Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.52 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

THÁI ĐÌNH MẠNH

PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:
60.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP

Phản biện 2: TS. ĐỖ NGỌC MỸ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 9 năm
2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn, không chỉ đáp ứng cơ bản về nhu cầu lương thực, thực phẩm
trong tỉnh mà còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và cung cấp
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cà phê, ca cao, hồ tiều, điều, mía....
Cây ca cao là loại cây công nghiệp lâu năm, có gía trị kinh tế cao và góp phần
cải thiện môi trường. Những năm gần đây giá ca cao trên thị trường liên tục tăng cao
đã và đang thu hút nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đầu tư mở
rộng diện tích. Hiện nay Đắk Lắk là một trong số các tỉnh có diện tích ca cao lớn trong
cả nước, cây ca cao đang trở thành một trong những loại cây trồng được ưu tiên phát
triển và đang dần thay thế cho diện tích cà phê và điều kém hiệu quả ở Đắk Lắk.
Huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên là 103.747 ha, trong đó đất đã sử dụng cho
sản xuất nông nghiệp là 50.155 ha chiếm 48,34%. Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích
lớn nhất có tầng đất dày trên 70 cm, thành phần cơ giới thịt nặng, kết cấu viên, độ xốp
cao, thấm thoát nước tốt, đất giàu đạm và chất hữu cơ. Phân bổ trên diện rộng trong
vùng, hầu hết diện tích đã khai thác trồng cây lâu năm như Cây điều; Cây Ca cao; Cây
ca cao; Cây cà phê; Chè, một số ít được khai thác trồng sắn, mía; thuốc lá, thuốc lào;
Cây lấy sợi: bông, đay, cói.... cho năng suất cao.
Đến năm 2014 toàn huyện Ea Kar có 793,2 ha trồng cây Ca cao chiếm 13,22%
tổng diện tích trồng cây Ca cao của tỉnh trong đó diện tích thu hoạch là 582,6 ha với
sản lượng đạt 932 tấn. Cây Ca cao là một trong ba loại cây chủ lực với cây cà phê và
hồ tiêu, là sản phẩm chủ yếu và có giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tác động lớn đến
phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện.

Từ thực trạng phát triển cây Ca cao của huyện Ea Kar, việc nghiên cứu tình
hình phát triển cây Ca cao, xác định hiệu quả kinh tế, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển cây Ca cao trên cơ sở đó giúp định hướng phương thức canh tác tốt nhất
nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và
tăng cao sức cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển cây Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh
Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản xuất cây Ca cao.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả phát triển sản xuất
Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar.


2

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến phát triển cây Ca cao.
- Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Ea Kar - tỉnh Đắk Lắk.
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây ca cao chủ
yếu tập trung vào giai đoạn 2010-2014, định hướng đến năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
- Phương pháp thống kê kinh tế: dựa vào số liệu thống kê để phân tích, làm rõ
những vấn đề có tính quy luật, đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn.

- Phương pháp thu thập, tổng hợp các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ
chính quyền và các ban ngành địa phương có liên quan như phòng nông nghiệp, phòng
tài nguyên môi trường, phòng thống kê và các thông tin qua các loại sách báo, mạng
Internet.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây công nghiệp lâu năm.
Chương 2: Thực trạng phát triển cây Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh
Đắk Lắk.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển cây Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar,
tỉnh Đắk Lắk.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- "Đề án phát triển cây cao cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015". Ủy ban nhân dân
tỉnh Đắk Lắk (2011). Đề án đã xây dựng hệ thống cách thức, giải pháp phát triển ca
cao đến năm 2015.
- “Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền
vững tỉnh Đắk Lắk”, Trần An Phong (2005), đã đưa ra kết luận: “Bảo vệ môi trường
gắn liền với phát triển bền vững trở thành một nội dung quan trọng của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia” [25].


3

- “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ về kinh tế xã hội để phát triển
vùng Tây Nguyên”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2006).
- “Cây ca cao ở Đắk Lắk những rào cản chính đối với sự phát triển trong các tộc
người thiểu số tại chỗ” của Th.S. Lê Quang Bình và tập thể tác giả (2012).
- Đề tài “Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ” của
tác giả Hồ Phước Thành.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CA CAO VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO
1.1.1. Cây Ca cao và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây Ca cao
a. Giới thiệu cây Ca cao
Cây Ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao, theo truyền thống được phân
loại thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), còn theo phân loại của hệ thống APG II thì thuộc
phân họ Byttnerioideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng.
b. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây Ca cao
Chu kỳ kinh tế của cây Ca cao kéo dài khoảng 25 năm, trải qua hai thời kỳ.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản 03 năm. Cây Ca cao đòi hỏi qui trình kỹ thuật cao từ trồng,
chăm sóc, khai thác sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công
nghiệp về mặt chất lượng. Tất cả các khâu này đều đòi hỏi được đầu tư khá lớn cả về
kỹ thuật, công nghệ và lao động có trình độ cao. Cây Ca cao đòi hỏi trình độ thâm
canh cao, đầu tư lao động sống và lao động có chất lượng.
Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa
cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, PH từ 5,55,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu
cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây
ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.
1.1.2. Khái niệm về phát triển cây Ca cao
Phát triển cây Ca cao là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm của
cây Ca cao để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn
lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phát triển cây Ca cao bao gồm hai khía cạnh: phát triển theo chiều rộng và
phát triển sản xuất theo chiều sâu. Trong khi phát triển sản xuất theo chiều rộng chú
trọng tới quy mô như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động, mở
mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt
hàng mới, và hầu như không tăng năng suất lao động. Phát triển sản xuất theo chiều



4

sâu chú trọng về chất lượng của sự phát triển, tức là nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực [2].
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây Ca cao
a. Vai trò của cây Ca cao
- Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu.
- Đóng góp cho phát triển đời sống xã hội.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác
b. Ý nghĩa của việc phát triển cây ca cao
Các rừng cây ca cao có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây ca
cao góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần
tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngoài ra việc phát triển sản xuất ca cao ở
địa bàn huyện còn mang ý nghĩa giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương,
ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép và đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các hiện
tượng truyền đạo kích động đồng bào bạo loạn.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY
1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất cây Ca cao
Gia tăng quy mô sản xuất cây Ca cao nhằm tập trung phát triển sản lượng ca cao
thu hoạch trên đơn vị diện tích, ngoài ra còn thể hiện được quy mô, diện tích, năng lực
sản xuất cây ca cao của địa phương. Gia tăng sản lượng phụ thuộc vào việc gia tăng
không gian sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.
Quy mô sản xuất ca cao gia tăng được thể hiện thông qua quy mô diện tích trồng
cây cao su cũng như số lượng. Việc gia tăng diện tích sản xuất cao su phụ thuộc vào
giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô. Phát triển số lượng chỉ
có tính chất nhất thời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố sản
xuất sẵn có vì các yếu tố này không phải là vô tận.
Năng suất sản xuất cây ca cao là minh chứng về sản lượng ca cao được sản xuất
ra trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ mùa sản xuất và bản thân năng
suất cây ca cao phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên và nhân tạo như điều kiện

thỗ nhưỡng, thời tiết, chất lượng giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu hoạch.
- Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô sản xuất cây Ca cao
- Diện tích trồng Ca cao và sự gia tăng về diện tích;
- Năng suất và mức tăng năng suất ca cao;
- Sản lượng và sự gia tăng sản lượng.


5

1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực
Gia tăng các yếu tố ngồn lực của sản xuất cây Ca cao là việc làm tăng năng lực
sản xuất. Các yếu tố nguồn lực để phát triển cây Ca cao gồm: Nguồn lực đất đai,
nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính…
- Đất đai.
- Vốn
Lao động
1.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới
Giống
Khoa học kỹ thuật
1.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
1.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Ca cao
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường mua bán ca cao là nơi diễn ra các hoạt
động mua và bán hàng hóa ca cao. Do đó việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
cây Ca cao là quá trình mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản
phẩm cây Ca cao trên thị trường. Để thực hiện được việc mở rộng thị trường cần phải
thực hiện các chính sách như chính sách về sản phẩm nhằm đảm bảo nhu cầu của thị
trường và thị hiếu của khách hàng cũng như người tiêu dùng, chính sách về giá cả phụ
thuộc vào những yếu tố bên trong của người sản xuất và đồng thời phụ thuộc vào sự
cạnh tranh trên thị trường nhằm mang lại thu nhập tốt nhất cho người sản xuất, ngoài

ra để phát triển thị trường cần phải dựa vào việc phân phối cũng như cách thức bán sản
phẩm. Vì vậy việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Ca cao đòi hỏi phải có
được các sản phẩm Ca cao có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, có giá cả cạnh
tranh, hình thành một hệ thống kênh thu mua và phân phối sản phẩm được tổ chức tốt
có hiệu quả đi liền với công tác marketing tốt.
* Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Ca cao
- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm Ca cao
- Số lượng các nhà phân phối tham gia
- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm Ca cao trên thị trường
1.2.6. Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây Ca cao cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương


6

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
a. Đất đai và độ dốc
b. Lượng mưa và độ ẩm không khí
c. Gió
d. Nước
e. Che bóng.
1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội
a. Dân số, mất độ dân số.
b. Lao động.
1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn kinh tế phát
triển sẽ tác động tích cực đến thu nhập của các thành phần kinh tế và mô hình chung

đã tác động đến các thành phần sản xuất nông nghiệp.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế thể hiện quy mô cũng như giá trị sản xuất
của các nhóm ngành. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến
nhất định, việc gia tăng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ giảm dần cơ cấu ngành nông
nghiệp bước đầu đã có những thể hiện.
c. Chính sách kinh tế
Để khuyến khích việc phát triển sản xuất nói chung và phát triển sản xuất nông
nghiệp nói riêng trong đó có cao su thì Nhà nước cần có những chính sách nhằm hỗ trợ
và khuyến khích tạo động lực thúc đẩy việc phát triển sản xuất. Để phát triển hiệu quả
thì cần phải phải có những chính sách để tạo điều kiện cho sản xuất như:
Chính sách hố trợ cây giống: thực hiện chính sách của Nhà nước trong việc
khuyến khích phát triển cây ca cao, trong thời gian qua Nhà nước đã hỗ trợ người nông
dân 50% giá trị cây giống nhằm tạo điều kiện cho người dân giảm được chi phí đầu tư
ban đầu, và có điều kiện mở rộng sản xuất.


7

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
• Vị trí địa lý
Địa hình
• Thời tiết, khí hậu.
b. Tài nguyên thiên nhiên

• Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất lầy và than bùn.
- Nhóm đất xám .
- Nhóm đất đỏ vàng.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
a. Dân số và mật độ dân số
b. Lao động, nguồn nhân lực.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
c. Chính sách kinh tế.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA
KAR
2.2.1. Quy mô sản xuất cây Ca cao
Diện tích ca cao của các huyện trên địa bàn tỉnh năm 2014 chủ yếu tập trung tại
các huyện như Ea Kar 793,2 ha, huyện Krông Ana 528,73 ha, huyện Lăk 513,68 ha,
huyện Ea Hleo 399,13 ha, huyện Krông Păk 270,37 ha. Riêng huyện Ea Kar là huyện
có diện tích lớn nhất và chiếm 26,06% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong những năm qua
diện tích ca cao toàn tỉnh có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân chính một phần
là do tỉnh đã ban hành những chính sách nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện
tích và giá ca cao hạt trong nhưng năm qua giữ ở mức giá ổn định, đảm bảo được chi
phí sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất so với một số cây trồng trên cùng
một đơn vị diện tích (Xem bảng 2.9).


8

Bảng 2.9. Diện tích năng suất sản lượng Ca cao tỉnh Đắk Lắk phân theo địa bàn
hành chính (huyện, TP) năm 2014

Năm 2014
TT

Diện tích Năng
Diện tích trồng
thu hoạch suất
trọt (ha)
(ha)
(tạ/ha)

Huyện

Toàn tỉnh

Sản
lượng
(tấn)

3.043,61

1.856,61

1,66

3.008,92

65,17

37,80


1,70

64,26

399,13

135,70

1,80

244,27

1

Buôn Ma Thuột

2

Ea Hleo

3

Krông Năng

72,49

35,52

1,90


67,49

4

Krông Buk

127,30

85,29

1,80

153,52

5

Buôn Đôn

17,48

10,14

1,50

15,21

6

Ea Kar


793,20

582,60

1,60

932,00

7

Cư Mgar

17,77

11,20

1,70

19,03

8

Krông Păk

270,37

154,11

1,60


246,58

9

Krông Bông

76,29

44,25

1,50

66,37

10

Krông Ana

528,73

338,39

1,60

541,42

11

Lăk


513,68

323,62

1,50

485,43

12

Ea Soup

12,00

6,84

1,50

10,26

13

Cư Kuin

17,00

10,03

1,70


17,05

14

Buôn Hồ

133,00

81,13

1,80

146,03

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk năm 2014
Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng và năng suất Ca cao huyện Ea Kar
từ 2010 - 2014
TT

Chỉ tiêu

Diện tích
trồng (ha)

Diện tích
thu hoạch (ha)

Sản lượng
(tấn)


Năng suất
BQ (tấn/ha)

1

Năm 2010

778

108

217

2.01

2

Năm 2011

902

233

439

1.88

3

Năm 2012


728

309

448

1.45

4

Năm 2013

698.2

473

672

1.42

5

Năm 2014

793.2

582.6

932


1.60

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ea Kar


9

Bảng 2.11: Diện tích cây Ca cao phân theo xã/TT giai đoạn 2010 - 2014
Năm 2014
TT

Chỉ tiêu
Tổng số

Diện tích

Diện tích thu

trồng (ha)

hoạch (ha)

793,2

587,1

206,1

Trồng mới (ha)


1

Thi trấn Ea Knốp

60

32,0

28,0

2

Xã Ea Sô

3,6

3,6

0

3

Xã Ea Sar

140

139,0

1,0


4

Xã Xuân Phú

3,1

3,1

0

5

Xã Cư Huê

11

11,0

0

6

Xã Ea Tíh

72,5

58,5

14,0


7

Xã Ea Đar

297,1

187,1

110,0

8

Xã Ea Kmút

27

22,0

5,0

9

Xã Cư Ni

92,3

61,3

31,0


10

Xã Ea Păl

9,5

9,5

0

11

Xã Cư Prông

7

4,5

2,5

12

Xã Ea Ô

49,2

39,2

10,0


13

Xã Cư Bông

7

4,5

2,5

14

Xã Cư Yang

13,9

11,8

2,1

Nguồn: Phòng NN huyện Ea Kar năm 2014
2.2.2. Quy mô các nguồn lực trong sản xuất cây Ca cao
Để phát triển sản xuất ca cao điều không thể thiếu và là vấn đề quyết định đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chính là nguồn lực được sử dụng vào quá trình
sản xuất như đất đai, vốn, lao động.... Với tổng diện tích đất trồng cây Ca cao toàn huyện
năm 2014 là 793,2 ha và là huyện có diện tích ca cao lớn nhất cả tỉnh trong những năm
qua, với diện tích trồng ca cao chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
2.2.3. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới sản xuất cây Ca cao
a. Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Ca cao

b. Công nghệ chế biến Ca cao.
2.2.4. Các hình thức tổ chức sản xuất Ca cao
Hình thức tổ chức sản xuất Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar chue yếu được chia
thành 03 loại hình sản xuất như tổ chức sản xuất dưới hình thức doanh nghiệp sản xuất,
hình thức sản xuất hợp tác xã và hình thức sản xuất của các hộ nông dân sản xuất. Trong
sản xuất Ca cao hiện nay trên địa bàn huyện Ea Kar vai trò chủ yếu và quan trong nhất
vẫn là kinh tế hộ gia đình mà đối tượng cụ thể là hộ nông dân trực tiếp sản xuất ca cao với


10

số lượng khoảng 478 hộ. Ngoài ra có 05 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Ca cao
(công ty, nông trường) sản xuất. Bên cạnh đó còn tồn tại các tổ hợp tác, câu lạc bộ ca cao
và 03 hợp tác xã chuyên sản xuất, thu mua và kinh doanh ca cao trên địa bàn với quy mô
tương đối lớn và đã có kinh nghiệm sản xuất ca cao trong thời gian dài. Đa phần diện tích
ca cao của người dân đang canh tác theo bộ nguyên tắc Utz Certified. Đây được xem là
một loại hình sản xuất tương đối phổ biến và có mối liên kết mật thiết giữa nông dân và
các doanh nghiệp, tạo tiền đề để hình thành mối liên kết giữa người sản xuất và thị trường,
bên cạnh đó người sản xuất sẽ được tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các canh thức
sản xuất tiên tiến với việc sản xuất có trách nhiệm hơn và tạo ra các sản phẩm hàng hóa có
chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Ca cao
Để tạo ra những sản phẩm ca cao đạt chất lượng tốt và đồng đều việc thu hoạch
và sơ chế sau thu hoạch có vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình thu hoạch cần
lựa chọn những trái thật chín, không nên để quá muộn hoặc hái sớm quá thì có thể làm
cho năng suất thấp và phẩm chất không cao. Việc đập trái lấy hạt phải thực hiện ngay
sau khi hái trái, không nên để lâu quá 4 ngày, thời gian từ đập trái cho tới lúc cho lên
men không quá 24 giờ. Khâu ủ hạt lên men đóng vai trò rất quan trọng trong phẩm
chất của hạt ca cao. Mùi thơm của ca cao chỉ phát tiết ra trong lúc ủ, nếu ủ không đúng
cách, ủ chưa đạt tới đỉnh cao của lên men thì phẩm chất của hạt sút giảm rất nhiều. Hạt

sau khi lên men được chà cho sạch rồi phơi khô để giảm ẩm độ từ 60 xuống còn 6 7% để tồn trữ. Sau khi phơi xong cần phải lựa hạt sâu bệnh để riêng và như thế chúng
ta đã hoàn thành khâu sơ chế và đem bán.
2.2.6. Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây Ca cao cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương
Theo số liệu điều tra, tổng hợp, tính toán năm 2014 của Phòng Nông nghiệp về
tình hình phát triển cây Ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar cho thấy: kết quả sản xuất ca
cao bình quân/01ha trên địa bàn huyện Ea Kar thông qua bảng 2.18 như sau:
Bảng 2.18: Kết quả sản xuất ca cao bình quân/01ha của huyện Ea Kar năm 2014
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị

Kg

1.600

1

Năng suất bình quân

2

Tổng giá trị sản xuất (GO)

Đồng


89.600.000

3

Chi phí trung gian (IC)

Đồng

54.822.600

4

Giá trị gia tăng (VA)

Đồng

34.777.400

4

Thu nhập hỗn hợp (MI)

Đồng

31.277.920

Nguồn: Phòng NN huyện Ea Kar năm 2014


11


2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN EA KAR
2.3.1. Những kết quả đạt được
Diện tích ca cao giă tăng qua các năm nguyên nhân chính một phần cũng là do
trong thời gian qua HĐND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng Nghị quyết số 40/2011/NQHĐND, ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây ca cao tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2015. Và để thực hiện Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk đã
xây dựng Kế hoạch số 1578/KH-UBND, ngày 28/3/2012 triển khai Nghị quyết về phát
triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015; Trong những năm qua huyện Ea Kar đã
căn cứ Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND của HĐND và thực hiện Kế hoạch số
1578/KH-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm phát triển diện tích ca cao và hỗ trợ
cây giống cho người dân. Bên cạnh đó người sản xuất Ca cao trên địa bàn đã đạt được
những lợi nhuận riêng cho mình thông qua phương pháp quản lý, chăm sóc vờn cây….
thu hoạch sản phẩm , áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng ngày càng
tăng; Cây ca cao sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất cà phê đã già cỗi, sâu
bệnh phải thanh lý, không thể tái canh cà phê; cây ca cao là cây ưa bóng, thích hợp cho
việc trồng xen với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hoặc cây lâm nghiệp,
không cạnh tranh với các loại cây trồng khác và góp phần nâng cao thu nhập trên một
đơn vị diện tích. Phát triển cây Ca cao trong những năm qua tạo bước thay đổi bộ mặt
nông thôn của huyện, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện từng bước làm giàu,
tận dụng được lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, ổn định trật tự góp
phần an sinh xã hội, nền nông nghiệp nông thôn của huyện có những khởi sắc; Đã hình
thành những vùng chuyên canh cây Ca cao, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm.
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
Quy hoạch phân vùng sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ, các vùng sản xuất hầu
hết nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng tương đối khó khăn, những vùng đất đai chưa thực
sự phù hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp khác; Người nông dân chưa thực
sự mạnh dan trọng việc đầu tư phát triển sản xuất ca cao, vẫn còn một bộ phận suy
nghĩ cây ca cao là cây xóa đói giảm nghèo. Năng suất Ca cao tính trên cùng một đơn

vị diện tích chưa cao, chất lượng vườn cây già cỗi mà vẫn duy trì; Sự liên kết giữa các
tác nhân trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ đầu ra sản phẩm Ca cao còn nhiều
bất cập, lợi ích của nông hộ chưa được đảm bảo. Mối liên kết 4 nhà chưa thể hiện rõ
vai trò, các hoạt động sản xuất của người trồng Ca cao chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là
chính; Hình thức chế biến chủ yếu là thủ công từ hộ gia đình do vậy chất lượng Ca cao


12

khô không cao; Công tác tái canh Ca cao được người dân thực hiện nhằm thay thế
vườn già cỗi tuy nhiên quy trình kỹ thuật lại chưa được đảm bảo; Tâm lý chạy theo giá
cả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không hề quan tâm đến các quy luật thị trường
của bà con nông dân vẫn còn; Năng lực thị trường của nông dân còn rất hạn chế về khả
năng cập nhật tin tức, dự báo giá cả; Sản xuất coi trọng lợi nhuận mà không quan tâm
nhiều đến vấn đề môi trường (khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên đất, nước; bón
phân hóa học không theo định mức; sử dụng dư lượng thuốc BVTV…)
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
- Quy hoạch phát triển cao su trên toàn huyện chưa hiệu quả
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế
- Kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế
- Thị trường thiếu tính ổn định
- Công tác quản lý của chính quyền địa phương
Trên thực tế công tác quản lý việc phát triên ca cao trên địa bàn còn nhiều vướng
mắc. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên
truyền chỉ mới đạt được một vài kết quả bước đầu. Công tác quản lý và thực hiện quy
hoạch chưa thực sự kịp thời.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Bối cảnh phát triển cây Ca cao
Việt Nam gia nhập AFTA và WTO cho thấy sản phẩm Ca cao của Việt Nam
chịu sự tác động sâu sắc của quy luật cung - cầu của thị trường quốc tế; đồng thời, bị
tác động lớn bởi một số tổ chức kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất chế biến và
kinh doanh mặt hàng Ca cao trên thế giới.
Giá Ca cao trên thị trường thế giới liên tục biến động phức tạp, thời tiết bất lợi,
giá vật tư, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nhiều biến động. Mặt khác,
giá Ca cao thường bị chi phối mạnh bởi các nhà đầu cơ trục lợi, làm cho nhiệm vụ sản
xuất và tiêu thụ Ca cao của huyện gặp không ít khó khăn.
3.1.2. Thị trường tiêu thụ Ca cao
Theo báo cáo của Tổ chức Ca cao Thế giới (ICCO) trong năm 2013 chênh lệch
cung - cầu trên thị trường ca cao thế giới lên tới âm 160.000 tấn, dự báo nhu cầu tiêu
thụ ca cao thế giới đang tăng cao và có thể thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn vào năm 2020.


13

Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung thế giới đang giảm mạnh. Nguồn
cung giảm chính là một tín hiệu vui đối với người trồng ca cao tại Việt Nam. Hiện
tại, ca cao Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn khi mà nhiều công ty lớn trên thế
giới nhắm tới: Cargill, Mars, Puratos Grand Place…. Đồng thời chất lượng ca cao
được đánh giá là 1 trong những quốc gia đứng đầu khi vực Châu Á – Thái Bình
Dương. [30]
Đáng chú ý, sản lượng cacao ở Côte d’Ivoire – nước sản xuất cacao lớn nhất
thế giới đã giảm sút trong những năm qua nguyên nhân chính là do cây cacao đã già
cỗi và cho năng suất thấp và do đầu tư thấp và cơ sở hạ tầng còn yếu kém. [30]
Mỗi năm, Việt Nam đóng góp cho thị trường thế giới khoảng 4000 tấn hạt ca
cao lên men. Mặc dù sản lượng chỉ chiếm 0,4% trên thế giới nhưng tiềm năng mà
ngành hàng này mang lại là rất lớn. Chính vì thế, trong bối cảnh sản lượng ca cao
thế giới giảm, ca cao Việt Nam đang hướng đến giấc mơ trở thành ngành hàng chủ

lực như cây cà phê trước đây.
Chỉ tính riêng 3 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, bình quân tiêu thụ
socola 0,06 kg/người/năm. Đồng thời, Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ socola cao
nhất TG với 1,8 kg/người/năm. Theo dự đoán, Châu Á sẽ dần trở thành thị trường lớn
nhất tiêu thụ sô cô la trong tương lai. Và đây là cơ hội và tiềm năng rất lớn để ca cao
Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. [29]
Để phát triển ngành hàng ca cao trong thời gian tới vần phải phát triển ngành
hàng ca cao nhằm đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân qua phương
thức xen canh để cung cấp nguyên liệu cho ngành bánh kẹo trong nước và hạt thô
xuất khẩu, bổ sung ca cao vào danh mục cây trồng có tiềm năng phát triển theo
hướng nâng cao giá trị trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời phát
triển ca cao trong vùng quy hoạch, hạn chế trồng ngoài vùng quy hoạch, phân tán,
quy mô nhỏ lẻ; gắn doanh nghiệp thu mua, chế biến với nông dân, xây dựng vùng
sản xuất tập trung theo hướng cánh đồng lớn gắn với cam kết giá sàn.


14

3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Ea Kar đến năm 2020
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển trồng cây lâu năm huyện Ea Kar
đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

Cây lâu năm

1


Cây cà phê

NĂM 2015

NĂM 2020

DT
GT
(ha)

Sản
DT GT
lượng
(ha)
(tấn)

Sản
lượng
(tấn)

15.200

6.300

Địa điểm

16.000

12.600


6.300

12.600

TT Ea kar, Xuân
Phú, Cư Huê,
Ea Đar, Ea Kmút,
Cư Ni,
Cư Yang, Ea Ô.

2

3

4

Cây Điều

3.000

Cây Tiêu

1.200

Cây Ca cao

2.000

3.000


3.600

2.400

2.000

1.500

2.500

2.000

4.500

3.000

Ea Ô, Cư Ni, Ea
Sar.
Xuân Phú, Cư huê,
Cư Ni,
Ea Kmút, TT Ea
Kar
Ea Sar, Ea Sô, Cư
Ni, Xuân Phú,
Ea Ô, Ea Đar, TT
Ea Knốp, Ea Đar

6

Cây ăn qủa


1.500

6.705

1.700

7.520

Các xã, thị trấn

Nguồn: Quy hoạch tổng thể KT – XH huyện Ea Kar đến năm 2020
3.1.4. Mục tiêu và định hướng và phát triển cây ca cao huyện của Ea
Kar
a. Mục tiêu
Tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển cây ca cao theo hướng bền vững,
đúng quy hoạch, tăng cường trồng xen cây ca cao trong vườn điều, cây ăn quả,
vườn tạp, chuyển đổi diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng ca cao... tạo thêm
hàng hoá xuất khẩu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng
khoa học công nghệ vào tâm canh, tăng năng suất, tăng sản lượng nhằm tăng hiệu


15

quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân đồng thời
bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Định hướng
Phát triển ca cao phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ được
môi trường sinh thái, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn, trang trại theo hướng

chuyên môn hóa cao; đẩy nhanh quá trình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, tạo sức cạnh tranh cao; thực hiện liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất
khẩu.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA
KAR TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Phát triển quy mô sản xuất cây Ca cao
Cần xây dựng quy hoạch các loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có ca
cao đến năm 2020 để làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện
, cần có
các chính sách lồng ghép việc đầu tư với các chương trình phát triển sản xuất nông
nghiệp.
Phải tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, các tập
quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cư và lợi thế so sánh của từng vùng để gia
tăng số lượng và quy mô sản xuất cây Ca cao trên địa bàn.
Phát triển theo hướng trồng xen, trồng thuần với nhiều hình thức nông hộ,
trang trại, các công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thành các vùng sản xuất tập trung
trên các diện tích cà phê chuyển đổi, trồng xen dưới tán điều, cây ăn quả... phát triển
ca cao đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển diện tích trồng cây Ca cao phải gắn với Đề án phát triển cây ca cao
tỉnh Đắk Lắk năm 2015, căn cứ vào Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND, ngày
22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm
2015 và Kế hoạch số 1578/KH-UBND, ngày 28/3/2012 triển khai Nghị quyết về
phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015. Bên cạnh đó cần chú trọng vào
việc phát triển theo quy hoạch của huyện Ea Kar và định hướng của tỉnh Đắk Lắk.
Định hướng phát triển vùng trồng cây Ca cao tập trung và chủ lực tại địa bàn các xã
Xuân Phú, xã Cư Yang, xã Cư Ni, xã Ea Đar, xã Ea Sar, xã Ea Tíh và TT Ea Kar.


16


3.2.2. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây Ca cao
* Giải pháp về đất đai: Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất của huyện Ea Kar.
Hướng dẫn đưa vào quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích chuyển
sang trồng ca cao. Đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để
cho dân có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng; Giảm thuế đất nông nghiệp 50% cho
các hộ trồng Ca cao hoặc không thu thuế nông nghiệp trong thời gian dài. Công bố
quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng vùng đất trống,
đồi núi trọc, ao hồ,… có khả năng sản xuất Ca cao khai thác đưa vào sử dụng.
Nghiên cứu và đề xuất các chính sách nhằm giảm tiền thuê đất cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và thu mua sản phẩm ca
cao trên địa bàn.
* Giải pháp về vốn: Ngân hàng Chính sách - Xã hội, NNPTNT của huyện và
chi nhánh tại huyện Ea Kar cần phát huy vai trò của mình, tăng số lượng hộ được
vay; Cần xem xét lại thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện sản suất mang tính
đặc thù như ngành sản xuất nông nghiệp.
Cần có chính sách hỗ trợ 30% lãi suất ngân hàng đối với các hộ vay vốn để
trồng mới ca cao hoặc chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mới và thâm
canh ca cao. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu trồng
mới.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức trồng mới hoặc chuyển đổi cây trồng
không hiệu quả sang trồng mới và thâm canh ca cao, xây dựng nhà máy chế biến ca
cao sẽ được ưu tiên xem xét cho vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của địa phương
sau khi có phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không
vay vốn được từ Quỹ đầu tư phát triển mà vay từ các tổ chức tín dụng khác thì được
ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức chênh lệch lãi suất vay từ Quỹ đầu tư phát
triển. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu
trồng mới.
* Giải pháp về lao động: Lao động có một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển cây ca cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao

động đặc biết đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại địa phương, nhất là đồng
bào ở vùng sâu, vùng xa, cần có chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề để thu
hút được nhiều người vào làm việc tại nông trường, công ty và các cơ sở công
nghiệp chế biến ngành ca cao. Đẩy mạnh việc phổ cập tri thức khoa học kỹ thuật


17

cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; nâng
cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ,
viên chức và người lao động; Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật; Đào tạo đội ngũ
cán bộ các doanh nghiệp; Tập huấn khuyến nông cho nông dân trồng Ca cao trên
địa bàn nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật khuyến nông, trình độ canh tác mới có
thể đáp ứng được nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các doanh nghiệp, tổ hợp tác cần có chính sách ưu đãi trong tuyển dụng và
đãi ngộ thoải đáng đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, tiến tới có thể đặt hàng
với các trường trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng,
bảo vệ thực vật, chế biến và bảo quản sản phẩm ca cao; bố trí, sắp xếp lao động hợp
lý và tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho người lao động, nhất là lao động
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào
dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các công ty.
Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, thiết thực, gắn với khả
năng tạo ra việc làm. Hình thành các trung tâm kỹ thuật, trường nghề.Các trung tâm
dạy nghề cần xây dựng kế hoạch và thực hiện mở các lớp đào tạo ngắn hạn và các
lớp tập huấn về kỹ thuât trồng và chăm sóc, thu hoạch và sơ chế ca cao cho lao
động vùng trồng cao su, ưu tiên lao động dưới 40 tuổi trong chương trình dạy nghề
nông thôn.
3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới
Để tăng cường thâm canh nông nghiệp cần chú ý một số giải pháp sau: Nâng

cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch PTNN gắn với
nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ kỹ thuật,
KHCN, tăng cường xã hội hóa và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. Đối
với kỹ thuật sản xuất cây Ca cao cần:
* Giống Ca cao: công tác giống cây ca cao cần được chú trọng ngay từ đầu,
các địa phương và cơ quan chuyên môn cần khuyến cáo người dân trồng bằng giống
cây ghép, tuyệt đối không trồng giống thực sinh, giống không rõ nguồn gốc. Sử
dụng các dòng ca cao vô tính có chất lượng tốt cho năng suất cao, cỡ hạt to và tính
kháng bệnh tốt được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhân như TD1, TD2, TD3,
TD5, TD6, TD8, TD10, TD14. Đối với những vườn cây trồng bằng hạt lai F1 hoặc
các giống không rõ nguồn gốc trong các mô hình thử nghiệm trước đây không đạt
yêu cầu thì hướng dẫn tiến hành ghép cải tạo giống hoặc thanh lý trồng lại.


18

Tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới song song với
công tác điều tra tuyển chọn giống từ các cây giống ca cao đã trồng và theo dõi,
khảo nghiệm đánh giá chất lượng các giống ca cao có tiềm năng, tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện quy trình thâm canh, chế biến ca cao trên địa bàn.
Các đơn vị, cá nhân, tổ chức đã trồng ca cao cần khuyến khích xây dựng các
vườn nhân giống nhằm cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu giống
trồng mới cho địa phương và cho các nơi khác có nhu cầu, diện tích vườn nhân
giống phụ thuộc vào nhu cầu giống trồng hàng năm của từng địa phương hoặc có
thể kết hợp tổ chức sản xuất giống ca cao nơi có vườn nhân giống các cây lâu năm
khác.
Hàng năm nên trồng và thử nghiệm một số loại giống mới, tai mỗi xã
phường xây dựng mỗi mô hình điểm trên cơ sở đó xem xét nhân rộng mô hình.
Chuyển đổi một số diện tích đất đai trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng Ca
cao, đồng thời tiến hành xen ghép các mô hình trồng Ca cao với các loại cây trồng

có hiệu quả kinh tế cao như điều, cà phê, bơ sáp, sầu riêng, mít nghệ..., vừa có tác
dụng che bóng vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích.
* Khoa học kỹ thuật
Thực hiện thâm canh ngay từ đầu trong canh tác ca cao và lên men khi sơ
chế, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hạt ca cao.
Chú trọng cải tạo diện tích ca cao đã có kết hợp với aps dunngj kỹ thuật thâm
canh (chú ý đến những vùng trồng tập trung); đồng thời mở rộng diện tích ở nơi có
điều kiện sinh thái thích hợp với ca cao.
Tăng cường đào tạo lao động, khuyến nông có chuyên môn kỹ thuật và quản
lý, thông tin tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây ca cao, tăng vốn Nhà
nước đầu tư cho các Chương trình Khuyến nông về ca cao.
Hoàn chỉnh các quy trình hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cho cây ca cao theo
vùng sinh thái, bao gồm cơ cấu giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu
bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản. Thực hiện thâm canh ngay từ đầu và hướng
đến một ngành công nghiệp ca cao bền vững.
Áp dụng sản xuất theo hướng có trách nhiệm, tạo sản phẩm có chứng nhận,
an toàn cho người tiêu dùng.
Chú trọng hướng dẫn kỹ thuật lên men sơ chế hạt sau thu hoạch cho các điểm
thu mua, các câu lạc bộ sản xuất ca cao. Các cơ sở thu mua phải được tập huấn về
vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lương sản phẩm ca cao.


19

Cây ca cao con cần 25-50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong
năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và cây
con sinh trưởng tốt.
Trong điều kiện ở huyện Ea Kar thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa
khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại
bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm

canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy
dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hòe...) để trồng xen
trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.
Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập
trung ở tầng 0-15cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường
chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay
hơi.
Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng..... dùng các loại thuốc
Suprathion, Sherpa, Karate, Actara...
Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun
mặt dưới lá.
Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển
mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom
các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây
che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2- 0,3%. Phun 3-4 lần trong
mùa mưa.
Cần đảm bảo thời vụ thu hoạch, phương pháp thu hoạch nhằm đảm bảo chất
lượng hạt ca cao đúng tiêu chuẩn, đảm bảo giá bán và nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.2.4. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuât
Khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm Ca cao trong đó lấy công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình làm trung tâm
quá trình sản xuất. Áp dụng mô hình chuỗi sản xuất thương mại, chế biến và phân
phối trong đó xét đến vai trò của doanh nghiệp và nông dân.
Khuyến khích tổ chức lại sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, củng
cố lại các Tổ kinh tế hợp tác, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã có sẵn, các Câu lạc
bộ ca cao. Đồng thời cần hỗ trợ, khuyến khích thành lập các Hợp tác xã hay Tổ hợp
tác sản xuất, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả.
Phát triển sản xuất Ca cao theo dựa trên sự phát triển của kinh tế hộ gia đình



20

và kinh tế trang trại, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện nay theo con đường là
các hộ gia đình và các trang trại liên kết hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã
(HTX) theo mô hình đổi mới; Phát triển mô hình kinh tế trang trại (trồng trọt cây Ca
cao, trang trại tổng hợp giữa trồng Ca cao , chăn nuôi, thủy sản...); doanh nghiệp
nông nghiệp (chú ý hình thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ
trên địa bàn sẽ bảo đảm hiệu quả và nguồn cung ứng ) trong sản xuất Ca cao.
Tuyên truyền, vận động để nông dân tham gia xây dựng các tổ kinh tế hợp
tác, hợp tác xã chuyên canh ca cao. Phát huy thế mạnh của kinh tế trang trại, doanh
nghiệp nông nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ mới vào
sản xuất.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia thu
mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm ca cao đầu tư vốn để phát triển các điểm thu
mua, sơ chế ca cao trong vùng nguyên liệu và hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho người
sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. tạo mối liên kết giữa người nông dân và
các tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc sản xuất theo chương trình phát triển ca
cao bền vững.
3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ca cao
Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước
tham gia xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua, chế biến ca cao.
Cần phải tạo ra được mối liên kết giữa công ty thu mua xuất khẩu, với đại lý
thu mua tại huyện, tại xã và nông dân tham gia chuỗi sản xuất để có thể tăng cường
thông tin về giá, yêu cầu chất lượng và số lượng để có giảm thiểu sự lệch lạc dữ liệu
qua các tác nhân. Để các tác nhân để có thể có quyết định đúng trong sản xuất và
kinh doanh.
Khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng theo quyết định số:
80/2002/QD-TTg, ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ nhằm hạn chế: sự biến
động giá cả quá lớn của mặt hàng nông sản trên thị trường; khuyến khích việc ký
hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định giữa người trồng và người thu mua, ưu tiên

cho các đơn vị có sự đầu tư gắn kết với vùng nguyên liệu, tránh tình trạng tranh
mua, tranh bán hoặc sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.
Tăng cường mối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông sản xuất và kinh doanh Ca cao, trong đó Nhà nước giữ vai trò trung gian,
là cầu nối xuyên suốt của mối liên kết.
Giá thu mua ca cao phải được công bố rộng rãi, kịp thời để người sản xuất


21

yên tâm đầu tư, chăm sóc, nâng cao năng suất và chất lượng hạt.
Xác định vùng trọng điểm sản xuất ca cao để quy hoạch, xây dựng các cơ sở
chế biến có thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm sản xuuaats ra sản phẩm đạt chất
lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Từng bước đầu
tư sản xuất chế biến theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm từ ca cao.
Xúc tiến việc xây dựng, đăng ký và khai thác thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý, xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm ca cao.
Các cơ quan chức năng và chuyên môn có liên quan phối hợp với các doanh
nghiệp đẩy nhanh quá trình xúc tiến thương mại, tăng cường tìm kiếm các thị
trường xuất khẩu cho ca cao, chú trọng các thị trường có tiềm năng lớn như Châu
Âu, Trung Quốc, Mỹ,…
3.2.6. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất Ca cao
Để gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất Ca cao của huyện, cần phải lựa
chọn bố trí sản xuất ca cao phù hợp với quy hoạch và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng xã và đáp ứng theo yêu cầu của thị trường;
Xây dựng kinh tế nông hộ và trang trại phát triển theo hướng thâm canh,
chuyên môn hoá, tập trung hoá, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất ca cao;
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất chăm sóc, thu
hoạch, bảo quản và chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất theo
quy trình quy định và nhu cầu thị trường;
Sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng ổn định và kháng trừ

sâu bệnh tốt.
Xây dựng các doanh nghiệp, HTX làm đầu mối tiêu thụ nông sản và phát
triển các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng.


22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Cây ca cao là cây công nghiệp lâu năm phù hợp với khí hậu và thỗ nhưỡng
của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng, năng suất và hiệu quả của
cây ca cao đã phần nào được một số doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất
chứng minh qua thực tế.
Để thúc đẩy việc phát triển cây ca cao trong những năm tới một cách đồng
bộ, bền vững đòi hỏi phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, cần xác định
rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo sự chủ động cho các tổ chức, cá
nhân trong chỉ đạo sảm xuất, đồng thời phát huy tính tự chủ, năng động của các
doanh nghiệp và người sản xuất.
Tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển cây ca cao theo hướng bền vững,
đúng quy hoạch, tăng cường trồng xen cây ca cao trong các vườn điều, cây ăn quả,
vườn tạp, vườn cà phê thanh lý, chuyển đổi,... tạo ra vùng sản xuất hàng hóa xuất
khẩu tập trung với quy mô lớn để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, nâng
cao thu nhập cho nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
KIẾN NGHỊ
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc tỉnh Đắk Lắk
Cần hướng dẫn các địa phương xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch
phát triển ca cao.
Phân công các đơn vị chuyên môn hướng dẫn xây dựng các mô hình, tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển cây ca cao và giám sát
việc triển khai.

Ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển cây ca cao. Ban hành
quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế.\
Giải quyết các liên quan đến vấn đề vốn, thị trường, xúc tiến thương mại,
khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, vật tư nông nghiệp, sản
phầm hàng hóa ca cao.
Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý, chỉ đạo. Kêu gọi đầu tư của
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển ca cao, hướng
dẫn việc thanh quyết toán theo đúng quy định


23

Đề xuất các chính sách miễn giảm tiền thuê đất cho các doang nghiệp, tô
chức, cá nhân đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và thu mua ca cao.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách tạo điềi kiện cho
các tổ chức, cá nhân tham gia vay vốn phục vụ sản xuất, cho vay ưu đãi theo đúng
quy định pháp luật.
- Đối với Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar
Rà soát quy hoạch phát triển sản xuất ca cao. Tăng cường công tác quản lý
giống, vật tư nông nghiệp.
Xây dựng kế hoạch phát triển ca cao và đưa ra các giải pháp thực hiện. tuyên
truyền và tổ chức triển khai các chunh sách hỗ trợ phát triển.
Xây dựng kế hoạch thực hiện liên kết 4 nhà trong sản xuất.
- Đối với các hộ dân trồng ca cao
Thực hiện đúng theo quy hoạch của Nhà nước. Tăng cường liên kết giữa các
nhóm nông dân, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra khối lượng hàng hóa sản
xuất lớn, chất lượng cao và đồng đều, ổn định theo kế hoạch; đáp ứng nhu cầu của

các doanh nghiệp chế biến, thương mại.
Trồng đúng giống ca cao ghép bằng các dòng ca cao đã được Bộ Nông
nghiệp & PTNT công nhận; kiên quyết không sử dụng các loại giống trôi nổi,
không rõ nguồn gốc. Thực hiện đúng quy trình thâm canh ngay từ giai đoạn đầu để
có năng suất cao, chất lượng hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Luôn cập nhật các kiến thức thông tin thông qua hệ thống thông tin đại chúng
và nông dân khác; tham gia các lớp tập huấn, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến
vào sản xuất và chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho những người sản xuất khác.
- Đối với cơ quan nghiên cứu và chuyển giao Khoa học kỹ thuật
Nghiên cứu tạo ra các giống mới có chất lượng cao hơn để phù hợp với yêu
cầu của thị trường, lai tạo nhằm tạo ra các giống đặc sắc.
Nghiên cứu các quy trình canh tác tiên tiến, kỹ thuật xử lý sâu bệnh, công
nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương và
vùng sinh thái.
Đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và chuyển giao công nghệ cho
người dân và cho các thương lái thu mua để đảm bảo đạt chất lượng.
Chuyển giao, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật rộng rãi cho
nông dân và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời đến người dân.


×