Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Thái Thị Xuân Lan

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ
PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003



LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu
- Tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ văn
- Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 8
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 8
2.Giới hạn đề tài ....................................................................................................................... 9
2.1.Về thể loại. ...................................................................................................................... 9


2.2.Về đề tài .......................................................................................................................... 9
2.3.Về văn bản .................................................................................................................... 10
3.Lịch sử văn đề ..................................................................................................................... 10
3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 ................................................................................. 11
3.2.Từ năm 1940 trở đi: ...................................................................................................... 12
3.2.1.Các bài hồi ký........................................................................................................ 12
3.2.2.Những công trình nghiên cứu: .............................................................................. 13
3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu ..................................... 15
4.Những đóng góp mới của luận văn.................................................................................... 17
5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 18
5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể ........................................................................................ 18
5.2.Phương pháp hệ thống .................................................................................................. 19
5.3.Phương pháp so sánh .................................................................................................... 19
5.4.Phương pháp thống kê .................................................................................................. 19
6.Kết cấu luận văn ................................................................................................................. 19

Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21
1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI .......................................................................................... 21
4


1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX ... 21
1.1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ..................................................................... 21
1.1.1.2.Tình hình văn học ............................................................................................... 23
1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu .................................................. 25
1.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU . 34
1.2.1.Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt ánh cứu nước sục sôi tuôn trào. .................... 35
1.2.2.Con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu
danh thiên cổ. ...................................................................................................................... 37
1.2.3.Con người duy tân táo bạo......................................................................................... 38

1.2.4.Con người trải lòng cùng thi nhân. ............................................................................ 39
1.2.5.Con người ngổn ngang bao tâm sự riêng chung ........................................................ 41

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU........................... 47
2.1.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ...................................................................................... 47
2.1.1.Không gian vũ trụ ...................................................................................................... 47
2.1.2.Không gian đất nước ................................................................................................. 52
2.1.3.Không gian hải ngoại ................................................................................................. 55
2.1.4.Không gian nhà tù...................................................................................................... 57
2.1.4.1.Không gian nhà tù Quảng Đông ........................................................................ 57
2.1.4.2.Không gian bị giam lỏng (Huế) ......................................................................... 60
2.2.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT .......................................................................................... 66
2.2.1.Thời gian quá khứ ...................................................................................................... 67
2.2.2.Thời gian hiện tại ....................................................................................................... 69
2.2.3.Thời gian tương lai .................................................................................................... 78
2.2.3.1.Thời gian mùa xuân (tương lai gần) .................................................................. 78
5


2.2.3.2.Thời gian muôn thuở (tương lai xa) ................................................................... 79
2.3.NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT .......................................................................................... 80
2.3.1.Từ ngữ. ...................................................................................................................... 81
2.3.1.1.Điển tích, điển cố ............................................................................................... 81
2.2.1.2.Các biện pháp tu từ ............................................................................................ 82
2.3.1.3.Sử dụng chữ Quốc ngữ ....................................................................................... 97
2.3.1.4.Sử dụng Pháp ngữ .............................................................................................. 99
2.3.1.5.Sử dụng thành ngữ - tục ngữ ............................................................................ 101
2.3.2.Câu ........................................................................................................................... 102
2.3.2.1.Câu khẳng định tường minh sử dụng rất đắc địa trong giai đoạn thơ trước
1925. ............................................................................................................................. 102

2.3.2.2.Câu khẳng định hàm ẩn xuyên suốt hai chặng đường sáng tác là nghệ thuật đặc
sắc của phong cách thơ Phan Bội Châu. ..................................................................... 105
2.3.3.Nhịp điệu và vần ...................................................................................................... 113
2.3.4.Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền
bối và có sự gặp gỡ rất đẹp với thế hệ cách mạng đàn em. .............................................. 119
2.3.5.Trong vườn thơ Phan Bội Châu, nhất là thời kỳ ông già Bến Ngự, ta đã thu hái nhiều
hoa trái tốt tươi, phát hiện thêm nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng đôi lúc cũng thấy lẫn cả
những cành lá ùa tàn. ........................................................................................................ 123

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 125
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 128
PHỤ LỤC I: Những bài thơ dùng để khảo sát ................................................................... 128
1.1.Giai đoạn thơ trước 1925 , gồm 15 bài thơ tuyển chọn () .......................................... 128
1.2.Giai đoạn thơ sau 1925, gồm 678 bài thơ Nôm - các thể loại () ................................ 128
Năm 1930 ......................................................................................................................... 132
6


Năm 1931 ......................................................................................................................... 133
Năm 1938 ......................................................................................................................... 142
PHỤ LỤC II ......................................................................................................................... 148
2.1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT : ............................................................................. 148

THƯ MỤC NGHIÊN CỨU (CHỌN LỌC) VỀ PHAN BỘI CHÂU ........................ 153

7


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Nhắc đến Phan Bội Châu về mặt lịch sử, người ta nhớ đến nhà lãnh đạo cách mạng Việt
Nam kiệt xuất trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XX. Cuộc đời hoạt động theo cụ
từng đúc kết "trăm lần thất bại không một thành công", nhưng người "anh hùng thất bại" ấy đã
lưu danh thiên cổ. Cuộc đời ấy là sự trải nghiệm quí báu, là bài học rèn luyện phẩm chất đạo
đức cách mạng. Công lao của cụ, lịch sử đã khẳng định.
Phan Bội Châu, cũng như nhiều nhà nho yêu nước đương thời, đã dùng thơ văn làm vũ
khí chiến đấu. Tuy không tự nhận mình là nhà văn nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong
đó có không ít những tác phẩm xuất sắc Phan Bội Châu xứng đáng đứng trong hàng ngũ các
nhà văn lớn của dân tộc, thực sự là một nghệ sĩ có năng lực biểu hiện phong phú, đa dạng với
tấm lòng sục sôi nhiệt huyết, được các thế hệ tôn trọng, yêu mến . Trong lĩnh vực sáng tác nghệ
thuật, thành công của Phan Bội Châu được ghi nhận trên nhiều thể loại của loại văn chương
tuyên truyền cổ động cách mạng. Nhưng nếu chỉ thấy tác dụng tuyên truyền thì chưa gọi đã
thấu đáo hết văn chương Phan Bội Châu. Người đọc không thể không nhận ra một tâm hồn lớn,
một khí phách lớn và biết bao nỗi niềm trăn trở, suy tư, kỳ vọng .. . Chất trữ tình đan xen trong
toàn bộ thơ văn Phan Bội Châu là giá trị không thể phủ nhận. cả quá trình sáng tác từ khi bôn
ba hoạt động cách mạng đến lúc trở thành "ông già Bến Ngự" thể hiện rõ sự vận động của hình
tượng thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ cụ Phan.
Thơ trữ tình Phan Bội Châu - một vùng đất nghệ thuật mới mẻ cho những ai tâm huyết,
bởi vì đằng sau cánh cửa hùng tráng, ngang tàng của một người "đầu đội trời chân đạp đất" là
một người thâu đêm đối bóng, tìm tri kỷ không ai khác ngoài sông nước, con đò và vầng trăng
cô đơn. . . Con người từng lấy sự sổi động xung quanh làm lẽ sống, tưng ra Bắc vào Nam, từng
bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước . . . phải chịu cảnh "cá chậu chim lồng" thật ngột ngạt, cô
độc! . . Ây vậy, con người đó không tắt niềm hy vọng, còn một chút vẫn hy vọng.
Tìm hiểu thơ trữ tình Phan Bội Châu là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt. Bản thân người
viết tha thiết muốn tìm hiểu sâu chất trữ tình đó mà dường như trước nay ít có sự quan tâm thỏa
đáng. Phải chăng vì cụ là một trong những nhà thơ cuối cùng của làng nho phong kiến ? Phải
8


chăng người ta say mê với phong trào thơ Mới mà quên đi một tấm lòng thủy chung gắn bó

truyền thống ? Thơ Phan Bội Châu có thể nói chất truyền thống rất đậm đà mà tính hiện đại
ngày càng sâu sắc. Nếu truyền thống với những niêm luật chặt chẽ, gò bó thì nay Phan Bội
Châu canh tân cho nó uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế....Những rung động rất thật, rất mãnh
liệt của một tâm hồn lớn, một khí phách lớn, có cả cái giản dị, hiền hòa, chất phác .. . hoàn toàn
trở thành lĩnh vực độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu.

2.Giới hạn đề tài
2.1.Về thể loại.
Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều : thơ, phú, tuồng, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, câu đối,
văn tế . . .. Tuy sở trường của Phan Bội Châu là phú nhưng thơ mới là nơi tác giả gởi gắm chí
khí và hoài bão. Thơ còn đảm đương cả việc chở bao tâm sự buồn, thương, oán, giận của tác
giả. Thơ lại chiếm số lượng vượt trội hơn các thể loại khác và phân bố khắp quá trình sáng tác.
Chúng tôi xin tập trung khảo sát thể loại này.
Thơ Phan Bội Châu cũng rết phong phú, đa dạng . Có thể thơ Đường luật già dặn điêu
luyện; có thể thơ Hát nói đậm đà chất phóng túng ; có thơ Lục bát và Song thất lục bát thiết tha
trìu mến, dễ đi vào lòng người.
2.2.Về đề tài
Để tìm hiểu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", người viết sẽ đi vào những yếu tố
cốt lõi của nghệ thuật : Quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian nghệ thuật; Thời gian
nghệ thuật và Ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ Phan Bội Châu ra đời lúc nhiều nhà nho cấp tiến đã
hướng đến cái mới. Họ hiểu, khi mà đất nước chìm trong họa vong quốc, người nghệ sĩ chân
chính không thể ngồi đó hưởng thụ hoặc cầu kỳ, gọt giũa. Văn chương phải là vũ khí tấn công
kẻ thù, văn chương phải nhạy bén trước thời cuộc. Chất cách mạng vì thế len lỏi tự nhiên vào
những vần thơ trữ tình của các nhà thơ chí sĩ như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần
Quý cáp...Thơ Phan Bội Châu cũng vậy : Trữ tình mà có chung niềm tủi cực, xót xa; trữ tình
mà phát ra hừng hực lửa đấu tranh; kể cả những đêm dài khắc khoải lời thơ tâm tình vẫn không
vơi niềm uất hận. Đáng quí hơn nữa, những vần thơ trữ tình Phan Bội Châu còn chứa đựng tinh
thần lạc quan cao đẹp như chính bản chất con người ông. Gần nhắm mắt, Phan Bội Châu còn
9



ấp ủ kỳ vọng "thanh niên rường cột nước nhà" . Thơ trữ tình kiểu ấy có sức lay động lòng
người ghê gớm !
2.3.Về văn bản
Trong quá trình xử lý đề tài, người viết sẽ tiếp cận bốn văn bản chính:
Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, xuất bản năm 1990. Phần
"Thơ nôm - Các thể loại" , gồm 678 bài. Đây là văn bản tập họp khá đầy đủ thơ Phan Bội châu.
Văn bản này giúp người viết có điều kiện thống kê những hình ảnh, hình tượng thơ xuất hiện
nhiều lần, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Thơ văn Phan Bội Châu , Chương Thâu tuyển chọn, Nxb Văn học , Hà Nội, xuất bản
năm 1985. Người biên soạn đã phân thơ văn Phan Bội Châu ra làm hai thời kỳ, ứng với quá
trình hoạt động và quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. Trước 1925: 15 bài (thơ chữ Hán, bản
dịch, thơ tiếng Việt). Sau 1925 : 62 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt, thơ Bình dân ).
Sử dụng văn bản này người viết có thể so sánh những đặc sắc nghệ thuật ở mỗi giai đoạn thơ.
Thơ văn Phan Bội Châu, Kiều Văn biên soạn, Nxb Đồng Nai, xuất bản năm 2000, gồm
85 bài thơ các thể loại.
Thơ văn Phan Bội Châu, thời kỳ ở Huế 1926 -1940, Trần Anh Vinh và Chương Thâu
sưu tập, tuyển chọn, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1987, gồm 104 bài thơ nôm. Mục
đích của người viết khi sử dụng văn bản là để xét thơ Phan Bội Châu trên diện hẹp hơn so với
văn bản Phan Bội Châu toàn tập, qua một số biểu hiện về ngôn ngữ nghệ thuật.
Chọn bốn văn bản trên, người viết cũng thấy được sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu.
Các văn bản vừa có bề rộng khái quát lại vừa có bề sâu chi tiết nên việc đối chiếu, so sánh để

3.Lịch sử văn đề
Thơ văn Phan Bội Châu luôn gợi nhiều sự quan tâm ương lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên
việc khảo sát đối tượng ở góc độ nghệ thuật vẫn chưa được chú ý đầy đủ. Phần lớn các công
trình nghiên cứu từ ưước đến nay ngoài việc tuyển chọn thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu
thường khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của bộ phận sáng tác này. Nổi trội hơn cả là các
chuyên luận của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh và bộ Phan Bội Châu toàn tập của Chương
Thâu. Ngoài ra phải kể đến các bài viết công phu của Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Hươu, Lê

10


Trí Viễn, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm ... trên các báo chí, chủ yếu là trên tạp chí Văn
học.
Có thể xem xét các bài viết về Phan Bội Châu trong hai thời kỳ.
3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940
Tác phẩm của Phan Bội Châu ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bấy giờ. Huỳnh
Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn đều chú ý sức mạnh của những "câu thơ dậy sóng'' của Phan Bội
Châu :
Nào những lúc câu thơ kiến chí
Bút hào hùng nhã khí phong lôi
(Trích Chúc thọ cụ Sào Nam, Võ Liêm Sơn, Tân thế kỷ, số 92 ngày 28 - 2 - 1927).
Nói đến "câu thơ dậy sóng”, đến tác phẩm làm rung động lòng người là đề cập đến những
ảnh hưởng đương thời. Có người đọc Lưu cầu huyết lệ tân thư bị kích động mạnh "suốt đêm
không ngủ", "bỏ nghề học cũ", "kết giao với khách gươm rượu" để nhằm vào việc đuổi giặc
cứu nước (Trích Việt Nam nghĩa liệt sử của Đặng Đoàn Bằng, mục "chép chung chuyện
Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường"). Đọc Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư, số học sinh du
học ở Nam Kỳ tăng lên nhiều. Trường hợp của Nguyễn Thiện Thuật, Lưu Vĩnh Phúc xem
chương trình Duy tân hội và Việt Nam vong quốc sử, . . đã "đẩy gối đứng dậy", "quyết cai
nghiện thuốc phiện", tìm phương kế chống giặc (Trích Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội
Châu. Bản dịch của Phạm trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn sử Địa - 1957)... Cái đẹp
chính của thơ văn Phan Bội Châu là chất hùng tráng. Những công trình nghiên cứu và dịch thơ
Phan Bội Châu giai đoạn này cũng dựa trên chất hùng tráng làm nền cơ bản. Lê Đại - một
thành viên chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục đã bỏ nhiều công sức dịch Hải ngoại huyết thư
và cho xuất bản năm 1907. Bảy mươi năm sau Hoài Thanh cảm nhận:
"Từ tuổi lên 9, lên lo tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu. Vì làng tôi không
mấy ai không thuộc
Lời huyết lệ gửi về trong nước
Kể tháng ngày chưa được bao lâu

11


Nhác trông phong cảnh Thần châu
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ
Hồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn...
Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng quen thuộc,
những câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc thắm
thiết, bao la" (Trích Phan Bội Châu -Cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh, Nxb Văn hóa, Hà Nội,
1978).
Nhóm quan lại Nam - triều tuy không dám dứt bỏ lợi danh, hưởng ứng cách mạng bằng
hành động cụ thể, nhưng văn tài của Phan Bội Châu làm họ phải xúc động và suy nghĩ nhiều.
Cũng trong thời gian này, ảnh hưởng của thơ văn Phan Bội Châu còn vượt biên giới sang
Trung Hoa, Nhật Bản. Những liên lạc giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu, qua việc cho in
chung Việt Nam vong quốc sử vào Ẩm Băng Thát văn tập đã xác nhận điêu đó. Một người
Trung Hoa, sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử đã ghi lại: "...Đụng vào những lệnh cấm của
chúng thì những hình phạt thảm khốc như : chém bêu đầu, giết vợ con họ hàng, đào mổ mả tổ
tiên, liền theo ngay...Tôi đọc sách ấy, mới rõ nỗi sầu khổ của người dân mất nước" (Trích bài
viết sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử. Tác giả : một người Trung Hoa. 1906).
Tóm lại, các bài viết về thơ văn Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ XX đến 1940 chủ yếu đã
đánh giá sự thành công của cụ về phương diện tuyến truyền cách mạng.
3.2.Từ năm 1940 trở đi:
Có thể phân ra ba loại bài viết.
3.2.1.Các bài hồi ký
Cái chết của Phan Bội Châu năm 1940 gây niềm xúc động lớn. Để tỏ lòng ngưỡng mộ và
thương tiếc, các nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình vốn gần gũi quen
biết với Phan Bội Châu : Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc, Tản Đà, Tôn Quang Phiệt,
Hoài Thanh..đã chân thành ghi lại " ...bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được
20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng... ".(Trích Những trò lố hay là Va-ren và Phan
Bội châu, Nguyễn Ái Quốc, 1925, Nguyên văn tiếng Pháp, Lời dịch của Phạm Huy Thông); "...

12


bài học mà chúng ta rút ở Phan Bội Châu là chẽ Phan Bội Châu đã góp một phần quan trọng
cho cuộc vận động giải phóng dân tộc của chúng ta... Phan Bội Châu là một người thủy chung
yêu nước thành thật, một người cách mạng chân chính để lại nhiều ảnh hưởng tốt..."(Tôn
Quang Phiệt : Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh , Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm
1956, tr 62, 63, 64) v.v... Nội dung chủ yếu của những bài viết là những kỷ niệm có liên quan
đến nhà thơ, nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương quí mến người quá cố, và đề cập đến những bài
học có ý nghĩa tốt đẹp rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương
Phan Bội Châu.
Gần 30 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh cụ Phan, lại thêm một số bài viết
khác "Mấy nét kí ức về Phan Bội Châu" của Nguyễn Đức Dân (Tạp chí Văn học số 12 - 1967)
; "Cụ Phan và lòng dân" của Nguyễn Hiến Lê (Kỷ yếu Kỷ niệm 100 năm, năm sinh của Phan
Bội Châu. Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967); "Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội
Châu" của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1/1/1980 "Ông già Bến Ngự”. Hồi ký. Nxb Thuận Hóa,
Huế, 1987) cũng bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ tài năng, và ghi lại những giai thoại xung
quanh cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ.
3.2.2.Những công trình nghiên cứu:
Công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh trong Đặng Thai Mai toàn tập và Hoài
Thanh toàn tập giúp cho người nghiên cứu, người học tập ý thức sâu sắc sự cống hiến của
Phan Bội Châu về mặt lịch sử cũng như mặt văn chương.
Ngoài ra cần nhắc đến các bài viết về Phan Bội Châu trong các Giáo trình văn học Việt
Nam của Trần Đình Hươu, Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú ; cũng như các bài nghiên cứu được
đăng trên tạp chí Văn học của Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh
Đạm...
Cần khẳng định ngay trong phạm vi hẹp của lịch sử văn học, Phan Bội Châu chắc chắn
nằm trong số vài ba tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.
"Thơ ca Phan Bội Châu phần thành công rõ rệt nhất qua mấy mươi năm "bút mặc tung

hoành" chính là ở chỗ đã biểu hiện được tất cả cái tỉnh thần yêu nước nồng nàn của cả một
13


dân tộc, trong thời đại bấy giờ" (Đặng Thai Mai - Văn thơ Phan Bội Châu - Nxb Văn hóa,
1958. Tr 104)
Lê Trí Viễn cũng thống nhất sự đánh giá như thế:
"Thơ Phan Bội Châu là cái vốn quí báu nhất trong kho tàng văn học yêu nước cách mạng
Việt Nam trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ. Khổng những nó ghi chép lịch sử tư tưởng,
tình cảm, hành động đấu tranh của một người, một phong trào, một giai đoạn cách mạng mà
còn thể hiện được truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam" (Lê Trí Viễn. Giáo trình
lịch sử văn học Việt Nam tập IVB. Nxb Giáo dục. 1965)
Công trình Văn học Việt Nam 1900 - 1945 của Phan Cự Đệ - Trần Đình Hươu - Nguyễn
Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức (Nxb Giáo dục 2000.), trong phần
viết về Phan Bội Châu, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Hươu và Lê Chí Dũng đã khẳng định vai
trò và ví trí của thơ văn Phan Bội Châu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ truyền thống
đến hiện đại.
"Phan Bội Châu là tấm gương phản chiếu cả thời đại. Tư tưởng và sáng tác văn học của
ông soi rọi rõ vận mệnh hợp quỵ luật của nền văn học cổ truyền Việt Nam đì từ phong kiến đến
hiện đại. Trên bước đường đi qua, Phan Bội Châu đã để lại những thành tựu mang dấu ấn cá
nhân trong thơ, nhất là thơ cổ động, tuyên truyền cách mạng" (Trang 135).
Nhà thơ Trinh Đường nhấn mạnh đến sự cách tân nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu qua
việc bình một bài thơ Vào thành "Đọc bài Vào thành không ai nghĩ tác giả làm văn chương,
chỉ thấy tác giả nói lên lòng mình, ký thác, chia sẻ tâm huyết mình lên mặt giấy với người đọc.
Vĩ thế mà bài thơ vừa hàm súc, vừa tân kỳ.. . lại văn chương nhất
Đầu mối toàn bài là "vào thành" để "ra cửa" lặp lại bốn lần một cách dụng ý ... cả bài
vẩn bằng đột ngột dựng lên hai thanh trắc. Mới ngó tưởng đâu để tránh đơn điệu trong âm
vận, kỳ thực cốt để làm nổi bật lên một chân trời "mưa gió đen hơn mực" của đám lê dân bị trị
giữa một hoành tráng "xe ngựa, áo mũ, đàn địch, xa xỉ của bọn vua chúa" ( Thử bình bài Vào
thành của cụ Phan Bội Châu, Trinh Đường, Văn nghệ Bình Trị Thiên số 27, tháng 10-1982).

Trần Anh Vinh lại đề cập đến mảng thơ Bình dân - mảng thơ hợp với khẩu vị quần chúng
nên giá ừị tuyên truyền đạt hiệu quả cao : " Thơ tự sự, kể lại chuyện những mảnh đời khác nhau
14


cửa những con người nghèo khổ, với những số phận hẩm hiu, bi đát" . "Lời thơ giản dị, mộc
mạc gần như lời tâm sự, lời kể chuyện hằng ngày của hạng người lao động nghèo khổ, tầng lớp
bình dân trong xã hội" ( Phan Bội Châu với văn đề đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ
niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu, Huế, 12-1997).
Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm đã có một sự tôn vinh cực kỳ trân trọng:"Phan Bội
Châu trở thành nhà khai sáng của văn chương Việt Nam thế kỷ XX không phải chủ yếu sáng
tạo nên những hình thức mới mà trước hết bởi vì tiên sinh, đã xuất hiện trong lịch sử cũng như
trong văn chương Việt Nam những con người mới, tiêu biểu cho thế kỷ XX : Đó là người yêu
nước, người anh hùng kiêm nhà cách mạng, nhà duy tân, xả thân vì độc lập tự do"( Phan Bội
Châu - Nhà khai sáng lịch sử và văn chương Việt nam thế kỷ XX -Trần Thanh Đạm - Huế,
1997 ).
+ Những nhà nghiên cứu Phan Bội Châu ở miền Nam trước 1975 như Đào Văn Hội, Thế
Nguyên, Nguyễn Quang Tô, Phạm Thế Ngũ... thường chỉ chú ý đến con người lịch sử, chính
trị, con người yêu nước Phan Bội Châu. Hầu như ít ai để sâu nghiên cứu về nghệ thuật, do đó
chưa có những bài viết vượt trội.
3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
Những bài viết trực tiếp bàn về thơ Phan Bội Châu không nhiều lắm. Tuy nhiên từ những
bài viết đã công bố, chúng tôi tiếp nhận được những nhận xét sâu sắc sau đây.
Đặng Thai Mai trong Văn thơ Phan Bội Châu ( Nxb Văn hóa, 1958 ) cho rằng : "Hai yếu
tố tràn trề trong bao nhiêu thơ, phú ... là tình cảm và tưởng tượng. . . xét về mặt nào đó Phan
Bội Châu có thể xem như nhà thi sĩ đầu tiên sáng tác theo tinh thần lãng mạn cách mạng ..."
Từ hai câu thơ của Phan Bội Châu :
Mõ chuông là cái lưỡi đây
Lôi đình trên ngọn bút nấy nổi lên
(Hải ngoại huyết thư)

Trần Văn Giàu đã có một nhận định xác đáng :

15


"lôi đình trên ngọn bút", đó là phong khí, là thực chất thơ Phan Bội Châu. Ngoài nội
dung tư tưởng cao quí, thơ văn Phan Bội Châu nhiều khi lại lai láng tình cảm, bay bổng tưởng
tượng, bao giờ cũng hùng biện lâm ly, dễ thấm sâu vào lý trí, cõi lòng . (Trích Tưởng nhớ cụ
Phan Bội Châu , Nxb Khoa học xã hội, 1970).
Một lân nữa lại thấy nhà phê bình đề cập đến "tình cảm” và "tưởng tượng" là hai mặt hài
hòa trong thơ Phan Bội Châu. Chính nó đã làm cho những vần thơ tuyên truyền cổ động có sức
thuyết phục mạnh mẽ. Đọc thơ Phan Bội Châu hàng trăm thanh niên hăng hái từ giã gia đình,
người thân ra đi vì lý tưởng xả thân cho sông núi.
Triều Dương trong bài viết "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng"(Tìm hiểu và suy nghĩ
Nxb Tác phẩm mới, H, 1982,tr.152, 159) cũng nói về sức mạnh tuyên truyền nghệ thuật của
thơ Phan Bội Châu : "Tính chất dậy sóng trong thơ Phan Bội Châu với những biểu hiện tâm
tình dưới nhiều dạng, nhiều cung bậc, mức độ khác nhau cứ tiếp tục thấm sâu vào lòng người
như mạch nước ngâm từ nhiều hướng dẫn tới và đến lúc nào đó, tụ lại, vọt lên ào ra thành
suối, thành sổng, thực sự khuấy động loi cuốn dậy sóng trong lòng người ta...”
Lê Trí Viễn lại có cách bình nghệ thuật thơ Phan Bội Châu theo một hướng độc đáo hơn:
"Ba câu thơ đầu :
Dậy ! Dậy ! Dậy !...
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng...
Cảnh bình minh của một ngày...con người trước cảnh xuân mới cũng vậy : bỏ cái gì cũ,
đón cái gì mới, tống tựu nghênh tân...Nhưng sao lại bắt đầu bằng một lời đánh thức, mà lại
gấp gáp hối hả...như có ai đang ngủ quá say và người đánh thức đang nóng lòng nóng ruột"
(Trích Bình giảng Bài ca chúc tết thanh niên. In trong sách Những bài giảng văn ở đại học,
Nxb Giáo dục, 1982 ). Người bình đã đi vào "thời gian nghệ thuật'" để phát biểu quan điểm
nhân sinh tiến bộ của nhà thơ. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những cách tiếp cận khoa

học với nghệ thuật thơ Phan Bội Châu.
Trở lại với Trinh Đường trong việc bình bài thơ Vào thành, người bình đã bám vào các
tầng ý nghĩa của ngôn từ: "Toàn bài là một bức tranh tả chân khách quan đến mức lạnh lùng.
16


Ngòi bút cửa tác giả biến hóa khôn lường, chỉ với 12 câu ngắn mà khi thì lên án, khi thì thán
tức, lúc tâm tình, lúc lại kích động, mỗi chữ mỗi câu là một chất men, chất nổ truyền qua, khơi
dậy một lúc nhiều cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc. Thật là một bút pháp phỉ thường" (
Thử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Văn nghệ Bình Trị Thiên, số 27, tháng l0 1982). Tác giả Trinh Đường đã nhấn mạnh đến tài năng sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
của Phan Bội Châu
Ngô Thế Oanh trong bài viết "Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hồi bóng" đã đi
vào hộ thống câu hỏi tu từ: "Bóng, nhưng cũng là nhà thơ đấy thôi. Nhà thơ tự hỏi về mình, về
đời mình, về số phận mình. Những nỗi buồn thương. Những niềm u uất. . . Cho đến cuối bài
thơ, là những dấu hỏi đặt ra khổng ngừng .. . Những câu hỏi thể hiện một tâm trạng day dứt, bị
ám ảnh không ngừng bởi lý tưởng theo đuổi không thành . . ." ( Chân dung cụ Sào Nam qua
Đêm trăng hỏi bóng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Phan Bội Châu , cuộc đời và hoạt động,
Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Đức, Hà Nội, 1999). Tác giả bài viết đã căn cứ trên
những dấu hiệu của ngôn ngữ nghệ thuật mà tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu những trăn trở
không nguôi của nhân vật trữ tình . Vì vậy, cách phân tích này cũng sát với ý đồ nghệ thuật của
nhà thơ.
Điểm lại các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp nghệ thuật thơ Phan Bội
Châu, người viết thấy các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm
nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu. Thế nhưng, những nhận xét tinh tế và có sức khái quát cao
ấy lại chưa được trình bày trong những công trình chuyên sâu hay lý giải văn đề một cách có hệ
thống.

4.Những đóng góp mới của luận văn
4.1.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến bàn về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu của những công trình
đi trước, luận văn chọn cách trình bày, lý giải "Đặc điềm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc

độ nghiên cứu "cảm hứng" nghệ thuật của nhà thơ. Chọn hướng tiếp cận này vì "đặc điểm nghệ
thuật" có quan hệ chặt chẽ với "cảm hứng". Người viết quan niệm "đặc điểm nghệ thuật" là
tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên suốt nội dung và hình thức tác phẩm nên việc
vận dụng khái niệm "cảm hứng" để nghiên cứu" Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", bởi
lẽ "cảm hứng" là yếu tố thuộc nội dung tác phẩm, liên quan đến nhân tố chủ quan của sáng tạo
17


nghệ thuật, đến các văn đề tư tưởng, tình cảm nghệ thuật và có nguồn gốc từ hiện thực khách
quan. Đây là một phạm trù quan trọng của lý luận văn học. Vận dụng "cảm hứng”để nghiên
cứu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" mang lại cho việc khảo sát đối tượng một sự
tiếp cận mới. Hơn nữa việc vận dụng khái niệm này rất phù hợp với đặc điểm của bản thân đối
tượng nghiên cứu : Phan Bội Châu là nhà thơ của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, chứa
chan bao khát vọng, yêu thương. Cái độc đáo ương những sáng tác của Phan Bội Châu là trái
tim sôi sục, tuôn trào, cháy bỏng lòng yêu nước thương dân không một phút giây ngơi nghỉ,
trong bất kỳ hoàn cảnh và tình huống khắc nghiệt nào.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết có ý thức khảo sát một cách có hệ thống những nét
độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu : Từ những biểu hiện về nội dung, đặc điểm của
cảm hứng đến những phương tiện nghệ thuật gắn bó diễn tả nội dung, đặc điểm ấy. Cách xem
xét này giúp người đọc hình dung nghệ thuật thơ Phan Bội Châu không phải như một tổng số
các đặc điểm rời rạc mà như một chỉnh thể thống nhất các nét độc đáo xuyên suốt quá trình
sáng tác của Phan Bội Châu.
4.2.Bằng việc làm sáng tỏ những "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", luận văn
góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà thơ trong tiến trình phát triển
lịch sử văn học yêu nước từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời những kết quả của luận văn
còn góp phần

vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Phan Bội Châu nói riêng và về văn học yêu
nước cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX nói chung.


5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể
Luận văn khảo sát "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu” tức là để cập đến tác gia và
tác phẩm văn học. Mà tác gia, tác phẩm văn học là sản phẩm của thời đại, của hoàn cảnh lịch
sử xã hội cụ thể và nằm trong tiến trình của lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, người viết sẽ sử
dụng phương pháp lịch sử - cụ thể để tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hóa, tư tưởng
thời đại đã tác động, ảnh hưởng đến nhà thơ khiến nhà thơ có thể tạo ra được những tác phẩm
18


văn học có giá trị, mang nét độc đáo, tiêu biểu, mặt khác là những đóng góp của nhà thơ đối
với lịch sử văn học dân tộc ở thời điểm giao thời giữa hai nền văn học cận và hiện đại.
5.2.Phương pháp hệ thống
"Đặc điểm nghệ thuật thơ" bao gồm những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và hình thức
mang tính độc đáo, kết hợp với nhau theo một qui luật nội tại, gắn với hàng loạt yếu tố thuộc
các hệ thống của tác phẩm nghệ thuật và xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ.
Vận dụng phương pháp hệ thống giúp chúng tôi lý giải, khái quát những văn đề thuộc đặc
điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu.
5.3.Phương pháp so sánh
Luận văn đề cập đến Phan Bội Châu và tác phẩm thơ của ông không thể không so sánh
Phan Bội Châu với các nhà thơ khác (việc so sánh này nhằm làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật
thơ Phan Bội Châu, tuyệt nhiên không nhằm đề cao hay hạ thấp nhà thơ này hoặc nhà thơ
khác). Mặt khác, đặc điểm nghệ thuật thơ tuy có phần ổn định, bền vững song cũng có những
biến chuyển nhất định không thể không so sánh những tác phẩm của chính nhà thơ ở các giai
đoạn sáng tác khác nhau để thấy sự phát triển của "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu"
theo hướng đa dạng, linh hoạt nhưng nhất quán.
5.4.Phương pháp thống kê
Việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật bắt buộc phải dùng phương pháp thống kê để chỉ ra
sự lặp lại của những chi tiết, những dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc khẳng định đặc
điểm nghệ thuật thơ. Kết quả thống kê là cơ sở cho những khái quát khoa học về "Đặc điểm

nghệ thuật thơ Phan Bội Châu".

6.Kết cấu luận văn
Như đã nói trên, người viết chọn hướng trình bày "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội
Châu" từ góc độ nghiên cứu những "cảm hứng” nghệ thuật cùng với những "phương tiện" nghệ
thuật gắn bó, diễn tả nội dung và đặc điểm nghệ thuật ấy theo một hệ thống xuyên suốt, nhất
quán trong toàn bộ tác phẩm của nhà thơ. Do đó ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn
được tổ chức thành hai chương với nội dung cụ thể như sau.

19


Chương một : Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương Phan Bội Châu. Sau
đó tìm hiểu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông : Con người có tư thế hăm hở,
có nhiệt tình sục sổi cứu nước; con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân,
có hoài bão lưu danh thiên cổ; con người duy tân táo bạo; con người trải lòng cùng tha nhẩn;
con người ngổn ngang bao tâm sự riêng - chung.
Chương hai: Là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, người viết giải quyết một
số đặc điểm nghệ thuật cốt lõi trong thơ Phan Bội Châu : Không gian nghệ thuật; Thời gian
nghệ thuật; Ngôn ngữ nghệ thuật. Người viết cũng đặc biệt xoáy sâu vào những hình tượng thơ
độc đáo, cá tính ...Cách sử dụng các biện pháp tu từ, câu, nhịp điệu và vần một cách đắc
địa...bảo đảm tính nhất quán của đặc điểm nghệ thuật như một phạm trù xuyên suốt từ nội dung
đến hình thức của tác phẩm.

20


Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI
1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI

1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX
1.1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Năm 1858 giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Từ năm 1858
đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về quân sự. Mặc cho triều đình Huế bạc
nhược cầu hòa rồi từng bước đầu hàng, cuộc chiến đâu chống xâm lược của nhân dân ta vẫn nổ
ra khắp nơi và ngày càng lan rộng trong cả nước. Đây là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng,
nhiều hy sinh đau xót chưa từng thấy trong lịch sử. Sau cái chết của Phan Đình Phùng, phong
trào cần vương chống Pháp chấm dứt.
Cả bộ máy từ vua quan ương triều đình xuống tỉnh, huyện, làng xã đều lần lượt làm tay
sai cho thực dân Pháp. Nền kinh tế nước ta bị kéo vào quỹ đạo kinh tế tư bản nhưng không
được công nghiệp hóa mà chủ yếu biến thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng
xuất khẩu cho Pháp. Thực dân độc chiếm thị trường, độc quyền khai thác tài nguyên, độc
quyền ngân hàng, độc quyền kinh doanh các ngành quan trọng: giao thông, làm muối, nấu rượu
...
Tuy nhiên việc mở mang giao thông, phát triển buôn bán đã tạo ra một thị trường thống
nhất trong cả nước, phá vỡ chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn. Đô thị mọc lên
ngày càng nhiều...Tất cả những điều kiện đó được xem là những nhân tố mới có tác động đến
sự phát triển nước ta.
Bộ máy cai trị của thực dân được tổ chức lại, chi phối mọi mặt hoạt động. Chúng lập ra
đủ thứ : Viện dân biểu, Hội đồng tư văn ... để chơi trò hề dân chủ, thi hành chính sách ngu dân,
chính sách chia để trị...Xã hội Việt Nam trước khi Pháp sang là xã hội phong kiến phương
Đông, con người sống gắn bó với họ hàng, làng xóm. Chính quyền trung ương tập trung
chuyên chế dựa vào bộ máy quan liêu và quân sự để duy trì sự thống trị , bắt dân nộp thuế, đi
phu, đi lính. cả nước là nông thôn, đô thị là thủ phủ về chính trị, văn hóa, quân sự ... Xã hội
Việt Nam chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến, nền kinh tế
21


nông nghiệp chuyển dần sang kinh tế tư bản thuộc địa. Những nhà tư sản thương nghiệp, những
viên chức (thông ngôn, ký lục...) trong các công sở của chính quyền thực dân là lớp thị dân đầu

tiên. Kinh tế hàng hóa kích thích sự phát triển, giai cấp tư sản (dân tộc và mại bản) đông dần
lên. Mặt khác nông dân phá sản dồn về thành thị trở thành phu phen, bồi bếp, anh kéo xe, chị
vú em, con sen, người buôn thúng bán bưng, gái điếm, lưu manh... Tầng lớp dân nghèo thành
thị sống bấp bênh không có ngày mai.
Muốn bám chặt thuộc địa, điều cần thiết là thực dân Pháp phải có một bộ máy cai trị trung
thành đắc lực, cần tạo ra cơ sở xã hội thích ứng với chế độ của chúng. Lớp nho sĩ có tinh thần
dân tộc vốn hết lòng với ưiều đình, có uy tín với nhân dân đã từng chống lại sự xâm lược của
thực dân Pháp bị loại bỏ và thay thế. Thực dân mở các trường Tây học đào tạo đội ngũ công
chức mới. Những ông phán, ông thông, những người đậu đạt Tây học được Pháp ưu đãi nhiều
mặt. Tầng lớp thượng lưu xã hội thuộc địa hồi nay là những viên chức trí thức tư sản ở thành
thị, các cường hào, địa chủ ở nông thôn. Xã hội Việt Nam chuyển mình sang hướng tư sản què
quặt, kém lành mạnh để lại những hậu quả tai hại, nhưng đồng thời cũng đã góp phần thay đổi
bộ mặt thành thị, biến nó thành trung tâm kinh tế, thủ tiêu nhiều thế lực bảo thủ, trì trệ tạo điều
kiện bước đầu cho xã hội phát triển theo mô hình các xã hội hiện đại.
Sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã dẫn đến sự du nhập lối sống thực dụng, vật
chất chủ nghĩa của phương Tây. Cái lố lăng hợm hĩnh của những kẻ có tiền lúc đầu đã tạo ra sự
bất bình, sự phản ứng gay gắt của xã hội vốn trọng lễ giáo. về sau khi quyền lực của kẻ có tiền
được khẳng định thì sự hưởng thụ, thú vui vật chất được coi là tự nhiên. Cái mới không chỉ
xuất hiện ở thành thị mà còn tràn về nông thôn, chiếc đèn Hoa Kỳ, cái đồng hồ quả lắc, bộ ghế
xa lông ... đã thay thế ngọn đèn dầu lạc, cái án thư, chiếc trường kỷ...Cái mới đã tấn công vào
tận căn cứ địa cuối cùng của các nhà nho và người nông dân. Họ có nhiều cách chống lại. Phan
Bội Châu sang Nhật, Phan Chu Trinh sang Pháp. Trường Đông Kinh nghĩa thục được mở và
được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội. Phong trào Duy tân phát triển sôi nổi. Trong phong ưào
đấu tranh chống Pháp, ngọn cờ Cần vương đã hạ xuống và ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản
giương cao. ở cấp độ thấp hơn, người thi đỗ không chịu ra làm quan, người làm quan thì lui về
làng ở ẩn, người thì tẩy chay đồ Tây, tiếng Tây, thậm chí tẩy chay cả chữ Quốc ngữ...Nhưng
cái mới rồi vẫn cứ hấp dẫn mà những tình cảm thiêng liêng với cha ông, với đạo lý thánh hiền
cũng không thắng nổi. Cái mới dần dần chinh phục cả những người khó tính, nệ cổ. Khổng ai
22



có thể đuổi nó ra khỏi cuộc sống mà tự điều chỉnh mình cho thích hợp với những cái mới đó.
Các bậc cha mẹ lo cho con cái đi học kiếm ít chữ Tây để rồi hãnh diện với chức vị ông thông,
thầy kí. Nhưng văn đề quan trọng không phải chỉ là làm quen với cuộc sống bơ sữa, mặc đồ
Tây, cái bắt tay thay cho cái vái chào mà điều quan trọng là sự thay đổi đời sống tinh thần, tâm
lý và cách suy nghĩ. Cuộc sống sôi động, phức tạp, nhu câu vật chất ngày càng cao, yêu cầu
hưởng thụ ngày càng nhiều nến người ta cần tiền. Cả một xã hội đua nhau chạy theo đồng tiền,
tính toán giành giật để kiếm được nhiều tiền, và quan hệ giữa người và người cũng dựa trên
tiền bạc mà quyết định.
1.1.1.2.Tình hình văn học
Giai đoạn này có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp du nhập văn hóa phương Tây, nhất
là văn học Pháp, để thay thế văn hóa cổ truyền của dân tộc ta. Ta phản kháng lại sự xâm nhập
nô dịch để bảo vệ nền văn hóa dân tộc nhưng đồng thời có ý thức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc cái
mới theo hướng hiện đại. Những truyện dịch từ Pháp, từ Trung Quốc được đăng báo hay in
thành sách là món ăn tinh thần của lớp công chúng thị dân. Bên cạnh nhà nho là lực lượng sáng
tác chủ yếu ữước đây, giờ xuất hiện một lực lượng sáng tác mới. Văn học mới và văn học cũ
cùng xuất hiện trên báo chí, nhưng văn học cũ mà căn bản là sản phẩm của xã hội phong kiến
không còn thích hợp, công chúng thành thị đông đảo đã bỏ tiền ra nuôi sống báo chí, nuôi sống
người cầm bút nên trỏ thành lực lượng chi phối sự phát triển của văn học.
Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm văn học Trung Quốc và
Nho giáo. Theo quan niệm nho gia, văn là biểu hiện của đạo, văn chương là phương tiện truyền
đạt đạo ly thánh hiền nêu gương sáng đạo đức để giáo hóa. Vì vậy văn nhân vẫn gần với thánh
hiền, hơn là nghệ sĩ. Văn không tách khỏi triết - sử. Với quan niệm nay, viết văn không thể
không quan sát, nhận thức, miêu tả, phản ánh thực tế nhưng các nhà nho văn nhân lại không
quan tâm đến thực tế, quan niệm văn chương đạo lý không làm cho văn học chú ý đến con
người thực, cuộc sống thực. Do đó kìm hãm sự phát triển của văn học chân chính. Người ta
trong cuộc sống đua chen cạnh tranh cần sống thực, không thể thỏa mãn với những lời giáo
huấn. Người ta cân hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với đầy đủ những tình tiết, những khía cạnh cụ
thể. Người ta muốn nếm ưải cái có thật, hay có thể có thật. Người ta muốn rút ra những bài học
sinh động của cuộc sống chứ không phải những bài học khô khan giáo điều. Đáp ứng thị hiếu

23


mới ấy, văn học đã thay đổi. Một nền văn học lấy đề tài từ trong cuộc sống bình thường, không
gắn với triết - sử , mà đã tách ra thành nghệ thuật độc lập. Quá trình hiện đại hóa văn học là quá
trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường, người sáng tác phải quan tâm đến sự việc, đến cốt
truyện, đến nhân vật, chú ý đến yêu cầu nhận thức, phản ánh. Quá trình hiện đại hóa còn là quá
trình cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật văn học, những hình tượng nghệ thuật của xã hội cũ
như : vua, quan, thầy đồ, lý trưởng, nông dân, giờ đây giảm dần và xuất hiện ngày càng nhiều
những nhân vật thành thị như: thầy thông, thầy phán, ông thầu khoán, anh học trò, người lao
động, công nhân, cô gái mới...Cuộc sống trong văn học cũng trở nên đa dạng, phức tạp, muôn
màu muôn vẻ như cuộc sống thực. Để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn
thẩm mỹ phải thay đổi theo. Văn học Việt Nam gặp những văn đề chung của văn học thế giới,
bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Một nền văn học mới, dựa vào công chúng thành thị.
Thành thị của ta tồn tại và phát ứiển một tầng lớp trí thức Tây học, biết tiếng Pháp, tiếp xúc với
nền văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp. Do đó họ đã học hỏi rút ra được kinh
nghiệm của ba, bốn thế kỷ văn học thế giới cho sự phát triển của văn học nước nhà. Điều đó đã
giúp nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa theo nhịp độ gấp rút, khẩn trương.
Trước thế kỷ XX, Việt Nam đã có một nền văn học phát triển không cao lắm nhưng khá
phong phú và có tính dân tộc rõ rệt. Đầu thế kỷ XX sự phát triển của kinh tế hàng hóa thị
trường, đã là cơ sở thúc đẩy sự thống nhất dân tộc. Yêu cầu chống Pháp, tình cảm, nguyện
vọng, suy nghĩ của các tầng lớp nhân dân cũng thống nhất lại và cùng thúc đẩy sự thống nhất
dân tộc.
Trong văn học bác học, các nhà nho yêu nước đã dùng văn học làm vũ khí phục vụ cho sự
nghiệp cứu nước và duy tân, các cụ đã quan tâm đến quần chúng nhân dân, vì thế văn học yêu
nước không những có nội dung tiến bộ mà còn góp vào lịch sử phát triển văn học dân tộc
những cách tân đáng kể về mặt nghệ thuật. Một số nhà nho ra thành thị sinh nhai bằng nghề
viết văn đã khai thác những gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở đô thị. Họ
cũng mang vào lịch sử văn học những cách tân đáng kể về nội dung văn học nghệ thuật, về
quan niệm văn học...Đối với bộ phận văn học dân gian, tình cảnh bần cùng khiến người nông

dân phải rời lũy tre làng đến sống ương môi trường thành thị mới mẻ. Nếu trước đây họ đã từng
dùng câu hò, câu ca kể nỗi khổ, tố cáo những áp bức bất công của bọn lý trưởng, cường hào,
bọn xâm lược thì nay họ dùng chúng kể nỗi uất ức của người công nhân, người lính mộ làm bia
24


đỡ đạn, những tầng lớp lao khổ của xã hội mới. Bộ phận văn học trào phúng nhằm vào bọn
thống trị mới cũng thống nhất với văn học yêu nước. Ba dòng văn học đã gặp gỡ nhau ở nội
dung tố cáo hiện thực, khích lệ lòng yêu nước làm nền tảng cho văn học dân tộc của thế kỷ XX.
Lớp nhà nho ra thành thị có dịp đi đây đi đó, thấy được nhiều cái mới không chỉ ở nước
mình mà còn nhiều nước khác. Họ thấy được cái lạc hậu, bảo thủ, cái yếu của mình, tiêu biểu
như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu...Họ có ý thức giành lại quyền làm chủ
đất nước mà lẽ ra giai cấp tư sản phải làm. Với sự tín nhiệm của xã hội và khả năng văn hóa
các nhà nho đã đảm đương vai trò lịch sử vẻ vang trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ
XX. Phan Bội Châu xuất dương kêu gọi bạo động chống Pháp. Phan Chu Trinh từ quan sang
Nhật tranh luận về đường lối cứu nước với Phan Bội Châu, ráo riết vận động chống hủ tục, mở
trường học, lập hội đoàn, đề xướng dân chủ...Hai xu hướng ôn hòa và kịch liệt có ý kiến xung
khắc về đường lối cứu nước nhưng lại có chỗ gặp nhau là khai dân trí, chấn hưng dân khí, bồi
dưỡng nhân tài. Trên mảnh đất chung đó, trường Đông Kinh nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà
yêu nước có tài viết văn, cho ra đời hàng loạt tác phẩm yêu nước và cách mạng. Đông Kinh
nghĩa thục đã kết thúc văn học cổ, mở đường cho văn học đi vào thời đại mới. Tuy nhiên
những sáng tác giai đoạn nay chỉ là những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa
cao. Một trong vài ba người tiêu biểu cho văn học những năm đầu thế kỷ XX là cây bút "dậy
sóng" Phan Bội Châu. Giữa những ngày đau thương của đất nước, ba tiếng Phan Bội Châu đã
trở thành niềm tin, hy vọng và tự hào. Phan Bội Châu không chỉ là lãnh tụ cách mạng của một
thời mà còn là nhà văn, nhà thơ ưu tú của dân tộc. Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của thơ
ca cách mạng đầu thế kỷ XX.
1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26 - 12 - 1867 ở
làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà

nho nghèo.
Thuở nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, tám tuổi đã thông thạo các loại văn
chương cử tử, mười ba tuổi đi thi ở huyện, đỗ đầu, mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, nên cũng được gọi
là ông đầu xứ San.

25


×