Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

hình mẫu của một người cha trong gia đình qua đánh giá của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.79 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Minh Hoa

HÌNH MẪU CỦA MỘT NGƯỜI CHA
TRONG GIA ĐÌNH QUA ĐÁNH GIÁ CỦA
SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

TP. Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Minh Hoa

HÌNH MẪU CỦA MỘT NGƯỜI CHA
TRONG GIA ĐÌNH QUA ĐÁNH GIÁ CỦA
SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. LÊ XUÂN HỒNG

TP. Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi. Các nội dung và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TP HCM, ngày 20 tháng 9 năm 20013

Tác giả

Lê Thị Minh Hoa

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn các thầy cô khoa Tâm lý- Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của trường và sinh viên Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Nguyễn Tất Thành, cũng như sự động viên ủng hộ của bạn bè
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Lê Xuân Hồng, người thầy đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013.

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................7
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
8. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 10
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................10
1.1.1. Ở nước ngoài ......................................................................................................... 10
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................15
1.2.1. Hình mẫu ............................................................................................................... 15
1.2.2. Hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay . ...................................................... 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢO SÁT HÌNH MẪU NGƯỜI CHA QUA

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ................................................................................. 37
2.1. Thể thức nghiên cứu ..................................................................................................37
2.1.1.Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................................ 37
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ..................................................................................... 37
2.1.3. Cách thức thu thập và xử lý số liệu ....................................................................... 38
2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng. ....................................................................39
2.2.1. Nhận thức của SV về một người cha mẫu mực trong gia đình ............................ 39
2.2.2. Đánh giá của SV về phẩm chất, năng lực tâm lý cần thiết của một người cha trong
gia đình. ........................................................................................................................... 42
2.2.3. Đánh giá của các khách thể về mức độ cần thiết của các nhóm PC, NLTL ......... 46
2.2.4. Đánh giá của SV về những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành hình mẫu người
cha trong gia đình ............................................................................................................ 64
3


2.2.5. Nhận thức của SV về việc chuẩn bị để trở thành một người chamẫu mực trong gia
đình tương lai. ................................................................................................................. 66
2.2.6. So sánh giữa các nhóm điều tra về những yếu tố cần thiết để trở thành một người
cha mẫu mực ................................................................................................................... 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 86

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNVC


: Công nhân viên chức

ĐH

: Đại học

ĐH KHXH &NV

: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐH NTT

: Đại học Nguyễn Tất Thành

ĐTB

Điểm trung bình

NLTL

: Năng lực tâm lý

NXB

: Nhà xuất bản

PC

: Phẩm chất


PC NLTL

: Phẩm chất năng lực tâm lý

PT

: Phổ thông

SV

: Sinh viên

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

THCS

: Trung học cơ sở

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất: Tâm lý học nghiên cứu về gia đình trong đó có trục nghiên cứu về các
mối quan hệ bên trong gia đình tạo nên những đặc trưng tâm lý của mỗi thành viên, bao
gồm những vấn đề mối tình tổ ấm, quan hệ cha mẹ với con cái, quan hệ anh chị em trong
gia đình, vai trò của người cha, vai trò của người mẹ. Trong gia đình quan hệ cha con có ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống tâm lý của các thành viên. Mối quan hệ này góp phần to lớn

trong việc hình thành những biểu tượng về con người với những phẩm chất, năng lực và
chính những biểu tượng đó sẽ chi phối đến cách sống cũng như nhân cách của mỗi thanh
niên khi bước vào đời.
Thứ hai :Theo tác giả Muldworf, “Người phụ nữ trở thành người mẹ thông qua một
quá trình mang tính sinh học, trong khi người đàn ông trở thành người cha thông qua một hệ
thống mang tính biểu tượng do xã hội đặt ra”. Điều này có nghĩa là một phụ nữ trở thành
người mẹ ngay khi vừa mang thai trong khi người đàn ông lại trở thành người cha thông qua
một quá trình tâm lý được quyết định bởi các chuẩn mực văn hóa xã hội.
Như vậy, quá trình trình hình thành phẩm chất nhân cách cho con cái nói chung và
cho sinh viên nói riêng cần phải dựa vào những hình mẫu cụ thể, sống động, biểu hiện
những tư tưởng và giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc và thời đại.
Hình mẫu người cha trong gia đình là mô hình về người cha với những đặc trưng phù
hợp với một giai đoạn lịch sử nhất định; đây là sự mẫu mực cho sự định hướng hành động
và giá trị của thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Thứ ba: Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu hình mẫu người mẹ, người phụ nữ
đã có nhiều, trong khi hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay rất ít.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay qua
đánh giá của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giúp
sinh viên tìm cho mình mẫu hình người cha trong gia đình với những phẩm chất tốt đẹp là
cấp bách.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu : “ Hình mẫu của một
người cha trong gia đình qua đánh giá của sinh viên một số trường Đại học tại thành
phố Hồ Chí Minh”.

6


2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá của sinh viên của một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh về hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp sinh

viên tìm ra hình ảnh người cha trong gia đình hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, lý
tưởng, phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay.
Kết quả của đề tài này cũng góp phần giúp các bạn sinh viên trau dồi và hoàn thiện
bản thân, hướng tới mẫu hình người cha lý tưởng với các phẩm chất, nhân cách tốt đẹp.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận có liên quan đến hình mẫu người cha trong gia đình
hiện nay qua đánh giá của sinh viên một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát thực trạng quan điểm đánh giá của sinh viên về những phẩm chất tốt đẹp
của người cha trong gia đình .
- Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên tìm ra hình mẫu người cha trong gia đình
lý tưởng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay qua đánh giá
của sinh viên Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh .

5. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên đánh giá cao các phẩm chất hiện đại của người cha trong gia đình .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của SV gồm có: Nhận thức của SV,
hoàn cảnh môi trường sống, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người cha.
Nghiên cứu được thực trạng hình mẫu người cha trong gia đình qua đánh giá của
sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tìm ra được những giải pháp giúp sinh viên tìm
được hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay với những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời
giúp để sinh sinh viên hướng tới và cố gắng trau dồi và hoàn thiện bản thân.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay qua đánh
7


giá của sinh viên một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh, ở các khía cạnh:
- Những biểu hiện phẩm chất của người cha trong gia đình hiện nay
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của sinh viên về hình mẫu người cha trong
gia đình hiện nay.
- Đề ra một số biện pháp giúp sinh viên hình thành hình mẫu người cha tốt trong gia
đình.
6.2. Khách thể
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 300 sinh viên ở 2 trường Đại học tại Thành phố Hồ
Chí Minh:
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (khối tự nhiên).
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (khối xã hội).

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc: Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài
ta sẽ tìm hiểu hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay ở trên 2 mặt: Biểu hiện của phẩm
chất người cha, yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của sinh viên.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn: Đánh giá của sinh viên về hình mẫu người cha trong gia
đình hiện nay xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được
những vấn đề của thực tiễn đề ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách, tạp chí chuyên
ngành, các thông tin … có liên quan đến đề tài.
- Hệ thống hóa những tài liệu nói trên để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài này, nhằm tìm hiểu về sự biểu hiện của những
phẩm chất người cha trong gia đình, các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của sinh viên.
Các giai đoạn xây dựng công cụ cho đề tài như sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi mở để thu thập ý kiến
- Giai đoạn 2: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và ý kiến thu được từ bảng hỏi mở
của giai đoạn 1, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi làm công cụ nghiên cứu chính thức
8


của đề tài.
- Giai đoạn 3: Lấy ý kiến của một số chuyên gia và tổng kết ý kiến góp ý của chuyên
gia để hoàn thiện bảng hỏi.
- Giai đoạn 4: Phát phiếu để thu thập dữ liệu cho đề tài.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với một số sinh viên trong số khách thể có
tham gia trả lời trên bảng hỏi để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề cần nghiên cứu.
7.2.2.4. Phương pháp toán thống kê
Dùng phương pháp thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
định lượng chính xác cho từng nội dung, tăng tính thuyết phục của đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.

8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Về mặt lý luận: Dựa trên việc tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận của tâm lý
học hiện đại về hình mẫu người cha trong gia đình với những phẩm chất tâm lý nói chung
và tìm ra những phẩm chất tâm lý cơ bản của một người cha trong gia đình hiện nay.
8.2. Về thực tiễn: Dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn sẽ định hình được những phẩm
chất cơ bản thiết cho một người cha trong gia đình phù hợp với thời đại.

9



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người cha là đề tài được các ngành tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, y khoa
trong và ngoài nước nghiên cứu trên những bình diện khác nhau.
1.1.1. Ở nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, Arixtot (384-322TCN) triết gia Hy lạp đã đưa ra quan niệm về “
phẩm hạnh” của giới thượng đẳng. Đức hạnh theo tiếng Hy Lạp thường được viết là “aretè”chỉ sự ưu tú của tính cách. Thực chất, đức hạnh chính là một nét tính cách, nhờ nó chúng ta
có thể đánh giá hay ca ngợi được con người, ví dụ: lòng dũng cảm, tính kiên nhẫn, lòng vị
tha, sự làm chủ được bản thân và tính công bằng… Người có phẩm hạnh sẽ thu hút, điều
khiển được người khác.
Ở các nước phương Tây, vào khoảng năm 1800, vai trò làm cha và làm mẹ được tách
ra riêng biệt. Mô hình người cha ở giai đoạn này là người chủ trong gia đình với trọng trách
bảo vệ an ninh, giám sát tình trạng đạo đức và cung cấp phương tiện vật chất cho gia đình.
Các bà mẹ có vai trò liên hệ gần gũi và nuôi nấng con cái. Chính sự phân chia vai trò cha
mẹ theo kiểu này khiến trong một thời gian dài mọi người và xã hội có quan niệm vai trò
người cha là không cần thiết trong sự phát triển của một đứa trẻ [43].
Các công trình nghiên cứu về người cha trong gia đình xuất hiện nhiều từ những năm
1960. Đó là giai đoạn người phụ nữ xuất hiện nhiều hơn ngoài xã hội và cơ hội thành công
nhiều hơn là ở nhà chăm sóc con cái. Điều này đòi hỏi người cha phải dành nhiều thời gian
hơn cho con trẻ. Chính sự chuyển đổi đó đòi hỏi các bậc làm cha thời đại ngày nay cần phải
có đó là phải trực tiếp và thành thạo hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Qua đến thập niên 1970, những nghiên cứu về gia đình làm nổi bật những ảnh hưởng
nghiêm trọng về sự thiếu vắng hay ít liên hệ và sự gần gũi của người cha đối với sự phát
triển của con. Các nhà nghiên cứu cho rằng thiếu vắng người cha đã làm thay đổi hẳn cách
người mẹ tạo lập và phát triển quan hệ với con cái. Các công trình nghiên cứu còn khám phá
thêm về vai trò của người cha quan trọng và cần thiết hơn cả sự tiên đoán trước đó của các
chuyên gia chuyên về sự tăng trưởng và phát triển của con cái. Thời gian người cha hiện
diện trong gia đình và những tương giao tích cực với con cái sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự

phát triển các giác quan, cách giao tiếp và cá tính của con [42].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về người cha trong gia đình, thường nghiên
10


cứu về tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của người cha đối với sự phát triển con cái, vị trí vai
trò của người cha trong gia đình. Có thể kể một số các nghiên cứu như:
Trong gia đình có sự phân chia các vai trò một cách rõ rệt, phần lớn chức năng
phương tiện do người cha thực hiện, còn phần lớn chức năng biểu hiện do người mẹ thực
hiện” (Philip Slater, 1961). Những biến đổi trong vai trò của nam và nữ giới gắn liền với sự
tăng lên của lực lượng lao động nữ trong xã hội đã dẫn đến những quan niệm mới về vai trò
của người cha trong gia đình. Phân tích các bài báo trên các tạp chí phổ thông xuất bản ở
Mỹ từ 1900 đến 1989, Maxine P. Atkinson và Stephen P. Blackwelder thấy rằng vai trò
người cha trong thế kỷ qua đã dao động giữa hai cực: Người cha là người cung cấp nguồn
sống (providers) và người cha là người nuôi dưỡng (nuturers). Các nhà nghiên cứu tập trung
vào ý nghĩa của người cha trong sự phát triển của con cái từ quan điểm tâm lý xã hội (Lynn,
1974; Biller, 1971; Lamb, 1976).
Tầm quan trọng của người cha trong sự phát triển lành mạnh của trẻ em, Jeffrey,
Wilcox, W.Bradford (2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy với những trẻ có cha chăm sóc sẽ
phát triển tốt hơn về trí thông minh, nhận thức, giáo dục, hành vi xã hội lành mạnh.
“Vai trò của người cha trong sự phát triển của trẻ” (John Wiley& Sons, Lamb, ME
1997). Các tác giả đã làm rõ mức độ và ý nghĩa của người cha tham gia trực tiếp trong việc
nuôi dạy con cái, người cha trong bối cảnh gia đình có cuộc hôn nhân chất lượng và hôn
nhân có xung độ. Sự phát triển và tầm quan trọng của mối quan hệ cha – con trong gia đình,
ảnh hưởng của ly hôn đối với người cha và con, gia đình có bạo lực, gia đình đồng tính…
“Tình trạng thiếu kiến thức làm cha”, Trung tâm nghiên cứu người cha, trẻ em và gia
đình Well-Being (CRFCFW) tại Đại học Columbia ở thành phố New York (2011). Theo đó,
kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật vấn đề tình trạng thiếu kiến thức làm cha đã ảnh hưởng
đến tâm- sinh lý và quá trình phát triển của con cái như thế nào.
Một nghiên cứu khác về “Những ảnh hưởng của Cha” (Sarah Allen, Kerry Daly, Đại

học Guelph). Kết quả cho thấy người cha có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của
con cái.
Trong cuốn sách “ Nước Mỹ không cha”, tác giả David Blankenhorn cho rằng : “
Các xã hội có tỷ lệ ly hôn cao phải đương đầu không những với việc nhiều con cái mất đi
người cha, mà còn cả sự sói mòn của quan niệm về vai trò làm cha với nhiều hậu quả nguy
hại”,
Jean Le Camus, người có nhiều nghiên cứu về gia đình, trong đó ông đã viết 2 cách
11


sách về người cha. Ông đã mô tả sự tiến hóa của cha trong cuốn sách “ Vai trò thực sự của
người cha”.“ Làm thế nào để là một người cha ngày hôm nay”, là cuốn sách mà trong đó
ông đưa ra 4 mô hình cụ thể của người cha như sau.
• Người cha truyền thống là người cha có những đặc điểm như: Chủ yếu lo kinh tế
cho gia đình; bảo đảm an ninh; nhưng không trực tiếp nuôi dạy con cái.
• Người cha ôm ấp là người cha: Quá yêu thương; trìu chuộng; bao bọc; đáp ứng
mọi yêu cầu của con.
• Người cha tượng trưng, có các đặc điểm như:
Đó là người cha giống như người ở trọ; đi làm về vẫn có mặt trong bữa cơm; nhưng
không tham gia vào những việc xảy ra trong gia đình.
Người cha yêu thương con nhưng không bao giờ bày tỏ; con cái không được cha
khuyên bảo, hướng dẫn.
Người cha không có trách nhiệm thể hiện ở những đặc điểm như: Không cung cấp
kinh tế, vật chất cho vợ con; không quan tâm đến việc nuôi dạy con cái.
Người cha đi làm ăn, công tác xa, dài ngày : Ít khi gặp con; ít khi hoặc không có cơ
hội để bày tỏ tình cảm; chăm sóc, nuôi dạy con.
• Người cha hiện hữu: Đây là mô hình người cha được xem là mô hình hoàn hảo
hơn người cha truyền thống và người cha ôm ấp con.
Ở Châu Á, trong Nho giáo của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thì quan niệm hình
mẫu người cha cũng là người có chung những phẩm chất của một người quân tử. Đó là

người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, lấy chữ “đức” làm trọng, lòng dạ ngay thẳng,
đức độ khoan dung. Người quân tử ấy còn thể hiện ở tam cương : Giữa cha và con có tình
thân ái (phụ tử hữu thân). Giữa vua và tôi có tình nghĩa (quân thần hữu nghĩa). Giữa chồng
và vợ có sự phân biệt (phu phụ hữu biệt). Giữa anh và em có thứ tự (trưởng ấu hữu tự). Giữa
bạn bè có niềm tin cậy (bằng hữu hữu tín).
Theo Nho giáo, bất cứ ai cũng phải tu thân, tề gia, rồi mới mong trị quốc, bình thiên
hạ được (Kinh Thư). Người đàn ông phải hết sức coi trọng việc tu thân để lập thân, lập
nghiệp rồi lập gia đình không chỉ để nối dõi mà còn nối nghiệp tổ tông sao cho “ con hơn
cha là nhà có phúc”. Do vậy, khi giáo dục con trai các gia đình theo mô hình truyền thống
luôn đặt người con trai vào vai trò mà người đó phải đảm nhiệm : Làm chồng, làm cha làm
gia trưởng, vào trách nhiệm mà người con trai phải thực thi: “Tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ”.[44]
12


KhổngTử (trong luận ngữ học, nhi học) đã nói: “Cha ra cha”, tức là “lúc sống có chí
hướng đúng cho con cái trông vào, lúc chết để lại hành vi tốt cho con cháu noi theo”. Đó là
hình mẫu người cha với các phẩm chất như: Hiếu với cha mẹ, có chí hướng đúng, sống có
nhân, có nghĩa, phải thương yêu vợ; phải yêu thương, khoan dung với con cái… và tất cả
chuyển dịch thành lễ, phong cách hành vi của cá nhân, hình thành nên nền nếp, gia phong.
Lễ Ký cho rằng muốn sống cho hay cho phải, mọi người phải biết cách cư xử cho
đúng ngôi, đúng vị của mình. Vua phải phân, thần phải trung. Cha phải khoan từ. Con phải
hiếu thảo. Anh phải hẳn hoi, em phải kính thuận. Chồng phải đường hoàng, vợ phải nhu
thuận. Người lớn phải thi ân, người nhỏ phải vâng phục.
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo luật cổ Việt nam, người cha là chủ gia đình, có uy thế rất mạnh, có quyền định
đoạt hết mọi việc liên quan tới mọi người trong nhà. Người cha chỉ xếp sau vua và sư.
Quyền đó gọi là “phụ quyền”. Phụ quyền rất rộng còn được gọi là “quyền gia trưởng”.
Trước hết, người gia trưởng có quyền sở hữu và quản lý tài sản của mình. Vợ con
phải làm lụng cho gia đình chung, không ai được giữ lợi riêng (nếu ai giữ của riêng không

được phép người gia trưởng, cổ luật ghép cho tội ăn cắp). Người gia trưởng còn có quyền
hạn tuyệt đối đối với các thành viên trong gia đình. Có quyền bắt vợ con đi làm thuê hay
đem đi bán.
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn của Nho Giáo về vai trò, vị trí cũng như các phẩm
chất mà người cha trong gia đình cần phải có. Các giá trị như: Trung, hiếu, nghĩa, nhân
được tiếp nhận và biến hóa. Các mối quan hệ cặp đôi: Cha- mẹ, cha mẹ - con cái luôn được
vận dụng một cách hợp lý, hợp tình trong định hướng giá trị hành động trong các mối quan
hệ. Đồng thời tạo nên linh hồn sống của gia đình, định hướng ý chí hoàn thiện nhân cách và
bản lĩnh để người đàn ông đạt được “ người làm cha”. Người cha có trách nhiệm giáo dục
con bằng sự nghiêm khắc. Vai trò làm cha trong truyền thống dân tộc (người Kinh) là nam
giới việc giáo dục được tách hẳn so với giáo dục nữ giới ( ăn, ở, học hành …), việc chăm
sóc con cái là của người mẹ. Khi dạy dỗ con, người cha thường nghiêm khắc, ít nói, công
bằng và dứt khoát hơn người phụ nữ. Tình yêu thương con của người cha thường để trong
lòng, giữa cha con có một khoảng cách nhất định để duy trì tôn ti trật tự trong gia đình.
Trong truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam, người cha ít gần gũi con, hay vắng nhà vì
nhiều lý do (đi phu, đi lính, chiến tranh, làm ăn xa…).
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, việc giáo dục con cái được ghi thành gia
13


huấn và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, chẳng hạn như "Bảo kính cảnh giới" của
Nguyễn Trãi, "Huấn đồng thi tập" của Phùng Khắc Khoan,"Minh đạo gia huấn" của Trình
Minh Đạo, "Ngũ huấn tự quốc âm" của Hoàng Tông Khuê [20, tr. 18]. Gia huấn là những
lời khuyên bảo, xuất phát từ tình cảm ruột thịt giữa cha với con, anh với em về cách suy
nghĩ, kinh nghiệm riêng và những tấm gương của ông cha, tổ tiên, nhắc nhở con cháu cố
gắng giữ nếp nhà, kinh nghiệm đối nhân xử thế trong gia đình, gia tộc, làng xã. Sách c̣òn
dạy về nhiệm vụ hiếu thảo, lòng kính trọng của con cái đối với cha mẹ, về sự hòa thuận vợ
chồng, anh em, bạn bè, nhắc nhở mọi người phải thực hiện việc trung, việc hiếu, việc thiện,
tránh xa điều ác, điều tà... Sách c̣òn khuyên bảo và nhắc nhở con trai, phải có trách nhiệm
học tập, để làm rạng danh gia đình, để nối dõi tông đường; nhắc nhở con gái, phải học việc

tề gia nội trợ, siêng năng, chăm chỉ, dâu hiền, con thảo.[44]
Trong tiểu luận của Nguyễn Vinh :“Mối quan hệ cha con - Người cha trong tâm trí
trẻ em”, hình ảnh người cha tốt trong tâm trí trẻ được trẻ lựa chọn đó là người có những
phẩm chất: Gương mẫu, mẫu mực, quan tâm, có trách nhiệm với gia đình vợ con, khuyên
bảo nhẹ nhàng điều hay lẽ phải, xấu tốt rõ ràng, khen chê, vui vẻ, hoà nhã, chăm làm, dễ
tính.
Bài viết của Nguyễn ĐứcThạc: “ Góp phần nhận diện hình mẫu người cha trong gia
đình Việt Nam hôm nay”(tạp chí TLH số 66/2004), tác giả đã nêu lên một số phẩm chất tốt
của người cha trong Nho Giáo, trong chiến tranh và hiện tại.
Bài viết khác của Văn Thị Kim Cúc (tạp chí TLH 2000), “Vai trò của người cha”,
tác giả đã lược qua vài nét các kết quả nghiên cứu tâm lý ở trong và ngoài nước về vai trò và
sự ảnh hưởng của người cha đối với con cái. Bài viết góp phần nhằm kêu gọi xã hội cần
nghiên cứu nhiều hơn về hình mẫu người cha trong hiện tại với: Lối sống, thái độ, cách thức
ứng xử trong gia đình, quan hệ liên nhân cách, chăm sóc, giáo dục con cái và ảnh hưởng của
người cha tới sự phát triển của con như thế nào?.
Trong bài viết : “ Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ con của người cha” của
Mai Huy Bích, tác giả lược qua các lý thuyết Xã hội học của Mỹ và Phương Tây về vai trò
của người cha. Theo đó sự khác biệt lớn giữa vai trò làm cha với vai trò làm mẹ là ở chỗ:
Người phụ nữ làm mẹ mang tính sinh học, còn người cha thì sự gắn bó với con là do học hỏi
xã hội mà có. Một khác biệt nữa là: Vai trò làm cha đối với con cái không trực tiếp mà qua
trung gian đó là người mẹ. Người mẹ có mức đầu tư cho cái cao hơn người cha kể cả trường

14


hợp gia đình có xung đột hay ly hôn, trong khi đó mức độ đầu tư cho con cái của người làm
cha lại phụ thuộc vào mức độ quan hệ với người vợ.
Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khắc họa hình ảnh người cha từ
truyền thống đến hiện đại. Qua đó, các tác giả đã nêu lên được tầm quan trọng và ảnh hưởng
của người cha đối với sự phát triển của con cái, gia đình và xã hội.


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hình mẫu
1.2.1.1. Khái niệm hình mẫu
Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Thành Ý chủ biên (704) định nghĩa “hình mẫu” là
cái được chọn dùng làm mẫu để phỏng theo (noi theo). Ví dụ: Hình mẫu người phụ nữ trong
gia đình, mẫu người thanh niên trong giai đoạn mới…[ 36].
Theo từ điển tiếng Anh Oxford Stutet,s “Hình mẫu” là một hình ảnh hoàn chỉnh, mẫu
mực, hấp dẫn về một mục đích nào đó mà người ta muốn vươn tới. Hình mẫu có thể là
người, là đồ vật hay là một vật thể nào đó.
Trong khoa học xã hội, từ này dùng để miêu tả tập hợp các kinh nghiệm, các ý tưởng,
và các giá trị mà nó ảnh hưởng tới phương cách để một cá nhân nhận thức thực tế và trả lời
cho nhận thức đó (từ điển Wikipedia).
Nghĩa trong thiết kế: Danh từ này được dùng để chỉ một dạng thức hay một mô hình
để dựa vào đó mà thiết kế.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy hình mẫu có thể là con người, một đồ vật,
hoặc một vật thể.
Để xây dựng khái niệm công cụ cho đề tài, người nghiên cứu thấy có 2 vấn đề cần
phải làm rõ là:
Thứ nhất: Hình mẫu là những đối tượng nào ?. Câu hỏi này nói lên sự khác biệt giữa
hình mẫu là con người và hình mẫu là một đồ vật, vật thể. Đồng thời, hình mẫu là con người
thì có sự khác biệt với người bình thường và sự khác nhau về thái độ, nhận thức, tình cảm
của người hâm mộ đối với hình mẫu của mình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Hình mẫu người cha trong gia đình qua
đánh giá của sinh viên một số trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh”. Vì thế hình mẫu
được nói tới trong đề tài là con người. Do đó, các đối tượng khác là hình mẫu sẽ không
được đề cập tới.
15



Thứ hai: Vì sao một người lại được chọn là hình mẫu?.
Ở trong bất cứ xã hội nào, ở bất kỳ tầng lớp giai cấp nào và ở bất kỳ hoàn cảnh nào,
con người luôn muốn mình trở nên tốt đẹp hơn ngày hôm qua và hoàn hảo hơn ở ngày mai.
Để chạm được đến cái đích đó, ý thức của mỗi con người là tự hoạt động và lựa chọn cho
mình một hình mẫu hay nhiều hình mẫu để ngưỡng mộ, để noi theo và để làm đích phấn đấu
[40]. Trong cuộc đời mỗi người, dường như ai cũng có một hình mẫu nào đó để ngưỡng mộ,
để theo đuổi. Mỗi thế hệ có những hình mẫu riêng để làm động lực phấn đấu và hoàn thiện
bản thân.
Để trở thành hình mẫu của ai đó thì hình mẫu phải có những phẩm chất năng lực đặc
biệt. Nói cách khác là hình mẫu thì phải có những đặc điểm nổi bật. Chính những đặc điểm
này sẽ gây được sự chú ý, chiếm được tình cảm của con người và tạo nên sự khác biệt giữa
hình mẫu và người bình thường.
Từ phân tích những sự khác biệt trên, có thể đưa ra khái niệm về hình mẫu theo
hướng nghiên cứu của đề tài là: Hình mẫu là hình ảnh về một con người có một hay nhiều
đặc điểm nổi trội nào đó. Cá nhân hay cộng đồng, tập thể chọn hình mẫu để làm mẫu noi
theo. Vì thế hình mẫu có ảnh hưởng và chi phối đến hoạt động, học tập, hình thành
thành và phát triển nhân cách của người chọn (người hâm mộ).
1.2.1.2. Đặc điểm của hình mẫu
Đối với hình mẫu là con người thì đặc điểm thứ nhất là luôn có tính lịch sử. Nghĩa là
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những mẫu hình khác nhau với những đặc điểm
phù hợp với yêu cầu của xã hội, với tiêu chí, đạo đức, hay vai trò, chức năng mà hình mẫu
đó đảm nhiệm. Có những giá trị bất biến mà hình mẫu thời đại nào cũng cần có như: Yêu
nước, lòng nhân hậu, cao thượng, sống có trách nhiệm... Tuy nhiên với từng lứa tuổi, từng
giai đoạn nhất định, hình mẫu sẽ có thêm những yếu tố mới cho phù hợp.
Hình mẫu có thể là con người thật, hay những nhân vật được hư cấu trong các tác
phẩm văn học nghệ thuật, phim, truyện…hoặc hình mẫu cũng có thể là các nhân vật anh
hùng trong lịch sử.
Mỗi cá nhân, hay tập thể, cộng đồng sẽ xây dựng cho mình những hình mẫu khác
nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhận thức, tình cảm, độ tuổi của người hâm mộ giai đoạn phát
triển của xã hội, sự giáo dục định hướng của gia đình và xã hội, phương tiện thông tin đại

chúng …
Trong những năm tháng đầu đời, chúng ta sống chủ yếu sống trong khung cảnh của
16


gia đình. Những tình cảm, những hành động, tác phong, cách sống, cách ứng xử… của cha
mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới con cái. Vì thế, hình mẫu đầu tiên của chúng ta chính là cha, mẹ
mình. Cha mẹ là những “hình mẫu” được con yêu mến và lấy đó làm khuôn mẫu, làm tấm
gương để học tập, noi theo trong quá trình hình thành, phát triển những kỹ năng sống, phát
triển nhân cách của mình.
Hình mẫu là nhân vật được con người lựa chọn thường có những phẩm hạnh, phẩm
chất đạo đức; là những người giỏi về lĩnh vực nào đó. Hay nói cách khác hình mẫu phải có
những năng lực, phẩm chất nhất định.
Về năng lực: Những người được chọn là hình mẫu thường là những người thành
công ở lĩnh vực chuyên môn nào đó. Hình mẫu có thể là những chính trị gia, nhà văn, nhà
thơ, ca sĩ, nghệ sĩ, chiến sĩ, anh hùng dân tộc, là cha mẹ, thầy cô, ông bà, bạn bè, hay một
nhân vật trong văn học, phim ảnh, nhân vật điển hình trong cuộc sống thường ngày…Hình
mẫu thường là những người thành công trong sự nghiệp, có thể làm được những việc mà
người bình thường chưa thể hoặc không thể làm được. Để đạt được những thành công ấy,
hình mẫu phải là nhân vật có những phẩm chất như: Sống có mục đích, có trình độ văn hóa,
kiến thức, biết cách tổ chức cuộc sống, có khả năng giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn trắc
trở, chịu thương chịu khó, có lòng nhân ái, nhiệt tình, độc lập trong suy nghĩ, hành
động…Hình mẫu là những nhân vật có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Hơn thế
nữa, hình mẫu là người luôn sáng tạo, không hoặc ít khi chịu bị gò bó trong khuôn khổ.
Chính vì thế, những nhân vật được chọn là hình mẫu sẽ được sự quan tâm, yêu mến, hâm
mộ của người chọn và có sức ảnh hưởng đến người khác .
Về phẩm chất: Là hình mẫu thì cần phải có những phẩm chất ý chí như: Quyết đoán,
dũng cảm, nghị lực, biết vượt qua nghịch cảnh để đạt được mục đích và thành công. Các
quyết định của hình mẫu thường được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng, vì thế hình mẫu
thường là những người thành công trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, các phẩm chất như: Cá tính, bản lĩnh, kiên nhẫn, sống có đạo đức, có
trách nhiệm đã tạo nên hình mẫu là nhân vật đặc biệt, tạo được dấu ấn và phong cách
riêng…
Hình mẫu chiếm một ví trí quan trọng và có sự chi phối nhất định đến đời sống và sự
hình thành nhân cách của người hâm mộ. Sự chi phối đó biểu hiện qua việc lựa chọn hình
mẫu, thể hiện qua 3 mặt nhận thức, tình cảm và hành vi.
Về nhận thức: Biểu hiện đầu tiên của người hâm mộ là luôn chú ý đến hình mẫu và
17


mong muốn được như hình mẫu. Với những phẩm chất tích cực, gương mẫu, lối sống đẹp
hình mẫu luôn được người hâm mộ lưu giữ trong tâm trí và tạo nên những cảm xúc mạnh, vì
thế sự ghi nhớ diễn ra nhanh chóng.
Không những thế, người hâm mộ còn xây dựng cho mình biểu tượng hình mẫu khá
hoàn chỉnh và đạt đến lý tưởng từ trí tưởng tượng, từ những đặc điểm tốt đẹp của hình mẫu,
những dấu ấn để lại trong lòng người hâm mộ. Hình mẫu lý tưởng thì bao giờ cũng đẹp và
hoàn thiện hơn so với hiện thực.
Về hành vi: Hình mẫu có tác dụng lôi cuốn, động viên, khuyến khích con người
vươn tới ước mơ, vượt qua nghịch cảnh, khó khăn thử thách của cuộc sống. Hình mẫu còn
là tấm gương sáng để người chọn phấn đấu thực hiện ước mơ …Hình mẫu còn chi phối đến
lối sống, sự phát triển và hình thành nhân cách của con người. Hình mẫu cũng là những đề
tài để phát triển văn học nghệ thuật, phim ảnh…. Khi ai đó quá tôn thờ hình mẫu nào đó thì
hình mẫu đó trở thành thần tượng.
Về mặt tình cảm: Tình cảm là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ yêu mến hình
mẫu của người hâm mộ. Khi đã chọn ai là hình mẫu cho mình thì người hâm mộ thường
dành cho hình mẫu những tình cảm đặc biệt. Tình cảm này thể hiện ở nhiều cung bậc cảm
xúc như: Mong muốn được gặp hình mẫu, niềm vui khi được gặp gỡ trao đổi, chia sẻ với
hình mẫu của mình. Khi nghe, biết được ai đó khen ngợi, hay nói những điều tốt đẹp về
hình mẫu của mình người hâm mộ cảm thấy tự hào, sung sướng. Đặc biệt, nếu có người
chọn hình mẫu giống mình thì người hâm mộ càng sung sướng và tự hào hơn. Cũng chính vì

thế người hâm mộ sẽ thất vọng, đau khổ nếu chứng kiến, biết hay nghe thấy những hành vi,
cử chỉ, hành động không tốt, không tương xứng của hình mẫu với tình cảm, lòng ngưỡng
mộ, lòng tin của mình. Nhất là khi hình mẫu ấy lại là người thân. Khi ấy sự kính trọng, yêu
mến, thậm chí cả niềm tin và phương hướng cuộc sống sẽ sụp đổ, nếu hình mẫu đó là cha,
mẹ, ông bà, thầy cô….
Tình cảm và sự quan tâm dành cho hình mẫu còn biểu hiện ra bên ngoài qua những
hành vi của người hâm mộ như: Tìm kiếm thông tin, hình ảnh, tư liệu, tìm cách liên lạc,
theo dõi những hoạt động, cùng tham gia hoạt động chung, chia sẻ cảm nhận với người
xung quanh. Thậm chí sẵn sàng tranh luận và hành động để bảo vệ hình mẫu của mình.
Khi hình mẫu là người thực, ở gần, thường xuyên được tiếp xúc trao đổi sẽ là chỗ
dựa tinh thần, là điểm tựa là tấm gương để người hâm mộ nhìn vào mà bắt chiếc, học hỏi.
Khi gặp khó khăn, trở ngại hoặc khi phải có những quyết định quan trọng người hâm mộ rất
18


tin tưởng, yên tâm chia sẻ, nhận lời khuyên bảo, những ý kiến, lời động viên, khuyến khích
của hình mẫu...
Người hâm mộ cũng dựa trên những đặc điểm nổi bật, những phẩm chất, năng lực
tạo nên hình mẫu để xây dựng cho mình hình mẫu lý tưởng. Hình mẫu này sẽ là mục tiêu, là
động cơ để người hâm mộ phấn đấu, rèn luyện không ngừng vươn lên lên trong cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy hình mẫu đã giúp người hâm mộ sống có định hướng, khả
năng tự nhận thức, rèn luyện tính cách, định hướng phát triển nghề nghiệp, góp phần hình
thành nên mẫu người lý tưởng .
Bên cạnh những tác động tích cực, hình mẫu cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
như: Khi người hâm mộ đặt niềm tin quá nhiều vào hình mẫu, nếu hình mẫu không như
mình nghĩ sẽ thất vọng, niềm tin sụp đổ. Khi người hâm mộ lệ thuộc vào hình mẫu sẽ có
những hành vi dập khuôn, bắt chiếc một cách mù quáng. Hoặc quá đề cao hình mẫu sẽ dễ
thất vọng, hoặc nếu không thực hiện được mục tiêu hoặc những việc làm giống hình mẫu dễ
mặc cảm, tự ti.
1.2.2. Hình mẫu người cha trong gia đình hiện nay .

Theo người nghiên cứu, hình mẫu người cha trong gia đình có thể hiểu là biểu tượng
về những phẩm chất, năng lực, hình dáng, đặc điểm tính cách người cha trong tâm trí,
trong suy nghĩ, mong ước, nguyện vọng của con cái. Hình mẫu này có được là do sự tiếp
xúc thường ngày của con cái đối với cha mình; do nhận thức; do tác động của giáo dục; do
yêu cầu của xã hội; do sự hiện diện của người cha trong cuộc sống của con; do hoạt động cá
nhân mà hình thành nên.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và ý thức hệ trong
xã hội, vai trò của người cha cũng được xem xét lại. Vai trò của người cha trong gia đình
ngày nay là sự kết hợp giữa người cha truyền thống và người cha mang những nét hiện đại.
1.2.2.1. Khái niệm về gia đình
Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hoá và
xã hội - kinh tế. Gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ- chồng, cha- mẹ, con- cái. Ngoài ra
còn có ông bà và các cháu. Quan hệ hạt nhân quan trọng nhất là quan hệ cha mẹ và con
cái.[8].
Gia đình bao giờ cũng được hình thành bằng một thiết chế hôn nhân, gia đình được
pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ.
Dưới góc độ tâm lý thì gia đình được định nghĩa như sau: Gia đình là một nhóm
19


người nhỏ, có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống tâm-sinh-lý, cùng có chung các
giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định. (trong một số trường
hợp gia đình chỉ có hôn nhân hay huyết thống).
1.2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của gia đình
Gia đình có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Gia đình là một nhóm xã hội (một thiết chế xã hội) nhất thiết phải có hai người trở
lên; có các giới tính thông qua quan hệ hôn nhân; có các quan hệ ruột thịt hoặc huyết thống;
phải có quan hệ tái sản xuất ra con người.
- Các thành viên gắn bó với nhau về đặc điểm (huyết thống) tâm-sinh lý. Thông qua
nếp sống sinh hoạt, truyền thống, phong tục, tập quán con cái mang những dấu ấn tâm lý

của cha, mẹ, ông, bà….trong đời sống tinh thần của mình.
- Các thành viên trong gia đình đều chịu ảnh hưởng của nền văn hoá gia đình.
Cơ cấu gia đình : Là toàn bộ các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
mối quan hệ ruột thịt, quan hệ về mặt tình cảm, quan hệ về mặt đạo đức, quan hệ uy quyền
...
Cơ cấu gia đình chia làm 3 loại quan hệ :
- Quan hệ uy quyền (quyền lực) là : Ai là người quyết định trong gia đình. Gia đình
theo cơ cấu uy quyền là gia đình tôn trọng các giá trị của người đàn ông có quyền lực nhất.
- Quan hệ tương tác trao đổi : Là hình thức trao đổi ứng xử giữa bố mẹ và con cái
trong gia đình thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Trong
kiểu gia đình này mọi vấn đề đều được đối thoại, có sự thoả mãn về hôn nhân rất cao, ít
bệnh tật về tâm lý.
- Quan hệ theo vai trò : Một hệ thống quan hệ và các tương tác giữa các thành viên
trong gia đình theo vai trò nhất định.
1.2.2.3. Chức năng của gia đình
Dưới góc độ tâm lý học và giáo dục gia đình có 5 chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tái sản xuất ra con người.
Đây là chức năng cơ bản, tự nhiên của gia đình, nhằm cung cấp nguồn lao động mới
cho xã hội, đáp ứng và thỏa măn nhu cầu cuộc sống của đôi vợ chồng và các thành viên.
Đối với gia đình Việt Nam truyền thống, chức năng này được đặc biệt đề cao. Gia
đình càng đông con, nhất là đông con trai, thì lực lượng lao động càng lớn và có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc sản xuất, đến các mối quan hệ trong họ, trong làng. Ngoài ra, xét về mặt văn
20


hóa truyền thống, người con trai luôn được đề cao.
Tư tưởng này vẫn luôn tồn tại cho đến nay, thể hiện ở tỷ lệ sinh 111 bé trai/100 bé
gái (Số liệu Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam 2009).
Thứ hai: Chức năng kinh tế của gia đình.
Hoạt động kinh tế là chức năng tự nhiên của mọi gia đình, trong mọi thời đại. Việc

thực hiện chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo điều kiện vật chất, đảm bảo sự tồn tại và
nâng cao chất lượng sống cho các thành viên trong gia đình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội.
Thứ ba: Chức năng tổ chức đời sống gia đình.
Không chỉ là tế bào xã hội, gia đình c̣òn là "tổ ấm tình thương", nơi mà mỗi thành
viên của gia đình được chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm.[30]. Chính trong
gia đình con người mới thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhu cầu khát vọng và những
tâm tư sâu kín, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, đảm bảo hạnh
phúc cho các thành viên. Đó là điều kiện rất quan trọng để mỗi người trong gia đình yên
tâm, phấn khởi, tích cực tham gia lao động, công tác và học tập; người già được chăm sóc;
con trẻ có cơ hội được nuôi dưỡng, rèn luyện, vui chơi giải trí và phát triển năng lực toàn
diện.
Ngày nay, việc người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội làm tăng thêm vai
trò của người phụ nữ, đồng thời vai trò truyền thống của người cha có nhiều thay đổi.
Thứ tư: Chức năng giáo dục của gia đình.
Đồng thời với chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình c̣òn có chức năng giáo
dục thế hệ trẻ. Đây là chức năng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con
người. Có thể nói, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những suy
nghĩ về cuộc sống của mỗi con người đều được hình thành ngay từ trong gia đình.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, sự giáo dục (gia giáo) chủ yếu thiên về giáo
dục đạo đức, giáo dục phẩm hạnh, giáo dục đối nhân xử thế giữa các thành viên trong gia
đình và với họ hàng, làng xóm; có sự phân biệt giữa nam và nữ, mà người có vai tṛò ảnh
hưởng lớn nhất trong giáo dục là người cha. Đối với con trai, các gia đình thường quan tâm
tới việc giáo dục đạo lý theo khuôn mẫu Nho giáo. Luân cương có ngũ luân, đó là năm mối
quan hệ (vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè), trong đó nhấn mạnh ba mối quan hệ
cơ bản nhất (tam cương) là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. Quan hệ cha-con trong gia đình, là
quan hệ trên bảo, dưới nghe; con cái phải noi gương cha ông; phải tuân thủ nghiêm ngặt
21



những quy tắc chuẩn mực của gia giáo. Trong quan hệ vợ-chồng, cư xử với nhau trọng nhất là
hai chữ ḥòa thuận [6, tr. 48]. Trong gia đình ngoài phần chức phận theo giới (nam, nữ), c̣òn
phân quan hệ trên - dưới; danh nghĩa gia trưởng là thuộc về: cha của con, chồng của vợ, anh
của em. Vì thế, gia giáo là công việc của người trên đối với người dưới (theo quan hệ chiều
dọc) trên cơ sở tôn trọng "khoan dung"[44].
Song song với mục đích bảo vệ, dưỡng dục cá nhân, gia đình còn đào tạo nên những
cá nhân, những công dân tốt. Các thành viên trong gia đình phải cùng hợp sức để có cuộc
sống hạnh phúc và có thể khai thác được mọi khả năng của các thành viên, nhằm tiến dần
tới mẫu người lý tưởng…
Gia đình tác động đến sự hình thành tình cảm, tâm lý, hành vi ứng xử văn hóa, tư
cách, phẩm chất của con người. Thế giới quan, nhân sinh quan của cá nhân chủ yếu được
định hình trong quá trình tiếp xúc với môi trường và cộng đồng xã hội. Song nó cũng chịu
sự tác động quan trọng của gia đình, của các thành viên với nhau.
Thứ năm : chức năng chăm sóc sức khỏe của người già
Con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ, ông bà về già. Đây
không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện đạo lý của con cháu trong gia đình.
1.2.2.4. Vai trò, trách nhiệm, tình yêu thương của người cha và sự ảnh hưởng của
nó trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái.
a. Vai trò trách nhiệm, tình yêu thương của người cha và sự ảnh hưởng Theo
Muldworf, “Người phụ nữ trở thành người mẹ thông qua một quá trình mang tính sinh học,
trong khi người đàn ông trở thành người cha thông qua một hệ thống mang tính biểu tượng
do xã hội đặt ra”. Điều này có nghĩa là một phụ nữ trở thành người mẹ ngay khi vừa mang
thai, trong khi người đàn ông lại trở thành người cha thông qua một quá trình tâm lý được
quyết định bởi các chuẩn mực văn hóa xã hội [42].
Trong gia đình, quan hệ cha con được quy định bởi một số yếu tố mang tính quyền
lực của người cha, mà đặc trưng của quyền lực là: .
- Buộc phải phục tùng. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra trách nhiệm của người cha là :
Bảo vệ, hiểu biết, uy quyền, nam tính. Người đàn ông luôn luôn tạo cho mình niềm tin
chuẩn mực làm chỗ dựa cho gia đình. Quyền lực áp đặt của người đàn ông trong gia đình
được củng cố vững chắc thông qua con đường giáo dục tự nhiên trong gia đình.

- Quyền lực mang tính sinh học, giới tính. Quan niệm này đã tồn tại hàng ngàn năm
nay. Người đàn ông với cơ thể to lớn hơn đã tạo nên quyền lực của phái mạnh.
22


- Đứng về góc độ tâm lý : Quá trình xã hội hóa đã tạo nên những nét tâm lý đàn ông
là phải mạnh mẽ, phải quyết đoán, cứng rắn.
- Xét về mặt kinh tế gia đình: Đa phần người đàn ông đều có xu hướng làm kinh tế
kiếm ra tiền. Có thể nói, uy quyền của người cha được tạo dựng từ vai trò làm chủ kinh tế
trong gia đình. “Ai là người đem lại chỗ dựa cho người khác thì người đó có uy quyền”.
- Phẩm chất đạo đức con người cũng làm cho người đàn ông có quyền lực trong gia
đình.
Tất cả các đặc trưng trên thường được thể hiện ở một số phẩm chất cụ thể của người
đàn ông như: Sự dứt khoát, luôn luôn chủ động ; quyết định nhanh chóng, lời nói ngắn gọn,
mệnh lệnh được thi hành ngay tức thời.
Như vậy, mối quan hệ cha con được phát triển và củng cố theo năm tháng, gắn liền
với các trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của người cha. Vì vậy, những phẩm
chất “tốt”, “xấu” của người cha sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách và năng lực của con cái
[30].
Michaux nghiên cứu về trẻ nhận xét: " Hầu hết trẻ em cảm thấy tự hào vì có cha, tức
là có sự bảo vệ của một thứ uy quyền". Uy quyền có mức độ của người cha là một trong
những yếu tố đem lại sự hòa hợp trong gia đình. Sự thiếu hụt của cha hay mẹ đều ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển nhân cách trẻ. Theo G.Robin “ Uy quyền của người cha là then
chốt của sự hòa hợp trong gia đình”. Trường hợp người cha chưa thực hiện đúng quyền lực
của mình, hoặc chưa thực hiện đầy đủ những uy quyền của mình mà xã hội giao phó sẽ làm
ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ [42].
Dựa vào những nghiên cứu của Muldworf, có thể phân chức năng của người cha ra
làm hai loại: chức năng gián tiếp và chức năng trực tiếp.
Chức năng gián tiếp : Người chồng phải mang lại một sự an toàn chắc chắn cho đời
sống lứa đôi. Chức năng của người chồng được thể hiện qua những mối quan hệ giữa hai vợ

chồng, ngoài tình yêu người chồng còn phải có một sự hỗ trợ cho vợ mình. Sự cân bằng về
mặt tâm lý tình cảm của người vợ có thể được củng cố hoặc bị tổn thương bởi mối quan hệ
với người chồng. Do đó, tất cả những sự biến đổi trong tình cảm và cảm xúc của người vợ
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ mẹ – con. Vì vậy, để đời sống tâm lý, tình cảm trẻ
phát triển thì cần phải có sự cân bằng trong mối quan hệ vợ chồng. Hơn nữa, đứa trẻ sẽ tiếp
nhận và nội tâm hóa hình ảnh của người cha không chỉ qua lăng kính của chính bản thân mà
còn qua lăng kính của người mẹ nữa. …Nếu một phụ nữ coi thường chồng mình và hạ thấp
23


×