Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Hiện trạng môi trường nước tại mỏ khai thác than bùn lung lớn thuộc xã kiên bình, huyện kiên lương, tỉnh kiên giang đề xuất biện pháp khống chế ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN TIẾN SĨ

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
MỎ KHAI THÁC THAN BÙN LUNG LỚN
THUỘC XÃ KIÊN BÌNH, HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG – ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang, tháng 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

‐‐‐‐o  o‐‐‐‐

NGUYỄN TIẾN SĨ

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
MỎ KHAI THÁC THAN BÙN LUNG LỚN
THUỘC XÃ KIÊN BÌNH, HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG - ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. TRƯƠNG ĐĂNG QUANG
GVPB: TS. PHẠM THỊ MAI THẢO
ThS. HỒ LIÊN HUÊ

An Giang - 5/2011


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................2
2.1. Khái niệm về than bùn .................................................................................2
2.2. Các điều kiện kỹ thuật khai thác, chế biến than bùn và những biện pháp
khai thác hiệu quả than bùn.................................................................................4
2.3. Các quá trình hình thành nước phèn từ đất than bùn ...................................7
2.4. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ than bùn Lung
Lớn……… ........................................................................................................10
2.5. Nội dung chính của dự án khai thác mỏ than bùn Lung Lớn.....................12
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................15
3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................15
3.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................15
3.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................15
3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu............................................................15
3.6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN...........................................................19
4.1. Hiện trạng môi trường nước khu vực khai thác mỏ ...................................19
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước trong quá trình khai thác than
bùn tại khu mỏ...................................................................................................27
4.3. Kết quả thử nghiệm trung hòa pH nước phèn bằng vôi.............................29
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................32

5.1. Kết luận ......................................................................................................32
5.2. Kiến nghị....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................34
PHỤ LỤC.........................................................................................................36


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Chất lượng nước bên trong khu mỏ (đợt lấy mẫu tháng 12/2010)
…….. .......................................................................................................19
Bảng 4.2: Chất lượng nước bên trong khu mỏ (đợt lấy mẫu tháng 3/2011)....20
Bảng 4.3: Chất lượng nước bên ngoài khu mỏ - phía thượng nguồn (đợt lấy
mẫu tháng 12/2010).................................................................................22
Bảng 4.4: Chất lượng nước bên ngoài khu mỏ - phía thượng nguồn (đợt lấy
mẫu tháng 3/2011) ........................ 2Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5: Chất lượng nước bên ngoài khu mỏ - phía hạ nguồn (đợt lấy mẫu
tháng 12/2010) ................................................................................24
Bảng 4.6. Chất lượng nước bên ngoài khu mỏ - phía hạ nguồn (đợt lấy mẫu
tháng 3/2011) ................................................................................................... 25
Bảng 4.7: Kết quả thử nghiệm trung hòa pH nước phèn bằng vôi..................29


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ và các khâu phát sinh chất thải..............................6
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí khu vực mỏ than bùn Lung Lớn...................................10
Hình 2.3: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến than bùn ..................................13
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu .........................................................................16
Hình 4.1: Biểu đồ chất lượng nước bên trong mỏ - tháng 12/2010. ...............20
Hình 4.2: Biểu đồ chất lượng nước bên trong mỏ - tháng 3/2011. .................21

Hình 4.3: Biểu đồ chất lượng nước ngoài mỏ - phía thượng nguồn - tháng
12/2010…………………………………………………………...22
Hình 4.4: Biểu đồ chất lượng nước ngoài mỏ - phía thượng nguồn - tháng
3/2011…………………………………………………………….23
Hình 4.5: Biểu đồ chất lượng nước ngoài mỏ - phía hạ nguồn - tháng
12/2010………........................................................................................25
Hình 4.6: Biểu đồ chất lượng nước ngoài mỏ - phía hạ nguồn - tháng
3/2011………………………………………………………………………...26


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Lâu nay thị trường quen dùng phân hóa học làm cho đất bị bạc màu
nhanh và mất độ mùn, vì vậy người tiêu dùng hiện tại muốn quay về với phân
bón hữu cơ truyền thống để tạo cho đất có độ phì và xốp.
Nhận thức được điều này, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thiên
Sơn chủ trương sản xuất phân bón hữu cơ từ than bùn để đáp ứng nhu cầu
phân bón trong khu vực. Công ty đã lập các thủ tục để xin giấy phép khai thác
khu mỏ than bùn Lung Lớn trên địa bàn xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang nhằm tiến hành khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản quý
giá này. Công ty dự kiến sẽ xây dựng nhà máy chế biến và khảo nghiệm việc
sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trên cơ sở than bùn nhằm góp phần khai thác
hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên và thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp
bền vững.
Hiện nay, vấn đề đặt ra là những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển
kinh tế đến tài nguyên môi trường cũng như đến đời sống con người. Đó là

những tác động xấu đến môi trường sống, cụ thể như tạo ra nạn ô nhiễm về
không khí, nước, đất… Do đó, cần có biện pháp kỹ thuật và quản lý, xử lý các
tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên.
Bên dưới than bùn, đặc biệt các mỏ ở vùng Tứ giác Long Xuyên,
thường là tầng phèn tiềm tàng. Trong quá trình khai thác mỏ than bùn, vấn đề
phức tạp nảy sinh là hàm lượng phèn trong đất than bùn và từ tầng phèn tiềm
tàng này sẽ phóng thích ra môi trường tự nhiên, gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường nước trong khu vực.
Để góp phần phát triển bền vững, chúng tôi đề xuất tiến hành nghiên
cứu Hiện trạng môi trường nước tại mỏ khai thác than bùn Lung Lớn
thuộc xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - Đề xuất biện
pháp khống chế ô nhiễm làm khóa luận tốt nghiệp. Trong báo cáo khóa luận
này, chúng tôi sẽ đánh giá hiện trạng môi trường nước tại khu mỏ khai thác
than bùn Lung Lớn, đề xuất giải pháp quản lý và xử lý nước, giảm thiểu các
nguồn thải, góp phần cho hoạt động phát triển kinh tế không gây thiệt hại cho
môi trường khu vực.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

1


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Khái niệm về than bùn

2.1.1. Định nghĩa than bùn
Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, màu đen hoặc nâu, xuất
hiện từng lớp mỏng dưới dạng thấu kính. Đây là một hỗn hợp của thực vật
đầm lầy đủ loại: mùn, vật liệu vô cơ và nước, trong đó di tích thực vật chiếm
hơn 60%. Nếu trong đất chứa từ 10 - 60% di tích thực vật thì được gọi là đất
than bùn hay đất hữu cơ. Than bùn có thể chứa từ 50 - 60% cacbon khi khô,
nên than bùn là loại nhiên liệu đốt cháy. Khi cháy, than bùn phát ra nhiều khói
và có mùi hôi. Nhiệt lượng cháy khoảng 2.000 – 5.000 calo.
Than bùn là loại trầm tích đầm lầy tiêu biểu nhất của các đơn vị trầm
tích trẻ. Đặc trưng cơ bản nhất của than bùn là tính bão hòa về nước. Sự phân
hủy của các giống, loài thực vật xảy ra trong nước dưới ảnh hưởng của khí hậu
ẩm ướt. Vật liệu bị phân hủy tích tụ ngay tại nơi của thực vật sinh sôi nảy nở.
Các giống loài thực vật phát triển trong nước, sau khi chết bị than hóa hoặc
mùn hóa trong điều kiện không có không khí. Sự than hóa hay mùn hóa là kết
quả sự phân hủy của thực vật dưới tác động của các vi sinh vật (vi khuẩn,
nấm). Hiện tượng này đòi hỏi một thời gian lâu dài hàng trăm hoặc hàng ngàn
năm. Diễn tiến của sự than hóa có thể quan sát dễ dàng nơi các mỏ than đang
được khai thác qua sự phân lớp của nó.
Bề dày của than bùn thay đổi tùy loại đầm lầy mà nó hình thành, thông
thường từ vài chục cm đến vài ba mét nhưng ít khi quá 10 m. Than bùn của
các lòng sông cổ thường có bề dày lớn nhất. Than bùn lòng sông cổ ở Đức
Huệ (Long An) có bề dày là 6 m, than bùn lòng sông cổ Lung Mớp Văn Tây
(Kiên Giang) bề dày lớn nhất là 8 m (Vũ Đình Ngộ và nnk, 2002).
Trong các mỏ than đã trưởng thành, thường phân biệt được hai lớp khác
nhau từ trên mặt xuống:
- Lớp than bùn nâu: xốp, nhẹ, cấu trúc xốp được cấu tạo bởi thực vật có
độ phân hủy kém.
- Lớp than bùn đen: nén dẽ và cấu trúc chặt hơn, được cấu tạo bởi thực
vật có độ phân hủy cao hơn, đôi khi không còn nhận ra được loại thực vật tạo
thành.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

2


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

Trong một số trường hợp đặc biệt, trong các lớp than bùn nói trên, có
những lớp sét hoặc cát mỏng. Những lớp sét hoặc cát này do lũ lụt đem lại.
Theo tài liệu phân tích được hiện nay, phần lớn, than bùn nhiệt đới đều
có tuổi nhỏ hơn 10.000 năm. Một số mẫu phân tích bằng phương pháp C14
cho thấy than bùn ven biển ở các nước Đông Nam Á đều có tuổi khoảng 6.000
năm trở lại. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, than bùn U Minh có tuổi 900 năm,
than bùn Lung Lớn (Kiên Giang) có tuổi là 2.605 năm. Dựa vào tuổi tuyệt đối
và bề dày của mỏ than, có thể biết được tốc độ trầm tích trung bình của than
bùn. Than bùn của U Minh và Lung Lớn có tốc độ trầm tích chừng 1 - 2
mm/năm. Tốc độ này khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại đầm lầy (Vũ Đình Ngộ
và nnk, 2002).
Than bùn chỉ tích tụ nơi nào mà thực vật đang phát triển, vì tại các mỏ
than còn tìm thấy di tích các thân cây lớn hoặc các gốc cây lớn đâm rễ trong
các lớp đất nằm bên dưới. Thực vật tạo than gồm những giống loài đang sống
hiện tại. Tuy nhiên, thảm thực vật trên mặt các mỏ than thường không phản
ảnh lại thảm thực vật đã tạo thành mỏ than bên dưới.
Than bùn ở Việt Nam thuộc loại than bùn nhiệt đới nên có sự ưu thế về
thành phần thân thảo, thân gỗ. Các giống loài phổ biến trong các loại than bùn
ở Nam Việt Nam là đước, mắm, bần, giá, dừa nước, tràm, ráng và các giống
loài thuộc họ thân thảo...

2.1.2. Phân bố than bùn ở Vịêt Nam
Than bùn gồm 2 kiểu, đó là than bùn đầm lầy ven biển cổ và than bùn
đầm lầy ven biển mới, được đặc trưng bằng các điều kiện thành tạo địa chất
khác nhau.
a. Than bùn đầm lầy ven biển cổ
Khu vực ven biển miền Trung: bao gồm chủ yếu các mỏ từ Quảng
Bình đến Quảng Ngãi, thường nằm giữa các cồn cát trắng hay cồn cát cổ. Đây
là những trũng thấp, nguyên là di tích của các vùng vịnh cũ hay đầm phá cũ.
Các mỏ kiểu này có diện phân bố hẹp, đáy của than bùn có cấu tạo phẳng hay
lõm xuống, độ cao tuyệt đối nhỏ, đặc trưng là hệ thống “đầm – phá” như phá
Tam Giang ở Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Vùng đồng bằng Cửu Long: kiểu đầm lầy ven biển cổ là di tích của
vũng vịnh nay đã bị cô lập hóa, thường bị ngập lũ trong mùa mưa và có vai trò
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

3


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

như những hồ chứa nước rộng lớn (vùng Tứ giác Long Xuyên và rừng U
Minh). Các mỏ than bùn tiêu biểu là U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) và U Minh
Thượng (tỉnh Kiên Giang). Lớp than bùn có độ dày từ 1 – 4 m và có diện tích
phân bố rất lớn, hàng chục đến hàng trăm kilomet vuông.
b. Than bùn đầm lầy ven biển mới
Đầm lầy ven biển mới ở Trung Bộ nằm giữa các dải cồn cát trắng xám
vàng, trên các bãi thủy triều dọc theo các đầm phá hiện tại, phân bố chủ yếu từ

Quy Nhơn đến Ninh Thuận. Vật liệu cấu tạo nên các đầm lầy chủ yếu là cát
hoặc bùn, nhưng không phong phú như ở các đầm lầy Nam Bộ, mà ở trạng
thái cằn cỗi.
Đầm lầy ngập mặn ở Nam Bộ phân bố từ Vũng Tàu đến Năm Căn (Cà
Mau), tiêu biểu là rừng Sác Cần Giờ. Đôi nơi do sự tích lũy dồi dào chất hữu
cơ đã hình thành các vỉa than bùn rộng lớn, nhưng hầu hết có chất lượng thấp
do lẫn nhiều sét và cát.
Nhìn chung các mỏ than bùn đầm lầy ven biển cổ có chất lượng khá tốt
và không chênh lệch nhau nhiều lắm. Than bùn có độ tro tương đối thấp, chất
bốc và nhiệt lượng cao, hàm lượng các độc tố thấp và thành phần có ích (axit
humic, N, K và P) cao. Trong khi đó, loại than bùn đầm lầy ven biển mới có
chất lượng thấp hơn do lẫn nhiều sét và cát và còn nhiều xác thực vật chưa
phân huỷ, ít có giá trị công nghiệp.
2.2. Các điều kiện kỹ thuật khai thác, chế biến than bùn và những
biện pháp khai thác hiệu quả than bùn
Một mỏ than bùn trước khi khai thác cần phải được đánh giá dựa vào
nhiều yếu tố khác nhau như diện tích phân bố, bề dày, vấn đề giao thông dễ
hay khó, khai thác có ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hay không, nguyên liệu
được sử dụng vào mục đích gì. Để khai thác có hiệu quả, cần quan tâm tới một
số vấn đề sau đây:
2.2.1. Điều kiện kỹ thuật
- Hệ thống giao thông: Than bùn thường nhẹ, nên chỉ với một khối
lượng tương đối nhỏ, đã chiếm một thể tích rất lớn. Do đó vấn đề chuyên chở
rất quan trọng.
- Tiêu thoát nước: Thông thường, nơi các mỏ than, để tiêu nước, phải
đào kênh hạ thấp mực nước trong mỏ. Nếu còn nước, có thể đắp đê bao và
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

4



Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

bơm nước cho khô trước khi khai thác. Ngoài ra, hệ thống đê bao kiên cố còn
ngăn chặn được hiện tượng nước biển tràn vào mỏ lúc triều cường.
- Mặt bằng: là nơi chứa và phơi than, cũng là xưởng sản xuất. Để phơi
khô đến độ ẩm cần thiết, cứ 1 m3 than bùn cần một diện tích khoảng 10 m2. Do
đó, nếu khai thác 15 - 20 nghìn m3 một lúc, cần một diện tích sân phơi lên tới
hàng nghìn m2.
2.2.2. Quá trình khai thác
Việc khai thác nên bắt đầu từ một đầu và hướng từ phần thấp lên phần
cao. Nên khai thác theo phương pháp cuốn chiếu.
- Khai thác thủ công: phương pháp đơn giản nhất mà hiện nay nhiều
nước trên thế giới vẫn sử dụng. Dùng cuốc, xẻng xúc than bùn đổ lên ghe, lên
thuyền rồi chở đi.
- Khai thác bằng cơ giới: khai thác công nghiệp với năng suất cao,
nhưng điều cơ bản là phải đồng bộ từ khâu chuẩn bị bãi chứa nguyên liệu, đến
sân phơi, nhà xưởng, trang thiết bị và phương tiện vận tải. Dùng máy xúc, máy
đào xúc bốc than bùn đổ lên phương tiện vận chuyển rồi chở đi.
2.2.3. Công nghệ chế biến
Than bùn sau khi khai thác phải qua công nghệ chế biến rất công phu
mới tạo thành sản phẩm hàng hóa.
- Chế biến than bùn làm phân bón, dạng kết hợp khoáng dinh dưỡng
trên nền than bùn đã được xử lý. Tùy theo loại cây trồng trên các vùng đất
canh tác khác nhau sẽ xây dựng quy trình chế biến thích hợp và có thể bổ sung
thêm các yếu tố vi lượng. Có hai quy trình công nghệ đã được áp dụng là sản
xuất phân khoáng - hữu cơ và sản xuất phân vi sinh - hữu cơ.

- Công nghệ chế tạo chất kích thích tăng trưởng: thực chất là sản xuất
các muối humat hòa tan từ nguyên liệu than bùn. Công nghệ sản xuất các muối
humat được tiến hành dưới dạng dung dịch và dạng bột hòa tan. Các dung dịch
chất kích thích tăng trưởng humat có thể dùng để phun lên lá hoặc phun vào
gốc cây.
- Công nghệ chế biến than hoạt tính từ than bùn: là quá trình xử lý qua
các công đoạn than hóa và hoạt hóa nhằm loại bỏ các chất có nhựa và tạo ra
các lỗ xốp trong than. Than bùn U Minh chứa hàm lượng tro và sulfua thấp đã
được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính và đã thu được sản
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

5


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

phẩm đạt chất lượng cao (diện tích bề mặt riêng từ 486 m2/g đến 620 m2/g,
hấp thụ C6H6 từ 3,16 – 4,04 m2/g). Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm bằng
các thiết bị hiện đại cho thấy: than hoạt tính từ than bùn và các sản phẩm biến
tính từ nó có thể dùng để xử lý nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, có khả
năng lọc mùi, lọc màu, lọc các chất hữu cơ hòa tan, lọc các ion kim loại nặng,
khử trùng... trong công nghệ xỷ lý nước sinh hoạt. Sản phẩm than hoạt tính từ
than bùn phối trộn với một số phụ gia khác có giá thành tương đối thấp, thị
trường nông thôn và miền núi có thể chấp nhận được.
2.2.4. Những biện pháp khai thác hiệu quả than bùn

Tái tạo vùng sinh

thái

Hoàn thổ
Bốc thảm thực vật
Than bùn

Xúc bốc vén thành
luống

Để ráo nước

Vận chuyển về sân
bãi nhà máy

Bụi

Tiếng ồn

Nước thải

Rác thải

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ và các khâu phát sinh chất thải
Than bùn là một loại tài nguyên quý, là một dạng nguyên liệu để sản
xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường
và công nghiệp hóa dược. Tuy nhiên, khai thác than bùn thường dẫn đến một
số hậu quả xấu như làm giảm diện tích đất canh tác, ảnh hưởng đến thảm thực
vật, đến môi trường nước, môi trường khí… Đó là chưa kể tình trạng khai thác
lộn xộn, không có giấy phép, không theo quy hoạch ở một số địa phương nước
ta trong thời gian qua đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng hơn

nhiều. Qua tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học, một số biện pháp nhằm
khai thác hiệu quả than bùn ven biển nhưng vẫn giữ được sự ổn định về cảnh
quan môi trường sinh thái như sau:
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

6


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

- Lập báo cáo tiền khả thi với việc xác định chi tiết về trữ lượng, chất
lượng và điều kiện kỹ thuật khai thác đối với từng khu mỏ trên bản đồ, cũng
như ngoài thực tế.
- Đối với các mỏ than bùn có chiều dày nhỏ (< 1 m) nên tiến hành khai
thác thủ công kết hợp với bơm tháo khô.
- Đối với những mỏ than bùn có lớp phủ dày, cần có biện pháp xử lý
bốc xúc đất phủ trước khi khai thác. Nên áp dụng phương pháp khai thác cuốn
chiếu, dùng lớp phủ của ô này để lấp xuống ô đã khai thác bên cạnh và cứ thế
tiến dần.
- Nơi các mỏ than bùn đã khai thác, cần tiến hành san lấp, hoàn thổ, kết
hợp với các công trình khác như giao thông, thủy lợi, hồ nuôi trồng thủy sản,
hồ chứa nước, khu du lịch sinh thái…
- Bên dưới than bùn, đặc biệt các mỏ ở vùng Tứ giác Long Xuyên,
thường là tầng phèn tiềm tàng. Để ngăn cản sự tiếp xúc của không khí với tầng
phèn này cần có biện pháp như: chừa lại vài tấc than bùn ở lớp đấy và cho
ngập nước vào ô khai thác.
- Tại một số mỏ than bùn hiện nay có tán rừng phát triển cao, nên rất dễ

bị cháy, nhất là vào mùa khô. Để giảm thiểu tình trạng này cần đào các kênh
mương xung quanh các khu rừng đặc dụng, hạn chế tình trạng cháy rừng dẫn
đến cháy than bùn.
- Trước lúc khai thác than bùn cần phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Trong đó phải được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mức độ biến
đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng, sự thay đổi chế độ nước vào mùa mưa
và mùa khô, sự nhiễm bẩn môi trường khí, mức độ giảm độ phì nhiêu của đất
trồng và các ảnh hưởng tiêu cực khác.
- Cần phải đưa các hoạt động khai thác than bùn vào quy hoạch, tuân
thủ các quy định trong Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã được Nhà nước ban
hành, nhất là khi các mỏ than bùn đã được giao cho các địa phương quản lý.
2.3. Các quá trình hình thành nước phèn từ đất than bùn
Một trong những tác động lớn nhất đến môi trường khi khai thác than
bùn là việc ô nhiễm nguồn nước do hiện tượng phèn trong đất than bùn thải ra
trong quá trình khai thác.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

7


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

2.3.1. Định nghĩa nước phèn
Khái niệm nước phèn hay nước nhiễm phèn thường được hiểu theo
nhiều cách khác nhau, tùy từng địa phương, tùy từng người. Theo kinh nghiệm
của người dân thì họ cho rằng nước bị nhiễm phèn là loại nước nếm vào có vị

chua, giặt quần áo bị ố vàng, ngửi thấy mùi tanh.
Nước phèn là nước chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất
thấp, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Do đó môi trường bị ô nhiễm
nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Phèn được sinh ra có
thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành axit
H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-, hay cũng có thể do nước phèn đi
từ nơi khác gây nhiễm phèn cho môi trường sinh thái. Quá trình thứ nhất là
quá trình phèn hóa, quá trình thứ hai là quá trình nhiễm phèn.
Ô nhiễm phèn nhôm thì độc tính càng mạnh hơn phèn sắt.
Phèn sắt là một muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim
loại kiềm hay amoni, ví dụ kali sắt sunfat [K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O hay
KFe(SO4)2.12H2O]. Ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng
thường có màu tím vì có vết mangan; tan trong nước.
Phèn nhôm gồm hai loại: phèn nhôm đơn [Al2.(SO4)3.18H2O] và phèn
nhôm kép (muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni).
- Kali nhôm sunfat hay phèn nhôm kali (thường gọi: phèn chua)
[KAl(SO4)2.12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]: Tinh thể lớn hình bát diện,
trong suốt, không màu,vị chát, cảm giác se lưỡi; khối lượng riêng 1,75 g/cm3;
tnc= 92oC; đun nóng đến 200oC thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng
bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.
- Amoni nhôm sunfat hay phèn nhôm amoni [(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.
24H2O)]: tinh thể màu trắng, khối lượng riêng 1,65 g/cm3, tnc = 94,5oC. Dễ tan
trong nước.
2.3.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành nước phèn
a. Nguồn gốc hìmh thành nước phèn
Sự hình thành nước phèn là kết quả của sự tích tụ pyrit (FeS2) trong
điều kiện đất ngập nước, ở đất chứa nhiều chất hữu cơ, sunphat sắt, nhôm. Đất
phèn được hình thành ở vùng nước lợ hoặc ở vùng biển cũ và có sự tham gia
của vi sinh vật trải qua các giai đoạn như sau:
GVHD: ThS Trương Đăng Quang

SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

8


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

- Ion SO42- bị khử trong điều kiện thiếu oxy, có sự tham gia của vi sinh
vật yếm khí. Trong giai đoạn này cần phải có đầy đủ hữu cơ để làm nguồn
thức ăn cho vi sinh vật yếm khí Thiobacillus.
- Tiếp đi phản ứng giữa H2S với sắt có trong đất để tạo thành FeS2
(pyrit). Giai đoạn này nếu có đủ canxi thì không sinh ra phèn. Nhưng nếu thiếu
canxi thì phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3.
- Nếu có oxy xâm nhập, quá trình oxy hóa FeS2 sẽ xảy ra để tạo thành
FeSO4 và H2SO4 theo phản ứng :
2H2O + 2FeS2 + 7O2 Æ 2FeSO4 + 2H2SO4
Sau khi đã có H2SO4 và FeSO4 trong điều kiện có đủ oxy và vi sinh vật,
sunphat sắt III được hình thành:
2FeSO4 + H2SO4 + 1/2 O2 Æ Fe2(SO4)3 + H2O
Trong đất xuất hiện từng vệt màu vàng trấu, chính là màu vàng của
Fe2(SO4)3. Ở đây cũng có phản ứng thuận nghịch xảy ra :
Fe2SO4 + 2H2O Æ Fe(SO4)OH + H2SO4.
H2SO4 mới được tạo thành gây chua cho đất và sẽ phản ứng mạnh với
các khoáng sét để tạo thành sunphat nhôm, natri, kali theo phản ứng :
Al2O3SiO2 + 3H2SO4 Æ Al2(SO4)3 + Si(OH)4 +H2O.
Trong đất phèn không chỉ có các hợp chất vô cơ mà còn có những hợp
chất hữu cơ phèn và các hợp chất hữu – vô cơ phèn.
b. Các quá trình hình thành nước phèn (Van Rees, 1972).

Giai đoạn 1: Có điều kiện để khử SO42- mà SO42- này có nguồn gốc
nước biển và trầm tích để tạo thành sunphure sắt và các sunphure khác
Giai đoạn 2: Sau đó cần có môi trường oxy hóa sunphure sắt để tạo
thành H2SO4, Al2(SO4)3, FeSO4. Đất trở nên chua, hóa phèn.
Giai đoạn 3: Nếu trong đất có CaCO3 thì phản ứng tiếp tục theo một
chiều hướng sau:
2CaCO3 + 2H2SO4 Æ CaSO4.2H2O + 2CO2
Khi đó Na+, Mg2+ đã hấp thụ sẵn trong đất ở môi trường nước lợ sẽ bị
Ca2+ thay thế làm cho đất tốt hơn và không trở nên phèn nữa. Nhưng lúc này
nếu không có CaCO3 thì phản ứng hoàn thiện ở giai đoạn 2.
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

9


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

2.4. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ than bùn
Lung Lớn
2.4.1. Vị trí địa lý
Khu vực mỏ than bùn Lung Lớn thuộc địa bàn xã Kiên Bình, huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, nằm giữa vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Khu
vực nằm giữa các cánh đồng còn hoang hóa, rừng tràm hoặc đất chưa khai
thác xung quanh của nhiều chủ doanh nghiệp khác. Diện tích khu mỏ là 100
ha, có vị trí trên tờ bản đồ khu vực như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khu vực mỏ than bùn Lung Lớn

Khu vực nằm cách kênh Rạch Giá - Hà Tiên khoảng 7 km; nằm sát
ngay bên cạnh kênh T4 về hướng đông.
2.4.2. Địa hình
Khu vực mỏ là vùng đất tương đối trũng thấp trong Tứ giác Long
Xuyên. Bề mặt địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình chỉ khoảng +0,5 m
đến + 1 m trên mực nước biển. Vài nơi có những diện tích trũng tới +0,2 m
hoặc sâu hơn. Diện tích này là khu vực hoang hóa, nhiều năn lác, rừng hoang
với tràm mọc tự nhiên.
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

10


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

2.4.3. Mạng lưới sông rạch, thủy văn
Khu vực mỏ có mạng lưới kênh rạch chằng chịt phục vụ cho các mục
đích thủy lợi trong vùng: để tưới tiêu đồng ruộng, xả phèn, phòng chống cháy
rừng vào mùa khô và phục vụ giao thông thủy. Các hệ thống kênh lớn như
kênh Thời Trang, kênh 500, kênh 5, kênh 6, kênh T4… cắt ngang khu vực mỏ
và đổ về kênh Rạch Giá – Hà Tiên. Nơi đây chịu ảnh hưởng của chế độ nhật
triều từ biển vịnh Thái Lan.
- Về mùa lũ, lượng nước lũ sông Hậu theo các kênh rạch vào nội đồng
tứ giác Long Xuyên và lượng nước lũ chảy tràn từ Campuchia qua. Lưu lượng
tăng nhanh vào tháng 7, lớn nhất vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11.
Cường suất lũ bình quân 3–5 cm/ngày, tối đa 13–17 cm/ngày thường xuất hiện
tháng 7, 8 (đầu mùa lũ). Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đến trung

tuần tháng 10. Càng xa sông Hậu về phía Nam, lũ về càng muộn và rút muộn.
Phần nửa phía Đông mức nước ngập trung bình từ 1,1–2,2 m, dãy ngập sâu
phía Tây kéo dài từ Châu Đốc xuống tới Kiên Giang có mức nước ngập từ
1,7–2,9 m. Thời gian ngập lũ (tính từ khi bắt đầu tràn đồng cho đến khi lũ rút
cạn đồng) bình quân là 3,5 tháng (15/8, kết thúc 20/12). Những năm lũ lớn
thời gian lũ gần 6 tháng (bắt đầu 21/7, kết thúc 15/1).
- Về mùa kiệt, lưu lượng và mực nước sông Hậu giảm nhanh, vùng Tứ
giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng triều biển Tây và triều biển Đông, mạnh
nhất vào cuối tháng 4 sang đầu tháng 5. Sự khác biệt về tính chất, pha, độ lớn
của triều biển Tây và sông Hậu đã hình thành chế độ chảy hai chiều suốt mùa
kiệt ở vùng Tứ giác Long Xuyên, hình thành vùng giáp nước ở biên giới An
Giang, Kiên Giang đã hạn chế việc dẫn nước từ sông hậu vào vùng Tứ giác
Long Xuyên trong mùa kiệt.
2.4.4. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực Hòn Đất - Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 27 - 27,50C, biên độ nhiệt là 3,10 tương
đối lớn về các tháng mùa khô (7-100C), tương đối nhỏ vào mùa mưa (4-70C).
- Nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất Nam Bộ, lượng mưa năm là
2068,2 mm. Số ngày mưa 126 - 170 ngày/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và
kết thúc tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

11


Khoá luận tốt nghiệp


DH8MT

- Độ ẩm trung bình trung các tháng mùa khô đạt mức 76 - 80%, các
tháng mùa mưa từ 83 - 88%, chênh lệch độ ẩm 8 - 12%.
- Trung bình hàng năm có 2.400 giờ nắng, mùa mưa ít nắng, mùa nắng
trung bình 230 giờ/tháng, nắng nhiều nhất vào tháng 3, nắng ít nhất vào tháng
8, tháng 9.
- Hướng gió thịnh hành theo mùa: mùa nắng gió Bắc và Đông, tần suất
trên 30%, mùa mưa thịnh hành gió Tây hoặc Tây Nam, gió Tây Nam chiếm ưu
thế (37 - 50%) so với gió Tây (24 - 41%).
- Tốc độ gió trung bình 2,5 m/s, mùa mưa gió mạnh lên tới cấp 7, 8 hay
hơn nữa, hướng gió mạnh thường là Nam - Tây Nam.
2.4.5. Mạng lưới giao thông
Nhìn chung, điều kiện giao thông khu vực thăm dò chỉ thuận tiện bằng
đường thủy, nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt, đủ cho các ghe thuyền có
trọng tải đến 50 tấn đi lại. Giao thông đường bộ chỉ trên Quốc lộ 80 nối Rạch
Giá và Hà Tiên, cách khu vực thăm dò khoảng 7 km.
2.4.6. Đặc điểm kinh tế – nhân văn
Khu vực mỏ nằm hoàn toàn giữa vùng đất dành cho nông - lâm nghiệp,
không có dân cư sinh sống. Khu vực xã Kiên Bình, dân cư chủ yếu sinh sống
ven quốc lộ và các kênh rạch lớn, sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ.
2.5. Nội dung chính của dự án khai thác mỏ than bùn Lung Lớn:
2.5.1. Trữ lượng khoáng sản
Trữ lượng khoáng sản đảm bảo cho mỏ hoạt động đạt công suất thiết
kế; trữ lượng than bùn khai thác được có trong diện tích mỏ đã được thăm dò,
phê duyệt cấp trữ lượng 121 là 767.698 tấn (= 1.073.703 m3).
2.5.2. Công nghệ khai thác:
- Với góc dốc bờ mong là 4o25’, chiều cao tầng khai thác tương đương
với chiều dày tầng sản phẩm (trung bình là 1,89 m), khối lượng khai thác năm

đầu tiên là 10.000 tấn.
- Moong khai thác năm đầu tiên dự kiến có hình chữ nhật, chiều ngang
trung bình 250 m, chiều dọc 100 m, diện tích 2,5 ha.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

12


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

- Sau khi khai thác hết năm thứ nhất, ưu tiên phát triển mỏ về hướng
Tây Bắc cho đến hết ranh giới của mỏ than, sau đó phát triển về hướng Bắc.
- Kết thúc khai thác mỏ, moong khai thác sẽ trở thành hồ nước có diện
tích 60,43 ha, dung tích hồ khoảng 950.000 m3 nước.
- Để chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau thì phải
phối trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng,
tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng. Quy trình chế biến được
trình bày như sau:

Khai thác than bùn
Băng chuyền tải
Kho bãi tập kết chờ ráo
Vôi bột

Máy nghiền


Lồng sấy ly tâm

Sàng lựa
Hỗn hợp N, P2O5, K2O
Máy trộn

Đóng bao

Xuất bán

Hình 2.3: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến than bùn
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

13


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

Thuyết minh công nghệ
Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ được mô tả như sau:
ƒ

Giai đoạn 1: Ủ nguyên liệu lên men vi sinh

Than bùn từ mỏ được tập kết tại bãi chứa nguyên liệu được trộn với vôi
bột, xới lên nhiều lần cho tơi xốp và hấp thụ oxy. Thời gian của giai đoạn này
từ 8 - 15 ngày trong điều kiện tự nhiên.

ƒ

Giai đoạn 2: Nghiền sấy

Nguyên liệu sau khi tơi xốp được chuyển lên băng chuyền vào hệ thống
máy nghiền trộn ly tâm. Nghiền xong nguyên liệu thành dạng mịn, từ máy
nghiền nguyên liệu được lên men và chuyển vào băng truyền tải tự động,
nguyên liệu được đưa vào lồng sấy ly tâm với vòng tua và nhiệt độ thích hợp.
ƒ

Giai đoạn 3: Sàng tuyển lấy loại mịn

Sau khi sấy đạt yêu cầu, nguyên liệu được chuyển qua hệ thống sàng
bằng băng chuyền tải, tại hệ thống sàng tuyển có trang bị lưới sàng theo kích
cỡ quy định. Sau quá trình sàng tuyển, những sản phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ
được chuyển ngược lại nguyên liệu đầu vào. Còn những sản phẩm đạt yêu cầu
thì được chuyển sang công đoạn phối trộn với phụ liệu để tạo sản phẩm.
ƒ

Giai đoạn 4: Trộn tạo loại phân tuỳ theo yêu cầu

Tùy loại bón thúc hay bón lót theo yêu cầu của khách hàng mà trộn hỗn
hợp với N, K2O, P2O5, các thành phần vi lượng, trung lượng theo tỷ lệ quy
định và chuyển qua dây chuyền đóng bao.
ƒ

Giai đoạn 5: Đóng gói thành phẩm

Sản phẩm được trộn xong chuyển qua dây chuyền đóng bao. Tại công
đoạn này có cân và máy đóng bao tự động. Khi đóng bao mỗi bao có trọng

lượng tịnh là 50 kg. Sản phẩm được chuyển vào băng chuyền tải để chuyển
vào nhập kho thành phẩm.
Quá trình sản xuất của nhà máy được thực hiện với hệ thống tự động
hoá ở mức độ cao và điều khiển tập trung tại Phòng điều khiển trung tâm. Một
chương trình tối ưu hoá cho sản xuất được áp dụng để kiểm soát toàn bộ các
hoạt động của nhà máy và điều chỉnh sản xuất kịp thời khi các thông số công
nghệ thay đổi.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

14


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng môi trường nước khu khai thác mỏ than bùn.
- Các giải pháp quản lý và xử lý nước khu vực mỏ than bùn Lung Lớn
thuộc xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
3.2. Thời gian nghiên cứu
- Tháng 12/2010: Thu thập tài liệu, hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu.
Đi thực tế và khảo sát thực địa tại khu mỏ than bùn Lung Lớn. Lấy mẫu nước
đợt 1.
- Từ tháng 01/2011 đến 02/2011: Thử nghiệm các nghiệm thức trung
hòa độ pH nước.

- Đầu tháng 3/2011: Lấy mẫu nước đợt 2. Phân tích mẫu.
- Từ giữa tháng 3/2011 đến 4/2011: Viết báo cáo khóa luận.
- Đầu tháng 5/2011: Chỉnh sửa, hoàn chỉnh khóa luận và nộp báo cáo.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu khai thác mỏ than bùn.
- Đề xuất biện pháp xử lý chất lượng môi trường nước sau khi khai thác
than bùn.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước trong quá trình khai thác
than bùn tại khu mỏ.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình công nghệ của dự án đầu tư khai thác mỏ than bùn.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực khai thác mỏ.
3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Thiết bị phân tích mẫu, hóa chất phân tích: Phòng thí nghiệm Môi
trường, Khoa Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Đại học An Giang. Tổng số
lượng mẫu: 18 mẫu.
- Mẫu nước mặt tại khu vực khai thác mỏ.
GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

15


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

- Các dụng cụ làm thí nghiệm: buret, pipet, ống đong, cốc thủy tinh, cân
điện tử, giấy quỳ.
3.6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.1.Vị trí thu mẫu
Lấy mẫu nước để phân tích thành phần và tính chất nước, mỗi mẫu 2
lít: Căn cứ vào đặc điểm và diện tích khai thác, lấy 3 vị trí trong moong khai
thác (N1, N2, N3), 3 vị trí trên các tuyến kinh phía thượng nguồn ngoài khu
khai thác N4, N5, N6), 3 vị trí trên kinh 18 (phía hạ nguồn ngoài khu khai thác
N7, N8, N9).
3.6.2.Tần suất thu mẫu
- Thời gian lấy mẫu vào 2 đợt để so sánh biến đổi chất lượng nước vào
cuối mùa lũ và giữa mùa khô:
Đợt 1: cuối mùa lũ năm 2010, ngày 04/12/2010.
Đợt 2: giữa mùa khô năm 2011, ngày 14/3/2011.

Moong đang
khai thác

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

16


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

3.6.3. Phương pháp thu mẫu
Tất cả các dụng cụ chứa mẫu nước đều được súc rửa sạch bằng xà bông
và nước, sau đó bằng hỗn hợp K2Cr2O7 trong H2SO4; tráng cẩn thận với nước

sạch và nước cất. Trước khi chứa mẫu tráng lại 3 lần với chính mẫu.
Mẫu được lấy cách mặt nước 30 ÷ 40 cm.
Phân tích mẫu: Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước gồm pH,
BOD5, COD, TSS, SO42-, Fet, Al3+.
Mẫu nước được thu vào buổi sáng 7g00 - 9g00 vào ngày trời không
mưa. Tráng chai, lọ thu mẫu bằng nước tại hiện trường, sau đó đậy nắp lại và
ấn chai xuống dưới mặt nước từ 30-40 cm, mở nắp chai cho nước chảy vào từ
từ, khi thấy không còn bọt khí nổi lên là nước đã đầy chai, đậy nắp lại, nhấc
chai lên và trữ lạnh ở 40C sau đó đem về Phòng Thí nghiệm Môi trường, Khoa
Kỹ thuật Công nghệ Môi trường để phân tích.
3.6.4. Phương pháp phân tích mẫu
+ pH: Đo trực tiếp bằng giấy quỳ.
+ BOD: Đo BOD bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop: Đặt chai
trong tủ 200C trong 5 ngày, BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt đến 200C.
Giá trị BOD được ghi tự động sau mỗi 24 giờ.
+ SS: Dùng phương pháp khối lượng để xác định cặn hòa tan (cặn qua
lọc). Lọc qua giấy lọc cỡ lỗ 0,45 μm.
+ Một số các chỉ tiêu khác được gửi phân tích tại Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh vì không có đủ thiết bị, dụng cụ, hóa chất
tại phòng Thí nghiệm Môi trường của Khoa.
- Xử lý kết quả: Số liệu sau khi phân tích được xử lý bằng phần mềm
Excel.
3.6.5. Phương pháp xử lý nước phèn (dùng vôi)
- Lấy mẫu nước để thử nghiệm trung hòa pH của nước. Lấy 2 mẫu
nước trong moong khai thác, mỗi mẫu 20 lít, đợt lấy mẫu vào tháng 3/2011, có
độ pH nước bằng 2,6 (mẫu N3’).
- Thử nghiệm các nghiệm thức nồng độ vôi để trung hòa pH của nước:
Thực hiện 3 nghiệm thức có nồng độ vôi khác nhau để tính toán hàm lượng
vôi cần thiết cho việc xử lý nước, điều chỉnh pH về 6,6 – 7,6. Trung hòa bằng
GVHD: ThS Trương Đăng Quang

SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

17


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

cách dùng bột vôi sống CaO để trung hòa, do nguồn cung cấp dồi dào, giá
thành rẻ và hiệu quả.
Lấy vôi sống cho vào nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước
trong. Cách đơn giản để xử lý nước nhiễm phèn là đổ nước vào thùng, khoáy
lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong.
Thí nghiệm được tiến hành bằng 4 nghiệm thức nồng độ vôi khác nhau
với 3 lần lặp lại ở từng nghiệm thức. Cách tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Nghiệm thức 1: nồng độ vôi là 1 g vôi cho vào 1 lít nước.
+ Nghiệm thức 2: nồng độ vôi là 1,5 g vôi cho vào 1 lít nước.
+ Nghiệm thức 3: nồng độ vôi là 1,6 g vôi cho vào 1 lít nước.
+ Nghiệm thức 4: nồng độ vôi là 1,7 g vôi cho vào 1 lít nước.
- Đề xuất giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước tại khu mỏ khai
thác.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

18


Khoá luận tốt nghiệp


DH8MT

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng môi trường nước khu vực khai thác mỏ:
4.1.1. Hiện trạng môi trường nước bên trong khu vực mỏ:
Trong phạm vi khu mỏ, hệ thống sông rạch tự nhiên chủ yếu là các
kênh rạch nối liền với kênh Rạch Giá – Hà Tiên. Vào mùa mưa, khu mỏ
thường bị ngập lụt với mức lũ cao nhất có thể đạt đến 2,5 m. Nước mặt trong
khu mỏ thường bị nhiễm bẩn, có tính axit; thành phần hóa học thuộc loại
sunfat nhôm, có tính ăn mòn sunfat và axit (Công ty TNHH Thiên Sơn, 2010).
Vì vậy, nước mặt thường không sử dụng được trong sinh hoạt.
Mẫu nước mặt thu được trong khu vực mỏ qua 2 đợt lấy mẫu cho kết
quả như sau:
Bảng 4.1. Chất lượng nước bên trong khu mỏ (đợt lấy mẫu tháng 12/2010)

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mẫu N1

Mẫu N2

Mẫu N3

QCVN
08:2008

(A2)

4,1

3,98

2,74

6 – 8,5

1

pH

2

TSS

mg/l

21

26

47

30

3


BOD5

mg/l

12

9

18

6

4

SO42-

mg/l

90

88

180

-

5

Fet


mg/l

15

22

36

1

6

Al3+

mg/l

54

53

53

-

Ghi chú (dùng chung cho các bảng từ 4.1 đến 4.6)
A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ
xử lý; bảo tồn động thực vật thủy sinh.

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ


19


Khoá luận tốt nghiệp

DH8MT

Chất lượng nước bên trong mỏ - tháng 12/2010
200
180
160
pH
TSS
BOD

Giá trị

140
120
100

SO4
Fe
Al

80
60
40
20

0
N1

N2

N3

TCVN
QCVN

Mẫu

Hình 4.1: Biểu đồ chất lượng nước bên trong mỏ - tháng 12/2010

Bảng 4.2. Chất lượng nước bên trong khu mỏ (đợt lấy mẫu tháng 3/2011)

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mẫu N1’

Mẫu N2’

Mẫu N3’

QCVN
08:2008

(A2)

3,8

3,8

2,6

6 – 8,5

1

pH

2

TSS

mg/l

25

28

107

30

3


BOD5

mg/l

17

23

28

6

4

SO42-

mg/l

110

98

375

-

5

Fet


mg/l

17

21

31

1

6

Al3+

mg/l

36

37

45

-

GVHD: ThS Trương Đăng Quang
SVTH: Nguyễn Tiến Sĩ

20



×