Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.82 KB, 17 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI
2.1.1. Giai đoạn 1986-1990: Thời kỳ mở rộng và phát triển dịch vụ
Trong giai đoạn đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước (1986-1990), hoạt
động dịch vụ, cả phía cung và cầu, ở Hà Nội bắt đầu phát triển. Một số dịch vụ đã
phát triển trong cơ chế kinh tế cũ, phục vụ trực tiếp cho sản xuất được phát triển
với tốc độ khá cao, đó là dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải. Kết quả là, tỷ trọng
giá trị dịch vụ thương mại và dịch vụ vận tải chiếm tới hơn 50% trong tổng giá trị
lĩnh vực dịch vụ ở Hà Nội.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu phát triển, chủng loại dịch vụ còn khá sơ sài, tốc
độ tăng trưởng còn thấp, quy mô các ngành, tiểu ngành dịch vụ còn nhỏ, lẻ. Cụ thể,
một số loại hình dịch vụ hạ tầng cơ sở cho phát triển kinh tế – xã hội như dịch vụ
bưu chính - viễn thông, dịch vụ tài chính -ngân hàng, dịch vụ giáo dục - đào tạo,
dịch vụ khoa học – công nghệ,... tôc độ phát triển chưa cao, quy mô nhỏ, chưa
tương xứng với tiềm năng. Chủng loại các tiểu ngành dịch vụ trong từng ngành
chưa đa dạng, còn sơ khai. Trong ngành bưu chính – viễn thông, chỉ có dịch vụ
điện thoại cố định bắt đầu phát triển với tỷ lệ 1.000 người/1 máy điện thoại, các
dịch vụ chỉ mới xuất hiện nhưng chưa phát triển như dịch vụ Internet, chuyển phát
nhanh, điện thoại di động,... Trong ngành tài chính - ngân hàng chủ yếu vẫn diễn ra
các hoạt động huy động và phân bổ vốn thông qua hệ thống ngân hàng, các loại
hình dịch vụ khác như bảo hiểm, dịch vụ cho thuê tài chính, kế toán, kiểm
toán...chưa đáng kể.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn thấp, giá cả dịch vụ tương đối cao. Hạ
tầng cơ sở cho hoạt động dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do đó chất
lượng thấp. Trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ lao động tham gia sản xuất và
cung ứng dịch vụ còn mang nặng thói quen từ thời kỳ bao cấp với cơ chế “xin-
cho”.
Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn là nhà sản xuất và cung cấp phần lớn dịch vụ
cho xã hội, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân và nước ngoài trong


hoạt động dịch vụ. Giá trị dịch vụ cung cấp từ khu vực nhà nước trong tổng giá trị
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, tới 53,8%.
2.1.2 Giai đoạn 1991-2006: Thời kỳ phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ
trên địa bàn Hà Nội
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của khu vực dịch vụ Hà Nội đạt khá
cao, ổn định và giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Nếu như tốc độ tăng trưởng
dịch vụ Hà Nội giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 8,5%/năm thì sang giai đoạn 2001-
2005 đã đạt tới trên 9,1%/năm và làm cho tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1996-
2005 đạt tới 8,7%/năm.
Bảng 2.1: Tăng trưởng dịch vụ và tăng trưởng GDP của Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
1995 2000 2005
Tăng bình quân năm (%)
1996-
2000
2001-
2005
1996-
2005
Tổng GDP Hà Nội 12.021 19.999 34.073 10,70 11,10 10,80
Dịch vụ 7.674 11.517 19.812 8,50 9,10 8,70
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP 0,64 0,58 0,58 0,61 0,56 0,59
Tăng DV/Tổng số (lần) 0,79 0,82 0,80
Nguồn: Niên giám thống kê 2005.
Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực dịch vụ Hà Nội đã ngày càng nâng cao vị
thế dịch vụ Hà Nội với cả nước, làm tăng mức đóng góp giá trị dịch vụ Hà Nội vào
tổng giá trị dịch vụ của cả nước. Nếu như năm 1995 giá trị khu vực dịch vụ Hà Nội
chỉ chiếm 8,9% trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước thì đến năm 2000 tỷ trọng
này đã tăng lên 10,3% và đạt 12,6% năm 2005.
Vai trò là một trung tâm dịch vụ của Hà Nội đối với cả nước ngày càng được

khẳng định thông qua tỷ trọng giá trị của một số ngành dịch vụ khá cao trong tổng
thể giá trị dịch vụ của cả nước. Tỷ trọng giá trị dịch vụ vận tải, kho bãi và thông tin
liên lạc trong tổng giá trị dịch vụ cả nước chiếm đến 24,5% năm 1995 đã tăng lên
34,1% năm 2005; dịch vụ văn hoá - thể thao chiếm đến 22,3% năm 1995 tăng lên
29,9% năm 2005; dịch vụ hoạt động khoa học công nghệ chiếm đến 20,1% năm
2005; đặc biệt tỷ trọng dịch vụ tài chính ngân hàng chiếm có 7,7% năm 1995 đã
tăng khá nhanh đạt 16,6% năm 2005.
Biểu 2.2: Tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ của Hà Nội với cả nước
Đơn vị tính: %
1995 2000 2005
Tổng số 8,9 10,3 12,6
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 5,6 6,9 7,8
Khách sạn và nhà hàng 7,9 7,6 7,9
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 24,5 27,3 34,1
Tài chính, tín dụng 7,7 15,0 16,6
Hoạt động khoa học, công nghệ 28,1 22,8 20,1
Hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn 6,4 10,0 10,0
Quản lý Nhà nước, an ninh, quốc phòng 4,5 4,7 4,4
Giáo dục và đào tạo 10,0 9,6 11,7
Y tế và cứu trợ xã hội 9,9 10,0 8,8
Hoạt động văn hoá và thể thao 22,3 22,7 29,9
Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội ... 22,3 22,8
Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng 3,1 2,9 3,0
Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 9,2 7,9 7,6
Hoạt động của các tổ chức quốc tế - - -
Nguồn: Niên giám thống kê 2005.
Với vị thế là thủ đô, một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, xu thế nâng
cao vị thế phát triển dịch vụ và tăng giá trị đóng góp dịch vụ của Hà Nội đối với cả
nước sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo. Theo một số dự đoán của các
chuyên gia kinh tế, tỷ trọng giá trị lĩnh vực dịch vụ Hà Nội phải chiếm từ 20% đến

25% trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước mới tương xứng với tiềm năng, vị thế
của Thủ Đô, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ đã đạt được tốc độ tăng khá nhanh và ổn định tuy
nhiên vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP nói chung và của khu vực công
nghiệp nói riêng. Hơn nữa, một số dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế thì tốc độ phát
triển còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng giá trị dịch vụ của cả nước còn nhỏ như
dịch vụ hoạt động khoa học và công nghệ. Đặc biệt, tỷ trọng dịch vụ các hoạt động
khoa học công nghệ lại có xu hướng giảm, đạt 28,1% năm 1995 giảm xuống còn
20,1% năm 2005.
Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ của Hà Nội
Đơn vị tính: %
1995 2000 2005
Tổng các ngành dịch vụ 100 100 100
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 22,33 24,57 24,01
Khách sạn, nhà hàng 7,39 7,08 6,80
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 28,19 26,32 30,00
Tài chính, tín dụng 3,78 6,37 6,04
Hoạt động khoa học và công nghệ 4,22 3,18 3,01
Hoạt động liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 8,67 10,24 8,49
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng 3,94 3,28 2,91
Giáo dục và đào tạo 8,84 8,46 8,97
Y tế và cứu trợ xã hội 3,85 3,57 3,27
Hoạt động văn hoá và thể thao 3,00 3,23 3,51
Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 2,56 0,81 0,69
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,57 1,54 1,37
Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 0,55 0,44 0,32
Hoạt động của các tổ chức quốc tế 1,11 0,93 0,62
Nguồn: Niên giám thống kê 2005.
Về quy mô và cơ cấu, số liệu Bảng 2.3 cho thấy, quy mô, tỷ trọng giá trị của
từng ngành, tiểu ngành trong tổng thể lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội có sự chênh

lệch khá lớn. Các ngành dịch vụ đã phát triển khá mạnh trong cơ chế kinh tế cũ vẫn
tiếp tục mở rộng, do đó có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng giá trị cao. Cụ thể, dịch vụ
vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm tới 30% trong tổng giá trị dịch vụ năm
2005; dịch vụ thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ, chiếm 24,01%. Một số
ngành dịch vụ có quy mô trung bình như dịch vụ hoạt động liên quan đến kinh
doanh tài sản, tư vấn chiếm tỷ trọng giá trị 8,49% năm 2005, tỷ trọng dịch vụ giáo
dục - đào tạo chiếm 8,97% năm 2005.
Đáng chú ý, một số ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế phát triển nhưng quy
mô còn thấp, tỷ trọng giá trị trong tổng thể giá trị dịch vụ của Hà Nội thấp như dịch
vụ tài chính – ngân hàng (chỉ chiếm 6,04% năm 2005); dịch vụ hoạt động của các
tổ chức quốc tế (chỉ chiếm 0,62% năm 2005); dịch vụ hoạt động văn hoá - thể thao
(chỉ chiếm 3,51% năm 2005).
Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, tiểu ngành dịch vụ của Hà
Nội, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành, tiểu ngành dịch vụ diễn ra theo hướng phát
triển mạnh các dịch vụ khai thác, sử dụng tối đa thế mạnh của Hà Nội trong gần 10
năm qua diễn ra khá mạnh mẽ. Cụ thể, tỷ trọng giá trị dịch vụ thương nghiệp, sữa
chữa xe có động cơ có sự thay đổi đáng kể, tăng từ 22,33% năm 1995 lên 24,01%
năm 2005; dịch vụ tài chính, tín dụng tăng từ 3,78% năm 1995 lên 6,04% năm
2005. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch cơ cấu diễn ra ở một số ngành dịch vụ còn
lại vẫn đang diễn ra chậm, có mức thay đổi trên (dưới) 2%/năm). Đặc biệt, tỷ trọng
giá trị một số ngành dịch vụ trong tổng giá trị dịch vụ ở Hà Nôi có xu hướng giảm
như dịch vụ hoạt động quốc tế, dịch vụ hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội, dịch
vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.
Bảng 2.4: Quy mô và tốc độ tăng các phân ngành dịch vụ của Hà Nội
Đơn vị tính: tỷ đồng
1995
2000
2005
Tốc độ tăng trởng (%)
1996-

2000
2001-
2005
1996-
2005
Tổng các ngành dịch vụ 7674 11517 19812 8,5 11,0 9,6
Thương nghiệp, sửa chữa xe có
động cơ
1713 2830 4479 10,6 10,0 10,1
Khách sạn, nhà hàng 567 815 1268 7,5 10,9 8,8
Vận tải, kho bãi và thông tin
liên lạc
2163 3031 5596 7,0 11,0 8,5
Tài chính, tín dụng 290 733 1126 20,3 7,6 15,4
Hoạt động khoa học, công
nghệ
323 365 562 2,5 6,8 4,1
Hoạt động liên quan đến KD
tài sản, DV tư vấn
665 1179 1584 12,1 6,0 9,8
Quản lý Nhà nước, an ninh
quốc phòng
302 377 542 4,5 8,8 6,1
Giáo dục và đào tạo 678 974 1673 7,5 9,0 8,1
Y tế và cứu trợ xã hội 295 410 610 6,8 8,7 7,5
Hoạt động văn hoá, thể thao 230 372 655 10,1 11,4 10,6
Các hoạt động Đảng, đoàn thể,
hiệp hội
196 92 128 -13,9 7,8 -6,3
Hoạt động phục vụ cac nhân và

cộng đồng
120 177 256 8,0 7,7 7,9
Hoạt động làm thuê trong các
hộ gia đình
42 50 60 3,7 4,0 3,7
Hoạt động của các tổ chức
quốc tế
84 107 115 4,8 2,1 3,8
Nguồn: Niên giám thống kê 2005.
Như vậy, các loại hình dịch vụ ở Hà Nội đã và đang phát triển tương đối toàn
diện. Tuy nhiên, tốc độ phát triển một số ngành dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế chưa
cao, chưa xứng với tiềm năng, sự dịch chuyển cơ cấu dịch vụ theo hướng khai thác
tối đa lợi thế của một thủ đô diễn ra chưa mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ
có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, có

×