Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.54 KB, 66 trang )

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 32

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO VI PHẠM QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Tăng Thanh Phương

Sinh viên thực hiện:
Đồng Thanh Lam
MSSV: 5062331
Lớp: Tư pháp 2 K32

Cần Thơ, tháng 04/2010
04/2010

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM




Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 32

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO VI PHẠM QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Tăng Thanh Phương

Sinh viên thực hiện:
Đồng Thanh Lam
MSSV: 5062331
Lớp: Tư pháp 2 K32

Cần Thơ, tháng 04/2010
04/2010

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

2


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
˜&™
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
˜&™
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH DO
VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................ 3
1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng ........................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng theo pháp luật các nước........................................ 3
1.1.2 Khái niệm người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam ...................................... 4
1.1.3 Quyền của người tiêu dùng............................................................................. 6
1.2 Khái niệm cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh ..................................................... 7
1.3 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và chức năng của chế định ............. 8
1.4 Lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...................... 11
1.5 Khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ............... 13
1.5.1 Định nghĩa...................................................................................................... 14
1.5.2 Đặc điểm ........................................................................................................ 14
1.6 Tầm quan trọng của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ................................................................................ 16
CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH DO VI PHẠM QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................................................ 18
2.1 Trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh
...................................................................................................................................... 18
2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người tiêu dùng.................. 21
2.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu

dùng.............................................................................................................................. 22
2.3.1. Có thiệt hại xảy ra......................................................................................... 23
2.3.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật ................................................ 24
2.3.3 Có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại................................................. 25
2.3.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật................... 27
2.4 Những thiệt hại phải bồi thường khi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ................. 29
2.4.1 Thiệt hại về tài sản......................................................................................... 29
2.4.2 Thiệt hại về sức khỏe ..................................................................................... 30
2.4.3 Thiệt hại về tính mạng ................................................................................... 33
2.5 Nguyên tắc bồi thường ............................................................................................ 35
2.5.1 Trường hợp giảm mức bồi thường ................................................................. 36
2.5.2 Trường hợp được thay đổi mức bồi thường.................................................... 37
2.6 Các trường hợp nhà sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng không phải bồi
thường thiệt hại ............................................................................................................. 38
2.7 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong việc giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng............................. 41
2.8 Cánh thức khiếu nại, khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị
xâm phạm ..................................................................................................................... 43
2.9 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại..................................................... 44
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................................................. 46
3.1. Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ....................................................... 46
3.2. Một số giải pháp..................................................................................................... 53
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 56

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc tham gia tổ chức thương mại
thế giới WTO đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa. Các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng về
cả kiểu dáng, công dụng, chất lượng. Do đó, người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều cơ
hội lựa chọn sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Ngày Quốc tế
người tiêu dùng năm nay với chủ đề “Tiền của chúng ta, Quyền của chúng ta”, nhưng
thực tế người tiêu dùng có tiền chưa chắc có quyền. Bởi vì, bên cạnh những doanh nghiệp
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững thương hiệu, thu hút
người tiêu dùng thì lại có khá nhiều những doanh nghiệp có hành vi kinh doanh gian dối
chỉ nhằm vào mục đích lợi nhuận đã gây ra không ít thiệt hại cho người tiêu dùng. Hiện
nay, vấn đề quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm đang là một vấn đề nổi cộm và hết

sức nóng bỏng.
Trong khi đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một lĩnh vực còn khá mới
mẻ ở Việt Nam, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa
đồng bộ và khó thực thi. Nhận thức của người tiêu dùng về những quyền và lợi ích của
mình còn hạn chế, đặc biệt là quyền yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại do sản phẩm
không đảm bảo chất lượng là một quyền hết sức quan trọng nhưng lại bị người tiêu dùng
bỏ quên do các quy định của luật còn rườm rà, phức tạp, hơn nữa một phần không nhỏ
những doanh nghiệp còn chưa ý thức về trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng
hóa đối với người tiêu dùng, các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đang ngày
càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp.
Do đó, để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và cộng đồng các doanh nghiệp,
đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng nên đề tài được chọn là “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề trách nhiệm bồi thường của cá nhân, tổ chức
sản xuất, kinh doanh khi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những thực trạng tồn tại và
một số giải pháp. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm người tiêu dùng, khái niệm
cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và như thế nào là bồi thường thiệt hại do vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nội
dung chính của đề tài là vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

nhân, tổ chức sản xuất,kinh doanh, những thiệt hại phải bồi thường cho người tiêu dùng
và một số trường hợp miễn trách. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật trong vấn đề này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa đã được
quy định cụ thể trong bộ luật dân sự 2005 nó bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong và ngoài hợp đồng. Nếu giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh có mối
quan hệ hợp đồng thì nếu có tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo các quy định
của pháp luật về hợp đồng. Ngược lại, nếu các bên không có mối quan hệ hợp đồng hoặc
thiệt hại phát sinh cho người tiêu dùng không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thì
khi ấy sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ
đảm bảo chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất, kinh doanh đối với người bị thiệt hại.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu nói về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi vi phạm nghĩa vụ đảm bảo
chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Từ đó tìm ra những ưu điểm và
hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề này để đưa ra các giải pháp thích hợp giúp
nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với vấn đề đảm bảo
chất lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.
4. Bố cục của đề tài.
Đề tài gồm ba chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Chương 2: Chế độ pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng.
Chương 3: Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và một số giải pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp sưu
tầm và phân tích tài liệu từ luật, giáo trình, sách báo và các trang web. Sau đó sử dụng

phương pháp phân tích luật viết, phương pháp đối chiếu, so sánh các tài liệu này với nhau
và với quan điểm của một số quốc gia khác, cùng với các biện pháp suy lý để rút ra kết
luận. Bên cạnh đó, phương pháp trích lọc ý kiến của các nhà luật học, các nhà chuyên
môn trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng từ một số tài liệu sách báo cũng được sử dụng
để bài viết thêm sinh động và mang tính thực tế hơn. Nếu có sai sót kính mong quý thầy
cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để bài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cám ơn!
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH
DOANH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng.
Khi xem xét đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng,
điều quan trọng đầu tiên cần làm rõ là khái niệm về người tiêu dùng. Việc xác định thế
nào là người tiêu dùng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi áp dụng pháp
luật.
Người tiêu dùng xuất hiện từ rất lâu nhưng khái niệm người tiêu dùng, với tư cách
khái niệm pháp lý, chỉ mới xuất hiện phổ biến từ khoảng những năm 1960 trở lại đây. Khi
đó, “người tiêu dùng được hiểu là người mua, người sử dụng hàng hóa cho các mục đích
không phải là mục đích thương mại”. Người mua hàng hóa, dịch vụ làm sản phẩm trung
gian nhằm phục vụ quá trình sản xuất hoặc cung ứng lại cho người khác sẽ không được
xem là người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng phải là thể nhân, không thể là tổ chức.
Đây là một trong những khái niệm chung nhất được nhiều quốc gia chấp nhận1. Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau lại có quan niệm khác nhau về khái niệm thế nào là
người tiêu dùng. Để thấy được vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu một cách khái quát về
quan niệm về người tiêu dùng theo pháp luật một số quốc gia.
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng theo pháp luật các nước.
Theo bảng hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Tổ chức Quốc Tế người tiêu
dùng (Consumers international- CI) của Liên Hiệp Quốc thì người tiêu dùng là người yêu
cầu hay sử dụng hàng hóa dịch vụ cho những mục đích cá nhân trong gia đình. Đây là
khái niệm chung nhất về người tiêu dùng. Như vậy, người tiêu dùng không chỉ là người
yêu cầu mà còn là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên việc sử dụng hàng hóa dịch
vụ này chỉ nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân, gia đình vì vậy khái niệm đã làm hạn chế
đi những chủ thể sử dụng hàng hóa dịch vụ vào mục đích tập thể.
Theo Luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan 1979 thì người tiêu dùng là người
mua hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ của nhà kinh doanh, kể cả những người được chào
hàng hoặc được đề nghị mua hàng hóa dịch vụ của nhà kinh doanh. Tuy nhiên luật của
Thái Lan vẫn chưa đề cập đến mục đích sử dụng.


1

Ts Dương Thị Thanh Mai, Tổng thuật hội thảo Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng thực tiễn Việt Nam và kinh
nghiệm quốc tế, Thông tin khoa học pháp lý, số 4 &5, năm 2007, trang 5

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Theo Luật bảo vệ người tiêu dùng 1987 của Vương Quốc Anh và Luật bảo vệ
người tiêu dùng Bang Québec (Canada) 1987 thì người tiêu dùng là người mua, sử dụng
hàng hóa dịch vụ cho các mục đích tiêu dùng mà không phải là mục đích thương mại.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ 1986 thì người tiêu dùng được coi là
bất cứ người nào, bao gồm người mua hàng hoặc thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán
hoặc hứa thanh toán có thể một phần hoặc theo cách trả dần.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999 thì:
“Người tiêu dùng” là người:
(a) Nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng
trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng.
(b) Không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục
đích.
(i) Cung cấp lại vì mục đích thương mại.

(ii) Tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài
sản gắn liền với đất khác.
Tuy mỗi quốc gia có quy định khác nhau về khái niệm người tiêu dùng, nhưng nhìn
chung pháp luật các nước đều dựa vào mục đích sử dụng để xác định như thế nào là người
tiêu dùng.
1.1.2 Khái niệm người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam.
Trong một nền kinh tế, bên cạnh mối quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau thì
quan hệ kinh tế chủ yếu là mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, kinh
doanh, hàng hóa dịch vụ. Sức mua, sức tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng chính là
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở những lĩnh vực
nhất định sẽ có những hiểu biết kém hơn so với nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực
chuyên môn. Vì vậy, trong mối quan hệ với nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng ít
nhiều sẽ rơi vào yếu thế. Do đó, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt
Nam là một công cụ chủ yếu để bảo vệ người tiêu dùng. Khái niệm người tiêu dùng được
luật hóa từ pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, theo Điều 1 của Pháp lệnh
thì “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng
sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”. Như vậy, không phải tất cả những người mua,
sử dụng hàng hóa dịch vụ đều được gọi là người tiêu dùng mà còn phụ thuộc vào mục
đích sử dụng của họ, người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào những mục đích sau đây
được gọi là người tiêu dùng:
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Ví dụ: A mua xe máy để phục vụ cho việc đi lại của mình.
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức.
Ví dụ: Đại học Cần Thơ mua máy in, máy vi tính phục vụ cho việc học tập của sinh
viên.
Nói tóm lại, người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm phục
vụ cho mục đích tiêu dùng, người mua, sử dụng hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi, hay nói
cách khác ngoài mục đích tiêu dùng, sinh hoạt sẽ không thuộc đối tượng được bảo vệ của
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999.
Bên cạnh đó, khái niệm người tiêu dùng theo dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng
được quy định như sau: Người tiêu dùng là các cá nhân, tổ chức mua hoặc sử dụng hợp
pháp hàng hóa dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, cá nhân, tổ chức
mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ được gọi là người tiêu dùng nếu thỏa hai yếu tố:
- Việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ phải hợp pháp.
- Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, theo dự thảo cá nhân, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì lợi nhuận, vì
mục đích kinh doanh thương mại sẽ không được gọi là người tiêu dùng, và do đó sẽ
không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà sẽ tuân
theo những quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.
Nhìn chung, khái niệm người tiêu dùng theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng 1999 và dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có điểm tương đồng là đều
dựa vào mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ để xác định cá nhân, tổ chức mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ có phải là người tiêu dùng hay không. Tuy Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng có cách diễn đạt khác nhau về
câu chữ nhưng đều có quy định chung về người tiêu dùng là người không sử dụng hàng
hóa, dịch vụ vào mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, khái niệm người tiêu dùng theo quy định
của dự thảo có phần rõ ràng và cụ thể hơn về chủ thể tiêu dùng là cá nhân, tổ chức mua,
sử dụng hàng hóa dịch vụ, bên cạnh đó dự thảo còn ràng buột điều kiện là việc sử dụng

hàng hóa, dịch vụ đó phải hợp pháp thì mới được luật bảo vệ. Hơn nữa, khái niệm người
tiêu dùng của dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng có thể nói là rộng hơn khái niệm người
tiêu dùng trong pháp lệnh. Nếu pháp lệnh chỉ giới hạn mục đích sử dụng chỉ là mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt để xác định thế nào là người tiêu dùng, thì dự thảo lại có phạm vi xác
định như thế nào là người tiêu dùng rộng hơn, chỉ cần sử dụng hàng hóa hợp pháp và
không nhằm mục đích kinh doanh nghĩa là không chỉ bao gồm mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt mà còn bao gồm những mục đích khác chỉ cần đó không phải là mục đích kinh
doanh, sinh lợi thì đều thuộc đối tượng được luật bảo vệ.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Ví dụ: Đại học Cần Thơ mua một sản phẩm về sử dụng trong phòng thí nghiệm của
trường. Trong trường hợp này:
Theo pháp lệnh thì Đại học Cần Thơ không phải là người tiêu dùng, không thuộc
đối tượng được bảo vệ của Pháp lệnh.
Ngược lại, theo dự thảo Luật thì Đại học Cần Thơ vẫn được coi là người tiêu dùng,
vẫn thuộc đối tượng bảo vệ của luật.
1.1.3 Quyền của người tiêu dùng.
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một
yếu tố mang tính chất quốc tế. Chấp nhận kinh tế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Môi
trường cạnh tranh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các sản phẩm phục vụ người
tiêu dùng ngày càng phong phú và hiện đại. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải

không ngừng phấn đấu, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút sự quan tâm
và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi vì, sức mua của người tiêu dùng chính là
yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những
doanh nghiệp làm ăn chân chính, vừa có tâm vừa có tài, không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm để thu hút, phục vụ người tiêu dùng, giữ vững thương hiệu, thì lại có
không ích những doanh nghiệp chỉ vì mục đích lợi nhuận, luôn tìm mọi cách để sản xuất
ra những sản phẩm với giá thành thấp và thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến
những lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thậm chí họ còn sản xuất ra hàng nhái,
hàng giả, hàng kém chất lượng…làm cho người tiêu dùng phải khốn đốn vì mua phải
những sản phẩm đó, thậm chí tiền mất tật mang phải chịu những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe…Chính vì lẽ đó, hàng loạt những văn bản quy phạm pháp luật đã ra đời
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng thấy
được những quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp các doanh nghiệp thấy được
trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng. Hai văn bản quan trọng để bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng là Pháp lệnh 13/1999/PL-UBTVQH 10 bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 27 tháng 04 năm 1999 và Nghị
định 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2008 Quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyền của người tiêu dùng được quy định cụ thể tại pháp lệnh 13/1999/PLUBTVQH như sau:
Người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; được cung cấp các thông tin
trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ; được bảo đảm
an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ; được hướng
dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ
không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao
kết; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất kinh
doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số
lượng và việc thông tin quảng cáo sai sự thật.
Người tiêu dùng có quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính
sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm
tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học
tập, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và các hàng hóa, dịch vụ khác đã đăng ký, công
bố.
Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình theo quy định của pháp luật.
Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
1.2 Khái niệm cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Theo Nghị định 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm
2008 Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều 3 khoản
1 nghị định quy định:
Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một
hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 Điều 3 Khoản 6 có quy

định:
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc
sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), bán
hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).
Như vậy, nói tóm lại, các chủ thể thực hiện hành vi thương mại vì mục đích sinh
lợi được gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm người sản
xuất, người nhập khẩu và người bán hàng.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

14

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

1.3 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và chức năng của chế định.
* Khái niệm
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong
những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kỳ lịch sử và ở những
nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải
bồi thường cũng như mức độ bồi thường có sự khác biệt. Vấn đề này phụ thuộc vào quan
điểm giai cấp, điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại.
Việc áp dụng trách nhiệm này trong các thời kỳ lịch sử loài người nói chung và pháp luật,
luật tục La Mã nói riêng theo hướng: từ sự trả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người
gây thiệt hại do người thiệt hại và những người thân của họ áp dụng. Phương thức này

được chuyển dần sang hình thức nộp phạt cho người bị thiệt hại do người bị thiệt hại qui
định (cưỡng chế cá nhân) đến phạt tiền bồi thường thiệt hại do các pháp quan thay mặt
Nhà nước quy định được áp dụng theo trình tự tố tụng. Mức độ và cách thức bồi thường
cũng được qui định rất khác nhau từ phương thức “máu trả máu, mắt trả mắt” đến hình
thức phạt tiền theo một tiêu chí chung do pháp luật qui định.
Các bộ luật cổ của Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức
tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự. Các quy định về hình phạt
mang tính chất hình sự và phạt mang tính chất dân sự đều theo hướng có lợi cho người bị
thiệt hại như một khoản bồi thường2.
Do sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luật cũng dần thay đổi, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người
gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản của
người bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát
sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với
căn cứ này là các quy định tại chương XXI, phần thứ ba Bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thừơng thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này
trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Điều
2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007,
trang 253.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

15


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

604 Bộ luật dân sự đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định: “Người nào do lỗi cố ý
hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tính, tài sản… mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa
vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng
với khái niệm nghĩa vụ được quy định tại Điều 281 Bộ luật dân sự: “Nghĩa vụ dân sự là
việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ)
phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều
chủ thể khác (gọi là người có quyền)”. Từ quy định này có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại như sau:
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra
thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Ví dụ: A mua sản phẩm dưỡng da của hãng mỹ phẩm X tại một siêu thị, trong quá
trình sử dụng do sản phẩm có chất làm ẩm không phù hợp với da nhờn nhưng hãng mỹ
phẩm X đã không có thông tin khuyến cáo với người tiêu dùng dẫn đến A là một người có
da nhờn đã mua và sử dụng, kết quả là da của A bị dị ứng. Do đó, A có thể khởi kiện yêu
cầu công ty X bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Trong quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là công dân, pháp nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác. Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố
tụng cũng có thể trở thành bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ.
Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là

các bên tham gia vào quan hệ nghĩa vụ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể
có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng
rẻ, hoặc theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng “hành động” phải
thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp
đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra,
lỗi chỉ là cơ sở trách nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định mức độ trách nhiệm.
Việc xem xét đến mức độ lỗi được đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn so với
khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại. Mặt khác lỗi là yếu tố
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

16

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

cấu thành trách nhiệm dân sự nhưng ngoại trừ trường hợp cố ý, còn tất cả trường hợp
khác chỉ cần người gây ra thiệt hại nhận thức được hành vi của họ là trái với những quy
tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án là trái đạo đức đều bị coi là có lỗi. Do đó,
trong luật dân sự quy định một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là có lỗi và phải chịu chế tài. Nếu
người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặc các tổ chức thì họ

phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm
dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.
Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt
hại) có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng
thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trách nhiệm
này là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây ra thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng. Trong thực tiễn
xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là áp dụng
tương tự pháp luật, vì trong các quy định chung về nghĩa vụ không có các quy định cụ thể
về cách tính thiệt hại3.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của một
người do lỗi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường những thiệt hại
đã xảy ra. Giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có mối quan hệ hợp đồng
nào. Trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại phát sinh không liên quan
đến việc thực hiện hợp đồng thì đó cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp
đồng. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do pháp luật quy định.
* Chức năng của chế định.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm những chức năng chính sau:
Thứ nhất, đảm bảo việc đền bù tổn thất cho người bị thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm hại.
Thứ hai, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, giáo dục, răn đe đối với
những người có hành vi gây thiệt hại, đảm bảo trật tự xã hội.

3

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007,

trang 256-260.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

17

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Thứ ba, giáo dục công dân ý thức tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
Thực chất chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội
giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên
thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật
(chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội
ý thức được rằng nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ sẽ không đươc
khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế
hành vi gây thiệt hại4.
Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính
trách nhiệm ứng xử của mỗi công dân trong xã hội.
1.4 Lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một trường hợp cụ
thể của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, để hiểu rõ về vấn đề bồi
thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trước hết chúng ta cần tìm hiểu về
lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để có thể hiểu rõ hơn
về quá trình phát triển, hoàn thiện của chế định. Sau đây là một số tóm lược về các giai

đoạn phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới thời Lê, Nguyễn.
Nghiên cứu pháp luật thời Lê (Quốc triều hình luật) và pháp luật thời nhà Nguyễn
(Hoàng Việt luật lệ), chúng ta nhận thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy
định sơ sài và tản mạn. Các quy định này không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách
nhiệm hình sự. Chế tài hình sự được quy định trước hết nhằm trừng phạt kẻ nào đã xâm
phạm vào tài sản hoặc nhân thân của người khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải
bồi thường cho nạn nhân về thiệt hại xảy ra. Thiệt hại được đề cập đến trong Quốc triều
hình luật và Hoàng Việt luật lệ bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Pháp
luật phong kiến quy định về phương thức bồi thường thiệt hại cũng tương tự như dân luật
hiện đại: thiệt hại xảy ra có thể bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền, bằng tài sản khác
hoặc một khoản tiền cấp dưỡng.
Sở dĩ không có sự phân biệt rõ giữa hình luật và dân luật trong Quốc triều hình luật
và Hoàng Việt luật lệ, trước hết vì nó được ban hành là nhằm phục vụ cho quyền lợi của
giai cấp thống trị, để duy trì và bảo vệ sự tồn tại của nền quân chủ, không chú trọng vào
việc quy định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Do ảnh hưởng sâu sắc
4

truy cập ngày 08/01/2001

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

18

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng


của tư tưởng Nho giáo Trung Hoa. Theo tư tưởng này, trong xã hội mọi người đều hành
động như hiền nhân, quân tử, giữa họ không thể có những tranh chấp về quyền lợi. Đó là
nguyên nhân chủ yếu làm cho chế định trách nhiệm dân sự quy định rất tản mạn và không
đầy đủ trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ5.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới thời Pháp thuộc.
Năm 1958, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn
đã thỏa hiệp và từng bước tiến tới đầu hàng thực dân Pháp.
Thời kỳ Pháp thuộc, do tiếp thu sự tiến bộ của khoa học pháp lý phương Tây, trách
nhiệm dân sự được tách khỏi trách nhiệm hình sự. Những quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và
Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật.
Điều 712 Dân luật Bắc kỳ và Điều 716 Hoàng Việt trung kỳ hộ luật quy định:
người nào làm bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi
thường thiệt hại. Thiệt hại được quy định trong hai bộ luật Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt
trung kỳ luật hộ cũng được chia ra thành thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần6. Thiệt hại
vật chất là những thiệt hại thực tế, tính được thành tiền. Về thiệt hại tinh thần pháp luật
bảo hộ quyền của người dân trong việc khai sinh, khai tử, kết hôn. Bên cạnh đó pháp luật
cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần trong việc từ hôn.
Từ thời Lê, Nguyễn đến thời Pháp thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã dần được hoàn thiện. Đặc biệt là trong thời kỳ Pháp thuộc trách nhiệm dân sự và
trách nhiệm hình sự được phân biệt rõ ràng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được quy định cụ thể về các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự và có sự quy
định cụ thể về thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần. Từ đó tạo nền tảng cho việc hoàn thiện
chế định trong việc xây dựng hệ thống pháp luật sau này.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sau thời Pháp thuộc đến nay.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử,
Việt Nam phải lao vào một cuộc chiến mới- cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nên
Hiến pháp 1946 ra đời đã không đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đến Hiến pháp 1959 cũng chỉ đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước khi
trưng mua hoặc trưng dụng các tư liệu sản xuất khi cần thiết vì lợi ích chung của cộng

5

Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời
Pháp thuộc, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1998, trang 142.
6
Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời
Pháp thuộc, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1998, trang 159.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

19

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

đồng (Điều 20 Hiến pháp1959) mà không đề cập trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của các chủ thể khác.
Năm 1972, Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư 173/ UBTP ngày 23 tháng 2
năm 1972 hướng dẫn thi hành bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên thông tư
chỉ chú trọng đến thiệt hại vật chất bao gồm bồi thường thiệt hại do tính mạng, tài sản,
sức khỏe bị xâm hại mà không có quy định nào về bồi thường thiệt hại tinh thần.
Hiến pháp 1980 Điều 70 quy định “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm”. Thiệt hại tinh thần bước đầu được các nhà làm

luật quan tâm, chú trọng đến.
Đến hiến pháp 1992, bên cạnh những giá tri vật chất, giá tri tinh thần ngày càng
được chú trọng hơn. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Điều 71). Người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự (Điều 74).
Từ sau hiến pháp 1992 cho đến nay, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
ngày càng được hoàn thiện, quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ, đặc biệt là khi Bộ luật
dân sự 1995 ra đời và dần hoàn thiện ở Bộ luật dân sự 2005.
1.5 Khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, mức độ tự do hóa thương mại
ngày càng gia tăng, số lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú đồng
thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Hơn thế nữa,
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các sản phẩm hàng hóa không
còn là sản phẩm của sự sản xuất giản đơn mà là kết tinh của khoa học công nghệ. Chính
vì vậy, người tiêu dùng với những hiểu biết thông thường sẽ khó có thể nhận biết được
chính xác chất lượng, giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ trong khi đó nhà sản xuất, kinh
doanh là những nhà chuyên môn, hoạt động chuyên nghiệp nên sẽ có nhiều kinh nghiệm
hơn người tiêu dùng. Vì vậy, ít nhiều người tiêu dùng sẽ bị rơi vào thế yếu so với các nhà
sản xuất, kinh doanh. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng cần được đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc.
Trên cơ sở Điều 28 Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) “Mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều
bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người
sản xuất và người tiêu dùng”, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục được
cụ thể hóa tại Điều 632 Bộ luật dân sự 1995 và kể từ đó cho đến nay, việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng tiếp tục được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

20


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Đặc biệt là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Luật chất lượng sản phẩm
hàng hóa 2007, Nghị định 55/2008/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, Bộ luật dân sự 2005…
1.5.1 Định nghĩa.
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh bồi thường
thiệt hại khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Vấn đề bồi hoàn, bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 630 BLDS
2005 cụ thể như sau: “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất kinh doanh không đảm
bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Nhìn chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, tổ chức
sản xuất, kinh doanh do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm bồi thường của
cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh do lỗi cố ý hoặc vô ý không đảm bảo chất lượng
hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng, các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ này
là do pháp luật quy định, giữa các bên không tồn tại mối quan hệ hợp đồng nào. Trường
hợp các bên có mối quan hệ hợp đồng thì thiệt hại phát sinh cũng không liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng.
Thiệt hại phải bồi thường cho người tiêu dùng do hàng hóa không đảm bảo chất
lượng bao gồm thiệt hại về giá trị tài sản, hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, thiệt hại
về tính mạng sức khỏe con người, thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác
hàng hóa, tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Khi phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp của minh bị xâm phạm người tiêu dùng
có thể khiếu nại hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1.5.2 Đặc điểm.
Chủ thể trong mối quan hệ nghĩa vụ này là cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh
và người tiêu dùng.
Khách thể chính là việc cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải thực hiện hành
vi bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Là một loại trách nhiệm dân sự.
Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
là:
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng
hóa và gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng.
Có lỗi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

21

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trách
nhiệm tài sản.
Trong mối quan hệ này là giữa các bên không có mối quan hệ hợp đồng, trách
nhiệm bồi thường phát sinh là do những quy định của luật.
Ví dụ: A mua son môi của công ty mỹ phẩm X từ cửa hàng của B. Do sản phẩm
son môi này có chứa sudan là chất gây ung thư và A đã sử dụng nên bị bệnh. Khi đó A có

thể kiện công ty mỹ phẩm X đã vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa gây thiệt
hại cho A và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh ngoài hợp đồng,
Nếu các bên có mối quan hệ hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường phát sinh này
cũng không phải là do việc vi phạm một nghĩa vụ trong hợp đồng nghĩa là không liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng mà là vi phạm nghĩa vụ do luật định.
Ví dụ: A mua nồi cơm điện tại siêu thị điện máy C. Siêu thị có quy định rõ trong
vòng 2 tuần sau khi mua về nếu nồi cơm điện có phát sinh khuyết tật gì thì A có quyền
đến siêu thị đổi lại. Nhưng sau một tháng mua về và sử dụng nồi cơm điện mới phát sinh
lỗi là làm khét cơm. Giả sử khuyết tật phát sinh là do quá trình vận chuyển của siêu thị.
Trong tình huống này A có thể kiện yêu cầu siêu thị bồi thường do không đảm bảo chất
lượng hàng hóa. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bên cạnh đó, để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
không đảm bảo chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng và trách nhiệm bồi
thường do không đảm bảo chất lượng hàng hóa trong hợp đồng chúng ta cùng phân tích
các ví dụ sau:
Ví dụ: Chị A mua điện thoại di động cũ và đã hết hạn bảo hành tại cửa hàng điện
thoại di động B. Cửa hàng thông báo sản phẩm sẽ được cửa hàng bảo hành trong vòng
một tháng nếu xảy ra các lỗi về kỹ thuật.
Nếu trong thời gian một tháng sản phẩm phát sinh khuyết tật A có quyền yêu cầu
cửa hàng B bảo hành, nếu không sửa chữa được thì A và B có thể thỏa thuận đổi lấy điện
thoại khác, giảm giá, hoàn tiền..hoặc giải quyết tại tòa án. Đây là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng do không đảm bảo chất lượng hàng hóa của B đối với A.
Nếu sau thời gian một tháng sản phẩm mới phát sinh khuyết tật thì A có thể kiện
yêu cầu B bồi thường thiệt hại. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất,
kinh doanh đối với người tiêu dùng được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 bao gồm

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG


22

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng của nhà sản xuất, kinh doanh đối
với người tiêu dùng do vi phạm nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa là trách nhiệm dân
sự phát sinh do nhà sản xuất, kinh doanh vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng nghĩa là không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa được quy
định trong hợp đồng. Chẳng hạn như trường hợp người tiêu dùng mua phải sản phẩm,
hàng hóa không đúng chất lượng hay có khuyết tật thì họ có thể yêu cầu sửa chửa, đổi vật,
giảm hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra nếu đó là trong một khoản
thời gian hợp lý đối với hàng hóa không có bảo hành, hoặc trong thời hạn bảo hành đối
với hàng hóa có bảo hành.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nhà sản xuất, kinh doanh do
không đảm bảo chất lượng hàng hóa vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trường hợp
giữa nhà sản xuất, kinh doanh không có mối quan hệ hợp đồng. Nếu nhà sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng có mối quan hệ hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không
liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn như việc bảo hành hàng hóa, nếu quá
thời hạn bảo hành mà hàng hóa phát sinh khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì
đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp không có bảo hành,
người tiêu dùng sẽ được đổi, hoàn tiền, sửa chửa hàng hóa trong một khoảng thời gian
hợp lý, nếu quá thời gian này mà phát sinh tranh chấp thì đó là trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng của nhà sản xuất, kinh doanh đối vói người tiêu dùng.
1.6 Tầm quan trọng của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích
chung của toàn xã hội. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là người tiêu dùng, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
Thứ hai, đảm bảo những thiệt hại mà người tiêu dùng gánh chịu do hàng hóa, sản
phẩm kém chất lượng phải được bồi thường.
Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh
trong mối quan hệ với người tiêu dùng.
Thứ tư, có ý nghĩa răn đe những doanh nghiệp có hành vi làm ăn gian dối, chạy
theo lợi nhuận mà không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Nói tóm lại, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi
người tiêu dùng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa đảm bảo cho những
thiệt hại của người tiêu dùng phải được bồi thường. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cá
GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

23

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đồng thời có ý nghĩa giáo dục, răn đe những doanh
nghiệp có hành vi vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG


24

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

CHƯƠNG 2
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH DO
VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.1 Trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa của cá nhân, tổ chức, sản xuất,
kinh doanh.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 Điều 630 thì “cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho
người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Như vậy, khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải
tuân thủ các điều kiện về đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp
luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất,
kinh doanh. Một khi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và gây ra thiệt hại
cho người tiêu dùng thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Vậy thế nào là sản phẩm, hàng hóa?
Sản phẩm, hàng hóa như thế nào mới được gọi là đảm bảo chất lượng? Và một khi thiệt
hại xảy ra cho người tiêu dùng thì những thiệt hại nào được bồi thường?
Theo Các Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc
làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm
sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận7.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì:
- Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích
kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua
bán, tiếp thị.
Khái niệm chất lượng sản phẩm hàng hóa là một phạm trù rất rộng và phức tạp,
phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính chất phức tạp đó nên
có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và
phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác
định trước.
- Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm
với mục đích sử dụng của người tiêu dùng8.
7

truy cập ngày 28/1/2010

GVHD: Th.S TĂNG THANH PHƯƠNG

25

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: ĐỒNG THANH LAM


×