Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LẠI THỊ HỒNG VÂN

CHẤT SỬ THI VÀ CHẤT TRỮ TÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN MINH CHÂU

LUẬN ÁN THẠC SĨ NGỮ VĂN

TP.HCM – 2001





MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 5
DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 9
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 17
4.CẤU TRÚC LUẬN VĂN..................................................................................................... 18

CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP NGUYỄN MINH
CHÂU .............................................................................................................................. 20
1.1.NGUYỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP ............................................ 20
1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu ................................................................................. 20
1.1.2.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ............................................................. 24
1.2.TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ........... 32



CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIÊU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 43
2.1.KHÁI NIỆM CHẤT SỬ THI: ......................................................................................... 43
2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG ......................................................................... 45
2.3.CÁ NHÂN VÀ LỊCH SỬ ................................................................................................. 52
2.4.CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH : ................................................................................. 61

CHƯƠNG 3: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH
CHÂU .............................................................................................................................. 70
3.1.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN ........................................ 70
3.2.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT ................................... 77
3.3.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN: .................................................................... 90

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 96


THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 101


DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luận văn "Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu" đi sâu tìm
hiểu sáng tác của một nhà văn tiêu biểu cho cả hai giai đoạn trước và sau chiến tranh, ở nước
ta. Ba mươi năm chiến tranh là một điều kiện xã hội đặc biệt của văn học Việt Nam. Trong
những bộn bề của sáng tác và phê bình văn học ngày hơm nay, vấn đề văn học ba mươi năm
chiến tranh vẫn là mối quan tâm đặc biệt. Nỗi đau và mất mát cịn đó hằn lên số phận con
người với nhiều dáng vẻ khác nhau. Sáng tác của thế hệ nhà văn cầm súng là chiếc cầu nối thực
sự giữa quá khứ và hiện tại.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ và giai đoạn đổi mới
văn học những năm tám mươi. Di sản văn học của ông vừa đậm đà chất anh hùng ca vừa day

dứt trăn trở về nỗi đau của đời người, nhưng trước sau ông vẫn là một ngòi bút đầy tâm huyết
với nghề, với đời. Đối với người đọc, ngòi bút nhân hậu ấy ngày càng sâu sắc hơn, người hơn,
đời hơn. Khi viết về Nguyễn Minh Châu nhiều học giả đã đánh giá vị trí quan trọng của ông
đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó sáng tác của Nguyễn Minh Châu gợi
cho chúng ta nhiều suy nghĩ xung quanh vấn đề văn học và con người trong chiến tranh. Chưa
có điều kiện bao qt tồn bộ sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu nên ở luận văn này chúng tôi
chỉ tìm hiểu các tiểu thuyết của ơng.
Luận văn góp phần đánh giá sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu ở thể loại tiểu
thuyết. Trong đời văn của mình, ơng đã để lại chín quyển tiểu thuyết: Cửa sơng (1967), Dấu
chân người lính (1972), Từ giã tuổi thơ (1974), Miền cháy (1976), Lửa từ những ngôi nhà
(1977), Những ngày lưu lạc (1981), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Đảo đá kỳ lạ
(1985) và Mảnh đất tình yêu (1987). Đó là một khối lượng tác phẩm khơng nhỏ, chưa kể có
một tiểu thuyết đã được ấp ủ đến chín muồi nhưng ơng chưa kịp hồn thành. Nguyễn Minh
Châu đã có những trăn trở và đổi mới trong lĩnh vực truyện ngắn, và cũng phải thừa nhận rằng
ông đã tạo ra một diện mạo mới cho truyện ngắn trong thập niên tám mươi. Khác với truyện
ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu vẫn nằm trong dòng văn học truyền thống của giai
đoạn 1945 - 1980. Những năm dài viết tiểu thuyết đã hình thành nên vốn sống và quan niệm
nghệ thuật ngày càng sâu sắc hơn trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Tuy nằm trong dòng


chảy chung của văn học thời đại nhưng tiểu thuyết của ơng lại có những nét riêng độc đáo.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được hình thành và phát triển trong bối cảnh
của một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, Nguyễn
Minh Châu vừa nhận diện con người trong mối quan hệ với cộng đồng vừa soi chiếu nhân vật
của mình trong mối quan hệ đa chiều. Đó là quan hệ giữa cá nhân và cách mạng, quan hệ gia
đình, trong tình yêu, bạn bè, giữa những giá trị truyền thống với những thách thức và vấn đề
của thời đại v.v... Trong tương quan đó, hiện thực trong tác phẩm càng được nới rộng hơn, nó
bao gồm cả hiện thực xã hội, hiện thực tâm lý và hiện thực tâm linh. Và vì vậy càng ngày cuộc
đời và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu càng hiện lên với tầng sâu nhân bản và
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm càng vươn tới tầm của những triết lý nhân sinh. Bên cạnh

việc phản ánh tư thế hào hùng của cuộc chiến đấu giữ nước, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào
tâm lý, số phận cá nhân để khám phá những dáng vẻ khác nhau của đời sống con người. Vì vậy
ngịi bút của Nguyễn Minh Châu là ngịi bút trữ tình. Giọng điệu trữ tình càng về sau càng
thâm trầm, xuyên suốt trong tất cả tiểu thuyết của ơng. Bên một Nguyễn Khải hóm hỉnh, thơng
minh, sẳn sàng rình chộp lấy ở cuộc sống cái khía cạnh ngộ nghĩnh hoặc thâm sâu; một Ma
Văn Kháng tinh tế, sâu sắc trong khám phá lẽ đời ; lòng người, một Nguyễn Trung Thành hào
sảng, thiết tha; một Nguyễn Thành Long tài hoa, lặng lẽ, kín đáp ... là một Nguyễn Minh Châu
thâm trầm, sâu sắc trong cách nhìn đời, nhìn người. Điều này khiến cho tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu có một chỗ đứng vững vàng và khơng bị lẫn vào xu thế chung. Đâu là những đặc
điểm riêng độc đáo? Đâu là sự gặp gỡ giữa tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu với tiểu thuyết
đương thời ? Đấy là vấn đề mà luận văn này cố gắng tìm hiểu.
Như vậy mục đích luận văn là tìm hiểu chất sử thi và chất trữ tình đã được thể hiện như
thế nào trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu. Đó chính là hai vấn đề để bước đầu khám phá nét
riêng độc đáo của tác giả và ảnh hưởng của xu thế thời đại trong tiểu thuyết của ông. ở đây,
luận văn chỉ khảo sát trực tiếp các tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu. Nếu có đề cập đến
truyện ngắn thì chỉ là để so sánh, đối chiếu, làm nổi bật vấn đề. Bên cạnh đó, Nguyễn Minh
Châu cịn là một tác giả chọn học ở chương trình lớp mười hai phổ thơng trung học. Vì vậy đề
tài này ngồi r mục đích đáiứi giá tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cịn có tác dụng đào sâu để
nâng cao chất lượng giáo án khi giảng dạy.


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn luôn gây được sự chú ý và hấp dẫn đối với bạn đọc
nói chung và giới phê bình nói riêng. Ơng là một trong số khơng nhiều những tác giả đương đại
mà mỗi sáng tác ra đời thường được bạn đọc chú ý và có sức hấp dẫn đối với các cây bút phê
bình. Chỉ nói riêng trong khoảng trên năm năm, với "Cửa sông" (1967) và "Dấu chân người
lính" (1972), đã có hơn mười bảy bài phê bình đăng trên các báo và tạp chí trung ương. Đặc
biệt vào những năm tám mươi khi yêu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật bắt đầu xuất hiện trong
các sáng tác của ơng thì có thể nói rằng : "từ đấy cho đến khi ông mất, sáng tác của ông trở
thành nơi thể nghiệm cho các phương pháp phân tích mới, những gốc độ tiếp cận mới".

Số bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đăng trên các báo, tạp chí
trung ương và địa phương cho đến trước ngày ông mất phần lớn đã được tập hợp, chọn lọc,
phân loại và lên danh mục trong cuốn sách tư liệu "Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm"
(tác giả Tôn Phương Lan - Lại Nguyên Ân (52) và tiếp đó là cuốn "Nguyễn Minh Châu - kỷ
yếu Hội thảo nhân 3 năm ngày mất (85) của ông. Một số tác phẩm như "Mảnh trăng, Miền
cháy, Khách ở quê ra, Cơn giông,Cỏ lau, Bức tranh", đã được chuyển thể sang kịch bản điện
ảnh trong đó có những phim gây tiếng vang và được giới phê bình điện ảnh đánh giá cao ở góc
độ văn học. Ngồi ra, một số tác phẩm của ơng cịn được dịch ở nước ngồi. Ở Liên Xơ (cũ)
"từ đầu những năm bảy mươi, độc giả đã biết đến ông như một trong những nhà văn hiện đại
nổi tiếng".
Khảo sát trên cơ sở các tư liệu đó, chúng tơi thấy rằng Nguyễn Minh Châu là một nhà văn
được tiếp cận khá kỹ lưỡng ở góc độ tác giả -một nhà văn có tư chất nghệ sĩ luôn khao khát đổi
mới tư duy, nghệ thuật, người rất coi trọng số phận văn chương của dân tộc nói chung và cá
nhân nói riêng; và ở góc độ tác phẩm đó là những sáng tác ln tạo được sức hấp dẫn trong nền
văn xuôi đương đại. Cho đến thời điểm những năm cuối cùng của thập kỷ bảy mươi, đa phần
các bài viết đều thống nhất trong sự phân tích cảm hứng của tác giả trước hiện thực cuộc sống
chiến đấu và sản xuất của nhân dân ta trong các thời kỳ trước và sau chiến tranh. Các bài phê
bình này chủ yếu tập trung vào phân tích nội dung xã hội của tác phẩm và đánh giá cao sự cố
gắng của ông trong việc phản ánh hiện thực anh hùng, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta. Về nghệ thuật các bài viết đó cũng đều thống nhất với nhau trong việc


đánh giá cảm quan nghệ sĩ của Nguyễn Minh Châu qua khả năng miêu tả thiên nhiên, khả năng
xây dựng nhân vật người lính, người nơng dân ... những con người đã đóng vai trị quan trọng
nhất làm nên chiến thắng của dân tộc. Trong khi phân tích tác phẩm nhiều bài viết cũng đã ghi
lại những kỷ niệm đặc sắc về con người Nguyễn Minh Châu trong đời thường và trong công
việc.
Trong cuộc hội thảo "Trao đổi về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong những năm
gần đây " (Văn nghệ tháng 6/1985), nổi lên sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến. Một bên tỏ ra
nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tịi đổi mới của ơng. Một bên khác khẳng định sự tìm tịi của

Nguyễn Minh Châu xem những tìm tịi đó là cần thiết và có hiệu quả tích cực. Những ý kiến đó
là tương đối tập trung tiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu đối với sự tìm
tịi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Cịn thì trước và sau thảo luận, các bài viết của Nguyễn
Thị Minh Thái, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Ngọc Trai, Võ Hồng
Ngọc, Ni-cu-lin đăng trên "Văn nghệ", tạp chí "Văn học", "Văn nghệ quân đội" về các tập sách
cụ thể, mặc dù khơng ít chỗ chỉ ra những điểm yếu, những điểm cịn bất cập thì hầu như tiếp
tục khẳng định sự đóng góp của ơng trên cơ sở một sự đóng góp cũng như sự ủng hộ sự tìm tịi
của ơng trên cơ sở một sự phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo và khoa học.
Riêng về chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu các bài phê bình
ít nhiều đề đề cập đến khi bình luận các tiểu thuyết của ơng. Sự nhìn nhận đánh giá của các bài
phê bình về tiểu thuyết Nguyễnh Minh Châu có thể chỉ dừng lại một trong hai khía cạnh của sử
thi hoặc trữ tình, có thể đánh giá có sự kết hợp giữa hai yếu tố ấy.
Theo thứ tự thời gian, các bài phê bình bàn bạc đến chất sử thi trong tiểu thuyết Nguyễn
Minh Châu như sau :
Năm 1972 sau khi tiểu thuyết "Dấu chân người lính" vừa ra đời, trong bài "Những con
người đáng quý nhất" (đọc Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu)(93), Vũ Tú Nam
nhận xét "Dấu chân người lính" xuất bản lúc này thật có ý nghĩa - Trong khi cuộc chiến đấu
chống bè lũ, Mỹ Thiệu của quân dân ta đang diễn ra hết sức hào hùng, quyết liệt ở Trị Thiên và
các mặt trận khác, Nguyễn Minh Châu đã kịp thời cho chúng ta đọc cuốn tiểu thuyết về sự anh
dũng ngoan cường của bộ đội ta ở đường 9 - Khe Sanh vào một mùa khô thắng lợi năm trước".


Cùng năm 1972, với sự phân tích sâu hơn, tác giả Song Thành (89) cho rằng : "Ngòi bút
Nguyễn Minh Châu đã lột tả được vẻ đẹp tinh thần phong phú và đằng sau những khuôn mặt
phong trần ấy, anh đã làm ánh lên những nét chính hào hoa khơng phải là khơng có sức hấp
dẫn, vẫy gọi đối với bạn đọc thanh niên. "Như vậy những con chim đại bàng phải tìm đến
những cánh rừng đại thụ". "Tìm chỗ đặt chân trên các mỏm núi cao", bạn đọc thanh niên cũng
qua họ mà thấy được vị trí xứng đáng nhất của mình hiện nay là cùng đứng trong chiến hào với
những người anh hùng đánh Mỹ để cho tuổi trẻ của mình cũng trải qua những ngày sơi nổi và ý
nghĩa nhất. Đó là một thành cơng quan trọng của "Dấu chân người lính".

Phấn đấu của Nguyễn Minh Châu là làm sao trên cái nền chung ấy, bật lên được một hình
tượng đột xuất, các sức sống bền vững trong tâm trí người đọc. Có thể coi nhân vật Lữ là cố
gắng đầu tiên của tác giả để vươn tới một hình tượng trong đó "chứa đựng cả niềm vui, nỗi
buồn, cả hoài bão và lý tưởng của cả một thế hệ tuổi trẻ"... Ý nghĩa sâu sắc của hình tượng này
là ở chỗ nó đã giải đáp được đầy đủ và có sức thuyết phục cho những câu hỏi về mục đích,
động cơ nguồn sức mạnh trong chiến đâu của ừng hồng trong vườn nhà mình để cầm súng đi
chiến đấu".
Ngơ Thảo, trong bài "Dấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu (91) phân tích nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết "Dấu chân người lính" - một thư pháp nghệ thuật
nhằm miêu tả những con người anh hùng. "Trong quá trình giới thiệu nhân vật, hình như thư
pháp được tác giả sử dụng bao trùm là sự so sánh các nhân vật luôn đi từng đôi để soi sáng,
phát hiện, bổ sung cho nhau. Nhẫn - Kinh, Khuê - Lữ ... Quan hệ tay đôi giữa các nhân vật
khiến họ nhìn rõ mình và tự đánh giá khách quan hơn. Và kết quả là cả hai nhân vật bộc lộ rõ
hơn trước mắt người đọc. Trong tay nhiều người viết truyện, sự so sánh này thường là giữa
người xấu và người tốt, cố vạch ra cái dở của người này để chứng minh cái hay của người kia.
Một quan niệm như vậy có lẽ Nguyễn Minh Châu cho là không phù hợp với thực tiễn quân đội
chúng ta. Thủ pháp so sánh ở đây chỉ để bộc lộ mặt khác nhau trong sự phong phú, đa dạng của
những con người một lòng một dạ chiến đấu cho độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc". Và tác
giả kết luận 'với "Dấu chân người lính", Nguyễn Minh Châu đã đóng góp vào văn học chống
Mỹ một tác phẩm xuất sắc nhất về người lính.


Từ "Cửa sơng" đến "Dấu chân người lính" là tựa đề bài phê bình của Vương Trí Nhàn
(83). Trong đó tác giả viết : "Điều dể nhận ra là Dấu chân người lính tiếp được một khơng khí
chung, khơng khí chiến trường trong những năm tháng sôi động. Cả một khung cảnh bề bộn,
ngỗn ngang hiện ra ngay từ những trang sách đầu tiên. Chúng ta bắt gặp nhiều bộ mặt, cảm
nghe cái tiếng nói đám đơng hết sức ồn ào, nhiều người, nhiều việc".
Năm 1978 , Ngô Thảo trong bài "Thử nhìn lại đời sống văn học năm 1977" (92) đã nhận
xét ưu điểm qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu : "Đáng chú ý có lẽ là tiểu thuyết của Nguyễn
Minh Châu : Miền cháy. Nội dung tập tiểu thuyết về những chuyện xảy ra ở Bình Trị Thiên từ

những ngày toàn thắng. Nhưng gánh nặng cuộc chiến tranh vừa qua in đậm bóng lên từng con
người thuộc về hai phía, từng gia đình, nhiều giạ đình, và cả giải đất Trị Thiên. Từ khảo sát đó
mà làm sáng tỏ chính nghĩa cách mạng, lịng ưu ái bao dung của quần chúng và hình đẹp đẽ,
rạng rỡ của con người chiến sĩ quân đội".
Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết Miền cháy''' câu chuyện của đất nước sau chiến
tranh" cho rằng những suy tư chính luận có khá nhiều trang trong Miền Cháy (hoặc trực tiếp
của người kể chuyện, hoặc qua tâm trạng nhân vật). Đó chính là mạch tư tưởng chủ yếu của
cuốn tiểu thuyết.
Nguyễn Minh Câu đã tìm phổ tư tưởng ấy vào giọng trầm - có phần trầm ngâm, nhưng
chung quy vẫn là trầm hùng - ưu tư, trách nhiệm ...
Thiếu Mai trong bài từ "Dấu chân người lính" đến "Những người đi từ trong rừng ra",
nghĩ về Nguyễn Minh Châu (67) đã nhận xét hai tiểu thuyết "Miền cháy" và "Những người đi
trong rừng ra" : "Có lẽ tác giả muốn giải quyết cùng một lúc quá nhiều vấn đề nên đã khiến tác
phẩm rời rạc khơng tạo được sức "xốy" cần thiết. Tất cả đều chưa được chuẩn bị và giải thích
chu đáo, nên gây một cảm giác là mọi việc đều do một bàn tay sắp xếp, vừa lộ liễu và giản đơn.
Do ôm đồm quá nhiều vấn đề nên đọc xong cứ thấy châng lâng, không thỏa mãn".
Tham luận tại một hội thảo "Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám"; "Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975" (76),
Nguyễn Tri Nguyên đã nhận xét về các tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu
như sau : "Cũng như tất cả các nhà văn chiến sĩ khác suốt ba mươi năm chiến tranh giải phóng,
Nguyễn Minh Châu từng có chung một nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật. Nhân vật của nhà văn


không chỉ là những đại diện của nhân dân mà chính là tồn thể nhân dân, tồn thể cộng đồng đã
tự đứng lên bảo vệ những lý tưởng cao đẹp và quan hệ xã hội mới. Chính nhân dân đó, cộng
đồng đó đã tự trở nên anh hùng với tư cách người sáng tạo nên lịch sử, đã được thể hiện có tính
nghệ thuật, với một niềm say mê ca ngợi, trân trọng, yêu thương thật chân thành, giàu lý tưởng,
nhiều chất thơ và vẻ đẹp lãng mạn".
Còn về chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, số ý kiến phê bình cũng hết sức
phong phú. Tiêu biểu là các ý kiến sau:

Trong bài: "Hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu (86) Nguyễn Đăng Mạnh và
Trần Hữu Tá đã phát hiện và phân tích ngịi bút trữ tình của Nguyễn Minh, Châu ; "Nhân vật
của Nguyễn Minh Châu là những con người giàu tư tưởng và cũng giàu tình cảm. Họ thường
trầm lặng ít nói. Nhưng những cảm nghĩ của họ về cuộc đời thì lại có bao điều đáng nói. Biểu
hiện những con người như vậy, Nguyễn Minh Châu thường mượn cảnh để tả tình. Đối với bất
cứ tâm trạng nào, anh cũng tìm ra được một khung cảnh phù hợp ... Trong "Cửa sông" không
phải ngẫu nhiên mà tác giả chú ý: đến những búi cỏ lông chông cứng sắc mạ sức sống dai dẳng
của nó, như muốn thách thức với lửa thiêu và cát bỏng, vì đó cũng chính là hình ảnh của những
con người làng Kiều. Cứ thế, như là thói quen của bứt pháp, Nguyễn Minh Châu nói đến một
ngơi sao sáng xanh và lấp lánh khi nhân vật của anh đang suy nghĩ về những cái chết anh hùng
anh nói đến mùa nắng bắt đầu sau những ngày mưa sùi sụt khi trong tâm hồn nhân vật của
mình bừng tỉnh một niềm tin v.v..."
Nhị Ca trong bài "Sắc điệu mới trong ngịi bút Nguyễn Minh Châu" (3) có viết : "...
Nguyễn Minh Châu đã phát triển ngịi bút phân tích tâm lý. Anh làm nảy ra các nét nội tâm,
nhân vật khơng chỉ hướng ngoại mà cịn quay nhìn vào bên trong, để tìm hiểu, cân nhắc, đánh
giá các diễn biến tâm trạng, các động cơ hành động. Một Phong gan dạ và trịch thượng, chỉ
phủi tay một cái là xong hết nợ nần, tình cảm, bên cạnh cơ Lan quen quát tháo ở chiến trường
để chế ngự lên im lặng, lo âu, rồi quay về với nữ tính nhu mì. Và tâm trạng người chiến thắng,
kẻ chiến bại, các thành kiến ấn tượng... Cả trực giác, tiềm thức, như cảm tưởng mơ hồ của Hiển
khi gặp tên lính ngụy đeo kiếng trắng, thấy nó hết sức xa lạ mà vơ cùng thân quen. Hoặc ảo
giác của mẹ Êm mỗi lần nhìn thấy bóng dáng chồng con bị hy sinh ...


Viết về gia đình, viết về vùng mới giải phóng, Nguyễn Minh Châu viết gì cũng khơng
qn nguồn gốc và mục đích của mọi hành vi là hạnh phúc nhọc nhằn của con người. Viết về
gia đình, tất nhiên khơng thể mang nỗi buồn khuê phụ mùa xuân nhìn sắc xanh dương liễu,
nhưng anh cũng không bỏ qua các khắc khoải xa cách, khơng lảng tránh cảnh vợ góa con coi”.
Trong bài "Mảnh đất tình yêu" - sự tiếp nối những câu chuyện tình đời (79), Võ Hồng
Ngọc cho rằng : "Con người trong Mảnh đất tình yêu sống, làm lụng, suy nghĩ, giao thiệp và
đối xử với nhau không chỉ đơn thuần dưới cái "lý" của cách mạng, mà cịn trong sự chi phối

của cái "tình". Tình ở đây là một khái niệm rất rộng - nó là đỉnh cao của các giá trị nhân bản,
bao hàm toàn bộ những quan hệ, thái độ ứng xử đã hình thành từ lâu đời giữa con người với
nhau, giữa con người với tạo vật, giữa con người với hiện tại, con người của hơm nay với tổ
tơng dịng tộc, con người của truyền thống. Cái tình người, tình đời bền vững đó cho phép nối
liên với những mẫu người cổ sơ nhân hậu như ông ngoại Quy, mụ Điểm ... với những người
cộng sản trẻ tuổi như Tùng, Phan ... với tư cách một nghệ sĩ, anh cảm nhận sâu sắc một điều :
tình yêu là nguồn mạch của sự sinh thành, là quy luật vĩnh hằng của đời sống con người... Nó
chỉ là một cái nhìn trữ tình thi vị về sự vận động lịch sử. Đó là hạn chế khó tránh khỏi khi nhà
văn có ý đồ tuyệt đối hóa lối tiếp cận nhân bản vào mọi lĩnh vực của thực tại, muốn khám phá
quy luật vận động của lịch sử chỉ bằng các giá trị nhân bản vĩnh hằng. Nhưng điều đọ không
dẫn tới sự phủ nhận những thế mạnh không thể chối cãi của lối tiếp cận này, như đã nêu ở trên
và ở đây cần phải nhấn mạnh thêm : nó là nguồn mạch tạo nên chất thơ trong sự lĩnh hội và tái
hiện đời sống của Nguyễn Minh Châu. "Mảnh đất tình yêu" như dựng lên trước mắt chúng ta
một thế giới vĩnh hằng của cái đẹp, cái thiện, ở đó con người hiện lên như những giá trị tinh
thần với chiều sâu nhân bản, trong sự hài hòa tuyệt đỉnh với tạo vật. Thêm vào đó, mạch suy tư
trữ tình của tác giả như vơ vàn những dịng suối, con sơng tỏa đi khắp mọi miền của thế giới
đó...".
Ở trên là những ý kiến bình giá có đề cập đến chất sử thi và chất trữ tình một cách riêng
lẻ. Tuy nhiên khơng thấy có sự đối lập nhau trong cách đánh giá. Đó là sự phân tích ở những
khía cạnh khác nhau trong các tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu. Các ý kiến phân tích sự đan xen
giữa hai yếu tố sử thi và trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, đã có được cái nhìn khái
qt, tồn diện hơn.


Trong bài "Dấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu,(91) Ngơ Thảo phân tích yếu tố
trữ tình trong chủ đề mang tính sử thi của tác phẩm : "Trong mối tình khơng thành của Xiêm và
Lượng có mang một chủ đề phụ của tác phẩm : những giới hạn của nhiệm vụ người chiến sĩ và
yêu cầu bức thiết của cơng việc, giải phóng con người sau khi có đất giải phóng. Xiêm đã u
Lượng với tình u thiết tha của một con người bị chà đạp mong được giải phóng. Lượng cũng
yêu Xiêm như ước nguyện được mang lại hạnh phúc của một người đang phải gánh chịu khổ

đau. Nhưng anh là một người lính".

Trong bài : "Nguyễn Minh Châu, một cây bút văn xuôi nhiều triển vọng" (32) nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ đánh giá về "Dấu chân người lính": "Ngịi bút tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu
đã vẽ lên một cuộc sống thực với tính chất nhiều mặt của nó: chiến đấu và sản xuất, lý tưởng và
tình yêu, hiện tại và quá khứ, chiến trường và hậu phương v.v... Những màu sắc thẩm mỹ đa
dạng và phong phú của cuộc sống như cái cao cá, cái thấp hèn, cái bi và cái hài, những phút
làm nên lịch sử và những phút bình thường hàng ngày, chất anh hùng ca và chất trữ tình, chất
thơ và chất văn xuôi cũng đan chéo lẫn nhau, chuyển hoa vào nhau".
Vương Trí Nhàn trong bài: Từ "Cửa sơng " đến "Dấu chân người lính " (83). Nhận xét:
"Cửa sơng nằm trọn trong những cốt cách quen thuộc. Một cô giáo dịu dàng, nghiêm chỉnh.
Một người mẹ địch hậu tốt bụng. Một cán bộ cơ sở vững chãi. Họ vừa có gì mộc mạc, dân dã,
lại vừa là những con người mới trải qua chín năm kháng chiến và gần mười năm hịa bình. Cái
mới cách mạng mang lại trong họ nhuyễn chín, thành những phẩm chất bền chắc ... Cái nhìn
của tác giả trong "Cửa sông" trong sáng, điềm tĩnh. Anh đơn hậu khi nhìn nhận mọi chuyện,
thắm thiết cùng kỷ niệm, lắng nghe mọi diễn biến xảy ra trong mọi người".
Lã Nguyên trong bài " Nguyễn Minh Châu những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ
thuật" (75) có ý kiến rằng : "Cửa sơng, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà" là những
trang viết hào sảng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Hồn tồn có thể chỉ ra tư tưởng của thời đại
qua các tác phẩm này . Đồng thời có thể nhận thấy ở đây những phẩm chất văn chướng của một
tài năng văn chương độc đáo. Đó là năng lực quan sát tinh tế, là một ngòi bút giàu chất thơ và
một tấm lòng đôn hậu rộng mở".


Mai Ngữ trong bài "Sự ra đi của một tài năng" (80) có đề cập đến tiểu thuyết "Lửa từ
những ngôi nhà". Tác giả cho rằng lần đầu tiên hậu phương của người ra trận được viết với
những trang đằm thắm như vậy. "Lửa từ những ngơi nhà" khơng có cái dữ dội của đạn bom,
khơng có những hy sinh mất mát, khơng có những cuộc đời khốc liệt nhưng nó giản dị y như
nó vốn có. Bởi nó gần như điều dự báo những điều sẽ xẩy ra sau chiến tranh mà hôm nay
chúng ta đang chịu đựng. Và điều quan trọng bởi nó rất thật nó như là phần tâm hồn, phần máu

thịt của nhà văn đã gửi vào đó.
Trong bài "Sợ hãi, tình u và hy vọng" (đọc tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu") (88)
Nguyễn Thanh viết : "Mảnh đất tình yêu" của Nguyễn Minh Châu kể lại câu chuyện xảy ra ở
một làng biển miền Trung (làng Hiền An), nằm bên cạnh căn cứ quân sự Nước Mặn của Mỹ,
trong những năm trước và sau 1975, xung quanh một gia đình chài lưới được "kết dính bởi tình
u vơ cùng đối với nhau giữa những con người và những số phận đầu Ngơ mình Sở, do những
lớp sóng đầy nghiệt ngã của đời sống xơ dạt lại bên cạnh nhau"... cuộc sống của họ cũng như
của dân làng bị chà xát vùi dập bồi những cơn thịnh nộ khủng khiếp của thiên nhiên, bởi sự tàn
khốc của chiến tranh, và từ sau 1975 bởi sự gian tham, hà khắc của một số người lãnh đạo
chính trị trong vùng".
“Ngay trong trang đầu của cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu đã để cho Qui kể lại
người ông ngoại khơng chung dịng máu của mình nhiều khi có thể ngồi suốt ngày trò chuyện
tâm sự với những con dã tràng. Và hình ảnh "dã tràng xe cát biển đơng..." cứ trở đi trở lại như
một ám ảnh, một chủ đề quán xuyến của tác phẩm. Phải chăng đối với Nguyễn Minh Châu,
hình anh đó là biểu tượng của thân phận người dân quê Việt Nam mà xét cho cùng cũng là thân
phận con người muôn nơi và muôn thuở...”
Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh trong bài "Nguyễn Minh Châu, những năm tám mươi và sự
đổi mới cách nhìn về con người" (40) có đánh giá về tiểu thuyết "Mảnh đất tình yêu". Theo
giáo sư tiểu thuyết cuối cùng này mang đậm nhất dấu ấn tài năng và phong cách của nhà văn.
Đó là tác phẩm viết về quê hương, về mảnh đất đã sinh ra, đã nuôi dưỡng, che chở những
người lao động và những chiến sĩ cách mạng, về tình u và sự đóng góp của họ đối với mảnh
đất đó. Theo tác giả bài viết, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả cuộc sống và số phận từng con
người, từng gia đình gắn liền với làng xóm, q hương, với vận mệnh của đất nước, với thiên


nhiên thân thiết, gần gũi nhưng cũng rất dữ dằn và đầy bí ẩn. Thử thách của chiến tranh thật
ghê gớm, nhưng chiến tranh là chuyện một thời, chuyện đã qua. Quan hệ giữa con người và
đất, giữa người và thiên, giữa con người với nhau trên mảnh đất ấy và đối diện với thiên nhiên,
đó mới là chuyện lâu đời, thường xuyên, tạo nên tính cách, phẩm giá, vẻ đẹp và bi kịch cuộc
đời của những người lao động.

Nhìn chung tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu được đánh giá khảo sát ở từng tác phẩm cụ
thể, ở từng giai đoạn sáng tác, nhưng nghiên cứu chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết
Nguyễn Minh Châu như một đối tượng chun biệt thì chưa có một bài viết cơng phu hoặc một
cơng trình khoa học. Cho nên, việc nghiên cứu về chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết
Nguyễn Minh Châu là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vì nó đề cập đến một trong những
phương diện quan trọng nhằm đánh giá thành tựu đầy sáng tạo của nhà văn về sự phát triển văn
học của một giai đoạn.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn này được viết trên quan điểm Mác - Lênin về văn học nghệ thuật. Do đó nền
tảng phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Phương pháp duy vật lịch sử nghiên cứu văn học như một loại hình thái ý thức xã hội đặc
thù, song vẫn nằm trong kiến trúc thượng tầng, phản ánh bản chất và quy luật của hạ tầng cơ
sở, của những điều kiện lịch sử cụ thể trong các hình thái kinh tế xã hội với tất cả tính năng
động và tương đối độc lập của nó. Phương pháp duy vật biện chứng nghiên cứu văn học như là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là phải xem xét sự phản ánh trong văn học đi
đôi với việc biểu hiện, sáng tạo, thông báo và tác động.
Luận văn nghiên cứu hệ thống các tác phẩm trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật từ
những mối liên hệ biện chứng nội tại, đến những mối liên hệ ngang trên bình diện tâm lý - xã
hội và trên bình diện văn hoa, lịch sử. Phương pháp nghiên cứu nhân vật dựa trên cơ sở chức
năng lịch sử, nghệ thuật (nhân vật là nhận thức nội dung đời sống được khái quát trong hình
tượng bằng phương tiện văn hộc) nghiên cứu nhân vật trong chỉnh thể thơng nhất tồn vẹn, soi
sáng nhân vật trên quan điểm lịch sử phát sinh.
Cụ thể các phương pháp trên được vận dụng ở chỗ đặt tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu
trong bối cảnh xã hội và văn học thời đại của nó. Đó là trong chiến tranh và sau chiến tranh.


Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của toàn bộ văn học Việt Nam.
Luận văn đánh giạ Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh đó để thấy được sự đóng góp của ơng về
thể loại tiểu thuyết. Luận văn cũng sẽ sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu thế giới tác

phẩm, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, căn cứ vào các yếu tố của tác phẩm để thấy
được cái độc đáo của nó.

4.CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Với mục đích luận văn đã đặt ra và phương pháp nghiên cứu như đã nói ở trên thì cấu trúc
luận văn sẽ gồm những phần sau :
DẪN LUẬN
1.

Mục đích luận văn

2.

Lịch sử vấn đề

3.

Phương pháp nghiên cứu

4.

Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC NGUYỄN
MINH CHÂU
1.1 Nguyễn Minh Châu con người và sự nghiệp.
1 .2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp Nguyễn Minh Châu.
CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU
2.1


Khái niệm về chất sử thi

2.2

Chiến trường và hậu phương

2.3

Cá nhân và lịch sử

2.4

Chiến tranh và hịa bình

CHƯƠNG 3 : CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU
3.1

Chất trữ tình trong miêu tả thiên nhiên

3.2

Chất trữ tình trong miêu tả nội tâm nhân vật


3.3

Chất trữ tình trong giọng văn

KẾT LUẬN.
THƯ MỤC THAM KHẢO.



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP
NGUYỄN MINH CHÂU

1.1.NGUYỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một trong số các nhà văn tiêu biểu của nền văn học
đương đại Việt Nam. Quê hương ông là Quỳnh Hải -Quỳnh Lưu, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch
Thơi, Lạch Quèn - một làng biển có tên chữ là "Văn Thai" ở Nghệ Tĩnh. Đó là mảnh đất dữ dội
và nghèo khó từ bao đời nay. Tuổi thơ của Nguyễn Minh Châu gắn chặt với làng xã thân yêu,
nơi mà mãi sau này Nguyễn Minh Châu vẫn trăn trở với ý nghĩ: cịn một món nợ văn chương
với nó: "Tơi muốn thu xếp đi về vùng biển Quỳnh Lưu một chuyến có lẽ "cáo chết ba năm
quay đầu về núi". Trước mắt chưa biết sẽ viết gì nhưng tơi tin rằng cuốn tiểu thuyết cuối đời
mình là một cuốn sách viết về cái vùng quê mình. Và anh đã trở về với làng quê Quỳnh Hải
xưa của anh với hai xóm, một xóm hành nghề chài lưới biển khơi và xóm kia dịch vụ ăn uống,
rượu chè; ngày nay ở đây tuy đã khác nhiều nhưng vẫn cịn phảng phất hình ảnh của những
cuộc đời, những con người ngày trước. Đó là những vành khăn tang trắng của người vợ trẻ ngư
dân, và những người đàn ơng lấy thói lỗ mãng làm điều đắc sách trong cuộc sống. Anh chua
chát nói chuyện với đám lái trâu, lái bò chợ Giát và nhiều đêm thú vị ngủ trong lều vịt người
dân giữa đồng. Anh đau xót trước dấu vết đền chùa bị phá hoại và thức thâu đêm xem bài "văn
tế quỷ" của một ơng Nghè cũng dùng ngịi bút của mình giúp dân tránh khỏi cái nạn cháy nhà
đã từng gãy bao nhiêu khủng khiếp. Anh trò chuyện với bà con các xã, với nhiều thanh niên, bộ
đội phục viên trở về cổng tác ở các cơ quan xí nghiệp. Thời gian anh trỏ về ngắn ngủi, khi gần
tháng, khi vài tuần với cái vẻ vội vàng. Sức yếu nhưng anh đi nhiều, nghe nhiều và day dứt
nhiều ... Đã nhiều năm những gánh đất rẻ tiền vẫn mòn mỏi trên vai người dân những cơng
trình phá đi xây lại, những sự hợm mình thiếu tính tốn, sự đục kht kinh tế đến mức trắng



trơn, những kẻ hung hãn đánh người vẫn còn đất sống. Tất cả những cái đó làm cho anh Châu
đã nhiều đêm vừa viết vừa ứa nước mắt" (52-tr. 107)
Nguyễn Minh Châu giống như Nam Cao có vẻ ngồi vụng về ít nói. "Từ lúc nhỏ tơi; đã là
một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt đến con ma quỷ. Sau này
lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tơi chỉ muốn lẻn vào một xổ khuất và
có như thế mới cảm thấy được sự yên ổn và bình tâm như một con dế đã chui tẹt vào lỗ. Tôi rất
sợ máy micrô. Một lần ở một thư viện của một thành phố, người ta cứ nằng nặc bắt tơi nói
trước máy để cả đám đơng của hội trường có thể nghe. Vừa nói được vài câu qua máy, tơi đã
mất bình tĩnh vì vừa nói tơi vừa nghe cái tiếng nói của mình và tự nhiên tơi phát hoảng, khơng
cịn là tiếng nói hàng ngày của mình nữa mà y như có ai đang nhại mình bằng một thứ giọng
ma quỷ" (89, T134- 135). Đối với Nguyễn Minh Châu "cái tính nhút nhát và vụng về trong
cách ăn nói mà ơng trời phú cho từ khi ra đời đấy là một nhược điểm trên đường đời. Nhưng
ông cũng tâm sự: "nhưng thực tình tơi cũng khơng ham, không thật qúy trọng năng khiếu ấy
cho lắm. Sống trên đời tơi thích những anh ăn nói lập bập hay ấp úng. Tơi khơng nhiệt tình lơi
kéo bất kỳ ai, thuyết phục bất kỳ ai về một vấn đề gì mà mình vốn hằng tin. Hãy để cho mọi
người tự đi tìm thấy lẽ phải trái cũng như chân lý và đức tin" (21-tr. 134-135). Con người sống
nội tâm ấy lại là người gắn bó rất tha thiết với quê hương. Xuân Thiều (97) kể có lần Nguyễn
Minh Châu rất buồn, ấy là khi mẹ ông mất ở quê. Dạo ấy trời rét. Nguyễn Minh Châu thường
quàng chăn bông ngồi trên giường đốt thuốc lá và làm thơ. Nguyễn Minh Châu hay kể chuyện
làng Văn Thai, kể chuyện về người mẹ đã mất. Trước khi mất ông chỉ thèm một con cá then ở
làng Thơi quê hương Quỳnh Lưu Nghệ Tĩnh của ông. Quê hương đã để lại những đau đớn dằn
vặt. Đó là người mẹ ở quê rất mực u thương ơng. Ơng đi bộ đội khơng về chăm sóc được để
mẹ phải chết vì bỏng than. Cái đó làm ông đau đớn suốt mười bảy năm đằng đẵng. Bao tình
thương ơng dồn cho người chị ruột ở q nhà. Về quê anh xin tiền vợ mua cho chị chiếc áo
"bơng tàu" mặc cho đỡ rét. Có năm Hà Nội trời lụt bão, nước dâng lên những vùng sâu.
Nguyễn Minh Châu nghĩ đến các cháu đang đói. Ơng bảo vợ nấu cơm, cứ thế lội nước mấy
trăm mét đưa được gói cơm tận tay anh chị và các cháu trong lúc giông bão. Đối với vợ con
Nguyễn Minh Châu ln thương yếu, buồn vì để vợ con cực khổ. Nguyễn Minh Châu sống
cuộc sống giàu lòng trắc ẩn, đối với cả những con người không quen biết. "Tôi hãy còn nhớ
đến một buổi sáng mùa hè cách đây ba bốn năm, tơi phải dự một cuộc họp gì đó ở Hội Nhà văn



và phải đến rất sớm. Tôi đi qua ga Hàng cỏ, hành khách xếp hàng ba hàng tư dài dằng dặc, như
rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lý trên mình, đang chuẩn bị vào phía trong ga để lên
tàu. Chung quanh cái dây người ta xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng
đống, hàng núi hàng hoa, có lẽ lần điều tiên tơi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ và khách đi
tàu ở sân ga đông đến như thế. Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc như vậy có một người đàn bà
hãy cồn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người điên, cứ hét váng cả sân ga: "Các ông các bà có ai
thương tơi cứu tơi với". Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoài
hoài. Người ta chỉ quay mặt 'r lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung quanh mình một
đống hành lý, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho mình".
Thì ra thế này : người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa mới
nửa tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc trời vừa tảng sáng, mẹ bảo Gòn ngồi dậy trông em, mẹ đi
giặt tã cho em một lúc. Người mẹ đi đến vịi nước gần nhà xí cơng cộng, cũng khá xa, chen
chúc mới giặt được, giặt xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn
đi theo, chỉ Gòn đứa con nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình.
Nghe câu chuyện tơi chạy đến trước mặt một đồng chí cơng an, đề nghị : các đồng chí nói
loa đi, yêu cầu hành khách thấy ai khả nghi ... Biết đâu nó cịn quanh đây. u cầu mọi người
giúp người ta. Đồng chí cơng an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tơi lấy một lời. Cịn hàng
ngàn con người thì vẫn cứ dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà
vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng cỏ như kêu gào giữa sa mạc" (21-tr.140-141).
Tình quê hương nặng nợ đã khiến Nguyễn Minh Châu trăn trở cho đến lúc cuối đời.
Những ngày trên giường bệnh điều Nguyễn Minh Châu hay nhắc đến là quê hương. Ơng tâm
sự với Thái Bá Lợi : "Tơi đã yếu rồi khơng cịn sức viết nữa, nếu ơng cịn theo đuổi nghiệp văn,
ông phải viết một cuốn sách về cái ngõ nhà mình, về cái làng Thơi của mình" (52-tr.77- 78).
Trong tâm hồn ông đầy ắp những kỷ niệm về quê hương "cái làng mình lạ lắm. Đến như ông
Măcket cũng không thể nào tưởng tượng ra được. Có ông đi biển, thuyền đắm, năm ngày sau
xác mới trôi về qua giữa Lạch Thơi, theo thủy triều qua cống Bà Nhiên mà thời nhỏ đứa nào
cũng chẳng một lần chui qua, vào đến tận cổng nhà mới nổi lên để cả làng làm đám ma. Hay
như có anh uống rượu say, tự tay mổ bụng mình, lơi cả đống ruột ra ai cũng nghĩ rằng anh ta sẽ

chết. Có một bà đi bán cá về, lấy cái rổ đựng cá úp cái ruột lại, đưa lên bệnh viện huyện. Anh ta


sống đến tận bây giờ" (52-tr.77). Nguyễn Minh Châu có viết đôi điều về làng Thơi trong tác
phẩm của ông, nhưng ơng chưa viết hết về nó. Điều đó đã làm ơng khơng n lịng. Trong đơi
mắt đồng nghiệp con người nhà văn Nguyễn Minh Châu trọn vẹn cho đến lúc trút hơi thở cuối
cùng "Rồi suốt buổi sáng hôm đó ơng kể cho tơi nghe chặng đường thăng trầm của người bạn
ông, vốn là một nhà văn, được người ta hứa hẹn cho chút ít quyền lực mà khơng biết cách nắm
lấy quyền lực về mình, cứ loay hoay để vừa có quyền lực vừa được lịng mọi người". Nguyễn
Minh Châu nói "tơi biết thằng này nó lười lắm; mà từ trong Nam ra phải tự nấu lấy ăn, một
ngày tiếp không biết bao nhiêu người đến bàn mưu, tính kế, phải sống một mình giữa những
ngày giá lạnh Hà Nội. Tôi thương quá mang cho cái chăn bông và nói với nó "Thế ra làm lãnh
đạo cũng tốn nhiều công phu nhỉ ?" - Và ông cười, cái cười sảng khối tưởng như có thể làm
mờ đi những vết xuất huyết trên da mặt ông (52-tr.78).
Nguyễn Minh Châu ra đi, để lại trong lòng bạn bè niềm thương tiếc vơ hạn. Bởi lẽ ơng
sống chân tình và giản dị. Trong trí nhớ của những người có mặt ở Hà Nội những năm sau ngay
hịa bình độc lập lại 1954, những anh bộ đội từ Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô hiện ra với một
vẻ thiêng liêng đến mức gần như thần thánh. Lớn lên trong cái nông thôn Việt Nam ngưng
đọng trước 1945, những anh bộ đội ấy thường có cái vẻ chân chất, hiền lành mà chỉ thời gian
đó mới có. Nếu như lại được những trường tiểu học, trung học cũ bồi đắp thêm cho kiến thức
văn hóa thì những nét mặt chất phác đó sẽ rõ ràng một thứ ánh sáng tinh thần thực thụ. Trong
bộ quần áo vải thô, cái áo trấn thủ "36 đường gian khổ", và cái mũ tre đơn sơ, ở họ tốt lên sự
ổn định tính cách và mỗi chiến sĩ đều trở thành những con.
Từ những lần gặp đầu tiên, Nguyễn Minh Châu đã gợi nhớ trong tơi hình ảnh lớp bộ đội
chất phác và có văn hóa đó. về sau đơi khi có thấy anh súng sính trong bộ quần áo com lê tham
gia một đồn nhà văn Việt Nam đi nước ngoài, hoặc diện vào người chiếc áo sơ mi trắng tươm,
chiều hè đạp xe thong thả trên đường Thanh Niên bên Hồ Tây ... nhưng cái hình ảnh đậm nét
nhất mà Nguyễn Minh Châu để lại trong tôi vẫn là một anh bộ đội. Anh bộ đội ấy có đằng sau
lưng mình những năm chiến tranh. Anh bộ đội ấy có vơ vàn đồng đội dũng cảm. Có điều, ở anh
bộ đội lại hợp hồn cảnh của mình và biết tìm cho mình một lẽ sống đẹp. Người chiến sĩ mà

Nguyễn Minh Châu đại diện là người chiến sĩ có văn hoa, và trên mặt trận văn hoa, người chiến
sĩ đó đã bộc lộ cái bản lĩnh vững vàng của mình, cái cốt cách đàng hồng tinh tế của mình.
Người chiến sĩ ấy đồng thời là một người thợ tài hoa nữa" (52-tr.77-78).


Nguyễn Minh Châu là người có tài và chân thực, khơng lấy văn chương làm chiếc áo phù
phiếm cho hình thức bề ngoài. "Anh ngồi co chân lên cái bậc cửa sổ để đủ ánh sáng đọc tác
phẩm đầu tay của mình. Tơi khơng lạ cái thái độ rụt rè thường có của những người mới viết,
nhưng tơi ngạc nhiên vì cái vẻ có phần uể oải chán ngán của Nguyễn Minh Châu, nhất là lúc
mọi người góp ý về tác phẩm của mình. Khơng, khơng phải một thái độ coi thường kênh kiệu
mà thực sự anh chán cái truyện ngắn của mình được viết; ra với bao cơng phu và tâm huyết.
Truyện ngắn của anh chưa phải là hay, nhưng rõ ràng là khơng có tỳ vết của sự cẩu thả và đã ló
dạng một bàn tay tài hoa, nhất là về mặt chủ nghĩa. Nhưng anh chán nó, vì anh đã linh cảm đầy
đủ về cái "nghiệp" anh sắp dấn thân vào. Đó khơng phải cái cơng việc tài tử , dễ dàng, nó sẽ
cuốn hút mình vào con đường khó khăn đau khổ khơng lường hết được. Hầu như suốt đời,
Nguyễn Minh Châu vẫn giữ ý nghĩ ấy (52-tr.77-78). Đối với Nguyễn Minh Châu, nhà văn đâu
chỉ sống cho riêng mình, mà vì đối với những người viết đã ở chiến trường, đã hiểu thế nào là
chiến tranh, hiểu thế nào là vẻ đẹp và nỗi gian nan của người lính thì uốn cong ngịi bút là phản
bội đồng đội mình.
"Và cái kết cục khơng vui đã đến, như là cái "nghiệp chướng" thường đến với những
người tốt, người tài, Nguyễn Minh Châu mắc bệnh nan y. Lắm lúc tôi nghĩ, sao những kẻ dốt
nát, độc ác, chúng lại cứ bám lấy cuộc đời này dai đến thế ? Nhưng nghĩ cho cùng đó cũng là
cái luật của thiên nhiên, như Nguyễn Trãi đã tổng kết : "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi".
1.1.2.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Bắt đầu từ một truyện ngắn đầu tay "Sau một buổi tập" in trên Văn nghệ quân đội số
10.1960 đến truyện ngắn cuối cùng "Phiên chợ Giát" và những ghi chép "Ngồi buồn mà viết
chơi" hoàn thành trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu đã có hai
mươi chín năm cầm bút với mười ba tập văn xuôi và một tập tiểu luận phê bình. So với nhiều
người cùng trang lứa, Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn màng. Ngồi sự ham
thích ban đầu, ơng thuộc một thế hệ có học vấn, từng trải, vào nghề ở thời điểm tương đối

thuận lợi cho văn học (1958 - 1960). Là người có năng khiếu nhưng bản tính rụt rè, ngịi bút
Nguyễn Minh Châu thiên về sự quan sát tinh tế và ngẫm ngợi. Bằng sáng tác và những hoạt
động văn học kiên trì, dũng cảm, Nguyễn Minh Châu đã tạo lập cho mình uy tín, khơng cịn là
của một tài năng mà cịn là của một nhân cách lớn. Theo dòng thời gian, ngót mười năm kể từ


ngày ông mất, tác phẩm của ông không bị rơi vào qn lãng. Đời văn của ơng đặt trong tiến
trình của văn học cách mạng quả là có một vị trí xứng đáng. Nói như nhà văn Nguyễn Khải :
"Mãi mãi nền văn học kháng chiến, cách mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu.
Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở
đường cho những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu là bất tử", là "một nghệ sĩ lớn của
đất nước, một đời trong sáng, trọn vẹn, không chút tỳ vết" (52-tr.30).
Nguyễn Minh Châu học trường Kỹ Nghệ Huế năm 1944 đến 1945. Tháng 3 năm 1945 sau
khi Nhật đảo chính Pháp ông về quê học tiếp và tốt nghiệp Thành Chung. Từ 1948 đến 1949
ông học chuyên khoa ở trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ Tĩnh. Đến thángl/1950 thì Nguyễn
Minh Châu nhập ngũ. Cùng năm này ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh bộ đội Nguyễn
Minh Châu ngày ấy mang vẻ chân chất hiền lành đi vào cuộc chiến của đất nước một cách âm
thầm, giản dị. Năm 1951 ông là học viên trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, ra trường
Nguyễn Minh Châu về làm Trung đội trưởng thuộc sư đồn 320. Năm 1952 đến 1956 ơng công
tại tại Ban tác chiến - Ban tham mứu tiểu đoàn 722 và tiểu đoàn 706, Chi ủy viên tiểu đồn bộ
706 và 722. Rồi sau đó từ 1956 đến 1958 ơng làm Chính trị viên phó Đại đội, Trợ lý văn hóa
thanh niên trung đồn 64. Năm 1958 Nguyễn Minh Châu được phong Trung úy, sau đó đi học
bổ túc quân sự và viết tài liệu tổng kết chiến đấu ở quân khu Tả Ngạn. Năm 1959 ông dự hội
nghị bạn viết tồn qn. Ơng về cơng tác tại phịng Văn nghệ tổng cục chính trị Qn đội nhân
dân Việt Nam năm 1960. Trong năm này Nguyễn Minh Châu cho in truyện ngắn đầu tiên "Sau
một buổi tập" trên tạp chí "Văn nghệ qn đội". Năm 1961 ơng đi học trường văn hóa quân đội
ở Lạng Sơn. Năm 1962 là một cột mốc quan trọng đôi với Nguyễn Minh Châu. Bởi vì năm này
ơng chính thức chuyển cơng tác vồ tạp chí "Văn Nghệ quân đội" (và phục vụ tại đây với tư
cách nhà văn quân đội cho đến lúc mất).
Với tư cách nhà văn quân đội, trong quan hàm Thượng úy (1963), Nguyễn Minh Châu

xông pha khắp các mặt trận từ trường B400 pháo lục quân, Điện Biên Phủ đến Trà cổ, Thái
Bình, tiểu đồn 48, Đại đồn 320, Tiên Lãng - Thủy Nguyên (Hải Phòng). Trong thời gian
1962 đến 1964, mười hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu lần lượt ra mắt bạn đọc trên tạp
chí "Văn nghệ quân đội". Cho đến khi chiến tranh phá hoại miền Bắc lần ì bùng nổ, mang
những bức xúc về trách nhiệm của một nhà văn và một chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu khốc ba
lơ đi Hùng Thắng, Quảng Binh, đến với bộ đội Hải quân - Vĩnh Linh. Sáng tác văn học của


×