Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

pháp luật bình đẳng giới ở việt nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.34 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA (2006 – 2010)
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI

Giảng viên hướng dẫn
NGUYỄN HỮU LẠC
Bộ môn: Luật Hành Chính

Sinh viên thực hiện
ĐOÀN HẢI ÂU
MSSV: 5062308
Lớp: Luật Tư Pháp 2-K32

Cần Thơ, Tháng 4 /2010


LỜI CẢM ƠN


Kính gửi quý Thầy Cô Khoa Luật – Trường Đại Học Cần Thơ
Quý Thầy Cô Khoa Luật kính mến! Mới ngày nào em cùng các bạn bước
vào giảng đường Đại Học Cần Thơ với biết bao hoài bảo ấp ủ và những mơ
ước trong tương lai. Thế mà giờ đây, em đang chuẩn bị hoàn thành thử thách


cuối cùng – Luận văn tốt nghiệp để hoàn thành khóa học. Chính lúc này đây
em mới thấu hiểu được những kiến thức vô giá mà quý thầy cô đã tận tâm
truyền đạt cho chúng em trong gần bốn năm qua trên giảng đường và ngoài
cuộc sống. Nó chẳng những là vốn kiến thức giúp chúng em hoàn thành tốt
khóa học và đề tài luận văn này, mà còn là hành trang quý báo để chúng em
vững bước đi tiếp vào đời trong tương lai.
Có lẽ em sẽ chẳng thể nào diễn đạt hết được những công lao to lớn của quý
Thầy Cô qua lời cảm ơn này. Nhưng để tỏ lòng biết ơn chân thành của mình,
người viết gửi những dòng chữ này đến quý Thầy Cô Khoa Luật - những người
trong suốt thời gian qua đã dạy dỗ, chỉ bảo để chúng em có được những kiến
thức cơ bản về khoa học pháp lý như ngày hôm nay.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn thầy
Nguyễn Hữu Lạc, người đã nhiệt tình chỉ bảo và tận tâm hướng dẫn để em có
thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Cuối lời em kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe và luôn hoàn
thành tốt công tác của mình.
Cần Thơ, ngày 14 tháng 4 năm 2010
Người viết !
Đoàn Hải Âu


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
 .....................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
……….............................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
TW: Trung ương
LHPN: Liên Hiệp Phụ nữ


MỤC LỤC
--------oOo-------LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................Trang 1
2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................1
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu .....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
5. Cơ cấu của luận văn .........................................................................................2
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. Những khái niệm chung .................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm giới và giới tính ....................................................................... 4
1.1.1.1Giới .................................................................................................... 4

1.1.1.2. Giới tính ........................................................................................... 5
1.1.1.3. Phân biệt giới và giới tính ............................................................... 6
1.1.2. Khái niệm phân biệt đối xử về giới và định kiến giới............................... 7
1.2.3 Khái niệm bình đẳng giới ........................................................................ 10
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm và mục tiêu của bình đẳng giới .................................... 11
1.2.1. Nguồn gốc của bình đẳng giới ............................................................... 11
12.2. Đặc điểm của bình đẳng giới .................................................................. 12
1.2.3. Mục tiêu của bình đẳng giới................................................................... 13
1.3. Quan điểm của Nhà nước ta trong xây dựng luật bình đẳng giới ................... 13
1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 14
1.3.2. Nhiệm vụ và giải pháp ............................................................................ 14
1.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới ................................ 16
1.4.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới trên thế giới .. 16
1.4.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam... 23
1.5. Vai trò của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam ........................................... 26


CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI
2.1. Cơ sở để xây dựng luật bình đẳng giới ........................................................... 29
2.1.1. Cơ sơ thực tiễn........................................................................................ 29
2.1.2. Cơ sở pháp lý.......................................................................................... 29
2.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Bình đẳng giới............... 30
2.2.1. Phạm vi điều chỉnh ................................................................................. 30
2.2.2. Đối tượng áp dụng .................................................................................. 31
2.3. Các ngyên tắc về bình đẳng giới ..................................................................... 31
2.4. Tổ chức, bộ máy thực hiện bình đẳng giới ..................................................... 36
2.5. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình về bình đẳng giới .................... 39

2.6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới......................................

2.7. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới......................................................................................................... 42
2.8. Trách nhiệm pháp lý........................................................................................ 42
2.8.1. Trách nhiệm pháp lý hành chính .......................................................... 42
2.8.2. Trách nhiệm pháp lí hình sự................................................................... 45
2.8.3. Trách nhiệm pháp lý khác ...................................................................... 46
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
3.1. Tình hình triển khai thi hành Luật bình đẳng giới .......................................... 47
3.1.1. Vấn đề ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới...... 47
3.1.2. Thực trạng tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam ................................... 48
3.1.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ............................................ 49
3.1.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động – việc làm.........................54

3.1.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo............................ 57
3.1.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế .................................................... 60
3.1.2.5. Bình đẳng giới trong gia đình........................................................... 61
3.1.2.6. Một số vấn đề xã hội khác ................................................................ 62


3.2. Một số nguyên nhân và đề xuất giải pháp của người viết về tăng cường các
biện pháp đưa pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống ......................................... 64
3.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................... 64
3.2.2. Giải pháp ................................................................................................ 64

KẾT LUẬN .................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập vào sự phát triển đi lên của toàn
nhân loại. Sự phát triển đi lên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong
nước là do nhiều yếu tố tích cực hợp thành, trong đó bình đẳng giới là một trong
những vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tự nó là một
mục tiêu phát triển và là yếu tố nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, xóa
đói giảm nghèo và góp phần quản lý nhà nước hiệu quả. Xây dựng xã hội bình
đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhằm bảo đảm để
tất cả mọi người, cả nam và nữ nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công
bằng xã hội. Ở nước ta, nam nữ bình đẳng đã được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm từ rất sớm bằng các chính sách cụ thể.
Tuy nhiên, nước ta với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, vấn đề bình
đẳng giới và sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ, bên cạnh những thành tựu cơ bản
còn có nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn đó là việc áp
dụng các biện pháp thúc đẩy về bình đẳng giới cũng như việc áp dụng những quy
định của pháp luật về bình đẳng giới đã làm cho pháp luật bình đẳng giới ở Việt
Nam chưa thật sự đi vào đời sống của nhân dân.Từ đó, công bằng xã hội chưa
được đảm bảo, chất lượng đời sống người dân một số vùng còn thấp, nền kinh tế
- chính trị đất nước còn chưa thật sự phát triển đúng với nguồn nhân lực vốn có.
Vấn đề đảm bảo về bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm chỉ đạo nhằm hạn chế vấn đề bất bình đẳng xảy ra. Thế nhưng, vấn đề bất
bình đẳng về giới vẫn đang tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và
trong phần lớn bộ phận dân cư ở nước ta. Đây chính là lý do thôi thúc người viết
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới”.
2. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đề tài”Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.”, người viết tập trung tìm hiểu những quy
định cơ bản của Luật bình đẳng giới 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, tìm hiểu tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam từ khi luật bình đẳng

giới có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực hiện trên thực tế. Từ đó, phân tích
những nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng bất bình đẳng về giới ở nước ta


trong những năm qua và đưa ra một số đề xuất nhằm đưa pháp luật bình đẳng
giới vào cuộc sống của người dân một cách hiệu quả hơn trên thực tế.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trong đề tài luận văn, người viết chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về thực
trạng vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam sau khi Luật bình đẳng giới được ban
hành và có hiệu lực pháp luật. Từ đó, người viết đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy bình đẳng giới nhằm đưa pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp”Pháp luật bình
đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.” là phân tích
cho người đọc nhận thấy những tác động to lớn của tình trạng bất bình đẳng về
giới gây ra cho xã hội và sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước. Qua phân
tích thực trạng của tình hình về bình đẳng giới và rút ra một số nguyên nhân tác
động gây trở ngại làm cho luật bình đẳng giới khó đi vào cuộc sống của người
dân, người viết tuyên truyền cho người đọc hiểu rõ những quy định của pháp luật
về bình đẳng giới, tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc thúc đẩy nhanh
bình đẳng giới, giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật
bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới”, người
viết đã sử dụng những kiến thức đã có, thu thập và tổng hợp những tài liệu liên
quan đến vấn đề bình đẳng giới và pháp luật bình đẳng giới, đồng thời kết hợp
với việc khảo sát thực tiễn để minh chứng cho vấn đề.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng những phương pháp để nghiên cứu và làm
rõ đề tài như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp liệt kê, phương pháp
thu thập tài liệu, thống kê điều tra xã hội học, kết hợp với phương pháp tổng hợp,
so sánh và xử lý số liệu.

5. Cơ cấu của luận văn
Luận văn tốt nghiệp đề tài “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” được cơ cấu gồm:
- Phần mở đầu: Người viết nêu lên lý do của việc chọn đề, nội dung
nghiên cứu, phạm vi và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cơ cấu
của luận văn.
- Phần nội dung: gồm có 3 chương:


Chương 1: Những vấn đề chung về bình đẳng giới
Chương 2: Những quy định của pháp luật bình đẳng giới
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đề xuất
- Phần kết luận: Người viết tổng hợp những vấn đề đã phân tích ở phần nội
dung.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt
Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” là sự cố gắng nổ lực của
người viết trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, thời gian và kiến thức còn hạn
chế nên những vấn đề tìm hiểu, phân tích trong đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng phản biện, quý Thầy Cô,
cùng các bạn sinh viên để người viết bổ sung những thiếu sót và được hiểu sâu
hơn đề tài này !


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm giới và giới tính
1.1.1.1Giới :

Theo khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 thì: “Giới chỉ đặc điểm, vị
trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.Như vậy, có thể
nói rằng: Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò,
thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá
trình học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể
thay đổi được.
Ví dụ: Nữ thường để tóc dài, nam thường để tóc ngắn.
Các đặc điểm của giới:
- Giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ không tự
nhiên sinh ra. Giới là sản phẩm của xã hội và hình thành trong môi trường xã hội.
Ví dụ: Từ khi sinh ra, trẻ nam đã được dạy dỗ theo quan niệm con trai thì
không được khóc, không được chơi búp bê, phải dũng cảm; con gái phải dịu
dàng, phải giúp mẹ làm công việc nội trợ. Như vậy, sở dĩ phụ nữ thường làm nội
trợ không phải vì họ là phụ nữ, mà vì họ đã được dạy bảo để làm việc đó từ khi
còn nhỏ. Có những địa phương lại quan niệm phụ nữ phải đi cấy, làm việc nặng,
còn đàn ông ở nhà chăm sóc con cái và làm nội trợ.
- Giới có tính đa dạng.
Ví dụ: Phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo thường chỉ ở trong nhà làm công
viêc nội trợ và phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới; nhưng tại các quốc gia châu Á,
phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đảm
đương nguồn thu nhập chính của gia đình; còn tại các quốc gia phát triển phương
Tây, phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng, tham gia quản lý kinh
tế, hoạt động lãnh đạo…
- Giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và không
gian. Điều kiện kinh tế - xã hội nào thì quy định sự khác biệt về giới trong xã hội
đó. Khi điều kiện kinh tế- xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức
cũng như thể chế xã hội (bao gồm pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách)
thay đổi (theo không gian và thời gian) thì quan hệ giới cũng được hình thành
khác nhau.



Ví dụ: Trước đây, ở các nước phương Tây chỉ có nam giới mới tham gia
công việc xã hội và làm công tác quản lý, còn phụ nữ ở nhà nội trợ; ngày nay
nam giới và phụ nữ đều tham gia công tác xã hội và san sẻ công việc gia đình,
làm nội trợ và chăm sóc con cái.
- Giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội) và giới nữ
(đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi vai trò trong một
quan hệ xã hội.
Ví dụ: Trong gia đình phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nhưng nam
giới cũng có thể giặt giũ, chăm sóc con cái và nấu ăn...; ngoài xã hội phụ nữ thường
đóng vai trò là cấp dưới và là người thừa hành nhưng phụ nữ cũng có thể giữ các
cương vị như tổng thống, chủ tịch nước hay chủ tịch hội đồng quản trị.
1.1.1.2. Giới tính :
Theo khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 thì: “Giới tính chỉ các đặc
điểm sinh học của nam, nữ”. Chính vì giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học
giữa nam giới và phụ nữ nên sự khác biệt này không thể thay đổi được. Chỉ có
một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ
sở giới tính.
Ví dụ: Việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các
đặc điểm giới tính.
Giới tính chủ yếu gắn với quá trình tái sản xuất ra con người. Giới tính có các đặc
điểm sau:
- Giới tính mang đặc trưng sinh học, được hình thành một cách tự nhiên,
mang tính chất bẩm sinh. Giới tính là sản phẩm của quá trình di truyền, tiến hóa
sinh học rất lâu dài.
Ví dụ: Phụ nữ thường không có ria mép, bộ não trung bình nặng 1263g, có
buồng trứng và tử cung; nam giới thường có ria mép, bộ não trung bình nặng
1409g, có tinh trùng...
- Giới tính có đặc điểm đồng nhất. Ở mọi nơi trên thế giới các đặc điểm
sinh học của nam và nữ đều giống nhau.

Ví dụ: Ở khắp mọi nơi trên thế giới phụ nữ đều có thể sinh con và cho con
bú...
- Giới tính không thể thay đổi, vận động.
Ví dụ: Chỉ có phụ nữ mới sinh con và cho con bú, còn nam giới có thể làm
thụ thai.
- Giới tính nam và giới tính nữ không thể thay đổi cho nhau trong một
quan hệ xã hội nhất định.


1.1.1.3. Phân biệt giới và giới tính
Giới và giới tính là hai thuật ngữ đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, trong
thực tế nhiều người vẫn nhằm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái niệm này
hoặc cho rằng cả hai không có gì khác biệt hoặc chỉ muốn nói đến hai nhóm
người: phụ nữ và nam giới. Sự không rõ ràng này thường dẫn đến những quan
niệm không đúng về sự khác biệt giới dẫn đến bỏ qua sự đa dạng của vấn đề giới
trong xã hội. Do đó, có một sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này là cần
thiết để hiểu rõ và góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vấn
đề liên quan về giới.
Sự phân biệt hai khái niệm “giới tính” và “giới” nhằm phân biệt hai loại đặc
điểm của phụ nữ và nam giới: một loại đặc điểm do yếu tố sinh học quy định - đặc
điểm giới tính, loại đặc điểm thứ hai do quan niệm xã hội và sự phân công lao động
xã hội tạo nên. Từ đó, muốn đạt đến vấn đề bình đẳng giới tức là bình đẳng xã hội
giữa nam và nữ vấn đề không phải là thay đổi các đặc điểm về giới tính, mà cần phải
thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới cũng như thay đổi cách
phân công lao động trong gia đình và xã hội.
Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể tác động làm thay đổi các đặc điểm và
tính chất về “giới” chứ không thể làm biến đổi các đặc điểm và tính chất về “giới
tính”. Ví dụ, việc mang thai và sinh con là chức năng về đặc điểm giới tính của
phụ nữ, nhưng sự buồn khổ do việc sinh con gái và sự vui mừng do sinh con trai
lại do yếu tố giới gây ra – nơi nào đề cao giá trị của con trai và coi thường con

gái thì mới có sự đau khổ vì chỉ sinh được con gái mà không sinh được con trai.
Từ đó, muốn hạn chế việc nạo phá thai liên quan đến giới tính thì phải tác động
đến yếu tố giới: phải xây dựng quan điểm đối xử bình đẳng giữa con gái và con
trai, nghiêm cấm các hành vi dẫn đến phân biệt đối xử với phụ nữ.
Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữa
nam giới và phụ nữ, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội do
những con người trong xã hội tạo ra, thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa các đặc
tính và các hoạt động được coi là của nam giới và nữ giới khi so sánh trong các
nền văn hoá, giữa các tầng lớp xã hội, các nhóm dân tộc trong cùng một nền văn
hoá, các quan điểm khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử - xã hội.


Bảng 1: Phân biệt giữa Giới và Giới tính1
Giới

Giới tính

Giới mô tả chúng ta thể hiện nam tính Giới tính mô tả chúng ta là nam hay nữ
hoặc nữ tính
Giới là:

Giới tính là:

 Được xây dựng nên bởi xã hội –
nó là những vai trò, trách nhiệm và


Sinh học – đó là những
đặc tính thể chất đã có từ khi


hành vi mong đợi ở nam và nữ
trong một văn hóa hoặc xã hội cụ

chúng ta sinh ra.

thể.


Phổ biến – những đặc tính
về tình dục giống nhau trên toàn

 Văn hóa – những yếu tố của giới
khác nhau giữa các nền văn hóa và
bên trong các nền văn hóa.

thế giới – nam giới có dương vật
và phụ nữ có âm đạo ở tất cả các
nước.

 Những vai trò về giới là được
học tập – chúng phát triển và thay
đổi theo thời gian.


Bạn được sinh ra với giới
tính của bạn – điều này không thể
thay đổi.

Cả nam giới và phụ nữ đóng nhiều vai trò trong xã hội và các vai trò này
là khác nhau theo giới. Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội

mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã
hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền
văn hóa cụ thể nào đó. Đó cũng là các mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới: ai
nên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng tiếp cận nguồn lực và các lợi ích.
Ví dụ: các nhóm dân tộc khác nhau sẽ xác định vai trò của phụ nữ khác nhau,
mặc dù chế độ gia trưởng phụ quyền là chủ yếu ở đa số các nhóm dân tộc, thì chế
độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở một số nhóm dân tộc thiểu số.
1.1.2. Khái niệm phân biệt đối xử về giới và định kiến giới
Trong xã hội, khi xuất hiện sở hữu tư nhân và phân chia giai cấp thì liền
sau đó cũng xuất hiện sự bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới giữa

1

PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh và TS. Trần Thị Vân Anh: “Bình đẳng giới ở Việt Nam”, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội tháng 5/2008,trang 265


nam và nữ trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng. Vậy phân biệt đối
xử về giới hay bất bình đẳng về giới được hiểu như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 “phân biệt đối xử về giới là
việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của
nam, nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực”.Vậy, nói một
cách khác thì phân biệt đối xử về giới (hay bất bình đẳng về giới )là sự khác biệt
giới, khỏang cách giới gây thiệt hại hoặc cản trở sự tiến bộ của phụ nữ và nam
giới.
Bất bình đẳng giới biểu hiện ra ở hai phương diện: Hữu hình và vô hình. Ví
dụ: Quan điểm trọng nam khinh nữ là vô hình, ai cũng biết đó là quan điểm sai
nhưng vẫn được chấp nhận trên thực tế. Còn sự hạn chế phụ nữ tiếp cận các
nguồn lực và thụ hưởng các lợi ích là hữu hình.
Định kiến về giới:

Theo khoản 4 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 “Định kiến giới là nhận
thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng
lực của nam hoặc nữ”.Như vậy, sự đề cao hay tuyệt đối hóa các đặc điểm và tính
chất, vai trò và vị thế của phụ nữ hoặc nam giới, thường là không đúng và hạn
chế cá nhân thực hiện những việc mà người đó có thể làm thì đó chính là các biểu
hiện của định kiến về giới.
Ví dụ: Một số định kiến giới cho rằng phụ nữ yếu đối, phụ thuộc và thụ
động còn nam giới thì mạnh mẽ, độc lập, có năng lực và quyết đoán hơn. Chính
vì thế mà phụ nữ thường bị đặt ở vị thế lệ thuộc và bất lợi hơn so với nam giới.
Trên cơ sở định kiến giới cho rằng nam giới là người có năng lực và quyết đoán
hơn đó nên phụ nữ ít được đề bạt làm chức vụ lãnh đạo hơn nam giới.
Như vậy, từ khái niệm phân biệt đối xử về giới (hay bất bình đẳng về giới )
và định kiến về giới ta có thể thấy định kiến về giới là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phân biệt đối xử về giới. Vậy muốn để giải quyết triệt để vấn đề phân biệt
đối xử trên cơ sơ giới ta cần giải quyết nguyên nhân căn bản làm phát sinh nó
chính là vấn đề định kiến giới.


Bảng 2: Một số định kiến về giới ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội2
Định kiến giới về vai trò, Tình trạng bất bình đẳng Những hậu quả đối với
đặc điểm giới trong xã hội giới phổ biến trong gia chất lượng cuộc sống
đình và xã hội
Thích con trai- trọng nam Trẻ em gái ít được tiếp Lực lượng lao động được
khinh nữ

cận giáo dục

đào tạo ít hơn

Trẻ em gái và phụ nữ biết Thu nhập hộ gia đình thấp

chữ chiếm tỷ lệ thấp hơn hơn
Giáo dục dành cho trẻ em
giảm
Giảm khả năng tiếp cận
của phụ nữ đối với những
công việc được trả công
và những việc có thu nhập
tốt.
“Thiên chức”- về mặt sinh
học, chỉ có phụ nữ có khả
năng mang thai và nuôi
con bằng sữa mẹ. Tuy
nhiên, xã hội lại gán cho
phụ nữ toàn bộ việc chăm
sóc con cái, vai trò đó
được mở rộng ra là phải
chăm sóc các thành viên
khác trong gia đình. Cuối
cùng công việc nội trợ
cũng gán cho phụ nữ.

Sự phân công không bình Tình trạng suy nhược mệt
đẳng đối với phụ nữ:
mỏi triền miên của phụ nữ
- Gánh nặng công việc
- Ít thời gian nghỉ ngơi

Chi phí chăm sóc sức
khỏe cao hơn với phụ nữ


- Ít thời gian giải trí

Năng suất lao động thấp

- Ít thời gian để tham gia
vào quá trinhfra quyết
định trong cộng đồng
- Ít được tiếp tục học hành

Phụ nữ thường được xem Xã hội thường ủng hộ Các chính sách đã bỏ qua
là “làm việc theo cảm nam giới vào các vị trí hoặc không đáp ứng sự
tính”,”thiếu
quyết lãnh đạo và ra quyết định nghiệp nhu cầu của mọi

2

POWERPoint [ngày
20/10/2009]


đoán”,”dể xúc động” do nhiều hơn so với phụ nữ. thành viên trong xã hội,
đó khó trở thành một lãnh Vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tham mà cụ thể là đối với phụ
đạo tốt.

gia lãnh đạo ít hơn.

nữ- vốn chiếm một tỷ lệ
Những người ra quyết cao trong lực lượng lao
định chủ yếu là nam giới động cũng như trong số
người nghèo.

Hiệu quả của công cuộc
giảm nghèo và tăng
trưởng kinh tế chưa cao.

Việc nam giới uống rượu, Tỷ lệ nam giới tử vong do Hậu quả nguy hại đối với
hút thuốc lá là thể hiện giá các bệnh liên quan cao
sức khỏe, cuộc sống, chất
trị nam tính

hơn phụ nữ rất nhiều.

lượng nguồn nhân lực.

1.1.3 Khái niệm bình đẳng giới
Quan điểm “nam nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ đã được xác định từ
Cương lĩnh năm 1930, là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng Việt
nam, tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đảng trong các nhiệm kỳ,
được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp và nhiều văn bản Luật.
“Bình đẳng giới” là thuật ngữ mới trong xã hội hiện đại, về thực chất đây chính
là vấn đề bình đẳng nam nữ, là mục tiêu và thước đo trình độ phát triển của xã hội.
Theo khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 :”Bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng
lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi cho nhau
vai trò của nam, nữ và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ
50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai
trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các
thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về
mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng

trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem
lại.


1.2. Nguồn gốc, đặc điểm và mục tiêu của bình đẳng giới
1.2.1. Nguồn gốc của bình đẳng giới
Để giải quyết được vấn đề bình đẳng về giới thì cần tìm hiểu nguồn gốc của
phát sinh của nó trong lịch sử xã hội. Theo nghiên cứu về lịch sử và hình thái
kinh tế - xã hội trên thế giới của nhiều học giả đã được ra quan điểm về “Ba làn
sóng vĩ đại của lịch sử”, đây là những cuộc cách mạng có tính chất bước ngoặt
làm thay đối về cơ bản phương thức sản xuất của xã hội loài người. Có thể chia
làm 4 giai đoạn sau:
 Giai đoạn thứ nhất: loài người sống bằng hoạt động săn bắt và hái lượm.
Giai đoạn mà việc tìm thức ăn để duy trì sự tồn tại của mình một cách dể
dàng, nhưng với chức năng sinh đẻ mà tự nhiên đã ban cho người phụ nữ để duy
trì và phát triển nòi giống thì chế độ mẫu hệ tồn tại, trong đó vai trò của người
phụ nữ là trung tâm. Đến giai đoạn sau này do hoàn cảnh săn bắt không còn
thuận lợi nữa thì đòi hỏi sức khỏe trong hoạt động săn bắt hái lượm nên người
đàn ông đã dần khẳng định được vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Chế
độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ.
 Giai đoạn thứ hai: sự phát triển về nông nghiệp trong giai đoạn.
Hoạt động săn bắt và hái lượm đã được thay thế bằng cấy trồng và chăn
nuôi, những đặc trưng của hoạt động nông nghiệp đòi hỏi sức lao động dồi dào
hơn trước, với sức khỏe tự nhiên vượt trội vốn có nam giới vẫn khẳng định vai
trò chủ yếu trong lực lượng lao động của xã hội. Từ đó, nam giới đã dần được
nhìn nhận có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau: chủ gia đình, quản lí xã
hội, hoạt động chính trị… chế độ phụ hệ củng cố và phát triển.
 Giai đoạn thứ ba: cuộc cách mạng công nghiệp.
Với phương thức lấy nhà máy làm cơ sở tạo ra của cải vật chất thì với sức
mạnh và sự dẻo dai của người đàn ông càng được phát huy trong các hầm mỏ, xí

nghiệp…Họ vẫn được khẳng định vai trò chủ yếu trong lực lượng lao động của
xã hội. Vai trò của người phụ nữ vẫn còn rất mờ nhạt do phương thức sản xuất
mới cùng với định kiến tồn tại lâu đời trong xã hội.
 Giai đoạn thứ tư: cuộc cách mạng tri thức.
Đây là cuộc cách mạng được xem là thật sự vĩ đại vì đã đem lại những
thay đổi rất to lớn cho xã hội về nhiều mặt. Trong lao động, yếu tố sức mạnh của


nam giới vốn đã tồn tại lâu đời đã không còn giữ vai trò quyết định nữa mà thay
vào đó là nền kinh tế tri thức đã đưa ra những yêu cầu về con nguời mới với sự
khéo léo, nhanh nhẹn và nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những yêu cầu này luôn có ở nữ giới và họ hoàn toàn đáp ứng được đòi hỏi của
nền kinh tế tri thức. Vậy, bước đầu tiên của tư tưởng bình đẳng giữa nam và nữ
đã được hình thành và phát triển trong xã hội.
1.2.2. Đặc điểm của bình đẳng giới
- Tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều
kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ví dụ: cần có quy định như nhau (bình đẳng), chung cho phụ nữ và nam
giới về hưởng thụ các quyền và gánh vác các nghĩa vụ. Đây là các quy định bình
đẳng mang tính tối thiểu, không thể thiếu để đảm bảo về mặt pháp lý quyền bình
đẳng nam nữ (công dân nam và nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử; có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật; có quyền tự do kết hôn và tự do ly
hôn...)
- Tính ưu đãi: do đặc điểm sinh học và truyền giống của phụ nữ khác biệt so
với nam giới, để đạt được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi, khuyến khích
đặc biệt và hợp lý đối với phụ nữ.
Ví dụ: phụ nữ phải đảm nhận chức năng sinh đẻ và nuôi con nhỏ, vì vậy
pháp luật lao động quy định khi nữ lao động nghỉ thai sản họ vẫn được hưởng
nguyên lương đồng thời được trợ cấp thai sản.
- Tính linh hoạt: sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt

trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến.
Ví dụ: Do đặc điểm sinh học của phụ nữ nên phụ nữ thường có thể chất
yếu hơn và sức chịu đựng kém hơn so với nam giới, vì vậy pháp luật các nước
đều có quy định cấm tuyển dụng nữ lao động trong các nghành nghề lĩnh vực
nguy hiểm, nặng nhọc. Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật phát triển, điều kiện lao
động được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ quy định
cấm này đối với các nghành nghề, lĩnh vực đã được cải thiện điều kiện lao động,
để tạo thêm cơ hội có việc làm cho phụ nữ.
- Tính phân loại: bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của phụ nữ
và nam giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc


các thành phần xã hội khác nhau trong các vùng lãnh thổ khác nhau, trong phạm
vi quốc gia và trên thế giới.
Ví dụ: Quy định tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ, thì mặt bằng chung
này có thể có lợi cho nữ giới lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng
dạy...nhưng lại bất lợi đối với nữ giới ở khu vực lao động nặng nhọc, phụ nữ
nông thôn và phụ nữ trong khu vực kinh tế phi tiền tệ (nội trợ). Như vậy, quy
định trên chỉ đem lại mặt bằng ưu tiên hạn hẹp, dẫn đến làm dãn khoảng cách đối
xử và tạo ra phân biệt đối xử trong nữ giới nói chung.
1.2.3. Mục tiêu bình đẳng giới:
Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như
nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân
lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ
hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
1.3. Quan điểm của Nhà nước ta trong xây dựng luật bình đẳng giới
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến
đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc

kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc
cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, suốt
40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hơn 20 năm thực hiện
đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối,
chính sách trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước để hướng tới sự bình đẳng thực chất cho phụ nữ.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống
vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện
tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của
con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt
động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.


Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của
Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới. Ngày
27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW “Về công tác phụ nữ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã thể hiện rõ
quan điểm của Ðảng ta nhằm từng bước xóa bỏ tư tưởng "trọng nam, khinh nữ",
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tạo cơ hội và điều kiện phát triển
về mọi mặt cho phụ nữ.
1.3.1. Mục tiêu chung:
Đến năm 2020 phấn đấu nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu
bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực và mục tiêu trước mắt
Thực hiện Luật bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ đến năm 2010 là: đạt 70% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ để
giảm nghèo và 25% trở lên thoát nghèo. Hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng
50.000 lao động nữ, 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến về chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luatạ của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyết

của Hội, được giáo dục về giới và bình đẳng giới, được hướng dẫn kiến thức,
phương pháp nuôi dạy con; 80% số hội viên tích cực hưởng ứng và thực hiện có
kết quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc".
1.3.2. Nhiệm vụ và giải pháp :
Một là: nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, tập
trung:
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng có liên
quan đến phụ nữ, Luật bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ đến năm 2010 cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội
viên và các tầng lớp nhân dân. Từng bước phổ biến kiến thức giới trong toàn dân,
trước hết cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ hội viên
phụ nữ các cấp.
Phát huy các giá trị truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc đối với công lao
to lớn của phụ nữ - người mẹ - người thầy đầu tiên trong gia đình.
Tôn vinh, học tập những phụ nữ điển hình trong các lĩnh vực: nghiên cứu
khoa học, lao động sáng tạo, quản lý, kinh doanh giỏi, nhân hậu hiếu thảo...
Phê phán mạnh mẽ những biểu hiện bạo hành, phân biệt đối xử, lạm dụng,
bóc lột phụ nữ dưới mọi hình thức, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.


Giáo dục ý thức bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xã
hội.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính về
bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, tập trung:
Triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới.
Ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển
của phụ nữ như trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; tăng nhanh tỷ lệ nữ được đào tạo trung cấp,
cao đẳng nghề, đại học, sau đại học.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như đào tạo nghề, giải
quyết việc làm cho lao động nữ dôi dư khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,
phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, tàn tật.
Có chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho lao động
nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung.
Tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa xóa
mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo , tiếp cận
thông tin và hưởng thụ văn hoá.
Ba là, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng
người phụ nữViệt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, có
lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tập trung:
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, làm cho mọi người có
trách nhiệm với gia đình, xã hội. Đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm,
buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồng
nước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi, đẩy lùi tâm lý trọng nam hơn nữ.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc" gắn với thực hiện Nghị quyết về “Quản lý, giáo dục con em trong gia
đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng gia đình văn hoá”.
Giáo dục đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tạo thành
phong trào học tập,


Tu dưỡng đạo đức thường xuyên. Phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu
chí: có sức khoẻ, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống
văn hoá, có lòng nhân hậu.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh
đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, tập trung:

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ do các các cấp
uỷ Đảng có trách nhiệm thực hiện ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đảm
bảo chất lượng cán bộ nữ.
Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch,
đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.
Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và
trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp.
Mục tiêu đến năm 2020: Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng đạt từ 25% trở
lên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%; các cơ
quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là
nữ; cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ
nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.
Năm là, xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực sự vững
mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, tập
trung:
Các cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng,
củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.
Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, chăm lo thiết thực
quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên.
Các cấp Hội chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ
trương, chính sách liên quan đến phụ nữ.
Các cấp Hội cần mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là
phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.


1.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới
1.4.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới trên thế giới
Một trong những cơ sơ lý luận đầu tiên để đi đến sự ra đời của pháp luật về
bình đẳng giới trên thế giới đó là sự hình thành và phát triển của lý thuyết nữ

quyền để đưa ra một số lý thuyết về giới. Vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập
vào thế kỷ XV ở Pháp trong công trình khoa học của bà Christine de Pisan với
chủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề phụ nữ
bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội không bình đẳng với nam giới.3
Vào thế kỷ XVII – XVIII các công trình khoa học về nữ quyền bắt đầu
phát triển ở Anh mà nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi nhanh chóng của tình
hình kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội Anh lúc bấy giờ mà sự thay đổi lớn nhất
trong giai đoạn này là thay đổi về phân công lao động. Phụ nữ ngày càng bị phân
biệt đối xử, lệ thuộc nhiều vào nam giới và mất dần vị trí trong xã hội. Vì vậy,
vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và là chủ đề của
các cuộc tranh luận ,các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan
hệ giới trong xã hội. Điển hình trong giai đoạn này có những lý luận gia nữ
quyền đầu tiên ở Anh như: Aphara Behn Behn (1640 – 1689), Mary Astell (1666
– 1731). Một trong những công trình khoa học về nữ quyền có ảnh hưởng mạnh
mẽ ở Anh đó là tác phẩm “Sự khuất phục của phụ nữ” ( 1869) của John Stuart
Mill và vợ ông là Harriet Taylor là sự tranh luận theo hướng tự do cổ điển cho
quyền bình đẳng của phụ nữ. Chính công trình này đã góp phần ủng hộ việc thành
lập Hiệp hội Quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ và nó cũng gây ảnh hưởng tới
các cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc cải tổ chế độ bầu cử dẫn tới việc phụ
nữ giành được quyền bầu cử vào năm 1918 ở Anh.
Sơ lược về ba làn sóng nữ quyền:
Làn sóng nữ quyền thứ nhất (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
Chủ yếu phát triển ở Anh và Mỹ, đặc biệt ở Mỹ ra đời Hội đồng phụ nữ
Quốc tế được thành lập ở thủ đô Washington năm 1888 là một tổ chức nữ quyền
lớn nhất và lâu đời nhất thế giới về đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Trong giai
đoạn này hình thành các học thuyết khác nhau về thuyêt nữ quyền như: Cựu
thuyết nữ quyền – Tân thuyết nữ quyền (Anh), Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa
- Chủ nghĩa nữ quyền phúc lợi (Mỹ)…
Làn sóng nữ quyền thứ hai (từ những năm 1960 đến cuối những năm 1970)
3


[ngày 19/12/2009]


×