BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thị Ngọc Quyên
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT
VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thị Ngọc Quyên
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT
VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số
: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
ĐẶNG THỊ NGỌC QUYÊN
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập ngày hôm nay, tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn đến quý Thầy Cô giáo trường Đại học Sư phạm Tp. HCM. Tôi
xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục Mầm non, Hội
đồng Khoa học thuộc trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, cùng quý Thầy
Cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS.
Trần Thị Thu Mai, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH và GV trường Mầm non Bé Ngoan,
trường Mầm non Hoa Mai, trường Mầm non Hoa Hồng đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh cổ vũ, động viên giúp tôi đạt
kết quả một cách tốt nhất.
HỌC VIÊN CAO HỌC
ĐẶNG THỊ NGỌC QUYÊN
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ
NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI ........................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi trên thế giới ................................... 6
1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam .................................. 10
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................ 15
1.2.1. Kỹ năng ............................................................................................. 15
1.2.2. Cảm xúc, Trí tuệ cảm xúc, Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc .... 18
1.2.3. Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ............. 25
1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến
việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ. ......... 26
1.2.5. Nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ ......31
1.2.6. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5-6 tuổi. ................................................................................. 33
1.2.7. Một số yếu tố ảnh hưởng lên quá trình phát triển kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.............................................................. 35
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ
NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO
TRẺ 5-6 TUỔI ........................................................................... 38
2.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 38
2.1.1. Đôi nét về khách thể nghiên cứu....................................................... 38
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng...................... 40
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 41
2.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc của trẻ 5-6 tuổi . ......................................................................... 45
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. .............................................. 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ năng nhận biết
và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. ................................................ 47
2.2.3. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi............................................................ 53
2.2.4. Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ
năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ. ..................................... 59
2.2.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ kỹ năng NBVTHCX của
trẻ 5-6 tuổi ở 3 trường Mầm non tại TP.HCM ................................. 63
Tiểu kết chương 2. ......................................................................................... 69
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN
CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI ............................................ 71
3.1. Cơ sở đề xuất một số biện pháp ............................................................... 71
3.1.1. Dựa vào cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................... 71
3.1.2. Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng .................................................. 71
3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ........................................................ 71
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và
lâu dài ................................................................................................ 71
3.2.2. Nguyên tắc tạo môi trường cảm xúc tích cực. .................................. 71
3.2.3. Nguyên tắc tôn trọng trẻ ................................................................... 72
3.2.4. Nguyên tắc khả thi ............................................................................ 72
3.3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5-6 tuổi. ....................................................................................... 73
3.3.1. Biện pháp 1: Giáo viên được tập huấn đào tạo về nội dung,
phương pháp giảng dạy. .................................................................... 73
3.3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập tích cực ................................. 73
3.3.3. Biện pháp 3: Có những tiết dạy riêng để giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ. .......................................................................... 75
3.3.4. Biện pháp 4: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc
giáo dục kỹ năng NBVTHCX. .......................................................... 77
3.3.5. Biện pháp 5: GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ ....................... 79
3.3.6. Biện pháp 6: Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ. ............................... 80
3.4. Tổ chức khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên ............... 82
3.4.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 82
3.4.2. Nội dung khảo sát .............................................................................. 82
3.4.3. Khách thể khảo sát ............................................................................. 82
3.4.4. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp ............................. 82
3.5. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết
và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. ...................................................... 85
3.5.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 85
3.5.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 85
3.5.3. Nhiệm vụ thực nghiệm....................................................................... 85
3.5.4. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 85
3.5.6. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 86
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
: Ban giám hiệu
GV
: Giáo viên
GVMN
: Giáo viên Mầm non
NBVTHCX
: Nhận biết và thể hiện cảm xúc
GD
: Giáo dục
TP. HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐC
: Đối chứng
TN
: Thực nghiệm
α=005
: Mức ý nghĩa
n
: Tần số quan sát
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.
Danh sách các trường Mầm non khảo sát. .................................. 38
Bảng 2.2.
Trình độ chuyên môn của BGH, GV ở các trường khảo sát. ..... 39
Bảng 2.3.
Thâm niên công tác của BGH, GV các trường khảo sát. ........... 39
Bảng 2.4.
Thống kê số lượng trẻ ở 3 trường khảo sát. ................................ 39
Bảng 2.5.
Thang đánh giá kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ................ 46
Bảng 2.6.
Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. ............................................................ 47
Bảng 2.7.
Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................... 49
Bảng 2.8.
Các hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5-6 tuổi. .................................................................... 51
Bảng 2.9.
Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận
biết và thể hiện cảm xúc của các trường hiện nay. ..................... 53
Bảng 2.10. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng nhận biết
và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. .......................................... 60
Bảng 2.11. Mức độ nhận thức về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ở
3 trường thông qua sự đánh giá của người nghiên cứu. ............. 63
Bảng 2.12. Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc bản thân và
người khác của trẻ 5-6 tuổi. ........................................................ 65
Bảng 2.13. Mức độ nhận thức về kỹ năng thể hiện sự an ủi, chia vui và
kiềm chế cơn giận dữ của trẻ 5-6 tuổi. ....................................... 66
Bảng 2.14. Nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua sự
đánh giá của GV ......................................................................... 67
Bảng 3.1.
Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ............................... 83
Bảng 3.2.
Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.................................. 84
Bảng 3.3.
Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ....... 87
Bảng 3.4.
Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm. .......... 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc .... 49
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của BGH, GV về tầm quan trọng của việc giáo
dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. ... 50
Biểu đồ 2.3. Hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ........................................................................................ 52
Biểu đồ 2.4. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. ................................................... 61
Biểu đồ 3.2. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực
nghiệm....................................................................................... 88
Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm. . 89
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dự đoán tốt nhất về thành công trong học tập và cuộc sống của một con
người là gì? Tại sao một số trẻ em khi lớn lên dễ dàng vượt qua những thách
thức và tạo được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống? Trong khi những
trẻ có thành tích học tập tương tự lại phải đấu tranh trong sự nghiệp và xây dựng
các mối quan hệ? Chỉ số trí tuệ (Intelligent Quotient - IQ) có phải là chỉ số duy
nhất để dự đoán thành công của một con người?
Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến
diện. Bởi vì, trí thông minh giúp con người nhận thức thế giới khách quan còn
trí tuệ cảm xúc giúp con người nhận thức và làm chủ cảm xúc của bản thân, xây
dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Trong đó, kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc là một phần của trí tuệ cảm xúc mà chương trình
giáo dục mầm non đang hướng đến.
Mặt khác, trí tuệ cảm xúc trong đó có kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc không phải là một đại lượng bất biến, mà có thể thay đổi thông qua hoạt
động cá nhân [10]. Vì vậy, người ta có thể giáo dục trẻ em nâng cao EQ và giúp
các em sử dụng tốt hơn tiềm năng trí tuệ do di truyền.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp các em phát triển về mọi mặt: thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một …và phát triển những năng lực, phẩm chất mang
tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết [6]. Trong đó, kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc là một trong những mục tiêu quan trọng mà giáo dục mầm non
đang hướng đến.
Thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách
của con người. Giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ở lứa tuổi mầm
non sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, biết quan tâm, chia sẻ, hòa đồng
với bạn bè và dễ dàng thích ứng nhanh với cuộc sống. Đặc biệt, trẻ MG 5-6 tuổi
2
được sống trong môi trường ngày càng phong phú và đa dạng, ngôn ngữ của trẻ
ngày một phát triển, mối quan hệ với bạn bè xung quanh càng được mở rộng.
Trẻ cần học cách xác định cảm xúc, hiểu tại sao chúng xảy ra và làm thế nào để
quản lý chúng một cách thích hợp. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn
này sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng để hòa nhập vào môi
trường mới một cách tự tin, hòa đồng. Đặc biệt là khi các em bước vào lớp Một.
Do đó, vấn đề giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi là
điều cần thiết và đáng quan tâm hiện nay.
Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ Mầm non vẫn chưa được quan tâm và chú ý nhiều. Đặc biệt vấn đề biện
pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
Từ những lí do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường
mầm non tại TP.HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM.Từ đó, đề
xuất một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
tại TP.Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường
mầm non tại TP.HCM có biểu hiện chưa cao. Nếu GV có những biện pháp giáo
3
dục hiệu quả thì có thể nâng cao kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ
5-6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng
NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
- Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ
năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5-6 tuổi trong lĩnh vực Trí tuệ cảm xúc, theo Chương trình giáo dục
Mầm non 2009, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho
trẻ 5-6 tuổi ở 3 trường Mầm non.
BGH và GV: 35 người.
- Khảo sát mức độ biểu hiện kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi tại 3
trường MN Bé Ngoan, MN Hoa Hồng, MN Hoa Mai.
Số lượng trẻ: 116
- Thực nghiệm ở trường MN Hoa Hồng, Q.Bình Tân –TP.HCM
Nhóm thực nghiệm : 22 trẻ
Nhóm đối chứng
: 22 trẻ
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên
quan đến vấn đề trí tuệ cảm xúc, biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
4
hiện cảm xúc nhằm viết cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và định hướng cho
việc nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non trong hoạt động
học tập, vui chơi để tìm hiểu mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ và thực trạng
biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, GVMN. Phiếu trưng
cầu ý kiến gồm 9 câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức, thực trạng biện pháp, nội
dung, hình thức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi; Những khó khăn
trong quá trình giáo dục kỹ năng NBVTHCX; đề xuất của BGH và GVMN.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng bài tập tình huống qua tranh để đánh giá mức
độ nhận thức về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Tiến hành phỏng vấn GV nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về kỹ năng
NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi, các hình thức, biện pháp, những khó khăn GV gặp
phải khi giáo dục trẻ.
Tiến hành phỏng vấn trẻ sau những giờ chơi, giờ nghe kể chuyện với một
số câu hỏi như: Sau khi chơi trò chơi cùng cô và các bạn con cảm thấy như thế
nào? Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Con hãy giả bộ làm khuôn mặt
mà nhân vật đó cảm thấy ? Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm gì? Khi có cảm
xúc giận dữ con cần làm gì để giữ bình tĩnh?
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm một số biện pháp đề xuất trên trẻ nhằm hỗ trợ việc kiểm
nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
Chọn 2 nhóm: nhóm thực nghiệm 22 trẻ và nhóm đối chứng 22 trẻ của
trường Mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP.HCM.
5
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Trong kế hoạch năm, tháng, tuần của GVMN ở các trường MN thuộc địa
bàn khảo sát.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu thống kê thu được.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng sử
dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ
năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non
tại TP.HCM.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương 2 : Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại
TP.HCM.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi trên thế giới
1.1.1.1. Các chương trình giáo dục liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc trên thế giới
Giáo dục cảm xúc có nguồn gốc từ phong trào “Giáo dục tình cảm” những
năm 1960. Khi đó người ta cho rằng về tâm lý và động cơ, trẻ em sẽ học tập tốt
hơn khi chúng áp dụng ngay những gì chúng đã học. Tại Neuva School một
trường tư thục ở Francisco, đã có những chương trình giáo dục trí tuệ cảm xúc
thông qua giáo trình Self - Science (Tự hiểu mình). Giáo trình này nói tới xúc
cảm đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đặc biệt chú trọng tới bối cảnh của cuộc
sống. Phương pháp này đòi hỏi phải học về những căng thẳng và chấn thương
trong cuộc sống của trẻ em [10].
Ngoài ra, một số giáo trình như “Phát triển xã hội”, giáo trình “Năng lực
sống” hoặc giáo trình “Tập luyện xúc cảm xã hội” cũng được áp dụng ở các
trường học tại Mỹ. Các chương trình này đều nhằm mục đích khuyến khích sự
phát triển trí tuệ cảm xúc và xã hội của trẻ em trong khuôn khổ giảng dạy truyền
thống [10].
Bên cạnh đó, chương trình Roots of empathy (ROE) – Nguồn gốc của sự
đồng cảm, được sáng lập bởi bà Mary Gordon. Đây là một chương trình có ý
nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Với tầm sứ mệnh mong muốn
mang đến cho trẻ sự yêu thương và quan tâm lẫn nhau và thể hiện sự đồng cảm
với những trẻ khác. Các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu giáo dục Ontario tại
Đại học Toronto đã đánh giá ROE là một chương trình hiệu quả để phát triển
7
lĩnh vực học tập tình cảm xã hội. Chương trình hướng tới thúc đẩy sự phát triển
đồng cảm ở trẻ, giảm mức độ hành vi, hung hăng và bắt nạt ở trẻ, giúp trẻ tăng
cường hành vi ủng hộ xã hội (biết chia sẻ, giúp đỡ) tăng kiến thức về tình cảm
xã hội. Chương trình dành cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp 8. Hiện nay chương trình
được phát triển ở các nước như Canada, Hoa Kỳ, Anh, Châu Âu NewZealand
[61].
Như vậy, có thể thấy giáo dục cảm xúc hay kỹ năng NBVTHCX đã được
phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt chương trình không chỉ dành cho
lứa tuổi học sinh mà còn dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
1.1.1.2. Những tác phẩm có liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng
NBVTHCX
Bên cạnh các chương trình được đề cập ở trên, đã có nhiều tác phẩm nói về
vấn đề giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Chẳng hạn, cuốn sách “Teaching
Emotional Intelligence to Children” (Dạy trí tuệ cảm xúc cho trẻ) của tác giả
Lynne Namka chia sẻ cho phụ huynh và giáo viên những phương pháp dạy trẻ
cách nhận biết và chia sẻ cảm xúc, đồng thời phản ứng với cảm xúc một cách
phù hợp và tác giả đã cung cấp một số hoạt động giúp trẻ thể hiện cảm xúc
thông qua bài hát, nghệ thuật hoặc trò chơi [59].
Trong cuốn sách “The emotional development of young children” (Phát
triển cảm xúc cho trẻ) của tác giả Marilou Hyson đã cung cấp những thông tin
bổ ích cho GV và PH về những đặc điểm phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non và
những phương pháp, mục tiêu, chiến lược và những ví dụ thực tế để nâng cao
nhận thức và thể hiện cảm xúc thích hợp của trẻ em lứa tuổi mầm non [60].
Cuốn sách “The Power of Guidance: Teaching Social-Emotional skills in
Early Childhood Classrooms” (Sức mạnh của sự hướng dẫn: Dạy kỹ năng cảm
xúc xã hội trong lớp học mầm non) của tác giả Dan Gartrell năm 2013, đã cung
cấp những thông tin bổ ích để giáo viên thúc đẩy sự phát triển và tương tác với
trẻ. Đặc biệt là trẻ trai, thường có những xung đột ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm
8
trọng với bạn. Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp những chiến lược giúp giáo viên
quản lý lớp học tốt hơn mà không sử dụng sự trừng phạt đối với trẻ [56].
Cuốn sách “The Heart of Parenting: Raising an Emotionally Intelligent
Child” (Trái tim của cha mẹ: Nâng cao trí thông minh cảm xúc cho trẻ) của nhà
tâm lý học John M. Gottman, năm 1998, cuốn sách là nguồn tư liệu quí giá để
cha mẹ và giáo viên hướng dẫn trẻ hiểu thế giới cảm xúc của mình. Tác giả nhấn
mạnh nâng cao trí tuệ cảm xúc sẽ giúp trẻ trở nên tự tin, khỏe mạnh về thể chất
và tinh thần, đạt hiệu quả tốt hơn trong học tập. Đặc biệt, ông đưa ra 5 bước
huấn luyện cảm xúc cho trẻ “Nhận biết cảm xúc của trẻ, công nhận cảm xúc của
trẻ xem đó là cơ hội để gần gũi và giảng dạy trẻ, đồng cảm và xác nhận cảm xúc
của trẻ, giúp trẻ dán nhãn cảm xúc, luôn hỗ trợ trẻ đưa ra những cách thích hợp
để giải quyết một vấn đề hoặc tính huống khi trẻ gặp phải những cảm xúc khó
chịu.” [58].
Hơn nữa, phát triển kỹ năng NBVTHCX nằm trong lĩnh vực phát triển tình
cảm - xã hội. Đây là lĩnh vực rất được quan tâm và phát triển mạnh ở các nước.
Trong giáo trình Me, You, Us Social-Emotional learning in preschool của tác
giả Ann S.Epstein đã cung cấp những nội dung và phương pháp giúp giáo viên
có được nguồn tư liệu quý giá để giáo dục trẻ những kỹ năng cảm xúc xã hội
quan trọng chẳng hạn như sự nhận thức bản thân, phát triển sự đồng cảm, kiểm
soát hành vi và các năng lực xã hội cần thiết [55].
1.1.1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ
năng NBVTHCX
Cuối những năm 1930, E.L.Thorndike quan niệm trí tuệ xã hội là năng lực
hiểu và điều khiển mà những người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng
để hành động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con
người. Đây cũng là một quan niệm thể hiện khả năng kiểm soát của cá nhân đối
với người khác [45].
9
Năm 1960, Walter Mischel đã tiến hành trắc nghiệm để đo năng lực chế
ngự cảm xúc tại một nhà trẻ ở Trường Đại học Stanford. Trắc nghiệm này cho
phép thăm dò tâm lý một đứa trẻ xung đột giữa các xung lực và sự kiềm chế,
giữa ham muốn và sự chế ngự bản thân, giữa niềm thích thú tức khắc và sự
mong đợi [31].
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà thần kinh học có liên
quan đến cảm xúc và não bộ cũng xuất hiện. Các công trình này một lần nữa
giúp con người khám phá ra sự liên hệ đặc biệt của não bộ đối với cảm xúc.
Chẳng hạn, vào năm 1992 nhà thần kinh học Josep Ledoux khẳng định mọi cảm
xúc vui, buồn, giận dữ đều được sinh ra từ hệ thống viền (limbic) [31].
Trong tạp chí khoa học, năm 1997 nhóm tác giả Denham, Susanne A .;
Mitchell-Copeland, Jennifer; Strandberg, Katherine; Auerbach, Sharon; Blair,
Kimberly đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cha mẹ một cách trực tiếp và gián
tiếp đến năng lực cảm xúc của trẻ mầm non. Kết quả cho thấy, cách mà cha mẹ
thể hiện và phản ứng với cảm xúc là những dự báo quan trọng về năng lực cảm
xúc của trẻ. Trẻ em có cha mẹ thể hiện cảm xúc tích cực sẽ có xu hướng thể hiện
cảm xúc tích cực với bạn bè. Trong khi trẻ em có cha mẹ thể hiện cảm xúc một
cách tiêu cực thì có năng lực xã hội thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù
hợp với những nghiên cứu trước đó, chỉ ra rằng cha mẹ đều có những tác động
đến năng lực cảm xúc-xã hội của trẻ ở nhà cũng như ở trường.
Năm 2007, Trong tạp chí giáo dục mầm non nhóm tác giả Hansen, C., &
Zambo, D. đã đề cập đến vấn đề “Loving and Learning with Wemberly and
David: Fostering Emotional Development in Early Childhood Education” (Yêu
thương và học tập với Wemberly và David: thúc đẩy sự phát triển cảm xúc trong
giáo dục mầm non). Nhóm tác giả chia sẻ những phương pháp, cách thức giúp
GV phát triển năng lực cảm xúc cho trẻ trong những năm mẫu giáo. Và nhóm
tác giả nhấn mạnh việc dạy tác phẩm văn học là một trong những cách có ý
nghĩa để GVMN thúc đẩy sự phát triển cảm xúc cho trẻ một cách lành mạnh.
10
Đồng thời nhóm tác giả đã có những phân tích về mối liên hệ giữa phát triển
tình cảm và việc học chữ. Bên cạnh đó, nhóm tác giả gợi ý một số cuốn sách và
chiến lược sử dụng sách để phát triển năng lực cảm xúc cho trẻ MN.
Năm 2010, nhóm tác giả H. Elif Dağlioğlu, Ümit Deniz, Adnan Kan thuộc
trường đại học Gazi ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố những nghiên cứu về chỉ
số cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi thông qua các tranh vẽ hình người. Dựa vào 5 loại
chỉ số cảm xúc của Koppitz. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ trai thể hiện cảm
xúc: tính bốc đồng, bất an, lo lắng, nhút nhát, rụt rè và tức giận nhiều hơn
trẻ gái.
Ở Nga, Belarus và các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga, Trí tuệ cảm
xúc đã được sử dụng như một lựa chọn mới trong nội dung phát triển Tình cảm
và kỹ năng xã hội [1].
Ngoài ra, cách đây khoảng 8 thập kỷ nhà tâm lý LevVygotxky đã chú ý đến
lĩnh vực này khi ông nghiên cứu khủng hoảng lứa tuổi của trẻ lên bảy. Ông gọi
hiện tượng này là “Trí tuệ hóa cảm xúc”. Theo luận điểm của ông trẻ học cách ý
thức bản thân qua việc tương tác với người khác. Sau đó nhiều học trò của Lev
Vygotsky tiếp tục công việc của ông nhưng tất cả họ đều đi theo những hướng
nghiên cứu khác nhau. Kết quả là ý nghĩa của Trí tuệ cảm xúc chỉ được chú
trọng ở Mỹ cách đây khoảng 10 năm [1].
1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam
1.1.2.1. Những chương trình và các tác phẩm có liên quan đến vấn đề giáo
dục kỹ năng NBVTHCX tại Việt Nam
Trong chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục và Đào tạo
Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009 đã đưa ra 5 mục tiêu phát triển \
cho trẻ bao gồm: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Trong đó kỹ năng NBVTHCX nằm trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm
kỹ năng xã hội.
11
Những năm gần đây, chương trình giáo dục kỹ năng sống đã bắt đầu quan
tâm đến lĩnh vực phát triển cảm xúc cho trẻ MG 5-6 tuổi. Chẳng hạn trong giáo
trình “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi” của tác giả Lê Ngọc Bích,
Nxb GD năm 2009, trong lĩnh vực này tác giả tập trung vào hai nội dung giáo
dục kỹ năng này cho trẻ bao gồm: kỹ năng thể hiện sự đồng cảm và kỹ năng thể
hiện cảm xúc với những người xung quanh [3].
Bên cạnh đó, kỹ năng NBVTHCX cũng được nói tới trong “Chương trình
giáo dục giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi,” của tác giả Diane Tillman
Diana Hsu của Nxb Trẻ, năm 2009. Bên cạnh các lĩnh vực khác, tác giả tập
trung giáo dục trẻ các bước giải quyết xung đột, giáo dục trẻ thể hiện sự yêu
thương, hạnh phúc và khoan dung thông qua các trò chơi và câu chuyện [11].
Ngoài ra, trong giáo trình “Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ mầm non” của tác giả Lương Thị Bình và Phan Lan Anh, do Nxb
Việt Nam phát hành năm 2011 đã cung cấp cho GV các trò chơi và phương pháp
tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm, xã hội cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo
[4].
Năm 2013, trong“Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm
non về lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội” (dành cho GV)
của tác giả Lương Thị Bình –Kay Margetts đã cung cấp nội dung, cách thức
cũng như phương pháp để để hỗ trợ GV giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Đặc biệt,
trong lĩnh vực phát triển tình cảm tác giả chú trọng phát triển ba khía cạnh: nhận
biết và thể hiện cảm xúc, hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác, kiểm soát cảm
xúc của bản thân [5].
Bên cạnh các chương trình và giáo trình kể trên, cũng có nhiều tác phẩm
hữu ích hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng này. Năm 2001, Tác giả Isabelle Filliozat
trong cuốn sách “Thế giới cảm xúc của trẻ thơ” của Nxb Dân trí, đã chia sẻ
những thông tin hữu ích, đặc biệt là những cách cha mẹ có thể giúp con vượt
qua những cảm xúc khó chịu chẳng hạn như: sự đau khổ, cơn giận hay sự lo hãi.
12
Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những gợi ý giúp cha mẹ tăng hứng thú và niềm vui,
hạnh phúc sống cùng con cái [24].
Tác giả Trần Đại Vi trong cuốn sách:“Bí quyết phát triển cảm xúc cho trẻ
khám phá tiềm năng nâng cao EQ” của Nxb Thời Đại năm 2010, đã hướng dẫn
trẻ các bí quyết để nâng cao chỉ số EQ, trong đó gồm có 5 chương: “Tự hiểu
mình”, “Tự quản lý mình", “Học để biết tự động viên khuyến khích mình”,
“Học để biết giao tiếp với mọi người”, “Làm cao thủ EQ”. Bên cạnh đó, tác giả
còn cung cấp những bài tập thực hành thú vị để trẻ luyện tập và nâng cao chỉ số
EQ của mình [52].
Trong cuốn sách “Những quy tắc để trẻ thông minh và hạnh phúc” của tác
giả John Medina, do Nxb Lao động – Xã hội, năm 2014 đã đưa ra những chỉ dẫn
giúp cha mẹ nuôi dạy nên những đứa con tuyệt vời. Đặc biệt ở chương “Bé hạnh
phúc” tác giả đưa ra những ví dụ cũng như những phương thức để cha mẹ xử trí
với những cảm xúc của trẻ một cách phù hợp. Tác giả nhấn mạnh đến việc giáo
dục sự thấu cảm, khả năng điều tiết và dãn nhãn cảm xúc cho trẻ [25].
1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu khoa học về biện pháp giáo dục kỹ
năng NBVTHCX ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, những công trình nghiên cứu về biện pháp giáo dục
kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi vẫn còn hạn chế về số lượng. Tuy nhiên,
vấn đề kỹ năng NBVTHCX vẫn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu
ở năng lực trí tuệ cảm xúc.
Chẳng hạn, năm 2013 trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại Học
Sư Phạm TPHCM của tác giả Lê Thị Ngọc Thương (chủ nhiệm) đã nghiên cứu
vấn đề “ Khảo sát năng lực cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi tại một số trường mầm non
trên địa bàn Tp.HCM”. Trên cơ sở phân tích các mô hình về năng lực trí tuệ
cảm xúc, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu 4 yếu tố phát triển năng lực cảm
xúc cho trẻ 4-5 tuổi bao gồm: Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc
của bản thân; Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác; Khả
13
năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác; Khả năng sử dụng cảm
xúc để định hướng hành động. Bằng phương pháp trò chuyện và phương pháp
quan sát, nhóm tác giả đã đo năng lực cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi đạt ở mức độ
trung bình. Ngoài ra, nhóm tác giả khảo sát các biện pháp mà giáo viên sử dụng
để giáo dục trẻ. Trong đó có 3 biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất, bao
gồm: biện pháp dùng tình cảm, biện pháp sử dụng trò chơi và biện pháp làm
gương, khen trách phạt đúng mực, đúng lúc. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở
nghiên cứu các mức độ và khảo sát biện pháp GV sử dụng mà chưa có những tác
động sâu về những biện pháp nhằm thúc đẩy năng lực cảm xúc cho trẻ [47].
Bên cạnh đó cùng năm 2013, trong đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ tác
giả Ngô Thị Thạch Thảo đã có công trình nghiên cứu về đề tài: “Kỹ năng cảm
nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp.HCM”.
Dựa vào các phương pháp nghiên cứu tác giả đã có những kết luận sau: Kỹ năng
cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ đạt ở mức độ chưa cao; Ngoài ra, GV
chưa chú trọng phát triển kỹ năng này, hầu hết được rèn luyện lồng ghép trong
các hoạt động khác. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ và khảo sát
tính khả thi, trong đó biện pháp được giáo viên lựa chọn nhiều nhất là “Yêu
thương, quan tâm đến trẻ bằng hành vi cụ thể”. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa có
những biện pháp tác động nhằm thúc đẩy kỹ năng này cho trẻ [41].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học được đề cập ở trên, thì vấn
đề nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX đã được một số tác giả
đề cập trong một số tạp chí chẳng hạn như:
Năm 2003, Tác giả Ngô Công Hoàn với bài viết “Xúc cảm và giáo dục xúc
cảm đối với trẻ em lứa tuổi mầm non” trên tạp chí Tâm lý học, số 4. Tác giả đi
sâu về các hướng nghiên cứu khác nhau của cảm xúc, bên cạnh đó tác giả đưa ra
4 nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Bao gồm: giáo dục
tự ý thức cho trẻ, làm chủ được các xúc cảm của mình, giáo dục khả năng đồng
14
cảm với người khác, giáo dục khả năng hợp tác với mọi người. Ở mỗi nội dung
tác giả đều đi sâu phân tích và nêu lên ý nghĩa của chúng [18].
Năm 2005, Tác giả Trần Thị Hồng Sương cũng đã đề cập đến “Một số giờ
học phát triển xúc cảm cho trẻ 4-5 tuổi” trên tạp chí thông tin KH- GD Mầm
non. Thông qua 4 giờ học, tác giả đã tổ chức phát triển cảm xúc cho trẻ với nội
dung: giáo dục trẻ nhận biết về các cảm xúc vui, buồn , giận dữ, sợ hãi. Bên
cạnh đó tác giả đã tổ chức một số trò chơi và hoạt động để trẻ nhận biết và thể
hiện cảm xúc [39].
Ngoài ra năm 2006, tác giả Nguyễn Thu Hà với bài viết “Sự phát triển của
cảm xúc xấu hổ ở lứa tuổi mầm non” trên tạp chí giáo dục mầm non, Số 6. Tác
giả đã phân tích sự phát triển cảm xúc xấu hổ của trẻ ngày càng tăng theo lứa
tuổi đặc biệt là trẻ từ 3 tuổi trở lên. Sự phát triển cảm xúc xấu hổ của trẻ có liên
quan đến tình cảm khác như trách nhiệm, lòng nhân ái. Đặc biệt là nó ảnh hưởng
đến sự hình thành đạo đức cho trẻ. Vì vậy, GV và người lớn cần có sự quan tâm,
chú ý giáo dục cảm xúc này cho trẻ [13].
Năm 2009, trong kỉ yếu hội thảo của Trường cao đẳng sư phạm TW Tp.Hồ
Chí Minh tác giả Nguyễn Minh Anh đã có bài viết “Trí tuệ cảm xúc với nội
dung phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ trong chương trình giáo dục
mầm non mới”. Trong bài báo tác giả đã nhấn mạnh đến sự phát triển trí tuệ cảm
xúc ở trẻ MGL gồm những thành tố sau:
- Định hướng chú ý: thế giới con người
- Định hướng quan tâm: người khác
- Tính đến cảm xúc của người khác trong hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, tác giả đã có những đề xuất sử dụng truyện kể để phát triển trí
tuệ cảm xúc cho trẻ. Đặc biệt tác giả đã có những lưu ý cho các nhà giáo dục khi
tổ chức quá trình giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ, cần giúp trẻ nhận thức cảm
xúc của chính mình và cảm xúc của người khác. Giáo dục trẻ thể hiện lòng nhân