Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

báo cáo định hướng phát triển doanh nghiệp 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.31 KB, 18 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
—————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————

BÁO CÁO ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NĂM 2014
I- Đánh giá chung tình hình hoạt động của doanh nghiệp 6 tháng đầu
năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, dưới sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của
Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các
giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013
và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội
đã có những chuyển biến bước đầu, tích cực và đúng hướng. Tăng trưởng của
hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đã có cải thiện.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2013, GDP ước tăng 4,9%, xấp xỉ tốc độ tăng
cùng kỳ năm trước (đạt 4,93%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số phát
triển công nghiệp IIP ước tăng 5,2%, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp
tục phát triển nhưng tốc độ chậm lại. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm
ước đạt 62,05 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012 (cùng kỳ tăng 22,2%).
Mặc dù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng chính 1,
tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước năm 2013 cũng có
dấu hiệu tăng nhẹ, ước đạt 20,9 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, tăng 2,2%.
Mặc dù có một số dấu hiệu tích cực trên, doanh nghiệp vẫn đang gặp phải
rất nhiều khó khăn và tiếp tục cần có các giải pháp tháo gỡ, khắc phục để có thể
duy trì và phát triển.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp


1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận
Theo báo cáo của các địa phương (45/63 địa phương), năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã có dấu
hiệu cải thiện, nhưng không đáng kể. Ước 6 tháng đầu năm 2013, cả nước có
38,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,6% so với cùng kỳ (cùng
1

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2012;


2
kỳ giảm 12,4%). Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại
hoạt động cũng tăng dần qua các tháng: 4 tháng khoảng 8,3 nghìn; 5 tháng
khoảng 8,8 nghìn; 6 tháng khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp đã dần khôi phục, nhờ đó tỷ lệ người thất
nghiệp và thiếu việc làm năm 2012 và 6 tháng năm 2013 đang có xu hướng
giảm.
Tuy nhiên, đánh giá chung khu vực doanh nghiệp, bao gồm cả doanh
nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngoài quốc doanh
cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh còn rất nhiều khó khăn. Tại hầu hết các
địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có đóng góp cho ngân sách
địa phương chiếm chưa đầy 50% trong tổng số doanh nghiệp còn hoạt động. Tại
một số địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ lên cao ở mức báo động.
Năm 2012, theo báo cáo của các địa phương, trong số các doanh nghiệp
hoạt động có khoảng 49% doanh nghiệp kinh doanh có lãi và 39% doanh nghiệp
thua lỗ. Mặc dù tỷ lệ này có cải thiện so với mức 43,2% doanh nghiệp có lãi và
52,4% doanh nghiệp thua lỗ của năm 2011, mức độ cải thiện là rất nhỏ. Ước 6
tháng đầu năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong số các doanh
nghiệp đang hoạt động giảm xuống còn 44%. Đặc biệt, tại một số địa phương, tỷ

lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ở mức rất cao, gây thất thu ngân sách địa
phương (Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh). Báo cáo của thành phố Đà Nẵng
cho biết, năm 2012, trong tổng số hơn 10.200 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt
động chỉ có khoảng 3.400 doanh hoạt động có lãi (chiếm 33,5%) trong khi có tới
hơn 6.800 hoạt động thua lỗ (chiếm 66,5%), ước 6 tháng đầu 2013 có 7.164
doanh nghiệp thua lỗ so với 3.119 doanh nghiệp có lãi. Tại Bắc Ninh, tỷ lệ
doanh nghiệp kinh doanh có lãi giảm đáng kể từ 70% năm 2011 (khoảng 2.700
DN) xuống còn 19% năm 2012 (850 DN). Tại Đắk Nông, chỉ có 342 doanh
nghiệp kinh doanh có lãi so với 1.354 doanh nghiệp thua lỗ (80% doanh nghiệp
lỗ, 20% doanh nghiệp lãi, trong khi năm 2011 tỷ lệ này là 86,7% lãi, 12,3% lỗ).
Tính đến ngày 31/12/2012, Đắk Nông có 1.099 doanh nghiệp đang hoạt động, hầu hết là
DNNVV, quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn chế (chủ yếu là vốn riêng của chủ doanh
nghiệp, cổ đông hoặc vốn góp của bạn bè, người thân, họ hàng). Trình độ quản lý, điều
hành còn hạn chế nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh thu hàng năm có tăng lên
(do giá các mặt hàng tăng) nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể, thậm chí còn thua lỗ.
Doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn ngân hàng nên thiếu vốn. Máy móc, thiết bị lạc hậu
(76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950-1960); đa số
doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, không đủ nguồn nguyên liệu
ổn định.


3
Lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp tư nhân có xu hướng giảm
đáng kể, từ 115,6 nghìn tỷ đồng năm 2010 xuống còn 87 nghìn tỷ đồng năm
2011.
Năm 2012, tuy chưa thống kê được cả nước nhưng báo cáo của một số địa
phương cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm so với 2011
như: Cà Mau (giảm từ 2.492 tỷ năm 2011 xuống 610,46 tỷ đồng năm 2012),
Đồng Tháp (giảm từ 1.661 tỷ đồng năm 2011 xuống 570,32 tỷ đồng năm 2012),
Tiền Giang (giảm từ 3.112 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 1.614 tỷ đồng năm

2012). Đây là dấu hiệu cho thấy năm 2012, tình hình khó khăn của doanh nghiệp
chưa được cải thiện và xu hướng này vẫn tiếp diễn trong năm 2013.
1.2. Doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV thiếu vốn lưu động, tồn kho cao
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các tháng đầu năm
2013 tuy có tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng mức tăng đang giảm dần, cụ
thể như sau:
Thời điểm
01/01/2013
01/02/2013
01/03/2013
01/04/2013
01/05/2013
01/06/2013

Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế
tạo (so với cùng kỳ năm ngoái)
+21,5%
+19,9%
+16,5%
+13,1%
+12,3%
+9,7%

Mặc dù chỉ số tồn kho đang được cải
thiện, nhưng thực tế các doanh nghiệp đang
thiếu vốn lưu động do hàng hóa tồn kho còn
nhiều, có một số loại sản phẩm tồn kho
được tiêu thụ với giá rẻ, doanh nghiệp chấp
nhận lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ để giải phóng
hàng tồn kho, thu hồi vốn đầu tư sang lĩnh

vực khác.

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội,
tình trạng thiếu vốn lưu động đang rất
khó khăn do hàng hóa tồn kho nhiều,
nhiều doanh nghiệp lượng tồn kho tăng
50-60% so với cùng kỳ, tập trung ở
nhóm vật liệu xây dựng và sản phẩm
điện máy.

Một số sản phẩm có mức tiêu thụ giảm đáng kể so với năm 2011 như: mặt
hàng thép xây dựng giảm 8,19%, doanh nghiệp ngành rượu đối mặt với mức
tăng trưởng âm, tốc độ tiêu thụ chậm.
1.3. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ trong nước


4
Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của cả nước ước đạt 62,05 tỷ
USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao là nhờ đóng góp chủ yếu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hoạt động thương mại, xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước tăng
không đáng kể khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm 2012 (cùng kỳ năm 2011 tăng
1%). Dù mức tăng so với cùng kỳ không cao nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy
sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đã khôi phục hơn.
Về tiêu thụ trong nước, theo Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.275.414 tỷ
đồng, tăng 11,9% (thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 là 19,7%). Nếu loại trừ
yếu tố giá thì tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
6 tháng tăng 4,9% thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (6,7%). Theo báo cáo
một số tỉnh, hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, vận động Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu tích cực, góp phần nâng cao
tổng mức lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Các hoạt động nhằm ổn
định thị trường như bình ổn giá và chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất
lượng; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong kinh doanh của Chính phủ
cũng đang góp phần cải thiện thị trường trong nước để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp2.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn để tìm kiếm khách
hàng trong nước, một số doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, lợi nhuận thấp hoặc
lỗ tạm thời để giảm hàng tồn kho, duy trì vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
1.4. Thất nghiệp, thiếu việc làm tuy có giảm nhưng tình trạng nợ đọng
bảo hiểm xã hội tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong các tháng gần đây giảm dần
so với các năm trước. Theo Báo cáo điều tra lao động của Tổng cục thống kê
quý 4 năm 2012, tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động giai
đoạn 2009-2012 như sau (đơn vị tính: %):

2

Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ Công
thương, trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 67.850 vụ, xử lý 37.383 vụ vi phạm
(trong đó 5.728 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 5.303 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 18.166 vụ kinh doanh
trái phép và 8.636 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá) với tổng số thu 130,49 tỷ đồng (trong đó phạt vi phạm hành
chính 82,7 tỷ; tiền bán hàng tịch thu là 46,59 tỷ và truy thu thuế là 1,2 tỷ đồng).


5
%

Số người đăng ký thất nghiệp giảm: Tính đến ngày 20/5/2013, cả nước có
182.263 người lao động đăng ký thất nghiệp, bằng 85,56% so với cùng kỳ năm

ngoái (cùng kỳ năm ngoái là 212.966 người).
Theo báo cáo tình hình Kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh, số người lao động đăng ký
thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 là 49.973 người, giảm 22,5% so với cùng kỳ. Trong đó
có 43.526
người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4% so với cùng kỳ. Theo nhận
định của thành phố, nguyên nhân chính số người đăng ký thất nghiệp giảm là do các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động đã ổn định sản xuất so với năm trước.

Tuy nhiên, do khó khăn sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra phổ biến, các
doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm lao động, giảm lương, trì hoãn đóng bảo
hiểm cho người lao động. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam3, tính
đến ngày 31/3/2013, số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT)
trong đó chiếm tỷ lệ lớn của các doanh nghiệp là 9.189,1 tỷ đồng, tăng 1.173,1
tỷ đồng (14,6%) so với cùng kỳ năm 2012. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể
hoặc tạm ngừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH làm cho số nợ tăng
nhanh. Xu hướng này tiếp tục tiếp diễn kéo theo các hệ quả về mặt xã hội, ảnh
hưởng đến đời sống người lao động.
2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một
số ngành
Theo phản ánh của nhiều địa phương, các doanh nghiệp trong một số
ngành gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:
a. Sản xuất, chế biến lương thực

3

Theo thông báo Số: 1360/TB-BHXH ngày 12/4/2013 Kết luận của Tổng giám đốc tại cuộc họp giao ban tháng 4 năm 2013 của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam


6

Hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp ngành sản xuất,
chế biến lương thực là giá các nguyên liệu đầu vào liên tục biến động, các doanh
nghiệp thiếu vốn trong việc đầu tư nâng cấp và thay đổi thiết bị công nghệ sản
xuất tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực ở tỉnh Bạc Liêu bị mất
một số thị trường tiêu thụ truyền thống như Philipin, Malaysia, Indonesia do
không trúng thầu cung cấp, lượng hàng tồn kho lớn, hao hụt lưu kho nhiều.
Báo cáo của tỉnh Bình Phước cho biết hơn 80% doanh nghiệp kinh doanh
hạt điều, cao su gặp khó khăn do rớt giá, khó khăn trong tìm kiếm thị trường.
b. Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản
Sản xuất thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất chỉ tăng
2,5%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực
nuôi trồng như cá ba sa, cá tra gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ chậm, thiếu vốn
sản xuất, giá đầu vào cao (giá thức ăn, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp,…), giá
bán thấp, các rào cản kỹ thuật,… Bên cạnh đó, tình hình phức tạp trên Biển
Đông cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động khai thác thủy sản. Do đó, xuất
khẩu mặt hàng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ
năm 2012.
Cà Mau: “Số lượng nhà máy chế biến thủy sản theo các dự án được phê duyệt tiếp
tục tăng lên nhanh chóng dẫn đến nguyên liệu bị thiếu hụt, tình trạng bơm chích tạp chất
vẫn diễn biến phức tạp, kiểm soát không kết quả; sự bất ổn trong xuất khẩu thủy sản đã
ảnh hưởng không tốt đến ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một số doanh nghiệp đứng trên
bờ vực phá sản, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng, kéo theo đó việc cắt giảm giờ làm
công và lao động, dẫn đến một bộ phận lao động gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân không
Lĩnhtừvực
chỉ xuấtc.phát
thiếucông
vốn nghiệp
và lãi suất ngân hàng cao, mà còn có nguyên nhân từ việc thiếu
hụt từ nguồn nguyên liệu (sạch) trầm trọng do tình hình nuôi trồng, khai thác đánh bắt
thủy sản những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp do tình hình thiên

tai, dịch bệnh. Thị trường xuất khẩu biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp khó khăn lớn về rào cản kỹ
thuật, tình trạng chống bán phá giá và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.”

c. Ngành công nghiệp
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đã ổn
định hơn khi một số khó khăn được tháo gỡ như lãi suất vay ngắn hạn giảm, các
hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất của Chính
phủ đã phát huy tác dụng.
Nhiều doanh nghiệp trong một số lĩnh vực công nghiệp đã quay trở lại
sản xuất kinh doanh, đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: sản


7
xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 38,5%, sản xuất pin và ác quy tăng
26,3%, sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa tăng 23,4%, sản xuất da, giày
dép tăng 16,8%, sản xuất mô tô, xe máy tăng 18%, sản xuất các sản phẩm khác
bằng kim loại tăng 15,9%...
Tuy nhiên, một số ngành tăng trưởng thấp, thậm chí giảm, doanh nghiệp
sản xuất cầm chừng, chấp nhận lãi thấp hoặc lỗ nhằm duy trì hoạt động, giữ
chân người lao động. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tiếp tục giảm
so với cùng kỳ năm trước như: khai thác và thu gom than cứng, than non, khai
thác đá, cát, sỏi, đất sét, sản xuất vải dệt thoi, sản xuất kim loại, sắt, thép, gang,
sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện,
đóng tàu...
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghệ kỹ thuật điện Việt Nam, gần 50%
doanh nghiệp thuộc Hiệp hội giữ vững sản xuất (trừ các đơn vị thuộc lĩnh vực
cung cấp, truyền tải, quản lý và vận hành điện);
Theo Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát, năm 2012, toàn ngành bia đạt
sản luwongj 2,8 tỷ lít (tăng 8,02% so với năm 2011), 4,2 tỷ lít giải khát (tăng

9,1% so với 2011) nhưng tốc độ tiêu thụ chậm và phải chịu sự cạnh tranh
không bình đẳng, hiện tượng chuyển giá, chuyển thuế của Cocacola, Pepsi. Sức
tiêu thụ sản phẩm trong dịp Tết Quý tỵ (quý I/2013) thấp hơn nhiều so với dịp
Tết âm lịch năm 2012.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, đa số doanh nghiệp hội viên thuộc lĩnh
vực sản xuất cao su thiên nhiên thuộc Hiệp hội đều hoàn thành vượt mức kế
hoạch về sản lượng thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cao su. Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam được Chính phủ phê duyệt cơ chế đặc thù, giải quyết
được tình trạng khó khăn về nguồn vốn đầu tư năm 2012, nhưng nhìn chung
toàn ngành thì hoạt động của các doanh nghiệp không mấy thuận lợi do các
nước tiêu thụ nhiều cao su như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ giảm
nhu cầu sử dụng.

3. Một số nguyên nhân chủ yếu
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nhìn chung, những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp do sự tích tụ, hệ quả của tình hình
khó khăn, thách thức trong nước kéo dài quá lâu. Nhiều doanh nghiệp không thể
vượt qua và lâm vào tình trạnh giải thể, ngưng hoạt động.
- Sự khó khăn trong thời gian dài của một số ngành trọng yếu đã tác động
tiêu cực đến các ngành còn lại, ví dụ như thị trường bất động sản khó khăn đã


8
ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành như xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu sắt
thép, xi măng …
- Về vấn đề tài chính, tuy lãi suất thời gian gần đây có giảm nhưng tiếp
cận nguồn vốn ngân hàng vẫn là khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều DNNVV tuy trước đây hoạt động ổn định nhưng do
khó khăn liên tiếp kéo dài từ năm 2011 đến nay, không đảm bảo được các yêu

cầu và chuẩn mực rủi ro của ngân hàng, do đó nhiều tổ chức tín dụng thừa vốn
nhưng vẫn không thể cho vay, khiến tình trạng càng trở nên khó khăn.
- Sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh trong khi xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước cũng gặp trở ngại do khủng hoảng nợ công Châu Âu, hàng
hóa sản xuất ra tiêu thụ rất chậm, hàng tồn kho tăng cao, làm chậm luân chuyển
một lượng vốn lớn, thiếu hụt tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn tại
ngân hàng.
- Sự biến động về lao động tại một số DNNVV do người lao động nghỉ
việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, làm cho lực lượng lao động bị xáo trộn,
chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, gây lãng phí về đào tạo
tay nghề và giảm sút năng suất lao động.
3.2. Nguyên nhân nội tại trong doanh nghiệp
- Chất lượng nhân lực thấp bao gồm cả nhân lực quản lý và người lao
động, thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề. Chất lượng quản trị điều hành
doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Theo đánh giá, phần
nhiều giám đốc và chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản về quản lý và
kinh doanh.
- Bản thân nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
đầu tư dàn trải, kinh doanh đa ngành nghề dẫn đến không kiểm soát được dòng
vốn, không định hướng rõ được chiến lược kinh doanh nên dễ gặp rủi ro trong
điều kiện nhiều biến động, thách thức, khó khăn của thị trường.
- Doanh nghiệp áp dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, giá
thành cao dẫn đến sức cạnh tranh kém
II. Đánh giá kết quả công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV):


9
1. Công tác sắp xếp, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước:
1.1. Đánh giá chung

- Về tái cơ cấu DNNN: Thực hiện Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, tính đến hết tháng 7 năm 2013 Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt 17 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công
ty. Tính đến cuối tháng 7/2013, các Bộ quản lý ngành đã phê duyệt được 31 đề
án tái cơ cấu của tổng công ty trực thuộc Bộ.
Theo báo cáo của một số Bộ ngành, 7 tháng đầu năm 2013, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNNN gặp nhiều khó khăn, kém khởi sắc. Tình trạng
hàng tồn kho lớn vẫn rất phổ biến tại hầu hết các doanh nghiệp, nhất là những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vì vậy phần nào ảnh hưởng
đến kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
- Việc xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước: hiện đã có 08/15 dự thảo nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động
của tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ.
- Về phương án sắp xếp, đổi mới DNNN: tính đến hết tháng 7/2013, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015. Chỉ còn 01 đơn vị
chưa phê duyệt là Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN: Các Bộ, ngành địa phương đang triển
khai thực hiện phương án đã được phê duyệt, tuy nhiên tốc độ còn chậm. Kết
quả sắp xếp doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Năm 2012 cả nước sắp xếp được
22 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 13 doanh nghiệp, sáp nhập 05 doanh
nghiệp, chuyển thành TNHHMTV 03 doanh nghiệp, thành lập mới 01 doanh
nghiệp. Tương tự tính đến 31/7/2013, cả nước sắp xếp được 25 doanh nghiệp,
trong đó cổ phần hóa 18 doanh nghiệp, sáp nhập 4 doanh nghiệp, hợp nhất 2
doanh nghiệp, chuyển thành TNHHMTV 1 doanh nghiệp.
Nhìn chung, công tác sắp xếp, tái cơ cấu DNNN đã đạt được một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên, tốc độ sắp xếp DNNN đang chững lại một cách đáng
kể, chủ yếu do những nguyên nhân:
+ Các Đề án tái cơ cấu phần lớn được trình để phê duyệt vào cuối năm

2012 và trong năm 2013, nhiều Bộ, địa phương quản lý nhiều DNNN có thời
gian phê duyệt Đề án rất muộn, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.
Về cơ bản, các Đề án xây dựng chưa đưa ra các lộ trình và giải pháp cụ thể,
chưa đi vào bản chất vấn đề là cần xác định lại vị trí, vai trò, nhiệm vụ của


10
doanh nghiệp đối với quá trình xây dựng và phát triển của địa phương hoặc của
ngành. Các nội dung về tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu đầu tư chưa thực sự được
chú trọng; ngành lĩnh vực kinh doanh vẫn chưa thực sự được thu hẹp và giảm
bớt đáng kể, các tập đoàn, tổng công ty nhình chung vẫn xác định đa ngành, đa
lĩnh vực.
+ Một số Bộ, địa phương chưa quyết liệt trong việc xác định hình thức sắp
xếp và đẩy mạnh công tác chuyển đổi, cổ phần hóa DNNN do mình quản lý, thể
hiện ở việc thực hiện phân loại doanh nghiệp không theo đúng quy định tại
Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại DNNN hoặc
tìm cách lùi, giãn tiến độ cổ phần hóa đến giai đoạn sau 2015;
+ Về cơ chế, chính sách: Trong thời gian qua, các văn bản về cổ phần hóa
đã được ban hành đầy đủ nhưng chưa kịp thời xử lý hết các vướng mắc, chủ yếu
tập trung vào các vấn đề về cổ phần hóa các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ
thuộc Tổng công ty nhà nước; về đấu thầu lựa chọn tư vấn xác định giá trị doanh
nghiệp; về đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả trước khi xác định
giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa ...
+ Về cơ chế thoái vốn: Trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, thị trường
tài chính, bất động sản và chứng khoán khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái
vốn và giá trị chuyển nhượng cổ phần của các doanh nghiệp. Một số doanh
nghiệp không chuyển nhượng được do không có nhà đầu tư nào đăng ký mua,
hoặc đề nghị giá chuyển nhượng thấp hơn mệnh giá gốc. Thủ tục chuyển
nhượng qua nhiều công đoạn nên đã làm chậm kết hoạch thực hiện thoái vốn so
với dự kiến.

+ Việc giám sát, đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện sắp xếp, tái cơ
cấu DNNN vẫ chưa được thực hiện đúng mức, chưa có chế tài phù hợp để xử lý
các trường hợp không tuẩn thủ theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg hoặc thực
hiện không đúng Phương án sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.2. Một số hạn chế, bất cập trong công tác tái cấu trúc DNNN:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động DNNN trong thời gian qua còn tồn tại một số bất cập:
Một là, hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN còn thấp. Tuy có nhiều
đóng góp cho nền kinh tế quốc dân nhưng tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhìn
chung chưa phát huy được lợi thế của doanh nghiệp có quy mô lớn. Hiệu quả và
sức cạnh tranh của các Tập đoàn và Tổng công ty trong thời gian qua vẫn chưa
tương xứng với sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ.


11
Hai là, tiến độ cổ phần hóa DNNN còn chậm so với yêu cầu đổi mới. Thị
trường tài chính và chứng khoán trong nước và thế giới thời gian qua có nhiều
biến động, gây khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu ra ngoài doanh nghiệp,
khiến nhiều cuộc đấu giá cổ phiếu không thành công.
Ba là, việc thiếu một cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp chung đã dẫn
đến hệ thống thông tin về DNNN còn chưa đồng bộ. Công tác giám sát đối với
DNNN nói chung và các Tập đoàn, Tổng công ty lớn nói riêng trong thời gian
qua vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Bốn là, năng lực quản trị DNNN còn yếu, chưa thay đổi để thích ứng với
cơ chế thị trường và xu thế hội nhập, trình độ công nghệ của đa số DNNN vẫn ở
mức thấp so với các nước trong khu vực. Tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài
chính, công khai thông tin còn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống quản trị
nội bộ trong doanh nghiệp tuy đã hình thành nhưng không đáp ứng yêu cầu quản
lý, giám sát các nguồn lực được giao.
2. Kết quả công tác trợ giúp phát triển DNNVV

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh
doanh, trong năm 2012 và 6 tháng 2013 các bộ, ngành, đị a phương tiếp tục thực
hiện các nhóm giải pháp đề ra tại Chương trình hành động trợ giúp phát triển
DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 20112015, tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau :
2.1. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng
- Đẩy mạnh cắt giảm lãi suất cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính
sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng thuộc mọi thành phần
kinh tế, trong đó có DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư,
phát triển sản xuất kinh doanh. NHNN đã thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng
lãi suất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể, năm 2012 thực hiện giảm lãi
suất huy động 5 lần liên tiếp (từ 12% xuống 8%/năm) và còn 7,5%/năm vào đầu
năm 2013 để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Hiện trần
lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ là 9%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, trong
đó có DNNVV (gồm nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; DNNVV; công nghiệp
hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao-Thông tư số 16/2013/TTNHNN ngày 27/6/2013).
Theo báo cáo của NHNN, tính đến 31/12/2012, dư nợ cho vay đối với
DNNVV đạt 862.392 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng dư nợ cho toàn bộ nền kinh tế.


12
Ước dư nợ cho vay đối với DNNVV đến 30/4/2013 đạt 871.000 tỷ đồng, tăng
1% so với 31/12/2013. Như vậy, so với 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đối với
DNNVV đã giảm 7,37% tổng dư nợ cho toàn bộ nền kinh tế 4.
- Thực hiện bảo lãnh tí n dụng cho DNNVV:
Ngày 10/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
03/2011/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại
NHTM. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh một phần hoặc toàn
bộ khoản vay của DNNVV thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn tại NHTM

(tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án). Ngân hàng Nhà nước hiện đang dự
thảo Thông tư hướng dẫn các NHTM trong việc phối hợp với Ngân hàng Phát
triển Việt Nam triển khai thực hiện cơ chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại
NHTM.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xem xét thẩm định, chấp thuận bảo
lãnh và phát hành hơn 1.500 chứng thư bảo lãnh cho các doanh nghiệp (trong
đó, gần 100% khách hàng là DNNVV) với giá trị bảo lãnh gần 11.000 tỷ đồng.
Đến nay, các NHTM đã cấp vốn vay cho các doanh nghiệp với tổng số tiền gần
9.000 tỷ đồng. Tổng số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay cho
DNNVV từ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Quyết định số
14/2009/QĐ-TTg đến ngày 29/2/2012 là 112 tỷ đồng. Đến hết ngày 29/2/2012,
các DNNVV đã hoàn trả Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 4,7 tỷ đồng, trong đó
nợ gốc là 4,5 tỷ đồng.
Tại các địa phương, tính đến nay, cả nước có 12 Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho DNNVV5 được thành lập và hoạt động tại 12 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Tp.
Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Yên Bái, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Hà
Giang, Bắc Ninh, Ninh Thuận, Kiên Giang, Cần Thơ). Một số địa phương đang
triển khai thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV gồm Hải Phòng, Tiền
Giang, Sơn La, Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng, Tây Ninh. Một số địa phương
khác có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng chưa bố trí nguồn để
thành lập Quỹ. Một số địa phương đã thành lập Quỹ nhưng nguồn vốn nhỏ,
không bổ sung thêm vốn điều lệ. Theo chỉ đạo tại Công văn 07/TTg-KTTH ngày
03/01/2013 về Bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV, Thủ tướng Chính phủ đã
đồng ý về nguyên tắc sử dụng nguồn thu cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà
nước địa phương (phần phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh
Tính đến ngày 31/12/2011, dư nợ tín dụng đối với các DNNVV đạt 881.340 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ
tín dụng đối với các DNNVV chiếm 35,27% tổng dự nợ của toàn bộ nền kinh tế.
5
Thành lập theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

4


13
nghiệp) để tăng cường nguồn lực tài chính cho Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa
phương.
Về doanh số bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của Quỹ tại các địa phương vẫn
còn khiêm tốn, chỉ một số Quỹ hoạt động có hiệu quả là Tp Hồ Chí Minh, Vĩnh
Phúc, Trà Vinh, Hà Nội; trong đó, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những Quỹ
hoạt động hiệu quả nhất. Tổng số vốn điều lệ của các Quỹ là 512 tỷ đồng (cao
nhất là Tp. Hồ Chí Minh: 196,7 tỷ đồng và Kiên Giang 130 tỷ đồng; thấp nhất là
Bình Thuận: 10,2 tỷ đồng). Doanh số bảo lãnh của các Quỹ Bảo lãnh tín dụng từ
2002 đến hết 2012 khoảng trên 2.976,3 tỷ đồng, số dư bảo lãnh đến hết 2012 đạt
trên 344,44 tỷ đồng.
- Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quỹ Phát triển
DNNVV trình Thủ tướng Chính phủ. Ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã
có Quyết định số 601/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ phát triển DNNVV. Quỹ
có tổng vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn
huy động từ các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài.
Quỹ tập trung hỗ trợ cho các DNNVV có dự án, phương án sản xuất-kinh doanh
khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục
đích của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần
tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang
phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các quy định về hoạt động của
Quỹ để sớm đưa Quỹ vào hoạt động.
- Một số chương trình khác: Chính phủ cũng đang thực hiện một số
chương trình tín dụng ưu đãi đối với các huyện nghèo 6; Chương trình tín dụng
chính sách đối với thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn 7.
Tính đến 31/12/2012, dư nợ cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội là 312 tỷ

đồng với 9.897 khách hàng vay vốn. Dư nợ đến 31/3/2013 đạt 305 tỷ đồng, giảm
2,2% so với 31/12/2012.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và các
doanh nghiệp hoạt động tại khu vực nông thôn được hưởng các chính sách về
khuyến công, khuyến nông và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày

Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 06/2009/TTNHNN ngày 09/4/2009 của Ngân hành Nhà nước quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi
suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
7
Theo quy định tại Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
6


14
12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
Đặc biệt, để hỗ trợ vượt qua khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế
vừa qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về lãi suất, miễn, giảm, giãn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2012, 178.000 lượt DNNVV được gia
hạn nộp 10.559 tỷ đồng tiền thuế GTGT , chiếm khoảng 90% tổng gia hạn và
gần 200.000 lượt DNNVV được gia hạn nộp 1.840 tỷ tiền thuế TNDN , chiếm
khoảng 74 % so với tổng gia hạn. Tính đến hết quý I năm 2013, hơn 103.000
lượt DNNVV được gia hạn nộp 2.960 tỷ đồng tiền thuế GTGT , chiếm gần 66,9
% so với tổng gia hạn và hơn 44.500 lượt DNNVV được gia hạn nộp 374,8 tỷ
đồng tiền TNDN , chiếm 39,3 % tổng gia hạn.
2.2. Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho
DNNVV
Các hoạt động đổi mới , nâng cao năng lực công nghệ chủ yếu do Bộ Khoa

học và Công nghệ chủ trì thực hiện . Tính đến nay, có 9 chương trì nh mục tiêu
quốc gia về phát triển khoa học công nghệ do các bộ , ngành thực hiện , trong đó
có một số chương trình liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp là : Chương trình hỗ
trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015; Chương
trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sản phẩm, hàng hóa
của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712); Chương trình
đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; và một số chính sách và cơ chế tài
chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ
do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện. Các chương trình
trên đều đạt được một số kết quả nhất định, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được
và đã được hỗ trợ tăng cường vốn, tăng cường công nghệ để triển khai các dự án
của mình.
2.3. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV
Năm 2012 là năm thứ hai triển khai hoạt động, đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho DNNVV theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05, tập trung vào
các hoạt động: (i) Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản và các tài
liệu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV; (ii) Khảo sát, đánh giá
nhu cầu, đánh giá tác động hoạt động trợ giúp đào tạo và (iii) Tổ chức các khóa
đào tạo cho các DNNVV. Tổng kinh phí thực hiện năm 2012 là 102.363 triệu
đồng, trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước là 56.399 triệu đồng
(NSTW là 44.554 triệu đồng và NSĐP là 11.845 triệu đồng) chiếm 55% tổng
kinh phí, từ nguồn thu học phí của học viên là 36.777 triệu đồng, chiếm 36%


15
tổng kinh phí và từ nguồn huy động tài trợ là 9.188 triệu đồng, chiếm 9% tổng
kinh phí.
Ở cấp Trung ương, kinh phí NSTW hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho DNNVV đã được giao cho 8 Bộ và 16 Hiệp hội. Ở cấp địa phương,
có 43/53 địa phương đã bố trí trực tiếp ngân sách địa phương (hoặc huy động

nguồn tài trợ, phối hợp với các đơn vị khác) để tổ chức các khóa đào tạo cho
DNNVV tại địa phương. Năm 2012, các Bộ, hiệp hội và địa phương đã tiến
hành tổ chức được 1.589 khóa đào tạo (trong đó có 363 khóa khởi sự doanh
nghiệp, chiếm khoảng 23% tổng số khóa đào tạo) cho 67.149 học viên.
Ước 6 tháng đầu năm 2013, kinh phí ngân sách trung ương thực hiện đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV của các Bộ, ngành, hiệp hội là
khoảng 10 tỷ đồng, chiếm 20% kinh phí cả năm 2013.
2.4. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Năm 2012, cả nước tổ chức hàng ngàn hoạt động XTTM với nhiều hình
thức khác nhau . Trong đó , Chương trì nh XTTM quốc gia đóng vai trò nòng c ốt
đã tập trung nguồn kinh phí là 93,08 tỷ đồng cho 114 đề án, đạt tỷ lệ giải ngân là
99,1%. Chương trì nh đã hỗ trợ 4.596 doanh nghiệp , trong đó 90 % là doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia với hơn 7.924 gian hàng , gần 677.582 lượt giao
dịch, 28.879 hợp đồng, số khách tham quan đạt 979.935 lượt người. Tổng giá trị
hợp đồng và doanh số đạt gần 1 tỷ USD và hơn 1.200 tỷ đồng.
Dự kiến các chương trình năm 2013 sẽ tiếp tục hỗ trợ hàng nghìn lượt
doanh nghiệp, bao gồm các DNNVV , trong việc duy trì quan hệ bạn hàng cũ và
mở rộng quan hệ với nhiều đối tác mới, phát triển thị trường, quảng bá hàng hóa
và doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế
giới, giúp người tiêu dùng các nước nhận biết và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đã nghiên cứu thực hiện Chiến lược
xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (QĐ
2741/2011/QĐ-TTg) và Xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến mở rộng thị
trường.
Đến hết tháng 6/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương đã phê duyệt Đợt 1 và
2 chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cho 117 Đề án với tổng kinh phí
gần 94 tỷ đồng.
III. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2014:
1- Mục tiêu tổng thể:



16
Tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó
trọng tâm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh. Tạo điều kiện để
doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận và ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Tháo gỡ khó khăn
của doanh nghiệp để từng bước khôi phục và phát triển nhằm cải thiện đời sống
nhân dân, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
2- Phương hướng, giải pháp cơ bản:
2.1. Khu vực DNNN
- Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi DNNN, chỉ giữ lại những doanh
nghiệp 100% vốn nhà trong các lĩnh vực then chốt và cung ứng dịch vụ, sản
phẩm thiết yếu (độc quyền nhà nước, quốc phòng an ninh, xuất bản, thủy nông,
bảo đảm an toàn giao thông, xổ số kiến thiết, sản xuất phân phối điện quy mô
lớn, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu đường sắt quốc gia, đô thị, các cảng
hàng không, cảng biển loại I, in đúc tiền). Xác định số lượng, danh sách cụ thể
các DNNN nắm giữ 100%, nắm giữ trên 75%, nắm giữ từ 65%-75%, nắm giữ
từ 50%-65%. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh bán vốn nhà nước tại
doanh nghiệp nhỏ, kém hiệu quả và không thuộc lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ
vốn. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục rà soát để đẩy
mạnh cổ phần hóa.
Thực hiện cho được mục tiêu sắp xếp, cổ phần hóa theo các phương án
được phê duyệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm 2014-2015.
Nghiêm túc thực hiện cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần
hóa, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của
người lao động, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tăng cường niêm yết các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty, DNNN có quy mô lớn đã cổ phần hóa trên thị trường trong
nước và quốc tế.

- Các Bộ quản lý ngành, Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91 và doanh nghiệp
100% vốn nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án
tái cơ cấu DNNN, phù hợp với Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Trong đó, tập trung
kiện toàn tổ chức hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước nhằm tạo ra cơ cấu hợp lý, làm nòng cốt để kinh tế
nhà nước thực hiện vài trò chủ đạo và nâng cao sức cạnh tranh, hoàn thành các
nhiệm vụ, mục tiêu do Nhà nước giao.


17
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của DNNN theo Luật
Doanh nghiệp 2005, tạo sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, nâng cao
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, chú
trọng đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, công tác quản lý của Nhà nước và
quản lý, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn. Hướng tới hình thành một cơ
quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN, làm cơ sở
cho việc tách bạch hoàn toàn giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý của
chủ sở hữu. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với DNNN để kịp thời thông tin
cho Chính phủ về những doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả hoặc
không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cùng với việc thay đổi mạnh mẽ về mặt bản chất của quá trình quản trị
nội bộ doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà
nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước phải được tăng cường. Cơ
chế giám sát hoạt động của DNNN phải được kiện toàn và đồng bộ, cần thiết lập
được những bộ chỉ tiêu về hoạt động của doanh nghiệp để có thể đánh giá được
một cách toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN.
2.2. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và

vừa
Công tác trợ giúp phát triển DNNVV trong thời gian tới cần đẩy mạnh
triển khai các nhóm giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính
phủ, thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ các nhóm giải pháp quy định tại
Chương trình hành động trợ giúp phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 tại
Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung
vào một số định hướng chính sau:
- Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ
tục hành chính, gia nhập và rút khỏi thị trường, tạo điều kiện, cơ chế để các
DNNVV, doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về đất
đai, về vốn, công nghệ để ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh;
- Tạo bước đột phá và có cơ chế để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn vay cho DNNVV. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ
DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống
Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương, Quỹ Phát triển DNNVV.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ; đẩy mạnh
chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
hàng hóa, năng lực cạnh tranh của DNNVV. Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện


18
các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới
các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với DN
lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích DNNVV tham gia các chương
trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có
kỹ năng cho DNNVV. Chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công
nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề
trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV trong giai đoạn mới. Khuyến
khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo và

giải quyết việc làm. Phát triển đồng bộ thị trường lao động; phát triển hệ thống
cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, các hình thức thông tin thị trường lao động
nhằm kết nối cung cầu lao động.
- Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi
trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo
điều kiện phát triển các khu cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, có giá thuê phù
hợp với khả năng của DNNVV; hỗ trợ di dời các DNNVV gây ô nhiễm, tác hại
đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu cụm công nghiệp.
- Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp
thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh
nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông
tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển
DNNVV, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV;
tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển
DNNVV./.



×