên cần thiết cho lưới điện nhằm với
mục tiêu chiến lược là hòa các nguồn phát năng lượng tái tạo vốn đã mang tính chất
phát gián đọan – không liên tục.
Bắt đầu từ 2010, các ứng dụng thiết bị điện tử công suất tiên tiến phục vụ hòa
nguồn phát từ phong điện vào lưới sẽ được triển khai. Các sơ đồ bảo vệ nguồn phát
gián đọan từ năng lượng tái tạo chống lại các hiệu ứng có hại từ việc thay đổi đột ngột
dòng công sất trên lưới sẽ được bắt đầu từ khoảng năm 2015. Về dài hạn, tới năm 2025,
những tuyến cáp siêu dẫn sẽ được bắt đầu triển khai nhằm phục vụ những nguồn phong
điện xa trung tâm phụ tải. Và cũng tương tự, vào khoảng năm 2030 sẽ triển khai các
tuyến cáp siêu dẫn một chiều dẫn điện từ các nguồn phong điện tại khu vực các đảo.
d) Xu hướng thứ tư: Các công nghệ về phân phối điện - hiệu quả, plug-andplay (đấu vào là chạy), phát điện trên lưới phân phối
Trong khi các công ty thương mại đang tích cực phát triển những năng lực của

các thiết bị đầu cuối hiệu quả cao, phát điện trên lưới phân phối, xe chạy điện hybrid
plug-in, những giá trị lợi nhuận thực của những công nghệ này sẽ tới khi chúng được
triển khai rộng rãi và tích hợp vào một network - mạng lưới phân phối điện năng thông
minh. Mạng lưới với giao diện thông minh này cho phép các phần tử trên lưới vận
hành cùng nhau, giao tiếp với nhau thông qua hệ giao thức Internet chuẩn – standard
internet protocol (IP) với việc sử dụng một “ngôn ngữ phổ quát chung -universal”.
Với nền tảng kỹ thuật số cho hệ thống phân phối điện năng như vậy, hàng triệu
các thiết bị điện thông minh, máy móc, đồ gia dụng điện-điện tử, cơ sở dữ liệu và hệ
thống điều khiển sẽ được phối hợp, giao tiếp với nhau và đồng bộ với nhau trong vận
hành và phản ứng (trả lời) với những tín hiệu báo giá tiền. Một hệ thống phân phối
điện năng thông minh dựa trên nền tảng giao thức Internet sẽ tạo ra một sự kết nối liền
mảnh – seamless (không có mối nối) với những nguồn phát đa dạng, đa công suất với
hệ thống thiết bị truyền tải điện và với một dải cực đa dạng các thiết bị sử dụng điện
đầu cuối.
2. Những cơ hội và thách thức cho sự phát triển về công nghệ ngành điện lực Việt
Nam trong bối cảnh thực tại và tương lai thế giới
Cơ hội:
- Công nghệ thế giới đã tiến rất xa, tạo cơ hội cho ngành điện tiếp nhận ngay
được với những công nghệ hiện đại nhất;
- Có nhiều công nghệ mang lại hiệu quả cao, có tính tích hợp hệ thống cao, hoà
hợp với môi trường có khả năng ứng dụng được tại ngành;
- Những công nghệ ngành điện cần thế giới đã có và đã thương mại hóa;
- Sự hoà hợp và gắn kết dịch vụ cung cấp điện năng với nền tảng hệ thống thông
tin; IP Net đang là xu hướng cho tương lai và đang được triển khai mạnh mẽ tại các
nước phát triển;
- Điều khiển hệ thống ngày càng hiện đại với những công nghệ mới, nâng cao
công suất truyền tải, khả năng “đấu nối và vận hành ngay - plug and play” của lưới
phân phối, sự linh hoạt trong phân phối, lưu trữ điện năng (công nghệ pin nhiên liệu).
Thách thức:
- Sự cạn kiệt nguồn năng lượng sơ cấp đã, đang và sẽ đẩy giá nhiên liệu tăng cao;

- Sự bất ổn về kinh tế xã hội thế giới ảnh hưởng tới giá nhiên liệu và sự khai
thác các công nghệ mới;
10


- Khả năng, trình độ hữu hạn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân của
ngành trong tiếp nhận các công nghệ mới mà bắt buộc phải nhập để đảm bảo an ninh
năng lượng cho đất nước.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀNH ĐIỆN
LỰC
1. Tầm nhìn
Tới năm 2025 công nghệ điện lực sẽ đạt mức độ tiên tiến, đảm bảo cung cấp điện
an toàn, ổn định, có dự phòng và tham gia vận hành thị trường điện tin cậy.
2. Quan điểm phát triển
Tập trung phát triển điện năng, coi sản xuất và kinh doanh điện năng là lĩnh
vực chủ đạo cho việc phát triển bền vững, hoàn thành nhiệm vụ chính trị là vai trò chủ
đạo về cung cấp điện năng cho đất nước. Chủ động trong việc đấu nối lưới điện, mua
bán điện với các nước, tránh sự phụ thuộc;
Lựa chọn khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng và từng bước
làm chủ; giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an
toàn; phát triển nguồn điện hợp lý, sử dụng nhiên liệu hiệu quả, phát triển lưới điện
đồng bộ với nguồn điện và phụ tải;
Cơ bản hoàn thành điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh sự
nghiệp phát triển nông thôn;
Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện hạt nhân; các dạng năng lượng mới và tái tạo;
Phát triển thị trường điện Việt Nam.
3. Mục tiêu chiến lược
Nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả cung cấp điện năng, sử dụng nhiên liệu có
hiệu quả.
Quản lý môi trường hệ thống điện, đặc biệt chú ý đến các nhà máy phát điện .

Tăng trưởng các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh trên cơ sở phát triển hệ
thống điện.
Tạo lập hệ thống truyền tải điện có khả năng cung cấp điện linh hoạt và có khả
năng tự khôi phục.
Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và dịch
vụ vận hành, bảo dưỡng ngành công nghiệp điện lực.

4.Định hướng chiến lược phát triển công nghệ ngành điện lực (tới 2015 và 2025)

11


Các đí
đích đế
đến củ
của định hướng Công nghệ

2025:
2025: Hệ
Hệ thố
thống cung cấ
cấp
điệ
điện thông minh

2

2025:
2025: Tăng cường cá
các dị

dịch
vụ giá
giá trị
trị gia tăng cho kinh
doanh điệ
điện năng
2015:
2015: Cung cấ
cấp điệ
điện tin cậ
cậy

Hiệ
Hiện tạ
tại

1

2015:
2015: Sả
Sản xuấ
xuất & truyề
truyền tả
tải
điệ
điện năng hiệ
hiệu quả
quả

4.1. Đích đến năm 2015

4.1.1. Mục tiêu chung cần đạt năm 2015:
Ưu tiên lựa chọn và ứng dụng công nghệ tiên tiến theo phương thức đi tắt đón
đầu, phù hợp với trình độ phát triển của ngành và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
với các mục tiêu cần đạt được:
- Cung cấp điện tin cậy;
- Sản xuất, truyền tải điện năng hiệu quả.
- Bước đầu hoàn chỉnh hệ thống điện, có hạ tầng cơ sở về thông tin và viễn
thông, hệ thống điều khiển tự động ở mức độ cơ bản và có hệ thống quan trắc môi
trường ở mức độ hợp lý tại các nhà máy phát điện.
4.1.2. Công nghệ phát điện
A. NHIỆT ĐIỆN
a.1) Định hướng sử dụng nhiên liệu :
Nguyên tắc chung cho vấn đề sử dụng nhiên liệu là tận dụng tối đa nguồn nhiên
liệu sơ cấp trong nước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu:
 Đối với than:
- Nghiên cứu trộn than antraxit nội địa với than nhập khẩu để dễ đốt và giảm
hàm lượng carbon chưa cháy trong tro xuống đến mức sử dụng trực tiếp được tro xỉ.
- Nhập khẩu than với hàm lượng tro thấp, hàm lượng chất bốc cao
- Sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp trong vận chuyển, bảo quản than.
 Đối với nhiên liệu khí đốt: sử dụng nguồn khí tại chỗ. Phát triển các nhà máy
nhiệt điện khí một cách hợp lý tại các khu vực ba miền.
 Đối với nguyên liệu cho điện hạt nhân: tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về
nguyên nhiên liệu cho điện hạt nhân làm tiền đề cho công tác lựa chọn công nghệ điện
hạt nhân phù hợp với điều kiện của Việt Nam sau này.
a.2) Công nghệ thiết bị sử dụng cho nguồn phát nhiệt điện
Công nghệ nhiệt điện than
12



Nghiên cứu nâng cao tính năng của một số thiết bị liên quan đến đốt than antraxit
Việt Nam và than trộn nhằm nâng cao hiệu quả, tăng hệ số vận hành của các nhà máy
cũ đang vận hành.
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đốt than antraxit Việt Nam bằng cách: cải tiến
thiết bị đốt (vòi đốt, buồng đốt, chế độ đốt cháy), trộn antraxit với than nhập khẩu có
hàm lượng chất bốc cao, và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thải xỉ lỏng để áp dụng
cho các nhà máy mới xây dựng hoặc nâng cao hiệu quả, tăng hệ số sẵn sàng (hoặc: khả
dụng) cho các nhà máy cũ đang vận hành.
Thông số lò hơi:
 Công suất tổ máy: nâng công suất tổ máy để đảm bảo hiệu quả kinh tế:
- Đối với lò than phun: công suất tổ máy tối thiểu 500MW, nâng dần lên đến
1000MW trên cơ sở phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện Việt Nam.
- Đối với lò tầng sôi tuần hoàn: công suất tối thiểu 250MW, nâng dần lên công
suất cao hơn trên cơ sở tiến bộ công nghệ thế giới.
 Thông số môi chất: Định hướng lựa chọn các thông số cao một cách hợp lý
nhằm đảm bảo tăng hiệu suất chu trình trên cơ sở chi phí hợp lý, tối ưu cho đầu tư ban
đầu và chi phí O&M.
- Nhiệt độ hơi: các tổ máy mới xây dựng có nhiệt độ hơi mới ít nhất 538 ÷
o
541 C. Xem xét áp dụng nhiệt độ 570oC - 600oC cho các lò hơi mới. Việc nâng cao
nhiệt độ hơi mới lên cao nữa để nâng cao hiệu suất chu trình sẽ được xem xét sau, căn
cứ vào trình độ quản lý của ngành và tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới.
- Áp suất: Áp dụng thông số trên tới hạn đối với các tổ máy sẽ xây dựng trong
giai đọan sắp tới. Việc áp dụng thông số cực siêu tới hạn (USC) sẽ được xem xét sau
căn cứ vào mức độ tiếp thu công nghệ mới và tiến bộ khoa học công nghệ của thế
giới.
Công nghệ đốt than:
 Áp dụng cả hai loại công nghệ đốt than trực tiếp và gián tiếp
 Áp dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn khi có điều kiện phù hợp.
Vấn đề tro xỉ:

 Lựa chọn công nghệ thải tro xỉ đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường.
 Hàm lượng C không cháy hết trong tro xỉ phải được giảm thấp để trực tiếp tái
sử dụng.
 Tập trung nghiên cứu và triển khai việc sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện
than hiện hữu và sẽ đưa vào vận hành để giải quyết cơ bản vấn đề tái sử dụng tro xỉ các
nhà máy điện trước mắt và bền vững lâu dài.
Công nghệ nhiệt điện khí:
 Ưu tiên phát triển nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp với hiệu suất cao. Hiệu suất
chu trình không được thấp hơn 52%
a.3) Định hướng về hoạt động vận hành; bảo dưỡng, sửa chữa; chế tạo phụ
tùng, thiết bị phục vụ công nghệ nhiệt điện
 Triển khai áp dụng công nghệ theo dõi trạng thái vận hành thiết bị theo điều
kiện thực tế thiết bị (condition-based)
 Triển khai áp dụng công nghệ bảo dưỡng theo trạng thái thiết bị (reliabilitycentered maintenance)

13


 Liên danh với các nhà chế tạo trong nước hoặc nước ngoài sản xuất các thiết bị
đo lường và điều khiển để phục vụ thay thế cho các nhà máy đang hoạt động và từng
bước tiến tới cung cấp cho các dự án mới.
 Đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho các Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt
điện than và khí nhằm mục tiêu đảm nhiệm 100% dịch vụ sửa chữa đối với nhiệt điện
than dầu và trên 50% đối với tuabin khí với định hướng sẽ là các đơn vị hàng đầu của
VN về bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chuyên ngành nhiệt điện.
 Phối hợp triển khai chương trình nội địa hóa thiết bị nhiệt điện nhằm nâng cao
khả năng tự chủ về công nghệ và hiệu quả kinh tế
a.4) Định hướng chiến lược về quản lý môi trường, phát triển bền vững
 Đảm bảo các chỉ tiêu về phát thải đối với các nhà máy nhiệt điện bằng cách áp
dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị xử lý môi trường phù hợp với những quy

định ban hành trên lãnh thổ Việt Nam (Sử dụng công nghệ tiên tiến xử lý khí thải,
nước thải như lọc bụi, khử SOx, khử NOx…, chu trình xử lý nước thích hợp với các
thiết bị bể keo tụ, bể lắng, lọc, trung hòa … tiến tới kiểm soát hoàn toàn lượng nước
thải ra của các nhà máy).
 Tùy theo điều kiện và yêu cầu, dần dần trang bị các thiết bị quan trắc thông số
môi trường tại các nhà máy nhiệt điện.
 Tại các nhà máy có cảng nhập dầu lớn, trang bị các thiết bị ứng cứu sự cố
tràn dầu.
 Tìm hiểu công nghệ chôn CO2 để sẵn sàng ứng dụng khi có yêu cầu.
 Tìm hiểu các yêu cầu, biện pháp công nghệ quản lý môi trường đối với nhà
máy điện hạt nhân.
a.5) Thiết bị công nghệ đo lường điều khiển
 Sử dụng các thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến cho các nhà máy nhiệt điện
mới. Các nhà máy mới xây dựng phải có hệ thống đo lường, điều khiển tự động hiện
đại, hoạt động ổn định, dễ dàng cập nhật, nâng cấp và phải ngăn ngừa được các sự cố
lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng của góp phần nâng cao
hiệu suất của nhà máy.
 Đánh giá và sử dụng các thiết bị đo lường điều khiển (phần cứng và phần mềm)
tiên tiến từ các nhà sản xuất trên thế giới phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện mới.
a.6) Về điện hạt nhân
 Nghiên cứu về an toàn hạt nhân và các công nghệ điện hạt nhân phổ biến
hiện nay.
 Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
 Đào tạo nhân lực cho các giai đoạn tiếp theo của chương trình điện hạt nhân,
đặc biệt chú ý về quản lý dự án, đánh giá an toàn và đội ngũ vận hành, bảo dưỡng và
sửa chữa nhà máy điện hạt nhân.
B. THUỶ ĐIỆN
b.1) Định hướng chiến lược phát triển công nghệ thuỷ điện
Khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước bằng hồ chứa:
 Tiếp tục xây dựng hệ thống hồ chứa để sử dụng tổng hợp nguồn nước cho thuỷ

điện và các ngành kinh tế khác.
 Thiết lập hệ thống hồ chứa được vận hành hiệu quả và an toàn.
Về đập dâng:
14


 Xây dựng các đập thuỷ điện trên cơ sở áp dụng một cách hợp lý các công nghệ
vật liệu và thi công mới trên thế giới.
 Thiết lập hệ thống đập được quản lý và vận hành hiệu quả và an toàn.
 Xây dựng tiêu chuẩn về an toàn đập và quản lý an toàn đập.
Công trình xả lũ:
Xây dựng các công trình xả đảm bảo xả được lưu lượng lũ cực hạn, vận hành
hiệu quả và an toàn.
Thiết bị thuỷ điện:
Lắp đặt và thay thể các tổ máy trọn bộ có hiệu suất và độ tin cậy cao; hệ thống
điều khiển tự động hiện đại. Cập nhật các công nghệ hiện đại nhất tại thời điểm về cả
sơ đồ khai thác, thi công, thiết bị và công nghệ về quản lý vận hành.
Thuỷ điện tích năng:
Cập nhật công nghệ hiện đại một cách hợp lý tại thời điểm xây dựng.
Về công tác sửa chữa, bảo dưỡng:
 Triển khai áp dụng công nghệ theo dõi trạng thái vận hành thiết bị theo điều
kiện thực tế thiết bị (condition-based)
 Triển khai áp dụng công nghệ bảo dưỡng theo trạng thái thiết bị (reliabilitycentered maintenance)
Định hướng về công nghệ thuộc thế hệ cũ trước 1990: Vận hành công trình
cho đến hết tuổi thọ. Tiếp tục nâng cấp, thay thế các thiết bị hiện đại đảm bảo vận hành
hiệu quả và an toàn đối với những công trình mà qua phân tích, đánh giá tổng hợp các
yêu tố kinh tế, kỹ thuật, môi trường, xã hội thấy còn đảm bảo hiệu ích tổng hợp lâu dài.
C. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (định hướng tới 2025)
c.1) Những định hướng chung:
 Nghiên cứu ứng dụng

 Nắm bắt công nghệ tiên tiến phục vụ công tác tư vấn, quy hoạch
 Triển khai các dự án pilot
c.2) Phát triển và ứng dụng Năng lượng mặt trời
 Triển khai các nghiên cứu và áp dụng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng
tái tạo.
 Phối hợp, lồng ghép chương trình phát triển năng lượng mặt trời với chương
trình điện khí hóa nông thôn, chương trình quy hoạch xây dựng và kiến trúc ở các đô
thị, các khu công nghiệp, và các khu dịch vụ du lịch.
 Nghiên cứu những nguồn phát điện với công suất lớn bằng năng lượng mặt trời
để có kế hoạch xây dựng bổ sung cho lưới Quốc gia.
c.3) Phát triển công nghệ Năng lượng gió
 Nắm bắt những kết quả nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực năng lượng gió trên
thế giới .
 Phát triển và ứng dụng thiết bị năng lượng gió công suất vừa và nhỏ tại chỗ
phục vụ mục đích chiếu sáng, sinh hoạt văn hoá cho cụm dân cư và các hộ gia đình
vùng sâu vùng xa (nơi không có lưới điện, không có tiềm năng thủy điện).
 Tự lực phát triển công nghệ trong nước là chính như là công nghệ chế tạo động
cơ gió phát điện công suất nhỏ 200W ÷ 50 kW, sử dụng cho gia đình, cụm làng
xóm...Đưa điện gió tham gia vào lưới điện Quốc gia và địa phương
c.4) Phát triển công nghệ khí sinh học
Công nghệ khí sinh học phục vụ cho sản xuất điện năng
15


 Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thiết kế chung cho hầm khí sinh học quy mô lớn.
 Nghiên cứu cải tiến động cơ đốt trong thay xăng dầu bằng khí sinh học hoặc
nhập lisence của nước ngoài để chế tạo trong nước. Trong đó, tập trung vào nghiên cứu
làm sạch khí, nâng cấp khí đốt, dự trữ và tích khí đốt...
Công nghệ khí sinh học phục vụ cho sản xuất nhiệt năng
 Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tích trữ khí

 Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đốt khí sinh học trong các lò hơi công
nghiệp
c.5) Phát triển công nghệ đồng phát từ năng lượng sinh khối
Nghiên cứu và phát triển công nghệ khí hoá sinh khối cho sản xuất điện, công
suất dưới 100 kW. Xây dựng và hình thành thị trường công nghệ, tiến tới sản xuất
trong nước nhằm giảm giá thành.
c.6) Phát triển công nghệ năng lượng địa nhiệt
Một số định hướng lựa chọn chu trình:
Các nguồn địa nhiệt ở miền Trung có nhiệt độ từ 140-180 oC. Vì vậy, việc lựa
chọn chu trình nhị nguyên - nhiệt độ dòng trung bình có tính khả thi cao.
Một số định hướng lựa chọn công nghệ:
Các yếu tố lựa chọn công nghệ sử dụng nguồn địa nhiệt để phát điện ở Việt Nam
được đề xuất bao gồm 8 tiêu chí chính sau:
 Tổng chi phí cho sản xuất
 Khả năng thu hồi vốn và nguồn lợi tài chính
 Đặc tính của chất lỏng địa nhiệt: nhiệt độ, lưu lượng, các thành phần của chất
lỏng địa nhiệt, các thành phần khí kèm theo
 Hiệu suất của nhà máy
 Tính linh hoạt để thích ứng với các điều kiện biến đổi
 Khả năng về công nghệ sản xuất chế tạo thiết bị
 Chi phí cho vận hành và sửa chữa
 Các tác động môi trường và các biện pháp giảm nhẹ
c.7) Phát triển công nghệ thuỷ điện nhỏ
Với những trạm có công suất khoảng từ khoảng 1 MW đến 10 MW :
Căn cứ quy hoạch TĐ nhỏ toàn quốc, triển khai xây dựng theo các hình thức đầu
tư như hiện tại. Có thể hoà lưới quốc gia hoặc lưới độc lập phục vụ cho cụm dân cư
lớn hoặc cụm công nghiệp độc lập. Mỗi dự án đều được luận chứng đầy đủ các điều
kiện kinh tế kỹ thuật và kinh tế đảm bảo có lãi (vốn đầu tư khoảng 1-1,2 triệu
USD/MW).
Với những trạm có công suất dưới 1 MW

Ở những khu vực có lưới điện quốc gia, không nên đầu tư phát triển các trạm
thuỷ điện không có khả năng hoà lưới vì cho đến nay điện lưới vẫn chiếm ưu thế về cả
chất lượng và giá thành; Ở những khu vực không thể nối được lưới điện quốc gia, đầu
tư xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ với công suất đủ cho các yêu cầu phụ tải khu vực
(có thể là một vài cụm dân cư hoặc một vài cơ sở công cộng...).
Về sản xuất thiết bị thuỷ điện nhỏ: Cần sớm có được công nghệ chế tạo các thiết
bị thuỷ điện nhỏ để tiết kiệm ngoại tệ và chủ động trong phát triển.
4.1.3. Truyền tải điện năng
a) Về cấu trúc lưới:
 Hình thành một kết cấu lưới truyền tải mạnh, đảm bảo độ tin cậy cần thiết,
16


 Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng công nghệ truyền tải điện năng với cấp điện
áp cao hơn 500kV-AC hoặc/và đường dây tải điện một chiều HVDC khi khoảng cách
đủ lớn v.v...
 Phát triển cân đối cơ cấu chiều dài đường dây theo tương quan thích hợp ở các
cấp điện áp; tương quan dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp cho từng vùng miền.
b) Công nghệ thiết bị và phụ kiện:
 Tiêu chuẩn hoá tiết diện dây dẫn, sơ đồ cột, phân pha, đường dây nhiều mạch,
đa cấp điện áp, phụ kiện...
 Ứng dụng các thiết bị với công nghệ FACTS.
 Triển khai rộng rãi công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc
khác cấp điện áp nhằm mục đích tiết kiệm hành lang tuyến.
 Ứng dụng vật liệu mới trong lưới điện Việt Nam; sử dụng các loại cách điện
mới tiên tiến như composite, xà cách điện, cách điện gốm cho các ĐDK.
 Nghiên cứu ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của
dây dẫn ĐDK, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi các bon để giảm
độ võng, giảm kích thước cột.
 Sử dụng các thiết bị trạm biến áp tiên tiến, hiện đại.

 Ứng dụng hợp lý công nghệ trạm GIS, trạm nhiều tầng.
 Chế tạo các loại máy biến áp tới cấp điện áp 220kV và một số thiết bị nhất thứ
như CSV, dao cách ly v.v...(phù hợp theo Chiến lược phát triển cơ khí điện của Tập đoàn).
 Công nghệ thông tin và điều khiển: Có các giải pháp về công nghệ thông tin,
điều khiển hệ thống điện nhằm mục tiêu an toàn, hiệu quả, tin cậy, linh hoạt, có khả
năng tự khôi phục…
c) Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa:
Nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống truyền tải điện:
 Triển khai ứng dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện
vận hành (condition – based ) và chẩn đoán on – line.
 Giữ vai trò hàng đầu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền tải điện: Tiếp
nhận, chuyển giao công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện tiên tiến
d) Điều độ vận hành hệ thống điện:
 Triển khai hệ thống thiết bị điều độ (SCADA/EMS, RTU, các phần cứng,...)
phục vụ công tác điều độ cấp quốc gia và điều độ cấp vùng trên nguyên tắc:
- Tuân thủ, bám chặt vào các tiêu chuẩn quốc tế (ANSI, IEEE, IEC, ISO...)
- Có khả năng mở rộng trong tương lai, thêm các chức năng mới mà không cần
thay đổi nhiều trong hệ thống chương trình.
- Hệ thống phải có tính mở, độ tích hợp cao và hiện đại.
 Triển khai nâng cấp hệ thống quản trị thị trường điện MMS trên nguyên tắc
tương thích với hệ thống SCADA/EMS và với hệ thống đo đếm phục vụ phát triển thị
trường điện với mục tiêu tới năm 2015 có khả năng vận hành thị trường phát điện cạnh
tranh, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho thị trường bán buôn cạnh tranh theo đúng lộ trình đã
được Chính phủ phê duyệt.
e) Định hướng chiến lược về quản lý môi trường:
 Triển khai các biện pháp quản lý công nghệ với mục tiêu giảm thiểu tác động
của điện từ trường
4.1.4. Phân phối điện năng
a) Về cấu trúc lưới:
17



 Nghiên cứu toàn diện, triệt để và thực hiện hợp lý vấn đề cải tạo lưới phân
phối ở Việt Nam theo hướng đảm bảo tiến tới chỉ có một cấp điện trung thế 35kV hoặc
22kV cho từng vùng miền khác nhau trong tương lai.
 Cấp 22kV trở thành cấp điện áp chính của lưới trung áp trên toàn quốc.
 Cấp 35kV cấp điện cho các trạm trung gian (trong điều kiện lưới 110kV chưa
phủ kín) và cấp cho các làng xóm, thôn bản miền núi phía Bắc.
 Đối với một số phụ tải chuyên dùng (than, xi măng v.v...) vẫn cần thiết phải
duy trì điện áp chuyên dùng (6 hoặc 10kV).
 Cấu trúc tại các vùng đô thị: mạch vòng vận hành hở; tại nông thôn: cấu trúc
hình tia
b) Công nghệ thiết bị:
 Định rõ phạm vi sử dụng ĐDK 35kV và 22kV 3 pha 4 dây và 3 pha 3 dây.
Cùng với việc mô đun hóa các trạm 22/0,4kV có thể nghiên cứu mở rộng sử dụng các
trạm biến áp 1 pha.
 Tiêu chuẩn hóa và mô đun hóa các trạm phân phối 35(22)/0,4kV về gam máy
biến áp và sơ đồ điện.
 Trang bị, bổ sung hệ thống bảo vệ các tuyến dây trung thế gồm máy cắt đầu
tuyến, máy cắt tự đóng lại, các thiết bị phân đoạn kiểu mới (sectionlizer) được phối
hợp với các bảo vệ nhánh rẽ như cầu chì, cầu dao phụ tải . . .
 Lắp đặt các máy cắt phân đoạn thích hợp để phân đoạn sự cố, chuyển đổi
nguồn cấp và phục hồi sự cố lưới điện. Đối với các nhánh rẽ lớn cần bố trí các bộ cầu
dao phụ tải để cô lập sự cố.
 Trang bị các trạm biến áp di động hợp bộ, số lượng và dung lượng máy biến áp
di động cần được tính toán khoa học kết hợp với việc thiết kế, cải tạo cấu trúc lưới
phân phối.
 Tự động hóa lưới phân phối (DAS – Distribution Automation System), hệ
thống quản lý lưới phân phối (DMS – Distribution Management System).
 Triển khai hệ thống SCADA lưới phân phối.

c) Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa:
 Nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện:
 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện
vận hành (condition – based ) và chẩn đoán on – line.
 Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện tiên tiến
như hệ thống sửa chữa điện nóng hotline . . .
 Vận hành hợp lý các trạm biến áp, hoán đổi các máy biến áp đầy tải và non tải,
sa thải các MBA không tải trong quá trình vận hành, quan tâm lựa chọn MBA có tổn
thất thấp trong mua sắm thiết bị.
 Lắp đặt mới và khai thác hệ thống tụ bù lưới phân phối để giảm nhỏ công suất
vô công truyền tải trên lưới.
Kiện toàn hiện đại hóa lưới điện nâng cao độ tin cậy cung cấp điện:
 Ngoài cấu hình mạch vòng vận hành hở, hình tia, trong giai đoạn tới cần thiết
nghiên cứu xây dựng thêm cấu hình song song có cáp dự phòng hoặc cấu hình song
song có cáp dự phòng thay thế được.
 Chuẩn hóa các gam chuẩn, tiết diện chuẩn để thuận tiên việc quản lý, dự
phòng.
d) Quản lý môi trường, phát triển bền vững
18


 Triển khai áp dụng các giải pháp xây dựng các công trình điện bằng công nghệ
hiện đại tại các khu vực đô thị để đảm bảo mỹ quan và bảo vệ môi trường.
 Đối với thành phố, thị xã, để đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm đất đai, các
đường dây điện lực khu vực nội thành phải được ngầm hóa. Việc ngầm hóa lưới điện
cần thực hiện theo lộ trình phù hợp với quy hoạch-xây dựng đô thị.
 Định hướng ngầm hoá các đường dây điện lực: Đối với các khu đô thị mới,
các tuyến đường mới mở cần phối hợp với các ngành, kiến nghị với chính quyền sở tại
đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hào kỹ thuật, tuynel) để bố trí các
công trình như điện, nước, bưu chính viễn thông . . . Việc hạ ngầm các tuyến dây điện

lực hiện hữu tại các tuyến phố cần thực hiện đồng bộ với các dự án chỉnh trang đô thị
để tiết kiệm vốn đầu tư. Các công trình xây dựng mới lưới điện cần thực hiện giải pháp
xây dựng bằng cáp ngầm.
4.1.5. Công nghệ trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng
Mục tiêu cơ bản trong KDĐN&DVKH:
 Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng phù
hợp với chính sách giá năng lượng của Chính phủ.
 Tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động thủ công, tiết kiệm chi phí,
gia tăng lợi nhuận.
 Phát triển hệ thống chăm sóc dịch vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng tương ứng với từng cấp độ phụ tải, tiêu thụ điện năng và mục tiêu sử
dụng điện.
 Đáp ứng các giai đoạn phát triển của thị trường điện lực Việt Nam trong tương
lai.
Những định hướng công nghệ trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng cần thiết
phải dựa vào công nghệ đo đếm và hai hệ thống cơ sở hạ tầng triển khai tại EVN :
 Hệ thống công nghệ thông tin điện lực
 Hệ thống viễn thông điện lực
Về công nghệ thiết bị :
 Ứng dụng công nghệ đo đếm tiên tiến-thông minh (smart metering) với một số
chức năng cơ bản dưới đây trên nguyên tắc ưu tiên khu vực đô thị, thành phố lớn và
phù hợp với khả năng tài chính :
- Công nghệ công tơ có khả năng cho phép đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa
hoặc bằng đường truyền ;
- Công nghệ đọc dữ liệu tự động và bán tự động
 Về công nghệ truyền dữ liệu:
- Nguyên tắc: Giao thức truyền tin phải phù hợp với đường truyền và công tác
xử lý dữ liệu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trên đường dây tải điện (power line
communication/PLC) ở mức độ cơ bản tùy thuộc vào cấu hình và mức độ hiện đại của

lưới phân phối. Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu trên các tuyến đường dây tải
điện của hệ thống điện.
- Nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ truyền dữ liệu khác ở mức cơ bản
như : truyền qua điện thoại hữu tuyến, wireless - điện thoại không dây, qua sóng
CDMA của viễn thông điện lực...

19


- Ứng dụng và triển khai các định hướng phát triển viễn thông điện lực cho kinh
doanh điện năng và dịch vụ khách hàng trên cơ sở phù hợp với Chiến lược phát triển
Công nghệ thông tin đã được phê duyệt.
Về công nghệ trong xử lý dữ liệu và dịch vụ khách hàng:
- Bổ sung hoàn thiện cơ sở trung tâm dịch vụ khách hàng CMIS của EVN
- Tăng cường triển khai chương trình DSM (Demand Side Management).
Về tự động hoá lưới phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý
nhu cầu điện năng: Sự phát triển được chia thành hai cấp độ.
Cấp độ 1 được triển khai với những vùng miền có mật độ phụ tải cao, bình quân
mức sử dụng điện trên đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước; có giá bán bình
quân cao hơn giá thành của Tập đoàn, có lợi nhuận và với đối tượng khách hàng sử
dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh & dịch vụ bao gồm:
- Nghiên cứu triển khai hệ thống SCADA lưới phân phối, từng bước áp dụng
công nghệ tự động hoá quản lý lưới điện phân phối (DAS) và quản lý lưới điện và
khách hàng theo địa lý (GIS).
- Tiếp tục triển khai chương trình DSM, tham gia xây dựng bộ tiêu chuẩn sử
dụng điện hiệu quả.
Cấp độ 2 được triển khai cho các vùng miền có giá bán điện bình quân thấp hơn
giá thành. Về mục tiêu cơ bản là đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng nhưng công nghệ
thiết bị triển khai ở mức thấp hơn so với cấp độ 1, chưa gắn dịch vụ khách hàng với
việc tự động hoá lưới phân phối.

 Hoàn thiện các trung tâm kiểm định, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng,
dịch vụ khách hàng tại các điện lực.
4.1.6. Các định hướng chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, tổ chức và thông
tin để làm chủ và phát triển công nghệ điện lực
a) Phát triển nguồn nhân lực
 Xây dựng hệ thống trường gồm : dạy nghề, quản lý, đại học đáp ứng nhu cầu
về nhân lực vận hành, bảo dưỡng các nhà máy cho ngành điện và cả các đơn vị ngoài.
 Liên kết với các trường Đại học và cơ quan nghiên cứu trong ngoài nước thực
hiện các đề tài nghiên cứu KHCN phục vụ công nghệ điện lực. Đào tạo tại nước ngoài
cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật mới.
 Xây dựng đội ngũ cán bộ thi công, quản lý, vận hành thuỷ điện chuyên nghiệp.
 Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên vận hành
lưới điện truyền tải và phân phối
 Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống kinh doanh và dịch vụ
khách hàng.
 Xây dựng biên chế tổ chức điển hình cho các đơn vị thuộc ngành điện, tiêu
chuẩn các vị trí, chương trình đào tạo mới và đào tạo định kỳ cho các vị trí trong bộ
máy quản lý của ngành.
 Xây dựng quy trình đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng đào tạo ứng viên vào các
vị trí công nghệ và quản lý chủ chốt của đơn vị cơ sở, của các đơn vị. Triển khai đào
tạo lực lượng chuyên gia cao cấp, cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đội ngũ công nhân
lành nghề trong tất cả các khâu của dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng.
b) Phát triển phần tổ chức
 Đánh giá lại năng lực về công nghệ, về cơ khí, điện, điện tử v.v. (năng lực
công nghiệp) của ngành điện nói riêng và trong nước nói chung.
20


 Xác định các cơ sở sản xuất các thiết bị nhiệt điện (lò hơi, bơm, động cơ, van,
thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, vật liệu sử dụng trong nhà máy nhiệt điện như ống,

thép, v.v.) có khả năng tham gia chương trình nội địa hóa, sản xuất thiết bị cho các nhà
máy nhiệt điện. Phân loại các công ty theo năng lực và đưa ra chương trình, đầu tư
nâng cao năng lực cho các cơ sở này góp phần phục vụ cho công tác sửa chữa lớn các
nhà máy nhiệt điện...
 Phân loại các thiết bị nhiệt điện có thể sản xuất trong nước theo mức độ dễ đến
khó ; xác định nhóm thiết bị có thể tiến hành sản xuất, nâng cao chất lượng tại các cơ
sở sản xuất của ngành.
 Củng cố lại công tác hiệu chỉnh nhiệt, xây dựng bộ phận công nghệ cao (xử lý
rung và phát nhiệt của thiết bị quay, điều khiển tự động hệ thống) để nâng cao chất
lượng và trình độ khai thác thiết bị.
 Tổ chức lại hoặc xây dựng mới các Công ty bảo dưỡng, sửa chữa lưới truyền
tải điện
 Bổ sung thêm các hạng mục về huấn luyện trong công tác bảo dưỡng sửa chữa
nóng trên lưới truyền tải và phân phối điện năng.
 Tổ chức lại hoặc xây dựng mới quy trình quản lý kỹ thuật nhằm giảm và xử lý
nhanh sự cố, tăng cường kiểm tra sửa chữa thường xuyên các thiết bị như kiểm tra tiếp
xúc tại các trạm biến áp, lèo đường dây, xử lý hư hỏng thiết bị.
 Biên soạn các bộ tài liệu tương ứng (quy trình, quy phạm, sách giáo khoa...)
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng .
c) Phát triển phần thông tin, cơ sở dữ liệu
 Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu ngành nhiệt điện (khí, than)
 Triển khai ứng dụng các công nghệ đảm bảo thông tin nhanh và chính xác nhất.
 Trang bị các phần mềm tính toán lưới điện, dự báo nhu cầu điện để có kế
hoạch phát triển lưới điện hợp lý, tính toán vận hành lưới điện an toàn hiệu quả.
 Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu trên cơ sở công nghệ GIS – Địa lý thông tin về hệ
thống điện Việt Nam
 Hoàn thiện công tác quản lý cơ sở dữ liệu trong kinh doanh điện năng và dịch
vụ khách hàng theo tiến độ đã vạch trong chiến lược phát triển công nghệ thông tin đã
phê duyệt.
4.2. Đích đến năm 2025

4.2.1. Mục tiêu chung cần đạt tại năm 2025:
 Kế thừa, triển khai tiếp tục các mục tiêu trên cơ sở giai đoạn trước và thực
hiện mới.
 Ứng dụng công nghệ tiên tiến/cao cấp trong phát điện, đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững; hoàn chỉnh lưới điện, bước đầu tạo lập hệ thống cung cấp điện thông
minh; kế thừa và tạo lập các dịch vụ giá trị gia tăng mới trong kinh doanh điện năng và
dịch vụ khách hàng.
 Có hạ tầng cơ sở về thông tin và viễn thông ở mức độ tiên tiến; có hạ tầng cơ
sở về hệ thống điều khiển và tự động hóa ở mức tiên tiến và có hệ thống quan trắc môi
trường triển khai tại các nhà máy phát điện.
4.2.2. Công nghệ phát điện
A. NHIỆT ĐIỆN
a.1) Định hướng sử dụng nhiên liệu
21


Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu:
- Đối với than:
 Tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ trộn than
 Nắm vững và sử dụng thành thạo các công nghệ tương ứng để đốt mọi chủng
loại than hiện có trên thị trường Việt Nam đạt hiệu suất cao và đáp ứng các tiêu chuẩn
về môi trường.
 Tiếp cận nguồn than từ bể than đồng bằng Bắc Bộ để rút ngắn thời gian đưa
vào dùng cho phát điện.
 Sử dụng công nghệ tiên tiến trong vận chuyển, bảo quản than.
- Đối với nhiên liệu khí đốt: sử dụng nguồn khí tại chỗ và LNG.
- Đối với nguyên liệu cho điện hạt nhân:
 Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về nguyên nhiên liệu cho điện hạt nhân phục
vụ cho vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.
 Xem xét việc thực hiện một phần việc chế tạo các thanh nhiên liệu tại Việt

Nam, xem xét việc khai thác và sử dụng nguồn uran của Việt Nam, tiếp cận công nghệ
tái sinh để sử dụng lại bã thải nhiên liệu trong các giai đoạn sau.
a.2) Công nghệ thiết bị sử dụng cho nguồn phát nhiệt điện
Công nghệ nhiệt điện than
Tiếp tục sử dụng than hiệu quả bằng cách: cải tiến thiết bị đốt (vòi đốt, buồng
đốt, phương pháp đốt, kể cả thải xỉ lỏng), nghiên cứu trộn than antraxit với than nhập
có hàm lượng chất bốc cao; các tổ máy mới xây dựng phải áp dụng thông số trên tới
hạn và thận trọng xem xét việc áp dụng thông số cực siêu tới hạn (USC) trên cơ sở
kinh nghiệm của ngành và các tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.
Thông số lò hơi:
 Công suất tổ máy: Việc nâng công suất cao hơn nữa sẽ theo trào lưu chung của
thế giới và có xét đến khả năng nâng công suất tổ máy tới 1000MW.
 Thông số môi chất: Định hướng lựa chọn các thông số cao một cách hợp lý
nhằm đảm bảo tăng hiệu suất chu trình trên cơ sở chi phí hợp lý, tối ưu cho đầu tư ban
đầu và chi phí O&M.
o Nhiệt độ hơi: Tiếp tục xem xét áp dụng nhiệt độ 570 oC – 600oC cho các lò hơi
mới. Thận trọng nghiên cứu ứng dụng nhiệt độ cao hơn
o Áp suất: Áp dụng thông số trên tới hạn cho các tổ máy mới. Xem xét áp dụng
thông số cực siêu tới hạn (USC) vào thời điểm thích hợp.
Công nghệ đốt than:
 Nghiên cứu, làm chủ các công nghệ tương ứng để đốt mọi chủng loại than hiện
có trên thị trường Việt Nam đạt hiệu suất cao và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường
(kể cả lò tầng sôi, thải xỉ lỏng).
 Nghiên cứu công nghệ lò thải xỉ lỏng (đốt được than anthraxit, đầu tư cho thiết
bị môi trường cao).
 Nghiên cứu công nghệ khí hóa than để ứng dụng trong các dự án mới (đặc biệt
là bể than đồng bằng sông Hồng).
Vấn đề tro xỉ:
 Tiếp tục phối hợp với các cơ quan khoa học của các ngành khác để nghiên cứu
và triển khai việc sử dụng tro xỉ nhà máy điện.

 Tỷ lệ tái sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện than phải đạt trên 75%.
Công nghệ nhiệt điện khí
22


 Xác định các địa điểm phù hợp, thuận lợi cho việc cấp khí, đáp ứng các nhu
cầu về phụ tải, quy hoạch các địa điểm cho các nhà máy nhiệt điện khí sau này.
 Ưu tiên phát triển nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp với hiệu suất cao. Hiệu suất
chu trình không được thấp hơn 52%.
a.3) Định hướng chiến lược về hoạt động vận hành; bảo dưỡng, sửa chữa;
chế tạo phụ tùng, thiết bị phục vụ nhóm công nghệ nhiệt điện
 Tiếp tục triển khai áp dụng công nghệ theo dõi trạng thái vận hành thiết bị theo
điều kiện thực tế thiết bị (condition-based)
 Triển khai tòan diện công nghệ bảo dưỡng theo trạng thái thiết bị (reliabilitycentered maintenance)
 Liên danh với các nhà chế tạo trong nước hoặc nước ngoài sản xuất các thiết bị
đo lường và điều khiển để phục vụ thay thế cho các nhà máy đang hoạt động và từng
bước tiến tới cung cấp cho các dự án mới.
 Tiếp tục triển khai chương trình nội địa hóa thiết bị nhiệt điện nhằm nâng cao
khả năng tự chủ về công nghệ và hiệu quả kinh tế
a.4) Định hướng chiến lược về quản lý môi trường, phát triển bền vững
 Đảm bảo các chỉ tiêu về phát thải đối với các nhà máy nhiệt điện bằng cách áp
dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị xử lý môi trường phù hợp với những quy
định ban hành trên lãnh thổ Việt Nam: sử dụng công nghệ tiên tiến xử lý khí thải, nước
thải như lọc bụi, khử SOx, khử NOx… chu trình xử lý nước thích hợp với các thiết bị
bể keo tụ, bể lắng, lọc, trung hòa… nhằm mục tiêu kiểm soát hoàn toàn lượng nước
thải ra của các nhà máy.
 Trang bị đầy đủ các thiết bị quan trắc về các thông số môi trường tại các nhà
máy nhiệt điện.
a.5) Thiết bị công nghệ đo lường điều khiển
 Sử dụng các thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến cho các nhà máy nhiệt điện

mới. Các nhà máy mới xây dựng phải có hệ thống đo lường, điều khiển tự động hiện
đại, hoạt động ổn định, lâu bền, dễ dàng cập nhật, nâng cấp và phải ngăn ngừa được
các sự cố lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng của góp phần
nâng cao hiệu suất của nhà máy.
 Đánh giá và sử dụng các thiết bị đo lường điều khiển (phần cứng và phần mềm)
tiên tiến từ các nhà sản xuất trên thế giới phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện mới.
 Tới năm 2025: Liên danh với các nhà chế tạo trong nước hoặc nước ngoài sản
xuất thiết bị đo lường và điều khiển để phục vụ thay thế cho các nhà máy đang hoạt
động và từng bước tiến tới cung cấp cho các dự án mới.
a.6) Về điện hạt nhân
 Tiếp tục nghiên cứu về an toàn hạt nhân và các công nghệ điện hạt nhân phổ
biến hiện nay.
 Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
 Đào tạo nhân lực cho các giai đoạn tiếp theo của chương trình điện hạt nhân,
đặc biệt chú ý về quản lý dự án, đánh giá an toàn và đội ngũ vận hành, bảo dưỡng và
sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, làm chủ công nghệ nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
 Nâng cao năng lực khoa học công nghệ để có thể tiếp thu công nghệ điện hạt
nhân, nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân một
cách kinh tế và an toàn. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để xử lý rác thải phóng xạ
(mức thấp và trung bình).
23


 Chiến lược về nâng cao năng lực tư vấn các dự án nhà máy điện nguyên tử,
triển khai đào tạo nhân sự cho nhà máy điện hạt nhân.
 Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện hạt nhân cho các tổ máy tiếp
theo ( Chế tạo nhiên liệu hạt nhân, bảo quản; lò phản ứng hạt nhân, an toàn hạt nhân;
xử lý và lưu trữ chất thải phóng xạ, bã thải hạt nhân; an toàn phóng xạ…)
B. THUỶ ĐIỆN
 Định hướng chiến lược phát triển công nghệ

- Cập nhật các công nghệ hiện đại nhất tại thời điểm về cả sơ đồ khai thác, thi
công, thiết bị và công nghệ về quản lý vận hành.
- Khai thác lặp lại nhiều lần nguồn nước trên cơ sở tính toán kinh tế đảm bảo
phát triển bền vững nguồn tài nguyên
 Các định hướng chiến lược về chế tạo phụ tùng, thiết bị được thực hiện trên
nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí.
4.2.3. Công nghệ truyền tải điện năng
a) Về cấu trúc lưới:
• Lựa chọn và ứng dụng một trong các công nghệ: truyền tải điện năng với cấp
điện áp cao hơn 500kV, tải điện một chiều khi khoảng cách đủ lớn, ứng dụng công
nghệ truyền tải điện linh họat sử dụng các thiết bị điện tử công suất (FACTS)…
 Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp
điện áp nhằm mục đích tiết kiệm hành lang tuyến
 Tiếp tục phát triển cân đối cơ cấu số lượng km chiều dài đường dây theo tương
quan thích hợp ở các cấp điện áp khác nhau; về tương quan dung lượng trạm biến áp ở
các cấp điện áp cho từng vùng miền.
b) Công nghệ thiết bị:
Công nghệ cho đường dây: nhằm mục đích tăng cường khả năng tải, đường dây
phải có nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, phân pha:
 Tiêu chuẩn hoá tiết diện dây dẫn, sơ đồ cột, phân pha, đường dây nhiều mạch,
đa cấp điện áp, phụ kiện...
 Hoàn thiện, hiện đại hoá công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lưới đang
vận hành: Trang bị các thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng dưới tải để giảm tối thiểu số lần
và số giờ cắt điện
 Nghiên cứu, triển khai các biện pháp nâng cao khả năng truyền tải điện (nâng
cao cấp điện áp, FACTS, truyền tải điện cao áp một chiều HVDC...)
 Ứng dụng rộng rãi vật liệu mới trong lưới điện Việt Nam; sử dụng các loại
cách điện mới tiên tiến như composite, xà cách điện, cách điện gốm cho các ĐDK.
 Tiếp tục nghiên cứu và triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng
cao khả năng tải của dây dẫn ĐDK, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng

sợi các bon để giảm độ võng, giảm kích thước cột.
 Sử dụng các thiết bị trạm biến áp tiên tiến, hiện đại,
 Triển khai ứng dụng công nghệ trạm GIS ngầm hoặc ngoài trời, trạm nhiều tầng,
 Triển khai chế tạo các loại máy biến áp tới cấp điện áp 220kV và một số thiết
bị nhất thứ như chống sét van, dao cách ly v.v...
 Công nghệ thông tin và điều khiển: triển khai rộng rãi các giải pháp về công
nghệ thông tin, điều khiển hệ thống điện nhằm mục tiêu an toàn, hiệu quả, tin cậy, linh
hoạt, có khả năng tự khôi phục…
c) Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa:
24


 Áp dụng rộng rãi công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận
hành (condition – based ) và chẩn đoán on – line.
 Giữ vai trò hàng đầu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền tải điện: Tiếp
nhận, chuyển giao công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện tiên tiến.
d) Điều độ vận hành hệ thống điện:
 Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống điều độ mới với hệ thống đo đếm mới,
tích hợp chúng với hệ thống MMS và SCADA/EMS; nâng cấp hệ thống đường truyền
(là cơ sở hạ tầng viễn thông, thông tin phục vụ công tác điều độ và thị trường điện).
 Triển khai ứng dụng các nhóm công cụ (hệ thống thiết bị, phần mềm) phục vụ
đánh giá (theo thời gian thực và off-line) độ tin cậy vận hành hệ thống điện phục vụ
phát triển thị trường điện theo lộ trình của Chính phủ.
e) Định hướng chiến lược về quản lý môi trường:
Tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý công nghệ với mục tiêu giảm thiểu tác
động của điện từ trường
4.2.4. Công nghệ phân phối điện
a)Định hướng chiến lược về công nghệ thiết bị:
a.1) Phương hướng chuyển đổi cấp điện áp
Tiếp tục triển khai cải tạo lưới phân phối ở Việt Nam theo hướng đảm bảo tiến

tới chỉ có một cấp điện trung thế 35kV hoặc 22kV
a.2) Tiếp tục kiện toàn hiện đại hóa lưới điện nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
 Tiếp tục triển khai xây dựng thêm cấu hình song song có cáp dự phòng hoặc
cấu hình song song có cáp dự phòng thay thế được.
 Trang bị, bổ sung hệ thống bảo vệ các tuyến dây trung thế gồm máy cắt đầu
tuyến, máy cắt tự đóng lại, các thiết bị phân đoạn kiểu mới (sectionlizer) được phối
hợp với các bảo vệ nhánh rẽ như cầu chì, cầu dao phụ tải . . .
 Lắp đặt các máy cắt phân đoạn thích hợp để phân đoạn sự cố, chuyển đổi
nguồn cấp và phục hồi sự cố lưới điện. Đối với các nhánh rẽ lớn cần bố trí các bộ cầu
dao phụ tải để cô lập sự cố.
 Trang bị các trạm biến áp di động hợp bộ, số lượng và dung lượng máy biến áp
di động cần được tính toán khoa học kết hợp với việc thiết kế, cải tạo cấu trúc lưới
phân phối.
 Triển khai sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới (cáp ngầm trung hạ thế, trạm
biến áp hợp bộ, trạm ngầm).
 Chuẩn hóa các gam chuẩn, tiết diện chuẩn để thuận tiên việc quản lý, dự
phòng.
a.3) Định hướng chiến lược về quản lý môi trường, phát triển bền vững
 Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại bảo vệ môi trường.
 Đối với thành phố, thị xã, để đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm đất đai, việc
áp dụng các giải pháp xây dựng các công trình điện bằng công nghệ hiện đại phải trở
thành yêu cầu bắt buộc.
 Các đường dây điện lực khu vực nội thành phải được ngầm hóa. Việc ngầm
hóa lưới điện cần thực hiện theo lộ trình phù hợp với quy hoạch-xây dựng đô thị.
a.4) Bảo dưỡng và vận hành lưới phân phối
 Nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện:
 Ứng dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành
(condition – based ) và chẩn đoán on – line.
25



×