Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mỹ Hà

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HOẠT
ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CỦA TRẺ 18 – 24THÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mỹ Hà

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HOẠT
ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CỦA TRẺ 18 – 24THÁNG

Chuyênngành: Giáo dục học (Mầm non)
Mãsố: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 6
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 6
6. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 8
1.2. Hoạt động với đồ vật và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ ................... 10
1.2.1. Khái niệm hoạt động với đồ vật ............................................................................ 10
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động với đồ vật ............................................... 11
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển của trẻ ............................ 14
1.3. Nội dung HĐVĐV của trẻ 18 – 24th ........................................................................ 17
1.3.1. Nội dung phát triển hành động thiết lập mối tương quan ..................................... 17
1.3.2.Nội dung phát triển hành động công cụ ................................................................. 18
1.3.3. Nội dung làm quen, nhận biết phân biệt kích thước, màu sắc, hình dạng của đồ
vật – đồ chơi .................................................................................................................... 18
1.4. Hình thức tổ chức hướng dẫn cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV ..................... 18
1.4.1. Tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ đích ............................................................ 19
1.4.2. Tổ chức hoạt động chơi – tập tự do trong phòng nhóm........................................ 19
1.4.3. Tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày ....................................................................... 20
1.5. Các biện pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th ...................................... 20
1.5.1. Biện pháp là gì? .................................................................................................... 20
1.5.2. Biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24 tháng ............................ 20

1.6. Vai trò của môi trường đồ dùng, đồ chơi đối với HĐVĐV của trẻ ....................... 21
1.6.1. Kết cấu phòng/ nhóm lớp ...................................................................................... 21
1.6.2. Trang thiết bị ......................................................................................................... 22
1.6.3. Yêu cầu đối với đồ dùng, đồ chơi ......................................................................... 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CỦA TRẺ 18 –
24TH Ở TRƯỜNG MN............................................................................................. 24
1


2.1. Mục đích khảo sát thực trạng ................................................................................... 24
2.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 24
2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................................... 24
2.4. Tiến trình khảo sát .................................................................................................... 24
2.5. Đánh giá thực trạng khảo sát ................................................................................... 26
2.5.1. Về phía GVMN ..................................................................................................... 26
2.5.2. Môi trường vật chất ở lớp học của trẻ................................................................... 32
2.5.3. Về phía gia đình .................................................................................................... 35
2.5.4. Thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th ................................................... 38
2.6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th ..................... 43
2.6.1. Từ phía gia đình: ................................................................................................... 43
2.6.2. Từ phía nhà trường ............................................................................................... 43

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CHO TRẺ 18 – 24TH ...................... 45
3.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của
trẻ 18 – 24th ....................................................................................................................... 45
3.2. Một số biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th ....................... 45
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đồ dùng – đồ chơi ........................................ 45
3.2.2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ HĐVĐV trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ...... 48

3.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt cho đôi tay của trẻ ...................... 49
3.2.4. Biện pháp 4: Tư vấn cho GVMN.......................................................................... 50
3.2.5. Biện pháp 5: Tôn trọng và luôn đặt niềm tin vào khả năng của trẻ ...................... 50
3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp ........................................................................... 51
3.3.1. Điều kiện đối với trẻ ............................................................................................. 51
3.3.2. Điều kiện đối với giáo viên ................................................................................... 51
3.4. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................... 51
3.5. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................... 52
3.6. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ......................................................................... 52
3.6.1. Thời gian thực nghiệm .......................................................................................... 52
3.6.2. Địa điểm thực nghiệm:.......................................................................................... 52
3.7. Tiêu chí và thang đánh giá ........................................................................................ 52
3.8. Thực nghiệm các biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th ...... 53
3.8.1. Đo trước thực nghiệm ........................................................................................... 53
3.8.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................ 53
3.8.3. Đo sau thực nghiệm .............................................................................................. 54
2


3.9. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................................. 54
3.9.1. Phân tích định lượng ............................................................................................. 54
3.9.2. Phân tích định tính ................................................................................................ 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 74

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển ngày càng mạnh. Kinh tế
tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Các nước
trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi
quốc gia. Ở Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 được thông qua tại
Đại hội XI đã xác định: “Phát triển nhanh nguồn lực, nhất là nguồn lực chất lượng cao, tập
trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân
cách con người. Để phát triển, để nên người, đứa trẻ phải hoạt động để lĩnh hội kinh nghiệm
xã hội – lịch sử. Hoạt động không chỉ là nơi tâm lý con người được bộc lộ mà chính là cái
hình thành nên tâm lý của con người. Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ
em thì nhất thiết phải đưa chúng vào những hoạt động nhất định. Với vai trò là hoạt động
chủ đạo (HĐCĐ) của trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật (HĐVĐV) chứa đựng những cơ hội
phát triển trẻ về mọi mặt mà nếu bỏ qua khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo sẽ không còn cơ
hội phát triển nhanh và mạnh nữa. Chính vì vậy, nhà giáo dục sử dụng HĐVĐV là phương
tiện để bước đầu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ đáp ứng yêu cầu của
xã hội trong giai đoạn mới.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã
hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong 3 năm đầu tiên
của cuộc đời có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ
trong tương lai. Các chuyên gia nghiên cứu về bộ não – hành vi – sự phát triển của trẻ gọi
đó là “Cửa sổ cơ hội” (Window of opportunity). Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích
để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, đóng vai
trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn
hóa và nhận thức trong tương lai của trẻ. Phát huy tối đa “Cửa sổ cơ hội” cho trẻ chính là
giúp trẻ tiếp thu, học hỏi, phát huy hết tiềm năng của mình ngay từ bước khởi đầu quan
trọng này. Theo lý thuyết hoạt động tâm lý của A.N. Leonchev và Đ.B. Enconhin, mỗi giai


4


đoạn phát triển tâm lý trẻ em đặc trưng bởi một quan hệ nhất định của trẻ với thực tại, có
tính chất chủ đạo trong một giai đoạn nhất định – HĐCĐ [12], [23].
Thực tiễn cho thấy trẻ còn gặp khó khăn trong HĐVĐV có thể có nhiều nguyên nhân:
Ở gia đình, cha mẹ và người thân chưa hiểu hết vai trò của HĐVĐV. Thậm chí, nhiều bậc
cha mẹ không hiểu cụm từ “Hoạt động với đồ vật” thực chất là hoạt động như thế nào. Do
đó, người lớn chưa biết cách lựa chọn đồ chơi và chơi cùng trẻ. Bên cạnh đó, khả năng tự
chơi của trẻ còn hạn chế, giai đoạn này người lớn có thói quen quan tâm đến “nuôi” nhiều
hơn “dạy” do đó trẻ chưa có nhiều cơ hội tham gia HĐVĐV để đạt hiệu quả một cách tốt
nhất. Ở trường mầm non (MN), HĐVĐV của trẻ 18 – 24 tháng (18 – 24th) được tổ chức
trong hai hình thức chơi – tập và chơi tự do. Hình thức dạy trẻ HĐVĐV trong sinh hoạt
hàng ngày chưa thực sự được chú trọng. Giáo viên cũng chưa quan tâm nhiều đến khâu sắp
xếp tạo môi trường đồ chơi nhằm khơi gợi ý tưởng cho trẻ. Bên cạnh đó, tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non (GVMN) trong việc tổ chức HĐVĐV cho trẻ nhà trẻ có
đổi mới nhưng nhìn chung chỉ về mặt hình thức. Ở trường Sư phạm đào tạo GVMN, các tài
liệu nghiên cứu giảng dạy và học tập về vấn đề tổ chức HĐVĐV cho trẻ nhà trẻ phần lớn là
tài liệu đã cũ, chưa có bổ sung cả về nội dung lẫn hình thức trong những năm gần đây [8].
HĐVĐV trong các tài liệu ít đề cập đến giai đoạn 18 – 24th. HĐVĐV thực tế diễn ra hàng
ngày và rất gần gũi đối với mỗi đứa trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, người
lớn chưa thực sự chú ý tận dụng cơ hội cho trẻ tham gia HĐVĐV.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thiết nghĩ nếu không tổ chức tốt HĐVĐV cho
trẻ trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ về sau. Chính vì
vậy chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật cho trẻ 18 –
24th”.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 –
24th.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan HĐVĐV.
- Khảo sát thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 –
24th.
5


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th ở
trường MN.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu nhà giáo dục sử dụng các biện pháp để tổ chức cho trẻ 18 – 24th tham gia
HĐVĐV một cách hợp lý sẽ phát triển tốt khả năng HĐVĐV của trẻ.

6. Giới hạn nghiên cứu
Thời gian hạn chế nên đề tài chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm HĐVĐV của trẻ 18 –
24th ở 4 trường MN tại Tp. HCM: Trường MN 12 Quận 5; Trường MN Hoa Hồng Quận
Bình Tân; Trường MN 12 Quận Tân Bình; Trường MN Hươu sao Huyện Bình Chánh.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận về HĐVĐV và phương pháp tổ chức
HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th trong trường MN.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát trẻ HĐVĐV trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường MN.

- Quan sát môi trường đồ dùng – đồ chơi dành cho trẻ trong lớp học.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến GVMN và cha mẹ của trẻ 18 – 24th để thu thập thông tin
về:
- Hiểu biết của họ về tầm quan trọng của HĐVĐV đối với trẻ.
- Các phương pháp – biện pháp, cách thức GVMN và cha mẹ tổ chức cho trẻ tham
gia HĐVĐV.
- Nội dung GVMN và cha mẹ của trẻ tổ chức cho trẻ HĐVĐV
- Khả năng HĐVĐV của trẻ trong hoạt động chơi – tập và trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi xử lý bảng hỏi có những điều chưa rõ chúng tôi tiến hành phỏng vấn GVMN và
phụ huynh để làm rõ vấn đề trong phiếu thăm dò ý kiến.
6


7.2.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm thăm dò: Khảo sát khả năng trẻ 18 – 24th thực hiện hành động thiết lập
mối tương quan (TLMTQ), hành động công cụ và khả năng nhận biết màu sắc, kích thước
của đồ vật.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm phát triển khả năng
HĐVĐV đã xây dựng cho nhóm trẻ thực nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu một cách khách quan, khoa
học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ năm đầu, trẻ sơ sinh đã bắt đầu thể hiện sự có mặt của mình bằng những hành

động tương tác với thế giới xung quanh. Cụ thể là chơi với đồ vật, đồ chơi là một trong
những cách thức thỏa mãn nhu cầu tích cực rõ ràng nhất ở trẻ nhỏ. Những trải nghiệm tích
cực mà trẻ có được khi hoạt động với đồ vật, đồ chơi có vị trí nổi bật cho đến năm lên ba.
Và những hoạt động đó gọi chung là HĐVĐV [14].
Ban đầu khi đứa trẻ có trong tay món đồ vật nào đó, trẻ sẽ thực hiện các hành động
như: quăng, gõ, đập, ném… và thích thú khi chúng tạo ra tiếng động, âm thanh, chuyển
động hay biến đổi hình dạng… Những hành động đó chưa nhằm vào mục đích khám phá
chức năng, phương thức sử dụng. Về sau, trẻ nhận ra trong mỗi đồ vật chứa đựng một chức
năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng [26].
Trong lịch sử nghiên cứu về tâm lý học phát triển có rất nhiều tác giả đề cập đến các
giai đoạn phát triển của con người, mỗi tác giả đứng trên những quan điểm khác nhau để
phân định thời kỳ lứa tuổi. Theo A.N.Leonchev (1903 – 1979) – nhà TLH Xô viết, hoạt
động của bản thân con người là yếu tố quyết định nhất trong việc hình thành và phát triển
tâm lý, nhân cách con người. HĐCĐ trong sự phát triển tâm lý trẻ em là đóng góp nổi bật
của A.N. Leonchiev trong các công trình nghiên cứu của ông. Tiếp tục phát triển quan điểm
của A.N. Leonchev là Đ.B. Econhin – người cộng sự và học trò của ông [23], [24], [25]. Từ
đó, ngành TLH phát triển mở ra thêm hướng nghiên cứu về sự phát triển tâm lý trẻ em cho
đến ngày nay. Mỗi giai đoạn lứa tuổi tương ứng với từng HĐCĐ và HĐCĐ của trẻ tuổi ấu
nhi như đã đề cập ở trên là HĐVĐV.
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học – giáo dục học của Liên Xô luôn đề
cao vai trò của các loại hoạt động và HĐCĐ đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em. Tiêu
biểu là A.N. Leonchev, V.X. Mukhina, P. G. Xamarukova … Trong các công trình nghiên
cứu của mình về tâm lý lứa tuổi, họ đều xem HĐVĐV là một trong những thành tựu quan
trọng nhất của tuổi nhà trẻ và là phương tiện hữu hiệu để hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ.
V.X. Mukhina trong các công trình nghiên cứu của mình đã làm rõ một số đặc điểm
của HĐVĐV, các giai đoạn phát triển trong mối liên hệ giữa hành động với đồ vật ở lứa tuổi
ấu nhi. Đặc biệt, những loại hành động với đồ vật được tác giả phân tích khá sâu sắc [30].
8



Trong Thuyết phát sinh nhận thức của Jean Piaget, cụ thể ở giai đoạn cảm giác – vận
động đã đề cập đến vai trò của những trải nghiệm thử và sai (Trial and error
experimentation) qua những hành vi tác động lên đồ vật để khám phá những tính chất, cấu
trúc của đồ vật, khám phá thế giới [15], [24].
Maria Montessori là một bác sỹ đồng thời là một nhà giáo dục người Ý. Bà cho rằng
giai đoạn 0 – 3 tuổi thực sự quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cuộc đời mỗi đứa trẻ sau
này. Giai đoạn này trẻ được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp
với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ [17], [18]. Trẻ 0 – 6 tuổi là những nhà khám phá,
trải nghiệm bằng cảm giác (sensorial explorers). Trong thời kỳ này Montessori phân chia
thành 5 thời kỳ nhỏ. Trong đó, có 3 thời kỳ đáng chú ý: Thời kỳ phát cảm về cảm giác (2 –
24th), thời kỳ phát cảm về vận động và hành động (18th – 3 tuổi), thời kỳ phát cảm tri giác
các đồ vật nhỏ (2 – 3 tuổi). Phương pháp giáo dục của Montessori chú trọng đến môi trường
giáo dục (giáo cụ để trẻ hoạt động và giáo viên chuẩn bị môi trường). Như vậy, theo cách
phân chia của Montessori trẻ từ 18th – 3 tuổi là thời kỳ phát cảm về cảm giác và đối tượng
trẻ hoạt động để phát triển là học cụ. Mặc dù không cùng quan điểm với các nhà TLH hoạt
động, TLH hiện đại nhưng theo quan điểm của bà chúng tôi thấy rằng ở giai đoạn 18th – 3
tuổi hoạt động của trẻ thực chất là chú trọng tới việc cho trẻ HĐVĐV, đồ vật ở đây chính là
các bộ học cụ đặc thù của Montessori.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về HĐVĐV và tổ chức HĐVĐV thiên về nghiên cứu lý
luận như trong các tài liệu nghiên cứu giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo
GVMN của Bộ GD & ĐT cũng như giáo trình và tài liệu tham khảo của các trường đào tạo
chuyên ngành GDMN.
HĐVĐV ở trẻ ấu nhi đã được một số tác giả nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu
khoa học:
Năm 1997 trong công trình nghiên cứu của TS. Lê Thu Hương “Một số định hướng
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc – giáo dục (CS – GD) trẻ trong trường
MN đầu thế kỉ XXI”. Công trình đã đưa ra một số định hướng đổi mới về mục tiêu, nội
dung, phương pháp CS – GD trẻ trong trường MN trong đó có định hướng đổi mới về nội
dung, phương pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ nhà trẻ [8].

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân năm 2005 “Một số biện pháp phát triển
tính tự lực cho trẻ 24 – 36th trong HĐVĐV”, đề tài lấy HĐVĐV làm phương tiện để nghiên
cứu về phẩm chất đạo đức của trẻ [21].
9


Năm 2007, đề tài Khoa học công nghệ cấp cơ sở của ThS. Phan Thị Minh Hà –
Trường CĐSPMG TW3 nghiên cứu về thực trạng phương pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18
– 24 tháng trong trường MN [8]. Đề tài dừng lại ở khảo sát thực trạng phương pháp GVMN
tổ chức HĐVĐV trong trường MN và đưa ra một số kiến nghị. Trong đó, tác giả đưa ra kiến
nghị cần tổ chức nghiên cứu thực nghiệm phương pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV ở các nhóm
trẻ nhà trẻ trong các trường MN tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chúng tôi nhận thấy những đề tài nghiên cứu về HĐVĐV ở trẻ nhà trẻ:
- Thứ nhất, các tác giả đề cập nhiều đến lý luận mang tính hàn lâm.
- Thứ hai, sử dụng HĐVĐV là phương tiện để nghiên cứu một năng lực hay phẩm
chất nào đó của trẻ.
- Thứ ba, nghiên cứu thực trạng phương pháp tổ chức HĐVĐV của GVMN.
Sơ lược tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về HĐVĐV, chúng
tôi nhận thấy nghiên cứu về lý luận HĐVĐV được rất nhiều tác giả có tên tuổi từ trước đến
nay nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi có điều kiện kế thừa những tư tưởng, thành tựu của các
công trình nghiên cứu trên. Việc nghiên cứu thực tiễn về khả năng trẻ nhà trẻ HĐVĐV ở
Việt Nam mà cụ thể là nhóm trẻ 18 – 24th các đề tài nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều. Bên
cạnh đó, các biện pháp để phát triển khả năng HĐVĐV cũng chưa tiến hành thực nghiệm để
có sự đối chứng làm bật lên tính hiệu quả khi sử dụng phương pháp – biện pháp tổ chức cho
trẻ tham gia HĐVĐV.

1.2. Hoạt động với đồ vật và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ
1.2.1. Khái niệm hoạt động với đồ vật
Thời kỳ hài nhi, trẻ thực hiện những hành động với đồ vật mang tính vu vơ. Bước sang
tuổi ấu nhi, đồ vật không chỉ là cái để chơi mà còn chứa đựng bên trong một chức năng

nhất định và phương thức sử dụng chúng. Qua quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, trẻ lĩnh
hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội ẩn chứa bên trong các đồ vật. Hoạt động này của trẻ
được gọi là HĐVĐV [27].
Hay nói cách khác, HĐVĐV là quá trình trẻ tiếp xúc với đồ vật – đồ chơi trong cuộc
sống hàng ngày và qua đó trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được củng
cố vào trong các đồ vật [8]
Xét theo góc độ tổ chức cho trẻ tham gia HĐVĐV (GVMN đóng vai trò chủ thể), các
nhà GD đưa ra khái niệm về HĐVĐV [5]:
10


Tổ chức HĐVĐV là quá trình cô giáo tổ chức cho trẻ tiếp xúc và thao tác với đồ vật,
đồ chơi nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng chúng, qua
đó giúp trẻ hiểu biết được thế giới xung quanh và kinh nghiệm sống của con người.
HĐVĐV là một trong những hoạt động cơ bản của trẻ ở trường MN và đó là HĐCĐ
của trẻ lứa tuổi ấu nhi. Những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người ẩn chứa trong các
đồ vật, đồ chơi mà trẻ tiếp xúc dần dần được bộc lộ trong quá trình trẻ hoạt động với chúng.
Như vậy, HĐVĐV của trẻ diễn ra bằng 2 con đường:
- Con đường tự nhiên (tự phát), là khi trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động của mình bằng
cách tự chơi với đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ sau nhiều lần trẻ dần dần tích luỹ được kiến
thức, kinh nghiệm. Bằng con đường này trẻ rút ra bài học không phải dễ dàng và nhanh
chóng. Đôi khi trẻ hoạt động nhiều lần nhưng không thể đạt đến kết quả đúng.
- Con đường có tác động của giáo dục (tự giác), là khi trẻ HĐVĐV dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của người lớn. Bằng con đường tự giác, dưới tác động của giáo dục đứa trẻ sẽ rút
ngắn được thời gian để nhanh chóng chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người.
Trong các tài liệu hầu như chỉ đề cập đến những thao tác, hành động, tầm quan trọng
khi trẻ tiếp xúc với đồ vật và qua đó trẻ tiếp thu được kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài
người chứ chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về HĐVĐV.
Theo chúng tôi HĐVĐV là quá trình trẻ thao tác với đồ vật qua đó trẻ lĩnh hội được
đặc điểm, chức năng, phương thức sử dụng chúng bằng con đường tự phát và tự giác.

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động với đồ vật
Thứ nhất, thông qua HĐVĐV của trẻ lần đầu tiên những chức năng của đồ vật
được mở ra trước mắt trẻ. Chức năng của đồ vật là những tính chất được ẩn giấu bên trong
bản thân mỗi đồ vật và không phải chỉ bằng những thao tác đơn giản mà trẻ phát hiện được
ngay. Chẳng hạn như: qua nhiều lần trẻ cầm nắm, ném hay gõ… cái ca. Tuy nhiên, bằng
cách đó trẻ vẫn chưa thể biết được chức năng của cái ca mà thông qua người lớn bằng cách
này hay cách khác (dùng ca đựng nước cho trẻ uống, trẻ nhìn thấy người lớn uống nước
bằng ca hay người lớn chỉ cho trẻ lấy ca cho búp bê uống nước…) giúp trẻ khám phá xem
chúng được dùng để làm gì và làm như thế nào [26].
Thứ hai, việc đứa trẻ nắm được chức năng của đồ vật mang tính đặc trưng của con
người. Điều này hoàn toàn khác với sự bắt chước của loài vật ở chỗ trẻ nắm được chức
năng cố định của đồ vật được xã hội quy định và không thay đổi theo thời gian. Nghĩa là ở
giai đoạn này, trẻ hiểu được và sử dụng đồ vật đúng theo chức năng của nó và khi sử dụng
11


khác chức năng đứa trẻ vẫn biết chức năng đích thực của đồ vật đó là gì. Ví dụ trẻ dùng cái
gối làm em bé, thậm chí cùng là cái chén nhưng trẻ biết cái nào dùng để chơi cho búp bê ăn
và cái nào dùng để đựng thức ăn thật cho mình.
Trong quá trình lĩnh hội những hành động với đồ dùng – vật dụng trong sinh hoạt hàng
ngày trẻ đồng thời nắm bắt được các quy tắc hành vi trong xã hội. Vì vậy, lúc trẻ hờn dỗi
người lớn trẻ có thể ném bỏ đồ dùng của chúng đang cầm chẳng hạn như làm vỡ cái chén,
cái ly hay làm đổ thức ăn… chúng tỏ ra khá sợ hãi, lo lắng bị người lớn trách phạt vì chúng
biết mình đã phạm phải quy tắc sử dụng đồ vật.
Quá trình phát triển vận động của trẻ hoàn thiện dần từ thấp đến cao: “ba tháng lẫy –
bảy tháng bò – chín tháng lò dò biết đi”. Song song với quá trình phát triển vận động là quá
trình phát triển hành động với đồ vật. Hành động với đồ vật bắt đầu xuất hiện ở cuối tháng
thứ 3, khi trẻ có hành động chộp lấy những vật trong tầm tay trẻ. Trong suốt thời kỳ hài nhi,
trẻ cầm nắm và thao tác với đồ vật như: rung lắc, quăng, gõ, đập, ném… Trẻ tỏ ra thích thú
khi những đồ vật chuyển động, thay đổi hình dạng hay phát ra âm thanh và những thao tác

đơn giản với đồ vật như thế nhiều tài liệu gọi là “hành động khám phá”. HĐVĐV chỉ mang
tính ngẫu nhiên.
Sang tuổi ấu nhi, sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức
hành động với đồ vật cũng càng phong phú. Điển hình là trẻ đã tự mình tiến đến những nơi
mình muốn đến để tự mình với lấy được những thứ mà trẻ có nhu cầu trong tầm tay của trẻ.
Lúc này HĐVĐV là hoạt động mang tính khám phá, trước hết là chức năng và phương thức
sử dụng.
• Hành động thiết lập các mối tương quan
Hành động thiết lập mối tương quan (TLMTQ) là hành động mà trong đó đặt hai hay
nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của đồ vật) vào những mối tương quan nhất định trong
không gian để tạo thành một chỉnh thể nào đó [28].
Một khái niệm khác về hành động TLMTQ: là những hành động mà mục đích của
chúng là đưa hai hay nhiều đồ vật (hoặc các bộ phận của chúng) vào trong mối tương quan
nhất định về không gian [14]. Ví dụ: hành động lồng hộp, đóng mở nắp hộp, chồng tháp,
xâu hạt … (hình 1.1)

12


Hình 1.1
Ở tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện những hành động với hai đồ vật như lồng hộp,
xếp chồng,… Song khi thực hiện những thao tác của hành động này, trẻ chưa hướng chú ý
đến đặc tính của đồ vật, chẳng hạn như không xếp theo sự tương xứng về kích thước hay
hình dạng… Sang tuổi ấu nhi trẻ có sự thay đổi về chất, cụ thể trẻ phải lựa chọn xem hình
nào tương ứng để có thể thả lọt vào hộp, lồng hộp thì phải lồng hộp nhỏ nhất vào trong hộp
nhỏ hơn hay trẻ chơi xếp chồng tháp, trẻ phải lựa chọn khối to nhất để dưới cùng và nhỏ dần
về phía ngọn tháp…
Thực hiện được hành động TLMTQ đối với trẻ là cả một quá trình, từ chỗ hành động
lung tung cho đến khi xếp chúng vào một trình tự nào đó trong không gian, quá trình đó có
thể chia làm 3 giai đoạn [27, tr.199-200]:

Giai đoạn 1: Hành động TLMTQ thực hiện theo phương thức thử và sai, kết quả đạt
tới một cách ngẫu nhiên. Chẳng hạn như tình cờ đứa trẻ lật úp đồ chơi lồng hộp, hộp to bên
dưới rồi để hộp nhỏ lên trên giống cái tháp, trẻ thích thú và thực hiện lại. Tuy nhiên, có thể
lần sau trẻ không có kết quả ngay như lần đầu vì do ngẫu nhiên mà lần đầu có kết quả như
vậy. Lần sau có thể trẻ úp hộp to lên hộp nhỏ thế là quay lại như chơi lồng hộp, kết quả
không có được cái tháp. Sau nhiều lần thử làm đi làm lại trẻ mới làm được.
Giai đoạn 2: Trẻ hành động theo một ý định nảy sinh trong đầu do nhìn thấy một đồ
vật nào đó mà trẻ đã nhìn thấy và thích thú hoặc do gợi ý của người lớn
Giai đoạn 3: Trẻ thực hiện lặp đi lặp lại hành động đã thực hiện thành công ở giai
đoạn 2 đến chán mới thôi, có khi trẻ lại bỏ dở hành động để bắt tay vào hành động khác.
• Hành động công cụ
Hành động công cụ là hành động sử dụng công cụ do con người tạo ra làm phương
tiện để tác động lên một đối tượng nhất định nhằm tạo ra một kết quả [28].
Hành động công cụ bao gồm hành động sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng
ngày như: bát, đũa, dao, kéo, sách, bút, cài cúc áo, bấm mở công tắc quạt, tivi… và hành
động sử dụng công cụ trong lao động sản xuất như: cày, bừa, cuốc, hoạt động với máy
13


móc… Tất cả những thứ đó đều là phương tiện hoạt động của con người, nhưng đối với trẻ
em không phải không phải tất cả những công cụ đó trẻ đều có thể hành động để sử dụng
chúng được.
Hành động công cụ được tổ chức cho trẻ trước hết là hướng dẫn trẻ biết sử dụng những
vật dụng đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như việc cầm thìa xúc cơm, cởi và
mặc quần áo, kéo khóa cặp, mang giày dép… đến việc sử dụng các đồ dùng đơn giản trong
gia đình như bật công tắc quạt, bấm nút tắt mở tivi, đóng mở khóa cửa… Ngoài ra còn có
những vật dụng khi muốn sử dụng hành động phải phức tạp hơn nữa thậm chí có thể gây
nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, người ta đã chế tạo ra những đồ chơi mô phỏng lại những
đồ vật thật để trẻ sử dụng và được an toàn.
Quá trình hình thành và phát triển hành động công cụ từ chưa biết đến biết sử dụng

một công cụ nào đó ở trẻ là một quá trình luyện tập khá phức tạp, được hình thành 3 giai
đoạn [27, tr.197-198]:
Giai đoạn 1: Trẻ đã nắm được công cụ nhưng khi hành động trẻ chưa chú ý đến công
cụ mà chỉ chú ý đến đối tượng. Chẳng hạn như khi trẻ cầm thìa xúc cơm, trẻ không chú ý
đến cầm thìa sao cho đúng mà chỉ chú ý đến cơm trong chén, thế là trẻ cứ múc, xới cơm làm
vung vãi. Hành động như thế chưa được xem là hành động công cụ, chỉ là hành động bằng
tay.
Giai đoạn 2: Trẻ đã chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng. Trẻ cố điều
chỉnh tay cầm sao cho phù hợp. Trẻ phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mới đi đến thành
công.
Giai đoạn 3: Bàn tay đã thích nghi được với cấu tạo của công cụ. Lúc này ở trẻ đã
xuất hiện hành động công cụ đích thực và sẽ dần hoàn thiện theo thời gian.
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển của trẻ
1.2.3.1. HĐVĐV đảm bảo cho cuộc sống, sự sinh tồn của trẻ.
Đồ vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hoá nhân cách trẻ. Đồ vật
bao quanh trẻ từ khi trẻ sinh ra và trẻ sẽ thao tác với chúng suốt cuộc đời. Trong HĐVĐV
trẻ tiếp thu được kinh nghiệm tích luỹ hàng ngàn năm của loài người đã được vật chất hoá
trong đồ vật [14].
HĐVĐV đảm bảo cuộc sống của trẻ, giúp trẻ thích nghi với cuộc sống xã hội mới ngay
từ khi trẻ chào đời. Đây là chức năng đảm bảo sự sinh tồn và chức năng này còn tiếp tục
mãi trong tương lai.
14


Trẻ lớn lên sẽ dần nhận biết được các đồ vật, học được cách thao tác với đồ vật, cách
định hướng trong thế giới đồ vật. Thông qua đó trẻ nhận biết được rất nhiều đặc tính, tính
chất của thế giới xung quanh. Làm cho trẻ có cảm giác làm chủ, cảm giác tự tin, bình tĩnh
và ham muốn nhận thức. Như vậy, bằng việc HĐVĐV đã dẫn dắt trẻ có nhiều “thông tin”
về thế giới xung quanh, làm phong phú kinh nghiệm xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển
toàn diện của trẻ.

1.2.3.2. HĐVĐV là phương tiện giúp trẻ phát triển trí tuệ
Theo Giáo sư Makoto Shichida, tốc độ phát triển não bộ của trẻ đến 3 tuổi đã hoàn
chỉnh 60%. Trước 3 tuổi là giai đoạn thích hợp hình thành và rèn luyện các vận động
tinh cho trẻ. Bằng những vận động từ đôi tay sẽ kích hoạt để tăng cường sự phát triển của
các tế bào thần kinh não. Như vậy, HĐVĐV là con đường trực tiếp dẫn đến sự phát triển trí
não cho trẻ.
Quá trình trẻ tiếp xúc, HĐVĐV bằng con đường tự nhiên hay dưới sự tác động giáo
dục của người lớn sẽ dần giúp trẻ tích luỹ vốn tri thức về thế giới đồ vật xung quanh. Cụ thể
là hình thành ở trẻ các biểu tượng, khái niệm về: tên gọi, màu sắc, hình dạng, kích thước,
âm thanh … ; nắm được công dụng, cách thức sử dụng đồ vật và tiếp nhận được những quy
tắc hành vi xã hội gắn liền với những đồ vật đó.
Thông qua quá trình HĐVĐV, trẻ có cơ hội phát triển các quá trình nhận thức, năng
lực nhận thức và các phẩm chất về trí tuệ. Từ quá trình nhận thức cảm tính: trẻ bị ấn tượng
mạnh mẽ và cuốn hút vào những món đồ dùng – đồ chơi có màu sắc rực rỡ, tươi sáng, âm
thanh, hình dạng phong phú… chúng hấp dẫn trẻ kích thích ở trẻ sự tò mò, thôi thúc trẻ tiến
đến hoạt động để khám phá. Nhờ đó, các cơ quan cảm giác của trẻ có điều kiện phát triển.
Là cơ sở để dần hoàn thiện quá trình cảm giác – tri giác ở trẻ. Tiếp đến quá trình nhận thức
lý tính cũng dần hình thành và phát triển. HĐVĐV ban đầu bằng con đường tự nhiên trẻ
thực hiện các hành động theo phương thức thử và sai, sau nhiều lần trẻ phát hiện ra cái quy
luật khi thực hiện tức là trẻ đã rút ra được kinh nghiệm sau các lần hoạt động. Trẻ phát triển
các năng lực quan sát, so sánh, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, biết khái quát những
đồ vật giống nhau cùng nhóm, biết sử dụng lặp lại hành động trên đồ vật này sang đồ vật
khác… Qua đó tư duy được hình thành và phát triển, ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện [1],
[4], [28].
1.2.3.3.HĐVĐV có vai trò quan trọng giúp trẻ hoàn thiện về thể lực
HĐVĐV còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển vận động, đặc biệt là sự khéo léo,
linh hoạt của bàn tay và ngón tay của trẻ. Từ chỗ trẻ cầm nắm đồ vật nằng cả bàn tay rất
15



vụng về trong năm đầu đến chỗ trẻ thao tác với đồ vật một cách khéo léo, linh hoạt. Chẳng
hạn như nhặt vật nhỏ bằng 2 ngón tay, xâu hột hạt, xỏ dây giày, đóng mở nắp chai, lắp ghép
hình… Có thể nói HĐVĐV là con đường cơ bản để rèn luyện sự khéo léo, tinh tế của các
ngón tay và đôi bàn tay, giúp trẻ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt.
Trẻ cần vận động của để lấy được món đồ chơi trẻ thích, phải cố gắng trườn, nhoài
người, bò hay chạy tới lấy đồ vật… giúp cho các cơ quan vận động phát triển, trẻ định
hướng tốt trong không gian.
HĐVĐV kích thích trẻ tích cực vận động mà không thấy mệt mỏi, thoả mãn nhu cầu
vận động của cơ thể, có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ thể lực của trẻ.
1.2.3.4. HĐVĐV là phương tiện hình thành một số phẩm chất tốt đẹp ở trẻ

Quá trình trẻ HĐVĐV trẻ dần nhận ra mình có ảnh hưởng đến chúng: làm chúng thay
đổi hình dạng, phát ra âm thanh, chuyển động, sử dụng chúng đúng chức năng như dùng
thìa xúc cơm, lấy lược chải đầu… làm cho trẻ thực sự thích thú và càng tích cực hoạt động
với chúng. Qua đó trẻ tự ý thức được khả năng của bản thân, trẻ tự tin vào bản thân. Đó là
yếu tố rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Trẻ thực hiện các hành động công cụ trong khi chơi với đồ chơi mô phỏng (thìa, chén,
ly…), tiếp đến trẻ biết sử dụng những công cụ thật để phục vụ cho nhu cầu của bản thân:
cầm thìa tự xúc ăn, tự cầm lược chải đầu, tự cầm ly uống nước… Như vậy, tính tự lực ở trẻ
có cơ hội hình thành.
HĐVĐV trẻ lĩnh hội những quy tắc hành vi trong xã hội, đó chính là việc trẻ biết giữ
gìn, nâng niu các món đồ chơi, bảo quản đồ dùng, vật dụng – Thái độ này sẽ dần hình thành
trong quá trình hoạt động dưới sự hướng dẫn của người lớn; Giáo dục trẻ cần biết khi cất đặt
đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong một cách gọn gàng ngăn nắp. Bên cạnh đó, việc trẻ
HĐVĐV luôn đòi hỏi ở trẻ sự nỗ lực, sự kiên trì quyết tâm thực hiện công việc đến cùng, đó
cũng là những đức tính quý báu rất cần thiết trau dồi, rèn luyện cho trẻ ngay từ thuở nhỏ.
1.2.3.5. HĐVĐV là cơ hội để hình thành và phát triển cảm xúc thẫm mỹ, khả
năng sáng tạo ở trẻ
Đồ chơi, đồ dùng đặc biệt hấp dẫn trẻ ở màu sắc rực rỡ, hài hoà; hoa văn hình ảnh sống
động, vui tươi; âm thanh vui tai; hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu … Kích thích sự chú ý của

trẻ. Qua đó khơi gợi ở trẻ hứng thú với cuộc sống xung quanh, tác động tích cực đến cảm
xúc thẫm mỹ, hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Bên cạnh đó, khi chơi với đồ chơi, đồ vật trẻ
phát triển trí tưởng tượng, kích thích khả năng sáng tạo non nớt. Ban đầu chỉ là việc trẻ lặp
đi lặp lại các hành động để được một “tác phẩm” và tình cờ trẻ thực hiện với hành động
16


khác đi sẽ được một “tác phẩm” mới điều đó làm trẻ thích thú và hứng khởi tạo thêm nhiều
cái mới lạ khác, chẳng hạn như: hàng rào, cái cổng, cái ghế… Hay với một món đồ vật lúc
này có thể chơi đúng chức năng nhưng lúc khác lại có thể với chức năng khác ở một trò chơi
mới.
1.2.3.6. HĐVĐV là nền tảng của các trò chơi tiêu biểu ở lứa tuổi mẫu giáo
Trẻ HĐVĐV ban đầu là những hành động nghịch với đồ vật, tiếp đến trẻ lĩnh hội
được cách thức hành động với đồ vật. Càng tiếp xúc nhiều với mọi người và thế giới đồ vật
xung quanh, trẻ học được ngày càng nhiều hơn cách sử dụng đồ chơi, đồ dùng theo chức
năng mà xã hội quy ước và đem những hành động đó vào trò chơi của mình. Từ đó, xuất
hiện những trò chơi khác trước đây – những trò chơi thôi thúc bởi việc thực hiện các hành
động nhằm mục đích mà trẻ tưởng tượng, lúc này không đơn thuần là những hành động
công cụ nữa mà là mô phỏng lại sự việc nào đó có nội dung. HĐVĐV là tiền đề của loại trò
chơi giả bộ và trò chơi này phát triển mạnh, là trung tâm trong các trò chơi ở lứa tuổi mẫu
giáo [9], [10], [29].
Những trò chơi xây dựng của trẻ mẫu giáo cũng được phát triển trên nền tảng HĐVĐV
ở lứa tuổi nhà trẻ. Từ các hành động xếp chồng, xếp cạnh… theo chủ đề đơn giản ở trẻ nhà
trẻ như: ngôi nhà, cái chuồng, đường đi, đoàn tàu… sẽ phát triển lên những mô hình phức
tạp hơn ở giai đoạn mẫu giáo thành các “công trình xây dựng” như: trường học, khu dân cư,
ngã tư đường phố, bệnh viện, sở thú, khu vui chơi…

1.3. Nội dung HĐVĐV của trẻ 18 – 24th
Căn cứ vào “Chương trình giáo dục mầm non” (2009) của Bộ GD&ĐT [3], chúng tôi
tổng hợp các nội dung hướng dẫn trẻ tham gia HĐVĐV như sau:

1.3.1. Nội dung phát triển hành động thiết lập mối tương quan
- Đóng – mở nắp có ren
- Xếp chồng 4 – 5 khối vuông
- Xếp chồng 2 – 3 khối trụ
- Xếp cạnh nhau các khối gỗ
- Xếp 1,2 hình khối lên nhau tạo hình theo chủ đề
- Tháo lắp lồng 3 – 4 hộp
- Xâu hạt có lỗ rộng
- Xâu 5 – 6 vòng vào que
17


- Tháo lắp 5 – 6 vòng vào giá gỗ
Những nội dung trên chủ yếu được tổ chức hướng dẫn cho trẻ trong giờ chơi – tập có
chủ đích.
1.3.2.Nội dung phát triển hành động công cụ
Nội dung HĐVĐV nhằm phát triển hành động công cụ cho trẻ chủ yếu được thực hiện
dưới hình thức giờ chơi tự do và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Qua đó giúp
trẻ hiểu được chức năng công cụ, biết được tên gọi, cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đơn
giản, gần gũi thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Giờ chơi tự do:
- Chơi các trò chơi hình thành cho trẻ cách sử dụng các đồ chơi: bát, thìa, cốc, chén…
- Chơi xỏ dây giày, cài cúc áo
- Mở sách giấy dày
Trong sinh hoạt hàng ngày:
- Học cách để đồ dùng cá nhân, đồ chơi đúng chỗ quy định
- Tập tự đút ăn bằng muỗng, tự cầm ly uống nước.
- Tập mang giày dép.
- Tập kéo dây kéo balo.
- Tập cài cúc áo.

- Tập thói quen tự phục vụ: tự cởi quần áo, tự đi bô, …
1.3.3. Nội dung làm quen, nhận biết phân biệt kích thước, màu sắc, hình dạng của
đồ vật – đồ chơi
- Nhận biết, gọi tên đồ dùng – đồ chơi màu xanh (xanh dương), màu đỏ.
- Nhận biết, gọi tên đồ dùng – đồ chơi có kích thước to – nhỏ.
- Nhận biết, gọi tên đồ vật – đồ chơi khối tròn, khối vuông.

1.4. Hình thức tổ chức hướng dẫn cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV
Tổ chức cho trẻ tham gia HĐVĐV với các nội dung trên, trong các tài liệu có liên
quan đều trình bày dưới hai hình thức chơi tập: chơi – tập có chủ đích và chơi – tập tự do
trong phòng nhóm [1], [4], [28].

18


1.4.1. Tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ đích
Chơi – tập có chủ đích là hoạt động kết hợp yếu tố vui chơi với luyện tập có kế hoạch
dưới sự hướng dẫn của GVMN nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ
năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mỹ.
Chơi – tập có chủ đích là hình thức chơi tập thường xuyên được tổ chức vào buổi sáng
(sau giờ ăn sáng). Giáo viên giới thiệu đến trẻ các nội dung mới hoặc tập luyện những nội
dung trẻ đã biết. Thời gian khoảng 10 – 12 phút. Mỗi giáo viên phụ trách một nhóm trẻ. Số
trẻ trong mỗi nhóm phụ thuộc vào tổng số giáo viên và số trẻ trong lớp (6 – 8 trẻ là phù
hợp). Mỗi giờ chơi – tập, trẻ được chơi một nội dung cụ thể được ấn định bởi chương trình
GDMN. Trình tự các nội dung chơi – tập được sắp xếp theo lịch dạy và giáo viên lên kế
hoạch cụ thể trong kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày. Giờ chơi – tập có chủ
đích ở lứa tuổi nhà trẻ được xem như một giờ hoạt động học nói chung của trẻ ở trường
MN. Giờ chơi – tập có chủ đích được tổ chức theo các bước chung như sau:
• Bước 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu nội dung.
• Bước 2: GVMN hướng dẫn mẫu. Hướng dẫn từng thao tác một cách chậm rãi, kết

hợp lời giải thích rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu. Số lần làm mẫu phụ thuộc vào mức độ
khó hay dễ của nội dung chơi, khả năng tiếp nhận của trẻ.
• Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi – tập. Là bước trọng tâm, cần dành nhiều thời gian
(2/3 tổng số thời gian chơi – tập)
• Bước 4: Kết thúc
1.4.2. Tổ chức hoạt động chơi – tập tự do trong phòng nhóm
Chơi – tập tự do được tiến hành vào buổi sáng sau giờ chơi – tập có chủ đích và vào
giờ chơi – tập vào buổi chiều. Hình thức này giúp trẻ củng cố, ôn luyện những nội dung đã
tiến hành ở giờ chơi – tập có chủ đích. Hình thức chơi – tập tự do không bắt buộc, gò bó về
nội dung. Trẻ được quyền hoạt động với nội dung nào trẻ thích. Mỗi buổi chơi giáo viên có
thể hướng dẫn 3 – 4 nội dung, tùy thuộc vào số trẻ. Nội dung chơi – tập tự do là những nội
dung trẻ đã được chơi – tập rồi. Thời gian cho mỗi lần chơi kéo dài 15 – 20 phút, tùy thuộc
vào hứng thú của trẻ.
Mặc dù là chơi – tập tự do, tuy nhiên giờ chơi vẫn được tiến hành theo cấu trúc chung
như sau:

19


• Bước 1: Ổn định trẻ, giới thiệu đồ chơi bày sẵn ở các góc, gợi ý trẻ chọn nội dung
chơi – tập trẻ thích.
• Bước 2: Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi – tập. Đây là bước trọng tâm cần dành nhiều
thời gian (khoảng 4/5 giờ chơi – tập). Mỗi giáo viên phụ trách một nhóm chơi. Đồ dùng, đồ
chơi phải đảm bảo đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Tạo điều kiện để trẻ
chơi hứng thú. Nếu trẻ tỏ ra chán với nội dung trẻ đang chơi giáo viên có thể cho trẻ chuyển
sang nội dung chơi – tập khác.
• Bước 3: Kết thúc
1.4.3. Tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày
Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thực chất bao gồm rất nhiều nội dung HĐVĐV.
Chính vì vậy, GVMN cần chú ý và khéo léo chọn những nội dung phù hợp với lứa tuổi và

khả năng của trẻ để tổ chức cho trẻ thực hiện, giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội được hoạt động
với đồ dùng – vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cách thức tổ chức cho trẻ
HĐVĐV trong sinh hoạt hàng ngày diễn ra với những công việc hết sức bình thường trong
ngày giữa cô và trẻ. Chẳng hạn như tập cho trẻ có thói quen: bỏ đồ chơi vào hộp, để giày
dép lên kệ, nhặt thức ăn rơi vãi, tự cầm muỗng xúc ăn, bỏ chén bát vào sọt khi ăn xong,
mang giày dép khi ra sân chơi, …

1.5. Các biện pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th
1.5.1. Biện pháp là gì?
Thông thường biện pháp được hiểu là cách thức thực hiện, cách làm, cách giải quyết
một vấn đề nào đó đặt ra.
Trong giáo dục, biện pháp là những thành tố cụ thể của phương pháp, là mặt kỹ thuật
của phương pháp. Biện pháp là một khái niệm thuộc phạm trù phương pháp. Phương pháp
dạy học hướng đến giải quyết trọn vẹn, toàn thể những nhiệm vụ còn biện pháp hướng đến
giải quyết những nhiệm vụ đơn lẻ, cụ thể [22].
1.5.2. Biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24 tháng
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ chúng ta có thể bắt gặp trẻ thao tác với
đồ dùng, đồ chơi ở mọi thời điểm. Vì vậy, hướng đến phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ
là hướng đến cả một quá trình hình thành, rèn luyện cho trẻ xuyên suốt trong đời sống của
trẻ chứ không riêng gì trong các buổi chơi – tập.
20


Như vậy, biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV là cách làm, cách tác động, cách
thức tổ chức cuộc sống sinh hoạt của trẻ 18 – 24th một cách có định hướng của GVMN
nhằm phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ.
Để phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th, trước hết chúng tôi xin hệ thống lại
các biện pháp thông dụng khi hướng dẫn trẻ HĐVĐV như sau:
- Làm mẫu
- Dùng lời nói chỉ dẫn

- Cầm tay hướng dẫn
- Chơi cùng trẻ
- Đơn giản hóa hành động
- Sử dụng trò chơi
- Sử dụng đồ chơi
- Tạo tình huống
Tuỳ theo từng loại giờ, từng nội dung hoạt động và từng thời điểm tổ chức cho trẻ
HĐVĐV, giáo viên cần linh hoạt, uyển chuyển trong việc lựa chọn cách thức hướng dẫn
nào là phương pháp chủ đạo và cách thức nào là biện pháp hỗ trợ để trẻ có thể tham gia
HĐVĐV cách hiệu quả nhất.

1.6. Vai trò của môi trường đồ dùng, đồ chơi đối với HĐVĐV của trẻ
Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp, góp phần quyết định chất lượng quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ. Với trẻ em, đồ chơi được xem như sách giáo khoa của trẻ. Ngoài
việc trang bị đồ chơi, đồ dùng phù hợp, đầy đủ cần tính đến việc sắp xếp, bố trí và sử dụng
chúng sao cho hiệu quả.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi đề cập đến trang thiết bị trong phòng/
nhóm trẻ nhà trẻ như sau [27]:
1.6.1. Kết cấu phòng/ nhóm lớp
-

Khu vực đón trẻ: 9 – 18m2, có cửa thông với các phòng khác, có nơi để giày dép,

đồ dùng cá nhân.
-

Khu vực ăn, vui chơi: 36 – 50m2, đây là phòng chính để trẻ chơi tấp, ăn uống.

-


Khu vực ngủ: 28 – 36m2, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, sạch

sẽ, yên tĩnh.
-

Phòng vệ sinh: 12 – 24m2, thuận tiện, hợp vệ sinh, an toàn.
21


1.6.2. Trang thiết bị
• Đồ dung dụng cụ:
-

Giường ngủ, ghế ngồi, bàn theo độ tuổi

-

Giá phơi khăn, giá để đồ dùng, đồ chơi…

-

Ca, cốc, thìa, bát (phục vụ trong ăn, uống)

-

Đồ dùng vệ sinh

• Đồ chơi:
-


Con giống các loại

-

Xúc xắc, chút chit, bóng cao su/ nhựa.

-

Búp bê và các đồ chơi thao tác vui…

-

Hộp xếp hình, xâu hạt…

-

Các loại ô tô, xe kéo…

-

Các loại đồ chơi mô phỏng đồ dùng trong sinh hoạt: chén, thìa, cốc…

1.6.3. Yêu cầu đối với đồ dùng, đồ chơi
-

Mang tính giáo dục.

-

Kích cỡ phù hợp với trẻ.


-

Phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của đồ vật thật.

-

Hấp dẫn trẻ: màu sắc, hình thù đẹp. Tùy thuộc đồ chơi để có thể di chuyển được,

phát ra âm thanh..
-

Đảm bảo vệ sinh, an toàn

Việc trang bị cần tính đến sự vừa phải về số lượng. Thiếu đồ chơi trẻ phải chờ đợi cho
đến lượt hay xảy ra tình trạng tranh giành đồ chơi. Nếu quá dư thừa đồ chơi cũng ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động như: trẻ chơi hời hợt, không diễn ra theo chiều sâu, hạn chế
trong việc lien hệ giữa vật này thay thế cho vật khác… Bên cạnh đó cần chú ý đến sự đa
dạng về chủng loại để đảm bảo thuận tiện trong tổ chức các nội dung cho phù hợp với sự
phát triển các loại hành động, kích thích sự hứng thú, hấp dẫn trẻ tham gia
Tiểu kết chương 1
Quá trình nghiên cứu các tài liệu về HĐVĐV, chúng tôi đưa ra một số nhận định như
sau:

22


Thứ nhất, HĐVĐV đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
toàn vẹn nhân cách cho trẻ MN, cụ thể là giai đoạn trẻ em lứa tuổi ấu nhi. HĐVĐV là con
đường cơ bản, là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục trẻ em trong độ tuổi ấu nhi.

Thứ hai, trẻ em giai đoạn 18 – 24th là giai đoạn tiền đề, sơ khai của sự hình thành và
phát triển nhân cách về sau. Việc chú trọng phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ ở giai đoạn
này là thực sự cần thiết.
Thứ ba, HĐVĐV thể hiện cụ thể ở việc trẻ thực hiện hành động TLMTQ và hành
động công cụ qua đó lĩnh hội những tri thức loài người gửi gắm trong những đồ vật đó. Khả
năng HĐVĐV của trẻ được thể hiện qua việc trẻ nhận biết được đặc điểm của đồ vật, tiếp
đến trẻ thực hiện hành động TLMTQ, hành động công cụ phù hợp với đối tượng đồ vật.
Trên thực tiễn việc vận dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ
HĐVĐV vẫn được các GVMN thường xuyên thực hiện trong hoạt động CS – GD trẻ. Các
đề tài có nghiên cứu về phương pháp tổ chức HĐVĐV và tiến hành điều tra thực trạng trên
GVMN. Tuy nhiên, việc tổ chức thực nghiệm trên trẻ để thấy được tính khả thi của biện
pháp là thực sự cần thiết. Từ những cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng để
tìm hiểu: Nhận thức của GVMN và phụ huynh về HĐVĐV của trẻ giai đoạn 18 – 24th; Khả
năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th. Từ đó, tìm ra biện pháp phù hợp để tiến hành thực nghiệm
trên trẻ.

23


×