Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

L
LU
UẬ
ẬN
NV

ĂN
NT
TỐ
ỐT
TN
NG
GH
HIIỆ
ỆPP C
CỬ
ỬN
NH

ÂN
NL
LU
UẬ
ẬT
T
K
KH



ÓA
A3
322 ((220
00
06
6–
– 220
0110
0))

Đ
Đềề ttààii::

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN
HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO
HÌNH THÀNH TRONG CÁC TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN

Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN CHÍ HIẾU

Sinh viên thực hiện
CHỬ DUY THANH

Bộ Môn Luật Tư Pháp

MSSV: 5062356
Lớp Thương Mại 1 K32

Cần Thơ, tháng 4 nnăăm

m 22001100


Nhận xét của Giảng viên
hướng dẫn


Nhận xét của Giảng viên
phản biện


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................ 7
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 8
5. Kết cấu của đề tài............................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO
1.1 . Tìm hiểu chung về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến ....................... 11
1.1.1. Khái niệm tài sản trong luật hiện hành............................................................... 11
1.1.2. Khái niệm về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến........................ 12
1.2 . Khái quát về đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ................................... 15
1.3 . Dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo ................................................... 17
1.4 . Một số đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo ....................................... 18
1.4.1. Đặc điểm về nhân thân ...................................................................................... 18
1.4.2. Đặc điểm về môi trường tác động lên người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo..................................................................................................................... 18
1.5 . Hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra ........................................... 19

CHƯƠNG 2
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN ẢO
2.1. Nguyên nhân xuất phát từ người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình
thành trong các trò chơi trực tuyến.................................................................................... 22
2.1.1. Lợi nhuận – Mục đích cụ thể và trực tiếp nhất ................................................... 22
2.1.2. Thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ảo trong GO để chứng tỏ trình độ,
bản lĩnh của người thực hiện hành vi........................................................................... 26
2.2. Vai trò của người bị hại trong cơ chế thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo
hình thành trong các trò chơi trực tuyến ............................................................................ 28
2.2.1. Yếu tố tâm lý tác động đến độ an toàn về bảo mật thông tin cho người chơi Game
online.......................................................................................................................... 28
2.2.1.1. Không đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin do người chơi không cung cấp
đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân khi đăng ký với NPH ..................................... 28
2.2.1.2. Không đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin do người chơi chia sẽ với
những người chơi khác .......................................................................................... 30
2.2.2. Điều kiện môi trường tác động đến người tham gia các trò chơi trực tuyến........ 32


2.2.2.1. Môi trường sử dụng Internet, chơi Game online không đảm bảo an toàn về
bảo mật thông tin................................................................................................... 33
2.2.2.2. Môi trường mạng không đảm bảo an toàn ................................................. 34
2.2.3. Phương thức trao đổi, mua bán các vật phẩm game không đảm bảo an toàn....... 36
2.3. Những hạn chế của các cơ quan chức năng, tổ chức cung cấp, phát hành các dịch vụ GO
38
2.3.1. Những hạn chế về mặt pháp lý........................................................................... 38
2.3.2. Nguyên nhân từ cơ chế tổ chức, quản lý của các nhà phát hành GO dẫn đến tình
trạng khó kiểm soát những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong GO ................ 41
2.3.3. Nguyên nhân từ cơ chế tổ chức hoạt động và giám sát, xử lý của cơ quan Nhà
nước............................................................................................................................ 44

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
NHỮNG HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO HÌNH THÀNH TRONG
CÁC TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
3.1. Những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo
hình thành trong các trò chơi trực tuyến ............................................................................ 48
3.2. Những vấn đề liên quan xung quanh những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo..... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 58


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
những ứng dụng công nghệ cao vào đời sống ngày càng toàn diện thì những tiến bộ
khoa học kỹ thuật góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cũng
như năng suất lao động. Sự ra đời và phát triển của máy vi tính và các thiết bị kỹ
thuật hiện đại là một cuộc cách mạng chưa từng thấy về khoa học, công nghệ. Với sự
phát triển từng ngày, từng giờ, máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật mới đã không
những thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn góp phần hình thành những khái niệm
mới, những tư duy mới và những thói quen mới. Từ khi chỉ là công cụ dành cho
những nhà khoa học thì đến nay máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật mới đã được sử
dụng như những phương tiện thiết yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
kỷ nguyên thông tin, máy vi tính và mạng máy tính được coi là những nhân tố cốt
yếu của lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, không thể phủ nhận những mặt tiêu
cực phát sinh từ máy tính đã, đang và sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
chung của nhân loại. Tội phạm công nghệ cao cũng ra đời và phát triển nhanh chóng,
gây những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, không chỉ nằm trong phạm vi một
vùng, lãnh thổ mà còn tác động đến toàn khu vực và thế giới. Trong quá trình vận

động đó, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong
nhiều quốc gia có tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới khá muộn vì nhiều lý do
khách quan và chủ quan khác nhau. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986,
chủ trương thực hiện chính sách “mở cửa”, từ đó tạo một động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển về kinh tế, xã hội và đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật những thập niên
gần đây cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh
nhất khu vực, bao gồm sự phát triển của Internet và một số ngành công nghiệp số hóa
khác. Sự hình thành và phát triển trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam đã có những
bước chuyển biến vượt bậc, đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng khi đánh giá
chính xác lại tình hình, thì ta thấy rằng, hiệu quả của vấn đề quản lý và kiểm soát
những vấn đề liên quan đến Internet vẫn chưa cao, cụ thể là vấn đề quản lý về các trò
chơi trực tuyến còn nhiều hạn chế.


Từ tình trạng hiệu quả của hoạt động quản lý vẫn chưa cao như: hệ thống pháp
lý chưa hoàn chỉnh, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý chưa hợp lý, trình độ của cán
bộ chuyên môn còn thấp… và nhiều những yếu tố khác tác động đến, đã trở thành
một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành những hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến. Đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với
lịch sử phát triển của Internet nhưng đã cho thấy những tác hại to lớn đối với tiến
trình phát triển và tiến bộ của con người trong thời đại số hóa ngày nay và hậu quả là
những biến dạng của hành vi này không chỉ dừng lại ở mức độ tài sản ảo trong các
trò chơi trực tuyến mà còn là những thông tin quan trọng về cá nhân, bí mật kinh
doanh, bí mật quân sự hay thậm chí là bí mật quốc gia… để từ đó dẫn đến những
xung đột trong các mối quan hệ xã hội theo chiều hướng tiêu cực.
Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến”
với mục tiêu tìm hiểu những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra như phân tích ở trên.
Thông qua việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện những hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, cũng như là các nhân tố ảnh

hưởng đến việc quản lý của cơ quan, tổ chức có liên quan chưa đạt hiệu quả, người
viết đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và ngăn
chặn những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo nói riêng và tình hình tội phạm có
liên quan đến lĩnh vực này nói chung ở Việt Nam, từ đó có thể nâng cao khả năng
phát triển của ngành công nghiệp hiện đại, có tiềm năng phát triển và những đóng
góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói, đây là việc làm
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến” được viết với mục tiêu sau:
Trình bày những hiểu biết chung nhất về những vấn đề liên quan đến tài sản
ảo trong các trò chơi trực tuyến, như việc phân tích khái niệm, ý nghĩa, phạm vi hình
thành, những quy định pháp luật liên quan… và phân tích những hạn chế của tài sản
ảo để qua đó, có những hiểu biết chung nhất về tài sản ảo hình thành trong các trò
chơi trực tuyến.


Qua việc phân tích các số liệu, giúp chúng ta thấy được thực trạng tình hình sử
dụng Internet ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề còn bỏ ngõ liên quan đến Internet,
game online, cũng như là việc phân tích các nhân tố tác động đến điều đó.
Từ những phân tích vừa nêu, người viết đề ra một số giải pháp nhằm giúp các
doanh nghiệp kinh doanh, các cơ quan quản lý và người sử dụng các dịch vụ giải trí
như game, Internet một cách hiệu quả hơn, từ đó có thể góp phần làm cho ngành
công nghiệp mới, tiềm năng mới này của Việt Nam phát triển tốt hơn.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với những đặc điểm, điều kiện
nguyên nhân dẫn đến những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi
trực tuyến, không đi sâu vào phân tích yếu tố cấu thành tội phạm hay những dấu hiệu

lừa đảo tài sản ảo trong một số lĩnh vực khác liên quan đến Internet như bán hàng đa
cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua email, số tài khoản ATM, mạng điện thoại di
động… Trong phạm vi nghiên cứu đó, người viết tập trung đi sâu vào phân tích
những yếu tố có liên quan như những quy định của pháp luật, những hạn chế trong cơ
chế quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp và những chủ thể tham gia vào mối quan hệ
đó.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê, tổng hợp từ thực tế. Từ việc phân
tích những số liệu thống kê và tổng hợp, người viết có cơ sở để chứng minh những
luận điểm đã đưa ra.
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết. Đề tài sử dụng những văn
bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Internet, tài
sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, các yếu tố cấu thành tội phạm… của Việt Nam
và một số văn bản pháp lý khác. Việc nghiên cứu và phân tích những văn bản đó là
cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.
- Phương pháp so sánh. Đề tài có sự tham khảo các quan điểm, nhận định, số
liệu… từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cũng như là nhiều công trình nghiên cứu
khoa học khác nhau, nên người viết đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các


tài liệu này, từ đó có đánh giá khách quan hơn, giúp cho đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác. Đó là các
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp nghiên cứu duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, được sử dụng như một phương
pháp luận để xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận văn.


5. Kết cấu của đề tài
Đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến” bao gồm những phần sau:
- Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo.
- Bên cạnh mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo là phần nội
dung chính của đề tài gồm các chương với kết cấu bao gồm:
+ Chương 1: Tìm hiểu chung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tái sản ảo. Nội
dung chính của chương này là làm rõ khái niệm, những đặc điểm của tài sản ảo (phần
1.1), cũng như những đặc điểm về hành vi lưa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình
sự hiện hành (phần 1.2). Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến dấu hiệu của hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến (phần 1.3), môi
trường tác động đến người thực hiện hành vi lừa đảo (phần 1.4) và cuối cùng là
những hậu quả do hành vi đó gây ra (phần 1.5).
+ Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản ảo. Đây được xem là phần trọng tâm của toàn bộ luận văn, trong đó
người viết tập trung đi sâu phân tích các vấn đề như: Nguyên nhân xuất phát từ người
thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực
tuyến (phần 2.1); Vai trò của người bị hại trong cơ chế thực hiện hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến (phần 2.2). Và những
hạn chế về mặt pháp lý (phần 2.3). Từ những phân tích đó, người viết đã đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn những tác
hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra cũng như những giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của Nhà nước và sự hoàn thiện của hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề này (Chương 3).
Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như nguồn tài liệu
hạn chế, các số liệu đôi khi rất khó tổng hợp, đề tài có nhiều yếu tố không thuộc


chuyên ngành học tập của người viết (chẳng hạn về lĩnh vực công nghệ thông tin), đề
tài này là đề tài mới ở góc độ nghiên cứu của sinh viên khoa Luật Đại Học Cần

Thơ… cũng như là những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực
tiễn của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó,
người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, cô, cũng như là những
người đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những điểm hạn chế của đề
tài này, nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Người viết xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Chí Hiếu, người
trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài, lời cám ơn đến quý Thầy, cô đã giúp
đỡ người viết hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra, người viết còn gửi
lời cám ơn đến quý Thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để
nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho
người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
sau này.
Xin chân thành cám ơn!

Chử Duy Thanh


CHƯƠNG 1

TÌM HIỂU HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO
Tài sản là một trong những yếu tố luôn gắn liền với đời sống của con người và
xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội và việc ứng dụng ngày càng nhiều các thành
tựu khoa học kỹ thuật như hiện nay, thì sự xuất hiện của nhiều dạng tài sản mới, có
tính chất và đặc điểm khác biệt so với những quy định của pháp luật hiện hành, dẫn
đến tình hình tội phạm gia tăng do lợi dụng những điểm khác biệt này để tiến hành
các hành vi phạm tội gây ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, cá nhân, trong đó có hành
vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến. Khái niệm tài sản
trong Bộ luật dân sự không thể bao quát hết các loại tài sản đang và sẽ hình thành
trong tương lai với sự đa dạng cũng như sự phát triển của các dạng tài sản có tính
chất đặc biệt, trong đó có tài sản ảo. Do đó, trong nội dung của Chương này, tác giả

tập trung tìm hiểu khái quát về tài sản ảo và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt liên quan
đến loại tài sản đặc biệt này.

1.1 . Tìm hiểu chung về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến
1.1.1. Khái niệm tài sản trong luật hiện hành
Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai, bởi đơn giản tài sản là
công cụ của đời sống con người. Tuy nhiên, quan niệm pháp lý và quan niệm đời
thường về tài sản lại có đôi chút khác biệt. Về mặt pháp lý, nhận thức đúng về tài sản
và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp luật
và giải quyết các tranh chấp pháp lý...
Điều 172 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật
có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163
Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã
mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo
đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được
hình thành trong tương lai, hay thậm chí các tài sản không cầm, nắm được, nhìn thấy
được như các tài sản hình thành trong các trò chơi trực tuyến cũng có thể được gọi là
tài sản… Chính do sự mở rộng hơn về phạm vi của tài sản trong Bộ luật dân sự 2005
đã cho phép các luật gia, các nhà nghiên cứu pháp luật có thể hiểu theo nhiều cách


khác nhau1. Tuy nhiên, cũng giống như Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005
cũng đưa ra khái niệm tài sản theo hình thức liệt kê, điều này đã không đáp ứng sự
phát triển của thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi về một số đối tượng như: tài
sản ảo trong game online, khoảng không, hệ thống khách hàng … có được coi là tài
sản trong pháp luật dân sự hay không? Chính điều này nên chăng đặt ra cho các cơ
quan lập pháp việc phải sửa đổi quy định phù hợp hơn trong Bộ luật dân sự theo
hướng khái quát hơn và đưa ra những tiêu chí để phân biệt đâu là tài sản, đâu không
phải là tài sản trong những trường hợp đặc biệt.


1.1.2. Khái niệm về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến
Trên thực tế, “tài sản ảo” là một cụm từ chưa có cách hiểu chung nhất và đang
là đối tượng của nhiều ý kiến, tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn pháp luật, xã hội,
giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này như Bộ Thương mại, Bộ Tư
pháp… do đó, để đưa ra một khái niệm đầy đủ và khái quát rõ ràng nhất là một điều
không dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì tài sản ảo là
các đối tượng ảo trong thế giới ảo, hay hiểu theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên
miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế giới ảo2, nhưng các đối tượng như
tên miền, địa chỉ email... thì lâu nay đã có khung pháp lý điều chỉnh riêng. Còn tài
sản ảo trong game trước hết phải được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa nhà cung cấp
game với các người tham gia các trò chơi trực tuyến.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các "tài sản ảo" chưa đảm bảo đầy
đủ để có thể coi đó là một tài sản theo BLDS, Bà Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên viên
Vụ Pháp luật dân sự, Bộ Tư pháp, đã nêu ra những vướng mắc trong Bộ luật Dân sự
2005 đối với tài sản ảo. Theo đó, nếu căn cứ về tài sản theo điều 163 của Bộ luật Dân
sự thì tài sản ảo không nằm trong phạm vi điều chỉnh vì không phải là giấy tờ có giá,
không phải tài sản hữu hình hay vô hình. Nếu coi tài sản ảo là một quyền tài sản theo
điều 181 Bộ luật Dân sự thì người chơi không có được quyền sở hữu hoàn chỉnh.
Bà Vân phân tích quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt
và quyền sử dụng. Trong đó, quyền chiếm hữu không thuộc về người tham gia các
trò chơi trực tuyến vì những tài sản ảo đều nằm trên máy chủ của nhà cung cấp game.
Quyền định đoạt cũng không có vì tuổi thọ của phần mềm trò chơi thuộc về nhà sản
1

Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr.
70 - />2
- ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tửBộ Thương mại



xuất và nhà cung cấp, dựa trên hợp đồng bản quyền cung cấp trò chơi ký kết giữa hai
bên. Trong ba quyền cấu thành nên quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng thuộc về
người tham gia các trò chơi trực tuyến và vì thế không thể coi tài sản ảo thuộc sở hữu
của họ.
Ngoài vấn đề về quyền sở hữu, việc công nhận tài sản ảo còn gặp trở ngại về
mặt pháp lý trong giao dịch. Theo quy định về giao dịch tài sản tại điều 112 Bộ luật
Dân sự 2005, người tham gia giao dịch phải trên 18 tuổi. Trên thực tế, nhiều người
tham gia các trò chơi trực tuyến chưa đạt được điều kiện trên nhưng vẫn tiến hành
mua bán, trao đổi các đồ vật, nhân vật trong game một cách thoải mái.
Vì tính phức tạp của tài sản ảo, việc có ngay một biện pháp quản lý toàn diện
theo hướng "quyền đối vật" truyền thống là không thể vì những bế tắc khi áp dụng
Bộ luật Dân sự 2005. Có nên chăng xây dựng lại khái niệm "quyền tài sản" trong
Luật dân sự Việt Nam3 hay đề xuất hướng bảo hộ cho các tài sản ảo theo quyền đối
nhân, vì biện pháp này sẽ giải quyết xung đột giữa những cá nhân khi thỏa thuận thực
hiện một công việc. Tuy nhiên, hướng giải quyết này cũng có những hạn chế vì
không giải quyết được tận gốc vấn đề là bảo hộ cho tài sản ảo.
"Mặt khác, bản thân quyền đối nhân cũng chưa được quy định rõ ràng trong
các văn bản pháp luật" - Tiến sĩ Trần Thị Thơ, chuyên viên Vụ Pháp luật dân sự, Bộ
Tư pháp, phát biểu. Bà cũng đề xuất nên có một Nghị định của Chính phủ căn cứ
theo khoản 2, điều 56 của Bộ luật Ban hành văn bản pháp luật4.
Theo ý kiến của các chuyên gia, các trò chơi trực tuyến là một trong những
dịch vụ ứng dụng trên Internet hoàn toàn mới và cơ quan Nhà nước không thể lảng
tránh trách nhiệm quản lý. Thực tế những cuộc mua bán, trao đổi những đồ vật trong
game đã diễn ra sôi động từng ngày từng giờ. Tuy hiện tại những biểu hiện tiêu cực
chưa thể thông kê hết những hậu quả một cách chính xác, cụ thể nhưng sự phát triển
tự do trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như tại một số nước lân
cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan: các tội phạm hình sự có nguyên nhân đến
game online, nạn “ghiền” game online5, cụ thể gần đây là vụ Trung Quốc vừa tuyên

3


Nguyễn Ngọc Điện, Cần xây dựng lại khái niệm "quyền tài sản" trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 03/2005
4
/>5
/>

các mức án cao nhất lên tới 3 năm tù đối với 11 bị cáo tham gia các vụ lừa đảo trên
game online, gây thiệt hại cho các nạn nhân khoảng 140.000 USD6.
Điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề tài sản ảo là các quan hệ phải được đặt
trong thực tế cuộc sống của thế giới thật, chứ không bó hẹp trong môi trường "có giá
trị trong các game trực tuyến" như luận điểm của một số nhà cung cấp. Tuy chỉ hiện
hữu trong game, nhưng những tài sản ảo hoàn toàn có ý nghĩa trong cuộc sống bằng
giá trị giải trí của mình. Nếu một người tham gia các trò chơi trực tuyến bỏ tiền mua
một thanh kiếm hay bộ giáp trong game, chắc chắn anh ta hiểu được những đồ vật đó
giúp cho sự giải trí của anh ta hấp dẫn hơn và điều đó xứng đáng với số tiền bỏ ra.
"Nếu chỉ nhìn nhận trong phạm vi tồn tại, bản thân các tài khoản e-mail,
website cũng chỉ có ý nghĩa trong môi trường điện tử và không thể điều chỉnh được",
bà Đỗ Hương Nhu, chuyên viên Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, nói. "Vì
vậy, không nên nhìn tài sản ảo chỉ trong game mà phải nhìn nhận có trong cuộc
sống".
Bên cạnh đó, ông Trần Thanh Hải - Phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử,
Bộ Thương mại, khẳng định: "Những đồ vật, nhân vật trong game trực tuyến là một
dạng tài sản, chủ sở hữu là người chơi game và quyền sở hữu của họ cần được công
nhận". Ông Thanh Hải cho rằng tài sản ảo là kết quả của sự đầu tư công sức, thời
gian và tiền bạc của người chơi. Chúng hoàn toàn có thể được định giá bằng tiền theo
quy luật cung cầu và chuyển giao được theo thỏa thuận. Đặc biệt, những tài sản ảo
hoàn toàn có thể bị chiếm hữu, một người sử dụng sẽ loại trừ khả năng sử dụng của
người khác.
Người đại diện của Bộ Thương mại cũng khẳng định ở thời điểm hiện tại,

những tài sản dạng này hoàn toàn không trái với Bộ luật Dân sự 2005 và luật này chỉ
không áp dụng được bởi vấn đề quá mới. Tính "không tương thích" của tài sản ảo với
các quy định pháp luật hiện hành cũng được đại diện của Bộ Tư pháp cụ thể hóa
trong các tham luận của mình7, nên chăng khái niệm tài sản cũng thay đổi: “từ hữu
hình tới vô hình. Tài sản ảo lúc đó cũng là tài sản và những tài sản ảo có được do
lao động hợp pháp, trao đổi, mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ
phát triển thế giới ảo với nhiều lợi ích to lớn. Trong game online cũng vậy, người
chơi bỏ công sức ra để luyện game và nhận được những vật phẩm có giá trị, đó là
lao động chính đáng và người chơi mua bán, trao đổi những vật phẩm này với nhau.
6
7

/> />

Vì thế những tài sản ảo cần được công nhận”. Như vậy, mặc dù hiện nay tài sản ảo
trong game online đang trở thành một vấn đề bức xúc cho xã hội khi có hàng loạt
cuộc mua bán có giá trị tiền tỷ đã diễn ra, những vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm pháp
luật... Nhưng vẫn chưa thể kết luận được nó là tài sản hay không là tài sản theo như
pháp luật quy định. Tất cả vẫn còn phải chờ Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên
cứu, lấy ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức,… trong xã hội, sau đó tiến hành
xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng8.
Theo luật sư Nguyễn Hoàn Thành của văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh9,
dù các phạm trù ảo trong game chưa có luật điều chỉnh, song nếu đã dẫn đến những
hệ lụy đời thường thì những gì xảy ra trong đời thực vẫn có thể áp dụng Luật dân sự
hay hình sự như bình thường. “Tất nhiên, trong quan hệ con người với nhau ở thế
giới ảo cũng phải tuân thủ quy tắc đạo đức nhất định. Tôi nghĩ rằng game online là
vấn đề cần bổ sung vào các văn bản quản lý vật dụng Internet”10.
Qua nhiều ý kiến phân tích như trên, cho thấy để đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về "tài sản ảo" thì cần có thời gian và sự thống nhất của nhiều lập trường. Tuy
vậy, để hiểu một cách đơn giản nhất và tiện lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài

này, tác giả tạm đưa ra một cách hiểu đơn giản về "tài sản ảo" như sau:
“Tài sản ảo là tài sản được tạo lập và tồn tại trong một phạm vi môi trường
nhất định, và trong môi trường đó, tài sản ảo có đầy đủ các tính chất của một tài
sản như là các vật, giấy tờ (đơn vị tiền do nhà cung cấp dịch vụ đặt ra) có giá trị và
có các quyền về tài sản xét theo nghĩa tương đối với trong phạm vi nhất định đó”.
Ví dụ, trong một trò chơi trực tuyến nhiều người chơi, thì “thanh kiếm”, “áo
giáp” là các vật, đơn vị tiền tệ trong game, và các loại tài sản này có thể giao dịch,
trao đổi với nhau theo những giá trị tương ứng..v.v. thì các vật phẩm đó trong game
là các tài sản ảo.

1.2 . Khái quát về đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối.
Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự
nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt.

8

/>Địa chỉ: Số 8, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trang web: />10
/>9


Khi nói đến lừa đảo người ta nghĩ ngay đến sự dối trá của chủ thể thực hiện
hành vi, nên đặc điểm nổi bật của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian
dối của người thực hiện hành vi. Hành vi lừa dối là hành vi đưa những thông tin giả,
người thực hiện biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự
thật. Hành động lừa dối được thể hiện qua lời nói, qua việc xuất trình giấy tờ sai sự
thật hoặc qua những việc làm cụ thể.
Ở mỗi hình thức người phạm tội có những thủ đoạn thực hiện khác nhau.
Những thủ đoạn thực hiện cụ thể không có ý nghĩa về mặt định tội. Đã là hành vi lừa
dối thì đã thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được
thực hiện nhằm thực hiện việc chiếm đoạt. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích
khác có tính tư lợi cũng không phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mà tùy vào
trường hợp cụ thể, người có hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng
trái phép tài sản hoặc chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế11…
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức thể
hiện cụ thể:



Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì
hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị
lừa dối. Vì đã tin tưởng vào thông tin của người thực hiện hành vi lừa dối nên người
bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người thực hiện
hành vi lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa đã mất khả
năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Việc lừa đảo coi là hoàn thành ở thời điểm
người thực hiện hành vi lừa đảo đã chiếm được tài sản.



Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người có
hành vi lừa đảo thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại
tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người thực
hiện hành vi lừa đảo nên người bị lừa dối đã nhận nhầm hoặc không nhận. Khi người
bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người có hành vi lừa đảo
đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt. Hành vi lừa đảo coi như hoàn thành từ thời
điểm người phạm tội chiếm được tài sản.

11


TS. Phạm Văn Beo: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), ĐHCT - 2004, Tr88


1.3 . Dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo
Trong tình hình xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ, điều kiện sống và
lao động được nâng cao với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học hiện đại, các
hình thức giải trí đa dạng là một phần không thể tách rời theo sự phát triển của cuộc
sống. Cùng với đó thì việc xuất hiện của nhiều hành vi đi ngược với các quy tắc, đạo
đức xã hội, pháp luật cũng hình thành và có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến,
đáng lo ngại, trong đó có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo, là một dạng lừa đảo
mới gắn liền với mạng internet và các dịch vụ giải trí, thông tin khác.
Như đã trình bày ở phần trên, do "tài sản ảo" có những tính chất đặc biệt và
những đặc điểm khác so với quy định của pháp luật hiện hành nên nếu xét về dấu
hiệu của các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong sự tương quan với các dấu
hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự (Điều 139) thì chỉ
mang tính tương đối. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo có những dấu hiệu cơ
bản sau:
Mặt khách thể: Hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu và có tính chất nguy
hiểm cho xã hội. Mặc dù quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản
ảo là không hoàn toàn tuyệt đối như chỉ có quyền sử dụng là được đảm bảo (đã
trình bày ở phần 1.1.2).
Mặt khách quan: Người thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối, làm sai
lệch thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc chiếm đoạt tài
sản là kết quả của hành vi gian dối, có thể là do người giữ tài sản do tin nhằm
vào sự gian dối mà giao tài sản, có thể là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng việc
làm sai lệch thông tin, thông số kỹ thuật…
Mặt chủ quan: thường là lỗi cố ý trực tiếp, mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt
tài sản), tuy nhiên trong một số trường hợp là do lỗi cố ý gián tiếp, như trường
hợp do sự sai sót trong quản lý của hệ thống điều hành, nhà cung cấp dịch vụ
dẫn đến xuất hiện nhiều lỗi kỹ thuật, lỗi chương trình, làm cho người thực hiện

hành vi chiếm đoạt có cơ hội và điều kiện thực hiện.
Chủ thể: do đây chưa là một cấu thành tội phạm hoàn chỉnh nên chưa thể xác
định được chủ thể có thể thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì trong
thực tế người sử dụng các dịch vụ, các phương tiện kỹ thuật có liên quan đến
tài sản ảo bao gồm nhiều độ tuổi, kể cả trẻ em chưa thành niên. Nhưng nhìn


chung, đa phần thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo do người đã thành
niên và có những kiến thức, hiểu biết nhất định về lĩnh vực này gây ra.

1.4 . Một số đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo
Tài sản ảo, như tác giả đã trình bày ở phần trên, là một khía cạnh được xét đến
trong phạm vi môi trường nhất định, có những hạn chế và nhiều đặc điểm khác biệt
với những tài sản trong cuộc sống xã hội và những quy định pháp lý hiện tại về tài
sản, vì thế những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo cũng có những đặc điểm
riêng biệt, đa dạng. Trong đó, những đặc điểm về nhân thân người có hành vi lừa đảo
và môi trường thực hiện là một trong những đặc điểm quan trọng.

1.4.1. Đặc điểm về nhân thân
Có trình độ hiểu biết nhất định đối với các ứng dụng công nghệ thông tin,
thành thạo việc sử dụng máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật khác
Thường là các đối tượng trẻ, muốn chứng tỏ mình trong giới chuyên nghiệp
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học hay thể hiện sự sành sỏi trong các thủ
thuật bẻ crack chương trình, mã khóa, xâm nhập các hệ thống an ninh máy tính…
nên xem việc thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng như là một
tiêu chí đánh giá khả năng của mình.
Thường là người trực tiếp tham gia, điều hành, quản lý của nhà cung cấp dịch
vụ giải trí, trò chơi trực tuyến hay các các trang web có liên quan đến mua bán tài sản
qua mạng, có điều kiện nắm bắt được các thông tin của những người tham gia hay
các nhu cầu về việc sử dụng tài sản, từ đó thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt

tài sản nhằm mục đích vụ lợi.

1.4.2. Đặc điểm về môi trường tác động lên người thực hiện hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ảo
Môi trường mạng internet, hay các dịch vụ khác có thể dễ dàng diễn ra ở bất
cứ thời gian, địa điểm nào, do đó người thực hiện hành vi có điều kiện thuận lợi và
thời gian để tiến hành việc thực hiện.
Sự phát triển nhanh của internet, các dịch vụ kỹ thuật số tạo ra nhiều lỗ hổng
pháp lý giữa thực tế cuộc sống và những quy định pháp luật điều chỉnh, chưa có
những chế tài hữu hiệu trong việc răn đe và trừng trị thích đáng khiến tình hình tội
phạm thuộc lĩnh vực này ngày càng gia tăng.


Ở những thành phố lớn hoặc các vùng có điều kiện phát triển, trẻ em được
sớm tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại di động…
nhưng việc tiếp cận các thông tin trên các loại phương tiện này thì một phần khó
kiểm soát, một phần do thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường nên dễ tiêm
nhiễm vào suy nghĩ những dấu hiệu tiêu cực, các động cơ dẫn đến việc thực hiện
hành vi phạm tội…

1.5 . Hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra
Mọi hành vi trái pháp luật đều có những tác động nguy hiểm đến xã hội và đời
sống con người nhất định, trong phạm vi của mình, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo cũng gây ra những hậu quả không nhỏ và những hệ lụy của nó đang ngày
một mở rộng và có tính chất nghiêm trọng hơn, nói một cách khác, tuy tài sản ảo chỉ
tồn tại trong một phạm vi môi trường nhất định nhưng không có nghĩa là nó không có
bất cứ tác động nào đối với môi trường xã hội thực tế hay các lĩnh vực khác của đời
sống. Thực tế cho thấy, chính từ những vấn đề liên quan đến tài sản ảo đã tác động
vào đời sống thực tế như việc đẩy mạnh các dịch vụ giải trí, thông tin đã tạo điều
kiện thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và các lĩnh vực kinh tế

xã hội liên quan cũng có những chuyển biến mạnh mẽ, điển hình như việc phát triển
các game trực tuyến online thì cùng với đó là sự xuất hiện của rất nhiều nhà đầu tư,
cung cấp, phát hành, mạng lưới internet, các dịch vụ kinh doanh internet… cũng tăng
nhanh.
Ở một khía cạnh khác, cũng không thể phủ nhận là việc xuất hiện nhiều loại tội
phạm, hành vi phạm tội mới cũng ngày càng tăng, liên quan trực tiếp đến tài sản ảo
thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt cũng không phải là ít và hậu quả mà nó gây ra chưa
được nhìn nhận một cách chính xác.
- Giá trị “thực” do lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo thực hiện: Mặc dù hiện nay trên
thực tế còn nhiều ý kiến cho rằng không thể xác định giá trị của các loại tài sản ảo do
các đặc điểm đặc biệt của nó, nhưng nếu nhìn nhận sự việc ở góc độ những tác động
của vấn đề tài sản ảo đến thực tế đời sống xã hội thì đó sẽ là một con số không thể
tưởng tượng nổi. Có rất nhiều trường hợp liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo mà giá trị thực tế của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo có thể là vài
triệu, vài chục triệu hay lên đến vài tỷ, vài trăm tỷ đồng và thậm chí còn nhiều hơn
nữa, chẳng hạn như vụ Lừa bán dự án nhà “ảo”, chiếm đoạt 254 tỷ đồng12, vụ trộm
12

/>

1000 viên Long châu trong trò chơi Thế giới hoàn mỹ do Lê Quý Hải thực hiện đã
gây thiệt hại hơn một trăm triệu đồng của Công ty Quang Minh DEC13, và các giao
dịch khác liên quan đến các loại tài sản ảo trong game, các công ty chứng khoán ảo
vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày với giá trị từ vài triệu đến vài trăm triệu.
- Uy tín của các nhà cung cấp, phát hành các dịch vụ liên quan:
Bản thân các nhà cung cấp các dịch vụ internet hiện nay cũng chưa thể đưa ra
lời đảm bảo về độ an toàn của hệ thống thì việc khách hàng sử dụng hay khi bị mắc
lừa cũng chỉ có thể tự trách mình chứ không thể kêu ca hay kiện tụng ai, cuối cùng
lại dẫn đến tâm lý không tin tưởng và không sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp,
uy tín, doanh thu của các nhà cung cấp cũng vì thế mà ảnh hưởng.

Riêng các nhà cung cấp, phát hành các trò chơi trực tuyến cũng còn e dè trong
việc đảm bảo tính an toàn của chính các giao dịch diễn ra trong trò chơi hay trong các
cuộc đấu giá, mua bán do chính nhà cung cấp tổ chức. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt
các tài sản ảo trong game lợi dụng từ các lỗi kỹ thuật của trò chơi, sự nhẹ dạ của
những người chơi khác cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhà phát
hành, cung cấp trong việc quản lý, điều hành hệ thống.
- Các hệ quả xã hội phát sinh:
Chính bản thân người bị hại là những người phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề do các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra, nói một cách công bằng
thì những tài sản ảo đó cũng do công sức, thời gian mà người chơi bỏ ra hay bằng
tiền mà mua được, do vậy thiệt hại về vật chất và tinh thần là điều không thể tránh
khỏi, chưa kể đến trường hợp người bị hại đang trong tình trạng khó khăn, nợ nần thì
việc dẫn đến các tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật cũng là điều tất yếu.
Mặt khác, do các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo diễn ra thường xuyên và
trở nên phổ biến trong các loại hình internet thì những tác động tiêu cực của nó đến
tư tưởng và ý thức của người sử dụng lại càng đáng báo động hơn. Hơn nữa, do tính
chất của việc sử dụng internet là khó phân biệt độ tuổi, mà một phần không nhỏ
những người sử dụng các dịch vụ internet là trẻ em và thanh thiếu niên nên dẫn tới
tình trạng các tệ nạn xã hội phát sinh mà người phạm tội là người chưa thành niên
thực hiện.

13

/>

Trong tình hình xã hội có những chuyển biến phức tạp về tội phạm nói chung
cũng như sự thay đổi của các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo nói riêng thì việc
nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa là hết sức cần
thiết. Trong giới hạn nhất định của đề tài này, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ
vào việc cảnh báo những hành vi phạm tội đã, đang và có thể sẽ xảy ra trong thời

gian tới nếu hiện tại chúng ta chưa thật sự có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn
và làm giảm bớt những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến những hành vi phạm tội đó, đặc
biệt là ở những góc độ mà pháp luật chưa điều chỉnh hoặc chưa thật sự phát huy hiệu
quả về việc thực thi pháp luật như trong vấn đề tài sản ảo hiện nay.
Cách đây hơn một trăm năm C.Mác đã nói: “Người làm luật thông thái cần
phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt chúng”14, đây chính là nội
dung xã hội cơ bản của vấn đề phòng ngừa tội phạm, vì vậy việc tìm hiểu những
nguyên nhân, điều kiện, yếu tố nào… dẫn đến các hành vi phạm phạm tội để có
những biện pháp, quy định hợp lý nhằm giảm thiểu những hành vi phạm tội đó cũng
như những hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một yêu cầu chung của Nhà nước, pháp
luật và xã hội. Và những yếu tố, điều kiện và những nguyên nhân nào dẫn đến các
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo đã và đang diễn ra trong cuộc sống sẽ được tác
giả tập trung phân tích trong Chương hai của đề tài này.

14

C.Mác và Ănghen: Toàn tập. Xuất bản lần 2, tập I, Matxcơva 1954, tr.131 (bản dịch tiếng Nga).


CHƯƠNG 2

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC HÀNH VI
LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO
Ở một nghĩa rộng, cụm từ “phòng ngừa tội phạm” được hiểu như là một bộ
phận của hoạt động hạn chế, xóa bỏ các nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm, là một
phần nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra xã hội, hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa và
hình thành con người mới. Việc xóa bỏ những nguyên nhân tội phạm trong lĩnh vực
kinh tế, đời sống xã hội, biến đổi nhận thức, thói quen, tập quán của con người trên
cơ sở tinh thần tập thể đã gắn liền với mục đích của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội15. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc

hình thành các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những mục tiêu thiết
yếu và quan trọng nhất trong hoạt động phòng ngừa tội phạm hiện nay. Trong nội
dung của Chương này, tác giả tập trung phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc hình thành các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo thể hiện ở các góc độ:
- Xuất phát từ người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình
thành trong các trò chơi trực tuyến;
- Vai trò của người bị thiệt hại trong cơ chế thực hiện hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến;
- Hệ thống pháp lý, các quy định có liên quan đến việc điều chỉnh mối quan hệ
này.

2.1. Nguyên nhân xuất phát từ người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến
2.1.1. Lợi nhuận – Mục đích cụ thể và trực tiếp nhất
Các trò chơi trực tuyến (Game online – GO), theo theo Khoản 1 Điều 2 của
Thông tư Liên tịch của Bộ Văn hóa – Thông tin – Bộ Công bưu chính, viễn thông –
Bộ Công an, số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 về
Quản lý trò chơi trực tuyến: “Là trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa
những người chơi với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi
trực tuyến và giữa người chơi với nhau. Trò chơi trực tuyến qui định trong Thông tư
15

GS.T S Nguyễn Xuân Yêm: Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Công An
Nhân Dân, tr.21.


này là những trò chơi có nhiều người chơi (MMOG – Massively Multiplayer), bao
gồm: Trò chơi trực tuyến nhập vai (MMOPRG – Massively Multiplayer Online RolePlaying Games) và trò chơi trực tuyến thông thường (Casual Games)”, theo đó, có
thể thấy thông qua các trò chơi trực tuyến, người tham gia có thể là bất cứ ai, độ tuổi
nào họ cũng có thể tương tác với những người chơi khác. Trò chơi trực tuyến là một

dạng “thế giới ảo” mà thông qua đó, người chơi có thể tạo cho mình một diện mạo,
cách sống hoàn toàn khác ngoài thực tế. Không thể dựa vào những thông tin qua các
trò chơi trực tuyến mà có thể xác định được người chơi, do vậy, lợi dụng đặc điểm
này mà những chủ thể thực hiện các hành vi lừa đảo,chiếm đoạt tài sản thường rất tự
tin khi thực hiện do sự khó kiểm soát của nhà cung cấp, quản lý các trò chơi trực
tuyến, hay thậm chí nếu phát hiện thì cũng khó có thể tiến hành các biện pháp để xử
lí phù hợp do gặp phải các khó khăn khi xác định đối tượng, giá trị của các tài sản ảo
trong game. Chính vì vậy mà những chủ thể có xu hướng hoặc đang thực hiện các
hành vi lừa đảo thường nhằm vào những mục đích như lợi nhuận, đẳng cấp của các
tài sản lừa đảo, chiếm đoạt được hay chỉ đơn giản là để thể hiện trình độ, đẳng cấp
của mình trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin…ngày càng gia tăng. Trong đó,
mục đích xuất phát từ lợi nhuận là một trong những động cơ có khả năng tác động và
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến nguyên nhân phát sinh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến.
-

Lợi nhuận từ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến

Đối với hầu hết mọi người, những môn thể thao, các trò chơi… chỉ là các hình
thức giải trí đơn thuần, nhưng đối với một số người, thì đó lại là các công việc
nghiêm túc thật sự đem lại thu nhập cho họ, chẳng hạn như các vận động viên chuyên
nghiệp, các “game thủ” chuyên nghiệp kiếm tiền từ việc tham gia các hoạt động thi
đấu, được các nhà tài trợ trả tiền hay việc giành các giải thưởng trong các cuộc
thi….một điều dễ thấy là trong cuộc sống hiện xã hội thực tế, có những người làm ra
được rất nhiều tài sản, của cải, trở nên giàu có thì cũng có những người không thể
làm ra tài sản, của cải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết thường ngày và trong các
trò chơi trực tuyến hiện nay, giá trị của các tài sản trong game thật sự là một con số
không nhỏ do số lượng người tham gia đã lên đến hàng triệu, cũng có nhiều người
chơi vì mục đích giải trí đơn thuần, nhưng cũng có người chơi vì những mục đích
nhất định, một phần vì họ yêu thích, hay một phần vì họ xem đó là công việc kiếm ra

tiền, đem lại lợi nhuận nhất định để trang trải cho những nhu cầu hằng ngày, ví dụ
như những người được trả tiền để chơi thuê cho người khác, những Game thủ chuyên


nghiệp kiếm được nhiều tiền qua các giải thi đấu trong nước, khu vực và quốc tế...
Chính vì sự khác biệt giữa những người cùng tồn tại trong một môi trường như vậy
nên việc dẫn đến những hành vi tiêu cực là một điều tất yếu, trong đó có hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong GO.
Những lợi nhuận từ GO có thể được tạo ra từ mối quan hệ Cung – Cầu do
những người chơi tạo ra, việc tham gia và bắt đầu tạo lập, tìm kiếm những vật phẩm
từ GO là cả một quá trình lâu dài, có sự đầu tư công sức, thời gian của người chơi.
Theo quy tắc đầu tiên là trao đổi những vật phẩm có giá trị tương đương với nhau,
cùng nhau tìm kiếm và chia sẽ vật phẩm tìm được trong quá trình chơi, nhưng trong
một số trường hợp, có những người chơi khi bắt đầu tham gia trò chơi không muốn
tìm kiếm những vật phẩm trong game, xây dựng nhân vật theo những cách thông
thường mà bằng cách mua lại từ những người chơi game khác. Những vật phẩm này
không trao đổi theo những phương thức được Nhà phát hành trò chơi (sau đây được
gọi là NPH) trò chơi cho phép mà thông qua những giá trị quy đổi do những người
chơi tự thỏa thuận, hay nói một cách cụ thể, là hình thức trao đổi dùng tiền thật để
mua những vật phẩm ảo trong game. Mức độ phổ biến và đa dạng của phương thức
trao đổi này tăng theo sự phát triển lớn mạnh của chính GO, số lượng người tham gia
trò chơi càng nhiều, thời gian tồn tại của GO càng lâu, giá trị thị trường của GO là
những yếu tố tác động đến nhu cầu về những vật phẩm có giá trị giúp những người
mới chơi không thể hay khó có thể có được, và việc trao đổi những vật phẩm đó tạo
nên một lợi nhuận “thực” cho những người chơi theo phương thức chơi GO để tìm và
bán lại những vật phẩm đó. Chính mối quan hệ Cung – Cầu luôn luôn sôi động, do số
lượng người chơi có thể tìm kiếm, sở hữu những vật phẩm có giá trị trong game hay
những vật phẩm có giá trị là rất nhỏ so với số lượng người chơi tham gia trò chơi,
nhu cầu về việc trao đổi những vật phẩm trong GO theo phương thức này càng tăng
nhanh, tạo điều kiện hình thành những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong

GO.
Có thể thấy việc định giá trị của các tài sản ảo trong GO thường dựa trên hai
tiêu chí, đó là giá trị trong trò chơi và giá trị quy đổi thành tiền trong thực tế, theo ý
kiến của nhiều Nhà phát hành thì giá trị của tài sản ảo quy đổi sang tiền thật thường
dựa trên các cơ sở: “Như một nền kinh tế thị trường, tỷ giá tiền (tài sản) ảo đổi sang
tiền thật dựa trên: quan hệ cung cầu trên thị trường; thời gian vận hành của cụm
máy chủ (máy chủ mới, game thủ còn nghèo thì tỷ giá tiền ảo sẽ cao hơn); sự thu hút
người chơi mới của game. Game có nhiều game thủ mới tham gia thì tài sản ảo sẽ có


giá hơn…”16. Do vậy, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong GO cũng nhằm
vào hai loại giá trị này, người thực hiện hành vi có thể dùng tài sản ảo để lừa lấy tiền
(đơn vị tiền tệ của game) của những người chơi khác có nhu cầu sử dụng các tài sản
ảo đó và đồng ý mua bán với một giá nhất định hoặc cách thức dùng tiền thật mua lại
các tài sản ảo và bán lại để thu lợi nhuận. Trong một số trường hợp, giá trị của các tài
sản ảo trong GO là rất lớn, có thể thấy trong giai đoạn đầu phát triển của các game
hiện hành ở Việt Nam thì sự tham gia ngày càng nhiều các nhà cung cấp cũng như sự
du nhập của các thể loại GO nước ngoài làm cho thị trường các tài sản ảo ngày càng
trở nên sôi động và giá trị thực sự của các giao dịch liên quan đến các loại tài sản
trong GO là không nhỏ, chẳng hạn như mỗi ngày có đến 10 tỷ đồng tiền vàng (gold)
được trao đổi trên bốn cụm máy chủ của GO - PTV. Với tỷ giá giữa tiền ảo và tiền
thật là 1 triệu đồng vàng bằng 12-15.000 đồng Việt Nam, thì trị giá giao dịch mỗi
ngày là 120-150 triệu đồng, tức là khoảng 4 tỷ đồng/tháng (thời điểm 12/2005)17, hay
việc Công ty M4G (Market4Gamer) đã tổ chức nhiều cuộc đấu giá các tài sản ảo
trong GO Võ lâm truyền kỳ, làn gần đây nhất Market4Gamer tổ chức đấu giá các vật
phẩm trong game Võ lâm truyền kỳ, tổng giá trị giao dịch lên đến 930 triệu đồng
(02/2009), hai lần đấu giá trước đó được Market4Gamer tổ chức vào tháng 9/2007 và
tháng 7/2008 cũng bán ra trên 1 tỷ đồng vật phẩm trong game18 và tổng các giao dịch
qua ba lần đấu giá là hơn 4 tỷ đồng Việt Nam19… Nhìn chung, từ các giao dịch diễn
ra hằng ngày, hằng giờ trong các GO chưa được thống kê cụ thể, chính xác cho đến

những giao dịch diễn ra ngoài thực tế một cách công khai, có tổ chức thì có thể thấy
rõ tầm quan trọng cũng như những giá trị mà các tài sản ảo trong GO có thể mang lại
cho người chơi cũng như các nhà cung cấp dịch vụ, các đối tượng môi giới mua
bán… Hình dung một cách đơn giản nếu những chủ thể thực hiện các hành vi lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản ảo trong các GO và đem bán lại cho những người chơi khác
thông qua các giao dịch cá nhân tự thỏa thuận hay các buổi đấu giá công khai thì lợi
nhuận đem lại thật sự là không nhỏ, một phần cũng do tính chất của các loại tài sản
ảo trong GO là khó có thể phân biệt đâu là những tài sản do người chơi tự tìm kiếm
ra hay do lừa đảo mà có được, mặt khác do tính thông dụng của các dịch vụ Internet,
các giao dịch có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào nên khó có thể kiểm soát,

16

Theo ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom - />17
/>18
/>19
/>

×