Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

báo cáo đánh giá các chương trình hỗ trợ công nghiệp trong NNNT phát triển trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.67 KB, 6 trang )

Chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn của Việt Nam
TS Phạm Duy Hiếu
Viện Trưởng Viện Phát triển Kinh tế và Công nghiệp

Tóm tắt
Nghiên cứu và đánh giá tác động và hiệu quả của các chiến lược phát triển sau một giai đoạn
áp dụng là một vấn đề rất quan trọng tại các nước nhằm điều chỉnh kịp thời các chủ trương cập
nhật, phù hợp với các biến động kinh tế, xã hội. Tại Việt Nam Nghị định số 134/2004/NĐ-CP,
ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (còn gọi là
hoạt động khuyến công) nhằm mục tiêu động viên và huy động các nguồn lực trong nước và
ngoài nước tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và
các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa
phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo
việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông
thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế góp phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp năm 2020.
Từ khóa
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nước công nghiệp năm 2020.
1-Vấn đề phát triển công nghiệp:
Theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công
nghiệp. Trong đó yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành
công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại-dịch vụ (gọi chung là dịch
vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu
sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cơ
cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối
nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam là 89
triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới với 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15


đến 64 tuổi). Mặc dù nguồn lao động dồi dào nhưng vấn đề này cũng tạo ra thách thức lớn về
việc làm, an sinh xã hội cũng như tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Tổng số người thất
nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên và thu nhập thấp ở Việt Nam khoảng gần 10%. Dân số
Việt Nam tăng nhưng chỉ số phát triển con người (HDI - tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế,
giáo dục và sức khỏe) vẫn ở thứ hạng rất thấp so với thế giới (hạng 116).
Việc di cư từ nông thôn ra thành thị một mặt thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng mặt
khác lại gây áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nhà ở, môi trường ... ở
các đô thị lớn. Tình trạng kẹt xe, ô nhiễm đã diễn ra ngày càng nhiều ở Thành phố Hồ Chí
Minh (nơi đông dân nhất nước với trên 7,1 triệu người) hay Hà Nội (6,5 triệu người).
Theo GS.TS.Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học Việt Nam nguyên nhân di cư do mất đất, giải tỏa
để phát triển công nghiệp, tình trạng thiếu việc làm tại chỗ và thiếu việc làm thu nhập cao tại
các làng quê buộc nông dân phải ra các đô thị để kiếm việc. Nông thôn Việt Nam đang đứng
trước một thách thức rất lớn, sức ép của sự chuyển đổi theo quá trình phát triển chung của đất
nước. Một lớp công nhân mới từ nông dân: tâm lý không sẵn sàng, năng lực chưa được chuẩn
bị, rời quê hương vì chưa được đào tạo nghề và có công việc phù hợp.
Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông thôn là yêu cầu bức xúc trong quá trình phát triển
kinh tế nước ta nhằm tạo thêm nhiều việc làm phù hợp tại nông thôn.
1/6


2-Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá đúng vai trò, tác động và hiệu quả của các
chính sách Nhà nước cụ thể là Nghị định số 134/2004/NĐ-CP trong việc định hướng, kích
thích các địa phương phát triển kinh tế đồng thời qua các vấn đề còn tồn tại đề xuất các kiến
nghị, giải pháp để bổ sung vào các chính sách nhằm đạt hiệu quả phát triển kinh tế cao hơn,
phù hợp tình hình mới của đất nước.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) (Theo giá thực tế) Đơn vị: Tỷ đồng
TT

TH2009
Tổng số


ƯớcTH 2010

KH2011

1,658,389

1,907,206

1,658,389

1

Ngành nông, lâm, thủy sản

346,786

346,786

346,786

2

Ngành công nghiệp và xây dựng

667,323

805,190

667,323


2.1 Công nghiệp

557,068

669,221

557,068

Khai khoáng

165,310

204,590

250,000

Chế biến, chế tác

333,166

390,530

470,000

58,592

74,100

90,000


110,255

135,969

165,000

644,280

755,230

905,200

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
2.2 Xây dựng
3

Ngành dịch vụ

Nguồn:Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và kế hoạch năm 2011của
ngành công thương, Bộ Công Thương - Phụ lục 1b
CƠ CẤU CÁC NGÀNH KINH TẾ (Theo giá thực tế) Đơn vị: %
TT

TH 2009
Tổng số

Ước TH 2010

KH 2011


100.0

100.0

100.0

1

Ngành nông, lâm, thủy sản

20.9

18.2

20.9

2

Ngành công nghiệp và xây dựng

40.2

42.2

40.2

2.1 Công nghiệp

33.6


35.1

33.6

Khai khoáng

10.0

10.7

10.0

Chế biến, chế tác

20.1

20.0

20.1

3.5

3.8

3.8

6.6

6.9


7.1

38.8

38.6

38.7

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
2.2 Xây dựng
3

Ngành dịch vụ

Nguồn:Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và kế hoạch năm 2011của
ngành công thương, Bộ Công Thương - Phụ lục 1b

3-Nội dung nghiên cứu:
Những kết quả, thành tựu phát triển kinh tế và công nghiệp của các địa phương trong cả nước
từ năm 2005 đến năm 2010 khi triển khai việc thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP
2/6


4-Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh từ
các báo cáo kết quả hàng năm của Sở Công Thương các địa phương trong cả nước từ năm
2005 đến năm 2010.
5-Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển

công nghiệp nông thôn (còn gọi là hoạt động khuyến công) nhằm mục tiêu động viên và huy
động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản
xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công
nghiệp của cả nước và từng địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp
hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động
xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát
triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực
hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối tượng được thụ hưởng các chính sách
khuyến công chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hợp tác xã trong lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn nông thôn.
Trong 5 năm qua thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP tại 64 tỉnh, thành phố kết quả các
chương trình như sau:
5.1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn
Là một chương trình trọng tâm: Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức
đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (dưới 1 năm) gắn với các cơ sở công nghiệp nông thôn. Kinh phí hỗ
trợ cho chương trình này là 178,355 tỷ đồng, chiếm 45,50% tổng kinh phí và đã tổ chức đào
tạo nghề, truyền nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho 329.620 lao động nông thôn, tỷ lệ lao
động sau đào tạo nghề có việc làm ổn định đạt trên 94% và được các địa phương, ban ngành
đánh giá cao về hiệu quả sử dụng kinh phí.
5.2. Chương trinh nâng cao năng lực quản lý
Đã tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 17.166 học viên về kỹ năng quản trị doanh
nghiệp; đào tạo, tập huấn về khởi sự doanh nghiệp cho 9.949 lượt học viên. Tổ chức được 736
đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm khuyến công, phát triển công nghiệp nông thôn
trong và ngoài nước cho 11.779 lượt người. Tổ chức được 229 cuộc hội thảo, hội nghị tập
huấn chuyên đề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn cho 10.837 đại biểu với kinh phí hỗ
trợ là 29,356 tỷ đồng, chiếm 7,49% tổng kinh phí.
5.3.Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến
bộ khoa học kỹ thuật
Trọng tâm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ,
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các

cơ sở công nghiệp nông thôn.

3/6


Cơ cấu kinh tế qua một số mốc thời gian (%)

Đã hỗ trợ xây dựng 786 mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ cho 1.013 cơ sở công nghiệp
nông thôn ứng dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất với kinh phí là
84,739 tỷ đồng, chiếm 21,62% tổng kinh phí. Tổng vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tham gia
thực hiện và thụ hưởng chương trình là 2.191,906 tỷ đồng; trung bình 01 đồng vốn từ ngân
sách nhà nước thu hút được 26 đồng vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân tham gia chương
trình.
5.4.Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Kinh phí hỗ trợ cho
chương trình là 17,359 tỷ đồng, chiếm 4,43%.
Đã hỗ trợ tổ chức được 5 hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực
và tổ chức được 05 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, với
trên 100 sản phẩm được bình chọn trong số gần 400 sản phẩm đăng ký tham dự. Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được 42 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, huyện, với quy mô
100-200 gian hàng tiêu chuẩn/hội chợ và có sự tham gia của 50 đến 150 cơ sở/hội chợ triển
lãm. Hỗ trợ 3.152 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm trong
nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu cho 228 doanh nghiệp.
5.5.Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin: Kinh phí hỗ trợ là 18,773 tỷ
đồng, chiếm 4,79%.
Về hoạt động tư vấn: 10/63 tỉnh, thành phố lập điểm tư vấn khuyến công; hỗ trợ tư vấn miễn
phí cho 2.868 lượt người về: đầu tư, phát triển công nghiệp nông thôn. Tư vấn hỗ trợ lập 156
dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về cung cấp thông tin: Ở Trung ương, Cục CNĐP đã xuất bản “Bản tin khuyến công”. Tại
các địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố đã xuất bản “Bản tin khuyến công”, “Bản tin công
nghiệp” địa phương và phối hợp với các đài, báo Trung ương và địa phương xây dựng được

935 chương trình truyền hình, 526 chương trình truyền thanh và 592 chuyên mục khuyến công
trên các báo, phương tiện truyền thông khác. 21Trung tâm khuyến công xây dựng trang thông
tin điện tử công nghiệp nông thôn và nhiều hình thức khác như tờ rơi, tổ chức diễn đàn,….
5.6.Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp:
Kinh phí hỗ trợ là 20,841 tỷ đồng, chiếm 5,32%.
Đã hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 190 cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng cho 28 cụm công nghiệp nhằm tạo mặt bằng để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá
nhân đầu tư sản xuất, di dời các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, khu đông dân vào các cụm
công nghiệp sản xuất tập trung. Hỗ trợ thành lập 319 hiệp hội, hội nghề cấp tỉnh, 6 hiệp hội
ngành nghề cấp huyện, 9 hội ngành nghề.
5.7.Chương trình nâng cao năng lực quản lí: Kinh phí hỗ trợ là 7,639 tỷ đồng; chiếm 1,95%.
Đã hỗ trợ tổ chức 664 lớp đào tạo về nghiệp vụ khuyến công cho hơn 13.720 lượt cán bộ
4/6


khuyến công của các Trung tâm Khuyến công, các phòng Kinh tế và hạ tầng cấp huyện, cộng
tác viên khuyến công cấp xã, đại diện các cơ sở công nghiệp nông thôn và các tổ chức dịch vụ
khuyến công khác. Tổ chức được 505 hội thảo, hội nghị tập huấn chuyên đề khác nhau cho
7.383 cán bộ làm công tác khuyến công. Ngoài ra còn tổ chức được 16 đoàn ra cho 286 cán bộ
khuyến công và đón tiếp 13 đoàn vào, cho 274 chuyên gia nước ngoài vào làm việc, hỗ trợ
hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
5.8.Các hoạt động khuyến công khác: Ngoài ra một số địa phương còn thực hiện một số nội
dung hoạt động khác để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn như: hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
cho hơn 277 dự án đầu tư; hỗ trợ các cơ sở vốn đầu tư sản xuất kinh doanh có thu hồi; hỗ trợ
xây dựng các dự án phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các Trung tâm, điểm tư vấn khuyến công. Tổng kinh phí hỗ trợ là 34,888 tỷ đồng, chiếm
8,90%.
Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp nông thôn giai đoạn 2000-2004 có mức tăng trưởng bình
quân 15,75%/năm, thì giai đoạn 2005 - 2010 đạt 17,6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình
quân toàn ngành Công nghiệp là 13,72%. Giá trị xuất khẩu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đến

năm 2009 đạt 1,7 tỷ USD, vượt mức đề ra trong Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg; tỷ trọng
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng hàng năm. Số lượng cơ sở công nghiệp nông
thôn tăng trung bình là 8,5%/năm. Số lao động làm việc trong các cơ sở công nghiệp nông
thôn tăng 8,90%/năm, đến năm 2009 chiếm 54,79% tổng số lao động toàn ngành Công
nghiệp.
5-Kết luận và kiến nghị:
5.1-Kết luận: Chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn từ việc thực hiện Nghị định số
134/2004/NĐ-CP mang lại những thành quả quan trọng sau:
1-Chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
phát triển công nghiệp địa phương từ các nước đi trước trong khu vực, kết hợp với thực tiễn
kinh tế đất nước, lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt nam, … đã
đề ra các chính sách phù hợp, kịp thời nhằm kích thích, thúc đẩy sự phát triển quốc gia, đóng
góp quan trọng vào thành tựu kinh tế trong thời gian qua.
2-Hình thành cơ sở chính sách, tiêu chuẩn, thực tiễn để các cấp lãnh đạo các địa phương (tỉnh,
thành phố) học tập kinh nghiệm đề ra các chỉ tiêu, chính sách định hướng phát triển, ngân sách
hỗ trợ, kích thích phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương: Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành Chương trình khuyến công địa phương đến năm 2012 (hoặc đến năm 2015).
Ví dụ Tỉnh Lâm Đồng: Chương trình khuyến công tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào năm
2003 theo tinh thần của Nghị quyết 14/NQ-TU của Tỉnh Ủy Tỉnh Lâm Đồng “Về phát triển
Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp”. Kinh phí Quỹ khuyến công hằng năm được xác định (tối
đa) bằng 1%GDP công nghiệp toàn tỉnh;
3-Hình thành hệ thống phát triển công nghiệp địa phương: Sau khi Nghị định số
134/2004/NĐ-CP được ban hành, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã có Chỉ thị số
16/2004/CT-BCN ngày 22/9/2004 về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn. Sau đó Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 về phê duyệt chương trình khuyến
công quốc gia đến năm 2012 qui định mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến
công giai đoạn này. Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương về kinh phí khuyến công trung ương,
kỹ năng lập và triển khai thực hiện các đề án, đánh giá và báo cáo kết quả các đề án, chương

trình, … các Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tại các địa phương ngày
càng lớn mạnh, tích lũy kinh nghiệm và đã trở thành cơ sở hỗ trợ vững chắc, tin cậy thúc đẩy
phát triển công nghiệp địa phương, đóng góp quan trọng trong việc hình thành nông thôn mới,
là kết quả bước đầu góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5/6


5.2-Kiến nghị:
1- Củng cố các Trung tâm Khuyến công: Đội ngũ nhân viên, cán bộ của Trung tâm Khuyến
công và TVPTCN các địa phương còn thiếu và năng lực yếu. Hệ thống cán bộ công tác
khuyến công tại cấp huyện, xã chưa đầy đủ nên việc xây dựng, triển khai và thực hiện các đề
án khuyến công nhiều khó khăn. Việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị làm việc cho các Trung
tâm Khuyến công chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao.
2- Tổ chức quán triệt chủ trương công nghiệp hóa: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, chính
quyền và các ban ngành địa phương về hoạt động khuyến công chưa đầy đủ, thiếu thống nhất.
Nhiều tỉnh chưa bố trí ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công.
3-Phải xây dựng nhiều đề án khuyến công có qui mô vùng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy
phát triển công nghiệp. Các hoạt động khuyến công cần theo sát quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội và ngành công nghiệp của quốc gia, của từng vùng và địa phương
4-Một số chính sách khuyến công về mặt bằng, đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách
khoa học công nghệ bị chi phối bởi các văn bản khác nên còn chưa thực hiện được nhiều.
Định mức hỗ trợ kinh phí ở vài nội dung tăng không theo kịp lạm phát nên thiếu hấp dẫn.
5- Định hướng các hoạt động khuyến công đảm bảo phát triển kinh tế quốc gia bền vững
thông qua việc triển khai áp dụng các chương trình sản xuất hiện đại, tiên tiến trên thế giới
như sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt, xử lý chất thải
công nghiệp, công nghệ tự động hóa, phát triển công nghệ sinh học, chuyển đổi sản xuất phù
hợp với tác động biến đổi khí hậu, chương trình đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại, …
6.Tài liệu tham khảo:
Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và kế hoạch năm 2011
của ngành công thương, Bộ Công Thương, Hà Nội, tháng 1/2011

Kỷ yếu khuyến công, Cục Công Nghiệp Địa phương, Bộ Công Thương, Hà Nội, tháng 1/2011
Báo cáo hàng năm của các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ năm 2005 đến 2010.
www.tapchicongsan.org.vn.
-----------------

6/6



×