Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ứng dụng GIS để quản lý phân bố thực vật tại rừng tràm trà sư huyện tịnh biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ_MÔI TRƯỜNG
EE DD

BÀNH LÊ QUỐC AN

ỨNG DỤNG GIS ĐỂ QUẢN LÝ PHÂN BỐ
THỰC VẬT TẠI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
HUYỆN TỊNH BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An giang, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ_MÔI TRƯỜNG
EE DD

BÀNH LÊ QUỐC AN

ỨNG DỤNG GIS ĐỂ QUẢN LÝ PHÂN BỐ
THỰC VẬT TẠI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
HUYỆN TỊNH BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. TRẦN THỊ HỒNG NGỌC
GVPB: ThS. TRẦN NGỌC CHÂU
ThS. BÙI THỊ MAI PHỤNG


An giang, 05/2011


 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(×)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


Long Xuyên, ngày

tháng

năm 2011

TRẦN THỊ HỒNG NGỌC

i
 

  


 
LỜI CẢM ƠN
(×)
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
An Giang. Ban Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường, cùng
các thầy cô trong Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô TRẦN THỊ HỒNG NGỌC cùng cô
TRẦN NGỌC CHÂU trong khoa và Bộ môn Môi Trường đã giúp đỡ em hoàn
thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành kính mến và cảm ơn cô TRẦN THỊ HỒNG NGỌC &
cô TRẦN NGỌC CHÂU đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để
em hoàn thành đề tài một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Long xuyên, ngày 12 tháng 5 năm 2011


BÀNH LÊ QUỐC AN

ii
 

  


 
MỤC LỤC
(×)
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... viii
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 2
2.1.Vị trí địa lý ................................................................................................ 2
2.2. Các yếu tố khí hậu.................................................................................... 2
2.3. Thủy văn................................................................................................... 3
2.4. Đặc điểm địa hình và đất đai.................................................................... 3
2.5. Đặc điểm môi trường nước ..................................................................... 3
2.6. Đặc điểm của thảm thực vật hệ sinh thái đất ngập nước ........................ 4
2.7. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý ......................................................... 8
2.7.1.Khái niệm về GIS............................................................................... 8
2.7.2.Lịch sử phát triển GIS ........................................................................ 9
2.7.3.Các thành phần của GIS..................................................................... 10
2.7.4.Các khả năng xử lý của GIS............................................................... 12

2.7.5 Các lĩnh vực ứng dụng cơ bản của hệ thống thông tin....................... 18
2.8. Sơ lược phần mềm MapInfo .................................................................... 18
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 21
3.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 21
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 21
iii
 

  


 
3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu.......................................................... 23
3.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 26
4.1. Kết quả xây dựng bản đồ quản lý thực vật rừng Trà Sư .......................... 26
4.1.1 Kết quả thu thập số liệu.................................................................... 26
4.1.2. Kết quả khảo sát thực địa.................................................................. 26
4.1.3. Kết quả sử dụng GPS lưu tọa độ....................................................... 26
4.1.4. Kết quả đổ tọa độ trên máy GPS vào phần mềm MapSource.......... 27
4.1.5. Kết quả từ phần mềm MapSource chuyển sang phần mềm MapInfo30
4.1.6. Kết quả đăng ký ảnh ......................................................................... 35
4.1.7. Kết quả số hóa bản đồ ..................................................................... 36
4.1.8. Kết quả chồng lấp các bản đồ đơn tính ............................................ 40
4.1.9. Kết quả xây dựng các thông tin thuộc tính ...................................... 44
4.1.10. Kết quả kết nối truy xuất ................................................................ 47
4.1.11. Kết quả truy xuất nguồn số liệu (liên kết nóng) ............................. 49
4.2 So sánh giữa các phương pháp quản lý dữ liệu ..................................... 53

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 55
PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66

iv
 

  


 
DANH SÁCH HÌNH
(×)
Trang

Hình 2.1:Vị trí địa lý rừng Trà Sư................................................................... 2
Hình 2.2: Các thành phần của GIS.................................................................. 10
Hình 2.3: Ứng dụng rộng rãi của GIS............................................................. 17
Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát các bước nghiên cứu ............................................. 14
Hình 4.1: Màn hình MapSource...................................................................... 26
Hình 4.2. Màn hình MapSource...................................................................... 27
Hình 4.3: Màn hình Receive .......................................................................... 27
Hình 4.4: Màn hình lưu dữ liệu....................................................................... 28
Hình 4.5: Màn hình chuyển đuôi trung gian ................................................... 28
Hình 4.6: Màn hình MapInfo .......................................................................... 29
Hình 4.7: Màn hình Import File ...................................................................... 30
Hình 4.8: Màn hình Import File ...................................................................... 30
Hình 4.9: Màn hình DXF Import Information ................................................ 31

Hình 4.10: Màn hình Choose Projection......................................................... 31
Hình 4.11: Màn hình Import into Table ......................................................... 32
Hình 4.12: Tọa độ từ máy định vị ................................................................... 32
Hình 4.13: Ảnh trước khi đăng ký .................................................................. 33
Hình 4.14: Ảnh được đưa vào MapInfo.......................................................... 33
Hình 4.15: Hoàn tất việc đăng nhập ảnh ......................................................... 34
Hình 4.16: Kết quả đăng ký ảnh...................................................................... 35
Hình 4.17: Lớp bản đồ khi ngập nước ............................................................ 36
Hình 4.18: Lớp bản đồ đường đi..................................................................... 36
Hình 4.19: Lớp bản đồ tràm trung niên........................................................... 37
Hình 4.20: Lớp bản đồ tràm thành thục .......................................................... 37
v
 

  


 
Hình 4.21: Lớp bản đồ thực vật cỏ Năng........................................................ 38
Hình 4.22: Lớp bản đồ thực vật cỏ Bấc .......................................................... 38
Hình 4.23: Lớp bản đồ thể hiện sự ngập nước................................................ 39
Hình 4.24: Chồng lấp bản đồ tràm thành thục ................................................ 41
Hình 4.25: Chồng lấp bản đồ tràm trung niên................................................. 41
Hình 4.26: Chồng lấp bản đồ thảm thực vật ................................................... 42
Hình 4.27: Chồng lấp bản đồ hoàn chỉnh Trà Sư............................................ 42
Hình 4.28: Cơ sở dữ liệu dụng cụ Trà Sư ....................................................... 45
Hình 4.29: Cơ sở dữ liệu tràm trung niên Trà Sư .......................................... 45
Hình 4.30: Cơ sở dữ liệu tràm thành thục Trà Sư ......................................... 46
Hình 4.31: Cơ sở dữ bèo tai tượng Trà Sư ..................................................... 46
Hình 4.32: Kết quả liên kết tràm trung niên .................................................. 47

Hình 4.33: Kết quả liên kết bèo tai tượng ....................................................... 48
Hình 4.34: Hướng dẫn sử dụng Layer ............................................................ 49
Hình 4.35: Chọn lớp để hiển thị ..................................................................... 49
Hình 4.36: Chọn thư mục hình ảnh để hiển thị .............................................. 50
Hình 4.37: Liên kết nóng giữa bản đồ và hình ảnh cỏ mồm mỡ .................... 50
Hình 4.38: Liên kết nóng giữa bản đồ và hình ảnh cỏ Bấc............................. 51
Hình 4.39: Liên kết nóng giữa bản đồ và hình ảnh chim................................ 51

vi
 

  


 

DANH SÁCH BẢNG
(×)
Trang
Bảng 3.1: Lịch phân bố làm việc .................................................................... 21
Bảng 4.1: Số lớp được chồng lấp .................................................................... 40
Bảng 4.2: Mô tả chi tiết về xây dựng trường tràm trung niên, tràm thành thục
…………………............................................................................................. 44
Bảng 4.3: Mô tả chi tiết về xây dựng trường dụng cụ Trà Sư ........................ 45
Bảng 4.4: Mô tả chi tiết về xây dựng trường thảm thực vật ........................... 47
Bảng 4.5: So sánh quản lý cơ sở dữ liệu bằng kỹ thuật GIS .......................... 53

vii
 


  


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống đã trở nên cấp thiết đối với tất cả
các nước trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển. Nhưng ở Việt
Nam, công tác bảo vệ môi trường, đa số chỉ chú ý đến những vấn đề môi
trường nóng bỏng như: vấn đề xử lý rác, ô nhiễm môi trường không khí bởi
các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của con người,.. Trừ những nhà
chuyên môn, vấn đề về môi trường sinh thái được rất ít người quan tâm, nhất
là rừng, đây là hệ sinh thái rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống
của con người.
Phá rừng kéo theo hàng loạt các trở ngại khác như xói lở, sa mạc hóa, giảm
đa dạng sinh học, đây chính là mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển bền
vững, phá vỡ cân bằng sinh thái, tạo ra những thay đổi khí hậu.
Rừng tràm Trà Sư nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam – Campuchia
khoảng 10km. Với diện tích 845 ha, rừng tràm Trà Sư là một trong các sinh
cảnh tự nhiên và bán tự nhiên lớn nhất còn sót lại tại đồng bằng sông Cửu
Long. Do đó rừng Trà Sư có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khôi phục
và cải thiện môi trường sinh thái. Là nơi cung cấp không khí trong lành cho cả
thành phố. Bên cạnh đó, Trà Sư còn là nơi có nhiều loài chim thú quý hiếm tạo
điều kiện để phát triển du lịch sinh thái được ưa chuộng nhất hiện nay.
Trước nhu cầu sử dụng và khai thác rừng bừa bãi gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho con người, sinh vật, môi trường… một số tổ chức đã lên

tiếng báo động về nguy cơ của rừng sinh thái Trà Sư và Chính phủ đã đưa ra
những chính sách, các quy định bảo vệ và quản lý rừng. Nhưng đó chỉ là
những biện pháp có tính tạm thời. Việc bảo vệ, quản lý, khôi phục lại môi
trường sinh thái rừng Trà Sư cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, chúng tôi xin đề cập đến:
“Ứng dụng GIS để quản lý phân bố thực vật tại rừng tràm Trà Sư huyện Tịnh
Biên” nhằm quản lý hệ sinh thái của khu vực này một cách chặt chẽ và có
khoa học.

SVTH Bành Lê Quốc An

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1: Vị trí địa lý rừng Trà Sư
Khu vực nghiên cứu là rừng trà sư là một vùng đất ngập nước có diện tích 874
ha thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang ở tọa độ địa lý từ 10033’ đến 10036’
B, 105002’-105004’. Cách biên giới giữa Việt Nam và Campuchia khoảng 10
km về phía Tây Bắc, và cách sông Mê Công khoảng 15 km về phía Đông Bắc.
Đầm rừng được hình thành do bởi hệ thống đê bao với hình dạng vuông vắn,
tiếp giáp với 3 xã Văn Giáo, Ô Long Vĩ, Thái Sơn của huyện Tịnh Biên và
giáp huyện Châu Phú về phía đông.
Môi trường sinh thái của đầm rừng tràm này chịu tác động mãnh mẽ của lũ

từ sông Mê Công và từ phía Campuchia, thuộc vùng ngập lũ sâu (khoảng 2,5
– 3,0 m) của vùng phèn Tứ giác Long Xuyên, chịu tác động trực tiếp của sông
Hậu.
2.2 Các yếu tố khí hậu
Nhiệt độ cao và ổn định quanh năm.
Nhiệt độ trung bình năm: 290C
Lượng bốc hơi:
_ Tháng cao nhất: 132 mm vào tháng 3
_ Tháng thấp nhất: 93 mm vào tháng 9

SVTH Bành Lê Quốc An

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

_ Trung bình năm: 1282 mm
Độ ẩm không khí
_ Bình quân trong năm: 81%
_ Bình quân tháng cao nhất: 84% vào tháng 6 - 9
_ Bình quân tháng thấp nhất: 77% vào tháng 12
Chỉ số khô hạn
Số tháng khô: 04 tháng
Số tháng hạn: 03 tháng
Số tháng kiệt: 01 tháng
Tổng lượng mưa và số ngày mưa trong năm vào loại trung bình so với các
tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng có xu thế giảm dần từ khu vực Long

Xuyên (1.548 mm, 111 ngày/năm) về khu vực Châu Đốc (1.378 mm, 87
ngày) và phân hóa sâu sắc theo mùa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 90% lượng
mưa cả năm, đặc biệt mưa thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, cùng với
lũ từ thượng nguồn đổ về (bắt đầu lên từ trung tuần tháng 10 và rút đến trung
tuần tháng 11) đã gây tình trạng ngập lũ trên phạm vi toàn tỉnh trừ khu vực
địa hình cao ở vùng Bảy Núi.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm
khoảng 10% lượng mưa cả năm, nên hầu hết cây trồng, vật nuôi bị thiếu
nước, hạn chế đến khả năng sinh trưởng và phát triển.
2.3 Thủy văn
Khu vực Trà Sư chịu ảnh hưởng lũ từ hai hướng, đó là lũ tràn từ
Campuchia qua các cống từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm 75 – 80% tổng
lưu lượng lũ của vùng và lũ từ sông Hậu theo kênh gạch chảy vào nội đồng
chiếm 20 – 25%. Do vậy, môi trường sinh thái của đầm rừng tràm này chịu
tác động mạnh mẽ của lũ từ sông Mê Công và từ phía Campuchia, với mức độ
ngập lũ sâu (khoảng 2,5 – 3,0 m). Chế độ thủy văn ở khu vực Tri Tôn, Trà Sư
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các kênh Vĩnh Tế, Kênh Đào (kênh số 2), Kênh
Cần Thảo, Kênh Vĩnh Tre, Kênh Bình An, Kênh Vĩnh Lợi, rạch Cần Đưng và
sự vận hành của các đập Trà Sư và Tha La. Hoạt động của 2 đập Trà Sư, Tha
La có tác dụng điều tiết mực nước trong vùng.

SVTH Bành Lê Quốc An

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc


2.4 Đặc điểm địa hình và đất đai
Về địa hình, đầm rừng Trà Sư thuộc vùng địa hình đồng bằng, là vùng đất
trũng ngập nước mùa mưa kéo dài bị úng phèn nặng không làm nông nghiệp
được. Đất ở rừng Trà Sư chủ yếu là đất phèn tiềm tàng vì giàu hữu cơ và đạm,
đây là điều kiện tốt cho cây tràm phát triển. Đất phèn tiềm tàng ở vùng Trà Sư
được hình thành trên mẫu chất đầm lầy biển, chứa nhiều xác bã thực vật, phân
bố ở địa hình trũng thấp, có hàm lượng độc tố Fe, Al và sulphate hòa tan rất
cao. Do đó, đây là đơn vị đất có nhiều hạn chế cho sự sinh trưởng và phát
triển cây tràm.
2.5 Đặc điểm môi trường nước
Độ pH của nước khá thấp từ 4,1- 6,8. Khi nước lũ chưa chảy vào pH chỉ
đạt 4,1 – 5,7. Khi nước lũ chảy vào pH cải thiện rõ rệt từ 6,4 – 6,8.
Hàm lượng sắt khi nước lũ chưa chảy vào khoảng 0,1 – 0,3 mg/l. Khi nước
lũ chảy vào thì hàm lượng sắt giảm rõ rệt 0,1 – 0,15 mg/l. Muối dinh dưỡng
Nitrat, Phosphat khá phong phú.
Trong điều kiện đầu mùa mưa, sự trao đổi nước bên trong và bên ngoài
đầm rừng chưa thông thoáng thì độ pH nước khu rừng Trà Sư thấp, hàm
lượng sắt cao, ô nhiễm hữu cơ. Môi trường này sẽ không thuận lợi cho thủy
sinh vật và cá phát triển đặc biệt đối với nhóm cá ở sông.
Có thể suy đoán chất lượng nước của khu rừng Trà Sư sẽ biến đổi có tính
chu kỳ rõ rệt với hai mùa mưa và khô. Nếu thoát nước kịp thời từ đầu mùa
mưa cũng như trao đổi nước lũ đầy đủ thì môi trường nước sẽ được cải thiện
nhanh chóng.
2.6. Đặc điểm của thảm thực vật hệ sinh thái đất ngập nước khu vực đầm
rừng Trà Sư
Quần hệ thực vật khu ngập nước Trà Sư tỉnh An Giang hầu hết nằm
trong kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất ngập nước úng phèn theo mùa do tác
động khai thác trắng rừng tràm tự nhiên trong nhiều năm trước đây của nhân
dân địa phương và của các lâm trường, quân đội để làm nông nghiệp như

trồng lúa. Sau đó trồng lại rừng Tràm nên thảm thực vật rừng ngập nước của
rừng Trà Sư được phân bố theo kiểu quần xã như sau:
2.6.1. Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ ngập nước chua phèn
Quần xã này chỉ có một loài cây là cây Tràm (Melaleuca cajuputi) đều

SVTH Bành Lê Quốc An

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

được trồng lại từ năm 1983 trở lại đây, chiếm diện tích lớn tới 85% diện tích
tự nhiên và được trải tương đối đều rộng khắp khu vực. Với cấu trúc rừng một
tầng không có cây tái sinh, tầng tiểu mộc và thảm tươi, thực vật ngoại tầng và
thường có độ ngập nước sâu trong mùa mưa, lũ từ 1,2 – 1,6 m kéo dài từ 8 –
10 tháng trong năm.
Trên cơ sở năm trồng cây và kết cấu về đường kính (D1,3), chiều cao
(HVN) và giai đoạn sinh trưởng của cây Tràm chia làm 3 sinh cảnh Tràm ở
Trà Sư như sau:
a. Sinh cảnh rừng Tràm gần thành thục
Có diện tích không lớn có các trị số bình quân được ghi nhân như sau
Độ tàn che lâm phần 0,5 – 0,6
Mật độ bình quân 7900 cây/ha (max : 11000 cây)
Đường kính D1.3 : 15 cm ( biến động từ 14 – 16 cm)
Chiều cao bình quân H: 14 m (biến động từ 13 – 15 m)
Độ ngập sâu của nước trong mùa mưa: 1,2 – 2 m
Cây tràm ở đây được trồng từ năm 1984. Sinh cảnh tràm thành thục này

có diện tích không lớn, tập trung nhiều ở khoảnh 1a, 1b, 2a, 2b, 3a. Hiện nay
không có tác động và được bảo vệ nghiêm ngặt vì có bãi Dơi cứ trú rất đông.
Do cây Tràm đã gần thành thục và thời gian ngập nước quá dài nên có nhiều
cây tràm bị đổ tróc gốc ngã nghiêng trong lâm phần tạo ra nhiều chỗ trống để
cho cỏ năng phát triển.
Về tái sinh cây tràm, thực bì, dây leo bụi rậm hầu như không có trừ một
vài chỗ trũng sâu không trồng tràm thì cây Năng (Eleocharis) phát triển với
diện tích nhỏ thành những đốm rải rác trong lâm phần.
b. Sinh cảnh rừng Tràm trung niên
Sinh cảnh này có diện tích lớn nhất tập trung phân bố đều ở các khoảnh
1b, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 5b, 6a, 6b . Cây tràm (Melaleuca cajuputi) ở đây
được trồng từ năm 1996 và được chăm sóc bảo vệ tốt nên tràm sinh trưởng
phát triển khá tốt với mật độ cây khá dày so với sinh cảnh tràm gần thành thục
Độ tàn che lâm phần 0,6 – 0,7 (có thể tới 0,8)
Mật độ bình quân 10.900 cây/ha
Đường kính D1.3 : 8-10 cm (biến động từ 14 – 16 cm)

SVTH Bành Lê Quốc An

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

Chiều cao bình quân H: 10-11 m
Độ ngập sâu của nước trong mùa mưa: 1,1 – 1,4 m
Cây tái sinh, thực bì, dây leo bụi rậm hầu như không có.
Tràm ở phần lớn các khoảng đã được chặt tỉa thưa nên rất thoáng, đẹp

trừ những khu vực có sân chim. Ở sinh cảnh rừng tràm này hiện có 3 sân chim
nằm ở phía Đông Nam với mật độ chim khá đông đúc cư ngụ, làm tổ và sinh
con ở đó.
2.6.2. Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ trên bờ kênh, rạch
Sinh cảnh này bao gồm các thực vật thân gỗ được trồng ở 2 bên bờ kênh
rạch, để chống sạt lở bờ kênh trong mùa nước lũ. Với 2 nhóm thực vật gây
trồng ở 2 bờ bao và bở đường khoảnh khác nhau như sau:
a. Sinh cảnh thực vật thân gỗ Bạch đàn (Eucalyptus) và Tràm Úc
(Melaleuca leucadendra)
Với 2 loài cây chính trên trồng xen kẽ với nhau sinh trưởng và phát triển
khá tốt. Ngoài ra còn có Keo lá tràm, Keo tai tượng (Acacia) có từng chỗ
trồng xen nhưng không đều. Các loài cây nói trên chỉ được trồng 2 bên bờ
kênh bao có độ cao không bị ngập nước mùa mưa.
b. Sinh cảnh thực vật thân gỗ cây Tràm Úc (Melaleuca leucadendra) và
Tràm (Melaleuca cajuputi)
Với 2 loài cây tràm trồng nói trên được trồng trên các đường kênh phân
khoảnh vì có độ cao bờ kênh thấp hơn bờ bao thường bị ngập nước mùa mưa
từ 2 – 3 tháng với phương thức trồng sau:
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi) vì thời gian chịu được ngập dài nên trồng ở
2 bên ven bờ kênh.
Cây Tràm úc (Melaleuca leucadendra) thời gian chịu ngập ngắn nên
thường được trồng trên 2 vệ đường bờ kênh.
Cả 2 loài tràm này đều được trồng cùng 1 thời điểm 1-2 năm đều có sự sinh
trường và phát triển tốt nhưng cây Tràm úc (Melaleuca leucadendra) thì tăng
trưởng có nhanh hơn cây Tràm (Melaleuca cajuputi) cả về đường kính lẫn
chiều cao.
2.6.3. Các kiểu quần xã thực vật thủy sinh trên kênh rạch
Do các kênh rạch bờ bao và phân khoảnh thường xuyên có nước ngọt

SVTH Bành Lê Quốc An


6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

quanh năm nhiễm phèn ít nên thường có các thực vật thủy sinh sống trong
nước hoặc sống nổi trên mặt nước. Thường có 2 loài thực vật ưu thế sống
thành quần thể riêng biệt như sau:
a. Sinh cảnh thực vật thủy sinh Sen (Nelumbo nucifera)
Cây sen (Nelumbo nucifera) được dân địa phương thả gây trồng từ nhiều
năm nay với diện tích nhỏ nằm ở phía Nam rừng Trà Sư . Nhìn chung cây sen
ở đây sinh trưởng và phát triển tốt với độ chen phủ mặt nước trên 60%.
b. Sinh cảnh thực vật Súng (Nymphaea) và cỏ Nhĩ cán (Utricularia)
Cây Súng ở đây được mọc hoang tự nhiên ở hầu hết các kênh, rạch bờ bao,
kênh rạch phân chia khoảnh có nước trong khu vực. Riêng con kênh chính
Nhơn Thới do nước ngọt lưu thông liên tục nên không thấy có Súng và rong
Nhĩ Cán phát triển.
Thành phần thực vật ưu thế ở đây chủ yếu là loài Súng trắng (Nymphaea
pubescens). Ngoài ra có loài Súng chỉ (Nymphaea tetragona), Súng lam
(Nymphaea nouchali) thuộc họ Súng (Nymphaeaceae) và rong Nhĩ cán
(Utricularia) thuộc họ Nhĩ cán (Lentibulariaceae), rong đuôi chồn
(Ceratophyllum demersum) thuộc họ Kim ngư (Ceratophyllaceae) và rong
đuôi chó (Myriophyllum) thuộc họ đuôi chó (Haloragaceae) với độ che phủ
mặt nước từ 60 – 70%.
c. Sinh cảnh thực vật bèo cám (Lemna minor L) và bèo tai tượng (Pistia
stratiotes)
Bèo cám tập trung nhiều ở khoảnh 6a còn bèo tai tượng tập trung nhiều

ở khoảnh 3a, 3b. Vào tháng 8 khi lũ về bèo bắt đầu xuất hiện và bèo bị phân
hủy vào tháng 1.
2.6.4. Các kiểu quần xã cây thân thảo ngập nước trên đất chua
Dạng thực vật này chiếm một diện tích cũng khá lớn thành những vạt
lớn, có nơi tới gần chục ha thường tập trung nhiều ở giữa rừng với những
chủng loại cây thuần loại hoặc hỗn giao khác nhau tùy theo địa hình trũng
ngập nước kéo dài.
a. Sinh cảnh cỏ Chỉ (Cynodon dactylon) và cỏ Rau mương (Ludvidgia
octovalvis)
Sinh cảnh này nằm ở khoảnh 5a, 6a, 6b có diện tích nhỏ phân bố rải rác
thành những vạt nhỏ.

SVTH Bành Lê Quốc An

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

Độ che phủ trên mặt đất: trên 50%
Chiều cao H từ 20 -40 cm
Thực vật ưu thế gồm các loài cỏ Chỉ (cynodon dactylon), rau mương
(Ludvidgia octovalvis). Ngoài ra có Sậy (Phragmites vallatoria), rau dừa
nước (Ludvidga prostrata) và có cây tràm (Melaeuca cajuputi) phân bố rãi
rác không đều. Độ phong phú: phân bố thành những vạt nhỏ không đều, có
nhiều nơi chỉ là đất trống (đất bùn) không có thực vật sinh sống.
b. Sinh cảnh thực vật cỏ Bấc (Leersia hexandra)
Nằm ở giữa rừng Trà Sư, có diện tích nhỏ và có độ che phủ trên mặt đất

khoảng 60%. Chiều cao H từ 40 – 50 cm. Thực vật ưu thế gồm các loài: cỏ
Bấc (Leersia hexandra), rau dừa nước (Ludvidgia prostrata). Ngoài ra có cỏ
Mồm mốc (Ischenmum rugosum), cỏ ống (Panicum repens), Sậy (phragmites
valtoria) phân thành từng đám nhỏ không đều.
c. Sinh cảnh thực vật cỏ Năng (Eleocharis) và Tràm (Melaleuca
cajuputi) rải rác
Sinh cảnh thực vật nằm ở mép Đông Bắc và trên các rạch chia khoảnh bị
cạn nước. Đây là những đầm ngập nước sâu và kéo dài trong năm và do khai
thác tràm chặt trắng, tuy có trồng tràm tiếp nhưng bị chết hầu hết đã tạo cho
cây Năng phát triển. Độ che phủ của thảm thực vật trên mặt đất trên 80%, với
chiều cao từ 50 – 100 cm phân bố đều. Thực vật ưu thế chỉ có cỏ Năng
(Eleocharis dulsis) phân bố dày đặc và tràm non mới trồng phân bố rải rác
không đều.
d. Sinh cảnh thực vật cỏ Sậy (phragmites vallatoria)
Sinh cảnh nằm ở ven khu vực sân chim.Độ che phủ mặt đất trên 60%,
chiều cao từ 1,5 – 2,0 m, phân bố thành từng đám nhỏ không đều. Thực vật
ưu thế gồm Sậy (phragmites vallatoria) chiếm tới trên 70%. Ngoài ra còn cỏ
Lác (Cyperus), cỏ Mồm mỡ (hymenachne acutigluma) và cũng có cây tràm
phân bố rãi rác.
e. Sinh cảnh thực vật cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)
Sinh cảnh thực vật này nằm ở phía Bắc với diện tích nhỏ chỉ có phân bố
tập trung ở khoảnh nhỏ phía Bắc rừng Trà Sư, nó nằm trên các thung lũng sâu
ngập nước không trồng tràm được. Độ che phủ của thảm thực vật trên mặt đất
trên 80% với chiều cao từ 40 – 50 cm. Phân bố dày, đều trên diện tích. Thực

SVTH Bành Lê Quốc An

8



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

vật ưu thế gồm cỏ Mồm mỡ (Humenachne acutigluma) là chủ yếu. Ngoài ra
có Lác hến (Scirpus grossus), Năng (Eleochais) phân bố rãi rác.
2.7 Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý
2.7.1 Khái niệm về GIS
GIS là từ viết tắt của Geography Information System – Hệ thống thông
tin địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ
và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết
hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các
phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và
hình ảnh được cung cấp duy nhất từ bản đồ. Những khả năng này phân biệt
GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng
dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán
tác động và hoạch định chiến lược).
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống liên kết các hệ phần
mềm ứng dụng, phần cứng, thiết bị ngoại vi và một cơ sở dữ liệu đủ lớn.
Có các chức năng thu thập, cập nhật, quản lý, truy xuất và phân tích thể
hiện nguồn dữ liệu không gian và phi không gian, giải quyết các bài toán
ứng dụng về bề mặt trái đất. (Gilbert H.Castle, 1993).
Theo Võ Quang Minh (1996), GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin
dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản
lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho
các mục đích khác nhau.
Theo Godilano và Carangal (1991), GIS là một hệ thống các thông số,
dùng cho việc phân tích và tính toán các số liệu trong phạm vi dữ liệu vị trí
địa lý, với sự kết hợp các hệ thống phụ cho việc số hóa các bản đồ và nhập

các dữ liệu khác. Nó tiêu biểu cho một hệ thống, hệ thống này là nền tảng
máy tính cho việc quản lý các số thuộc dữ liệu không gian.
2.7.2. Lịch sử phát triển của GIS
Theo Võ Quang Minh (1996), hệ thống thông tin địa lý GIS bắt đầu xuất
hiện vào những năm 1960. Mãi đến năm 1980 khi phần cứng máy tính phát
triển mạnh mẽ với những tính năng cao, giá rẻ cùng với sự phát triển nhanh về
lý thuyết và ứng dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết về thông tin đã
làm cho công nghệ GIS ngày càng được quan tâm hơn. Lúc bấy giờ nó là một

SVTH Bành Lê Quốc An

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

công cụ thực hiện trên khung chính (MAINFRAME) để giúp các cơ quan nhà
nước theo dõi những thay đổi về dân số và môi trường ở các khu vực khác
nhau, sau đó một số doanh nghiệp đã tận dụng GIS trong việc đưa thông tin
thị trường vào bản đồ địa lý và bản đồ theo không gian.
Với những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay, doanh
số các sản phẩm GIS đã gia tăng đáng kể, thế hệ GIS mới ra đời đã gia tăng
ứng dụng cho các nhà doanh nghiệp có nhu cầu xử lý các số liệu khổng lồ của
mình. Trong công nghệ GIS cũng đã được ứng dụng rộng rãi nhất là trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phân vùng đánh giá sử
dụng đất.
Có thể nói, ngày nay không có lĩnh vực nào không có hay không thể ứng
dụng công cụ thông tin địa lý (GIS). Cũng chính vì thế công nghệ thông tin

địa lý được tiếp cận từ nhiều chiều hướng khác nhau và do đó cũng có nhiều
định nghĩa khác nhau về GIS.
2.7.3. Các thành phần của GIS
Gis được kết hợp bởi 5 thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.

Hình 2.2: Các thành phần của GIS

SVTH Bành Lê Quốc An

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

*Phần cứng (Hardware)
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó có một hệ GIS hoạt động. Ngày
nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng. Từ máy
chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần cứng tổng quát của GIS gồm những thiết bị:
¾Bộ xử lý trung tâm (CPU)
¾Bộ nhớ trong (RAM)
¾Bàn số hóa (Digistize)
¾Máy vẽ (Plotter)
¾Máy in (Printer)
¾Máy quét thông tin (Scanner)
¾Các bộ phận dùng nhập dữ liệu (Input devices)
¾Bộ sắp xếp và lưu trữ ngoài (CD ROM, Hard disk)

*Phần mềm (Softwave)
Phần mềm GIS đảm bảo đủ 4 chức năng của hệ thống thông tin địa lý là
nhập, lưu trữ, phân tích và xử lý, hiển thị dữ liệu không gian, phi không gian.
Ngoài ra phần mềm còn phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống, cho phép nâng
cấp khi cần thiết và có thể liên kết với hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống cơ
sở dữ liệu thuộc tính hiện có.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính chuyên biệt cho GIS bao gồm
các phần mềm như sau:
Phần mềm dùng cho lưu trữ, xử lý số liệu thông tin địa lý: ARC/INFO,
SPAN, ILWIS, MGE/MICROSTATION, IDRISIW, IDRISI, WINGIS
Phần mềm dùng cho lưu trữ, xử lý và quản lý các thông tin địa lý:
ERMAPPER, ATLASGIS, ARCVIEW, MAPINFO.
Tùy theo yêu cầu và khả năng ứng dụng trong công việc cũng như khả
năng kinh phí của đơn vị, việc lựa chọn một phần mềm máy tính sẽ khác
nhau.
*Dữ liệu (Data)
Có thể coi thành phần quan trọng nhất của GIS là dữ liệu. Các dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập

SVTH Bành Lê Quốc An

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

hợp hoặc mua từ các nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ
liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản

trị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Lưu giữ và quản lý cơ sở dữ liệu đề cập đến phương pháp kết nối thông tin
về vị trí và thông tin thuộc tính của các yếu tố địa lý (điểm, đường, vùng). Cả
hai thông tin đó được cấu trúc, tổ chức liên hệ với những thao tác trên máy
tính, để sao cho người sử dụng trên hệ thống đó có thể hiểu được.
Xuất dữ liệu là đưa ra các báo cáo kết quả của quả trình phân tích dữ liệu
tới người sử dụng. Dữ liệu được đưa ra có thể ở dạng bản đồ, bảng, biểu đồ
được thể hiện bằng hình ảnh trên màn hình, máy in, máy vẽ hay được ghi trên
các thiết bị dưới dạng số.
Số liệu sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu về tọa độ địa lý
(Georefevenced Data) riêng lẻ mà còn được thiết kế trong một cở sở dữ liệu
(Database) có hai dạng số liệu được sử dụng.
Số liệu vector: được trình bày dưới dạng điểm (point), đường (line), vùng
(polygon). Mỗi dạng có liên quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ
trong cơ sở dữ liệu, là dạng số liệu thường được sử dụng nhiều nhất.
Số liệu Raster: được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều
nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị thuộc tính. Dạng số
liệu này rất hữu ích để mô tả các dãy số liệu có tính liên tục như nhiệt độ, độ
cao và thực hiện các phân tích không gian của số liệu.
*Con người (People)
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có
thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc
những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. Vì thế, đòi
hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS, có kiến thức về các số
liệu đang sử dụng, thông hiểu về các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
*Cách thức quản lý (Method)
Là hợp phần rất quan trọng đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống GIS.
Để hoạt động có hiệu quả hệ thống GIS phải được điều phối bởi một bộ phận
quản lý và có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan để hỗ trợ

cho việc quản lý thu thập, lưu trữ và phân tích số liệu

SVTH Bành Lê Quốc An

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

Theo Võ Quang Minh (1996), một hệ thống GIS bao gồm các thành phần
chính như sau:
Thành phần dùng để nhập, lưu trữ dữ liệu từ những nguồn như các bản đồ,
ảnh máy bay, ảnh vệ tinh.
Thành phần dùng cho việc lưu trữ và khôi phục những dữ liệu không gian,
cho phép phân tích nhanh chóng những thông tin về mặt địa lý, không gian.
Thành phần dùng để phân tích và sữa chữa dữ liệu.
Thành phần dùng để biểu thị các thông tin như bản đồ, biểu bảng, đồ thị.
2.7.4. Các khả năng xử lý của GIS
Theo Petersen et al (1995), hệ thống GIS có thể thực hiện các chức năng
Thu nhập và lưu trữ các thông tin, số liệu
Truy xuất, cập nhật và trình bày số liệu
Xử lý và phân tích số liệu với nhiều lớp hay dạng số liệu khác nhau
bằng các khả năng:
™ Khả năng phân tích thuộc tính không gian
™ Khả năng phân loại các thuộc tính
™ Khả năng chồng lấp các bản đồ
™ Chuyển đổi format dữ liệu
™ Tính diện tích

™ Nội suy
Dựa trên các khả năng đó, hệ thống thông tin địa lý có khả năng trả lời các
câu hỏi thuộc về địa lý như:
9Vị trí của đối tượng nghiên cứu.
9Điều kiện về thuộc tính nghiên cứu.
9Xu hướng thay đổi của đối tượng.
9Cấu trúc và thành phần liên quan của đối tượng.
9Các giải pháp tốt nhất để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
9Các mô hình nhằm giả định các phương án khác nhau.

SVTH Bành Lê Quốc An

13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

2.7.5. Các lĩnh vực ứng dụng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý
Công nghệ GIS đã chứng tỏ được khả năng ứng dụng rộng rãi và có
hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, GIS đã có nhiều tiến bộ nhảy vọt và
ngày càng tỏ ra ưu thế của nó trong thực tiễn. Sau đây, là một số ứng dụng
tiêu biểu của GIS:
• Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
Ứng dụng này được dùng để xây dựng bản đồ phân bố tài nguyên, kiểm
kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên…Có rất nhiều ứng dụng của GIS trong lĩnh
vực này như:
a) Tài nguyên sinh vật

Kiểm soát các khu bảo tồn: sử dụng bản đồ biểu diễn các loài thực vật
bằng các màu khác nhau và biểu diễn các khu bảo tồn bằng nền chéo. Từ
những thông tin này có thể dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ và các
vùng hiện được bảo vệ có khả năng bị xâm hại.
Bảo tồn những loài đang bị đe dọa: dữ liệu bao gồm các thông tin về độ
rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước sự phân bố các
loài cá. Công việc bảo tồn được bắt đầu với việc xác định nơi cư trú của các
quần thể và giúp cho chúng mở rộng quần thể. GIS được sử dụng để hiển thị
và phân tích thông tin về điều kiện sống các loài.
b) Tài nguyên đất
GIS được dùng để mô phỏng và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của
một thành phố, một vùng hoặc một quốc gia.
Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất: những dữ liệu về hiện trạng sử dụng
đất được thu thập từ những quan trắc không gian được xử lý trong hệ GIS, lập
bản đồ hiện trạng, kèm theo đó là những số liệu phân tích. Dựa vào đó các
nhà quy hoạch có thể dễ dàng quản lý và phát triển các kế hoạch sử dụng đất
hợp lý.
Kiểm soát tài nguyên đất: GIS được sử dụng để kiểm kê, lập bản đồ các
nguồn tài nguyên, tác động của con người, cơ sở hạ tầng.
c) Tài nguyên dầu mỏ khí đốt
Ứng dụng GIS để xác định vị trí khai thác mỏ. xác định vị trí thích hợp
để tạo một giếng khoan, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các nhà quản lý tài

SVTH Bành Lê Quốc An

14


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

nguyên.
d) Tài nguyên nước
GIS có thể hỗ trợ đánh giá mức nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ
và nhiều ứng dụng có liên quan đến quản lý tài nguyên nước khác. Một vài
ứng dụng của GIS trong lĩnh vực này như:
Kiểm soát mực nước ngầm
Kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm
Phân tích hệ thống sông ngòi
Quản lý các lưu vực sông
Kiểm soát các nguồn nước
e) Tài nguyên rừng
Một vài ứng dụng cho lĩnh vực như:
™ Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại
™ Hỗ trợ phát triển chiến lược quản lý
™ Mô hình hóa hệ sinh thái rừng
Ứng dụng GIS trong giám sát và dự báo sự cố về môi trường
Phá hủy của lũ: với GIS có thể xác định các vùng sẽ chịu ảnh hưởng của
lũ dựa vào cấu trúc từng vùng. Ngoài ra GIS còn được dùng để tính toán
những thiệt hại có thể xảy ra như ước tính thiệt hại tài chính, phá hủy cơ sở hạ
tầng và những ảnh hưởng đối với vùng không có lũ do thiệt hại từ các ảnh
hưởng dịch vụ.
Dự báo ảnh hưởng ô nhiễm không khí đối với sự phát triển của thực vật:
nhờ Gis mà có thể biết được dữ liệu của từng vùng (sự tăng trưởng, phân bố
loài thực vật…) theo thời gian, tạo nên các bản đồ đánh giá sự biến đổi sinh
trưởng của từng loại cây. Những phân tích này rất hữu ích trong dự báo ảnh
hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí không chỉ đối với thực vật mà còn đối
với động vật và cả con người.
• Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị

Sử dụng công cụ GIS xây dựng các thông tin về địa hình, sông ngòi, đất
đai, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát
nước,… Hệ GIS cho phép quản lý, phân tích, cập nhật các thông tin địa lý đô

SVTH Bành Lê Quốc An

15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Thị Hồng Ngọc

thị, giúp nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lý đô thị.
Quản lý và lập kế hoạch mạng lưới đường phố: nhằm tìm kiếm địa chỉ,
tìm vị trí khi biết địa chỉ đường phố, điều khiển đường đi, lập kế hoạch lưu
thông xe cộ, phân tích vị trí, chọn địa điểm xây dựng các công trình công
cộng, lập kế hoạch phát triển các đường giao thông.
Quản lý và lập kế hoạch các dịch vụ công cộng: bao gồm tìm địa chỉ
cho các công trình ngầm như ống dẫn, đường điện…cân đối tải điện, lập kế
hoạch bảo dưỡng các công trình công cộng.
• Ứng dụng GIS trong y tế cộng đồng
Gis có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, quản lý và ứng phó với
sự bùng phát dịch bệnh. GIS đã chứng tỏ được giá trị của mình không chỉ
trong việc quản lý sự bùng phát dịch bệnh mà còn trong việc quản lý các
chương trình phòng chống và đo đếm được hiệu quả.
Phân tích sự bùng nổ của dịch bệnh và những thách thức xã hội, minh
họa khoảng cách giữa vùng phục vụ và mức độ bao phủ của dịch vụ.
Quản lý hậu cần về phương tiện địa lý các loại tài nguyên vật liệu dùng
trong chăm sóc sức khỏe, các nhà cung cấp thiết bị, những người chăm sóc

sức khỏe và tài sản.
Gợi ý các tuyến đường tối ưu cho những người thực hiện dịch vụ y tế,
cấp cứu, phương tiện vận tải và nhà cung cấp để đi đến hiện trường.
• Một số lĩnh vực khác được ứng dụng trong GIS
Tài chính
Nông nghiệp
WebGIS
Chính quyền địa phương

SVTH Bành Lê Quốc An

16


×