Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tư tưởng hồ chú minh về văn hóa giáo dục, đời sống, văn nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 7 trang )

NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
BÀI THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
THÀNH VIÊN:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Tiến Dũng (Nhóm trưởng)
Phan Tài Phú
Lê Quang Thành
Bùi Tấn Thông
Nguyễn Thảo Mi
Lê Hoàng Lâm

CHỦ ĐỀ: Theo anh (chị), HSSV cần phải làm gì để thực hiện tốt quan điểm Hồ Chí
Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống
Đặt vấn đề

I.

Văn hóa là nền tảng tư tưởng của xã hội, là cái gốc của mỗi con người. Từ thuở còn nằm
trong nôi thì văn hóa đã năm trong máu thịt của ta qua những lời ru của mẹ, rồi lớn lên
văn hóa lại cho ta lối song không gian sinh hoạt, lúc ra đi văn hóa cũng theo ta xuống 2
thước đất. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, Đảng và nhà nước ta đã có
những chính sách để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc.


II.
1.

Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa.
Khái niệm về văn hóa

Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây, từng
bước xây dựng lý luận văn hoá. Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới
Thạch, lần đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên một định nghĩa về văn hoá:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
2. Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới

1

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Người còn nêu lên năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc là:
“1. Xây dựng tâm lý : Tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4. Xây dựng chính trị: Dân quyền
5. Xây dựng kinh tế”
Như vậy, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và
những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời
cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Và muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc thì
phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người.
3. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội
Văn hoá là đời sống tinh thần xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

Trong quan hệ với chính trị, xã hội : Hồ Chí Minh cho rằng chính trị, xã hội có được giải
phóng thì văn hoá mới được giải phóng.
Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền
tảng của việc xây dựng văn hoá.
-

Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ
nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

Văn hoá có tính tích cực, chủ động đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế và chính trị.
“Văn hoá ở trong chính trị”, tức văn hoá phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia
vào cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
“Văn hoá ở trong kinh tế” tức là văn hoá phải phục vụ thúc đẩy việc xây dựng và phát
triển kinh tế.
Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị phải có tính
văn hoá (ngày nay thường gọi là văn hoá chính trị, văn hoá Đảng, văn hoá quản lý, văn
hoá kinh doanh…). Đây là một đòi hỏi chính đáng của văn hoá hiện đại. Làm chính trị,
2

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm



NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
làm kinh tế phải có văn hoá, làm cho văn hoá thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
4. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá.
- Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá mới là nền văn hoá dân chủ

-

mới, đồng thời là nền văn hoá kháng chiến. Nền văn hoá có ba tính chất dân tộc,
khoa học, đại chúng.
a. Tính dân tộc là cái cốt, cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoá dân
tộc. Ngày nay yêu nước là xoá cho được nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây yêu
nước là giành cho được độc lập dân tộc
b. Tính khoa học là nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng
hiện đại đó là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Muốn vậy,
tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, nền kinh tế phải khoa
học, hiện đại. Đội ngũ những người làm công tác văn hoá phải có trí tuệ, hiểu
biết khoa học tiên tiến, phải có tính chiến lược văn hoá, xây dựng lý luận văn
hoá mang tầm thời đại.
c. Tính chất đại chúng: là nền văn hoá phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng
nhân dân, đậm đà tính nhân văn.
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính chất
của nền văn hoá mới phải “xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”.

Nội dung xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học hiện đại, biết tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với trào lưu tiến hoá trong thời đại mới.

Tính dân tộc của nền văn hoá là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những
điều kiện lịch sử mới của đất nước.
5. Quan điểm về chức năng của văn hoá.

Chức năng của văn hoá rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá có ba
chức năng chủ yếu sau đây:
a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của

văn hoá là phải bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho
con người, loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn có thể có trong tư
tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng này phải được tiến hành thường xuyên vì
tư tưởng, tình cảm của con người luôn chuyển biến theo hoạt động thực tiễn xã hội
3

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Đối với nhân
dân ta đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tình cảm lớn, là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực,
chân thành thuỷ chung, ghét những thói hư tật xấu, sự sa đoạ… tình cảm đó được thể
hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, với bạn bè, anh em đồng chí…
thông qua các mối quan hệ tốt đẹp, văn hoá phải góp phần xây đắp niềm tin cho con
người, tin vào bản thân, vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ cách mạng.
b. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí


Dân trí là sự hiểu biết của người dân về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, chuyên môn,
khoa học, kỹ thuật, thực tiễn… Con đường đi tới nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết
chữ, từng bước đi tới hiểu biết.
c. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng

con người tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân (cán bộ, nhân dân).
6. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá
a. Văn hoá giáo dục
- Mục tiêu của văn hoá giáo dục : là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng

giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học.
- Cải cách giáo dục : Xây chương trình, nội dung dạy và học khoa học, hợp lý phù
hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện : văn hoá,
chính trị, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động…
- Phương châm : Học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp
với lao động; phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội, thực hiện dân chủ bình đẳng
trong giáo dục, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại, học ở
mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.
- Phương pháp : Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, dạy từ
dễ đến khó kết hợp học tập với vui chơi có ích lành mạnh, giáo dục phải dùng
phương pháp nêu gương, giáo dục phải gắn liền với thi đua. Phải xây dựng đội
ngũ giáo viên yêu nghề, có đạo đức cách mạng giỏi chuyên môn, thuần thục về
phương pháp người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học nữa học mãi.
b. Văn hoá văn nghệ
Văn nghệ (bao gồm văn học và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá là
đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc .
Một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hoá văn nghệ:
4

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm



NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
-

Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

Văn nghệ là mặt trận : Nghĩa là văn nghệ có vai trò độc lập, ngang hàng với các mặt trận
khác, là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ cách mạng. “Mặt trận” thể hiện tính
chất cam go, quyết liệt,cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút phải là vũ khí sắc bén.
Văn nghệ sĩ là chiến sĩ: Nghĩa là văn nghệ phải đem được chất “Thép” vào trong tác
phẩm, nhà văn, nhà thơ, người nghệ sĩ phải biết xung phong trên mặt trận của mình. Họ
phải có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng đắn đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân
dân, tổ quốc lên trên hết.
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
-

Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân
tộc.

Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại là những tác phẩm miêu tả vừa hay vừa chân
thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân, được quần chúng yêu thích, đem lại những
chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mọi người.
Tác phẩm văn nghệ phải phản ánh một “đề tài” là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu nghèo nàn giống như khi
vào vườn hoa cần làm cho mọi người thấy nhiều hoa đẹp.
c. Văn hoá đời sống


Văn hoá đời sống: Thực chất là đời sống mới với ba nội dung hợp thành: Đạo đức mới,
lối sống mới, nếp sống mới trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất.
Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới,
tức phải biết cần-kiệm-liêm-chính.
Lối sống mới: Là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh,
tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá
nhân loại “học ăn học nói học gói học mở”.
- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những
thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong
mỹ tục lâu đời của dân tộc.
III.
Thực trạng văn hóa Việt.
1. Văn hóa giáo dục
-

5

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Dạy và học theo kiểu đối phó, thời vụ.
Năng lực vào đạo đức của một bộ phận thảy cô xuống cấp.
Bệnh chạy theo thành tích, tiêu cực trong thi cử.
“Bôi trơn” trong nghành giáo.
Học còn chưa đi đôi với hành.
Giáo dục còn chậm trong đổi mới.

2. Văn hóa đời sống
-

Suy thoái đạo đức trong một bộ phận nhân dân.
-

“Bất nhân, bất hiếu, bất nghĩa” ngày càng chạm mức báo động.
Bệnh vô cảm đang là một dịch bệnh nở rộ ở cư dân thị thành.
Tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Lối sống không lành mạnh còn uẩn nấp trong phần ít dân cư.
-

Sống xa xỉ, phí phạm không trân trọng những gì mình đang có.
Sống không mục tiêu không lý tưởng phấn đấu, không có động lực phát triển.
Quên nguồn cội, mất gốc.

Nếp sống truyền thống bị xâm hại nghiêm trọng
Không biết hoặc không hiểu những giá trị truyền thống như lễ hội, linh vật,.. dẫn
đến việc nếp sống bị lệch lạc.
- Quên nếp sống nghĩa tình của dân tộc, tiếp thu chưa chọn lọc những sống tè bên
ngoài.
3. Văn hóa nghệ thuật
- Văn chương bị biến chất.
- Sách giáo khoa biên soạn một cách thô lỗ, không phù hợp với những truyền thống
của Việt Nam.
- Ca hát thì nhố nhăn không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
IV.
Hành động tức thời của thanh niên.
- Sống có lý tưởng có mục đích.

- Ra sức học tập, phát huy năng lực bảng thân từ đó nâng cao khả năng nhận thức,
tiếp nhận.
- Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam,lấy đó làm nền tảng tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại có chọn lọc, chủ động, sáng tạo phù hợp với
điều kiện trong nước.
- Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
- Yêu nước, yêu quốc gia dân tộc, đoàn kết nghĩa tình với anh em đồng bào. Biết hi
sinh những giá trị cá nhân để đem lại lợi ích cho cộng đồng cho quốc gia.
-

6

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm


NHÓM 4
9/11/15
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
V.

Kết luận

Hãy cùng hành động để xây dựng nền văng hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc!

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho sinh viên đại học cao đẳng khối không
chuyên nghành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự
Thật Hà Nội-2015


7

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm



×