Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát hiện trạng chất lượng nước suối vàng xã núi tô, huyện tri tôn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
AN
GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG
NGHỆ
- MÔI
TRƯỜNG
KHOA KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ CẨM NHUNG
LÊ THỊ CẨM NHUNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
KHẢO
SÁT HIỆN
TRẠNG
CHẤT
LƯỢNG
NƯỚC
SUỐI VÀNG
CHẤT
NƯỚC
SUỐI
VÀNG

NÚILƯỢNG
TÔ, HUYỆN
TRI
TÔN,


TỈNH AN
XÃ NÚI TÔ, HUYỆN
TRI TÔN, TỈNH AN
GIANG
GIANG

KHÓA
LUẬN
TỐT
NGHIỆP
KHÓA
LUẬN
TỐT
NGHIỆP

An Giang, 5/2011
An Giang, 5/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ CẨM NHUNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI VÀNG
XÃ NÚI TÔ, HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. BÙI THỊ MAI PHỤNG
Ks. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
GVPB: Ts. PHẠM THỊ MAI THẢO
ThS. HỒ LIÊN HUÊ

An Giang, 5/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Long Xuyên, Ngày…….. tháng………năm……

Bùi Thị Mai Phụng


Khóa luận tốt nghiệp đại học

TÓM TẮT
Con người cũng như sinh vật đang tồn tại trên Trái đất không thể nào sống mà thiếu
nước. Do vậy, nếu nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm thì sẽ rất có khả năng ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Người dân ở khu vực núi Cô Tô do không có hệ thống cung cấp nước cấp của huyện
nên đã sử dụng trực tiếp nước suối Vàng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để đảm bảo an
toàn sức khỏe của người dân ở gần khu vực núi Cô Tô, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo
sát hiện trạng chất lượng nước suối Vàng, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” từ
tháng 1 đến tháng 4/2011, nhằm đánh giá chất lượng nước có đạt QCVN 08:2008 về chất
lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm góp phần quản lý tốt môi
trường nước cho người sử dụng. Trong quá trình phân tích, phần mềm SPSS 11.5 được sử
dụng để thống kê mô tả hiện trạng sử dụng nước suối Vàng của người dân và kiểm tra thống
kê T-test để so sánh chất lượng nước giữa hai đợt thu mẫu vào tháng 3 và tháng 4. Các mẫu
nước được phân tích tại Phòng thí nghiệm Hóa Lý và Vi sinh của Trung tâm Quan trắc và
Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường An Giang.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, 84% hộ dân lấy nước từ Lò Ảng, số còn lại 16% lấy từ
các ô đá chứa nước. Theo đánh giá cảm quan người dân cho rằng nước suối Vàng rất sạch

nên họ đã sử dụng trực tiếp để “uống” và dùng trong sinh hoạt hàng ngày (chiếm 100%).
Kết quả phân tích cho thấy, không phát hiện nitrit và E.coli trong nước. Hầu hết các
thông số đánh giá chất lượng nước (pH, SS, DO, NO3-, NH4+ , sắt tổng, sunfat và coliforms)
ở 5 vị trí được thu ở đợt 2 đều cao hơn đợt 1, ngoại trừ chỉ tiêu BOD5 và COD ở VT3. Vấn
đề cần quan tâm ở đây là hàm lượng Coliforms ở cuối nguồn suối Vàng (VT5) rất cao, vượt
gấp 44 lần (đợt 2) so với quy chuẩn.
Chất lượng nước ở VT1 và VT2 thì tốt hơn so với các vị trí VT4, VT5 và VT3. Đây là
nguồn nước thích hợp dùng cho sinh hoạt. Còn nước được thu ở VT4 và VT5 thì bị nhiễm
chất hữu cơ, đặc biệt là rất nhiều Coliforms. Nên trước khi sử dụng người dân phải khử
trùng nước. Riêng nước ở VT3 có màu vàng, chứa chất rắn lơ lửng và bị nhiễm chất hữu cơ.
Vì vậy, không nên sử dụng cho sinh hoạt.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

i


Khóa luận tốt nghiệp đại học
LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cám ơn cô Bùi Thị Mai Phụng và cô
Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp đại học này.
Chân thành cám ơn Trung Tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật - Tài Nguyên
Môi Trường – Sở Tài nguyên Môi trường An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình về phương pháp, kỹ thuật phân tích
mẫu của chị: Trần Nguyên Đậm và các anh chị trong Phòng thí nghiệm Hóa –
Lý và Vi sinh Môi trường ở Trung Tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường trong suốt thời gian em phân tích mẫu.
Cám ơn rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của chú Đỗ Minh Tấn ở núi Cô Tô

đã giúp em đi tìm nguồn nước.
Cám ơn sự hỗ trợ tích cực của bà con xung quanh khu vực Núi Cô Tô
đã giúp đỡ em hoàn thành cuộc phỏng vấn.
Cám ơn Ủy ban Nhân dân xã Núi Tô đã cung cấp thông tin cho em.
Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện
Lê Thị Cẩm Nhung

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

ii


Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỤC LỤC

Trang bìa phụ
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời cám ơn ................................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Mục lục..................................................................................................................... iii
Danh sách hình ........................................................................................................ vi
Danh sách bảng ...................................................................................................... vii

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................ 2
2.1. Vai trò của nước trong đời sống con người ............................................. 2
2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên của

xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ........................................................ 3
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 3
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 4
2.2.3. Tài nguyên ......................................................................................... 5
2.2.4. Dân số, lao động và việc làm .............................................................. 5
2.3. Nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn
huyện Tri Tôn ..................................................................................................... 6
2.4. Các thông số đánh giá chất lượng nước nguồn cung
cấp cho mục đích sinh hoạt ................................................................................ 7
2.4.1. pH ....................................................................................................... 7
2.4.2. Hàm lượng cặn lơ lửng (SS) .............................................................. 8
2.4.3. Oxy hòa tan (DO) .............................................................................. 8
2.4.4. Nhu cầu oxy sinh học (BOD) ............................................................ 8
2.4.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD) ............................................................. 8

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

iii


Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.4.6. Nitrit (NO2-) ....................................................................................... 9
2.4.7. Nitrat (NO3-) ....................................................................................... 9
2.4.8. Amoniac (NH4+) ................................................................................ 9
2.4.9. Sắt ..................................................................................................... 9
2.4.10. Sunfate (SO42-) ................................................................................ 10
2.4.11. Nhóm coliforms ............................................................................. 10
2.4.12. E.Coli ............................................................................................. 10
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 11

3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 11
3.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 11
3.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 11
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 11
3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 11
3.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
3.6.1. Vị trí và thời gian lấy mẫu ................................................................ 12
3.6.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu ........................................... 14
3.6.3. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................. 15
3.6.4. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và
phuơng pháp phỏng vấn hộ dân ........................................................................ 19
3.6.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 19
Chương IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.......................................................... 20
4.1. Hiện trạng sử dụng nước suối Vàng của người dân quanh
khu núi Cô Tô, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ............................... 20
4.1.1. Hiện trạng sử dụng nước suối Vàng.................................................. 20
4.1.2. Đánh giá cảm quan chất lượng nước ở suối Vàng ............................ 22
4.2. Chất lượng nước suối Vàng .................................................................... 24
4.2.1. Giá trị pH........................................................................................... 24

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

iv


Khóa luận tốt nghiệp đại học
4.2.2. Hàm lượng cặn lơ lửng ..................................................................... 25
4.2.3. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ............................................................ 26
4.2.4. Hàm lượng oxi sinh học (BOD5) ....................................................... 27
4.2.5.Hàm lượng oxi hóa học (COD) .......................................................... 29

4.2.6. Hàm lượng Nitrit (NO2-) .................................................................... 30
4.2.7. Hàm lượng Nitrat (NO3-) ................................................................... 30
4.2.8. Hàm lượng amoniac (NH4+) .............................................................. 32
4.2.9. Hàm lượng sắt tổng ........................................................................... 33
4.2.10. Hàm lượng Sunfate (SO42-) ............................................................. 34
4.2.11. Hàm lượng Coliforms và E.coli....................................................... 35
4.3 Chất lượng nươc suối Vàng ở từng vị trí .................................................... 37
4.3.1. Vị trí 1 (Thượng nguồn Lò Ảng ở Điện Nam Hải) ............................. 37
4.3.2. Vị trí 2 (Thượng nguồn ô đá chứa gần Điện Kín)............................... 37
4.3.3. Vị trí 3 (Hố bom gần Điện Kín) .......................................................... 38
4.3.4. Vị trí 4 (giữa nguồn suối Vàng) .......................................................... 38
4.3.5. Vị trí 5(nhà dân lấy nước từ Lò Ảng phía dưới chân núi) .................. 38
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 40
5.1 Kết luận ................................................................................................... 40
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 40
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

v


Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu nước suối Vàng - núi Cô Tô........................... 13
Hình 4.1: Lò Ảng .............................................................................................. 21
Hình 4.2: Ô đá chứa nước................................................................................. 21
Hình 4.3: Rác thải sinh hoạt ............................................................................. 23
Hình 4.4 Rác thải sinh hoạt đã đốt ................................................................... 23

Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn nồng độ pH vào
tháng 3 và tháng 4/2011 .................................................................................... 24
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng SS vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 25
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn hàm lượng DO vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 26
Hình 4.8: Hố bơm chứa nước có xác bã thực vật ............................................ 27
Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn hàm lượng BOD5 vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 28
Hình 4.10: Ô đá chứa nước (VT2) ................................................................... 29
Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn hàm lượng COD vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 29
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn hàm lượng NO3- vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 31
Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn hàm lượng NH4+ vào
tháng 3 vào tháng 4/2011 ................................................................................. 32
Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Fe tổng vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 33
Hình 4.15: Đồ thị biểu diễn hàm lượng SO4- vào
tháng 3 và tháng 4/2011 ................................................................................... 34
Hình 4.2.16: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Coliforms vào
tháng 3 vào tháng 4/2011 ................................................................................ 35

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

vi


Khóa luận tốt nghiệp đại học
DANH SÁCH BẢNG


Bảng 3.1: Phuơng pháp bảo quản mẫu ............................................................ 14
Bảng 4.1: Nguồn nước sử dụng của người dân ở suối Vàng............................ 20
Bảng 4.2: Hình thức thải bỏ nước thải sau sử dụng ......................................... 22
Bảng 4.3: Bảng thống kê số hộ có nhà vệ sinh ................................................. 36

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

vii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 1
GIỚI THIỆU

Ngày nay cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu
công nghiệp mọc lên nên nhu cầu nước sạch đang là vấn đề cấp thiết. Vì
nước là nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại, nước rất cần thiết cho mọi hoạt
động kinh tế - xã hội và sự sống của chúng ta. Con người cũng như mọi vật
khác đang tồn tại trên thế giới không thể nào không có nước. Do vậy để khắc
phục được những thách thức khó khăn đó ta cần phải bảo vệ cũng như tuyên
truyền vận động mọi người ngoài lợi ích kinh tế chúng ta cần phải quan tâm
đến chất lượng nguồn nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người trên Thế
giới nói chung và người dân ở Tri Tôn nói riêng.
Ở nông thôn, đặc biệt là vùng núi cao do mức sống người dân nơi đây
còn thấp. Họ chưa quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cũng như chất lượng
nguồn nước họ đang sử dụng có an toàn hay không? Người dân ở khu vực núi
Cô Tô do cách xa hệ thống sông, rạch và không có hệ thống cung cấp nước
cấp nên đã sử dụng nước từ suối Vàng để sinh hoạt. Tuy nhiên, các hộ dân

sống trên núi lại không có hệ thống thoát nước thải nên nước thải sau sử dụng
được thải tràn trên núi. Do vậy, nước ở suối Vàng có thể bị ô nhiễm.
Để đảm bảo an toàn đời sống sức khỏe của người dân ở gần khu vực
núi Cô Tô nên chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát hiện trạng chất lượng nước
suối Vàng, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” nhằm đánh giá chất
lượng nước và đề xuất giải pháp nhằm góp phần quản lý tốt môi trường nước
cho người dân xung quanh nơi đây.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Vai trò của nước trong đời sống con người
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
nhân loại. Bất cứ sinh vật nào trên Trái Đất không thể sống thiếu nước được.
Do vậy, giá trị của nước sau nhiều thập kỷ xem xét đã được đánh giá “như
dòng máu nuôi cơ thể con người dưới một danh từ là máu sinh học của Trái
Đất, do vậy nước quý hơn vàng” (Pierre Fruhling). Điều kiện hình thành đời
sống thực vật phải có nước, nước chính là biểu hiện nơi muôn loài có thể sống
được, đó là giá trị đích thực của nước (Đặng Đình Bạch, 2006).
Nguồn nước quanh chúng ta bao gồm nước sông, hồ, nước ngầm, nước
biển,… Rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Lượng nước ngọt có thể
sử dụng trên hành tinh chúng ta (không kể nước đóng băng và nguồn nước
ngầm rất sâu) chỉ chiếm 0,26% lượng nước toàn thể hoặc có khoảng 50.000
km3/năm trong đó chỉ khoảng 1/3 là có khả năng sử dụng vào việc sản xuất

nước sạch (Nguyễn Hữu Phú, 2001).
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh
vật. Con người có thể không ăn trong nhiều ngày mà vẫn sống nhưng sẽ bị
chết chỉ sau ít ngày (khoảng 3 ngày) nhịn khát, vì cơ thể con người có khoảng
65 – 68% nước, nếu mất 12% nước cơ thể sẽ bị hôn mê và có thể chết (Đặng
Đình Bạch, 2006). Nước tuy không cung cấp năng lượng như các chất dinh
dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo) nhưng là thành phần thiết yếu của tất cả
các mô trong cơ thể. Nước có các chức năng sau đây:
- Nước là dung môi cho các chất hòa tan trong tế bào và là chất trung
gian cho tất cả các phản ứng hóa học. Nước cũng tham gia như một hóa chất
trong phản ứng chuyển hóa và đóng vai trò như một thành phần cấu tạo hình
dáng tế bào.
- Nước thiết yếu cho quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết. Nước đóng
vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn và đóng vai
trò như chất trung gian vận chuyển các chất dinh dưỡng và tất cả các chất
trong cơ thể.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Nước duy trì trạng thái cân bằng vật lý và hóa học của dịch nội bào và
ngoại bào và có vai trò trực tiếp trong duy trì nhiệt độ cơ thể. Do vậy nước rất
quan trọng để duy trì sự sống của chúng ta (Trần Quốc Cường, 2010).
Không những như vậy mà nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong
mọi hoạt động sống của con người như: nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày,
các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động
sản xuất.

Trong sinh hoạt, nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng nâng
cao, hàng ngày ước tính mỗi người cần 80 – 100 L/ngày. Tuy nhiên, con số
này có thể thay đổi theo những vùng khác nhau nhất là vùng núi, nơi mà vấn
đề nước sạch cho người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Xét trong phạm vi toàn cầu, tình trạng cung cấp nước sạch hiện nay là
không đáp ứng: cứ 5 người thì có 1 người thiếu nước uống, cứ 2 người thì có 1
người không được sử dụng hệ thống nước xử lý hợp vệ sinh và 5 triệu người
chết hàng năm vì dùng nước bị ô nhiễm. Trong tương lai, tình trạng khan hiếm
về nước ngọt và sự cung cấp nước sạch ngày càng tồi tệ hơn, do: sự biến đổi
khí hậu, xuất hiện nhiều vùng thiếu nước do khô cạn, hạn hán. Do sự phát
triển dân số. Sự ô nhiễm nặng nề của các nguồn nước vì các hóa chất độc hại
được sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp (Nguyễn Hữu Phú, 2001).
Ngày nay việc gia tăng dân số đã làm kéo theo nhu cầu sử dụng nước
tăng nhanh và hệ quả của nó là lượng nước thải sau khi sử dụng thường không
qua xử lý. Nước nhiễm bẩn và được trở lại môi trường. Chính nguồn nước bẩn
này là môi trường trung gian truyền các dịch bệnh và gây hại đến sức khỏe. Vì
vậy, nguồn nước cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo về số lượng và chất lượng
(Phan Thị Yến Nhi, 1998).
Tóm lại, nước có vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự sống tồn tại
trên Trái đất, là máu sinh học của Trái đất nhưng cũng là nguồn gây tử vong
cho một người, cho nhiều người và cho cả một cộng đồng lớn (Đặng Đình
Bạch, 2006). Vì vậy, phải sử dụng nước một cách hợp lý để bảo tồn sự sống
cho chúng ta.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.2. Một số đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên của
xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
2.2.1. Vị trí địa lý
Núi Tô nằm về phía Nam huyện Tri Tôn với tổng diện tích tự nhiên
3258,31 ha chiếm 5,43% diện tích tự nhiên toàn huyện. Ranh giới hành chính
được xác định như sau:
-

Phía Đông giáp xã Tà Đảnh.

-

Phía Tây giáp xã An Tức.

-

Phía Nam giáp xã Cô Tô.

-

Phía Bắc giáp thị trấn Tri Tôn Và xã Châu Lăng.

Với vị trí tiếp giáp với thị trấn Tri Tôn và có 2 tuyến giao thông chính
đi qua là: tỉnh lộ 941 và lộ Vàm Rầy – Tri Tôn nên đã mang lại cho xã nhiều
điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế với thị
trấn Tri Tôn và các địa phương lân cận.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình xã Núi Tô có tính đa dạng, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng
nên thường chịu ảnh hưởng của lũ núi tập trung vào mùa mưa và mùa nước

nổi hàng năm, trong đó ấp Tô Thủy là địa bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
mùa nước nổi.
b. Khí hậu
Xã Núi Tô nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khoảng 280C. Biên độ nhiệt giữa
các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất (khoảng 250C - 350C), đây là một điều
kiện thuận lợi để huyện sản xuất nông nghiệp.
- Gió: chế độ gió khá thuần nhất và mang tính khu vực, hàng năm có 2
hướng gió chính: từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió thay đổi theo mùa, trên
địa bàn xã không có gió bão, các hiện tượng lốc xoáy, gió nóng, thiên tai khác
rất ít xảy ra và mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Chế độ mưa: phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa chiếm khoảng 90%
lương mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa của cả
năm.
c. Chế độ thủy văn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Cửu Long, khu vực xã
Núi Tô không có bão nhưng có lũ núi tập trung vào mùa mưa.
2.2.3. Tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo tài liệu chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2005 của

Trường Đại học An Giang thực hiện, các loại đất trên địa bàn xã có 3 loại đất
chính: đất phù sa có phèn, đất than bùn hữu cơ và đất cát.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa, kênh, mương, ao hồ tự nhiên.
Tuy nhiên hiện nay tình hình sử dụng nước của người dân từ nguồn nước này
chưa đảm bảo yêu cầu, nguồn nước đang bị ô nhiễm do hóa chất từ nông
nghiệp và do ý thức của người dân trong sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm đa số là giếng khoan, giếng bơm.
- Ngoài nguồn nước mặt và nước ngầm, nước mưa cũng góp phần quan
trọng được trữ dùng cho sinh hoạt. Nguồn nước này chất lượng tốt nhưng trữ
lượng hạn chế nên việc sử dụng không thường xuyên.
c. Tài nguyên khoáng sản
- Hiện xã có 1 khai trường khai thác đất sét để làm gạch, qui mô 24 ha do
Công ty Xây lắp và Kinh doanh Vật liệu xây dựng An Giang khai thác tại ấp
Tô Hạ.
- Huyện đã tổ chức khai thác thử than bùn tại ấp Tô Thủy. Hiện nay vẫn
chưa tổ chức khai thác và người dân đang sử dụng đất này vào mục đích trồng
lúa.
d. Tài nguyên rừng và sinh vật
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất rừng sản xuất của
xã là 425,78 ha chiếm 13,07% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, với mật độ
1.666 – 2.500 cây/ha đối với cây keo và 500 cây/ha đối với cây sao dầu. Cây
rừng được trồng trên đồi núi và trồng xen với cây ăn quả. Động vật rừng khá

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

đa dạng với nhiều loài thú như: khỉ, rắn, chim … nhưng số lượng còn lại rất ít
đang được bảo vệ và phát triển thêm trong thời gian tới.
2.2.4. Dân số, lao động và việc làm
Năm 2010 dân số toàn xã có 7.544 người, mật độ dân số bình quân đạt
232 người/km2. Dân cư phân bố dọc theo trục lộ giao thông chính, ven sông
rạch và tại các phum sóc, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống còn nhiều
khó khăn và trình độ dân trí chưa cao
Dự báo về lao động: lực lượng lao động nông nghiệp là chính chiếm
trên 70%, còn lại là các ngành nghề khác như: dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp, công nhân viên chức.
Phần lớn dân số trong xã là người Khomer chuyên về nông nghiệp,
cuộc sống gắn bó trên cánh đồng và nhanh chóng hòa nhập với điều kiện thiên
nhiên. Mặc dù vậy, đời sống kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều
khó khăn, một số bộ phận nghèo không có đất đai phải đi làm thuê, nhặt củi về
đốt làm than để bán, thu nhập bấp bênh.
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục
tạo được sự đồng tình hưởng ứng trong nhân dân. Cùng với chiến dịch tăng
cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản,
kế hoạch hóa gia đình trên toàn huyện nói chung, xã Núi Tô nói riêng đã góp
phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm
qua vẫn còn ở mức cao 1,50% (Ủy ban Nhân dân xã Núi Tô, 2010).
2.3. Nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn huyện Tri Tôn
Tri Tôn là huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Huyện có khoảng
40% dân số là đồng bào dân tộc Khomer. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất
đai không thuận lợi, nhất là về điểm xuất phát quá thấp, mặt bằng dân trí thấp
nên đa số đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khomer còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là khó khăn về nguồn nước (Thu Hoài, 2010).
Do đặc điểm vùng cao, khu vực đồi núi nên việc đào giếng khơi,
khoan giếng ngầm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều phum, sóc ở

Tri Tôn thiếu nước vào mùa khô.
Nắng hạn gay gắt đang đẩy nhiều cánh đồng lúa, hoa màu ở huyện Tri
Tôn lâm vào cảnh chết khô. Nhiều giếng nước sinh hoạt của người dân nơi đây
đã trơ đáy. Đến các xã vùng núi huyện Tri Tôn, hình ảnh dễ nhận thấy nhất là

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp đại học
những đàn bò phơi mình dưới nắng gắt gặm những cọng cỏ khô héo dưới
ruộng, xung quanh đó phủ một màu vàng úa của cây cối (Báo đất việt, 2010).
Nhờ các chương trình, dự án đã đầu tư cho Tri Tôn, huyện có 2 thị
trấn là Tri Tôn và Ba Chúc luôn đảm bảo nước sinh hoạt, phục vụ cho nhu cầu
hàng ngày và sử dụng vào các hoạt động dịch vụ. Còn ở các xã Cô Tô, Núi Tô,
An Tức, Ô Lâm, Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì cũng đều có trạm cấp nước
sạch tại trung tâm và truyền ống dẫn vào khu vực cụm, tuyến dân cư. Riêng xã
Ô Lâm, Chương trình 135 đầu tư 2 trạm cung cấp nước sạch, giải quyết căn
bản tình trạng thiếu nước mùa khô ở miền núi.
Phát triển hệ thống cung cấp và ống dẫn nước phân phối, nhưng nhiều
phum, sóc của các xã, thị trấn miền núi ở Tri Tôn vẫn duy trì việc sử dụng
nước từ các giếng đào đã có lâu đời và giếng khoan bơm tay, bể chứa cấp phát
trong những năm gần đây, góp phần giảm bớt áp lực về nước sinh hoạt ở vùng
cao, miền núi Tri Tôn khi đi vào cao điểm (Trọng Ân, 2010).
Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân huyện Tri Tôn bao
gồm: nước cấp, nước ngầm, nước kênh, hồ, nước suối. Tuy nhiên, vẫn còn một
số địa phương trong huyện vẫn chưa tiếp xúc được với nguồn nước cấp của
huyện để phục tốt cho nguồn nước sinh hoạt. Hiện nay, nhiều giếng nước ở
huyện Tri Tôn đang bị ô nhiễm arsen trầm trọng nên không thể sử dụng được.

Trong huyện vẫn có một vài nơi vẫn còn khan hiếm nước uống và sinh hoạt
điển hình nhất là khu vực xung quanh Núi Tô, huyện Tri Tôn. Do không có hệ
thống nước cấp cung cấp nên người dân nơi đây đã sử dụng nước từ suối Vàng
để phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, trong quá trình chảy của suối
chất lượng nước của suối Vàng có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, việc khảo sát chất
lượng nguồn nước ở đây là rất cần thiết.
2.4. Một số thông số đánh giá chất lượng nước nguồn cung cấp cho mục
đích sinh hoạt
2.4.1. pH
pH đặc trưng cho nồng độ ion H+ trong nước nó phản ánh tính chất của
nước. Nước có pH > 7 là nước có tính kiềm, pH < 7 nước có tính axit, pH = 7
nước có tính trung tính. Trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động
sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính an mòn, hòa tan,…

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.4.2. Hàm lượng cặn lơ lửng (SS)
SS là các chất thối rửa trôi không tan từ đất, những mãnh vụn của quá
trình phân hủy, chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật mụt nát hoàn tan
trong nước. Hàm lượng cặn thay đổi theo mùa: mùa khô ít và mùa mưa nhiều.
Hàm lượng cặn nước ngầm chủ yếu là do cát mịn, sét với giới hạn tối đa 20 –
50 mg/L. Hàm lượng của nguồn nước sông, suối dao động lớn, có khi lên tới
300 mg/L (Phạm Ngọc Dũng, 2005).
2.4.3. Oxy hòa tan (DO)
DO là hàm lượng oxy có mặt trong nước. Về mặt hóa học, oxy không
tham gia phản ứng với nước, độ oxy hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài ra

còn phụ thuộc vào tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ do
vi khuẩn hiếu khí, sự bổ sung oxy do quá trình quang hợp, hao hụt oxy do quá
trình hô hấp của động vật trong nước và DO cũng biến đổi theo chiều sâu của
nước (Đặng Đình Bạch, 2006).
Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe”
của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn
nước đó còn đủ một lượng DO nhất định.
2.4.4. Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
BOD là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sử dụng trong quá trình phân
hủy chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh hóa dưới điều kiện hiếu khí. BOD
càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng (Hồ Liên Huê, 2009). Trong
thực tế không thể xác định lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxi hóa hoàn
toàn chất hữu cơ có trong nước, chỉ xác định lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong 5 ngày ở nhiệt độ 200C trong buồng tối, kết
quả biểu thị bằng BOD5 (Đặng Đình Bạch, 2006).
2.4.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD là đại lượng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đó
là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ có trong nước. Nước bị
nhiễm bẩn (COD cao) làm giảm hiệu quả xử lý và tốn nhiều hóa chất trong
công tác khử trùng. COD được dùng rộng rãi để đánh giá mức độ ô nhiễm các
chất hữu cơ có trong nước.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.4.6. Nitrit (NO2-)
Nitrit là giai đoạn trung gian trong chu trình phân hủy đạm. Vì có sự

chuyển hóa giữa các dạng khác nhau của nitơ trong chu trình đạm nên các vết
nitrit được sử dụng để đánh giá ô nhiễm hữu cơ (Nguyễn Văn Phước, 2005).
2.4.7. Nitrat (NO3-)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có
trong chất thải của người và động vật.
Trong tự nhiên nồng độ nitrat thường < 5 mg/L. Ở vùng ô nhiễm chất
thải, phân bón nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển
tảo, rong ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. Trẻ em uống nước có
nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu (chứng methaemoglobiaemia)
(Lê Trình, 1997).
2.4.8. Amoniac (NH4+)
Trong nước bề mặt tự nhiên ở vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở
nồng độ vết (dưới 0,05 mg/L).
Nồng độ NH4+ trong nước ngầm cao hơn nước mặt. Lượng NH4+ trong
nước thải từ khu dân cư, nước thải từ các nhà máy thực phẩm,… có thể lên
đến 10 – 100 mg/L (Lê Trình, 1997).
Khi thấy hàm lượng NH4+ tăng chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi
nước thải (Lâm Minh Triết, 2006).
- Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, amoniac và
NH4OH thì chứng tỏ nước mới bị ô nhiễm.
- Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrit là nước bị ô nhiễm
một thời gian dài hơn.
- Nếu chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrat chứng tỏ quá trình oxi hóa
đã kết thúc (Đặng Kim Chi, 2005).
2.4.9. Sắt
Trong nước sắt tồn tại dưới dạng Fe2+ hay Fe3+. Trong nước ngầm, sắt
thường ở dạng Fe2+ hòa tan còn trong nước mặt nó ở dạng keo hay hợp chất.
Nước có hàm lượng sắt cao tuy không độc hại đối với sức khỏe nhưng có mùi
tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt.


SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.4.10. Sunfate (SO42-)
Sunfate thường có trong nước cấp sinh hoạt cũng như nước thải. Nước
uống có chứa sunfate ở hàm lượng cao sẽ có tác động tẩy nhẹ đối với người.
Ngoài ra, hàm lượng sunfate trong nước cao sẽ ảnh hưởng tới việc hình
thành H2S trong nước, gây mùi khó chịu, gây hiện tượng đóng cặn cứng trong
nồi đun. Sunfate bị khử sinh học ở điều kiện yếm khí theo phản ứng sau:
SO42- + Hợp chất hữu cơ Vi khuẩn
S2- + 2H+

Yếm khí

S2- + H2O + CO2

H2S

Khí H2S được giải phóng xẽ tạo mùi khó chịu và độc hại đối với người
(Đặng Kim Chi, 2005).
2.4.11. Nhóm coliforms
Coliforms sống trong đường ruột của người và được thải ra với số
lượng lớn trong phân người và các động vật máu nóng khác (trung bình
khoảng 50 triệu coliforms trong 100 ml) (Trần Văn Nhân, 2009). Thông số
này không trực tiếp đánh giá sự độc hại đối với sức khỏe mà chỉ xem xét sự
nhiễm bẩn của nước bởi các loại chất thải.
2.4.12. E.Coli

E.Coli tên đầy đủ là Escherichia coli được Buchner tìm ra năm 1885 và
được Escherichia nghiên cứu đầy đủ năm 1886. E.coli bình thường sống trong
ruột người và một số động vật (Bùi Trọng Chiến, 2011). E.coli thường được
thải ra môi trường qua phân, do chiếm tới 80% vi khuẩn hiếu khí trong ruột và
luôn giữ thế cân bằng sinh thái nên E.coli được chọn làm sinh vật chỉ thị ô
nhiễm (Trần Cẩm Vân, 2005). Như vậy, sự có mặt của E.coli ở môi trường
bên ngoài chứng tỏ môi trường đó có khả năng ô nhiễm từ phân.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước suối Vàng – xã Núi Tô - huyện
Tri Tôn – tỉnh An Giang
3.2. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 7/1/2010 đến ngày 8/4/2011.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát chất lượng nước ở suối Vàng thông qua các chỉ tiêu pH, cặn lơ
lửng, DO, BOD5, COD, nitrit, nitrat, ammonia, sắt tổng, sulfate, Total
Coliforms và E.coli. Từ đó đánh giá chất lượng nước suối Vàng và tìm hiểu
một số tác nhân có khả năng làm ô nhiễm suối Vàng.
- Đề xuất giải pháp xử lý phù hợp nhằm đem lại một nguồn nước sinh hoạt
an toàn cho sức khỏe của người dân.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các số liệu thứ cấp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số
của xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra hiện trạng sử dụng nước của người dân
ở Núi Cô Tô đồng thời tìm hiểu các tác nhân làm ô nhiễm nước ở suối Vàng.
- Khảo sát và đánh giá chất lượng nước của suối Vàng (với các chỉ tiêu:
pH, cặn lơ lửng, DO, BOD5, COD, sắt, nitrit, nitrat, ammonia, sulfate, Total
Coliforms và E.coli) qua 2 đợt thu mẫu.
- So sánh chất lượng nước giữa 2 đợt thu mẫu: tháng 3/2011 với tháng
4/2011.
- Đề xuất giải pháp xử lý chất lượng nước ở suối Vàng.
3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ và thiết bị
+ Máy đo pH, máy đo DO, máy đo quang.
+ Cal 2L, chai thủy tinh nút mài 250 ml, thùng mốp.
+ Các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm: cốc sứ, bình hút
ẩm, ống đong, giấy lọc sợi thủy tinh, giấy lọc, tủ sấy, phểu lọc, ống nhỏ giọt,
bếp điện, ống nghiệm, giá ống nghiệm, muỗng múc hóa chất, bộ phân tích
SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp đại học
BOD, ống đong 50 ml, ống đong 500 ml, buret 25 ml, buret 50 ml, erlen 125
ml, erlen 125 ml, các loại pipet: 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, 25 ml, đĩa petri.
+ Bảng phỏng vấn (phụ lục 1).
- Các hóa chất cần thiết để xác định các chỉ tiêu:
+ Xác định cặn lơ lửng (SS): giấy lọc
+ pH: KCl 3N
+ Xác định Sắt: CH3COONa.3H2O, CH3COOH đậm đặc, 1,10
đậm
đặc,

phenanthroline
0,5%,
hydroxylamin
10%,
H2SO4
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O.
+ Xác định Nitrat: NaNO2, NaOH, axit sunfanilic, CH3COOH, 1 –
Naphthylamine, Cd kim loại có kích thước hạt 0,3 – 0,6 mm.
+ Xác định Nitrit: NaNO2, NaOH, axit sunfanilic, CH3COOH, 1 Naphthylamine.
+ Ammoniac:NH4Cl, HgI2, KI.
+ Sulfate: BaCl2.2 H2O, MgCl2.6H2O, CH3COONa, KNO3,
Na2SO4.
+ Xác định BOD5: NaOH, MgSO4.7H2O, FeCl3.6H2O, CaCl2,
KH2PO4, K2HPO4, Na2HPO4.7H2O, NH4Cl, KI, NaN3, H2SO4, Na2S2O3.5
H2O, Na2CO3, hồ tinh bột.
+ Xác định COD: K2Cr2O7, H2SO4 đậm đặc, HgSO4, Ag2SO4,
H2SO4 đậm đặc, 1,10 phenalthroline monohydrate, FeSO4.7H2O,
Fe(NH4)2(SO4)2 .6H2O.
+ Coliforms và E.coli: môi trường cấy thích hợp.
3.6. Phương pháp nghiên cứu
3.6.1. Vị trí và thời gian lấy mẫu
- Vị trí: mẫu nước được thu tại 5 điểm từ Lò Ảng ở Điện Nam Hải đến
chân núi (Hình 3.1).
- Thời gian thu mẫu nước: chia làm 2 đợt
+ Đợt 1: tháng 3/2011.
+ Đợt 2: tháng 4/2011.

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 12



Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Sơ đồ vị trí thu mẫu
Điện Kín
VT 2

VT 3

Điện Nam
Hải

VT 1

VT 4

Dồ Hội

VT 5

Nhà dân

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu nước Suối Vàng - núi Cô Tô
Ghi chú
VT 1: Thượng nguồn suối Vàng (Lò Ảng ở điện Nam Hải)
VT 2: Thượng nguồn suối Vàng (ô đá chứa nước gần Điện Kín)
VT 3: Thượng nguồn suối Vàng (hố bơm chứa nước gần Điện Kín)
VT 4: Khoảng giữa suối Vàng (ô đá chứa nước ở Dồ Hội)
VT 5: Cuối nguồn suối Vàng (nhà dân lấy nước từ Lò Ảng phía dưới chân núi)
: Vị trí thu mẫu

: Địa điểm

SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp đại học

3.6.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp thu mẫu: rửa kỹ chai, bình đựng mẫu và tráng bằng nước
mẫu thu. Dùng tay cầm chai, bình nhúng vào dòng nước. Hướng miệng chai,
bình lấy mẫu về phía dòng nước tới tránh đưa vào chai, bình lấy mẫu các chất
rắn có kích thước như rác, lá cây. Đậy kín chai, bình ghi rõ lý lịch mẫu thu.
(Hồ Liên Huê, 2009).
- Các mẫu nước sau khi thu được bảo quản theo các phương pháp được
trình bày ở Bảng 3.2

Bảng 3.1: Phuơng pháp bảo quản mẫu
STT

Chỉ tiêu

Phương pháp bảo quản

Loại bình chứa

1

pH


Lạnh 40C

Bình PE

2

SS

Lạnh 40C

Bình PE

3

DO

0,7 (ml H2SO4 + 1 ml NaN3)/ 300 Bình PE
ml; 10 – 200C

4

BOD5

Lạnh 40C

Bình PE

5


COD

2 ml/ H2SO4

Bình PE

6

NO2-

Lạnh 40C

Bình PE

7

NO3-

Lạnh 40C

Bình PE

8

NH4+

Lạnh 40C

Bình PE


9

Fe

Lạnh 40C, HNO3, pH < 2

Bình PE

10

SO42-

Lạnh 40C

Bình PE

11

Coliforms Lạnh 40C

Chai thủy tinh

12

E.coli

Lạnh 40C

Chai thủy tinh
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2005)


SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp đại học
3.6.3 Phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước suối Vàng gồm tổng cộng 12 chỉ
tiêu bao gồm các chỉ tiêu: vật lý, hoá học và vi sinh.
a. Phương pháp đo pH: xác định bằng máy đo pH.
b. Phương pháp đo DO: xác định bằng máy đo DO.
c. Phương pháp xác định cặn lơ lửng: xác định bằng cách lọc 100ml mẫu
qua giấy lọc sợi thủy tinh.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng tính bằng mg/l theo công thức:
X (mg / L) =

Trong đó:

(m1 − m0 ) * 10 6
V

m1: khối lượng giấy lọc và cặn (g).

m0: khối lượng giấy lọc (g).
V: thể tích mẫu đã dùng (ml).
(Nguyễn Văn Phước, 2005).

d. Phương pháp xác định BOD5: phương pháp oxy hóa ướt.
- Lấy 100 ml mẫu và thêm nước đã sục khí cho đầy chai DO

- 1 chai đem ủ 200C trong 5 ngày. Sau 5 ngày xác định lượng oxi hòa tan
(DO5) còn lại trong mẫu.
- Chai DO còn lại thêm 1 ml kiềm Iod và 1 ml MnSO4.
- Lắc đều mẫu sau đó để cho kết tủa lắng ổn định.
- Thêm 1 ml H2SO4, lắc đều và để trong bóng tối 15 phút.
- Sau 15 phút đem chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột đến khi
dung dịch chuyển sang màu trắng thì dùng lại. Ghi lại thể tích đã dùng.
- Tính hàm lượng oxi hòa tan:
DO0 =

Trong đó:

V1 * N * 300 * 8000
Vm * (300 − 2)

V1: Thể tích Na2S2O3 (ml).

N: Nồng độ Na2S2O3.
Vm: Thể tích mẫu đem chuẩn độ (ml).
SVTH: Lê Thị Cẩm Nhung

Trang 15


×