Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

mối quan hệ giữa nền kinh tế thị trường và tình hình tội phạm người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 159 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa 2006-2010)
Đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Nguyễn Chí Hiếu
Bộ môn: Luật Tư pháp

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp: Tư pháp 1
MSSV: 5062293
Cần thơ, năm 2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................


...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU.
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Con người chúng ta ai cũng phải sống và tồn tại trong một xã hội nhất định.
Ngay từ khi sinh ra môi trường chúng ta tiếp xúc đầu tiên đó là gia đình, gia đình
là một trong những chất xúc tác lớn góp phần uốn nắn nhân cách con người mỗi
chúng ta. Rồi dần dần lớn lên chúng ta lại tiếp xúc với một môi trường rộng hơn
đó là trường học và xã hội, hai môi trường này giúp ta có nhiều kinh nghiệm trong
cuộc sống thông qua quá trình lao động và học tập. Mỗi môi trường tác có sự tác
động khác nhau đến con người, tùy vào lứa tuổi mà sự tác dộng đó ảnh hưởng đến
chúng ta nhiều hay ít. Và lứa tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất và sâu sắc nhất từ
chính những môi trường này đó chính là lứa tuổi chưa thành niên.Trong thực tế thì

không có bất cứ gì là tuyệt đối, bất cứ gì cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu vì
vậy khi sống trong một môi trường nào đó đòi hỏi chúng ta phải biết chon lọc để
có thể tồn tại và phát triển. Trong chúng ta ai cũng đã từng trãi qua lứa tuổi chưa
thành niên, lứa tuổi của những bồng bột, nông nỗi, suy nghĩ và hành động chưa
chính chắn. Nhiều người trong chúng ta đã mai mắn vượt qua một cách tốt đẹp
trước những cạm bẫy và trở thành những người có ích cho xã hội. Đạt được những
điều đó là nhờ chúng ta được sống trong tình yêu thương của gia đình, sự giáo dục
tốt của nhà trường và sự quan tâm đúng mức của xã hội. Nhưng đau lòng thay,
không ít người đã sa vào con đường hư hỏng, tội lỗi, tệ hơn là vi phạm pháp luật
và phạm tội chỉ vì những sự nông nỗi nhất thời. Một trong những nguyên nhân gây
ra hiện tượng trên là sự tác động tiêu cực của xã hội. Nếu nói gia đình và nhà
trường là nơi khởi nguồn của nhân cách thì xã hội được xem là nơi để những nhân
cách này được phát huy và uốn nắn để có thể tạo nên sự bền bỉ trước mọi sóng gió.
Nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách ấy, đặc biệt
là đối với nhũng người chưa thành niên, họ chỉ mới vừa bước những bước chập
chững vào đời, chưa biết đâu là nơi tốt đẹp còn đâu là bờ bến tốt để có thể hướng
tới.
Những năm gần đây, xã hội chúng ta có nhiều biến đổi và xáo trộn do nền kinh
tế thị trường tác động. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì cũng có nhiều
tiêu cực nảy sinh, ảnh hưởng đến phạm trù về đạo đức xã hội, gia đình..., làm thay

1


đổi nhận thức, quan điểm về cuộc sống của thế hệ trẻ. Việc mở rộng đối ngoại,
ngoài mặt tích cực ra thì hình thức văn hoá phẩm đồi truỵ cũng xâm nhập, đặc biệt
mạng internet, game,.... Ngoài những cái tích cực mà internet mang lại, bên cạnh
đó là những trang web mang tính chất đồi truỵ. Mà lứa tuổi thanh thiếu niên, hay
tò mò, thích khám phá cái mới, phiêu lưu mạo hiểm, nên dễ dàng đưa đẩy các đối
tượng chưa thành niên đi vào con đường phạm tội. Xã hội hiện nay phát triển theo

hướng đa chiều, phức tạp và có phần của bạo lực gia tăng nên tạo cho nhiều người
lệch lạc trong ý thức. Đó là sự đè nén chịu đựng của người phạm tội trước một
hiện tượng xã hội. Ví dụ như áp lực phải đỗ đạt của các gia đình sẽ gây ức chế cho
con em trong gia đình. Nên khi thi rớt họ sẽ lo sợ và buồn tủi và có thể phạm pháp
bất cứ lúc nào. Hay khủng hoảng kinh tế, công nhân thất nghiệp, không có thu
nhập nên cuộc sống khó khăn, những người chưa thành niên sống trong những môi
trường thiếu thốn như thế sẽ dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp
luật, thậm chí là phạm tội. Nhiều yếu tố như vậy cộng lại khiến những người chưa
thành niên cảm thấy “xung quanh mình đâu cũng có tội phạm”, tội phạm là chuyện
thường ngày... Tâm lý đó kéo khoảng cách giữa “hành động ảo” và hành động
phạm tội thật gần nhau hơn. Hậu quả về mặt xã hội mà nền kinh tế thị trường để
lại – Đây cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân đưa đẩy làm cho tình hình tội
phạm ở người chưa thành niên ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài : Ảnh hưởng của xã hội đến tình hình tội phạm
người chưa thành niên để nghiên cứu. Trong đó chủ đạo là vấn đề về hậu quả để
lại của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm người chưa thành
niên. Để qua đó chính bản thân em và nhiều người khác có thể hiểu biết nhiều hơn
và cụ thể hơn về người chưa thành niên, tìm hiểu vì sao tội phạm ở người chưa
thành niên ngày càng gia tăng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với xã hội
và qua đó có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giáo dục người chưa
thành niên, đồng thời giúp đỡ những ai đã phạm tội quay lại với cuộc sống bình
thường và trở thành công dân có ích cho xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội phạm
người chưa thành niên. Cụ thể là sự tác động của xã hội ảnh đến tình hình tội
phạm người chưa thành niên. Trong đó tác động của nền kinh tế thị trường được
người viết tập trung nghiên cứu và phân tích. Bỡi lẽ, trong những năm gần đây nền

2



kinh tế thị trường đã và đang là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tội phạm
người chưa thành niên phát triển cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của tội
phạm. Từ đó đề ra những biện pháp phòng ngừa những tác động của nền kinh tế
thị trường tới người chưa thành niên. Đồng Thời đề ra những kiến nghị nhằm hạn
chế đến mức tối đa tội phạm ở người chưa thành niên. Để những người chưa thành
niên phát triển một nhân cách bình thường và không phạm phải những sai lầm khi
tuổi đời còn quá trẻ.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về những quy định cơ
bản của Đảng và Nhà nhước ta trong công tác đào tạo bồi dưỡng người chưa thành
niên, bảo vệ họ khỏi những tác động xấu của xã hội.
Ngoài ra, trong bài luận văn còn còn sử dụng một số phương pháp khác như:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp sưu tầm.
- Phương pháp tìm hiểu thống kê.
4. Kết cấu của luận văn.
Bên cạnh lời nói đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và kết luận. Bố cục của luận
văn còn chia làm 3 chương.
Chương 1. Lý luận chung về người chưa thành niên và tội phạm người chưa
thành niên.
Chương 2. Kinh tế thị trường và tội phạm người chưa thành niên.
Chương 3. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội và một số kiến nghị.
Trong luận văn có sử dụng những từ như: “ Người chưa thành niên”, “ trẻ”, “
con trẻ”, “ trẻ vị thành niên”. Đều nhằm để chỉ một đối tượng chung và có liên
quan mật thiết với đối tượng là người chưa thành niên được nghiên cứu và tìm
hiểu chủ yếu trong luận văn.
Kết thúc vấn đề người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy

Nguyễn Chí Hiếu trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến
thức cũng như giải đáp mọi thắc mắc để người viết hoàn thành bài luận văn của
mình. Đồng thời người viết cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô khoa

3


Luật, thư viện khoa Luật cùng tập thể các bạn đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong quá trình làm luận văn của người viết.
Mặc dù trong quá trình nghiện cứu người viết đã có sự cố gắng, nỗ lực nhưng
do hạn chế nhất định về thời gian , nguồn tài liệu tham khảo cũng như khả năng
nghiên cứu, kiến thức của bạn thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài
luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ TỘI PHẠM
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1.1 Những vấn đề chung về người chưa thành niên.
1.1

.1Một số khái niệm về người chưa thành niên ở các nước trên thế giới
và ở Việt Nam.
Nói về khái niệm về người chưa thành niên thì ở mỗi nước đều có những cách

gọi và độ tuổi khác nhau. Bỡi lẽ, sự phát triển về thể chất của con người ở mỗi
quốc gia là khác nhau. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm về người chưa
thành niên ở các nước trên thế giới thông qua những định nghĩa của các tổ chức
quốc tế:
1.1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên của các tổ chức trên thế giới:
Đa số các nước trên thế giới dùng cụm từ “ vị thành niên” để chỉ những người
chưa thành niên, độ tuổi của những người chưa thành niên cũng khác nhau ở từng
quốc gia:
+ Theo định nghĩa chính thức của Liên hợp quốc về trẻ vị thành niên là từ 1019 tuổi và tuổi thanh niên là từ 14-24 tuổi.
+ Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở một
số nước người chưa thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi. Các
nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn :
o Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên: Nam từ 12 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi.
o Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn: Nam
từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi.
o Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên: Nam
từ 17-19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.
+ Theo Chương trình Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục vị thành niên thanh niên của khối Liên minh châu Âu lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Nhìn vào chúng ta có thể thấy rằng, ở mỗi quốc gia quy định về độ tuổi của
người chưa thành niên là khác nhau. Sự quy định đó thể hiện sự phát triển phù hợp
về thể chất và tâm lý của con người ở quốc gia đó.

5


1.1.1.2 Khái niệm về người chưa thành niên tại Việt Nam:
Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về độ tuổi của những người chưa thành niên ở
một số nước trên thế giới, vậy còn ở Việt Nam chúng ta thì sao? Một vài khái
niệm về người chưa thành niên được biết đến ở nước ta như:
+ Theo hội Kế Hoạch Hóa Gia Đình Việt Nam xác định vị thành niên, thanh

niên là từ 10 - 24 tuổi. Giai đoạn vị thành niên được chia làm 2 giai đoạn:
o Giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
o Giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi còn độ tuổi thanh niên là từ 19 - 24 tuổi
+ Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Trong pháp luật hình sự và dân sự, vị
thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi.
+ Bộ luật Dân sự Việt nam 2005, Chương II: Cá nhân, Mục I, điều 18 nêu rõ :
"Người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người
chưa thành niên".
+ Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, điều 68 cũng nói rất rõ: "Người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo
những quy định của chương này"...
+ Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, tại chương XXXII: Thủ tục tố tụng đối
với người chưa thành niên, cũng đề cập hai nhóm: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi,
và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi...
Như vậy: Trong pháp luật Việt Nam, có từ "chưa thành niên" chỉ những người
chưa đủ 18 tuổi. Pháp luật nước ta quy định như vậy là vì thể chất và tâm lý của
người Việt Nam chỉ phát triển toàn diện khi đủ 18 tuổi. Đến tuổi này con người
mới thật sự trưởng thành và kiểm soát được suy nghĩ và hoàn toàn có thể chịu
trách nhiệm về những hành động của mình. Còn đối với lứa tuổi chưa thành niên
thì sao?. Đây là lứa tuổi học hỏi và tiếp thu vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng bỡi những
tác nhân bên ngoài. Mà những tác nhân bên ngoài thì có vô số, có cả xấu lẫn tốt.
Chính bản thân các em chưa thể nhận biết hết được. Việc phân chia về độ tuổi của
tuổi chưa thành niên với các độ tuổi khác còn nhằm mục đích là: Xác định năng
lực chịu trách nhiệm của những người vi phạm pháp luật và phạm tội, để qua đó
có những biện pháp trừng phạt và giáo dục thích hợp. Mặc khác việc quy định về
độ tuổi của người chưa thành niên còn thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước
ta, bỡi lẽ: Những người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật hay phạm tội sẽ

6



được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước, hình phạt cho họ cũng nhẹ hơn
so với những người đã thành niên phạm cùng một tội.
1.1.2 Sự phát triển về tâm – sinh lý của người chưa thành niên.
Lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người
lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời
mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao
gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã
hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý
nhất so với các lứa tuổi khác. Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang
lớn dần từ con nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng
nhưng rất mỏng manh. Nhưng không hoàn toàn giống những con nhộng, những
con nhộng chỉ ngày càng lớn về thể xác, còn những vị thành niên của chúng ta khi
bước vào giai đoạn này họ phát lớn lên cả về thể chất lẫn nội tâm bên trong. Hai
sự phát triển này diễn ra song song với nhau và giữa chúng có mối liên hệ mật
thiết với nhau.
1.1.2.1Sự phát triển về thể chất của người chưa thành niên.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì.
Khi bước vào giai đoạn này thể chất của họ phát triển rất mạnh mẽ. Ai trong chúng
ta không một lần phải ngạc nhiên vì sự thay đổi đó. Mới vài năm trước các em nhỏ
của chúng ta vẫn còn là những cô bé, cậu bé hồn nhiên, vô tư. Nay gặp lại các em
đã trở thành những nam thanh nữ tú cả rồi. Đó chính là sự phát triển về sinh lý khi
các em bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, quá trình chín muồi dậy thì thường
không đồng đều ở các cá thể. Một vài em gái hay em trai đã hoàn thành toàn bộ
quá trình phát triển dậy thì trong khi đó ở những bạn đồng lứa khác quá trình này
mới bắt đầu hoặc chưa xảy ra. Cho nên không có một sự giới hạn cứng nhắc nào
cho giai đoạn này. Giữa những cá nhân tuy nhìn bề ngoài có sự biến đổi khác
nhau, nhưng nhìn chung, sự khởi đầu và kết thúc tuổi dậy thì thường là từ 4 đến 6
năm và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí địa lý, vùng khí hậu, dân tộc(
Châu Âu sớm hơn Châu Á), các điều kiện kinh tế- xã hội trong đó bao gồm: nơi

sống, mức sống, điều kiện giáo dục,…Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi
xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 - 14 tuỏi), còn đối với nam kể từ khi
xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi). Các nhà Dân số học cho biết, ngày
nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13,
7


trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Tuổi dậy thì
là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành niên
nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể
làm cha, làm mẹ được1.
- Những thay đổi bề ngoài của cơ thể ở tuổi vị thành niên.
Những sự thay đổi này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Đầu tiên là sự
phát triển về chiều cao của cơ thể, nhưng không phải em nào cũng giống nhau bởi
sự phát triển này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền trong bản
thân mỗi người, phần nào do chế độ ăn uống,…. Nhưng nếu nhìn một cách tổng
thể thì khi bước vào giai đoạn này chiều cao của các em phát triển nhanh chóng do
xương các em dài ra ở từng bộ phận cơ thể chẳng hạn như xương chân, xương
tay,..Cơ thể các em bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, đối
với các em trai còn có sự phát triển và tiết mỡ ở các khối cơ. Nếu so sánh sự phát
triển của các em ở giai đoạn dậy thì và thời kỳ trước đó thì chúng ta sẽ phát hiện ra
một chi tiết vô cùng thú vị. Đó là: Trong thời kỳ trước đó hay chúng ta còn gọi là
thời kỳ thơ ấu sự tăng trưởng diễn ra theo trình tự từ đầu đến chân. Nhưng khi
bước vào tuổi dậy thì thì hoàn toàn ngược lại, chân tay lại đạt chiều dài đây đủ
trước thân mình và đầu. Tuy có sự nghịch lý nhưng đây là hiện tượng sinh học
bình thường. Để có thể nhìn nhận chính xác hơn về sự phát triển của người chưa
thành niên, dưới đây là bản tóm tắt đồng thời so sánh sự phát triển của nam - nữ ở
giai đoạn dậy thì2:
Nam


1
2

Nữ

- Phát triển chiều cao

- Phát triển chiều cao

- Phát triển cân nặng

- Phát triển cân nặng

- Phát triển vú

- Phát triển vú

- Phát triển lông mu

- Phát triển lông mu

- Giọng nói trầm

- Thay đổi giọng nói

- Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn

- Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn

Sức khỏe vị thành niên những điều cần biết – www.suckhoe360.com.vn

Sức khỏe vị thành niên những điều cần biết- www.Suckhoe360.com.vn

8


- Da mỡ màng, mọc trứng cá trên - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên
mặt
mặt
- Ngực và vai phát triển,các cơ rắn

- Ngực, vai và các cơ không phát
triển như ở nam

chắc
- Lông trên cơ thể và râu phát triển
- Dương vật và tinh hoàn phát
triển
- Bắt đầu xuất tinh
- Bộ phận sinh dục ngoài phát
triển
Ngừng phát triển bộ xương sau
khi hình thể đã hoàn thiện

- Hông nở rộng, vòng eo thu hẹp
- Đùi trở nên thon
-Tử cung và buồng trứng to ra
- Các tuyến nội tiết phát triển
- Sự rụng trứng xảy ra, bắt đầu có
kinh nguyệt
-Các tuyến nội tiết phát triển

Ngừng phát triển bộ xương sau khi
hình thể đã hoàn thiện

Với sự phát triển như thế chẳng mấy chốc các em đã có một hình dáng của một
người trưởng thành. Và sự phát triển đó chịu sự chi phối và hỗ trợ chính từ những
biến đổi bên trong cơ thể.
-

Những biến đổi bên trong cơ thể của người chưa thành niên.

Theo những nghiên cứu của Đại học Delaware3: Thì khi bước vào tuổi dậy thì,
tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH (follicle stimulating hormone) và
hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng
(nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi nhận được lệnh của tuyến yên, buồng
trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2 hormone là estrogen và progesteron; còn
tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất hoocmon testosterone. Các hormone này khiến
cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến
đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính
khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai
có hiện tượng xuất tinh. Nhìn chung, khi bước vào giai đoạn này bên trong cơ thể
3

Sức khỏe vị thành niên những điều cần biết - www.suckhoe360.com.vn

9


của các em xảy ra nhiều sự biến đổi hoàn toàn khác so với sự phát triển trước đây
và sự phát triển này đưa các em vào cuộc sống mới của lứa tuổi mới- Lứa tuổi vị
thành niên.

Nói tóm lại: Khi bước vào giai đoạn này cơ thể các em cả bên trong lẫn bên
ngoài đều có sự thay đổi. Những biến đổi về chất bên trong sẽ tác động và làm
thay đổi hình dáng bên ngoài. Đôi khi sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn này
chính bản thân các em chưa thể nào nhận biết hết được, từ đó gây ra nhiều lúng
túng cho các em. Chính vì thế người lớn chúng ta cần có những tư vấn và chăm
sóc thích hợp để giúp các em chăm sóc và bảo vệ cơ thể của chính mình tránh
những tác nhân xấu có thể ảnh hưởng và để lại nhiều hậu quả sau này.
1.1.2.2 Những biến đổi về tâm lý.
Có thể nói, vị thành niên là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc
đời. Nó có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được
trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản
thân, gia đình và xã hội. Hoặc đây có thể là một thời gian mà mọi thứ đều sai lầm,
mọi hứa hẹn và khả năng của họ đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức hành vi. Ở
lứa tuổi này tâm lý của các em cũng có những thay đổi rõ rệt. Có thể nói lứa tuổi
chưa thành niên như là sự phát triển quá độ từ tuổi thơ sang người lớn nhưng chưa
thực sự đạt được mức độ trưởng thành thực sự. Chính vì thế tâm lý của lứa tuổi
này được tạo thành bởi nhiều cung bậc khác nhau. Những biểu hiện của tâm lý
không diễn ra lặp đi lặp lại, mỗi biểu hiện chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian
nhất định. Điều này tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho lứa tuổi này.
- Giai đoạn vị thành niên sớm, tương đương với tuổi thiếu niên:
Giai đoạn này thường được tính từ khi các em nam trong độ tuổi từ 12-14 tuổi;
Và nữ từ 10-12 tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình dậy thì. Do những ảnh
hưởng từ yếu tố sinh học nên các em thường có tâm trạng lo lắng về hình dáng bên
ngoài của cơ thể mình. Các em không hiểu tại sao cơ thể mình lại thay đổi nhanh
chóng như vậy. Nhiều em còn lằm tưởng rằng mình bị bệnh rồi đâm ra lo lắng,
buồn bã,..Mặc dù có nhiều thắc mắc nhưng các em rất ngại hỏi người lớn. Và rồi
các em tự tìm ra câu trả lời cho mình bằng cách so sánh cơ thể mình với những
người bạn cùng giới. Cho đến khi sự thay đổi diễn ra ngày càng nhanh hơn và rõ

10



hơn khi đó tâm lý của trẻ cũng phát triển theo một hướng mới4. Khi trẻ ở vào độ
tuổi dưới 11 thì trẻ tin rằng tất cả những gì mà trẻ tin tưởng đều đúng. Bạn không
thể tranh luận thắng trẻ ở giai đoạn này. Khoảng trên 11 tuổi trẻ mới bắt đầu thay
đổi cách suy nghĩ. Lúc này trẻ mới nhận thấy rằng, đối với một vấn đề thì có nhiều
ý kiến và quan điểm khác nhau. Nhưng có một điều vẫn tồn tại trong chúng là: Trẻ
tin mình là người duy nhất “ chưa có ai cảm nhận giống mình” và cũng “ không có
ai hiểu được mình cảm nhận thế nào”. Các em tự nhận thấy mình không còn là
một đứa trẻ nữa, nên chúng nuốn tự mình làm mọi việc mà không cần nhờ đến sự
giúp dỡ của người lớn. Các em không còn quấn quýt bên cha mẹ như ngày trước
các em không còn đòi đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, …Họ cho rằng
mình đã lớn và tự mình có thể tự làm lấy mọi việc. Khi được tự chủ nhiều hơn,
quan điểm về bản thân, gia đình và thế giới nói chung sẽ có rất nhiều sự thay đổi.
Khi được làm những việc theo ý muốn của mình trẻ bắt đầu hài lòng rằng mình đã
thành người lớn. Nhưng dường như trong lúc này các em vẫn có cảm giác rằng
mình chưa phải là người lớn. Khi đó chúng bắt đầu đi tìm lời giải cho vô vàn câu
hỏi để có thể tìm ra con đường giúp mình trở thành người lớn. Đó chính là bước
đầu hình thành ý thức độc lập trong suy nghĩ và hành động. Chính ý thức độc lập
trong suy nghĩ và hành động làm cho trẻ luôn có cảm giác cha mẹ không hiểu
mình, chưa thấy được rằng mình đã lớn. Các em bắt đầu tìm cách chứng minh cho
cha mẹ và những người xung quanh thấy rằng mình đã lớn, mình đã thật sự lớn
chứ không còn là trẻ con như ngày nào. Và biểu hiện đầu tiên là sự chống đối cha
mẹ của các em. Các em dần dần chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn
bè và ngưỡng mộ thần tượng. Lúc này nhu cầu về bạn bè trở nên cấp thiết với các
em. Các em rất sợ cô đơn, sợ bị bạn bè tẩy chay. Ở lứa tuổi này bạn bè có ảnh
hưởng rất lớn đối với các em, đặc biệt là những nhóm bạn cùng trang lứa. Các em
thích kết bạn vì nhiều lý do như: Để có người cùng chơi, cùng học,…Ngoài ra bạn
còn là nơi để các em tâm sự, chia sẽ những bất an, để nhận xét và đồng nhất mình
với bạn. Các em dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động khác nhau cùng

nhóm bạn. Có câu “ Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng”. Phần lớn trẻ em hư
hỏng đều bắt nguồn từ nhóm bạn cùng chơi. Đây là việc rất đáng để các bậc phụ
huynh lưu ý, để dẫn dắt con mình theo con đường tốt đẹp.

4

Sức khỏe vị thành niên những điều cần biết – www.suckhoe360.com.vn

11


Những điều trên cho thấy những người chưa thành niên vẫn còn mang nhiều
đặc trưng của một đứa trẻ. Phụ thuộc nhiều vào gia đình, quan tâm nhiều đến
những thay đổi của cơ thể, hay suy tư về hình ảnh cơ thể, dễ băn khoăn lo lắng,
buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể. Mối quan tâm đến bạn bè bắt đầu nổi
lên như là một đáp ứng chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới,…Đó là những diễn
biến tâm lý mang tính đặc trưng của giai đoạn này. Nó chỉ mới là sự khởi đầu co
cả một quá trình dài, đến giai đoạn tiếp theo nó mới thật sự được xem như là cao
trào của sự phát triển.
- Giai đoạn giữa vị thành niên – tương đương với tuổi thiếu niên lớn.
Giai đạo này thường bắt đầu khi các em nam bước vào lứa tuổi khoảng từ 15
đến 17 và ở các em nữ thường là tù 13 đến 16. Trong giai đoạn này tâm lý của các
em diên biến thất thường “ lúc mưa lúc nắng”, các em hay giận dỗi, hờn mát, đối
khi lại tỏ ra căng thẳng, cọc cằn,…Có thể nói mọi cảm xúc của các em ở giai đoạn
này đã đã đạt đến đỉnh điểm cua sự phát triển. Giai đoạn này được xem như là giai
đoạn của sự dậy thì đầy đủ.
Bước vào lứa tuổi này các em nỗ lực cao nhất tìm kiếm sự độc lập và tách
khỏi sự kiểm soát của cha, mẹ. Chính vì thế hiện tượng xung đột với cha, mẹ
thường xuyên xảy ra. Không phải đến tuổi này các em mới hình thành thái độ này
mà ở giai đoạn trước nó đã ngấm ngầm phát triển nhưng chưa được bộc lộ. Đến

giai đoạn này các em thẳng thừng phê phán cha, mẹ. Vì thế tạo nên cảnh khẩu
chiến trong gia đình. Một phần cũng do sự xung đột giữa sự mong đợi của cha mẹ
dành cho con cái và mức độ tình nguyện của chúng. Cha, mẹ luôn muốn con mình
vâng lời và thường xấu hổ và thất vọng nếu con mình không làm được điều đó.
Trẻ thì cần có cơ hội để khẳng định mình là người lớn, có tinh thần trách nhiệm.
Trẻ tin rằng, chúng phải là người dám làm dám chịu trước khi chúng trở thành
người lớn. Trẻ nghĩ rằng cha, mẹ kiểm soát và che chở chúng một cách quá đáng.
Chúng tự hỏi “ Tại sao cha, mẹ tôi lại cư xử với tôi như thể tôi vẫn còn là một đứa
trẻ?” Và cứ như thế vòng tròn của sự che chở và chống đối cứ như thế tiếp diễn và
tiếp diễn. Trẻ nghĩ rằng phê phán cha, mẹ cũng là cách làm giảm đi quyền lực đặc
trưng của cha, mẹ. Nhưng các em vẫn rất cần cha, mẹ với tư cách là chỗ dựa tin
cậy, chỗ để các em tranh luận, “ bắt bẽ” hay cãi lý. Bằng cách này các em ít nhiều
thõa mãn nhu cầu được làm người lớn của mình. Các nhà nghiên cứu về tâm lý trẻ
vị thành niên cũng cho rằng: “ Chúng cần cha, mẹ cái gì đó sai để chúng có thể ít

12


nhất cảm thấy mình đúng, để tách khỏi cha mẹ và tạo nên tính độc lập của riêng
mình.”
Sự thoát ly ấy còn là sự biểu hiện của sự xã hội hóa cá tính ở trẻ. Vị thành niên
trãi nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện liên quan đến sự chín muồi xã
hội, hay nói khác hơn là sự xã hội hóa cá tính. Trẻ bắt đầu tập tành hút thuốc lá,
uống rượu, phóng xe máy,… Lúc này trẻ quan tâm nhiều hơn về các vấn đề xã
hội. Trẻ tìm hiểu xã hội thông qua các mối liên hệ các nhân5 ( quan hệ bạn bècùng giới, khác giới; quan hẹ cha, mẹ; quan hệ với những người lớn khác có ý
nghĩa với trẻ như: thầy cô, chú, bác, anh, chị,…). Các mối liên hệ cá nhân giữ một
vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xã hội hóa đứa trẻ. Ví dụ:
Tình bạn lúc này đóng vai trò quan trọng vừa là bối cảnh, môi trường, vừa là điều
kiện, phương tiện để trẻ phát triển sự hiểu biết, thể nghiệm các năng lực, các kỹ
năng và sự hiểu biết về mình thông qua người khác. Chính nhờ khả năng tư duy

trừu tượng mà các em lĩnh hội những yếu tố đó rất nhanh.
Ngoài ra, đây là lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu đương, dễ rung động
trước người bạn khác giới. Đó chính là những xúc cảm giới tính ở các em. Nguyên
nhân bắt nguồn của những cảm xúc này là do Việc tăng cường hoạt động của hệ
thống tiết các hormone tính dục (tuổi dậy thì) đã kích thích các ý nghĩ tình dục, tạo
ra sự lơ đãng mơ màng, nảy sinh nhu cầu hấp dẫn quyến rũ tình dục ở hầu hết
thiếu niên lớn. Ảo tưởng tình dục cũng thường thấy ở lứa tuổi này (một số em có
những hoang tưởng tình dục và luôn cảm thấy mặc cảm tội lỗi mỗi khi ý nghĩ đó
xuất hiện). Các em nam trong giấc ngủ có thể mơ thấy những chuyện ân ái và tự
tiết tinh dịch, đây là điều hoàn toàn bình thường (một số em khác không trải
nghiệm điều này cũng là hoàn toàn bình thường). Cả nam và nữ ở tuổi thiếu niên
lớn đều trải nghiệm hứng thú tình dục. Xúc cảm giới tính hay những rung động
đầu đời thường dễ xảy ra và đơn giản là với những ai gây cho chúng ấn tượng,
những người gần gũi, những người hay giúp đỡ quan tâm, những người có biểu
hiện bên ngoài hấp dẫn… Đại bộ phận các em ở tuổi thiếu niên lớn không hiểu
được rằng những cảm xúc này chỉ là những tình cảm mang bản chất tình dục mà
chúng thường lầm tưởng là tình yêu. Các em có nhu cầu thử nghiệm muốn khám
phá các năng lực trong quan hệ tình dục và có không ít những vấp ngã, song đó là
5

Srinthall & Collins - Những nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ liên quan đến cá nhân ở
lứa tuổi vị thành niên –– www.suckhoe360.com.vn

13


cách để các em chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo (học cách bày tỏ và
kiểm soát xúc cảm, phát triển năng lực biết yêu và được yêu).
Tất cả những diễn biến tâm lý trển được chi phối bởi hệ thần kinh trung ương.
Các em có nhiều cung bật cảm xúc là do hệ thần kinh của các em ở giai đoạn này

có nhiều khác biệ so với các lứa tuổi khác. Đặc trưng của hoạt động thần kinh ở
lứa tuổi này là quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với quá trình ức chế,
điều này dễ tạo ra sự mất cân bằng tạm thời. Hoạt động dưới vỏ não càng làm mất
cân đôi hơn cho các quá trình tâm lý ở tuổi này. Vì thế, các em ở tuổi này tràn đầy
xúc cảm, dễ xúc động, khó kềm chế xúc cảm bộc phát, dễ bị tổn thương. Trạng
thái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắt vui rồi lại thoắt buồn,
khó kiểm soát xung tính, dễ bị kích động. Hưng phấn vỏ não lại mang tính lan toả
nhiều hơn nên các em thường có những cử chỉ, động tác phụ của tay chân, đầu,
mình mỗi khi có một phản ứng nào đó nhất là các em trai, dễ khóc, dễ tủi thân ở
con gái
Nói tóm lại: Những sự mất cân bằng trên là điển hình của trẻ vị thành niên,
nhưng chúng chỉ tạm thời và sẽ qua đi theo sự trưởng thành dần lên của các em.
Đó là quy luật tự nhiên của sự phát triển. Cao trào xảy ra rồi đến một giai đoạn
nào đó cũng sẽ lắng dịu đi. Tâm lý của các em ở tuổi vị thành niên cũng vậy, nếu
trong giai đoạn này tâm lý các em xem như phát triển đến đỉnh điểm, của sự phức
tạp khôn lườn. Thì giai đoạn tiếp theo là giai đoạn cũng cố và hoàn thiện. Từ đó
mỗi em hình thành nên bản sắc tính cách đặc trưng của riêng mình.
- Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thành
niên
Nam: từ 18-20 tuổi; Nữ: từ 17-19 tuổi. Đây là giai đoạn để các em tự hoàn
thiện mình. Lúc này các em đã có thể thẳng thắng mà tuyên bố sự độc lập mà bấy
lâu nay các em nỗ lực tìm kiếm. Đồng thời thông qua đó các em tự tạo dựng cho
mình một hình ảnh tương đối ổn định về bản thân, suy nghĩ và hành động của các
em trở nên chính chắn hơn, không còn bồng bột và nông nỗi như trước nữa. Các
em tiếp tục tham gia vào xã hội chính vì thế sự xã hội hóa cá tính của các em tiếp
tục diễn ra, nhưng nó không giống như giai đoạn trước. Các em không chịu ảnh
hưởng nhiều bởi các mối quan hệ các nhân mà các em nhìn nhận sự việc thông qua
quá trình tự ý thức và tự đánh giá.

14



Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, nó có chức
năng tự điều chỉnh nhận thức và thái độ của bản thân. Đó là quá trình tự quan sát,
tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả hành động của
bản thân, về tư tưởng tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú… Tự ý thức là điều
kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã
hội. Trẻ vị thành niên hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi
các em sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường các em học. Ở tuổi này, con người
đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới, có xu hướng tư tưởng hoá, vị
tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹ năng nói, cách ứng xử mới, tác
phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xã hội ngày một mở rộng. Lúc này
nhóm bạn không còn quan trọng đối với các em nữa, nhóm bạn này trở nên ít quan
trọng hơn, các em cũng kén chọn bạn hơn.
Đồng thời các em cũng phát triển những cấu trúc tâm lý tương đối bền vững
về các giá trị đạo đức, đạo lý, về các mục đích sống của bản thân. Những thay đổi
trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa một khối
lượng trị thức lớn mang tính phương pháp luận về các quy luật của tự nhiên, xã
hội mà các bạn trẻ tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối
liên hệ giữa các trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó họ
bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng
chung về thế giới cho riêng mình. Đối với những người vị thành niên biểu tượng
chung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng , nó gắn liền với nhu cầu tìm
kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề
nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ. Như vậy thế giới quan tức quan điểm
về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên hệ giữa con người với tự
nhiên, về những định hướng giá trị cơ bản... được hình thành. Để chuẩn bị bước
vào đời, các em ở tuổi vị thành niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và
mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa
chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa... Để giải đáp các câu hỏi này, khả

năng nhận thức, đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác
nhau, thể hiện đặc biệt rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự. phát triển
có hướng dẫn của giáo dục với nghĩa rộng của khái niệm này. ở nước ta hiện nay
khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động, không ít bạn trẻ chưa xác định được ý

15


nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét và do đó cũng
không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề.
Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở
lứa tuổi vị thành niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các em biết đánh giá
phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác
nhau, có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình về
các vấn đề đạo đức... Tuy nhiên từ lâu các nhà tâm lý học đã nhận thấy mâu thuẫn
bên trong ý thức đạo đức ở lứa tuổi thanh niên. Trong các đánh giá của mình các
em có thể rất cứng nhắc tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà các em đã tiếp nhận
song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tính đúng đắn của chúng. Để lý giải điều này
có thể cho rằng lứa tuổi vị thanh niên vẫn là lứa tuổi mà ý thức đạo đức đang ở
trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành. Mặt khác về phương diện trí tuệ vị
thành niên đã hiểu được tính tương đối của các chuẩn mực. Sự nghi ngờ lật lại các
chuẩn mực đạo đức của xã hội có thể hiện như một thao tác tìm kiếm, nghiên cứu,
học hỏi để tiếp thu.
Đối với tình yêu cũng vậy, giai đoạn trước các em vẫn còn nhầm lẫn những
cảm xúc giới tính với tình yêu. Nhưng giờ đây, các em đã có thể nhận thức được
thế nào là tình yêu chân chính, các em bắt đầu phát triển sự cam kết trong tình yêu
để có thể tiến tới mối quan hệ rộng hơn và sâu sắc hơn đó chính là mối quan hệ
hôn nhân. Có thể coi đây là giai đoạn đầu thanh niên, các em đã trở nên giống
người lớn hơn về nhiều phương diện. Các em đã có cách suy nghĩ, nhận xét, cam
kết, chín chắn của người lớn trong quan hệ với công việc, trong quan hệ với người

khác. Các em giống người lớn hơn trong sự thống nhất bên trong, trong đánh giá
về bản thân, các giá trị đạo đức, đạo lý, về các mục đích sống của bản thân ở các
em có tính thực tế hơn. Các em được thừa nhận về mặt xã hội như người lớn. Tuy
nhiên, các em vẫn cần một khoảng thời gian nữa để thực sự thành người lớn –
người trưởng thành.Chính vì thế, để tạo nên bản sắc của riêng mình và để trở
thành người lớn khoẻ mạnh, có trách nhiệm, biết lao động sản xuất và có đạo đức,
các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng như cơ hội để phát triển
những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, nhà trường, bạn bè và cộng
đồng… Nếu thiếu sự hỗ trợ này, các em sẽ bị người khác lạm dụng và bóc lột. Sự
hỗ trợ của gia đình, trường học, bạn bè, người thân… sẽ tạo ra một môi trường an
toàn trong đó các em vừa được bảo vệ, vừa có khả năng chủ động và độc lập. Đây

16


là một lĩnh vực cần quan tâm nhưng phải kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt, uốn nắn để
tránh tự ái, làm tổn thương tinh thần trẻ vị thành niên. Mọi xung đột giữa cha mẹ,
người lớn với các em sẽ được giải quyết ổn thoả nếu cả hai phía đều có sự hiểu
biết, thông cảm lẫn nhau.
Tóm lại: Lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn quan trọng để hình thành tính
cách và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều thanh thiếu niên tham gia vào cuộc
sống xã hội và có đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với những thách
thức của cuộc sống hiện nay mà các em đang gặp phải, không có lời giải đơn giản
hay biện pháp tác động đơn lẻ nào có thể đối phó được. Các em cần được sống an
toàn, cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của người lớn. Xã hội có nhiệm vụ dẫn dắt và hỗ trợ
thế hệ trẻ qua những năm tháng ở tuổi Trẻ vị thành niên với sự đối xử tôn trọng và
thông cảm. Khi xã hội hoàn thành tốt trách nhiệm này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho
tương lai. Khi được khuyên bảo và tư vấn, những người chưa thành niên sẽ được
trang bị tốt hơn để ứng phó một cách thích hợp trước những tình huống bị lạm
dụng, bị đe doạ, bị đối xử bất công. Các em có thể biết cách để thoát khỏi các tình

huống có hại hoặc đối phó một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động. Nếu được bày
tỏ tiếng nói và suy nghĩ của mình, trẻ vị thành niên có thể cho biết những thông tin
quan trọng về điều kiện học tập, lao động, về những nguy cơ và vấn đề liên quan
đến sức khoẻ cộng đồng. Các em có thể đề xuất những sáng kiến mà người lớn có
lẽ chưa nghĩ tới. Sự tham gia của trẻ vị thành niên không hề làm giảm đi vai trò
quan trọng của người lớn, trái lại nó thúc đẩy sự đối thoại một cách lành mạnh,
bình đẳng giữa trẻ vị thành niên và người lớn và cùng có chung trách nhiệm với
nhau. Bên cạnh đó, người chưa thành niên là một lực lượng to lớn và nòng cốt của
xã hội. Ở những nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ thì lực lượng thanh
thiếu niên chiếm phần nửa dân số. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước
trong tương lai. Trong mỗi gia đình, thanh thiếu niên có vai trò quan trọng là lực
lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong
gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Vì vậy, nếu trẻ vị
thành niên được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có được một sức
sống và một ý chí để học tập, để lao động. Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong
thời kỳ này thì sẽ bị tổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ
hồi phục lại được.
1.2 Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

17


Hiện nay khái niệm “ Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” chưa
được hiểu theo một khái niêm thống nhất. Khái niệm tội phạm do người chưa
thành niên gây ra không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên phạm tội
nhưng hai khái niệm đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khái niệm người chưa
thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người
chưa thành niên) thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người
chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi
một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên). Trong tội phạm học khái niệm

tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
1.2.1 Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo góc độ
tội phạm học.
- Khái niệm tội phạm do người chưa thực hiện theo nghĩa hẹp: Tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện chỉ biểu thị một người chưa thành niên đã thực
hiện hành vi phạm tội và đã bị Tòa án chính thức xét xử và tuyên án là có tội6.
Theo người viết thì khái niệm này có những ưu điểm nhất định là việc xác định
hành vi phạm tội của người chưa thành niên trong trường hợp này được xác định
một cách chính xác. Các nhà cầm cân nảy mực có thể dễ dàng trong việc xác định
tội danh và đưa ra những phán quyết đúng đắn. Nhưng quan điểm này cũng có một
số hạn chế nhất định. Đó là, người chưa thành niên chỉ được coi là tội phạm khi
hành vi phạm tội đó bị phát hiện và phải thông qua việc xét xử và tuyên án có tội
của Tòa án thì mới được xem là pham tội. Như vậy quan điểm này đã bỏ qua phần
chìm của tảng băng trôi, mà phần chìm đó chính là những hành vi phạm tội nhưng
vẫn chưa bị phát hiện và xử lý kịp thời.( Hay còn gọi là tội phạm ẩn)
- Khái niệm người tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nghĩa
rộng: Thuật ngữ tội phạm do người chưa thành niên thực hiện thể hiện ở toàn bộ
những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa thành niên thực hiện trong
một địa bàn và một khoảng thời gian nhất định. Những hành vi gây nguy hiểm cho
xã hội do người chưa thành niên thực hiện hoặc bị pháp luật ngăn cấm rõ ràng
hoặc có thể giải thích theo luật định là đã cấu thành tội phạm. Tình hình người
chưa thành niên phạm tội không phải là một căn bệnh hoặc một thực thể bệnh lý
mà đó là một danh từ để chỉ một hiện tượng xã hội tiêu cực, phổ biến, rộng lớn về

6

Điều 72 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

18



toàn bộ những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm của người
chưa thành niên.7
Nói tóm lại: Cả hai khái niệm trên đều đưa chúng ta về con đường duy nhất đó
là xác định một người chưa thành niên có phải là hành vi phạm tội hay không, để
thông qua đó có những biện pháp giáo dục, trừng trị thích hợp. Riêng đối với nước
ta khái niệm về người chưa thành niên phạm tội tuy không được quy định cụ thể
trong luật nhưng tại Điều 8 Bộ luật hình sự cũng đã có khái niệm về tội phạm nói
chung, nên việc xác định người chưa thành niên có phạm tội hay không cũng được
áp dụng theo quy định này.
1.2.2 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
- Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự có thể
là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định trong Bộ
luật Hình sự.
Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thể người có
hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc được
quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa

thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận
thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân
và điều kiện gây ra tội phạm.
7

Giáo trình Tội phạm học – Trường đại học Luật Hà Nội

19


2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát,
giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp
dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải
căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp
được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.” …
- Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện (phát sinh)
khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
+ Một là, có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.
+ Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
+ Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có
thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng
các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng
ngừa tội phạm.

Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định tội
phạm do người chưa thành niên gây ra. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra
bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thể
nhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thành niên thực hiện hành vi
phạm tội đều trở thành tội phạm. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra có
những đặc điểm riêng so với tội phạm do người đã thành niên gây ra. Tội phạm do
người đã thành niên gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu
tội phạm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội phạm do người chưa thành niên gây
ra ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận định,
cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu trách nhiệm
hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.

20


- Theo một số nghiên cứu khoa học, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được xem là “cần thiết”
khi hội đủ 3 điều kiện sau đây:
+ Người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu.
+ Tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng.
+Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường, đưa vào
trường giáo dưỡng không có hiệu quả để cải tạo người chưa thành niên phạm tội
mà cần áp dụng hình phạt đối với họ.
Như vậy, chúng ta đã biết được khái niệm người chưa thành niên phạm tội, đây
là bước đầu để chúng ta tiếp cận với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
1.3 Thực trạng về tội phạm người chưa thành niên hiện nay.
1.3.1 Sơ lược về tình hình tội phạm vị thành niên ở nước ta hiện nay.
Tội phạm ở người chưa thành niên hiện nay đang là những câu chuyện, những
đề tài bàn luận hấp dẫn cho tất cả mọi người. Hầu như ngày nào, tuần nào các
phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, báo, đài, mạng internet cũng đề cặp đến

vấn đề này. Tội phạm ở người chưa thành niên không còn là vấn đề của riêng các
cơ quan chức năng nữa mà nó đang là vấn đề đáng lưu tâm cho toàn xã hội. Bỡi lẽ
số lượng người vi phạm cũng như số vụ vi phạm pháp luật hay phạm tội của
những người chưa thành niên ngày nay đang tăng nhanh một cách đột biến. Phần
lớn các em phạm tội do chưa hiểu rõ những cách ứng xử trong cuộc sống, chính vì
thế nên các em rất dễ hiểu nhầm những biểu hiện bên ngoài và lối hành xử củ bản
thân. Vì thế các em rất cố chấp.Những biểu hiện liều lĩnh thì các em lại cho rằng
đó là dũng cảm; nói chuyện và hành động hỗn xược với thầy cô và người lớn thì
các em lại cho đấy là bản lĩnh; nhất nhất theo bạn một cách mù quáng thì các em
lại cho đó là trung thành. Chính những điều đó ảnh hưởng đến suy nghĩ nhất thời
của các em và dễ dẫ đến hành vi phạm tội. Ở mỗi giai đoạn tội phạm ở người chưa
thành niên có những nét mang tính đặc trưng riêng.
- Trước khi tiếp nhận nền kinh tế thị trường cũng như giai đoạn đầu khi nó
mới vừa được hình thành ở nước ta thì phần lớn những tôi phạm do người chưa
thành niên gây ra đều là tội phạm đơn giản mang tính chất cơ hội, những tội được
gây ra thường không được vạch ra kế hoạch cụ thể, không có tổ chức, mà do sự
bộc phát nhất thời, hoặc do thù gét mà gây nên. Hay đôi khi chỉ do tính hiếu động
của lứa tuổi hoặc do sự thiếu hiểu biết mà nhiều em không ý thức được hết tính

21


chất nguy hiểm bởi những hành vi phạm tội mà mình đã gây ra. Những tội mà các
em phạm phải thường là những tội thuộc các nhóm như: xâm phạm tài sản của
công dân( trộm tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản),
các tội xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm danh dự con người( cố ý gây thương
tích là chiếm đa số, bên cạnh đó tội giết người tuy cũng có nhưng vẫn chiếm thiểu
số so với tổng tỷ lệ những tội mà người chưa thành niên phạm phải.), các tội gây
rối trật tự công cộng( đánh bạc,…), các tội về ma túy.,….Bên cạnh đó sau khi
phạm tội các em thường không có ý thức che giấu tội phạm mà mình đã gây ra,

cũng không có những hành động nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Vì thế
hầu hết những đối tượng đều bị bắt sau một thời gian ngắn, hoặc có thể bị bắt quả
tang ngay lúc thực hiện và với tâm lý sợ hãi cơ quan điều tra rất dễ tìm ra được
những đồng phạm trong vụ án.
- Theo con số thống kê của cơ quan chức năng trong những năm gần đây tình
trạng trẻ em, thanh thiếu niên phạm tội ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp hơn trước rất nhiều. Trong đó, thanh thiếu niên phạm tội nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng đang là con số đáng báo động. Theo tìm hiểu hầu
như các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do số thanh thiếu niên gây ra
cũng có phần giống với trước đây là do bộc phát nhất thời, hiếu thắng của sự non
hiểu biết. Nhưng hành vi thì rất táo bạo, hung hãn hơn trước rất nhiều. Hậu quả để
lại của sự nhất thời, hiếu thắng là người mất đi tính mạng quý giá, kẻ phải vào
vòng lao lý. Không chỉ dừng lại ở tội: cướp, cướp giật, các tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội giết người, tội hiếp dâm trở
nên điển hình và có diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện những loại tội phạm trong trẻ
vị thành niên mà trước đây ít hoặc không xảy ra như tội buôn lậu, chống người thi
hành công vụ, thể hiện rõ ý thức coi thường pháp luật và kỷ cương của Nhà nước.
Cùng với đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin với chiều hướng tiêu cực cũng là
mối tiềm ẩn khôn lường. Phần nhiều các vụ án, bị cáo đã bỏ học, chôn chân ở quán
"nét" để vui thú với trò game bạo lực rồi dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng, chẳng
hạn như: trộm, cướp, giết người cướp của,… Chủ yếu để lấy tiền chơi game.. Hay
qua "chát", trẻ giao du với thành phần xấu và bị rủ rê sa vào con đường tội lỗi.
Một thực tế đáng buồn là hành động phạm tội của trẻ vị thành niên ngày nay
chỉ vì những lý do đơn giản: như những cái nhìn thấy khó ưa, những câu nói,…..
Mới đây, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo về thực

22


trạng người chưa thành niên phạm tội. Theo Tòa Hình sự Tòa án nhân dân Thành

phố, từ năm 2002 đến 2006, tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội tăng gần 100%.
Một điều đáng nói nữa là, người chưa thành niên phạm tội thường đóng vai trò chủ
động, trong nhiều trường hợp là những người tổ chức, cấu kết thành băng nhóm.
Thật đáng buồn khi các đối tượng chính của những vụ án nghiêm trọng đều đang
trong độ tuổi học sinh nhưng lại có lối hành xử hết sức tàn bạo. Chỉ vì mâu thuẫn
nhỏ trong trường, các đối tượng đã rủ nhau dùng hung khí gây ra án mạng tại cổng
trường học.
Ngoài ra, các vụ án không chỉ xuất hiện ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra
ở các xã, bản làng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết trẻ em vi phạm pháp
luật tập trung ở lứa tuổi 16-18. Phần lớn những đối tượng phạm tội lại hết sức dã
man. Song song với tình tính chất phức tạp do tội phạm chưa thành niên gây ra thì
những xu hướng của nó cũng diễn biến ngày càng phức tạp và đa dạng.
- Trong những năm sắp tới, công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước sẽ đặt
ra yêu cầu mở rộng hơn nữa quan hệ quốc tế, văn hóa xã hội với các nước trên thế
giới. Bên cạnh mặc tích cực của nó như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, văn hóa xã hội theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, còn có mặc tiêu cực là
không chỉ làm tưng số lượng các loại tội phạm mà tính chất và mức độ nguy hiểm
của tội phạm cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt một số tội phạm xuyên
quốc gia, tội phạm công nghệ cao cũng xuất hiện và phát triên. Đây cũng là một
trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến tình hình tội phạm ở người chưa
thành niên. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, số lượng các vụ phạm tội vẫn tiếp
tục gia tăng; tính chất và hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng và ngày diễn
biến phức tạp; các tội phạm hoạt động theo băng nhóm, có tổ chức, cơ cấu chặt
chẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi phạm tội
vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm như: tôi xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh
dự của con người; xâm phạm trật tự công cộng và trật tự an toàn xã hội, các tội
phạm về ma túy. Trong tương lai gần, người chưa thành niên có thể tham gia vào
các đường dây tội phạm xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội phạm công
nghẹ cao, tội buôn bán phụ nữ và trẻ em với tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng

1.3.2 Xu hướng của tội phạm người chưa thành niên.

23


×