Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập DI TRUYỀN QUẦN THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 5 trang )

BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Bài 1: Ở vịt Bắc Kinh người ta xác định và cho biết các kiểu gen quy định tính tràng màu lông như sau : AA
lông đen , Aa lông đốm , aa lông trắng.Khi nghiên cứu ở 1 quần thể vịt Bắc Kinh người ta thu được 410 con
lông đen , 580 con lông đốm , 10 con lông trắng.
1.Xác định cấu trúc di truyền của quần thể vịt Bắc Kinh và cho biết cấu trúc đa đạt trạng thái cân bằng di
truyền chưa?
2.Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền với điều kiện nào? Xác định cấu trúc di truyền của quần thể
khi đạt trạng thái cân bằng.
Bài 2: Một quần thể người đã ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10.000.
a. Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể về bệnh này. Biết rằng, bệnh bạch tạng
là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này kết hôn nhau sinh ra người con trai đầu lòng bị
bệnh bạch tạng.
ĐS: a. 0,9800 AA: 0,0198 Aa : 0,0001 aa; b. 0,00005
Bài 3: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể
lông xù. Biết rằng, tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định và lông xù trội hoàn toàn
so với lông thẳng.
a) Tính số cá thể lông xù không thuần chủng có trong quần thể.
b) Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a. Xác định tỉ lệ cá thể
lông xù trong quần thể sau một thế hệ ngẫu phối.
Bài 4: Xét một cặp gen của một loài tự phối,
a) Thế hệ ban đầu của một quần thể có thành phần kiểu gen là 300 AA + 600 Aa + 100 aa. Qua nhiều
thế hệ tự phối, quần thể đã phân hóa thành các dòng thuần về kiểu gen AA và aa. Tính tỉ lệ các dòng thuần về
gen kiểu gen AA và aa hình thành trong quần thể này.
b) Một quần thể khác của loài có thành phần kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,36AA + 0,64Aa. Do không
thích nghi với điều kiện sống, tất cả các cá thể mang kiểu gen aa ở các thế hệ đều chết. Tính tỉ lệ kiểu gen của
quần thể sau 1 thế hệ.
Bài 5: Tính trạng hói đầu ở người do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, nhưng khi biểu hiện lại
chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Gen này trội ở đàn ông nhưng lại lặn ở đàn bà. Trong một cộng đồng, trong
10.000 đàn ông có 7056 không bị hói. Trong 10.000 đàn bà có bao nhiêu người không bị hói? Cho biết, trong
cộng đồng có sự cân bằng về di truyền.


Bài 6: Trong một quần thể lúa có tần số cây bị bệnh bạch tạng là 100/40000. Biết quần thể đang ở trạng thái
cân bằng di truyền.
a) Hãy tính tần số alen và xác định cấu trúc di truyền của quần thể?
b) Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua 4 thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
ĐS: a. 0,9025AA + 0,095Aa + 0,0025aa = 1 ; b. 0,94705AA + 0,0059Aa + 0,04705aa = 1
Bài 7: Một quần thể có cấu trúc di truyền của thế hệ xuất phát là: 100% AaBb.
a. Tính tỉ lệ kiểu gen AaBb sau 5 thế hệ tự phối.
b. Tính tỉ lệ kiểu gen AaBb sau 5 thế hệ ngẫu phối.
Bài 8: Một quần thể người có tỉ lệ nhóm máu như sau: nhóm O = 0,2704; nhóm máu A = 0,3225; nhóm máu
AB = 0,2921.
a. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tìm tần số các alen IA, IB, I0.
b. Một gia đình ở quần thể trên có bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O thì xác suất để sinh ra 2 con, trong
đó một con máu A và một con máu O là bao nhiêu ?

1


Bài 9.
a. Trong một quần thể người hệ nhóm máu Rh do 1 gen gồm 2 alen quy định, Rh dương do alen R quy
định, alen r quy định Rh âm, 80% alen ở lô cút Rh là R, alen còn lại là r. Một nhà trẻ có 100 em, tính xác suất
để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?
b. Một cặp bò sữa sinh 10 bê con. Biết tỉ lệ sinh con đực, con cái như nhau. Tính xác suất :
- Không có bê đực.
- Có bê đực
- Có 5 bê đực và 5 bê cái.
- Số bê đực từ 5 đến 7.
ĐS: a. 0,0169; b. 0,001, 0,999, 0,2461, 0,5684
Bài 10: Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt
dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc
lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, thu được 61,44% hạt tròn, đỏ; 34,56% hạt tròn, trắng;

2,56% hạt dài, đỏ; 1,44% hạt dài, trắng.
a. Hãy xác định tần số các alen (A,a,B,b) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên.
b. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu
hoạch sẽ như thế nào?
ĐS: a. a=0,2; A=0,8, B=0,4; b=0,6; AABB= 0,1024; AABb= 0,3072; AaBB= 0,0512; AaBb= 0,1536; AAbb=
0,2304; Aabb= 0,1152; aaBB= 0,0064; aaBb= 0,0192; aabb= 0,0144; b. 1aaBB: 3aaBb; B=5/8 ; b= 3/8; 55/64
hạt dài đỏ(aaB-): 9/64 dài trắng (aabb).
Bài 11: Một quần thể của loài sinh vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử
quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen qui định màu thân, trong đó tỷ lệ các
cá thể thân xám chiếm 36%. Biết tính trạng màu thân do một gen qui định, thân xám là trội so với thân đen.
a. Tính tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể.
b. Người ta chọn ngẫu nhiên 10 cặp (10 con cái và 10 con đực) đều có thân xám, cho chúng giao phối
từng cặp. Tính xác xuất để cả 10 cặp cá thể này có kiểu gen dị hợp.
Bài 12: Ở gia súc, tính trạng sừng dài do gen A qui định, sừng ngắn do gen a quy định. Trong 1 quần thể gia
súc gồm 105 con, có một số gen A bị đột biến biến thành a và ngược lại. Tìm số lượng giao tử mang gen đột
biến thuận và số lượng giao tử mang gen đột biến nghịch. Biết rằng gen A bị đột biến biến thành a với tần số u,
gen a bị đột biến biến thành A với tần số v, trong đó u = 4v và cho rằng mỗi cá thể cho hai giao tử trong quá
trình giảm phân.
Bài 13: Một quần thể có cấu trúc di truyền của thế hệ xuất phát là : 100% AaBB.
a.Tính tỉ lệ kiểu gen AABB sau 4 thế hệ tự phối.
b.Tính tỉ lệ kiểu gen AABB sau 4 thế hệ, trong đó 3 thế đầu ngẫu phối và ở thể hệ thứ 4 xảy ra tự phối .
Bài 14: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen I OIO) chiếm tỷ lệ 9%, nhóm máu B (kiểu gen I BIO, IBIB)
chiếm tỷ lệ 27%, nhóm máu A (kiểu gen IAIO, IAIA) chiếm tỷ lệ 40%. Biết quần thể trên ở trạng thái cân bằng di
truyền.
a.Hãy tính tần số các alen IA, IB và IO trong quần thể này ?
b.Tính xác xuất con sinh ra có nhóm máu O từ bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B.
Bài 15: Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả
sử quần thể này đang ở trạng thái cân bằng Hacdi–Vanbec về thành phần kiểu gen quy định màu thân, trong đó
tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 16%. Người ta chọn ngẫu nhiên 17 cặp (17 con cái và 17 con đực) đều có thân
xám, cho chúng giao phối theo từng cặp.

Tính xác suất để cả 17 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử. Biết rằng tính trạng màu thân do một
gen quy định, thân xám trội so với thân đen.
2


ĐS: 5,4539.10-9
Bài 16: Ở một loài vi sinh vật, tần số xuất hiện đột biến a - (mất khả năng tổng hợp chất a) là 2 x 10-6 cho một
thế hệ và tần số đột biến b- là 8 x 10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a -b- thì nó sẽ xuất hiện với
tần số bao nhiêu?
ĐS: 1,6 x 10-10
Bài 17: Tần số xuất hiện đột biến a- (mất khả năng tổng hợp chất a) là 2 × 10 -6 cho một thế hệ và tần số đột
biến b- là 8 × 10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a-b- thì nó sẽ xuất hiện với tần số bao nhiêu.
ĐS: Trong 100 tỷ tế bào có 16 tế bào mang đột biến a-b-.
Bài 18: Trong một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen A và
a , trong đó tần số alen A bằng 1,5 lần tần số alen a. Trong quá trình phát sinh giao tử đã xảy ra đột biến với tần
số đột biến thuận (A a) bằng 5%, còn tần số đột biến nghịch (a  A) bằng 4%. Xác định tần số các kiểu gen
ở thế hệ F1?
Bài 19: Trong một quần thể người đã cân bằng di truyền có 21% người máu A và 4 % người máu O, số còn lại
là máu B và AB.
a. Hai người máu B trong quần thể kết hôn với nhau thì xác suất để họ sinh ra người con có nhóm máu O là
bao nhiêu %?
b. Nếu trong quần thể trên có 100.000 người thì số người máu AB được dự đoán là bao nhiêu?
Bài 20: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể
lông xù. Biết rằng, tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định và lông xù trội hoàn toàn
so với lông thẳng.
a. Tính số cá thể lông xù không thuần chủng có trong quần thể.
b. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau một thế hệ ngẫu
phối tỉ lệ cá thể lông xù trong quần thể chiếm bao nhiêu phần trăm?
ĐS: a. 720., b. 0,988119
Bài 21: Ở người, gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch tạng, những người bình thường đều có

gen A. Trong một quần thể, cứ 100 người bình thường thì có một người mang gen bệnh.
a. Hai người bình thường trong quần thể này kết hôn. Theo lí thuyết thì xác suất họ sinh hai người con
đều bình thường là bao nhiêu phần trăm?
b. Nếu một người bình thường trong quần thể này kết hôn với một người bình thường có mang gen
bệnh thì theo lí thuyết, xác suất họ sinh hai người con đều bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm?

ĐS: a. 0.99995; b. 0.995006
Bài 22: Trong một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen A và
a , trong đó tần số alen A bằng 1,5 lần tần số alen a. Trong quá trình phát sinh giao tử đã xảy ra đột biến với tần
số đột biến thuận (A a) bằng 5%, còn tần số đột biến nghịch (a  A) bằng 4%. Xác định tần số các kiểu gen
ở thế hệ F1?
Bài 23: Trong một quần thể xét hai alen A và a ở thế hệ xuất phát, tần số của A = 0,5 và
a = 0,5. Ở mỗi thế
-6
hệ đều diễn ra đột biến A  a với tần số không đổi là 10 . Hỏi sau bao nhiêu thế hệ thì tần số a tăng gấp 1,5
lần.
Bài 24: Ở gà, AA: lông đen, Aa: lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông
đốm, 10 con lông trắng.
1. Cấu trúc di truyền của quần thể trên có ở trạng thái cân bằng không?
2. Quần thể đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào?
3. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
ĐS: 1. AA = 0,41; Aa = 0,58; aa = 0.01, 2. Không cân bằng. 0,49AA+0,42Aa+0,09aa.
Bài 25: Ở người, A: da bình thường, a: bạch tạng. Quần thể người có tần số người bị bạch tạng 1/10000. Giả
sử quần thể này cân bằng
3


a. Tính tần số các alen?
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng?
ĐS: a. qa= 0,01 => pA= 0,99; b. 0,00495

Bài 26: Giả thiết trong một quần thể người, tần số của các nhóm máu là: Nhóm A=0,45, nhóm B = 0,21, nhóm
AB = 0,3, nhóm O = 0,04. Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di truyền
của quần thể.
ĐS: Cấu trúc: 0,25IAIA + 0,09IBIB + 0,04 IOIO + 0,3IAIB + 0,2IAIO + 0,12IBIO
Bài 27: Nhóm máu ở người do các alen IA, IB, IO nằm trên NST thường quy định. Biết tần số nhóm máu O
trong quần thể người chiếm 25%.
1. Tần số nhóm máu AB lớn nhất trong quần thể bằng bao nhiêu?
2. Nếu tần số nhóm máu B trong quần thể là 24% thì xác suất để 1 người mang nhóm máu AB là bao
nhiêu?
3. Xác suất lớn nhất để 1 cặp vợ chồng trong quần thể có thể sinh con có đủ các nhóm máu?
ĐS: 1. 12,5%; 2. 12%; 3. p = q.
Bài 28: Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có thành phần KG ở thế hệ xuất phát là: 30%AA : 20%Aa : 50%aa
a. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể có kiểu gen aa. Hãy xác định thành phần KG ở thế hệ F1
b. Nếu cá thể aa không có khả năng sinh sản thì đến thế hệ F4, quần thể có thành phần KG như thế nào?
ĐS: a. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa; b. A : a = (0,8 + 3.0,2): 0,2 = 7 => A= 1/8*7 = 0,875; a = 0,125.
Bài 29: Trong một quần thể người đang cân bằng về di truyền có 21% số người mang nhóm máu B; 30% số
người có nhóm máu AB; 4% số người có nhóm máu O.
a. Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể.
b. Một cặp vợ chồng thuộc quần thể trên đều có nhóm máu B sinh ra hai người con. Xác suất để một đứa
có nhóm máu giống mẹ là bao nhiêu?
ĐS: a. Cấu trúc DT: 0,25 IAIA: 0,02 IAIO: 0,09 IBIB: 0,12 IBIO: 0,3 IAIB: 0,04 IOIO; Xác suất sinh con
máu B: 1 – 1/4×0,12/0,21×0,12/0,21.
Bài 30: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có 100 cá thể AABb, 150 cá thể AaBb, 150 cá thể aaBb, 100 cá thể
aabb. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen Aabb của quần thể ở đời F2 trong trường hợp:
a. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên
b. Các cá thể sinh sản tự phối
ĐS: a. 14,875%; b. 1,125%
Bài 31 (Casio KV, 2010): Ở một quần thể thực vật, thấy rằng gen A qui định màu hoa đỏ, alen a qui định màu
hoa trắng. Quần thể khởi đầu có cấu trúc P: 350AA: 140 Aa: 910aa. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu
hình ở thế hệ F3 trong hai trường hợp sau:

a. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
b. Các cá thể trong quần thể giao phấn.
Biết rằng các cá thể không đột biến, các cá thể đều sống và phát triển bình thường
ĐS:a. AA 29,375%, Aa 1,25%, aa 69,375%; b. 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa
Bài 32 (Casio KV, 2012): Ở người , alen lặn t trên NST thường qui định khả năng tiết ra mùi thơm trên da.
Người có alen trội T không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có tần số alen T bằng 0,3875. Tính xác suất để một vặp vợ chồng bất kỳ trong quần thể sinh ra một
người con gái có khả năng tiết mùi thơm nói trên?
Bài 33 (Casio KV, 2013): Một quần thể sinh vật lưỡng bội có tần số các kiểu gen ở hai giới như sau:
♀: 0,7056AA: 0,2688Aa: 0,0266aa
♂: 0,2116AA: 0,4968Aa: 0,2916aa
Biết gen nằm trên NST thường
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối.
b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng.
ĐS: a. 0,3864AA: 0,5272Aa: 0,0864aa; b. 0,4225AA: 0,4550Aa: 0,1225aa
4


5



×