Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.8 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ QUANG TRÀ

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 9 năm
2015

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cấp xã là một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở
nước ta, đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư. Với những địa bàn có đơng người
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Tây Ngun nói chung và Đắk
Lắk nói riêng thì CBCC cấp xã người DTTS có vai trị hết sức quan
trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình hiện nay, một mặt góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển, mặt khác nó
thể hiện quyền bình đẳng về chính trị của đồng bào các dân tộc.
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm đến công tác
đào tạo CBCC cấp xã người DTTS các kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyên môn, nghiệp vụ trên các
lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ cho CNH-HĐH nông nghiệp nơng
thơn trên địa bàn. Tuy nhiên, cơng tác này cịn nhiều bất cập chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ những hạn chế trên,
đề tài “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã
người DTTS, từ đó đề xuất các giải pháp đào tạo CBCC cấp xã người
DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về đào tạo CBCC cấp xã.

- Phân tích thực trạng về đào tạo CBCC cấp xã người DTTS
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo CBCC


2
cấp xã người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là CBCC cấp xã người DTTS trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk. Gồm những người được bầu cử, bổ nhiệm giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ và những người được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của cấp xã.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về đào tạo CBCC
cấp xã người DTTS.
+ Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề đào tạo CBCC
cấp xã người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về đào tạo CBCC cấp xã người
DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm qua và đề xuất các giải
pháp, các giải pháp này có ý nghĩa đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp bao gồm: Thực chứng; Phân tích thống kế; So sánh,
đánh giá; Chuyên gia.
5. Bố cục và kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo CBCC cấp xã người DTTS.
Chương 2: Thực trạng đào tạo CBCC cấp xã người DTTS trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Các giải pháp đào tạo CBCC cấp xã người DTTS
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian đến.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1.1. CBCC cấp xã người DTTS
a. Khái niệm CBCC cấp xã người DTTS
Quan niệm chung về CBCC cấp xã người DTTS, như sau:
“CBCC cấp xã người DTTS” là những CBCC được quy định tại Luật
CBCC, đang cơng tác, làm việc tại cấp xã có thành phần xuất thân từ
các DTTS Việt Nam.
b. Đặc điểm của CBCC cấp xã người DTTS
Bao gồm: Sống và làm việc ở những vùng có điều kiện khó khăn
về kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng; Có khả năng thích ứng với điều kiện
mơi trường làm việc khó khăn ở vùng sâu vùng xa; phần lớn trong họ có
trình độ học vấn trung bình thấp so với mặt bằng chung; tỷ lệ khá cao
chưa được đào tạo để làm công việc quản lý hành chính do nhiều người
trưởng thành từ phong trào của địa phương.
1.1.2. Khái niệm đào tạo CBCC cấp xã
Đào tạo CBCC nhằm nâng cao năng lực công tác, trình độ
chun mơn, đảm bảo thực thi cơng vụ có hiệu quả là rất quan trọng.
Đào tạo CBCC ln gắn mục đích của khố học với u cầu phát
triển KT-XH, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, ngạch cơng
chức theo quy định; từ đó, mỗi CBCC nhận thức và thực thi các chủ
trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, ngạch,

bậc phù hợp với từng vị trí cơng việc được phân cơng.
1.1.3. Khái niệm về năng lực thực thi công việc của CBCC


4
1.1.4. Nguyên tắc của đào tạo CBCC cấp xã
1.2. NỘI DUNG ĐÀO TẠO CBCC CẤP XÃ NGƯỜI DTTS
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo nhằm mục đích giải quyết vấn đề đặt
ra như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với chức danh,
VTVL; những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà CBCC hiện đang có và
những kiến thức, kỹ năng mà CBCC còn thiếu so với yêu cầu của
chức danh, VTVL đang đảm nhiệm; tổ chức chương trình đào tạo để
khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho CBCC.
Thứ nhất, để thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo CBCC cấp xã
cần sử dụng các phương pháp:
Thứ hai, việc xác định nhu cầu đào tạo CBCC cấp xã cần thực
hiện các hoạt động sau:
Đào tạo CBCC cấp xã phải gắn với nhu cầu về nhân lực cho
công tác quản lý để phát triển KT-XH của địa phương, phù hợp với
đặc điểm dân cư, chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế và phải
gắn kết chặt chẽ với nhu cầu về nhân lực trong tương lai của địa
phương trong điều kiện hợp tác kinh tế đối với các tổ chức trong
nước và quốc tế.
1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo CBCC cấp xã trong điều kiện Việt Nam được
xác định cụ thể theo từng thời kỳ, phù hợp với sự đổi mới chức năng của
hoạt động đào tạo, phù hợp với sự phát triển của đội ngũ CBCC và tình
hình phát triển KT-XH của địa phương và đất nước.
Mục tiêu đào tạo là cơ sở để xác định các chương trình, nội

dung, hình thức, thời gian và đối tượng tham gia đào tạo. Việc xác
định đúng mục tiêu đào tạo đối với CBCC sẽ trang bị kiến thức, kỹ
năng, phương pháp thực thi công vụ, từ đó họ sẽ có những hành vi và


5
thái độ tích cực hơn đối với cơng việc hiện tại và đạt các kết quả tốt
sau quá trình đào tạo. Trên cơ sở đó đẩy nhanh q trình cải cách
hành chính, giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, KT-XH đặt
ra đối với cơng tác QLNN. Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC
chuyên nghiệp và có chất lượng cao, có đủ năng lực xây dựng nền
hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và
QLNN trong thế kỷ XXI.
1.2.3. Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đào tạo CBCC
cấp xã
Để có cơ sở làm căn cứ thực hiện việc đào tạo CBCC cấp xã
phải có các quy định, tiêu chuẩn đào tạo một cách cụ thể.
Việc đầu tiên là cần phải xác định đúng các quy định và tiêu
chuẩn cho đối tượng cần đào tạo. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải nằm
trong quy hoạch cán bộ của địa phương và tuân theo các quy định
trong quy hoạch. Các quy định và tiêu chuẩn bảo đảm để đối tượng
được cử đi đào tạo xuất phát từ địi hỏi của chức danh, VTVL mà
người đó đang đảm nhiệm và sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Đối
tượng được cử đi đào tạo phải có đủ điều kiện về trình độ, kỹ năng,
kinh nghiệm nhất định để có thể tiếp thu được nội dung của chương
trình học; lựa chọn đối tượng đi đào tạo phải dựa trên việc xác định
nhu cầu và động cơ đào tạo của CBCC.
Các quy định và tiêu chuẩn đào tạo CBCC cấp xã phải bảo
đảm xác định được VTVL, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu
chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển

nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Việc cử CBCC đi đào tạo phải
được tiến hành công khai, minh bạch.
Các quy định, tiêu chuẩn đào tạo CBCC cấp xã phải đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ được tham gia các hoạt động đào tạo. Có 4 chế độ


6
đào tạo, cụ thể sau: Hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian
tập sự; đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo theo tiêu chuẩn
chức vụ lãnh đạo quản lý và bắt buộc tối thiểu các kiến thức, kỹ năng
chuyên ngành hàng năm.
1.2.4. Xác định chương trình và hình thức đào tạo
Chương trình đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng và hiệu quả đào tạo CBCC cấp xã. Nội dung chương trình
đào tạo bao gồm hệ thống các kỹ năng, kiến thức, các ứng xử cần
thiết cho CBCC. Đối với các chương trình đào tạo CBCC cấp xã, nội
dung được xác định cụ thể như sau:
(i) Đào tạo về LLCT nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã
có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, kiên định với chế độ
chính trị hiện nay; (ii) Đào tạo kiến thức về pháp luật và kiến thức,
kỹ năng QLNN, trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; (iii) Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã chuyên nghiệp,
có khả năng xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các
chính sách của Nhà nước đạt hiệu quả cao, thực hiện các mục tiêu phát
triển của đất nước.
Xác định hình thức và phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo. Hay nói
cách khác, đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần đào tạo
cho CBCC được đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo. Tùy theo hình

thức đào tạo mà lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp.
Các hình thức đào tạo hiện nay có thể chia thành 2 nhóm
chính, bao gồm:
Thứ nhất, nhóm đào tạo tại nơi làm việc hay tại chỗ cho cán
CBCC cấp xã như:


7
Thứ hai, nhóm hình thức đào tạo ngồi nơi làm việc:
1.2.5. Kinh phí cho đào tạo CBCC
Kinh phí cho đào tạo là nguồn lực quan trọng để thực hiện đào
tạo mà nếu thiếu khó có thể thực hiện, đặc biệt là đào tạo CBCC cấp
xã ở các tỉnh khó khăn. Đây là tồn bộ những chi phí diễn ra trong
q trình CBCC tham gia khố học và những chi phí khác liên quan
đến q trình đào tạo.
Kinh phí đào tạo gồm có: (1) Các chi phí cho việc học tập là
những chi phí phải trả trong q trình người lao động học việc của họ
như chi phí trả cho nhân viên đi học, chi phí về nguyên vật liệu dùng
trong học tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc
thấp của học viên học nghề. (2) Những chi phí cho việc giảng dạy:
Tiền lương của những cán bộ quản lý trong thời gian họ kèm cặp nhân
viên học việc, tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo
và các nhân viên phục vụ khác, tiền trả cho trung tâm đào tạo về các
khoản điện, phòng học và các điều kiện học tập khác, các khoản chi
phí về tài liệu học tập, máy chiếu, sách, bài kiểm tra, chương trình học
tập, những khoản phải trả thù lao cho cố vấn, cho các tổ chức liên
quan và bộ phận bên ngoài khác.
Chỉ tiêu đánh giá nguồn kinh phí đào tạo CBCC: Tổng kinh
phí, mức độ đa dạng các nguồn kinh phí, tỷ lệ tăng các nguồn kinh
phí, tính hợp lý của việc phân bổ, sử dụng các nguồn kinh phí.

1.2.6. Đánh giá kết quả đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo CBCC cấp xã cho chúng ta biết mục
tiêu đào tạo đã đạt ở mức độ nào để có những điều chỉnh cần thiết
phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các chương
trình đào tạo tiếp theo. Đánh giá kết quả đào tạo còn để kiểm định lại
các nội dung:


8
Theo các nhà nghiên cứu, có các cấp độ đánh giá kết quả đào
tạo có thể áp dụng cho việc đánh giá kết quả đào tạo CBCC cấp xã.
Đó là:
Trong giai đoạn nhận thức:
Đánh giá phản ứng của người học: Ý kiến của học viên về đào
tạo vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời
điểm sau đào tạo: Học viên có hài lịng với khóa học khơng, thơng qua
phiếu thăm dị phát cuối khóa để thu thập ý kiến về khóa học..
Đánh giá kết quả học tập: Học viên đã tiếp thu những gì từ
khóa học; có sự kiểm tra về kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu
với những mục tiêu đã đề ra.
Trong giai đoạn vận dụng:
Đánh giá những thay đổi trong công việc: Học viên áp dụng
những điều đã học vào công việc như thế nào; những thay đổi đối
với việc thực hiện công việc.
Đánh giá tác động, hiệu quả của đào tạo đến đơn vị: Việc đào
tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của đơn vị ở mức độ nào, hiệu
quả của đào tạo như thế nào.
Muốn đánh giá chính xác hiệu quả của cơng tác đào tạo CBCC
cấp xã, cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, cụ thể:
- Tăng tỷ lệ tổ chức, cơng dân hài lịng với dịch vụ cơng;

- Rút ngắn thời gian để thực hiện hoàn thành một dịch vụ công
hay trong thực thi công vụ;
- Rút ngắn thời gian tổ chức, công dân phải chờ đợi giải quyết các
dịch vụ hành chính cơng;
- Giảm chi phí dịch vụ công.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO CBCC
CẤP XÃ NGƯỜI DTTS


9
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.3.2. Tình hình đội ngũ CBCC cấp xã hiện tại
1.3.3. Cơ chế, chính sách phát triển CBCC cấp xã
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có tốc
độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 12,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực
dịch vụ. Giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có
xu hướng chậm hơn giai đoạn trước, bình qn đạt 8,8%/năm. Tuy
nhiên cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong

đó khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn khu vực công nghiệp - xây dựng.
Trong giai đoạn 2001-2014, quy mơ dân số của tỉnh có tốc độ
tăng khoảng 2,1%/năm. Năm 2014, dân số trung bình tồn tỉnh có
hơn 1,8 triệu người, trong đó dân cư đơ thị 24,1%, dân cư nông thôn
75,9%. Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào, đến năm 2014 có
1.077.570 người, chiếm 58,9% dân số. Cơ cấu lao động ở khu vực
nông thôn vẫn lớn hơn nhiều so với ở khu vực thành thị, nhưng tốc


10
độ tăng lao động bình quân của hai khu vực này trong hơn 10 năm
qua chênh nhau không đáng kể.
2.2. TÌNH HÌNH CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.1. Tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan cấp xã
Về tổ chức bộ máy: Đắk Lắk hiện có 184 cấp xã (152 xã, 20
phường, 12 thị trấn). Bộ máy cấp xã gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân; 5 tổ chức chính trị - xã hội; 7 ngành, lĩnh vực.
Biên chế: Được phân theo 2 nhóm: Cán bộ và công chức.
2.2.2. Thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS
Thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS của địa phương
những năm qua cũng có những thay đổi theo hướng phục vụ cải cách
hành chính của tỉnh. Về số lượng CBCC cấp xã người DTTS.
Bảng 2.1. Tình hình số lượng CBCC cấp xã người DTTS tỉnh
Đắk Lắk
Chỉ

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

tiêu

SL

SL

SL

SL

SL

Tổng

724

số
Cán bộ
Công
chức

%


%

877

%

848

%

871

%

884

475

65,6

525

59,9

531

62,6

527


60,5

533

60,0

249

34,4

352

40,1

317

37,4

344

39,5

351

40,0

Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk
Nhìn chung, trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm rất
lớn của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh về cơng tác đào tạo
CBCC cấp xã nói chung, CBCC người DTTS nói riêng đã có những

chuyển biến rất tích cực. Song, do nhiều nguyên nhân, số lượng
CBCC cấp xã, đặc biệt là CBCC người DTTS chưa bảo đảm, lại


11
thường xuyên biến động do đặc thù riêng; do đó cịn có những hạn
chế như: Thiếu về số lượng, chất lượng còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý.
2.2.3. Kết quả đào tạo CBCC cấp xã người DTTS của tỉnh
Đắk Lắk
Kết quả đào tạo trên tất cả các mặt cho CBCC cấp xã người
DTTS của tỉnh Đắk Lắk. Tuy có được chú trọng đào tạo ở tất cả các
trình độ cho đối tượng này, nhưng rất khác biệt và còn rất nhiều vấn
đề trong công tác này. Riêng năm 2012 tập trung đào tạo về THPT
và trung cấp chuyên môn, cao cấp LLCT, cịn các hoạt động đào tạo
khác tuy có thực hiện nhưng còn hạn chế.
Về đào tạo kiến thức phổ thông, trong năm 2012 số lượng đào tạo
tăng mạnh sau đó chậm lại. Điểm sáng ở đây chính là số lượng được
đào tạo, tốt nghiệp THPT đã tăng khá cao và chủ yếu ở trình độ này.
Về trình độ chuyên môn, số lượng người được đào tạo khá cao
ở tất cả từ trung cấp tới cao đẳng, đại học và sau đại học. Ở trình độ
cao đẳng, đại học và trung cấp tăng đều qua các năm nhưng đến năm
2014 thì chậm lại. Tuy nhiên đào tạo chun mơn vẫn chưa thể đáp
ứng nhu cầu đào tạo của CBCC cấp xã người DTTS.
Về đào tạo LLCT tuy được chú trọng đào tạo trình độ trung
cấp tương đương với quy định, nhưng dường như số lượng được đào
tạo những năm qua không cao và chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về QLNN, đây là mảng cơng tác có kết quả đào tạo thấp nhất
tuy có tăng lên trong năm 2014 nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu và học các lớp bồi dưỡng về QLNN là chủ yếu.
2.2.4. Cơ chế, chính sách phát triển CBCC

Ngồi cơ chế chính sách Trung ương quy định, tỉnh Đắk Lắk
rất quan tâm đến việc đổi mới chính sách cán bộ. Năm 1998, UBND
tỉnh ban hành Quyết định số 2289/1998/QĐ-UB, về việc quy định


12
các mức hỗ trợ chính sách cán bộ. Cán bộ được cử đi học tại các Học
viện Chính trị và Hành chính Quốc gia được hỗ trợ 300.000 đ/tháng;
riêng cán bộ nữ, cán bộ DTTS được hỗ trợ thêm 100.000 đ/tháng.
Sau khi bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ được hỗ trợ 02 triệu
đồng, Tiến sỹ 04 triệu đồng; riêng cán bộ nữ, cán bộ DTTS được hỗ
trợ thêm 500.000 đ/người.
Nghị quyết HĐND tỉnh số 28/2007/NQ-HĐND ngày 17 tháng
10 năm 2007, về việc ban hành chính sách CBCC cấp tỉnh và cấp
huyện của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2008 - 2010. Đối với CBCC được
cử đi đào tạo và đào tạo lại thì ngồi tiền lương và các khoản phụ cấp
được giữ nguyên,
Để kịp thời động viên, giúp đỡ cho học sinh, sinh viên con
em đồng bào DTTS trong tỉnh; Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND
của HĐND tỉnh, đã điều chỉnh mức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên
con em đồng bào DTTS đi học các trường cao đẳng, đại học trong
tỉnh và ngoài tỉnh với mức là 280.000đ/tháng đối với sinh viên con
em các dân tộc có nguồn gốc Tây Nguyên.
2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CBCC CẤP XÃ NGƯỜI DTTS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo CBCC
Trước hết hãy xem xét nhu cầu được đào tạo thực tế của
CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Đắk Lắk theo số liệu thống kê của
Sở Nội Vụ tỉnh Đắk Lắk. Có thể thấy nhu cầu được đào tạo của đội
ngũ này còn khá lớn trên các lĩnh vực, Bảng 2.2.



13
Bảng 2.2. Số lượng CBCC cấp xã người DTTS tỉnh Đắk
Lắk cần đào tạo
2010

2011

2012

2013

2014

CB CC CB CC CB CC CB CC CB CC
Tổng số

475

249

525

352

531

317


527

344

533

351

Nhu cầu được đào tạo
Giáo dục
phổ
thông

235

55

245

132

185

40

194

41

194


48

356

90

383

137

375

63

279

61

279

68

186

162

151

268


142

230

108

241

76

248

QL NN

451

242

496

339

518

307

478

322


474

329

Tin học

533

207

459

286

428

214

417

234

410

228

472

246


510

337

511

297

484

301

490

308

Trình độ
chun
mơn
Trình độ
LLCT
Trình độ

Ngoại
ngữ

Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk
Hãy xem xét phương pháp xác định nhu cầu đào tạo đối với
CBCC cấp xã người DTTS của tỉnh. Vào cuối hàng năm, Tỉnh ủy và

UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ ban hành
văn bản đến UBND cấp huyện để lãnh đạo, triển khai cho các xã,
phường, thị trấn để lập danh sách đăng ký về nhu cầu đào tạo của
CBCC cấp xã trong đơn vị mình. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Tỉnh
ủy và Sở Nội vụ tổng hợp, đối chiếu với thực trạng đội ngũ CBCC


14
đang công tác tại các xã, phường, thị trấn; cân đối nguồn lực, xây
dựng kế hoạch của tỉnh và gửi Tỉnh ủy thống nhất ý kiến để ban hành
danh sách đề nghị cử đi đào tạo, sau đó Tỉnh ủy phê duyệt danh sách
học các lớp LLCT và UBND tỉnh phê duyệt danh sách đào tạo về
chuyên môn. Trên cơ sở danh sách CBCC được cử đi đào tạo sau khi
được phê duyệt, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ phối hợp với các
cơ sở đào tạo thông báo chiêu sinh các lớp.
2.3.2. Mục tiêu đào tạo CBCC
Việc thực hiện xác định mục tiêu đào tạo CBCC cấp xã người
DTTS ở tỉnh Đắk Lắk được thực hiện bởi Sở Nội Vụ cùng với sự phối
hợp của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Thông thường các cơ quan này căn cứ
vào chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh để xác định.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo CBCC của tỉnh
Đắk Lắk
Tỷ lệ đồng ý

Câu hỏi

(%)
1. Cách xác định chỉ tiêu đào tạo CBCC hiện nay
- Chủ trương từ trên là căn cứ chính


95

- Có tham gia ý kiến cấp dưới nhưng chỉ tham khảo

88.5

2. Cách xác định như vậy thuận tiện chủ yếu để
- Thuận tiện cho quản lý

77.5

- Xác định chỉ tiêu tập trung hơn

81.3

3. Có đáp ứng yêu cầu cả cải cách hành chính

47.3

4. Có cần thay đổi

52.8
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk

Cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều
chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC nói chung và


15
CBCC cấp xã nói riêng. Như vậy, phương pháp xác định mục tiêu đào

tạo của các cơ quan quản lý liên quan tới đối tượng này, những năm qua
chủ yếu tiến hành từ trên xuống theo chủ trưởng của cấp trên.
Trong năm 2014, Ban cải cách hành chính cơng của tỉnh và Sở
Nội vụ của tỉnh đã thực hiện khảo sát về công tác đào tạo CBCC của
tỉnh. Cuộc khảo sát đã tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia là những
người làm công tác nội vụ và tổ chức tỉnh, ban ngành, huyện.
2.3.3. Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đào tạo CBCC
cấp xã người DTTS
Hiện nay việc xây dựng các quy định và tiêu chuẩn đào tạo
CBCC cấp xã người DTTS về cơ bản vẫn dựa vào các quy định của
Đảng và ngành Nội vụ. Địa phương căn cứ vào đó và đặc điểm của
tỉnh và đối tượng CBCC cấp xã người DTTS để xây dựng.
Hiện tại, một số quy định cứng đang được đưa ra để thực hiện
như: Phải nằm trong danh sách quy hoạch và kế hoạch đào tạo do cơ
quan, đơn vị đăng ký cử đi đào tạo; phải đảm bảo các điều kiện, tiêu
chuẩn quy định của Trung ương và của cơ sở đào tạo đã quy định; có
khả năng đảm nhận cơng việc sau khi hồn thành khóa đào tạo và có
chiều hướng phát triển và chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định
của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2.3.4. Xác định các chương trình và hình thức đào tạo
CBCC cấp xã người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk
Về nội dung chương trình đào tạo
Hiện nay việc xác định các chương trình đào tạo đều căn cứ vào
các chương trình theo quy định của cấp trên với chương trình lý luận
và chương trình chun mơn chuẩn của ngành giáo dục và đào tạo
cũng như ngành nội vụ.
Các chương trình đào tạo: Cơng tác đào tạo CBCC cấp xã nói


16

chung và đào tạo CBCC người DTTS nói riêng, trong thời gian qua
các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh vẫn thực hiện chương trình
chung thống nhất trong tồn quốc cho tất cả các dân tộc về lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; chưa xây dựng được chương trình
đào tạo dành cho CBCC người DTTS. Các khóa đào tạo về lý luận
chính trị được thực hiện theo chương trình do Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh quy định.
Về hình thức đào tạo
Vẫn hai hình thức chủ yếu được áp dụng như:
- Đào tạo theo hình thức chính quy, tập trung;
- Đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm; học trong và ngồi
giờ hành chính và cá nhân tự đi học.
2.3.5. Tình hình kinh phí cho đào tạo
Căn cứ vào kế hoạch phê duyệt cử CBCC đi đào tạo, Tỉnh
phân bổ kinh phí hàng năm về cho các huyện, thị xã, thành phố trên
cơ sở đối tượng CBCC được cử đi đào tạo các lớp. Nguồn kinh phí
cho cơng tác đào tạo năm 2014 là gần 1320 triệu đồng gấp 1,1 lần so
với năm 2010, tăng 1,09% so với năm 2013. Như vậy, chi sự nghiệp
giáo dục - đào tạo của tỉnh chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng
ngân sách, mức đầu tư ln tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy
sự quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh là rất
lớn. Số liệu tại,
2.3.6. Đánh giá kết quả đào tạo CBCC cấp xã người DTTS
Nhìn chung, từ mơ tả và phân tích trên có thể thấy việc đánh
giá kết quả sau đào tạo tuy đã được nhận thức và thực hiện nhưng
vẫn mang tính hình thức, với mục đích chưa phải để hồn thiện công
tác đào tạo và quản lý CBCC, phương pháp chưa hiện đại, chưa phù
hợp và sử dụng kết quả chưa hiệu quả.


17

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.1. QUAN ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1.1. Nhận thức đầy đủ quan điểm đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về đào tạo CBCC
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ Nội vụ và Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh về công tác đào tạo
CBCC cấp xã nói chung CBCC cấp xã người DTTS nói riêng. Nâng
cao nhận thức của các cấp ủy, các ngành, các cấp và CBCC về chức
năng, vai trò của hoạt động đào tạo CBCC.
3.1.2. Đào tạo CBCC cấp xã người DTTS đảm bảo yêu cầu
của việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta,
bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc.
3.1.3. Đào tạo phải gắn với công tác đánh giá, quy hoạch,
sử dụng, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm đối với CBCC
3.2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung là tạo bước chuyển biến căn bản trong việc
nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả cơng tác đào tạo CBCC;
góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CBCC chun
nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đủ năng lực
xây dựng và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả.


18

3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đối với cán bộ: Tập trung đào tạo trung cấp, cao cấp LLCT;
trung cấp, đại học chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức QLNN, kỹ
năng quản lý, điều hành cho cán bộ.
Đối với công chức: Đào tạo trung cấp LLCT; trung cấp, đại
học chuyên môn phù hợp với VTVL, hình thành thái độ tận tụy phục
vụ nhân dân.
3.3. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
3.3.1. Xây dựng chiến lược dài hạn trong cơng tác đào tạo
CBCC
3.3.2. Thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch đào tạo
CBCC
3.4. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.4.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo
Căn cứ của giải pháp
Từ phân tích trong mục 2.3.1. cho thấy cách xác định nhu cầu
đào tạo như hiện nay đã không nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCC
cấp xã người DTTS. Cách xác định nhu cầu đào tạo nếu chỉ căn cứ từ
văn bản cấp trên, không sử dụng các phương pháp như: (i) Phân tích,
tổ chức các kế hoạch hoạt động, kế hoạch nguồn nhân lực của tổ
chức. (ii) Phân tích cơng việc, đánh giá kết quả cơng việc của CBCC.
(iii) Thiếu tổ chức điều tra khảo sát đào tạo đối với CBCC. Khiến
cho chỉ tiêu đào tạo không có cơ sở chắc chắn và khơng gắn với u
cầu thực tế.
Cách thức tiến hành
Xác định nhu cầu đào tạo là bước cơ bản, quan trọng để xác



19
định xem CBCC cần đào tạo cái gì, loại năng lực nào cần và loại nào
không cần đào tạo. Xác định nhu cầu đào tạo cần dựa trên nguyên tắc
là: Nhu cầu đào tạo bằng với năng lực cần có theo chức danh, VTVL
trừ đi năng lực hiện có của họ.
Yêu cầu
- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh trong đó Ban Tổ chức Tỉnh
ủy và Sở Nội vụ là cơ quan thường trực;
- Xây dựng cơ chế làm việc và duy trì thực hiện nghiêm túc;
- Phải có sự phối hợp giữa các cơ quan này với các cơ quan cấp
huyện, thị xã và thành phố;
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên;
- Huy động được nguồn lực để thực hiện.
3.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Lý do đưa ra giải pháp
Từ phân tích ở mục 2.3.2. đã chỉ ra cách xác định mục tiêu đào
tạo gắn với các chủ trương từ trên và bằng giao chỉ tiêu hiện nay
trong đào tạo CBCC hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk đã bộc lộ những tồn tại
nhất định, đặc biệt trong đào tạo CBCC cấp xã người DTTS. Hậu
quả là tỷ lệ đào tạo CBCC cấp xã người DTTS có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ thấp, thay đổi chậm trong những năm qua.
Cách thức tiến hành
Qua khảo sát ý kiến và thực tế, để hoàn thiện việc xác định
mục tiêu đào tạo trước hết cần thay đổi về tư duy về công tác này. Đã
đến lúc phải thay đổi và tất cả các cấp đều phải quán triệt cần có
những thay đổi trong cách thức làm việc và phối hợp hoạt động.
Tiếp đó, việc xác định mục tiêu phải tiến hành khảo sát và đánh
giá mức độ đáp ứng yêu cầu tại các xã, phường, thị trấn. Phiếu đánh
giá sẽ có các tiêu chí liên quan tới mức độ đáp ứng các yêu cầu về tiêu



20
chuẩn do Bộ Nội vụ đề ra theo vị trí việc làm và kết quả cơng việc
hồn thành.
Trên cơ sở đó các đơn vị tổng hợp mục tiêu đào tạo cần đạt tới
là gì. Các cơ quan cấp trên như phòng và Sở Nội vụ sẽ tổng hợp để
xác định mục tiêu chung.
Yêu cầu
- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh;
- Phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như Ban Tổ
chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ và Ban Cải cách hành chính của tỉnh;
- Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng.
3.4.3. Lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo
Căn cứ của giải pháp
Từ thực tế việc xây dựng quy định và tiêu chuẩn đào tạo cho
đối tượng là CBCC cấp xã người DTTS trong những năm qua đã cho
thấy rằng những quy định và ràng buộc rất chặt chẽ và chi tiết của
các cơ quan đảng và nội vụ với đối tượng là CBCC nói chung rất khó
áp dụng khi xây dựng cho đối tượng người DTTS. Khiến cho các
quy định nhiều khi mang tính hình thức hay phải sử dụng nhưng phải
vận dụng rất nhiều. Tiếp đó căn cứ vào tình hình thực tế và những
kinh nghiệm thực tế là những căn cứ để đưa ra giải pháp.
Cách thức tiến hành
Thứ nhất, cần phải có sự thay đổi quan điểm về đối tượng đào
tạo vì đối tượng là CBCC cấp xã người DTTS thì những yêu cầu về
trình độ, năng lực sẽ khơng được như CBCC nói chung, nên phương
pháp xây dựng quy định và tiêu chuẩn phải bắt nguồn từ thực tế của
địa phương và đối tượng CBCC.
Thứ hai, có thể mềm hóa bằng thiết kế và điều chỉnh các chương
trình đào tạo cũng sẽ khác nhau để đảm bảo rằng ai còn thiếu kiến thức



21
gì thì phải đào tạo bổ sung kiến thức đó. Nội dung đào tạo phải thiết
thực, phù hợp với yêu cầu từng loại công chức. Căn cứ vào đối tượng cụ
thể để đưa ra nội dung đào tạo về trình độ LLCT, trình độ chun mơn
nghiệp vụ, với năng lực thực tiễn để phát huy các kỹ năng và phẩm chất
đạo đức.
Thứ ba, để đảm bảo chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất
lượng cao cần phải lựa chọn đúng đối tượng đào tạo, tránh lãng phí
về thời gian, cơng sức và kinh phí để đào tạo. Việc xác định chính
xác, đầy đủ nhu cầu đào tạo thì lựa chọn đúng đối tượng đào tạo có
vai trị rất lớn đến hiệu quả của công tác đào tạo CBCC.
Yêu cầu
- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ là cơ quan thực hiện;
- Phải có sự tham gia của các cơ quan các huyện, thị xã và
thành phố;
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên;
- Huy động được nguồn lực để thực hiện.
3.4.4. Đổi mới chương trình và hình thức đào tạo
Căn cứ đưa ra giải pháp
Căn cứ vào những khiếm khuyết của các chương trình và hình
thức đào tạo hiện nay đang thực hiện được phân tích. Những thay đổi
từ cải cách hành chính cơng đang được thực hiện cũng đặt ra những
yêu cầu mới cho chương trình và hình thức đào tạo. Cuối cùng từ
chính đặc điểm của đối tượng đào tạo là CBCC cấp xã người DTTS.
Cách thức tiến hành
Với chương trình đào tạo.
Phương pháp đào tạo.

Yêu cầu


22
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ cần có sự xem xét lựa
chọn và điều chỉnh chương trình và phương pháp đào tạo cho phù
hợp với các cơ sở đào tạo được đặt hàng;
- Xây dựng hệ thống thông tin và tương tác giữa người học và
cơ quan quản lý;
- Gắn chặt với quá trình đổi mới đào tạo từ xác định nhu cầu,
mục tiêu đào tạo.
3.4.5. Hồn thiện đánh giá hiệu quả cơng tác đào tạo
Cơ sở của giải pháp
Từ những khiếm khuyết của công tác đánh giá kết quả. Đó là
việc đánh giá kết quả sau đào tạo tuy đã được nhận thức và thực hiện
nhưng vẫn mang tính hình thức. Tiếp đó phục vụ cho hồn thiện
cơng tác đào tạo phục vụ cho quản lý CBCC cấp xã người DTTS
theo yêu cầu cải cách hành chính cơng hiện nay.
Cách thức tiến hành
Thứ nhất, phải thay đổi quan điểm về công tác này gắn với sự
đổi mới cơ chế quản lý CBCC trong quá trình cải cách hành chính
cơng theo hướng thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thứ hai,
phải thay đổi mục tiêu đánh giá kết quả đào tạo là để phục vụ cho cải
thiện công tác đào tạo CBCC cấp xã người DTTS nói riêng và quản
lý CBCC nói chung.Thứ ba, phải cải đổi mới và áp dụng các phương
pháp đánh giá mới của khoa học quản trị hiện đại,.
Yêu cầu
Phải quán triệt và thống nhất tư tưởng đổi mới trong các cấp
quản lý mà Ban Tổ chức Tỉnh ủy và sở Nội vụ là nịng cốt;
Phải có cơ quan chỉ đạo thống nhất - Ban Tổ chức Tỉnh ủy và

Sở Nội vụ;
Xây dựng và ban hành quy chế thực hiện công tác này.


23
3.4.6. Các giải pháp khác
Hồn thiện cơ chế, chính sách
Cải thiện chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc

KẾT LUẬN
Quá trình đổi mới đất nước địi hỏi phải đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của CBCC từ Trung
ương đến cơ sở. Một trong những vấn đề cốt lõi là xây dựng đội ngũ
CBCC trong sạch, vững mạnh, đào tạo được đội ngũ CBCC có đủ
phẩm chất, năng lực cơng tác để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự phát triển đất nước.
Cấp xã là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân,
là nơi thực hiện trên thực tế mọi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Đào tạo CBCC nhất là CBCC cấp xã người
DTTS là rất cần thiết đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, đề xuất
giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả.


×