Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

hình tượng cao mật trong tiểu thuyết mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Thị Hải Yến

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Thị Hải Yến

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Mai Hà Phương

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, tri
thức và cung cấp những tài liệu quan trọng cho em trong thời gian học tập cũng như nghiên
cứu hoàn thành đề tài luận văn cao học của mình.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, Thư viện
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan ban ngành tỉnh Hà Tĩnh: UBND, Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Thư viện tỉnh Hà
Tĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, tài liệu quý giá trong suốt quá trình em
thực hiện đề tài này.
Em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Mai Hà Phương người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo kĩ lưỡng những kiến thức sâu sắc cho
em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đại gia đình, người thân và bạn
bè thân thiết đã luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế do bản thân và các điều kiện khách quan khác. Kính mong nhận được sự cảm thông và
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9, năm 2013
Tác giả

Dương Thị Hải Yến

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Dương Thị Hải Yến

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................7
3. Giới hạn của đề tài ..........................................................................................................7
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...............................................................................................8
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................9
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................12
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................................13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
..................................................................................................................................... 14
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................14
1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................14
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch ...........................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ........................................................................33
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam ..................................................................33

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung bộ ..............................................36

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2001-2011 .......................................................................... 40
2.1. Tổng quan về tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................40
2.1.1. Khái quát về tự nhiên ............................................................................................40
2.1.2. Khái quát về Kinh tế - xã hội ................................................................................41
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh .............................................................45
2.2.1. Vị trí địa lí .............................................................................................................45
2.2.2. Tài nguyên du lịch .................................................................................................45
2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ...............................................................................59
2.2.4. Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội ....................................................................62
2.2.5. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch ....................................................................64
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch Hà Tĩnh .....................................................................66
3


2.3.1. Khái quát chung về họat động du lịch tỉnh Hà Tĩnh .............................................66
2.3.2. Thực trạng du khách ..............................................................................................66
2.3.3. Thực trạng doanh thu du lịch ................................................................................73
2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ..........................................................75
2.3.5. Lao động du lịch ....................................................................................................80
2.3.6. Họat động đầu tư và xúc tiến du lịch ....................................................................82
2.3.7. Các loại hình và sản phẩm du lịch chủ yếu ...........................................................83
2.3.8. Các địa bàn họat động du lịch chủ yếu .................................................................87
2.3.9. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh ..............................93

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................. 96
3.1. Định hướng phát triển du lịch ..................................................................................96

3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng .....................................................................................96
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 ..................................97
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch .............................................................................112
3.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư ......................................................................................112
3.2.2. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .......................................115
3.2.3. Giải pháp về quảng bá và tiếp thị du lịch ............................................................117
3.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ...........................................................................119
2.3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ..............................................................121
3.2.6. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ ............................................121
3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý ...............................................................................122
3.2.8. Giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch .................................................123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 127
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 129

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Ý nghĩa

1

APEC


Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

ASEM

Hội nghị Cấp cao Á – Âu

4

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

5

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

6

DSVH


Di sản Văn hóa

7

EWEC

Hành lang kinh tế Đông – Tây

8

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

GDP

Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội

10

MICE

Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội
thảo), Exhibition (triển lãm)

11


NCPTDL

Nghiên cứu phát triển du lịch

12

PATA

Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương

13

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

14

UNESCO

Tổ chức giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

15

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

16


USTOA

Hiệp hội Du lịch Mỹ

17

VH,TT&DL

Văn hóa - Thể thao và Du lịch

18

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển nhân loại đã ghi nhận du lịch như là một sở thích, một hoạt động
nghỉ ngơi tích cực của con người. Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, ngày
nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở
các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng của nhiều nước. Về mặt văn hóa - xã hội, du lịch cũng góp phần thiết lập mối quan hệ
giao lưu, thắt chặt tình hữu nghị thân ái giữa các quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phát triển du lịch còn
mang lại hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhất là ở những
vùng sâu, vùng xa, bởi nó được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời

sống cho người dân. Chính vì vậy, du lịch đang trở thành một ngành “Công nghiệp không
khói” và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Tỉnh Hà Tĩnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, giàu
truyền thống cách mạng và văn hóa, có diện tích 5.997,2 km2 và dân số đến năm 2011 là
1,22 triệu người. Hà Tĩnh là cửa ngõ của tuyến du lịch “Con đường di sản” miền Trung với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và tiềm năng du lịch đa dạng. Trong thập kỉ gần đây,
được sự đầu tư quan tâm phát triển của các cấp ban ngành có chức năng du lịch Hà Tĩnh
không ngừng gặt hái được những kết quả đáng khen ngợi. Đến nay, toàn tỉnh có 368 di tích
được xếp hạng, trong đó có 72 di tích cấp quốc gia. Hà Tĩnh cũng đã hình thành các khu,
điểm du lịch khá hiện đại, hấp dẫn du khách như: Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Ngã
ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, khu di tích Nguyễn Du,…Theo thống kê của phòng nghiệp
vụ du lịch - Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, tổng lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2013
đạt 516.430 lượt người, tăng 11% so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh thu du lịch của tỉnh
đạt 236.243 triệu đồng tăng 7,8% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhiều hoạt động nhằm
quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tĩnh cũng được chú trọng xúc tiến như: tham gia năm du lịch
Quốc gia đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng 2013, ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh, tổ
chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, in ấn tài liệu du lịch,....

6


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động du lịch - dịch vụ của Hà
Tĩnh so với mặt bằng chung của cả nước còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền quảng bá
du lịch chưa hiệu quả; nguồn nhân lực du lịch trực tiếp và đội ngũ quản lý nhà nước về lĩnh
vực này còn mỏng và năng lực hạn chế, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn
nghèo nàn,…chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch địa phương. Do đó,
chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch cả về chiều rộng và
chiều sâu, lượng du khách đến tham quan, lưu trú và sử dụng dịch vụ chưa nhiều.
Để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch trong những năm tới, Hà Tĩnh phải có những

định hướng và giải pháp đúng đắn hơn hướng tới phát triển bền vững du lịch trên cả 3
phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Là con em được sinh ra và lớn lên trên quê
hương Hà Tĩnh, hơn ai hết, tôi muốn đóng góp sức mình vào sự phát triển của ngành du lịch
địa phương. Vì thế tôi đã chọn đề tài "Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà
Tĩnh" để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2001 - 2011, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch địa
phương đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo các cấp quản lý ở
Hà Tĩnh trong công tác quy hoạch phát triển du lịch, nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng của
lãnh thổ, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Tổng quan một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá thực trạng của ngành du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2011.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020.

3. Giới hạn của đề tài
- Về không gian: toàn bộ tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian:
7


+ Thực trạng du lịch tỉnh Hà Tĩnh: giai đoạn 2001 - 2011.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020.
+ Nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng du lịch địa phương. Trên cơ sở

đó đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch trên quan điểm địa lý học.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền văn minh công nghiệp, ngành du lịch
cũng phát triển khá nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của
nhiều nước trên thế giới hiện nay. Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngành du lịch đã
từng bước khẳng định vai trò to lớn của mình và mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn đối với
nhiều quốc gia.
Ở nước ta ngành du lịch chỉ mới được quan tâm vào những năm 90 của thế kỷ XX,
khi mà nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng cao. Từ
đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển du lịch của Việt Nam.
Hà Tĩnh là một tỉnh còn chậm phát triển so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước,
ngành du lịch còn non trẻ nhưng phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn nhằm khai thác
tổng hợp tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cho đến nay, đã có
một số công trình nghiên cứu về sự phát triển của du lịch Hà Tĩnh được công bố, tuy nhiên
các công trình nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh còn khá khiêm tốn, tiêu biểu là một số công
trình sau:
- “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030” Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, không chỉ chỉ rõ tiềm năng, hiện trạng du lịch
của tỉnh nhà để đề xuất những định hướng phát triển du lịch địa phương đến năm 2030, mà
còn đề ra những giải pháp và kiến nghị có vai trò kim chỉ nam cho sự phát triển ngành du
lịch Hà Tĩnh trong thập kỉ tới, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã
hội của tỉnh nói chung, chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống của người dân tỉnh Hà
Tĩnh,…
- “Nghiên cứu, định hướng bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích trên địa bàn
Hà Tĩnh” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN)
và Sở VHTT&DL Hà Tĩnh nghiệm thu do nhà văn Phạm Đức Ban-giám đốc Sở VHTT&DL
Hà Tĩnh làm chủ nhiệm (2008). Công trình đã đánh giá tổng quan về sự hình thành và phát
triển các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng hệ thống di tích Hà Tĩnh;
8



Giá trị hệ thống di tích trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, toàn cầu hoá và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích trên địa
bàn Hà Tĩnh.
- “Tiềm năng và những giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh” do GS.TS Nguyễn Văn
Đính và nhóm tác giả Trường Đại học Hà Tĩnh thực hiện (2010). Đây là đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh được Sở KH&CN và Sở VHTT&DL Hà Tĩnh nghiệm thu. Công trình đã
sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu, nêu rõ hiện trạng của du lịch tỉnh
Hà Tĩnh cũng như đề xuất một số các giải pháp khoa học để phát triển du lịch Hà Tĩnh. Đề
tài cung cấp một nguồn tài liệu khoa học có giá trị cao góp phần phục vụ cho công tác đào
tạo và nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp
ứng cho ngành du lịch địa phương.
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu của các học viên cao học và sinh viên các
trường đại học về du lịch Hà Tĩnh như: luận văn thạc sĩ “Phát triển du lịch bền vững ở Hà
Tĩnh” của Nguyễn Thanh Nga (Chuyên ngành kinh tế chính trị, ĐHQG Hà Nội, 2011), khóa
luận tốt nghiệp “Du lịch Hà Tĩnh - tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển” của Tố
Thúy Nga (Khoa Địa lý - ĐHSP Hà Nội, 2002),…
Tuy nhiên các đề tài này chỉ dừng lại ở các báo cáo hoặc đứng trên góc độ của các
nhà kinh tế hay kinh tế chính trị để thực hiện đề tài, hoặc chỉ ở cấp độ là các khóa luận của
sinh viên, lại thực hiện từ khá lâu, đến nay không còn phù hợp với thực tiễn và định hướng
phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Tĩnh nói riêng.
Tiếp thu và để đóng góp vào việc phát triển du lịch Hà Tĩnh dưới góc độ của người
nghiên cứu địa lý du lịch, đề tài “Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Hà Tĩnh” sẽ
tập trung làm rõ tổ chức không gian lãnh thổ du lịch và nghiên cứu sâu về hiện trạng du lịch
Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2011, để từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu
phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh trong những năm tới.

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm chủ yếu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch nói chung và địa lí
du lịch nói riêng. Theo quan điểm này, nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt trong mối
9


tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như thấp
hơn. Lãnh thổ du lịch Hà Tĩnh gồm nhiều thành phần, tuy có đặc điểm và chức năng riêng
nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với nhau và vận động theo quy luật chung của toàn hệ
thống. Mặt khác, nghiên cứu du lịch Hà Tĩnh phải được đặt trong bối cảnh chung của du
lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và hệ thống kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. Do đó,
đề tài luôn quán triệt quan điểm hệ thống lãnh thổ.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Việc vận dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ cho phép xem xét tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể, từ đó phát hiện ra quy luật phát
triển và xác định các tuyến điểm du lịch trong lãnh thổ du lịch ấy. Hệ thống lãnh thổ du lịch
được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, con người,… có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Mỗi lãnh
thổ có đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội riêng. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định,
đánh giá các nguồn lực du lịch Hà Tĩnh được nhìn nhận trên quan điểm tổng hợp trong mối
quan hệ không gian hay lãnh thổ để hình thành nên những điểm, cụm, tuyến du lịch đạt hiệu
quả cũng như nắm bắt được thế mạnh của lãnh thổ nhằm tạo sản phẩm riêng biệt cho địa
phương, đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội nói chung và địa lý du lịch nói riêng đều hiện
diện trong khoảng thời gian nhất định, cùng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hóa.
Hà Tĩnh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đang chuyển mình phát triển thay đổi bộ
mặt của một vùng quê nghèo. Để phát triển hiệu quả du lịch Hà Tĩnh cần vận dụng quan
điểm lịch sử - viễn cảnh để chú ý những mặt sau đây:

- Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định các tuyến, điểm du lịch của cả nước
nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
- Phân tích sự hình thành và phát triển tuyến, điểm du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể và tính đến sự phát triển lâu bền.
5.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Du lịch là một ngành kinh tế định hướng tài nguyên rõ rệt. Mục tiêu của phát triển du
lịch là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải bảo tồn được môi trường sinh thái. Hà
Tĩnh là địa phương mà tài nguyên du lịch được khai thác với mật độ khá cao, cần có những
10


chính sách bảo vệ môi trường và tài nguyên đúng đắn hướng đến phát triển du lịch hiệu quả,
bền vững trong tương lai.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững thể hiện ở ba mặt: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Do đó, việc khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng, tổ chức các hoạt động du lịch ở Hà Tĩnh
phải kết hợp chặt chẽ với lợi ích của công đồng dân cư địa phương. Đảm bảo hoạt động du
lịch không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên - văn hóa xã hội của tỉnh.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm
mục đích kế thừa những nghiên cứu trước đó. Thu thập các thông tin liên quan đến hướng
nghiên cứu và xử lý chúng để có thể đưa ra những nhận xét và kết luận mang tính khoa học
và phù hợp với thực tiễn. Các tư liệu thu thập được là từ các công trình nghiên cứu trước đó,
các bài viết, báo cáo, các văn bản pháp luật, nghị quyết nghị định, các số liệu thống kê, một
số luận văn, luận án đã nghiên cứu trước đó,…và các tư liệu trên phương tiện thông tin đại
chúng (báo, báo điện tử, tạp chí, ti vi,...). Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và kinh
phí, đồng thời rất có giá trị đối với quá trình thực hiện đề tài.
5.2.2. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch vì hệ thống lãnh

thổ du lịch bao gồm nhiều phân hệ: phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kỹ thuật
dịch vụ du lịch, phân hệ du khách, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành
quản lý du lịch.
Việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nghiên cứu đề tài cho phép
đánh giá chính xác các điều kiện phát triển du lịch trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố chủ yếu
như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch,… và
đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch cũng như mối quan hệ qua lại giữa các phân hệ
trong hệ thống lãnh thổ du lịch, để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trong tương
lai một cách phù hợp.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu
thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu.
11


Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu chủ động quan sát, ghi chép, chụp ảnh,… và
kiểm tra lại tính chính xác của nguồn dữ liệu tham khảo được và là cơ sở quan trọng khẳng
định giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp phân tích xu thế
Bản chất của phương pháp này là dựa vào các quy luật hoạt động trong quá khứ, hiện
tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp này được sử dụng để đưa ra
các dự báo về chỉ tiêu phát triển của ngành để từ đó có thể đề xuất một cách hợp lý các định
hướng phát triển của ngành du lịch địa phương trong những năm tới.
5.2.5. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói
riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng bản đồ như một loại tư liệu cần
thiết (khi đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển du lịch), đồng thời xây dựng
các bản đồ tài nguyên du lịch, hiện trạng phát triển du lịch Hà Tĩnh để thể hiện kết quả
nghiên cứu một cách trực quan và khoa học.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ
quản lý của Sở VHTT&DL Hà Tĩnh và một số cán bộ, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực du
lịch của tỉnh cũng như người hướng dẫn khoa học. Qua đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và
xử lý thông tin hiệu quả hơn, cũng như đưa ra các định hướng phát triển du lịch ở địa
phương và các giải pháp thực hiện phù hợp, có tính khả thi.

6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp chủ yếu của đề tài là:
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch để vận dụng vào
thực tiễn nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích tổng hợp các điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh trên quan điểm
địa lý du lịch.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh, rút ra những thành tựu và hạn
chế để góp thêm cơ sở cho việc đề xuất phát triển du lịch hiệu quả hơn.
- Đề xuất định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và các giải pháp
thực hiện.
12


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
- Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20012011.
- Chương III: Định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và các giải
pháp thực hiện.
Ngoài ra, trong luận văn còn có các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ và phần phụ lục.

13



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên
cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định:
“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. [15]
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải
trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du
lịch. [16]
Theo I.I Pirôgionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
[15]
Theo thời gian, khái niệm du lịch dần được hoàn thiện. Ngày nay, du lịch là một khái
niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của
con người với mục địch nghỉ ngơi, giải trí,… và mặt khác, du lịch được nhìn nhận như là
hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Ở nước ta, quan niệm về du lịch được thừa nhận rộng rãi là định nghĩa được nêu ra
trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”. [16]
1.1.1.2. Loại hình du lịch
14



Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng về loại hình. Dựa vào các nhân tố, đặc
điểm, vị trí, phương tiện và mục đích khác nhau, có thể chia thành các loại hình du lịch như
sau:
 Phân loại theo mục đích chuyến đi:
- Du lịch thuần túy: bản chất là du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh
thần có tính văn hóa cao. Du lịch thuần túy bao gồm các loại hình cụ thể sau: du lịch tham
quan, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng,…
- Du lịch kết hợp: ngoài mục đích du lịch thuần túy cũng có nhiều cuộc hành trình
tham quan vì các lí do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo,... chính những lí
do đó tạo nên những loại hình du lịch kết hợp như: du lịch tôn giáo, du lịch học tập, nghiên
cứu, du lịch thể thao kết hợp, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân,…
 Phân loại theo tài nguyên du lịch:
Theo tài nguyên du lịch, du lịch được phân loại thành hai hình thức cơ bản:
- Du lịch văn hóa: “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” (Luật Du
Lịch Việt Nam, 2005). [16]
- Du lịch sinh thái: “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. (Luật Du Lịch
Việt Nam, 2005). [16]
 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: có du lịch trong nước và du lịch quốc tế trong
đó du lịch quốc tế được chia thành hai loại là du lịch chủ động (du lịch đón khách), và du
lịch bị động (du lịch gửi khách).
 Phân loại theo vị trí địa lý: có du lịch biển; du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch đồng
quê.
 Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình: có du lịch ngắn ngày (từ 1 - 3 ngày
hoặc dưới 1 tuần) và du lịch dài ngày (kéo dài từ vài tuần đến một năm).
 Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: có du lịch xe đạp, du lịch
ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy.

 Phân loại theo hình thức tổ chức: có du lịch có tổ chức theo đoàn, du lịch cá nhân,
du lịch gia đình.

15


Ngoài các cách phân loại nêu trên, người ta còn sử dụng các cách phân loại khác
như: theo lứa tuổi - đối tượng khách (du lịch thiếu nhi/học sinh; du lịch thanh niên; du lịch
người lớn tuổi; du lịch tuần trăng mật,…); theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du
lịch từng phần,…); theo địa điểm lưu trú (du lịch ở khách sạn, du lịch ở lều - trại; làng du
lịch,…),…
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa
các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về tài nguyên du lịch:
Theo I.I Pirojinik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực,
khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn lền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong
điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép”. [16]
Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và
các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ,
tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường”.
[17]
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các
giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [16]
Tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn.

- Tài nguyên DL tự nhiên:
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên
được khai thác cho mục đích du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại chương II, điều 13: “Tài nguyên du lịch tự
nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan
thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [16]
16


- Tài nguyên DL nhân văn: là các tài nguyên du lịch do con người tạo ra.
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), tại chương II, điều 13: “Tài nguyên du lịch nhân
văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn hóa dân gian, di tích lịch sử, cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn
hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [16]
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài
nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. [17]
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.
Cơ cấu sản phẩm du lịch gồm 3 thành phần chính sau đây :
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) bao gồm các điểm du
lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó
là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các
di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, vùng,…
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) bao gồm cơ sở vật

chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Dịch vụ du lịch (hạt nhân của sản phẩm du lịch) là một quy trình hoàn chỉnh, là sự
liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải có sự phối hợp hài hòa, đồng bộ
trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn
chỉnh. Các dịch vụ du lịch gồm có: Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trữ,
ăn uống; Dịch vụ vui chơi giải trí; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thông tin, hướng dẫn; Dịch vụ
trung gian và dịch vụ bổ sung.
1.1.1.5. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài
17


nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả
(kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất. [15]
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch
1.1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch
 Vị trí địa lí:
Đối với các hoạt động du lịch, vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng nhất là điểm du lịch
nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi
khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý, cần đặt nó trong khung cảnh của
vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch có ý nghĩa quan trọng
đối với nơi nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó có ảnh
hưởng đến khách trên ba khía cạnh: Thứ nhất, du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì
khoảng cách xa; Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu lại nơi du lịch vì thời gian đi
lại mất nhiều; Thứ ba, du khách phải hao tốn nhiều sức khỏe cho đi lại. Lẽ dĩ nhiên những
bất lợi trên của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phương tiện
ô tô, tàu hỏa và tàu thủy. Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải tiến và
có xu hướng giảm giá là yếu tố giúp khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du

lịch và đối với những nơi xa nguồn gửi khách du lịch.
Trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có
sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ về sự
tương phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách.
 Tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên DL tự nhiên:
Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu,
nguồn nước và sinh vật.
Ở một địa phương nào đó tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên
ngoài của bản thân nó.
Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất cố định kể trên, còn có những tài
nguyên du lịch tự nhiên không có tính cố định. Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất
đặc sắc, có thể diễn ra định kì hoặc không định kì, có sức hút rất lớn đối với du khách như
18


sự xuất hiện của sao chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng phun trở lại của núi lửa, hiện
tượng cực quang hoặc mưa sao.
Hơn nữa nhiều tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu cho việc
phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng, cung cấp nguồn thực phẩm cho du
khách.
+ Địa chất - Địa hình:
Các quá trình kiến tạo địa chất lâu dài đã tạo nên địa hình trên bề mặt của trái đất
cũng như các hoạt động địa chất, địa mạo.
Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên địa chất tại các điểm du lịch dựa vào tự nhiên
cần nghiên cứu tìm tòi và khai thác là: lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất, các
vận động địa chất trong các thời kỳ lịch sử của trái đất trong quá khứ, hiện tại và tương lai,
các hoạt động địa chất thường xảy ra, cấu tạo, phân bố các lớp đất đá, chất lượng, trữ lượng,
sự phân bố của các mỏ nước khoáng.
Đối với hoạt động du lịch, việc nghiên cứu, phát hiện những đặc điểm, giá trị lịch sử

phát triển địa chất, các quá trình địa chất của các hệ thống lãnh thổ du lịch, có nhiều ý nghĩa
như: phục vụ cho việc bố trí, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT)
du lịch có hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của các địa chấn, tôn vinh giá trị của
các điểm đến.
Địa hình là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng tới các thành phần tự nhiên
khác. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là hình thái địa hình, nghĩa là các dấu
hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho
du lịch.
Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng. Tuy nhiên
mỗi loại địa hình đều có những thế mạnh riêng của mình. Đáng chú ý là những vùng đồi tập
trung dân cư đông đúc, dạng địa hình này thường có những di tích khảo cổ và tài nguyên
văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên
đề.
Trong các dạng địa hình thì địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với các hoạt
động du lịch, đặc biệt là những khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các
nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực thuận tiện cho chuyển tiếp lộ
trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh và thích hợp với môn thể thao leo núi,….
19


Các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa hình
Karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển.
Kiểu địa hình Karstơ là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông của nước trong
các đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ,…). Các kiểu Karstơ có thể
được tạo thành từ sự hòa tan của nước trên mặt cũng như của nước ngầm. Một trong những
kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karstơ. Những cảnh quan
thiên nhiên và giá trị văn hóa của hang động Karstơ rất hấp dẫn khách du lịch.
Các kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ,…) có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch. Đặc biệt là địa hình bờ bãi biển. Trên phạm vi thế giới, số
lượng khách đi nghỉ ở bờ biển là lớn nhất. Một bãi biển thích hợp cho du lịch tắm biển là

một bãi biển rộng, bằng phẳng, kết hợp với phong cảnh đẹp, hấp dẫn.
Ngoài ra, các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành trên bề mặt địa hình nhiều di
tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ. Trong đó nhiều di tích tự nhiên do không giải thích được
nguyên nhân khoa học hình thành chúng, nên con người đã dệt cho nó những câu chuyện
huyền thoại. Do vậy, nhiều di tích tự nhiên đã trở thành những điểm tham quan hấp dẫn.
+ Khí hậu:
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch.
Đánh giá tài nguyên khí hậu cho mục đích du lịch dựa vào các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối
với con người, gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và một số yếu tố khác như gió,
lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và
các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được du khách yêu thích. Và mỗi
loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.
Ở mức độ nhất định cần phải lưu ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản
trở đến kế hoạch du lịch như gió, bão, lũ lụt, hạn hán,…
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu.
+ Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì
nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm: đại dương, biển, hồ, sông, suối, Karstơ,
suối phun,…

20


Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và
nhu cầu quốc gia. Nói chung giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận
được là 180C, đối với trẻ em trên 200C. Cùng với các chỉ tiêu cơ bản trên, cần chú ý đến tần
số và tính chất sóng của dòng chảy, độ sạch của nước,…
Các tài nguyên nước có ý nghĩa đối với du lịch là:
Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven

biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên, hệ sinh thái nhân
văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hấp dẫn du khách.
Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có môi trường trong sạch, độ
mặn phù hợp từ 3 - 4%, độ trong suốt cao, thường được khai thác để tổ chức các hoạt động
thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván,...
Các thác nước cũng tạo nên phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách, có thể triển khai
các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm.
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý để triển khai
các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh. Nước khoáng là nước thiên nhiên
(chủ yếu là nước dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học,
các khí, các nguyên tố phóng xạ…), hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH,…)
có tác dụng sinh lý đối với con người. Có những loại nước khoáng sau:
Nhóm nước khoáng cacbônic: có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh
như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên.
Nhóm nước khoáng Silic: có công hiệu đối với các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh,
thấp khớp,…
Nhóm nước khoáng Brôm - Iốt - Bo: có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thần kinh,
phụ khoa,…
Ngoài ra còn có những nhóm nước khoáng khác (sunfuahyđrô, Asen - fluo, liti, nhóm
phóng xạ,…) với các ý nghĩa du lịch chữa bệnh khác nhau.
+ Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và
dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên phong
cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường như: các vườn quốc gia, khu bảo tồn
21


thiên nhiên, khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan, một số hệ sinh thái đặc
biệt, các điểm tham quan sinh vật,…

Việc tham quan du lịch trong thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên
nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.
Không phải mọi tài nguyên thực động vật đều là đối tượng của du lịch tham quan mà
để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau sẽ có những chỉ tiêu cụ thể được đưa ra
đánh giá.
+ Các di sản thiên nhiên thế giới:
Theo Công ước về Di sản thế giới, “Di sản thiên nhiên” là các công trình thiên nhiên
hợp thành bởi những thành tạo vật lý và sinh học hoặc những nhóm thành hệ có một giá trị
toàn cầu, đặc biệt về mặt thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành hệ địa chất và địa văn, các
miền được phân định ranh giới rõ ràng làm nơi sinh sống của các loài động vật và thực vật
bị đe dọa, có một giá trị toàn cầu về mặt khoa học hoặc bảo tồn; các địa điểm tự nhiên hoặc
các vùng tự nhiên được phân định ranh giới rõ ràng, có giá trị toàn cầu, đặc biệt về các mặt
khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.
Một di sản thiên nhiên được công nhận là Di sản thế giới, khi Ủy ban về Di sản thế
giới cho rằng di sản đó đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chuẩn và đầy đủ những điều
kiện về tính toàn vẹn theo quy định.
- Tài nguyên DL nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) mang những đặc điểm chung như có mối
quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế - xã
hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hóa như: phân vùng,
lan tỏa và đan xen hội nhập và các quy luật xã hội,…vì vậy mỗi địa phương, mỗi quốc gia
thường có TNDLNV mang tính độc đáo, đặc sắc, để hấp dẫn du khách riêng.
+ Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa:
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong những tài
nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt
động du lịch.
 Di sản văn hóa thế giới:
Các di sản thế giới được công nhận theo tiêu chuẩn do WHO đưa ra. Việc một di sản
quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị
22



của di sản được nâng cao, đặt nó trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hóa,
thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu
hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều.
 Di tích lịch sử - văn hóa:
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa quí giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc,
mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về
đặc điểm văn hóa của mỗi nước. Nó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt
đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó
chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng
tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử - văn hóa ở mỗi quốc gia được phân chia thành: di tích văn hóa khảo
cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
+ Lễ hội:
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một
kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con
người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc
là để giải quyết những nỗi lo âu, những khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải
quyết được.
Lễ hội thường gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Cũng có những lễ hội mà ở
đó hai phần hội và lễ hòa quyện với nhau, trong đó, trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân
phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần lễ. Lễ hội thường xuất hiện vào thời
điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao
động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới.
+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống:
Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất mà các nghệ thuật (bí quyết nghề
nghiệp) do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ phát triển và truyền từ đời này sang
đời khác cho những người cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Các công đoạn sản xuất

ra sản phẩm chủ yếu bằng các công cụ sản xuất thô sơ và bằng tài nghệ tinh xảo, khéo léo
của các nghệ nhân. Các sản phẩm của các nghề thủ công cổ truyền không những mang giá

23


×