Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền nam giai đoạn 1954 - 1975, sgk lớp 12 - thpt (cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 98 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ CẨM VÂN
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ CHIẾN LƯỢC CỦA
QUÂN DÂN MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975, SGK
LỚP 12 - THPT (CƠ BẢN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: GV. Tạ Tương Chân
Thái Nguyên, năm 2012
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ 1
Mục lục 2
Những chữ viết tắt trong đề tài 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc RLKN diễn đạt trong DHLS ở
trường phổ thông 11
1.1. Những căn cứ cử việc RLKNNVSP môn lịch sử 11
1.1.1. Mục tiêu đào tạo 11
1.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử 12
1.1.3. Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông 13
1.2. Tầm quan trọng của việc RLKN diễn đạt trong DHLS 15
1.2.1. Diễn đạt nói 15
1.2.2. Diễn đạt viết 16
1.3. Những yêu cầu khi RLKN diễn đạt trong DHLS 17
1.3.1. Diễn đạt nói 17
1.3.2. Diễn đạt viết 20


Chương 2. Các biện pháp RLKN diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự
chiến lược của quân dân miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 SGK lớp 12, THPT
( cơ bản) 27
2.1. Nội dung cần khai thác để RLKN diễn đạt trong dạy học các hoạt động
quân sự chiến lược của quân dân miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 SGK
lớp 12, THPT ( cơ bản) 27
2.2.Các biện pháp RLKN diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến
lược của quân dân miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 33
2.2.1.Hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức mới 33
a. Miêu tả 34
b. Tường thuật 39
c. Giải thích 44
d. Phân tích 46
e. Kể chuyện 55
2
2.2.2. Hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động ngoại khóa 57
2.3.Thực nghiệm sư phạm 71
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT Từ viết tắt Đọc là
1. GV Giáo viên
2. HS Học sinh
3. PPDH Phương pháp dạy học
4. SGK Sách giáo khoa
5. RLKNNVSP Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
6. RLKN Rèn luyện kĩ năng
7. THPT Trung học phổ thông

8. DHLS Dạy học lịch sử
9. TW Trung ương
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đang là một tất yếu của sự phát triển. Nó trở thành một làn sóng
mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước trên thế giới cũng như mọi
mặt của đời sống xã hội và nó đã trở thành một xu thế chung của
thời đại.
Để bắt kịp với xu thế đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang chú
ý phát triển và củng cố mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó GD -
ĐT được đặc biệt quan tâm.
Thực tế cho thấy GD - ĐT là một vấn đề hết sức quan trọng
trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển
của mỗi nước. Ngay từ khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Cho nên, Đảng ta đã
xác định GD - ĐT là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt
Nam. Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng đã khẳng định: Giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát
triển. Luật giáo dục (2011) đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu đó thì việc giáo dục học sinh
thông qua các môn học ở trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng.
Cùng với các môn học khác, bộ môn Lịch sử với tư cách là một
môn khoa học xã hội đã góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ
trẻ. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học, cơ

bản, hiện đại, bộ môn lịch sử còn có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh. Vì vậy, ngay từ thời cổ đại
người ta đã coi “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “ là bó đuốc soi
5
đường đến tương lai”. Nhà văn dân chủ Nga thế kỉ XIX, G. Tsec nư
Spexki có viết: “Có thể không biết, không cảm thấy say mê học
toán, tiếng Hi Lạp hoặc chữ Latinh, hóa học ; Có thể biết hàng nghìn
môn học khác nhưng dù sao, đã là một con người có giáo dục mà
không yêu thích lịch sử thì chỉ là một con người không phát triển đầy
đủ trí tuệ”.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những quan
niệm sai lệch về vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử. Nhiều học sinh,
thậm chí nhiều giáo viên cho rằng Lịch sử là môn học phụ, không
cần tư duy sáng tạo mà chỉ cần học thuộc lòng một cách máy móc.
Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn duy trì lối dạy học truyền thống
“Thầy đọc - trò chép” làm cho tính tích cực, chủ động học tập của
học sinh không được phát huy. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm
chất lượng giáo dục bộ môn.
Trước thực trạng đó, Đảng và nhà nước cũng đã có những biện
pháp để khắc phục như đổi mới PPDH, đổi mới sách giáo khoa,…
Thực chất của việc đổi mới PPDH là chuyển từ mô hình dạy học “Lấy
giáo viên làm trung tâm” sang mô hình dạy học “Lấy học sinh làm
trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực học tập, khả năng sáng tạo,
tư duy độc lập của học sinh. Tại Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VII,
Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên rộng khắp

trong toàn dân, nhất là thanh niên” [7, tr41]
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng vừa mang tính
chất khoa học, vừa mang tính chất nghệ thuật. Trong quá trình lên
lớp, việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là một thao tác sư
phạm không thể thiếu của người giáo viên. Bởi vì không có phương
6
pháp, phương tiện dạy học nào được sử dụng lại không kèm theo lời
nói. Diễn đạt nói rõ ràng, dễ hiểu không chỉ giúp học sinh có được
biểu tượng chân thực, sinh động nhất về quá khứ lịch sử giống như
nó đã tồn tại mà còn giúp học sinh biết suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết
luận, hình thành khái niệm nhằm tìm hiểu bản chất sự vật, quy luật
của quá trình phát triển lịch sử, gây cảm xúc mạnh mẽ cho các em.
Bên cạnh đó, diễn đạt bằng ngôn ngữ viết cũng có ý nghĩa rất quan
trọng. Việc diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp sẽ giúp học
sinh hiểu một cách khái quát, cụ thể, sâu sắc các sự kiện lịch sử. Tuy
nhiên, thực tế học tập của sinh viên nói chung, sinh viên khoa Lịch
sử nói riêng ở một số trường Đại học Sư phạm chưa đáp ứng được
yêu cầu về diễn đạt nói và viết như nói ngọng, nói lắp, nói ngắt
quãng hoặc thêm những liên từ không cần thiết làm cho lời nói lủng
củng, không rõ ràng. Trong khi viết, nhiều sinh viên còn phạm các lỗi
như viết sai ngữ pháp, chấm câu bừa bãi, diễn đạt câu văn lủng
củng, không rõ ý,…Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng không tốt
đến việc giáo dục học sinh.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tiễn trên của việc diễn đạt (nói và
viết) trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, chúng tôi
chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các
hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền Nam(1954 -
1975), SGK lớp 12, THPT,(cơ bản)” làm khóa luận tốt nghiệp.
Qua đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học lịch sử nhằm góp phần nâng

cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Diễn đạt (nói và viết) có vai trò, ý nghĩa to lớn trong dạy học
nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Trong quá trình giảng bài, giáo
viên có kĩ năng diễn đạt tốt sẽ làm cho bài học trở nên sinh động
hơn, từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục bộ môn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện kĩ năng (nói và
7
viết) được nhiều nhà khoa học, giáo dục trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu.
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
- I.F Kharla môp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập
của học sinh như thế nào” đã đề cập đến ý nghĩa của việc trình bày
kiến thức bằng lời của giáo viên là nhằm tăng cường tính tích cực tư
duy của học sinh. Từ đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh khi giáo viên trình bày
bằng lời tài liệu mới như kể một câu chuyện, phân tích một vấn đề,
giải thích một khái niệm,… Qua đó các em sẽ hiểu rõ hơn những kiến
thức được trình bày trong SGK. Tác giả đã khẳng định “Việc GV có kĩ
năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn đề mà các nhà bác học đã
nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường thuộc một môn
học nào đó cũng gây cho HS niềm hứng thú đặc biệt đối với việc học
tập tài liệu mới” [ 14; tr.102].
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước:
- Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch
sử”, Nguyễn Thị Côi - Trịnh Tùng - Lại Đức Thụ - Trần Đức Minh. Các
tác giả đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng
nghiệp vụ sư phạm nói chung, rèn luyện kĩ năng diễn đạt (nói và
viết) nói riêng và khẳng định “Để thể hiện đúng vai trò, ý nghĩa của
diễn đạt nói và viết trong dạy học lịch sử cần thiết phải gia công, rèn

luyện, khắc phục những khuyết tật thường gặp” [25 ; tr. 22].
-Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 2 của Phan
Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, đã đề cập
đến các cách trình bày tài liệu bằng lời và các tác giả cho rằng: “Rèn
luyện các cách trình bày miệng là một yêu cầu cao đối với giáo viên
để truyền thụ kiến thức, hình thành tư tưởng đạo đức, kĩ năng tư duy
và thực hành cho học sinh” [32; tr. 40].
8
- Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn với bài viết “Rèn luyện kĩ năng nghề
nghiệp cho sinh viên sư phạm” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 238, kì
2 (5/ 2010) đã đề cập tới thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng nghề
nghiệp cho sinh viên sư phạm trong đó có kĩ năng diễn đạt nói và
viết. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về việc rèn
luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học và cao
đẳng sư phạm.
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nói chung,
rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói riêng đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ
việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là điều rất
cần thiết. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về vấn đề “Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các
hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền Nam (giai đoạn
1954 - 1975), SGK lớp 12 - THPT (cơ bản)”.Cho nên chúng tôi tập
trung nghiên cứu vấn đề này. Những công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước là nguồn tài liệu tham khảo quý
báu giúp chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc Rèn luyện kĩ năng diễn
đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của quân dân

miền Nam (giai đoạn 1954 - 1975), SGK lớp 12 - THPT (cơ bản).
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu việc Rèn luyện kĩ
năng diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của
quân dân miền Nam (giai đoạn 1954 - 1975), SGK lớp 12 - THPT (cơ
bản).
4. Nhiệm vụ của đề tài.
9
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản
sau:
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng
diễn đạt trong dạy học lịch sử.
- Khai thác nội dung chương trình, SGK, đề xuất những biện
pháp Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân
sự chiến lược của quân dân miền Nam (giai đoạn 1954 - 1975), SGK
lớp 12 - THPT (cơ bản).
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các tác phẩm của một số
nhà sử học Mác xit, các nhà tâm lí học, giáo dục học, các văn kiện
Đảng, các bài, sách, báo, tạp chí có liên quan đến việc rèn luyện kĩ
năng diễn đạt trong dạy học lịch sử. Đồng thời kết hợp phương pháp
lịch sử và phương pháp lô gic để nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho
đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Đối với học sinh: Tiến hành điều tra tình hình học tập của học
sinh về môn lịch sử thông qua sổ điểm, kiểm tra miệng, kiểm tra 15
phút hoặc kiểm tra trắc nghiệm, …
- Đối với giáo viên: Tìm hiểu tình hình giảng dạy môn lịch sử,
quan niệm của giáo viên về việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong

dạy học lịch sử qua trao đổi trực tiếp, hoặc dự giờ.
5.3. Thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng những biện pháp sư
phạm mà đề tài đã nêu ra, từ đó rút ra những kết luận khoa học,
khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài.
- Nghiên cứu đề tài này sẽ nâng cao trình độ lí luận dạy học
nói chung cũng như lí luận dạy học lịch sử nói riêng cho bản thân tác
giả đề tài.
10
- Từ công tác thực nghiệm đem lại kết quả cao, chứng tỏ
những biện pháp được đưa ra trong đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Với ý
nghĩa đó, đề tài đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng học tập bộ môn, đồng thời phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong học tập.
- Trong một chừng mực nhất định, đề tài sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích cho các giáo viên ở trường THPT, cho các bạn
sinh viên trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu bộ môn
phương pháp dạy học lịch sử.
7. Giả thuyết khoa học.
Nếu đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng yêu
cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
8. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng
diễn đạt trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong
dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền Nam

(giai đoạn 1954 - 1975), SGK lớp 12 - THPT (cơ bản).
11
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
DIỄN ĐẠT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Những căn cứ của việc RLKNNVSP môn lịch sử.
1.1.1. Mục tiêu đào tạo.
Mục tiêu của trường sư phạm là đào tạo ra một đội ngũ các
thầy, cô giáo có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, …cho các trường phổ thông, đáp ứng yêu
cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó thì bên
cạnh việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành,
những kiến thức cơ bản về triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, về tin học, ngoại ngữ, … trường sư phạm còn phải trang bị cho
họ những kiến thức cơ bản về KNNVSP. Việc RLKNNVSP chính là đặc
trưng của trường sư phạm để phân biệt với các trường khác.
Các nhà giáo dục học đã khẳng định dạy, học là một quá trình,
trong đó “ Dưới vai trò chủ đạo ( tổ chức, hướng dẫn, điều khiển,
kiểm tra - đánh giá) của giáo viên; Học sinh tự giác, tích cực, chủ
động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học, đạt mục đích dạy, học đề ra” [9;
tr. 1]. Như vậy, trong quá trình lên lớp, GV là người tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển để HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức. Để
thực hiện được vai trò “ chủ đạo” của mình, người GV cần phải có
phương pháp và nghệ thuật sư phạm. Ở học phần PPDH Lịch sử, sinh
viên đã được trang bị những kiến thức lí luận về PPDH bộ môn và
cách vận dụng những lí luận ấy vào các bài Lịch sử cụ thể. Việc
RLNVSP sẽ giúp họ có kĩ năng vận dụng để “ truyền đạt một cách có
hiệu quả kiến thức lịch sử vào khối óc và trái tim HS”[ 23, tr. 11].

Trên thực tế ta thấy, một bài giảng tốt không chỉ đòi hỏi phải
soạn giáo án tốt mà vấn đề ở chỗ chúng ta “ thể hiện” giáo án đó
12
như thế nào để thông qua đó HS có được một bức tranh toàn vẹn về
quá khứ lịch sử. Muốn làm được điều đó, trước hết người GV phải có
kĩ năng diễn đạt tốt, trước hết là kĩ năng diễn đạt nói, bởi “ Lời nói
của GV sẽ dẫn dắt HS “ trở về” với quá khứ lịch sử, tạo được biểu
tượng rõ ràng, cụ thể về một nhân vật, một biến cố hiện tượng lịch
sử,… giúp HS biết suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái
niệm, nhằm tìm hiểu bản chất sự vật, quy luật của quá trình phát
triển lịch sử” [ 32; tr. 39]. Bên cạnh đó, việc sử dụng tốt các loại đồ
dùng trực quan, sử dụng tốt bảng đen,… cũng góp phần không nhỏ
đến sự thành công của bài giảng. Do đó, sinh viên khoa lịch sử ở các
trường sư phạm cần phải vừa được học sử vừa được rèn luyện
nghiệp vụ.
1.1.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử.
Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là “ Nhằm
giúp HS có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc
và lịch sử thế giới; Góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa
học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc,
cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử
đúng đắn trong đời sống xã hội” [32, tr. 67]. Vì vậy, bộ môn lịch sử ở
trường phổ thông cần cung cấp cho HS qua từng cấp học một bức
tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc từ thời cổ đại
cho đến thời hiện đại. Qua đó góp phần hình thành cho HS thế giới
quan khoa học, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp và phát
triển năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo cho HS, giúp các em vận
dụng vào việc học tập và trong cuộc sống góp phần thực hiện mục
tiêu chung mà luật giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,

sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
13
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [18; tr. 8].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quá trình nhận thức
của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng trở về thực tiễn. Tuy nhiên, nhận thức lịch sử có
những nét khác biệt. Do đặc thù bộ môn nên việc nhận thức lịch sử
không bắt đầu từ trực quan sinh động có nghĩa là trong học tập lịch
sử, HS không thể tri giác các sự kiện lịch sử đã xảy ra mà chỉ có
được những hình ảnh của quá khứ thông qua các biểu tượng lịch sử.
Như chúng ta đã biết, sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ không
bao giờ lặp lại nguyên xi và chúng ta cũng không thể tái tạo lại
được. Theo phương pháp luận sử học thì lịch sử đã xảy ra không bao
giờ lặp lại, nếu có lặp lại thì ở dạng khác, cao hơn, hợp quy luật ( sự
lặp lại trên cơ sở không lặp lại) và việc “diễn lại lịch sử” cũng được
thực hiện trong một giới hạn nhất định “có sự diễn lại những tình
hình cũ chỉ là ngoại lệ chứ không phải là cái thường lệ và chỗ nào có
diễn lại thì cũng không bao giờ diễn lại trong đúng điều kiện như cũ”
[ 29; tr. 154].
Như vậy, trong học tập lịch sử HS không thể trực tiếp quan sát
các sự kiện lịch sử đã xảy ra, kể cả những sự kiện đang xảy ra cũng
không thể quan sát được toàn bộ. Do đó, người giáo viên phải dạy
như thế nào để thông qua lời nói của mình cùng với các phương tiện
dạy học, các thao tác sư phạm,… làm cho bức tranh quá khứ về xã
hội loài người hiện lên trước mắt HS một cách đầy đủ, chân thực và
sinh động. Từ đó giúp các em có cơ sở để hình thành khái niệm, nêu
quy luật và rút bài học lịch sử. Muốn giúp HS nhận thức sâu sắc lịch
sử, GV không thể không rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt,

cách sử dụng các loại đồ dùng trực quan, cách trình bày bảng… Qua
đó ta thấy, việc nhận thức đúng đặc trưng hiện thực lịch sử và nắm
14
vững yêu cầu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là cơ sở để
RLNVSP lịch sử.
1.1.3. Thực tiễn dạy, học lịch sử ở trường phổ thông.
Trong nhà trường phổ thông, lịch sử là một môn khoa học xã hội
có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bên cạnh việc cung cấp cho
HS những vốn hiểu biết phổ thông, cơ bản, vững chắc về sự phát
triển của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, bộ môn lịch sử còn “…
Góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu
quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng
các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội” [1; tr. 3]. Do vậy, việc dạy và học lịch sử là rất cần
thiết, bởi lịch sử không chỉ giúp con người hiểu biết về quá khứ mà
còn giúp họ nắm bắt được các quy luật phát triển của xã hội và dự
đoán tương lai. Các nhà sử học cổ đại Hi Lạp đã khẳng định “ Lịch sử
là cô giáo của cuộc sống”, “ Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương
lai”.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy, học lịch sử ở trường phổ thông hiện
nay vẫn còn tồn tại một số quan niệm sai lầm về vị trí, vai trò của
môn lịch sử. Nhiều HS, thậm chí nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ môn
lịch sử, coi nó là “môn phụ”, không cần tư duy sáng tạo mà chỉ cần
học thuộc lòng các sự kiện. Đây là một nhận thức sai lầm, làm cho
vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử bị hạ thấp. Do quan niệm như vậy
mà nhiều giáo viên vẫn duy trì lối dạy học truyền thống “Thầy đọc -
trò chép” làm cho tính tích cực học tập của HS không được phát huy.
Bên cạnh đó, một số người còn quan niệm chỉ cần biết sử là có thể
dạy sử. Điều đó có nghĩa là người giáo viên chỉ cần có nhiều kiến
thức về lịch sử chứ không cần phải đào tạo, rèn luyện về mặt nghiệp

vụ sư phạm. Chính vì vậy, ta thường thấy ở trường phổ thông nhiều
giáo viên vẫn chưa thuần thục về kĩ năng sư phạm nên họ thường
gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ có hình ảnh phù hợp để
15
bài giảng hấp dẫn, dễ hiểu. Nhiều giáo viên, nhất là những giáo viên
trẻ mới ra trường còn mắc nhiều thiếu sót trong diễn đạt như nói
ngọng, nói lắp, nhát gừng,…đặc biệt họ vẫn chưa có kĩ năng trình
bày bảng đen nên HS khó theo dõi và ghi chép. Chính vì vậy, HS
không có hứng thú học lịch sử dẫn đến hiệu quả bài học không cao.
Thực trạng trên chính là một trong những nguyên nhân làm
giảm chất lượng giáo dục bộ môn. Chính vì vậy mà trong nhiều năm
qua, điểm thi của môn lịch sử vào các trường Đại học, Cao đẳng luôn
ở mức độ thấp. Báo điện tử Việt Nam viết: Kì thi vào Đại học và Cao
đẳng năm 2005 có 58,5% bài thi môn lịch sử đạt dưới điểm 1. Sang
năm 2006 điểm trung bình các bài thi môn lịch sử là 1,96 thấp nhất
trong các môn. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2007 có
500/15000 bài đạt điểm 0 ; Năm 2010 trong 1700 bài thi đạt điểm 0
thì môn lịch sử chiếm 335 bài.
Đứng trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang
thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục trên cả ba phương diện: SGK,
nội dung, phương pháp. Trong đó, thực chất của việc đổi mới PPDH là
chuyển từ mô hình DH “lấy GV làm trung tâm” sang mô hình DH “
lấy HS làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS.
Điều đó có nghĩa là trong dạy, học HS trở thành chủ thể của quá
trình nhận thức còn GV chỉ đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn,
tổ chức cho quá trình nhận thức của HS đi đúng hướng.Theo đó,
người GV phải làm cho “dạy sử cũng như dạy bất cứ môn học nào
đòi hỏi người GV phải khêu gợi trí thông minh chứ không phải là bắt
buộc cái trí nhớ làm việc một cách máy móc, bắt nó ghi chép rồi tả
lại…”[31; tr. 159]. Đồng thời phải khắc phục tình trạng “Thầy đọc -

trò chép”, khắc phục lối “truyền thụ một chiều” trong DH lịch sử, bởi
“Lịch sử đâu có phải là một chuỗi sự kiện để người viết sử ghi lại,rồi
người giảng sử đọc lại và người học sử lại học thuộc lòng” [ 31; tr.
158].
16
Như đã nói ở trên, trong thực tế DH ở trường phổ thông hiện nay
vẫn có một số GV chưa thuần thục về kĩ năng sư phạm. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn có một số GV có trình độ tay nghề và chuyên môn
nghiệp vụ cao. Điều này là do khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư
phạm, họ đã tích cực rèn luyện các kĩ năng NVSP bên cạnh việc nắm
vững những kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, việc RLKNNV sư phạm
cho sinh viên là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực đối với hiệu
quả dạy học.
Tóm lại, thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã chỉ ra
những tồn tại và hạn chế cần phải giải quyết. Để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, chúng ta phải từng bước khắc phục những hạn
chế đó.Với tư cách là những thầy cô giáo tương lai, sinh viên sư
phạm nói chung, sinh viên khoa lịch sử nói riêng phải không ngừng
cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ
để góp phần vào việc đào tạo những con người mới phát triển toàn
diện phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Tầm quan trọng của việc RLKN diễn đạt trong DH lịch
sử.
Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng GV thường sử
dụng hai loại hình ngôn ngữ : ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Sử
dụng tốt hai loại hình ngôn ngữ trên có ý nghĩa to lớn trong việc giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển HS. Để thể hiện đúng ý nghĩa đó,
trong quá trình dạy học GV ở các trường phổ thông nhất là GV lịch sử
phải diễn đạt làm sao để HS có được những biểu tượng chân thực về
sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và hiểu sâu sắc bản chất của

vấn đề. Muốn vậy, GV lịch sử phải thường xuyên rèn luyện các kĩ
năng diễn đạt của mình. Do đó, việc RLKN diễn đạt trong DHLS có
tầm quan trọng to lớn.
1.2.1. Diễn đạt nói.
17
Trong DH nói chung, DHLS nói riêng, lời nói luôn giữ vai trò chủ
đạo, bởi “không có phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học
nào được sử dụng lại không kèm theo lời nói” [ 23 ; tr. 21]. Lời nói
không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện để
truyền thụ và tiếp thu kiến thức của GV và HS. Trong DHLS, lời nói
giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin, tái hiện các sự kiện cụ
thể, trong việc nhận thức bản chất sự kiện, trong rèn luyện kĩ năng
trình bày, đồng thời phát triển tư duy chính xác ở HS “khi phát triển
ngôn ngữ rõ ràng, khúc triết, chính xác, GV đồng thời cũng phát
triển tư duy chính xác ở HS. Trong quá trình bồi dưỡng tư duy thì
ngôn ngữ cũng phát triển và nhờ đó mà những ý nghĩ rõ ràng của HS
cũng được thể hiện trong những hình thức ngôn ngữ khúc triết” [35;
tr. 25]
Với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, lời nói của GV
sẽ dẫn dắt HS “trở về” với quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng
rõ ràng, cụ thể về một nhân vật, một biến cố, hiện tượng, nhân vật
lịch sử,… Từ đó giúp các em biết suy nghĩ, tìm tòi rút ra kết luận,
hình thành khái niệm lịch sử.
Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, tác động đến tình cảm, hình
thành tư tưởng cho HS. Nó khơi dậy lòng yêu nước, chí căm thù, tinh
thần lao động sáng tạo,… ở HS. Vì vậy, trong DHLS lời nói bao giờ
cũng thể hiện tư cách đạo đức, tư tưởng của GV. GV không thể nhiệt
tình ca ngợi những tấm gương đã hi sinh anh dũng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc nếu họ không rung cảm trước những
hành động ấy ; GV cũng không thể giáo dục lòng căm thù giai cấp

thống trị, quân xâm lược nếu họ không thực sự căm thù chúng. Lời
nói nhiệt tâm, chân thành của GV sẽ làm tăng thêm tác dụng giáo
dục, làm cho thái độ “ yêu”, “ ghét” của các em được bộc lộ rõ ràng.
Ngược lại, lời nói lạnh nhạt, hờ hững sẽ làm giảm nhẹ hoặc gây phản
tác dụng giáo dục.
18
Bên cạnh đó, việc sử dụng tốt lời nói còn góp phần quan trọng
vào việc giải quyết các nhiệm vụ của DHLS ở trường phổ thông theo
mục tiêu, nội dung từng lớp, từng cấp học.
Với ý nghĩa đó, người GV ở các trường phổ thông nói chung, GV
lịch sử nói riêng phải luôn rèn luyện các kĩ năng trình bày tài liệu
bằng lời nói để góp phần vào việc truyền thụ kiến thức, hình thành
tư tưởng đạo đức, kĩ năng tư duy và thực hành cho HS.
1.2.2. Diễn đạt viết.
Dạy học là một hoạt động tổng hợp, kết hợp nhiều kĩ năng
nghiệp vụ sư phạm. Trong quá trình lên lớp, bên cạnh việc sử dụng kĩ
năng diễn đạt nói, GV còn sử dụng cả kĩ năng diễn đạt viết trong đó
chủ yếu là viết bảng “Việc kết hợp chặt chẽ giữa lời giảng và ghi
bảng, sử dụng bảng hợp lí là một thao tác của GV có ý nghĩa thiết
thực đối với hiệu quả bài học. Nó không chỉ giúp HS theo dõi bài,
nắm nội dung bài một cách có hệ thống, mà còn tiết kiệm được thời
gian của tiết học” [ 23; tr. 38]. Như vậy, bảng đen là nơi để GV thể
hiện những kiến thức của bài học, do đó trình bày bảng một cách
khoa học sẽ giúp HS dễ theo dõi bài giảng, dễ ghi chép, nhớ nhanh
và nhớ lâu các sự kiện lịch sử. Ngoài chức năng là phương tiện để
trình bày kiến thức, bảng còn là phương tiện để trình bày các loại đồ
dùng trực quan. Trong quá trình giảng bài, GV có thể vẽ nhanh một
số loại đồ dùng trực quan lên bảng ( niên biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,
… ). Những đồ dùng trực quan này giúp HS nắm được một cách tổng
hợp, khái quát nội dung bài học, củng cố kiến thức , đồng thời làm

tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn của nội dung bài giảng, tạo cho HS
hứng thú học tập lịch sử.
Bên cạnh đó, nội dung kiến thức và những hình ảnh trực quan
được GV trình bày trên bảng còn có tác dụng phát triển ở HS óc
quan sát, tổng hợp nhanh, tái hiện vững chắc kiến thức cũ, từ đó ghi
nhớ và hiểu sâu sắc các sự kiện, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ
19
năng viết về một nội dung lịch sử. Ngoài kĩ năng viết bảng, GV còn
phải rèn các kĩ năng viết các loại bài miêu tả, tường thuật, phân tích,
giải thích, kể chuyện,… Việc rèn luyện tốt kĩ năng viết các loại bài
trên giúp sẽ giúp GV xây dựng được những bài viết hay, từ đó mà
việc trình bày miệng các loại bài đó đạt hiệu quả cao, thu hút sự chú
ý của HS, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
Từ những ý nghĩa đó ta thấy việc rèn luyện các kĩ năng xây dựng
các bài miêu tả, tường thuật, phân tích, giải thích kể chuyện ; các kĩ
năng viết, vẽ trên bảng đối với GV lịch sử là rất cần thiết. Nó không
chỉ có tác dụng nâng cao tay nghề của bản thân mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với hiệu quả từng bài học lịch sử ở trường phổ thông,
từ đó góp phần nâng cao vị trí của bộ môn lịch sử trong nhà trường
phổ thông.
1.3. Những yêu cầu khi RLKN diễn đạt trong DH lịch sử.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc sử dụng các kĩ năng diễn
đạt trong DH lịch sử, người GV lịch sử phải thường xuyên rèn luyện
các kĩ năng diễn đạt của bản thân. Để việc rèn luyện đem lại kết quả
cao nhất, người GV lịch sử phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản
của diễn đạt nói và viết. Cụ thể như sau:
1.3.1. Diễn đạt nói.
Khi RLKN diễn đạt nói, GV phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Khắc phục những khuyết tật thường gặp trong phát
âm.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc trưng của từng vùng,
thành phần dân tộc, ngôn ngữ của từng địa phương, hoặc có thể do
thói quen của bản thân mà nhiều GV đã mắc phải những khuyết tật
trong phát âm như nói ngọng, nói lắp, nói nhanh, nói ngắt quãng,…
Do vậy, trong quá trình RLKN diễn đạt nói GV phải từng bước khắc
phục những khuyết tật trên.
20
- Nói ngọng: Đây là một dạng khuyết tật phổ biến, thường gặp ở
học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông và đại học, thậm chí
thường gặp ở một số GV. Có nhiều dạng nói ngọng: Nói ngọng giữa “
t” và “ tr” ( nói “con trâu” thành “con tâu” ; Ngọng giữa “ n” và “l”.
Đây là dạng nói ngọng thường gặp nhất ( “nổi dậy” nói thành “lổi
dậy” ; “nô lệ” nói thành “nô nệ” ; …). Vì vậy, để diễn đạt nói tốt,
trong DH nói chung, DH lịch sử nói riêng cần phải khắc phục tật nói
ngọng. Nếu không khắc phục GV sẽ phát âm sai các thuật ngữ, khái
niệm lịch sử. Điều đó sẽ dẫn tới việc HS hiểu sai lệch về kiến thức,
đồng thời gây cười cho các em thậm chí một số em còn “ nhại” lại lời
nói của GV gây mất trật tự, giờ học kém hiệu quả.
- Nói lắp: cũng là một dạng khuyết tật thường gặp. Cũng như nói
ngọng, nói lắp cũng có nhiều dạng: Lắp lại một vài từ nào đó ( VD:
chiến, chiến tranh đặc biệt…) hoặc lắp lại một vài câu nào đó ( VD:
có nghĩa là, có nghĩa là…). Diễn đạt như vậy sẽ làm mất thời gian và
gây cho HS cảm giác khó chịu, nhàm chán. Do vậy, trong RLKN diễn
đạt nói GV cần phải khắc phục khuyết tật nêu trên.
- Phát âm không chuẩn các âm gió, âm r, s,… : GV cần tránh
dạng phát âm “r” thành “d”, “s” thành “x”, “tr” thành “ch”,… hoặc
đọc quá nặng “ r”, “s”,… Bởi vì, nếu phát âm không đúng có thể sẽ
làm cho HS hiểu sai kiến thức.
- Sử dụng quá nhiều thổ ngữ, nói nhanh, nói ngắt quãng thêm
các liên từ không cần thiết.

Mỗi vùng, mỗi địa phương đều sử dụng một loại ngôn ngữ đặc
trưng. Tuy nhiên, khi giảng bài GV nên sử dụng những từ phổ thông,
được sử dụng rộng rãi, không lạ tai đối với HS và hạn chế sử dụng thổ
ngữ, phương ngôn địa phương, vì sử dụng thổ ngữ, phương ngôn
thường làm cho HS khó hiểu, gây cười, bài giảng không hấp dẫn. Bên
cạnh đó, khi giảng bài, GV không nên nói nhanh vì nói nhanh HS sẽ
không theo dõi và ghi chép kịp nội dung bài học. Khi đó, các em sẽ
21
quay sang hỏi lại nhau gây ồn ào, mất trật tự. Ngược lại, GV cũng
không nên nói nhát gừng, nói ngắt quãng khi giảng bài, vì nói như
vậy sẽ làm cho bài giảng rời rạc. HS khó theo dõi và tiếp thu kiến
thức, hơn nữa còn làm mất nhiều thời gian trong khi thời lượng của
một tiết học có hạn.
GV cũng không nên thêm các liên từ không cần thiết như “rằng”,
“thì”, “mà”,… Làm như vậy lời giảng của thầy sẽ trở nên dài dòng,
thiếu mạch lạc, giờ học trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến việc giáo
dục HS.
Thứ hai: Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng.
Sau khi khắc phục được những khuyết tật thường gặp trong khi
diễn đạt nói, GV cần rèn luyện cách diễn đạt lưu loát và cách sử
dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Bởi vì lời giảng lưu loát, mạch lạc, dễ
hiểu sẽ giúp HS nắm vững nội dung bài học. Muốn diễn đạt được
mạch lạc, rõ ràng, GV nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông , phù hợp
với trình độ HS , không nên sử dụng những từ ngữ khó hiểu có tính
hàn lâm, bác học. Khi đưa ra những từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ khó
hiểu thì GV phải giải thích cho HS hiểu. Khi gải thích, GV không nên
trình bày dài dòng vì như vậy sẽ làm cho HS khó nắm bắt và tiếp thu
được nội dung chính. Ngược lại, GV cũng không nên giải thích quá
ngắn gọn, vì điều đó sẽ làm cho HS khó hiểu.
Để trình bày tài liệu một cách ngắn gọn nhưng chặt chẽ, dễ

hiểu, tiết kiệm được thời gian, GV không nên bắt đầu bằng những lời
lẽ lan man, dài dòng mà phải bám sát vào yêu cầu của bài giảng,
khắc sâu vào trí nhớ của các em những nội dung kiến thức cần thiết.
Bên cạnh việc diễn đạt lưu loát, mạch lạc, rõ ràng, GV phải biết sử
dụng ngôn ngữ trong sáng, sinh động, giàu hình ảnh, bởi “với ngôn
ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, lời nói của GV sẽ dẫn dắt HS
“trở về” với quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng rõ ràng cụ thể
về một nhân vật, một biến cố, hiện tượng lịch sử… giúp HS biết suy
22
nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái niệm, nhằm tìm hiểu
bản chất sự vật, quy luật của quá trình phát triển lịch sử” [ 34; tr.
39]. Ngôn ngữ giàu hình ảnh của GV không chỉ làm cho HS dễ hiểu,
dễ tiếp thu bài học mà còn tác động đến tình cảm HS, tạo cho HS sự
xúc động, hấp dẫn và lôi kéo các em chú ý vào bài giảng.
GV có thể tạo ra ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh bằng các từ
gợi tả, cụ thể, chân thực thông qua miêu tả, tường thuật sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó GV cần tránh sử dụng
những từ theo sở thích của mình như “tuyệt”, “tốt”, “ổn”, “cừ khôi”
và tránh dùng các thán từ không cần thiết “ờ, ờ! ” vì điều đó sẽ làm
cho câu văn trở nên rườm rà, không sáng sủa, gây khó khăn cho HS
trong việc tri giác lời giảng.
Thứ ba : Âm lượng.
Khi giảng bài GV cần chú ý điều chỉnh âm lượng lời nói của mình
cho phù hợp. Nếu nói to quá sẽ gây cho HS ức chế, khó chịu. Nếu nói
nhỏ quá thì HS ở cuối lớp không nghe rõ, các em sẽ mất trật tự gây
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài giảng của GV. Vì vậy, GV
phải điều chỉnh giọng nói của mình cần và đủ để tất cả HS nghe
được, từ đó sẽ thu hút các em chú ý vào bài giảng.
Thứ tư : Ngữ điệu
Ngữ điệu có tác dụng rất lớn đối với chất lượng lời giảng. Trong

khi giảng bài , GV sử dụng lời nói đều đều sẽ làm cho bài học trở
nên nhạt nhẽo, khô khan, nhàm chán, không thu hút HS chú ý nghe
giảng. Do đó, trong mỗi bài học lịch sử lời nói của người GV phải thể
hiện được tình cảm của mình thông qua ngữ điệu diễn đạt thích hợp
với từng nội dung ( khi giải thích ngữ điệu của người thầy phải khác
với miêu tả, tường thuật,…).
Nhịp độ nói của GV cũng có ý nghĩa quan trọng trong khi giảng
bài. Khi trình bày các nội dung khó của bài hoặc khi trình bày một
kết luận, định nghĩa, nguyên lí,… GV cần nói với nhịp độ chậm ;
23
Đồng thời GV cần xác định những nội dung kiến thức quan trọng cần
nhấn mạnh để “ lên giọng”, “ xuống giọng” cho phù hợp.
1.3.2. Diễn đạt viết.
Xuất phát từ đặc thù bộ môn, trong học tập lịch sử, HS không
thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá
khứ mà chỉ hiểu được những sự kiện, hiện tượng ấy thông qua các
biểu tượng lịch sử. Có nhiều con đường, biện pháp để tạo biểu tượng
lịch sử trong đó các phương pháp trình bày miệng ( miêu tả, tường
thuật, phân tích, giải thích, kể chuyện,… ) có vai trò quan trọng
trong việc dựng lại bức tranh quá khứ giống như nó đã tồn tại. Để
việc trình bày miệng đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải
thường xuyên rèn luyện các kĩ năng diễn đạt của bản thân, đặc biệt
là kĩ năng xây dựng các loại bài tường thuật, miêu tả, phân tích, giải
thích, kể chuyện,… Khi xây dựng các loại bài trên , GV phải đảm bảo
các nguyên tắc, yêu cầu của từng loại bài.
a. Tường thuật.
Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng nhằm tái
hiện ở HS những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và
gợi cảm của nó. Tuy nhiên, trong thực tế DHLS hiện nay vẫn còn
nhiều GV chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tường thuật và

thông báo.
Thông báo không đi sâu chi tiết để miêu tả sự kiện như miêu tả,
không trình bày chi tiết quá trình diễn biến của sự kiện như tường
thuật, cũng không đi sâu phân tích, lí giải sự kiện như phân tích và
giải thích mà chỉ giới hạn trong việc nêu lên một cách chính xác sự
kiện, số liệu, niên đại, tên đất, tên người, … cần thiết cho việc ghi
nhớ bài học. Do đó, thông báo không tạo cho HS hình ảnh chính xác,
cụ thể về quá khứ, không hấp dẫn HS, không gây hứng thú học tập
cho HS.
24
Tường thuật là trình bày về một sự kiện, hiện tượng, biến cố hay
một quá trình lịch sử ; Những hoạt động của quần chúng nhân dân
hay một nhân vật lịch sử. Một bài tường thuật bao giờ cũng có chủ
đề, có tình tiết nhất định, vì vậy mà nó kích thích trí tưởng tượng tái
tạo của HS về những hình ảnh của quá khứ. Bài tường thuật được
xây dựng chủ yếu trên cơ sở các sự kiện chính xác, cơ bản trong SGK
nhưng mang kịch tính. Nó bao gồm các phần: Mở đầu ; Tình tiết phát
triển ; Tình tiết phát triển đến đỉnh cao ; Sự căng thẳng trong kết cấu
; Tình tiết giảm đi, kết thúc.
Trong DHLS tường thuật thường được sử dụng trong các trường
hợp sau:
Thứ nhất: Khi trình bày một biến cố quan trọng, một sự kiện điển
hình tạo nên dấu ấn sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của HS. Ví dụ: Tường thuật trận đánh Đông Khê trong chiến
dịch Biên giới 1950 ; Tường thuật chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ;
Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 ; …
Thứ hai: Khi cần tạo biểu tượng chính xác cho HS về các sự kiện
tiêu biểu, điển hình ở một thời kì lịch sử nào đó. Ví dụ: Để giúp HS
hiểu được quá trình quân dân miền Nam từng bước đánh bại các
chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ , GV cần tạo biểu tượng lịch

sử rõ rệt, chính xác về các sự kiện tiêu biểu, điển hình trong những
giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc như : Phong trào “Đồng
Khởi” ( 1959 - 1960), Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968, Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975.
Thứ ba: Khi cần rút ra những kết luận khái quát về một sự kiện
lịch sử trên cơ sở nắm vững biểu tượng của nó. Trên cơ sở những sự
kiện phức tạp, GV dẫn dắt HS đến những kết luận, khái quát quan
trọng. Ví dụ: Trên cơ sở tường thuật cuộc đấu tranh của công nhân,
nông dân trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931), GV
25

×