Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 59 trang )

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
THS.NGUYỄN THỊ DƯỢC

LỚP NGOẠI THƯƠNG-VB2K17B-ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH MARKETING

CHUYÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
LỚP VB2K17B

MÔN : VẬN TẢI BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ TÀI : VẬN CHUYỂN HÀNG
HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG

GVHD : THS NGUYỄN THỊ DƯỢC
Nhóm thực hiện
Võ Thị Thảo Nguyên
Mai Quỳnh Hoa
Lê Thanh Ngọc Ha
Nguyễn Trung Quân
Lê Phan Khắc Sanh
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

2|Page



1 KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG................................5
1.1 Khái niệm vận tải hàng không............................................................................................................5
1.2 Ðặc điểm của vận tải hàng không......................................................................................................5
1.2.1 Ưu điểm của vận tải hàng không.................................................................................................5
1.2.2 Hạn chế của vận tải hàng không..................................................................................................6
1.3 Phạm vi áp dụng:...............................................................................................................................6
1.4 Các loại hàng hóa được vận chuyển trong vận tải hàng không:.........................................................6
1.5 Vận tải hàng không ở Việt Nam:.........................................................................................................7
1.6 Định hướng phát triển của ngành hàng không:.................................................................................7
2 CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG................7
2.1 Cảng hàng không ,sân bay..................................................................................................................7
2.2 Máy bay vận chuyển hàng................................................................................................................12
2.3 Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng....................................................................................................15
2.3.1 Trang thiết bị xếp dỡ trong sân bay...........................................................................................15
2.3.2 Trang thiết bị làm hàng trong sân bay:......................................................................................17
2.4 Các tuyến đường hàng không nội địa-quốc tế.................................................................................19
3 KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI NỘI DUNG VẬN ĐƠN........................................................................................23
3.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không...........................................................................23
3.2 Phân loại vận đơn............................................................................................................................24
3.3 Nội dung vận đơn.............................................................................................................................25
3.3.1 Nội dung mặt trước vận đơn.....................................................................................................25
3.3.2 Nội dung mặt sau vận đơn........................................................................................................26
3.4 LƯU Ý VỀ HOUSE AIRWAY BILL VÀ MASTER AIRWAY BILL:................................................................27
3.5 Trách nhiệm lập vận đơn hàng không..............................................................................................33
3.6 Phân phối Vận đơn hàng không.......................................................................................................34
3.7 Công bố biểu cước...........................................................................................................................35
3.8 Cơ sở tính khối lượng tính cước.......................................................................................................35
3.9 Phân loại cước.................................................................................................................................35
4 CÁCH TÍNH TRONG LƯỢNG.....................................................................................................................37
5 GIỚI THIỆU TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG QUỐC TÊ.......................................................................................38

3|Page


5.1 ICAO.................................................................................................................................................38
5.1.1 Khái Quát Về ICAO.....................................................................................................................38
5.1.2 Nhiệm vụ của ICAO...................................................................................................................39
5.1.3 Phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức ICAO......................................................................40
5.2 IATA..................................................................................................................................................40
5.2.1 Khái quát về tổ chức IATA..........................................................................................................40
5.2.2 Mục đích hoạt động của IATA....................................................................................................41
5.2.3 Nhiệm vụ của IATA....................................................................................................................41
5.2.4 Phạm vi hoạt động của IATA......................................................................................................42
5.2.5 Cơ cấu tổ chức của IATA............................................................................................................42
5.3 FIATA................................................................................................................................................46
5.3.1 Khái quát về FIATA.....................................................................................................................46
5.3.2 Mục Đích Hoạt Động & Nhiệm Vụ Của FIATA............................................................................46
5.3.3 Cơ Cấu Tổ Chức.........................................................................................................................47
6 TRẢ LỜI CÂU HỎI.....................................................................................................................................49
6.1 Trong bộ chứng từ giao nhận hàng không ngoài vận đơn còn có 1 số chứng từ khác hỗ trợ việc giao
nhận nào ?.............................................................................................................................................49
6.2 Cước phí hàng quý hiếm là hàng đặc biệt, vàng, trang sức thuộc nhóm hàng nào? Tính cước ra
sao ?.......................................................................................................................................................52
6.3 Ưu và nhược điểm tính tính cước theo FAK và ULD?.......................................................................52
6.4 Nhân tố ảnh hưởng đến cước có nhắc đến khối lượng giao lưu hàng hóa là gì? Giải thích rõ, và nó
ảnh hưởng ra sao?.................................................................................................................................52
6.5 Phân biệt sự giống và khác nhau trong tổ chức và hoạt động của 2 tổ chức ICAO và IATA?.............53
6.6 Ở Việt Nam hiện nay, có công ty nào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không? Liên hệ
như thế nào?.........................................................................................................................................54
6.7 Ba phương tiện chứa hàng là pallet, igloo và container khác nhau như thế nào? Khi nào nên sử
dụng phương tiện nào để vận chuyển hàng hóa?..................................................................................59

6.8 Container hàng không và đường biển khác nhau như thế nào ?.....................................................60
6.9 Khác biệt cơ bản về chức năng của vận đơn hàng không và vận đơn đường biển?.........................60
6.10 Trong 3 bản gốc của vận đơn hàng không thì bản nào dùng trả nhận hàng ?................................61

4|Page


1 KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1 Khái niệm vận tải hàng không
- Theo nghĩ rộng, vận tải hàng không là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kĩ thuật nhằm khai
thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả.
- Theo nghĩa hẹp, là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn đó là
hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến
một địa điểm khác bằng máy bay.

1.2 Ðặc điểm của vận tải hàng không
1.2.1 Ưu điểm của vận tải hàng không
- Tốc độ nhanh: vận tải hàng không có tốc độ khai thác lớn nhất so với tất cả các ngành
vận tải khác cho nên vận tải hàng không phục vụ tốt nhất chuyên chở hành khách và hàng
hóa ( đặc biệt là hàng giá trị cao, có yêu cầu vận chuyển nhanh).
- Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyển giữa hai điểm gần như một
đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyến đường ( trừ việc xây dựng sân bay), khả
năng thông quan trên một tuyến đường gần như không hạn chế.
- Vận tải hàng không có tính cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay
trên một tuyến đường.
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức
vận tải khác.
- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải

khác.

5|Page


1.2.2 Hạn chế của vận tải hàng không
- Giá cước rất đắt: giá thành của vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các ngành
vận tải khác (gấp 5-6 lần vận tải biển). Nguyên nhân dẫn đến giá cước đắt: do giá máy
bay cao, chi phí khấu hao lớn, lượng tiêu hao nhiên liệu lớn, trọng tải nhỏ (ví dụ: một
chiếc Boeing 747 giá 100 triệu USD chỉ chở được 400 người, tương đương với 80100T).
- Vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết cho nên ảnh
hưởng đến lịch trình và tính chất đều đặn của vận tải hàng không. Ví dụ: máy bay từ Tân
Sơn Nhất ra Nội Bài gặp thời tiết xấu không hạ cánh được phải bay trở vào vừa tốn kém
chi phí cho cả hai lượt, vừa không đảm bảo lịch trình ngày hôm đó.
- Sức chở hạn chế lại hay gặp rủi ro tai nạn và khi tai nạn xảy ra thiệt hại thường rất lớn.
- Đòi hỏi công nhân, phi công, kỹ sư, hoa tiêu… có trình độ kĩ thuật cao và giàu kinh
nghiệm.

1.3 Phạm vi áp dụng:
- Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng hóa trên khoảng cách xa và yêu cầu
thời gian vận chuyển nhanh.
- Thích hợp với chuyên chở hàng hóa ở những nơi mà các ngành vận tải hàng hóa khác
không có khả năng thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng gặp nhiều khó khăn.
- Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng lẻ, giá trị cao, hàng mau hỏng, có
nhu cầu vận chuyển gấp.

1.4 Các loại hàng hóa được vận chuyển trong vận tải hàng không:
- Thư bưu kiện (airmail): thư từ, bưu phẩm, đồ kỷ niệm
- Hàng chuyển phát nhanh (express): Chừng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ
khẩn cấp ...

- Hàng hóa thông thường (airfreight): hàng giá trị cao (>1000usd/kg), tiền, séc, thẻ tín
dụng, hàng dễ hư hỏng (hoa quả tươi,..), hàng nhạy cảm với thị trường (hàng mốt, hàng
thời trang, động vật sống

6|Page


1.5 Vận tải hàng không ở Việt Nam:
- Từ năm 2014 đến nay, thị trường vận tải hàng không đang tăng trở lại với mức tăng
trưởng 4,8%/năm. Trong đó Châu Á chiếm 40% lưu lượng vận tải, cao nhất thế giới và
VN là tâm điểm của khu vực này.
- VN tăng trưởng nhanh nhất khu vực, đứng thứ 3 thế giới
- Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, thứ 42-43 trên thế giới về vận tải hàng
không
- Với 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO, Tổng công ty Bay
dịch vụ (SFC) và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam. Hệ thống sân
bay gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 3 cảng quốc tế và 19 cảng nội địa.

1.6 Định hướng phát triển của ngành hàng không:
Đến năm 2020 sẽ có mức tăng trưởng 11-14%/năm, đạt 32,4 triệu khách và 0,8 triệu tấn
hàng hóa, mạng đường bay được mở rộng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung
chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển đội tàu bay lên
140 - 150 chiếc (trong đó sở hữu 70-80 chiếc). Đến năm 2020, sẽ mở rộng hoạt động kinh
doanh vận tải hàng không, xoá độc quyền, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu đứng trong top 3 của ASEAN về vận tải hàng
không, với tối đa 10 hãng hàng không. Đồng thời, nâng công suất, năng lực khai thác của
toàn mạng cảng hàng không lên gấp 4 lần so với hiện nay vào thời điểm năm 2020.

2 CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA VIỆC VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.1 Cảng hàng không ,sân bay
Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam, Cảng hàng không là một khu vực xác định
bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác để phục vụ
cho máy bay đi và đến , thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
7|Page


Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:
- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và
nội địa.
- Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không chỉ phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Cảng hàng không bao gồm một số khu vực chính sau:
- Đường cất, hạ cánh của máy bay

Nơi đỗ và cất giữ máy bay

8|Page


Khu vực điều hành bay:

Khu vực đưa đón khách

9|Page


Khu vực giao nhận hàng hóa, thường gồm:
-

Trạm giao nhận hàng xuất khẩu: Là nơi tiến hành kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục

thông quan, lập chứng từ về hàng hóa , giao hàng hóa xuất khẩu, đóng hàng hóa
vào các công cụ vận tải, xếp hàng lên máy bay, lưu kho trước khi xếp hàng lên

-

máy bay…
Trạm giao nhận hàng nhập khẩu: Là nơi làm thủ tục thông quan, kiểm tra và giao

-

nhận hàng cho người nhận hàng.
Trạm giao nhận hàng chuyển tải: Là nơi tập trung hàng hóa chuyển tải, nơi tiến
hành các thủ tục giao hàng cho các hãng hàng không chuyển tiếp…Người kinh
doanh dịch vụ ở đây thường là các hãng hàng không là thành viên của IATA làm
đại lý cho nhau.

10 | P a g e


Khu vực quản lý hành chính

11 | P a g e


2.2 Máy bay vận chuyển hàng
Máy bay là loại phương tiện hiện đại, cao cấp, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu
trong nền kinh tế, đặc biệt là trong quân sự. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến máy bay dân
dụng , là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không, bao gồm các loại sau:
-


Máy bay chở khách: Là loại máy bay được thiết kế chủ yếu để chuyên chở hành
khách. Tuy nhiên, loại máy bay này cũng có thể sử dụng kết hợp với chở hàng ở
boong dưới, trong khi hành khách được chở ở khoang chính. Loại máy bay này có
nhược điểm là chỉ chở được rất ít hành khách trên một chuyến, nhưng có ưu điểm

-

rất lớn là chuyên chở một cách thường xuyên , tần suất bay cao và hiệu quả.
Máy bay chở hàng: Là loại máy bay được thiết kế để chuyên chở hàng, để bổ sung
cho máy bay chở khách. Loại máy bay này có ưu điểm là có thể chuyên chở được
một lô hàng có khối lượng lớn, có kích thước cồng kềnh và chủng loại hàng hóa
để chở cũng đa dạng hơn so với máy bay chở khách. Nhưng nhược điểm của nó là
chi phí hoạt động rất lớn, cước phí vận chuyển thường cao hơn so với máy bay
chở khách do tần suất bay thấp hơn. Do vậy, loại máy bay này chỉ được sử dụng

-

bởi những hãng hàng không có tiềm lực kinh tế lớn.
Máy bay kết hợp: Là loại máy bay được thiết kế vừa để chuyên chở hàng hóa vừa
để chở hàng ở boong dưới. Loại máy bay này còn được gọi là máy bay thay đổi
nhanh tùy theo số lượng hành khách hoặc hàng hóa được chuyên chở. Ưu điểm
của loại máy bay này là tính linh động và cơ động cao, có thể dễ dàng điều chỉnh
khả năng chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu .

12 | P a g e


13 | P a g e



14 | P a g e


2.3 Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng
2.3.1 Trang thiết bị xếp dỡ trong sân bay
Những phương tiện xếp dỡ ở các sân bay rất khác nhau , phụ thuộc chủ yếu vào địa thế
của sân bay và mật độ hàng hóa ở sân bay đó nhưng nói chung có thể bao gồm những
loại như sau:
-Xe vận chuyển container/pallet

-Xe nâng hàng để xếp dỡ container và pallet:

15 | P a g e


-Thiết bị nâng container/pallet

Băng chuyền hàng rời:

-Giá đỡ hay rơ mooc dùng để chở container/pallet (Không có động cơ riêng)
16 | P a g e


2.3.2 Trang thiết bị làm hàng trong sân bay:
-Pallet:
+Pallet máy bay: là một tấm bục phẳng được chằng buộc lại bằng lưới và Igloo sau đó
được chốt vào máy bay.
+Pallet không chuyên dụng cho máy bay: Loại pallet này không chỉ dùng cho máy bay
mà còn dùng cho các phương tiện vận tải khác.
+Lưới pallet máy bay: là lưới hay đai sử dụng trùm lên pallet máy bay để giữ chặt hàng.


17 | P a g e


-Igloo: là một cái lồng không có đáy, làm bằng thép hoặc sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù
hợp dùng để chụp lên pallet nhằm giữ chặt hàng, sau đó trùm hoặc không trùm lưới lên
trên, tùy thuộc từng loại Igloo. Igloo gồm có 2 loại chính:
+ Igloo không kết cấu: Là loại vỏ cứng không đáy , mở phía trước , làm bằng sợi thủy
tinh, kim loại hoặc một vật liệu tương ứng khác. Nó có độ cong phù hợp độ cong của
khoang máy bay. Vỏ này được kết hợp với một bộ lưới và pallet máy bay.
+ Igloo kết cấu: là loại Igloo có kết cấu gắn liền với pallet để tạo thành một đơn vị hàng
hóa riêng biệt , thống nhất. Loại này không cần có lưới trùm lên.

-Container: bao gồm 2 loại chính:
18 | P a g e


+ Container theo tiêu chuẩn IATA: là những container sản xuất chuyên dụng để
chuyên chở hàng hóa bằng máy bay.
+ Container đa phương thức: Loại container này không chỉ dùng chuyên chở hàng hóa
bằng máy bay mà có thể dùng chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác.
Đối với máy bay, loại này được chuyên chở trên boong chính. Container đa phương thức
gồm 6 loại: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F.

2.4 Các tuyến đường hàng không nội địa-quốc tế
Nội địa: Hiện nay, ở Việt Nam có tổng cộng 21 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó
có 9 sân bay quốc tế, trong đó có 2 sân bay dân dụng nội địa đang tiến hành nâng cấp và
xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai (Sân bay Liên
Khương và Sân bay Cát Bi) nâng tổng số sân bay quốc tế lên 11 sân bay vào năm 2015,


19 | P a g e


tất cả nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đặt trụ
sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến đường bay trong nội địa Việt Nam đa dạng với các điểm xuất phát, điểm
đến:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

Sân bay Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Sân bay Phù Cát (Bình Định)
Sân bay Cà Mau (Cà Mau)
Sân bay Quốc tế Cần Thơ (Cần Thơ)
Sân bay Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk)
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng)
Sân bay Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Sân bay Pleiku (Gia Lai)
Sân bay Cát Bi (Hải Phòng)
Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM)
Sân bay Quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
Sân bay Rạch Giá (Kiên Giang)
Sân bay Quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang)
Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng)
Sân bay Quốc tế Vinh (Nghệ An)
Sân bay Tuy Hòa (Phú Yên)
Sân bay Đồng Hới (Quảng Bình)
Sân bay Quốc tế Chu Lai (Quảng Nam)
Sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
Sân bay Quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế)

20 | P a g e


21 | P a g e


Quốc Tế:Hiện tại ở Việt Nam hiện nay đang có rất đa dạng các hãng hàng không đến từ
nhiều nước đặt văn phòng như:
Hà Nội: Hãng Hàng Không Anh (British Airways), Hãng Hàng Không Cathay Pacific

(Cathay Pacific), Hãng Hàng Không Hàn Quốc (Korean Air), Hãng Hàng Không Quốc
Gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Hãng Hàng Không Singapore (Singapore Airlines)...
TPHCM: Hàng

Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Emirates, China Souther

Airlines, Eva Air, Air France, All Nippon Airways, Aeroflot, Garuda Indonesia....
Điều đó, góp phần tạo ra đa dạng các điểm đến quốc tế với thời gian khác nhau trong
ngày: Hong Kong (Hong Kong); Narita, Kansai, Nagoya (Nhật Bản); Incheon, Pusan
(Hàn Quốc); Quảng Châu, Thượng Hải, Nam Ninh, Bắc Kinh (Trung Quốc); Kuala
Lumpur (Malaysia); Bangkok (Thái Lan); Changi (Singapore); Xiem Riep, Phnom Penh
(Campuchia); Cao Hùng, Đài Trung, Taipei (Đài Loan); Sân bay Domodedovo,
Sherametyero - Moscow (Liên Bang Nga); Yangon (Myanmar)

22 | P a g e


3 KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI NỘI DUNG VẬN ĐƠN
3.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không
Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng
của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp
đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không dân dụng Việt
Nam số 66/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006).
Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:
+ Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và
người gửi hàng
+ Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
+ Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
+ Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng
vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải lầ
23 | P a g e


chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều
này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và
hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng
từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất
khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do
trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng
không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do
hãng hàng không ban hành.

3.2 Phân loại vận đơn
* Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:
- Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):
Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận
dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification).
- Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill):
Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành,
trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này
thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
*. Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:
- Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):
Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận
hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở
hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở
và người gom hàng.
- Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB):

Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ
hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ
giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng
với các chủ hàng lẻ.

24 | P a g e


Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không
như sau:
Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở
hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn
gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

3.3 Nội dung vận đơn
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc
tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3
bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt
nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc
số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận
đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”.
Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là
các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

3.3.1 Nội dung mặt trước vận đơn
Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những
thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là:
– Số vận đơn (AWB number)
– Sân bay xuất phát (Airport of departure)

– Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carriers name and address)
– Tham chiếu tới các bản gốc ( Reference to originals)
– Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng ( Reference to conditions of contract)
– Người chủ hàng (Shipper)
– Người nhận hàng (Consignee)
– Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
– Tuyến đường (Routine)
– Thông tin thanh toán (Accounting information)
25 | P a g e


×