Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

chính sách của chính quyền sài gòn đối với người hoa ở miền nam việt nam giai đoạn 1955 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 274 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

TRỊNH THỊ MAI LINH

CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955 – 1975
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ HUỲNH HOA
2. PGS. TS. PHAN AN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử
dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận án do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan
danh dự này.
Tác giả

Trịnh Thị Mai Linh

2




MỤC LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4
6. Nguồn tài liệu, tư liệu của luận án .................................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận án ......................................................................................................................... 7
8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TỔNG QUAN VỀ
NGƯỜI HOA VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ...................................................9
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 9
1.1.1.Cơ sở lí luận ....................................................................................................................................................9
1.1.2.Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu.................................................................................................................16
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM .......................................................18
1.2.1.Trên phương diện nghiên cứu lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa, chính sách của các chính
quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam......................................................................................19
1.2.2.Trên phương diện nghiên cứu hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam.......................................22
1.2.3.Trên phương diện nghiên cứu hoạt động văn hóa – xã hội của người Hoa ở Việt Nam ......................24
1.3. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN
NAM VIỆT NAM .............................................................................................................................28
1.3.1.Khái quát về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955 ..........................................................28
1.3.2.Khái quát về sự ra đời của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam..............................................38
Chương 2: CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở
MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ...............................................................................44
2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ...................................44

2.1.1.Chính sách về quốc tịch của một số chính quyền Đông Nam Á đối với người Hoa ở Đông Nam Á.44
2.1.2.Tình hình quốc tịch của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955...........................................................46
2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI
HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .........................................................48
2.2.1.Về việc xác định quốc tịch cho người Hoa ở miền Nam Việt Nam .......................................................48
2.2.2.Về việc nhập tịch cho người Hoa ở miền Nam Việt Nam .......................................................................53
2.2.3.Vấn đề hồi hương và trục xuất người Hoa ở miền Nam Việt Nam ........................................................63
3


2.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ...........................................67
2.3.1.Đối với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 .....................................67
2.3.2.Đối với chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 ......................................78
Chương 3 CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA Ở
MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ............................................................................87
3.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ...........................................87
3.1.1.Chính sách về kinh tế của một số chính quyền Đông Nam Á đối với người Hoa ở Đông Nam Á.....87
3.1.2.Tình hình hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955.............................................89
3.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI
HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .........................................................93
3.2.1.Đối với tổ chức kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam ..............................................................93
3.2.2.Đối với hoạt động kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam .........................................................96
3.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .......................................................................102
3.3.1.Đối với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 .................................. 102
3.3.2.Chính quyền Sài Gòn đối phó với những phản ứng từ chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn
đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam ............................................................................................. 114
Chương 4: CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI

NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .............................................122
4.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ............................................. 122
4.1.1.Chính sách về tổ chức xã hội của các chính quyền Đông Nam Á đối với người Hoa ở Đông Nam Á122
4.1.2.Tình hình tổ chức xã hội của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955 ............................................... 124
4.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .........................................129
4.2.1.Dưới hình thức xã hội................................................................................................................................ 129
4.2.2.Dưới hình thức văn hóa............................................................................................................................. 135
4.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .................................143
4.3.1.Hoạt động dưới hình thức xã hội, văn hóa của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1955 – 1975 ...................................................................................................................................... 143
4.3.2.Chính quyền Sài Gòn đối phó với phản ứng đối với chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền
Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam .............................................................................. 154
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................164
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........................................................172
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................173
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................................192

5


1
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.


BQT: Ban Quản trị

2.

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

3.

CHND: Cộng hòa Nhân dân

4.

HĐQNCM: Hội đồng Quân nhân Cách mạng

5.

LSH: Lí Sự Hội

6.

LSHQTH: Lí sự Hội quán Trung Hoa

7.

LST: Lí Sự trưởng

8.

MTDTGP: Mặt trận Dân tộc Giải phóng


9.

PTT – ĐI: Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa

10.

PTT – ĐII: Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa

11.

PTTg: Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa

12.

PTMHK: Phòng Thương mại Hoa Kiều

13.

QGVN: Quốc gia Việt Nam

14.

Đài Loan: Trung Hoa Dân quốc

15.

THLSTH: Trung Hoa Lí Sự Tổng Hội

16.


THSV: Trung Hoa Sự vụ

17.

TTII: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

18.

TTIII: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

19.

VNCH: Việt Nam Cộng hòa

20.

VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

21.

UBHPTƯ: Ủy Ban Hành pháp Trung ương

22.

UBLĐQG: Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia

23.

UBQT: Ủy Ban Quản trị


24.

UBQTTS: Ủy Ban Quản trị tài sản


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Hoa ở Việt Nam là một tộc người có tỉ lệ khá đông so với những tộc
người khác, ngoài tộc người Kinh. Lịch sử hình thành cộng đồng của người Hoa ở
Việt Nam cũng có những thăng trầm gắn liền với bối cảnh của từng chính quyền
thống trị trong lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, những đóng góp ở nhiều lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam góp phần
làm đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Do vậy, tộc người Hoa ở Việt Nam được nhiều
nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm tìm hiểu trên nhiều khía cạnh.
Ở khu vực Đông Nam Á đều có dấu ấn đặc biệt của người Hoa, nhất là từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) và đặc biệt sau Hiệp định Genève (1954) đặt các
nước có đông người Hoa sinh sống phải đưa ra những quyết định nhằm quản lí hoàn
toàn và chặt chẽ người Hoa trong khu vực. Các quốc gia này vừa giành được độc
lập về chính trị và cố gắng giành độc lập về kinh tế trong bối cảnh phải thoát khỏi
ảnh hưởng kinh tế của “yếu tố ngoại kiều”, mà chủ yếu là Hoa kiều.
So với các nước ở Đông Nam Á, sau năm 1954, vấn đề người Hoa ở miền
Nam Việt Nam phức tạp hơn. Ở miền Nam Việt Nam hoàn cảnh lịch sử có những
thay đổi và tác động lớn trên nhiều phương diện. Chính quyền Sài Gòn, với sự hậu
thuẫn của Mỹ được thành lập ở miền Nam Việt Nam năm 1955 đã bắt tay ngay vào
việc giải quyết “vấn đề Hoa kiều”. Chính quyền Sài Gòn đã hoạch định và áp dụng
một chính sách nhằm Việt Nam hóa Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam trên các
phương diện: quốc tịch, kinh tế, văn hóa – xã hội và chính sách này đã tác động đến
mọi sinh hoạt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của cộng đồng

người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu chính sách của chính
quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975
không chỉ góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu về chính sách đối với người Hoa tại
Việt Nam mà còn cung cấp cho chúng ta những nét đặc thù của việc giải quyết “vấn


3
đề Hoa kiều” ở Việt Nam so với những giai đoạn trước và so với các nước trong
khu vực ở cùng giai đoạn.
Trong bối cảnh vấn đề tộc người, xung đột tộc người/dân tộc, chia rẽ cộng
đồng tộc người trong cùng một dân tộc diễn ra khá phổ biến ở các nơi trên thế giới;
và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển, việc nghiên cứu về
các tộc người cấu thành nên dân tộc Việt Nam là việc cần thiết. Ngoài ra, trên cơ sở
nghiên cứu chính sách của những chính quyền trước đây đối với người Hoa ở Việt
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ sở khoa
học hoạch định một chính sách đối với tộc người Hoa phù hợp với lợi ích chung của
dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đáp ứng được nguyện vọng, phù hợp với thực tiễn
của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu về cộng đồng
người Hoa ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 còn cung cấp những cứ liệu trong
việc quản lí vấn đề cư trú, hoạt động, đóng góp của cộng đồng dân cư có yếu tố
nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan đến cộng đồng người Hoa ở miền Nam
Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 nhưng đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu hệ thống và toàn diện chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở
miền Nam Việt Nam cùng tác động nhiều mặt, cũng như lý giải nguyên nhân vì sao
ra đời chính sách. Từ ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: “Chính sách của chính
quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975”
làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; mã số 62 22 03 13.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập và xử lí nguồn tư liệu lưu trữ, điền dã về nội dung các biện pháp
do chính quyền Sài Gòn ban hành và áp dụng đối với người Hoa ở miền Nam Việt
Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Khôi phục bức tranh tổng thể, có hệ thống về các biện pháp mà chính quyền Sài
Gòn áp dụng với cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975


4
Đồng thời, phục dựng đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng người
Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 dưới ảnh hưởng của chính sách
mà chính quyền Sài Gòn áp dụng đối với họ.
Qua đó, đánh giá đa chiều, trên nhiều phương diện về chính sách của chính
quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 với
những tác động trên nhiều phương diện của chính sách đến cộng đồng người Hoa ở
miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần xác định một số khái niệm và thuật ngữ trong hệ thống đề tài
nghiên cứu; phân loại các biện pháp trong chính sách của chính quyền Sài Gòn đối
với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 và nêu đặc điểm, bản
chất của chính sách này.
Góp phần xác định đúng vai trò, vị trí kinh tế - xã hội của người Hoa ở miền
Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Qua đó, giúp người đọc phân định được rõ sự khác nhau cũng như sự thống
nhất giữa chính sách của các nhà cầm quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án có điều kiện để tiếp tục phát triển đề tài trong
việc tìm hiểu chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt
Nam đối với người Hoa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối trượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoàn cảnh ra đời, nội dung chính sách của chính

quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam cùng những tác động của
chính sách trên các phương diện: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội đối với
người Hoa và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Trong luận án này, khái niệm Người Hoa được dùng để chỉ những người
Hoa gắn với bối cảnh lịch sử giai đoạn 1955 – 1975, khái niệm Người Hoa dùng
trong luận án này bao gồm người Hoa sinh tại Việt Nam và Hoa kiều từ nước khác
đến Việt Nam sinh sống. Tên gọi Chính quyền Sài Gòn dùng chỉ chính quyền


5
VNCH ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Ở miền Nam Việt Nam, bao gồm: 35 tỉnh và Đô thành Sài
Gòn năm 1956 cho đến năm 1975 là 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn, theo địa giới
hành chính của VNCH.
Về thời gian: Từ ngày 26 tháng 10 năm 1955 - Ngày ra đời Hiến ước tạm
thời quyết định: “Việt Nam là một nước Cộng hòa”, đến ngày 30 tháng 4 năm
1975 - Ngày Chính quyền Sài Gòn đầu hàng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử
học Mác-xít là phương pháp lịch sử và phương pháp logic:
Phương pháp lịch sử dùng để xem xét và trình bày quá trình ra đời, thi hành,
kết quả của chính sách đối với người Hoa của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955
– 1975 theo một trình tự liên tục và trên nhiều phương diện. Chính sách của chính
quyền Sài Gòn đối với người Hoa thể hiện sự nối tiếp về chính sách của các chính
quyền sở tại trong lịch sử Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam. Tác giả luận

án chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn 1955 – 1963 và giai đoạn 1963 –
1975. Trong từng giai đoạn, phương pháp lịch sử làm rõ điều kiện, đặc điểm phát
sinh, phát triển và biểu hiện của từng sự kiện, làm sáng tỏ mối liên hệ đa dạng của
từng sự kiện.
Phương pháp logic được sử dụng khi rút ra đặc điểm, bản chất của chính
sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn. Từ đó,
góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa chính sách đối với người Hoa trong tổng thể
chính sách của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, làm cơ sở để đánh giá
bản chất chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Sài Gòn.


6
Phương pháp điều tra dân tộc học: Trải qua những biến cố quan trọng trên
nhiều phương diện thì những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng
đồng người Hoa vẫn còn được lưu giữ trong các gia đình, ở từ đường, hội quán,
trường học, bệnh viện, nghĩa trang… của người Hoa. Sử dụng phương pháp này để
xem xét quá trình vận động của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Phương pháp đối chiếu, so sánh: là phương pháp được vận dụng để so sánh,
đối chiếu chính sách của chính quyền sở tại đối với cộng đồng người Hoa ở Việt
Nam ở trước và sau giai đoạn 1955 – 1975. Trong cùng giai đoạn, luận án thực
hiện so sánh, đối chiếu giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc giải
quyết “vấn đề người Hoa”. Từ đó thấy được sự khác biệt, phân tích tính kế thừa,
tính sáng tạo trong chính sách của các chính quyền Việt Nam đối với cộng đồng
người Hoa ở Việt Nam.
Ngoài ra các biện pháp kĩ thuật như: chụp ảnh, ghi âm, quay phim, scan…
cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Nguồn tài liệu, tư liệu của luận án
Nguồn tài liệu quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận án là tài
liệu lưu trữ từ các Phông Lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc

gia II (TPHCM) gồm các phông:
-

Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (1949 – 1954)

-

Phông Phủ Thủ Hiến Nam Việt (1949 – 1954)

-

Phông Phủ Thủ Hiến Trung Việt (1949 – 1954)

-

Phông Phủ Thủ tướng VNCH (1954 – 1975)

-

Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng (1963 – 1965)

-

Phông Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia (1965 – 1967)

-

Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1955 – 1963)

-


Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975)
Các phông hồ sơ lưu trữ này gồm các văn bản Luật, Nghị định, Sắc lệnh,

các Báo cáo, Tờ trình, Phúc trình về vấn đề quản lí người Hoa, thi hành chính sách


7
đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Trong đó, có nhiều tài liệu được chính
quyền Sài Gòn, xếp vào loại: “Tối mật”, “Mật”, “Thượng khẩn”, “Khẩn”...
Một nguồn tư liệu khác dùng để nghiên cứu đề tài luận án được khai thác từ
Phông Lưu trữ thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Hà Nội) gồm:
-

Phông Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (1945 – 1955)

-

Phông Phông Phủ Thủ tướng (1945 – 1985)

-

Phông Bộ Nội vụ (1945 – 1970)
Những phông này cung cấp tư liệu của Chính phủ VNDCCH cùng thời

điểm với những tư liệu của phía VNCH về vấn đề người Hoa ở Việt Nam, để tác
giả luận án tập hợp những quan điểm; Cách nhìn nhận nhiều chiều, đa phương diện
về vấn đề người Hoa ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
VNDCCH, Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua Văn kiện Đảng toàn tập về công tác đối

với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu là các Luận văn
Cao học của Học viện Hành chánh Quốc gia Sài Gòn nghiên cứu về vấn đề Hoa
kiều ở VNCH giai đoạn 1955 – 1975. Hiện nay, các chuyên khảo này được bảo
quản tại Phòng Hạn chế Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,
còn có các tác phẩm, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước có liên quan
trực tiếp đến đề tài, hiện lưu giữ tại Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
Thư viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh…
7. Đóng góp của luận án
- Tập hợp tư liệu và hệ thống hoá một lượng lớn tư liệu đáng tin cậy của
chủ đề nghiên cứu chính sách về quốc tịch, kinh tế và tổ chức xã hội của chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
- Luận án hệ thống chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa
ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Trong đó, luận án tập trung tìm hiểu
nội dung chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt
Nam trên các phương diện: Quốc tịch, kinh tế, tổ chức xã hội, giáo dục, báo chí


8
cùng những tác động nhiều mặt của chính sách đến cộng đồng người Hoa và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
- Luận án tổng kết một bước có hệ thống nội dung, đặc điểm, tính chất
chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1955 – 1975, làm cơ sở khoa học khi nghiên cứu chính sách của các chính
quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam có tính liên tục, kế thừa và phát
triển.
- Luận án góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách
phát triển bền vững cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hiện nay. Những bài học
kinh nghiệm rút ra từ chính sách của các chính quyền trong lịch sử đối với người
Hoa, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ sở

khoa học trong việc hoạch định chính sách đối với tộc người Hoa ở Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần
Nội dung được trình bày trong 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận, cách tiếp cận vấn đề, tình hình nghiên cứu, tổng
quan về người Hoa và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam.
Chương 2 Chính sách về quốc tịch của chính quyền Sài Gòn đối với người
Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Chương 3 Chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với người
Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.
Chương 4 Chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với
người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU, TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA VÀ CHÍNH QUYỀN
SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến người Hoa ở Việt Nam
Người Hoa
Khái niệm “Người Hoa” dùng để chỉ những người có nguồn gốc Trung Hoa,
nhưng sống ở hải ngoại. “Người Hoa” còn được gọi là người Trung Quốc, người
Trung Hoa, người Hán, người Đường, người Tống, người Minh, người Thanh,
người Hoa, người gốc Hoa, người Hoa kiều, người Tàu… Ở Việt Nam, khái niệm
“Người Hoa” được hình thành khá sớm, cùng với cộng cư của người Hoa ở Việt
Nam. Danh xưng “Người Hoa” dùng để chỉ một nhóm người của đất nước Trung
Hoa di cư đến Việt Nam, sinh sống và định cư nhiều đời trên đất nước Việt Nam.

Cùng với lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam là tên gọi “Người
Hoa” ra đời và phát triển.
Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam đều đề cập đến
vấn đề tên gọi của người Hoa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu của các công trình mà tên gọi người Hoa được bàn
đến với nội hàm và ngoại diên của khái niệm hướng vào việc phục vụ hướng nghiên
cứu của đề tài cụ thể. Đáng kể nhất là những nhận định về tên gọi “Người Hoa” của
các nhà nghiên cứu sau:
Người Trung Quốc cư trú ở nước ngoài được gọi là “Overseas Chinese”
trong các tài liệu tiếng Anh hay “Resident Chinois” hoặc “Ressortissants Chinois”
trong các tài liệu tiếng Pháp. Còn các học giả Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ
“Hoa kiều” để gọi người Trung Quốc đang cư trú ở hải ngoại, dù đã nhập hay chưa
gia nhập quốc tịch nước sở tại. Theo Châu Hải thì cách gọi này “thể hiện rõ quan
điểm, lập trường của Trung Quốc luôn luôn coi những kiều dân Trung Hoa cư trú ở


10
nước ngoài là bộ phận cư dân của họ và mãi mãi chỉ là kiều cư, chứ không thể trở
thành cư dân nước họ tới cư trú” [85, tr.28]. Tác giả Châu Hải cho rằng: “Thuật ngữ
người Hoa hoàn toàn không mang ý nghĩa tộc người mà chỉ có ý nghĩa đại diện cho
một nền văn hóa hay văn minh. Và mặc dù mang tính thông lệ, thuật ngữ người Hoa
do nhân dân sở tại gọi họ khác với từ Hoa mà họ tự gọi mình” [85, tr.31]. Trên cơ
sở đó, Châu Hải nêu khái niệm “Người Hoa bao gồm tất cả những người di cư từ
đất nước Trung Hoa (kể cả Trung Hoa hải đảo), và khái niệm đó thuộc phạm trù
biến đổi chứ không phải phạm trù ổn định. Cùng với nó, những hình thức liên kết
cộng đồng cũng biến đổi theo và mang ý nghĩa của một thực thể chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội” [85, tr.33].
Tác giả Trần Khánh trong công trình Người Hoa trong Xã hội Việt Nam thời
Pháp thuộc và dưới Chế độ Sài Gòn nêu nội dung khái niệm “Người Hoa” rất đáng
lưu ý: “Người Hoa là những người gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ổn

định, thường xuyên tại các quốc gia Đông Nam Á, đã nhập tịch nước sở tại, còn giữ
được những nét đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là người
Hoa. Họ là những cộng đồng dân nhập cư có nguồn gốc Trung Hoa ít hoặc chưa bị
đồng hóa, là những nhóm tộc người đang trong quá trình liên kết hóa dân tộc, một
bộ phận dân cư, dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, đang từng bước điều chỉnh,
hội nhập vào các thể chế kinh tế - xã hội chính trị và văn hóa của từng quốc gia –
dân tộc, khu vực và quốc tế…” [120, tr.35].
Tác giả Mạc Đường nêu cụm từ tộc danh Hoa khi nói về người Hoa ở Việt
Nam. Theo tác giả, tên gọi “Người Hoa” đã trở thành tộc danh tự chọn và là niềm tự
hào dân tộc khi gọi tộc danh này [83, tr.15]. Do đó, Mạc Đường khẳng định “chỉ có
tên gọi Người Hoa là tên gọi được thừa nhận về mặt tự giác dân tộc cũng như về
mặt công pháp hiện nay” [83, tr.15]. Ngoài ra, ở vấn đề tên gọi của người Hoa, tác
giả Mạc Đường đã đề cập đến cụm từ “Người Việt gốc Hoa” mà chính quyền Sài
Gòn đã dùng để nhằm chỉ nhóm người Hoa đã nhập Việt tịch ở giai đoạn 1955 –
1975. Tác giả Mạc Đường cho rằng “gọi tên một dân tộc khác theo cách gán ghép là
xúc phạm đến tình cảm dân tộc, phủ nhận tộc danh tự gọi là biểu hiện ý thức xem


11
thường dân tộc khác” của chính quyền Sài Gòn.
Theo tác giả luận án, cụm từ Người Việt gốc Hoa được chính quyền Sài Gòn
dùng để chỉ những người Hoa sinh tại Việt Nam hoặc sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam
đã nhập Việt tịch theo tinh thần Dụ số 10 và Dụ số 48. Cụm từ này được chính
quyền Sài Gòn dùng từ năm 1958. Khi chính quyền Sài Gòn đề nghị các tỉnh tiến
hành soạn thảo Địa phương chí, trong phần thống kê dân số, có mục thống kê dân
số Người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên, theo sự điều tra của chúng tôi từ Địa phương
chí các Tỉnh tiến hành biên soạn từ năm 1958, do sự chỉ đạo chưa quyết liệt của
chính quyền Sài Gòn cùng với tâm lý của người Hoa không chịu nhận khai mình là
Người Việt gốc Hoa, nên có tỉnh tiến hành thu thập được số liệu về dân số Người
Việt gốc Hoa, có tỉnh thì ở mục kê khai này để trống. Do vậy, cho đến nay, việc

thống kê chính xác từ các tỉnh về dân số Người Việt gốc Hoa gặp khó khăn. Năm
1960, khi vấn đề người Hoa ở miền Nam Việt Nam dần đi vào ổn định, trong các
công văn của Nha THSV có dùng các danh xưng như: công dân Việt Nam gốc Hoa
kiều để chỉ nhóm người Hoa sinh tại Việt Nam đã nhập Việt tịch. Từ năm 1965 trở
đi, trong tất cả các văn bản của chính quyền Sài Gòn đều sử dụng cụm từ Người
Việt gốc Hoa một cách phổ biến.
Còn với Huỳnh Ngọc Đáng, khi nghiên cứu chính sách của các vương triều
phong kiến Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam đã khu biệt khái niệm người
Hoa trong nghiên cứu của mình như sau: “1. Những người có gốc Hán (hoặc đã Hán
hóa); đến từ Trung Quốc và từ các cộng đồng người Hoa hải ngoại hoặc sinh đẻ tại
Việt Nam; sống ổn định và thường xuyên ở Việt Nam, đã được ghi tên vào sổ bộ
nhân khẩu Việt Nam hay sổ bộ của các Bang, là thần dân hay chưa là thần dân của
các vương triều Việt Nam nhưng có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định do
chính quyền sở tại quy định; về cơ bản vẫn còn giữ văn hóa Trung Hoa và tự nhận
mình là người Hoa; 2. Những người sống ở Việt Nam có tên là Minh Hương và
những người có nguồn gốc Hoa trong các đơn vị hành chính, tổ chức có tên Minh
Hương, Thanh Hà, Đại Minh khách phố của Việt Nam trong khoảng thời gian từ thế
kỷ XVII đến giữa cuối thế kỷ XIX; 3. Bao gồm cả những nhóm người Hoa vì nhiều


12
lý do chạy sang Việt Nam hoạt động như những toán thổ phỉ ở vùng thượng du
miền Bắc; cả những khách thương người Hoa do công việc làm ăn buôn bán phải
thường xuyên trú ngụ dài ngày ở Việt Nam; những người Hoa đi biển gặp nạn, phải
lên bờ và sống dài ngày hay ngắn ngày, thậm chí ở lại, sống lâu dài ở Việt Nam...”.
Khái niệm “Người Hoa” được đề cập trong Chỉ thị 62-CT/TW ngày 8-111995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định: “Người Hoa bao gồm những
người có gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người của Trung Quốc đã Hán
hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã
nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là
ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.

Trong luận án Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở
miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975, khái niệm Người Hoa dùng để chỉ
những người Hoa ở miền Nam Việt Nam, gắn với bối cảnh xã hội của miền Nam
Việt Nam, với thực thể thống trị là Chính quyền Sài Gòn (Chính quyền VNCH) chứ
không phải là người Hoa hiện nay hay người Hoa chung chung của bất cứ thời đại
nào, ở bất cứ quốc gia, khu vực nào trên thế giới. Do vậy, tham khảo và vận dụng
các định nghĩa khái niệm người Hoa của các tác giả đi trước, luận án không đề ra
nội dung khái niệm mới mà đi vào cơ cấu thành phần, đối tượng của nội dung khái
niệm người Hoa chỉ ở miền Nam Việt Nam, là đối tượng chính sách của Chính
quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975. Đó là: 1. Người Hoa sinh tại Việt Nam
(Minh Hương và Hoa kiều thổ sinh); 2. Người Hoa không sinh tại Việt Nam (Hoa
kiều – với tư cách ngoại kiều).
Việc minh định khái niệm người Hoa nhằm phục vụ cho việc xác định các
mốc thời gian nghiên cứu, xác định thực thể dân tộc, cũng như đánh giá một cách
toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu về vai trò xã hội, vị trí kinh tế của người Hoa ở
từng giai đoạn lịch sử của dân tộc được nhất quán. Đánh giá về người Hoa ở Việt
Nam cần đặt cộng đồng này trong quy luật vận động chung của những nhóm cộng
đồng kiều dân đã tách khỏi cộng đồng dân tộc của họ và đang tồn tại, phát triển
trong lòng các cộng đồng cư dân mà họ tới định cư.


13
Tộc người Hoa
Tộc người (ethnic, ethnos) là “một cộng đồng người mang tính tộc người có
chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ những trường hợp cá biệt)… được liên kết
với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người có
chung một ý thức tự giác tộc người, tức có chung một khát vọng cùng chung sống,
có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử [160, tr.15].
Ở Việt Nam, ngoài tộc người Kinh là tộc người chiếm đa số ở Việt Nam, thì
các tộc người còn lại là tộc người thiểu số. Theo Viện ngôn ngữ học (năm 1988):

“Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông trong
một nước nhiều dân tộc. Hiểu một cách đầy đủ: Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân
số ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc
chiếm số đông” [160, tr.18]. Do vậy, người Hoa ở Việt Nam được hiểu là một tộc
người, cùng với những tộc người còn lại như: Kinh, Ê đê, Bana cấu thành nên dân
tộc (nation) Việt Nam. Hiện nay, tộc người Hoa ở Việt Nam là tộc người thiểu số.
Theo tác giả Nguyễn Văn Huy, “Người Hoa tại Việt Nam là một trong nhiều
thành phần sắc tộc cấu thành dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Hoa là một trong
nhiều cộng đồng dân tộc của đại gia đình Việt Nam [116, tr.8]. Khác với quan điểm
nghiên cứu của giới sử học Mác-xít, Nguyễn Văn Huy cho rằng: “Tại Việt Nam,
cộng đồng người Hoa vừa là một cộng đồng chủng tộc (họ Hán Tạng) vừa là một
cộng đồng sắc tộc (Hoa) từ Trung Hoa đã đến Việt Nam khai phá đất đai và an cư
lạc nghiệp từ nhiều thế kỷ. Con của những người này mặc dầu sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam nhưng một số vẫn giữ phong tục, tập quán Trung Hoa” [116, tr.8].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tiệp chủ nhiệm đề tài Chính sách dân tộc của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa và tác động của nó đối với vấn đề dân tộc và quan
hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954 – 1975) không đồng tình với cụm từ “sắc tộc” mà
chính quyền Sài Gòn dùng nhằm chỉ cụm từ “tộc người”. “Chính quyền Đệ Nhất
Cộng Hòa đã chia các dân tộc thiểu số miền Nam thành 4 khối khác nhau để có
chính sách cai trị và quản lí các dân tộc, cụ thể: 1. Khối các dân tộc cao nguyên
Trung phần và Trung nguyên Trung phần gọi là sắc tộc Thượng miền Nam; 2. Khối


14
dân tộc Chàm được gọi là sắc tộc Chàm; 3. Khối dân tộc Khmer được gọi là người
Việt gốc Miên; 4. Khối các dân tộc miền Bắc di cư gọi là Sắc dân Thượng miền
Bắc” [160, tr.88]. Chính quyền Sài Gòn với công cụ pháp chế đã bằng những văn
bản luật, Việt Nam hóa các tộc người kể trên một cách dứt khoát và quyết liệt. Việc
này, tất nhiên có lợi đối với sự cầm quyền của một nhóm người, mà lợi ích của họ
không phù hợp và không phục vụ cho lợi ích của dân tộc Việt Nam, đó là chính

quyền Sài Gòn – công cụ tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền
Nam Việt Nam. Việc này tạo cơ hội cho những xung đột tộc người vốn đã có từ thời
Pháp thuộc có điều kiện phát triển.
Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Tiệp: “Trong quá trình lãnh đạo và quản lí đất nước giai
cấp cầm quyền phải thông qua bộ máy nhà nước để đề ra chính sách trên tất cả các
lĩnh vực mà yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nhằm giải quyết, đáp ứng các hoạt động theo
nhu cầu khách quan. Sự tồn tại và phát triển của các quốc gia là điều kiện để giai
cấp cầm quyền hoạch định các chủ trương, đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm thực
hiện các mục tiêu của từng giai đoạn đặt ra. Với cách hiểu như vậy, khái niệm chính
sách chung trong quá trình quản lí quốc gia trong từng giai đoạn nhất định là: sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định dựa vào đường lối chính
trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [160, tr.26].
Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam là một khái niệm đặc thù, khái
niệm ra đời cùng với quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, tên
gọi người Hoa ở Việt Nam. Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam gồm một hệ
thống các biện pháp trên các lĩnh vực hộ tịch, kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm quản lí
người Hoa ở Việt Nam. Hầu hết các chính quyền trong lịch sử Việt Nam đều có
những biện pháp nhằm quản lí người Hoa ở Việt Nam chặt chẽ và hữu hiệu.
1.1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN
Việt Nam về người Hoa ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chú ý đến lực lượng người Hoa ở Việt Nam. Trong Nghị quyết của Ban


15
Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 25 đến ngày 282-1943, khi bàn về Phong trào cách mạng Đông Dương có chú ý đến việc vận động
Hoa kiều: “Hơn năm mươi vạn Hoa kiều ở Đông Dương là một lực lượng không
phải nhỏ. Đảng phải có uỷ ban vận động hoa Kiều đang giúp Hoa kiều tổ chức ra
Việt nam Hoa Kiều cửu vong hội và phải vận động Hoa Kiều cùng nhân dân Đông

Dương tranh đấu chống Nhật, Pháp và lũ Việt gian, Hán gian” [193, tr.302]. Chính
sách vận động Hoa kiều nằm trong chính sách vận động các giới (Công vận, Nông
vận, Binh vận, Thanh vận, Phụ vận, Vận động phú hào, Vận động văn hóa, Vận
động dân tộc thiểu số) chuẩn bị khởi nghĩa.
Để giành được độc lập cho dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết của các tộc người
trên lãnh thổ Việt Nam là một trong những thành tố làm nên thành công. Để ghi nhớ
sự đoàn kết ấy, ngày 2-9-1945, trong Thư gửi anh em Hoa kiều, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Tôi xin thay mặt Chính phủ Nhân dân Lâm thời Việt Nam và toàn dân
Việt Nam đưa bàn tay nồng nhiệt hoan nghênh anh em Hoa kiều sinh sống trên đất
nước ta, mong rằng anh em hai nước chúng ta thân mật đoàn kết, có việc gì thì giải
quyết với nhau theo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý với thái độ kính trọng nhường
nhịn lẫn nhau, không được vì những việc tranh chấp nhỏ của cá nhân mà gây điều
bất hạnh ngǎn cách giữa hai dân tộc. Trước đây nếu có chỗ hiểu lầm hoặc bất hoà
thì cũng mong từ nay về sau mỗi bên đều vứt bỏ thành kiến mà chân thành hợp tác
thân thiện với nhau. Trung Quốc – Việt Nam vốn là người một nhà” [89, tr.5]
Sau đó, quyền lợi chính trị của người Hoa ở Việt Nam được Thông tri của
Ban Chấp hành Trung ương, số 10B TT/TW, ngày 21 tháng 2 nǎm 1952 minh định:
“Mọi Hoa kiều sống trên đất Việt Nam, tuân theo pháp luật của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đều được sống bình đẳng như người Việt Nam, có quyền tự do thân
thể, quyền đi lại, cư trú, quyền làm ǎn...” [194, tr.33], nghĩa là Hoa kiều được
hưởng cả chính quyền, tài quyền và nhân quyền như người Việt Nam.
Sau khi thống nhất Tổ quốc, bàn về công tác đối với người Hoa ở Việt Nam,
Chỉ thị 256/CP/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 11-10-1986 khẳng
định: “Người Hoa là công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


16
được hưởng mọi quyền và thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo
Hiến pháp và các luật lệ khác của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
đoàn kết người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng làm chủ tập thể để

bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” [84, tr.175].
Nhìn chung, dù trong hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam đều có sự lưu tâm về công tác người Hoa, đoàn kết người Hoa
cùng với các tộc người khác trên lãnh thổ Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam.
1.1.2.

Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

1.1.2.1. Thuyết xung đột tộc người
Theo tác giả Nghiêm Văn Thái, khái niệm “xung đột tộc người” trên thực tế
bao trùm một phạm vi rất rộng. Xung đột dân tộc/tộc người có nhiều hình thức: “1.
Những hành vi cá nhân thực hiện để bác bỏ, tẩy chay hay chống đối; 2. Quan hệ
giữa các cá nhân bị chi phối bởi những thành kiến, sự cố chấp và những thái độ
phân biệt đối xử; 3. Những chính sách, biện pháp ở cấp thể chế Nhà nước; 4. Những
phong trào li khai; 4. Các cuộc đối đầu dữ dội có thể mang hình thức của một cuộc
nổi dậy, một cuộc tàn sát, một cuộc diệt chủng, một cuộc khởi nghĩa, một cuộc
chống đối, một cuộc cách mạng, những hành vi khủng bố, một cuộc nội chiến, một
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hay những xung đột vũ trang giữa các quốc
gia…”. Do đó, “xung dột tộc người – bên cạnh các cuộc xung đột giai cấp, chính trị
- là một dạng xung đột xã hội, tức là xung đột giữa các tập đoàn người trong đó các
bên đấu tranh chống nhau giữa hai cộng đồng tộc người hoặc một bộ phận nhất định
của nó” [160, tr.45].
Xung đột tộc người có xuất hiện trong trường hợp của VNCH, khi mà chính
quyền VNCH cho thi hành chính sách Việt Nam hóa khối ngoại kiều, mà chủ yếu là
Hoa kiều sinh sống trên lãnh thổ VNCH. Lịch sử đấu tranh chống yếu tố bên ngoài
của Việt Nam cho thấy những xung đột này là thường trực. Dưới thời chính quyền
Thực dân Pháp, nhằm tạo ưu thế và điều kiện dễ dàng cho khối ngoại kiều nói
chung và khối Hoa kiều nói riêng với mục đích chèn ép quyền lợi chính đáng của



17
dân bản xứ, xung đột giữa người Việt và người Hoa có xảy ra. Sự xung đột này rơi
vào hình thức thứ nhất của xung đột tộc người (hình thức của cá nhân bác bỏ, tẩy
chay, chống đối). Đến khi chính quyền VNCH cho thi hành chính sách Việt Nam
hóa tức khắc tộc người Hoa ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 thì xung đột tộc
người Hoa – tộc người Việt biến thể sang hình thức xung đột giữa nhà cấm quyền,
tức chính quyền Sài Gòn – tộc người Hoa. Xung đột này bất lợi cho chính quyền
Sài Gòn bởi nó dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa chính quyền Sài Gòn và
tộc người Hoa, nhưng xung đột này có lợi cho chính quyền Cách mạng ở miền Nam
Việt Nam.
1.1.2.2. Các thuyết chức năng
Thuyết tiếp biến văn hóa
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người có một nền văn hóa
mang nét đặc thù riêng. Trải qua quá trình định cư và sinh sống lâu dài trên một
vùng lãnh thổ, sự tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người đương nhiên xảy ra. Cần phân
biệt hai loại tiếp biến văn hóa:
Loại thứ nhất diễn ra khi hai nền văn hóa thường xuyên tiếp xúc với nhau mà
nền văn hóa này không thống trị nền văn hóa kia. Trong quá trình gọi là sáp nhập
này, mỗi một nền văn hóa tự do vay mượn của nền văn hóa kia, những nét mà nó sẽ
thay đổi đi, để hòa nhập chúng. Quá trình đó được đặc trưng bởi sự ổn định ở cơ sở
của các nền văn hóa có liên quan và bởi sự làm phong phú lẫn nhau giữa chúng.
Loại thứ hai diễn ra khi một nền văn hóa này gặp gỡ một nền văn hóa kia
tiếp theo sau một cuộc chinh phục quân sự hay thống trị chính trị. Loại này bề ngoài
có vẻ đơn giản hơn loại kia, nhưng lại có những hậu quả phức tạp hơn, và thường
thường những xung đột tộc người bắt đầu từ đây [161, tr.29].
Thuyết đa nguyên
Thuyết đa nguyên văn hóa giải thích sự tồn tại khác biệt của các tộc người do
khác biệt về nguồn gốc và văn hóa. Khái niệm đa văn hóa hay thuyết đa văn hóa là
một khái niệm mang tính triết học: chấp nhận sự tồn tại của nhiều nền văn hóa khác

nhau. Có nhiều định nghĩa về khái niệm “đa văn hóa”, tuy nhiên, có một định nghĩa


18
được dùng khá phổ biến đó là: “Chủ nghĩa đa văn hóa dùng để chỉ một xã hội lí
tưởng nơi mà các cộng đồng cùng tồn tại một cách hòa hợp, được tự do bảo vệ tôn
giáo, ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng của mình và bình đẳng về các quyền lợi
trong xã hội, quyền dân sự, quyền lực về chính trị. Các cộng đồng này được chia sẻ
với các cộng đồng khác trong xã hội những mối quan tâm đặc biệt có ý nghĩa quốc
gia. Thông qua sự chia sẻ ấy sẽ có những dị biệt, sự bình đẳng và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các cộng đồng” [160, tr.39].
Chủ nghĩa đa văn hóa được thể hiện qua ba phương diện: “1. Đặc trưng văn
hóa: quyền lợi cho mọi người được bộc lộ chia sẻ di sản văn hóa của mình bao gồm
di sản ngôn ngữ và tôn giáo; 2. Sự công bằng xã hội: quyền cho mọi người được
hưởng những cơ hội như nhau và được đối xử như nhau. Bên cạnh đó là việc xóa bỏ
những ngăn cách, trở ngại do sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc, văn hóa, tôn giáo,
ngôn ngữ, giới tính hay nơi sinh trưởng gây ra; 3. Hiệu quả kinh tế: sự cần thiết phải
giữ gìn, phát triển và sử dụng một cách có hiệu quả các kỹ xảo và tài năng của mọi
người không phân biệt nguồn gốc; 4. Song song với các quyền lực được ban hành
và các nghĩa vụ bắt buộc: một khi người ta có quyền bộc lộ văn hóa và tín ngưỡng
của mình thì phải chấp nhận quyền của người khác để bộc lộ những quan điểm cũng
như các giá trị của họ” [160, tr.40].
1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
Việc nghiên cứu cộng đồng người Hoa ở Việt Nam được các học giả trong

và ngoài nước quan tâm, nhất là những năm gần đây được nhiều chuyên ngành
khác nhau nghiên cứu: Sử học, Dân tộc học, Văn hóa học, Luật học, Kinh tế học...
Các công trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam có nội dung phong phú,

nhưng tựu trung ở ba vấn đề chính: lịch sử hình cộng đồng, chính sách của các
chính quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam; hoạt động kinh tế và hoạt
động văn hóa – xã hội của người Hoa ở Việt Nam.


19
1.2.1. Trên phương diện nghiên cứu lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa,
chính sách của các chính quyền Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam
Năm 1942, tác giả Khuông Việt với bài viết “Lược khảo về lịch sử người
Tàu ở Nam Kỳ” đăng trên Đại Việt tập chí, số 4 đã đề cập đến lịch sử, kinh tế và
vấn đề cai trị, tư pháp của người Hoa ở Nam Kỳ; Đồng thời nêu ra những Chỉ dụ,
Nghị định, Châu tri của nhà cầm quyền và ảnh hưởng của nó đối với người Hoa ở
Việt Nam. Cùng một tác giả, năm 1943 có bài viết “Lược khảo về chế độ cai trị
người Minh Hương ở Nam Kỳ” đăng trên Đại Việt tập chí, số 9. Trong bài này tác
giả chỉ ra hai chữ “Minh Hương” lần đầu tiên được dùng trong đề nghị đề ngày 1er
Novembre của Quan thủy sư Đô đốc De La.
Năm 1959, tác giả Father Raymond J. De Jaegher trong công trình The First
Five Years có bài nghiên cứu The Chinese in Vietnam khảo sát tỉ mỉ về người Hoa
ở Việt Nam. Đây là nghiên cứu của Hoa Kỳ về người Hoa ở Việt Nam nhằm bổ trợ
cho chính sách của chính quyền Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Tác giả Tân Việt Điểu, năm 1961, với bài viết “Lịch sử người Hoa kiều tại
Việt Nam” đăng trên Văn hóa nguyệt san, số 62 và số 65. Bài viết tóm tắt về tình
hình Hoa kiều dưới chế độ Pháp thuộc (tổ chức xã hội Hoa kiều, hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội) và dưới thời VNCH (quốc tịch, kinh tế, văn hóa - xã hội).
Năm 1968, tác giả Lưu Trường Khương với Luận văn Cao học Vấn đề Hoa
kiều tại Việt Nam. Ở công trình này, tác giả đưa ra 3 lý do khiến cho người Trung
Hoa lưu lại Việt Nam: Lý do chiến tranh; Lý do kinh tế; Lý do chính trị. Tác giả đi
sâu nghiên cứu xã hội người Hoa thời Pháp thuộc với những ảnh hưởng sâu rộng
của nó đến toàn bộ xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả trình bày chính sách đối
với Hoa kiều tại Việt Nam qua các thời kì: Quân chủ, Thuộc Pháp và từ năm 1954

đến năm 1963. Ở giai đoạn 1955 – 1963, tác giả nêu những nét chính yếu trong
chính sách của chính quyền Sài Gòn về vấn đề quốc tịch, vấn đề đồng hóa và vấn
đề chủ quyền kinh tế. Ngoài ra, tác giả trình bày phản ứng của Trung Hoa đối với
chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa giai đoạn 1955 – 1963. Đây
là nghiên cứu về vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam cẩn thận và có nhiều tư liệu quý.


20
Tiểu ban Hoa vận Thành phố Hồ Chí Minh năm 1987 tiến hành nghiên cứu
về “Người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên Chuyên san Ngày hội các dân
tộc Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về người Hoa
ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1992, tác giả Châu Thị Hải (Châu Hải) với công trình Các nhóm cộng
đồng người Hoa ở Việt Nam. Trong đó, tác giả nêu lên khái niệm về Người Hoa
bao gồm tất cả những người di cư từ đất nước Trung Hoa đến các nước trong khu
vực; theo tác giả, khái niệm đó thuộc phạm trù biến đổi, mang ý nghĩa của một
thực thể chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, Châu Thị Hải vào năm 2006
công bố một số công trình liên quan đến nghiên cứu về người Hoa, đáng kể nhất là
Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay. Qua
công trình, tác giả chỉ ra lối ứng xử hai mặt: Vừa thích nghi vừa bảo lưu; Vừa hòa
nhập vừa cách biệt trên mọi phương diện của cộng đồng người Hoa. Từ đó, tác giả đi
đến kết luận trong hoạt động kinh tế, người Hoa cũng có hai mặt: Một mặt tăng trưởng
kinh tế bề nổi, nhưng thật bền vững; Mặt khác là nguy cơ tư bản chạy ra nước ngoài
mỗi khi nước sở tại có những bất ổn về chính trị và xã hội. Ngoài ra, tác giả còn trình
bày chi tiết mối quan hệ kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á với CHND Trung Hoa
và Đài Loan; Xu thế liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa của người Hoa. Đây
là công trình nghiên cứu hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam và Đông
Nam Á sau năm 1975.
Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ năm 1994 thực hiện Báo cáo khoa học
đề tài KX.04.12 về Chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về

chính sách dân tộc, trong đó có dân tộc Hoa. Đây là một tập hợp nghiên cứu về
người Hoa trên phương diện lý luận và thực tiễn, gồm các báo cáo sau: “Định
hướng cho một chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam” của Phan An; “Một số
vấn đề về chính sách đối với người Hoa (Qua thực tiễn ở Cần Thơ) của Ban Dân
vận Tỉnh ủy Cần Thơ; “Nhìn lại chặng đường lịch sử kiều dân Trung Quốc đến
công dân Việt Nam của người Hoa ở Quảng Nam – Đà Nẵng” của Ban Dân vận
Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng; “Một số khái quát về người Hoa ở Tỉnh Sống Bé”


×