TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ NƯỚC
NGẦM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: Võ Thành Hưng
Thực hiện: Nhóm – DH10DL
1. Trần Thanh Minh 10157110
2. Phạm Thị Kim Thương 10157192
3. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085
4. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057
5. Bùi Hữu Long 10157095
Tp HCM, tháng 5/2013
Tp.HCM, tháng 5/2013
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Mục lục
Trang 2
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành công nghệ thông tin
trong hai hướng: thiết bị phần cứng và các chương trình phần mềm đã mở ra nhiều
triển vọng lớn cho việc xử lý các số liệu trong nhiều ngành khác nhau. Đối với
những ngành mà khối lượng dữ liệu cần quản lý lớn, việc ứng dụng các thành tựu
công nghệ thông tin trở thành vấn đề cấp thiết. Nước là một trong những tài nguyên
quan trọng nhằm phục vụ các nhu cầu cần thiết của con người. Lượng nước ngọt chỉ
chiếm khoảng 3% tổng lượng nước trên Trái Đất. Trong đó, nước mặt chỉ chiếm
khoảng 0,03 %, nước dưới đất chiếm 30,1 %; còn lại là các băng tuyết trên đỉnh núi
và các sông băng. Với lượng nước mặt như kể trên thì không thể đáp ứng được hết
nhu cầu dùng nước ngày càng tăng của con người, bên cạnh đó, chất lượng nước
mặt đang ngày một suy giảm nhanh chóng – kết quả của quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa ồ ạt. Vì vậy, việc sử dụng nước dưới đất được xem là một giải
pháp cho vấn đề nước cấp ở nhiều khu vực; nhất là những khu vực có lượng nước
mặt và nước mưa khan hiếm. Tuy nhiên nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì chất
lượng nước ngầm sẽ nhanh chóng bị suy giảm và kéo theo đó là sự ô nhiễm của các
môi trường khác như môi trường đất,không khí Do đó, việc áp dụng nhiều thành
tựu công nghệ thông tin khác nhau vào công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất sẽ
giúp cho việc quản lý ngày một thuận lợi hơn, tiết kiệm được chi phí và công sức
hơn. Trong những năm gần đây, công nghệ GIS (Geographical Information
Systems) đã có những bước phát triển và ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực địa lý,
mà trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học và của cuộc sống hàng ngày như: đô thị
hóa, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồ điện tử, hoạt động quân sự v.v
GIS ngày càng có nhiều ứng dụng khác nhau trong công tác quản lý tài nguyên nói
chung và tài nguyên nước nói riêng. Do đó, nhóm đã chọn đề tài:” Ứng dụng GIS
trong quản lý nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
1. TỔNG QUAN VỀ GIS
1.1. Định nghĩa Gis
Hệ thống thông tin địa lý (Gis ) là một thu thập có tổ chức của phần cứng,
phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập
nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu
tiên của Gis là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
1.2. Cấu trúc của Gis
1.2.1. Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay,
phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung
tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Trang 3
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị
mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết
bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy
vẽ (plotter), máy quét (scanner)…
1.2.2. Phần mềm
Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm có tối
thiểu 4 nhóm chức năng sau đây:
- Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác
nhau.
- Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông
tin thuộc tính.
- Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.
- Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp
khác nhau.
Phần mềm được phân thành ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện
ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng.
1.2.3. Cơ sở dữ liệu
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ
liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp
hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu
không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS (Database
Management System ) để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:
Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị
trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất.
Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản
cho ta biết thêm thông tin thuộc tính của đối tượng.
1.3. Một số khả năng của Gis
1.3.1. Truy xuất/ cập nhật dữ liệu
Vì các hệ GIS được thiết kế cho các quá trình phân tích không gian nên đặc
tính cơ bản nhất của GIS là truy xuất và cập nhật dữ liệu.Đây là những chức năng
không thể tách rời nhau, bất kỳ một hệ thống nào cho phép truy xuất vào cơ sở dữ
liệu sẽ phải cho phép cập nhật cơ sở dữ liệu. Bất kỳ hệ thống nào không cung cấp
chức năng truy xuất/ cập nhật dữ liệu sẽ không được xem là GIS vì chức năng này
là yêu cầu trước tiên trong các chức năng của GIS.
Trang 4
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Các nguồn dữ liệu GIS được thu thập chủ yếu từ các nguồn: số hoá từ bản đồ
giấy, các số liệu toạ độ thu được từ các máy đo đạc, số liệu thống kê, ảnh vệ tinh, hệ
thống định vị toàn cầu (GPS)…
1.3.2. Chuyển đổi dữ liệu
Chuyển đổi dữ liệu là chức năng gần gũi với truy xuất và cập nhật dữ liệu. Vì
hầu hết các hệ GIS thương mại sử dụng
Lưu trữ dữ liệu:Dữ liệu được lưu trữ trong GIS dưới dạng dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính, hai loại dữ liệu này được liên kết chặt chẽ với nhau. Dữ liệu
GIS thường được tổ chức theo từng lớp và theo từng chủ đề riêng biệt.
1.3.3. Truy vấn dữ liệu
Có thể chia truy vấn thành hai dạng:
- Truy vấn từ đối tượng không gian, tìm ra thuộc tính của chúng
- Truy vấn từ dữ liệu thuộc tính để truy tìm vị trí của đối tượng trong
không gian bằng cách xây dựng các biểu thức truy vấn dựa vào điều
kiện ràng buộc.
1.3.4. Phân tích dữ liệu:
Chức năng quan trọng của GIS là cho phép thực hiện các phép phân tích dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để trợ giúp cho quá trình lập quyết định. Tuỳ
vào từng mục tiêu và nguồn dữ liệu cụ thể mà ta có thể chọn các phương pháp phân
tích khác nhau:
- Thao tác phân tích trên một lớp dữ liệu
- Thao tác phân tích trên nhiều lớp dữ liệu
- Mô hình hoá không gian
- Phân tích mẫu điểm
- Phân tích mạng
- Phân tích bề mặt
1.3.5. Hiển thị dữ liệu:
Chức năng hiển thị dữ liệu giải quyết cách dữ liệu được thể hiện và các kết
quả phân tích được báo cáo tới người sử dụng (bản đồ, biểu bảng, hình ảnh…)
1.3.6. Xuất dữ liệu
Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới nhiều dạng khác nhau như in trên giấy,
xuất ra thành các tập tin ảnh, đưa vào các báo cáo, chuyển vào Internet để cung cấp
cho người dùng ở xa…
1.4. Một số ứng dụng của Gis
Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian,
nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là:
quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ
trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn
Trang 5
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế
hoạch hoạt động.
2. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Lịch sử hình thành
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành
nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh
cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông
Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành
lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt
Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là
thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở
thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong
những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc
hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí
Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,06 km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ
Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả
nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể
thao, giải trí, thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
2.2.1. Kinh tế:
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2%
tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.
GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD.
Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trình Hội
đồng nhân dân Thành phố 29 chỉ tiêu về kinh tế và xã hội trong năm 2013, đặt mục
tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2013. Trong đó có một số chỉ tiêu kinh tế
gồm có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD/người, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạch xuất khẩu là 13%, tổng
Trang 6
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ đồng, bằng
36-37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của cả nước…
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác
mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính
Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh
chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh
tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng
chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua
sắm, siêu thị, chợ đa dạng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện
đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ
sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng
của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức
tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang
hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.2.2. Xã hội:
2.2.2.1. Dân cư
Dân số năm 1929 là 123.890 người trong số đó có 12.100 người Pháp. Kể từ
sau 1975, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân cư trú lậu không kiểm soát
được, nên nhà cửa xây cất bừa bãi. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm
1975 là 3.498.120 người. Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh
đạt gần 7.521.100 người, với diện tích 2095,6 km
2
, mật độ dân số đạt 3589
người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.250.700 người, dân số sống
tại nông thôn đạt 1.270.400 người. Dân số nam đạt 3.585.000 người, trong khi đó
nữ đạt 3.936.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4‰
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi
một số quận như 4, 5 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện
ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng
dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới
2,5%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi
dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển
ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống.
Trang 7
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
2.2.2.2. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tính riêng vận
tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20%
tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại
hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không,
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và
công suất nhà ga.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận -
do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn
đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác.
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở
các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây
Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển
gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.3. Quy hoạch và kết cấu đô thị
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài
Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng
qui mô của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân
số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải.
Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm
2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy
hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây
quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10
năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành
phố này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là
những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập.
Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên
dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện.
Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội
thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số
vốn đã quá cao như hiện nay.
Trang 8
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
2.3. Đặc điểm khí hậu- thủy văn
2.3.1. Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích
Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần
Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và
hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng:
đất xám. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển,
vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù
sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha.
Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất
feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Với lưu lượng
bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành
nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản,
chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy
dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào
khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m.
Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi
hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài
Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào
bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một
hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ,
Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu
Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc
tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy
triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn
chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
2.3.2. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao
đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng
5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao
nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ
trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam –
Trang 9
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không
khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%).
Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
3. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí nước ngầm tại TP. Hồ Chí Minh
3.1. Giai đoạn chuẩn bị
Thu thập cơ sở dữ liệu gồm có bản đồ hành chính, bản đồ địa chất thủy văn,bản đồ
nước ngầm, bản đồ các điểm khai thác nước ngầm, bản đồ các lớp sông ngòi Các
số liệu về chất lượng và các số liệu thống kê về trữ lưỡng nước ngầm.
Bản đồ hành chính của TP HCM
Trang 10
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Mô hình 3D nguồn nước ngầm
3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Thông tin nước ngầm
Bản đồ hành chính
Hiện trang, khai thác sử dụng nước ngầm
Bản đồ nước ngầm
Bản đồ ranh giới thành phố
Bản đồ các điểm khai thác nước ngầm
CSDL – QH nước ngầm thành phố
Thiết lập bản đồ
Truy vấn
Cập nhật
Trang 11
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Lập báo cáo
Người sử dụng
Trình tự các bước thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý nước ngầm đô thị
3.3. Xây dựng CSDL về hệ thống nước ngầm
3.3.1 Dữ liệu không gian
Từ các dữ liệu bản đồ nền thu thập được, cùng với dữ liệu các mỏ nước ngầm
từ phần mềm Autocad chuyển qua phần mềm chuyên dụng như Mapinfo,
Arcview , tiến hành số hóa và biên tập dữ liệu, cho ra bản đồ nước ngầm.
Sau đó, từ bản số liệu các điểm tọa độ khai thác nước ngầm được thiết lập trên
Excel tiến hành mở trong môi trường Mapinfo. Kết quả cho ra bản đồ khai thác
nước ngầm tại các địa điểm nghiên cứu:
Trang 12
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Bản đồ các điểm khái thác nước ngầm
3.3.2 Dữ liệu thuộc tính
Sau khi hoàn thiện dữ liệu thuộc tính của nước ngầm trong Exel, tiến hành mở
bảng số liệu Exel trong phần mềm Mapinfo, sau đó cập nhật các trường dữ liệu,
cho ra bảng số liệu thuộc tính.
3.4. Khả năng khai thác thông tin
Việc thành lập bản đồ số quy hoạch hệ thống nước ngầm có ý nghĩa rất lớn. Thông
qua bản đồ số này, các nhà quản lý có thể nắm bắt được hiện trạng khai thác nước
ngầm, chất lượng nước tại các điểm, để có các phương án giải quyết kịp thời…Bằng
những công cụ đơn giản, nhà quản lý có thể biết được những thông tin mình cần.
3.5. Khả năng cập nhật dữ liệu
Việc cập nhật dữ liệu là một việc làm rất cần thiết, giúp cho các nhà quản lý có thể
kiểm soát được tình trạng khai thác nước ngầm. Thông tin cập nhật mới nhất sẽ giúp
cho nhà quản lí biết được trữ lượng hiện có, khả năng suy giảm chất lượng của nước
ngầm, qua đó có hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể
3.6. Khả năng liên kết dữ liệu và thể hiện trên các bản đồ khác của thành phố
Dữ liệu về hệ thống quàn lý nước ngầm được xây dựng trên bản đồ nền thành phố
Hồ Chí Minh có cùng chung các yếu tố nền đó là các yếu tố cơ sở toán học như hệ
quy chiếu, lưới tọa độ. Có cùng chung cơ sở địa đó là giao thông, ranh giới, hành
chính. Vì thế chúng ta có thể cập nhật, liên kết dữ liệu này với các dữ liệu của các
loại bản đồ khác nhau của thành phố mà không cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Trang 13
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
4. Kết luận
• Hệ thống cơ sở dữ liệu về nước ngầm này rất hữu ích đối với các cơ quan quản lí
qua đó có thể nắm bắt, quản lý được những thông tin liên quan đến hệ thống nước
ngầm. Họ có thể biết được hiện trạng nước ngầm, trữ lượng khai thác, khả năng sụt
lún …Từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng như điều chỉnh phát triển
thành phố cũng như phục vụ cho việc quy hoạch đô thị.
• Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể cập nhật được những thông tin mới nhất của từng
mỏ nước ngầm. Đây là một việc rất quan trọng vì các thông tin về nước ngầm sẽ
luôn luôn cập nhật để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thành Hưng, bài giảng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý
2. Luanvan.co/luan-van/ung-dung-gis-trong-xay-dung-co-so-du-lieu-de-quan-
lytai-nguyen-nuoc-duoi-dat-cua-quan-6-va-quan-binh-tan-thanh-pho-ho-
1815/
3.
4.
DANH SÁCH XẾP LOẠI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT Họ và Tên MSSV XẾP LOẠI
1 Trần Thanh Minh( NT) 10157110 Tốt
2 Phạm Thị Kim Thương
1015719
2 Tốt
3 Nguyễn Thị Cẩm Lệ
1015708
5 Tốt
4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
1015705
7 Tốt
5 Bùi Hữu Long
1015709
5 Tốt
Trang 14
Ứng dụng gis trong quản lý nước ngầm tại TP.HCM
Trang 15