Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.48 KB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Thịnh

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM
THẾ KỶ XVIII - XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Thịnh

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM
THẾ KỶ XVIII - XIX

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN KIM CHÂU



Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian đầu tư thực hiện, luận văn Hình tượng người phụ nữ trong
thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đã được hoàn thành đúng thời hạn. Đó là
kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà
trường, quý thầy cô cùng bạn bè, đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
đề xuất để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Kim Châu - người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn nói trên. Sự
quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Sau đại học trường Đại học sư phạm
TP. HCM, các giảng viên cùng cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm TP. HCM
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam
khóa 21 chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại trường.
Sau cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, những
người bạn, những người đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong cả quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Nguyễn Hoàng Thịnh


MỤC LỤC

DẪN NHẬP ................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ
NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ..........................................7
1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại ...............................................................7
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình ...........................................................................7
1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại ............................9
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam trước thế kỷ XVIII
...........................................................................................................................24
1.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X - XIV ..............24
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII ..........28
1.3. Sự phát triển phong phú và đa dạng của thơ trữ tình viết về người phụ nữ
thế kỷ XVIII - XIX ............................................................................................38
1.3.1. Sự phong phú về tác giả và tác phẩm..................................................38
1.3.2. Sự phong phú về kiểu loại nhân vật ....................................................40
1.3.3. Sự đa dạng trong cách thể hiện ...........................................................44
1.3.4. Nguyên nhân phát triển .......................................................................49
CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ52 TRONG THƠ TRỮ TÌNH
THẾ KỶ XVIII - XIX .........................................................................................52
2.1. Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.........................................................52
2.1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ ....................................................................52
2.1.2. Tài năng của người phụ nữ .................................................................60
2.2. Số phận của người phụ nữ..........................................................................65
2.2.1. Sắc đẹp và tài năng bị vùi dập tàn phai, mai một ...............................65



2.2.2. Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh.......................................................69
2.3. Khát vọng của người phụ nữ ......................................................................77
2.3.1. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc ...........................................................77
2.3.2. Khát vọng bình đẳng giới ....................................................................82
2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ .........87
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH THẾ KỶ XVIII - XIX...........................................97
3.1. Thể thơ .......................................................................................................97
3.1.1. Thể tứ tuyệt .........................................................................................97
3.1.2. Thể bát cú ..........................................................................................104
3.1.3. Thể trường thiên ................................................................................109
3.2. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ...................................................................112
3.2.1. Các hình ảnh tượng trưng, công thức ................................................113
3.2.2. Các hình ảnh đời thường gần gũi, dung dị ........................................119
3.3. Ngôn từ .....................................................................................................123
3.3.1. Chất bác học của ngôn từ ..................................................................125
3.3.2. Chất bình dân của ngôn từ ................................................................129
KẾT LUẬN ............................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam (còn được gọi là Văn học cổ Việt Nam, Văn học
Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX…) đánh dấu sự ra đời của dòng văn học
viết từ thế kỷ X với hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Theo từng
giai đoạn của tiến trình phát triển, văn học đạt được những thành tựu rực rỡ với

những bước tiến đáng kinh ngạc về cả nội dung và nghệ thuật. Trong đó, thơ trữ
tình có chỗ đứng riêng vững chắc do ảnh hưởng của thời đại với sự xuất hiện của
nhiều danh gia kiệt tác.
Thơ trữ tình xuất hiện từ rất sớm trong tiến trình văn học nước nhà (thậm chí,
đã có những biểu hiện rõ nét của chất trữ tình trong ca dao của người Việt xưa) và
đạt được những thành tựu nhất định qua từng thời kỳ. Hình thức và nội dung thơ
cũng ngày một phát triển phong phú theo hướng hoàn thiện, cách tân mới mẻ. Mười
thế kỷ đầy sóng gió của lịch sử nước nhà cũng là khoảng thời gian văn học chịu
nhiều biến động, thăng trầm. Thay đổi đáng ghi nhận là sự mở rộng nội dung về
phía đời sống, đưa văn học ngày càng gần gũi, gắn bó với quần chúng. Cùng với đó,
các nhân vật nữ cũng xuất hiện trong thơ trữ tình với tần suất ngày một nhiều hơn
theo chiều dọc tiến trình văn học viết (đặc biệt là ở bộ phận thơ Nôm từ nửa sau thế
kỷ XVIII). Người phụ nữ đã xuất hiện trong văn học viết (bao gồm trong thơ trữ
tình) ngay từ những thế kỷ đầu và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của
mình, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc.
Thơ của các nhà văn trung đại biểu hiện cách nhìn, cách cảm, cách suy nghĩ
của họ đối với những vấn đề trong cuộc sống, thế nên, thơ trữ tình trung đại đều ít
nhiều có biểu hiện của “cái tôi”, của việc định hình phong cách tác giả. Tìm hiểu
“Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX”, chúng
tôi mong muốn được đi sâu vào đặc trưng thể loại thơ trữ tình Việt Nam (về cả nội
dung và đặc điểm nghệ thuật) thế kỷ XVIII - XIX, khai thác hình ảnh người phụ nữ
để có cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống của một bộ phận người trong xã hội
Việt Nam thời bấy giờ.


2

2. Lịch sử vấn đề
Văn học gắn liền với dân tộc và chặng đường phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội của nước nhà, yếu tố thời đại đã tác động mạnh mẽ đến số phận và quá trình

sáng tác của các tác giả thời trung đại. Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi
sâu vào hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình (thế kỷ XVIII - XIX hoặc các
thời kỳ trước đó). Dẫu chưa thật sự rõ nét nhưng thơ trữ tình Việt Nam trung đại đã
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập ở rất nhiều phạm vi, góc độ và mức độ khác
nhau. Đề cập đến thơ trữ tình Việt Nam trung đại và hình tượng người phụ nữ trong
văn học, có thể kể đến một vài công trình có liên quan:
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đề
cập đến nhiều vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, có chương
“Các thể thơ trữ tình” [32, tr.167] miêu tả phạm vi, diện mạo và tiến trình thơ trung
đại Việt nam, đồng thời đi vào một số đặc điểm thế loại cụ thể như: thơ tự tình,
ngâm khúc, hát nói.
Bùi Duy Tân với tác phẩm Khảo và luận một số thể loại - tác gia - tác phẩm
văn học trung đại Việt Nam (tập II) đã khảo sát “Về quan niệm văn học trung đại
Việt Nam” [33, tr.38), “Sơ lược về một số thể loại văn học trung đại Việt Nam” [33,
tr.83] và “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ” [33, tr.95] có nói đến
một số thể thơ chính và tiêu chí phân chia thể loại thơ trung đại Việt Nam.
Nguyễn Đăng Điệp trong tác phẩm Giọng điệu trong thơ trữ tình có nhắc
đến một số vấn đề về “Giọng điệu trong thơ ca trung đại” [12, tr.138], công trình
này đặt thơ ca trung đại trong hệ thống thơ ca dân tộc từ thơ ca truyền thống đến
hiện đại. Tác giả cho rằng: “Yếu tố giọng điệu của chủ thể sáng tạo dù đã xuất hiện
trong thơ trữ tình trung đại, thể hiện ý thức quẫy đạp của các nhà thơ khỏi những
ràng buộc quy phạm đã có từ ngàn năm, song nhìn chung chưa thật rõ nét”; “giọng
điệu cá nhân chưa phát triển... khi xuất hiện những yếu tố của “tinh thần Phục
Hưng” (đặc biệt trong văn học nửa đầu thế kỷ XVIII), yếu tố cá nhân bắt đầu manh
nha được bộc lộ”...


3

Trần Nho Thìn với tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn

văn hóa có đề cập đến “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện “cái tôi” tác giả”
(tr.80) và “Sự thể hiện con người trong văn chương cổ” [36, tr.101], “Trào lưu chủ
tình của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của
sách Thế thuyết tân ngữ” [36, tr.523] nói đến vai trò của “cái chủ quan”, cách thức
thể hiện “cái tôi” của nhà Nho trong thơ ca.
Trong quyển Văn học Việt Nam - Văn học trung đại (Những công trình
nghiên cứu) do Lê Thu Yến chủ biên đã tập hợp một số công trình nghiên cứu có
liên quan đến các tác giả mà chúng tôi khảo sát trong luận văn như những bài viết:
Thơ Bà Huyện Thanh Quan - Niềm vui và nỗi buồn (Trần Thị Băng Thanh), Văn
chương cô Xuân Hương (Hoàng Ngọc Phách), Góp thêm một tiếng nói trong việc
đánh giá thơ Hồ Xuân Hương (Đặng Thanh Lê), Tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo
trong thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Nghiệp), Nhà thơ dòng Việt, Bà chúa thơ Nôm
(Xuân Diệu). Việc tìm hiểu về những nhà thơ và sự nghiệp sáng tác của họ tạo nên
tính hệ thống cho công trình nghiên cứu.
Nhìn chung, đây là vấn đề đã được đề cập riêng lẻ khi khảo sát tác phẩm của
một số nhà thơ tiêu biểu nhưng chưa có một công trình có hệ thống khảo sát trên
bình diện chung để thấy được toàn bộ diện mạo của người phụ nữ thơ ca giai đoạn
này. Qua việc tìm hiểu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
thế kỷ XVIII - XIX, chúng tôi hy vọng góp thêm những hướng nghiên cứu mới, cách
tiếp cận mới về mảng thơ ca trữ tình Việt Nam trung đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những sáng tác văn học Việt Nam trong thế kỷ XVIII và XIX hết sức đồ sộ
ở nhiều thể loại khác nhau với đề tài, nội dung lẫn hình thức biểu hiện phong phú,
đa dạng. Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII XIX giới hạn khảo sát những bài thơ trữ tình dung lượng ngắn (ở các thể thơ: tứ
tuyệt, bát cú, trường thiên) có sự xuất hiện của người phụ nữ (bao gồm cả bộ phận
thơ chữ Hán và chữ Nôm) trong cả tiến trình văn học Việt Nam trung đại, nhưng


4


đặc biệt đi sâu tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII XIX ở cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật.
Quá trình tổng hợp và phân loại những bài thơ được đề cập trong nghiên cứu
này chủ yếu dựa trên những bộ sách mang tính tổng hợp:
- Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX) do Nhà xuất bản
Giáo dục phát hành.
- Tinh tuyển văn học Việt Nam do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành.
- “Tổng tập” tác phẩm của một số tác giả có vị trí quan trọng trong tiến trình
văn học trung đại và một số công trình khảo cứu có liên quan
Qua khảo sát những tác phẩm nói trên, chúng tôi tìm được một số bài thơ thể
loại thơ trữ tình của nhiều tác giả có đề cập vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm, hoàn
cảnh, số phận hoặc tính cách của người phụ nữ, tình cảm của nhà văn đối với người
phụ nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII XIX đặt ra yêu cầu làm nổi bật những đặc điểm của hình tượng người phụ nữ trong
mảng thơ trữ tình văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX. Để giải quyết
những yêu cầu của đề tài, người viết sử dụng những phương pháp khoa học sau
trong quá trình nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử - xã hội: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát
triển của thể loại thơ trữ tình, đồng thời tìm hiểu, đánh giá tần suất và nội dung của
thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học viết các giai đoạn trước. Qua đó,
xem xét ảnh hưởng của thời đại đến mối quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với
người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.
Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp loại hình để tìm hiểu đặc
điểm loại hình các thể thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình ở các dạng thức trọng
điểm mà đề tài đề cập đến nói riêng. Từ đó, rút ra những đặc trưng phân biệt thơ trữ
tình với các thể loại thơ khác. Đặc biệt, đề tài đi sâu vào những dạng thức tứ tuyệt,


5


bát cú, trường thiên, đồng thời tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong
các dạng thơ này.
Phương pháp phân tích - so sánh: Tìm hiểu những đặc trưng của thơ
Đường, của thơ ca dân gian Việt Nam để có một cái nhìn khái quát về tiến trình văn
học trung đại. Đồng thời, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn
học viết nói chung, thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX nói riêng, từ đó thấy được quá
trình phát triển trong mối tương quan nhiều mặt.
Phương pháp tâm lý học: Tìm hiểu tâm lý học sáng tác để có cái nhìn rõ nét
về cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ, cách lựa chọn dạng thức thơ phù hợp trong
thể loại thơ trữ tình của các tác giả trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Bên
cạnh đó, tìm hiểu tâm lý học tiếp nhận để có cái nhìn tổng quan trong việc tiếp nhận
văn học qua sự đánh giá của nhiều thành phần độc giả khác nhau.
Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm nghiên cứu vào hệ thống thể loại
thơ để làm nổi bật đặc trưng thể loại, liên hệ tác phẩm với các tác phẩm của cùng
tác giả hoặc các tác phẩm có liên quan để có sự tiếp nhận, đánh giá một cách khách
quan về các tác phẩm nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Sưu tầm và tìm hiểu các tác phẩm trong mối tương
quan thời đại để có cái nhìn chính xác về sự phát triển của thơ trữ tình và hình
tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này không hoàn toàn tách rời
mà kết hợp lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ
XVIII - XIX”, trước hết, chúng tôi hy vọng đóng góp được một cái nhìn tương đối
bao quát và toàn diện về hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII XIX ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật, bởi từ trước đến nay, mảng thơ này
tương đối ít được đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ là nội dung thơ của một vài tác
giả tiêu biểu. Quá trình tìm hiểu về hình tượng người phụ nữ từ thế kỷ X - XVII sẽ



6

tạo được cái nhìn bao quát, toàn diện về đối tượng nghiên cứu, trở thành bước đệm
khẳng định thành tựu của thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX về người phụ nữ.
Thông qua những kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi cũng hy vọng góp
phần chứng minh cho những thành tựu của văn học thế kỷ XVIII - XIX, giai đoạn
được đánh giá là phát triển rực rỡ và toàn diện nhất trong lịch sử văn học trung đại.
6. Kết cấu của luận văn
Xác định lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng - phạm vi nghiên cứu,
mục đích và phương pháp nghiên cứu như trên. Để làm rõ những yêu cầu mà đề tài
đặt ra, chúng tôi trình bày hướng phát triển của đề tài như sau:
Chương 1. Khái quát về thơ trữ tình viết về người phụ nữ trong văn học
trung đại Việt Nam
Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về đặc điểm thơ trữ tình Việt
Nam trung đại (thế kỷ X - XIX), tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ
tình thế kỷ X - XVII và sự phát triển phong phú, đa dạng của thơ trữ tình viết về
người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX.
Chương 2. Chân dung người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII XIX
Chúng tôi đi sâu khai thác hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ
XVIII - XIX ở phương diện nội dung. Cụ thể là tìm hiểu về đối tượng ở khía cạnh
vẻ đẹp, tài năng, số phận và khát vọng của người phụ nữ qua cái nhìn của các tác
giả đương thời. Đồng thời tìm hiểu thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình
tượng người phụ nữ.
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung người phụ nữ trong thơ trữ
tình thế kỷ XVIII - XIX
Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện chân dung người phụ nữ ở thể thơ, nghệ
thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ. Qua đó, xem xét đặc trưng của hai bộ phận thơ
chữ Hán và chữ Nôm đã ảnh hưởng như thế nào đến các phương diện nghệ thuật ấy.
Phần kết luận - Kết luận ngắn gọn về những vấn đề đã nêu ở phần nội dung,
khẳng định sự phát triển của hình tượng người phụ nữ trong văn học (XVIII - XIX).



7

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TRỮ TÌNH
VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát về thơ trữ tình trung đại
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình
Văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết XIX là một chặng đường dài
với sự thay đổi, phát triển nhiều mặt được thể hiện qua những tác phẩm của một lực
lượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thành phần. Tỉ lệ thuận với sự phong phú
trong nội dung là sự phát triển về hình thức của tác phẩm văn học. Riêng với những
sáng tác thơ, sự phát triển hình thức thể hiện ở cách tác giả sáng tạo ra những hình
thức phù hợp với nội dung muốn chuyển tải, tạo ra những thể tài mới từ nguồn
nguyên liệu cũ (những cái sẵn có).
Thuật ngữ “thơ trữ tình” được chúng tôi sử dụng để giới hạn, làm rõ đối
tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Khái niệm “thơ trữ tình” là một khái niệm
hiện đại, bởi các nhà thơ trung đại chưa bao giờ gọi thơ mình là “thơ trữ tình”. Thơ
trữ tình trung đại Việt Nam phong phú về thể thơ, phần lớn được các tác giả “làm
trong các dịp tiễn tặng, họa thơ người khác, đề thơ làm kỷ niệm, tức cảnh, tức sự,
thư sự, tức là làm thơ theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh. Và khi muốn bộc lộ
nỗi lòng thì họ gọi là “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Ngôn chí”, “Tự tình”, “Tự
thuật”, “Mạn thuật”, “Trần tình”. Những tên gọi này rất đáng chú ý. “Chí”,
“tình”, “hoài”, “sự”, “cảnh”… là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”,
“trần”… là cách trữ tình. “Thuật” là kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là
tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày tỏ. Có thể xem đó là những dấu hiệu đặc
trưng của ý thức trữ tình truyền thống: trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình,
cảm xúc, chí hướng của mình” [32, tr.170-171].
Con người trong thơ trữ tình được đặt trong hệ tọa độ của cuộc sống đời
thường, phản ánh tâm tư tình cảm con người bình thường với vai trò bình thường

gắn với gia đình, với xã hội. Nội dung thơ trữ tình rất phong phú, đa dạng và không
hạn chế, bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định nào. Các tác giả làm thơ có thể chỉ
đơn giản là bộc lộ sự rung động trước một cảnh thiên nhiên đẹp, một con người đẹp,


8

một hành động đẹp… hoặc thể hiện cách nhìn, quan điểm trước nhiều vấn đề: từ
những vấn đề mang tính chất xã hội đến những vấn đề trong phạm vi cá nhân riêng
tư. Tóm lại, những bài thơ có tính chất bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, chí
hướng của tác giả đều có thể xem là thơ trữ tình. Về hình thức, thơ trữ tình trung đại
từ thế kỷ X - XIX được sáng tác ở nhiều thể nhưng phổ biến nhất vẫn là các thể thơ
Đường luật: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
Khi phân chia thể loại (hay thể tài) tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ
vào ba loại tiêu chí chủ yếu là: “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung
lượng và cấu trúc chung của tác phẩm” [1, tr.188]. Một tổng hòa các tiêu chí như
vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại. Nhìn từ góc nhìn loại hình, khái
niệm thơ trữ tình là một khái niệm quy định nội dung của một tác phẩm văn học ở
phương thức phản ánh đời sống. Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa thể thơ (thể song
thất lục bát, thể thất ngôn tứ tuyệt, thể thất ngôn bát cú, thể trường thiên…) và loại
trữ tình tạo nên thể loại thơ mang đậm chất trữ tình. Thơ chất chứa tâm tư tình cảm
của tác giả nhưng vẫn tuân theo quy định của thể thơ. Thơ có thể rất ngắn (bốn câu
như thơ tứ tuyệt) hoặc dài hơn (vài chục câu đến hàng trăm câu như thể trường
thiên) tùy thuộc vào mạch cảm xúc của tác giả, thơ trữ tình hoàn toàn khác với
truyện thơ (là sự kết hợp giữa loại tự sự và loại trữ tình) hoặc những khúc ngâm, hát
nói… về mặt thể loại.
Đề tài của chúng tôi tập trung khai thác những bài thơ trữ tình miêu tả hình
tượng người phụ nữ thế kỷ XVIII - XIX… Cụ thể, chúng tôi đi sâu khai thác những
bài thơ tứ tuyệt, bát cú, trường thiên (mà số từ ở câu thơ có thể là ngũ ngôn, lục
ngôn, thất ngôn…) trong cả thơ tự do (giống như thơ cổ phong Trung Quốc - chỉ có

vần chứ không tuân theo niêm luật bằng trắc nhưng vẫn đảm bảo tính nhạc điệu của
thơ) và thơ Đường luật miêu tả trực tiếp chân dung người phụ nữ hoặc gián tiếp thể
hiện tình cảm của các tác giả đối với người phụ nữ.
Như vậy, theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể định nghĩa
thơ trữ tình trung đại là những bài thơ có dung lượng ngắn từ vài câu cho đến hàng
trăm câu ghi nhận cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng và chí hướng của tác giả.


9

Thơ trữ tình là một bộ phận quan trọng cấu thành tổng thể của nền văn học
trung đại Việt Nam rực rỡ thành tựu. Trải qua mỗi thời kỳ, thơ trữ tình cùng với
những thể loại văn học khác luôn luôn vận động và phát triển theo hướng phát triển
của lịch sử dân tộc, từng bước thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của văn chương Trung
Hoa, khẳng định bản sắc dân tộc đậm nét.
1.1.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trung đại
Văn học Việt Nam trung đại được xác định cột mốc từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX bao gồm hai bộ phận lớn là bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học
chữ Nôm. Ở cả hai bộ phận ấy, thơ trữ tình phát triển một cách phong phú và đa
dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Hầu hết các tác giả trung đại đều có sáng tác thơ
trữ tình, số lượng lẫn chất lượng thơ được ghi nhận với một lực lượng sáng tác đông
đảo, hùng hậu.
1.1.2.1. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong văn học thượng
kỳ trung đại
Giai đoạn thượng kỳ trung đại là giai đoạn hết sức quan trọng, đóng vai trò
nền móng cho toàn bộ nền văn học Việt Nam. Đây là thời kỳ văn học Việt Nam
phát triển trong quá trình hoàn chỉnh dần những đặc trưng về nội dung và hình thức
nghệ thuật dân tộc cổ truyền, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa văn học
nước ngoài. Tính chất nền móng sẽ quy định hệ thống cấu trúc cũng như quy mô,
phương hướng phát triển của văn học sau này.

Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, nội dung của các tác phẩm tuy không
bó hẹp trong một đối tượng cụ thể nào nhưng phần lớn đề tài văn học vẫn là những
vấn đề mang tính chất cộng đồng. Nội dung văn học rất phù hợp với đặc điểm
chung của bộ phận văn học chữ Hán - ghi nhận những cảm xúc, suy nghĩ mang tính
chất nghiêm túc, trang trọng. Văn học Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại phát
triển trong hoàn cảnh đất nước liên tục giành những chiến thắng rực rỡ với ngoại
bang phương Bắc: hai lần chiến thắng quân Tống, ba lần chiến thắng quân Nguyên
Mông, kết thúc hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh. Hòa cùng
không khí chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, văn học thời kỳ này xem khẳng


10

định dân tộc là chủ đề cơ bản, là tinh thần, là cảm hứng chủ đạo, đồng thời là nội
dung trực tiếp, là phương hướng tư tưởng dẫn dắt việc lựa chọn đề tài và loại thể
văn học. Cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo, chi phối những
cảm hứng khác.
Bộ phận văn học chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ XIII đánh dấu bước nhảy vọt
của tinh thần văn hóa dân tộc. Những tác phẩm văn chương chữ Nôm đã bắt đầu
xuất hiện từ cuối thế kỉ XIII nhưng chưa ghi được dấu ấn đáng kể (Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi là thành tựu lớn nhất của bộ phận văn học chữ Nôm giai đoạn
đầu). Thành tựu văn học giai đoạn này được ghi nhận chủ yếu là các tác phẩm văn
chương viết bằng chữ Hán bao trùm hào khí Đông A thể hiện tinh thần yêu nước,
chống xâm lược và tự hào dân tộc:
- “Đề thi khắc vu thạch
Trấn ngã Việt tây ngô”
(Thân chinh phục Lễ Châu - Lê Thái Tổ)
- “Đạo bút phải dùng tài đã vẹn
Chỉ thư này chép việc càng chuyên
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước

Điện Bắc đà đà yên phận tiên”
(Bảo kính cảnh giới VI - Nguyễn Trãi)
Đây “là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn
thước Đường Tống, gồm thơ, phú và rất ít văn. Thơ, phú phát triển mạnh và có
những thành tựu cao, văn chính luận cũng vậy, nhưng cổ văn theo khuôn khổ
Đường Tống bát đại gia thì cực kỳ hiếm” [33, tr.135]. Nghĩa là, so với phú, kí và
các thể loại văn chính luận như chiếu, biểu, hịch, cáo… thì thơ trữ tình giai đoạn
này không thua kém cả về số lượng và chất lượng.
Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII, thơ trữ tình tồn tại chủ yếu dưới hình thức
những bài kệ của các thiền sư thể hiện cảm hứng vô vi theo tư tưởng Phật giáo:
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn (Pháp Thuận
thiền sư), Vương lang quy từ (Ngô Chân lưu), Thị đệ tử, Tật lê trầm Bắc thủy (Vạn


11

Hạnh thiền sư), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Sinh lão bệnh tử (Diệu Nhân
ni sư), Thị tật (Quảng Nghiêm thiền sư), Đáp Từ Đạo Hạnh vấn chân tâm (Kiều Trí
Huyền), Thất châu (Đạo Hạnh thiền sư), Cảm hoài (Kiều Phù), Quy thanh chướng
(Phan Trường Nguyên), Quy tịch (Bảo Giác)… và thơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng
thiền (thơ thiền): Thị chư Thiền lão tham vấn Thiền chỉ (Lý Thái Tông), Truy tán
Vạn Hạnh thiền sư, Tán Giác Hải thiền sư, Thông Huyền đạo nhân (Lý Nhân
Tông), Tặng Quảng Trí thiền sư, Điệu Chân Không thiền sư (Đoàn Văn Khâm), Sắc
không (Lê Thị Ỷ Lan)… Thơ thiền là một mảng sáng tác nổi bật của văn học
thượng kỳ trung đại. Các tác giả cảm nhận sự toàn vẹn của thế giới, của vũ trụ, của
tự nhiên trong mối giao hòa, đồng điệu với con người. Mọi cảm xúc, cảm giác diễn
ra tự nhiên được cô đúc lại bằng ngôn từ hàm súc, người viết cảm nhận bằng tâm và
người đọc cũng tiếp nhận bằng tâm. Ở đây, tính chất phi ngã của văn chương Việt
Nam trung đại bộc lộ hết sức rõ nét:
- “Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư)
- “Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi”
(Xuân cảnh - Trần Nhân Tông)
Tính chất phi ngã tạo nên một thế giới thơ thiền vừa khép kín lại vừa rộng
mở, vừa đơn giản lại vừa thâm thúy sâu xa… Nghiêm Vũ trong Thương lang thi
thoại đã cảm nhận về thơ: “Thơ có tài riêng không liên quan đến sách. Thơ có thú
riêng không liên quan đến lý. Đạo thơ ở chỗ diệu ngộ. Chỗ diệu kỳ của nó thấu
triệt, lung linh, không thể nắm bắt như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung
nhan, ánh trăng dưới đáy nước. Lời có hạn mà ý vô cùng” [tr.377].
Khoảng cuối thế kỷ XIII - XIV, số lượng tác giả và tác phẩm dần tăng lên,
thơ trữ tình phần nhiều được ghi nhận trong các tập thơ: Thái Tông thi tập (Trần


12

Thái Tông), Thánh Tông di tập (Trần Thánh Tông), Nhân Tông thi tập (Trần Nhân
Tông), Lạc đạo tập (Trần Quang Khải), Phi sa tập (Nguyễn Thuyện), Cúc hoa bách
vịnh (Trương Hán Siêu), Tiều Ẩn thi tập (Chu Văn An), Hiệp Thạch tập (Phạm Sư
Mạnh), Nhị Khê thi tập (Nguyễn Phi Khanh)… cùng một số bài thơ có giá trị khác
của các tác giả: Đặng Dung (Cảm hoài), Lê Cảnh Tuân (Cống Châu giang trung
phùng tiên tỉ kỵ nhật, Nguyên nhật, Mông Lý dịch ngẫu thành), Phạm Ngũ Lão
(Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương), Phạm Ngộ (Yết
vạn tai từ đường, Đại Than dạ bạc, Thu dạ tức sự, Hỷ tình, Vãn cảnh)… Hầu hết là
thơ vịnh cảnh, thơ đi sứ, trong đó, rất nhiều thơ vịnh cảnh và thơ “ngôn chí” được
làm trong lúc các tác giả đi sứ.
- “Hào cảnh phùng nguyên nhật,

Vô gia mẫn thử thân”
(Cảnh đẹp lại ngày đầu năm,
Thương thân vì nước xa xăm quê nhà)
(Nguyên nhật giang dịch - Lê Cảnh Tuân)
- “Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”
(Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây)
(Cảm hoài - Đặng Dung)
Nửa đầu thế kỷ XV lực lượng sáng tác (hầu hết là các nho sĩ) có nhiều biến
động do tình hình lịch sử - xã hội của đất nước. Một số nhà nho có thái độ tích cực,
tham gia vào cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước khi kháng chiến thắng lợi như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Đào Công Soạn, Nguyễn Thiên
Tích, Phan Phu Tiên, Lê Thiếu Dĩnh… một số khác không chịu cộng tác với giặc
nên đã chọn giải pháp ẩn dật, lánh đời như Nguyễn Húc, Lý Tử Cấu, Vũ Mộng
Nguyên… Tác phẩm của các tác giả này khá phong phú về thể loại (phú, cáo, thơ).
Thơ trữ tình có thể kể đến: Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Chuyết Am thi tập (Lý Tử
Tấn), Cúc Pha thi tập (Nguyễn Mộng Tuân), Vị Khê thi tập (Vũ Mộng Nguyên), Hạ


13

Trai thi tập (Lý Tử Cấu), Tiết Trai thi tập (Lê Thiếu Dĩnh), Trúc Khê thi tập (Trình
Thanh)… Đặc biệt, thơ Nôm thời kỳ này có bước tiến mới với Quốc âm thi tập (còn
lại 254 bài thơ) của Nguyễn Trãi sử dụng hoàn toàn chữ Nôm với ý thức vận dụng
tính chất độc đáo của ngôn ngữ dân tộc để nêu cao bản sắc Việt Nam:
- “Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
Làm biếng ngồi ăn lở núi non”
(Bảo kính cảnh giới, XXII )
- “Ngõ tênh hênh, nằm cửa trúc,

Say lểu thểu, đứng đường thông”
(Thuật hứng, XVI)
- “Nếu có ăn thì có lo,
Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho”
(Ngôn chí, XIX)
Nửa sau thế kỷ XV, văn học được thúc đẩy mạnh mẽ với lực lượng sáng tác
là vua, quan và các nhà nho. Văn học chữ Hán nhìn chung vẫn trên đà phát triển
mạnh mẽ: Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh
cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh (Lê Thánh Tông), Châu Khê thi tập
(Nguyễn Bảo), Hu Liêu tập (Nguyễn Trực), Hợp tuyển thơ Nôm Hồng Đức Quốc
âm thi tập (nhiều tác giả)…
Do điều kiện lịch sử quy định, văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa nước ngoài, trong đó, ảnh hưởng sâu sắc nhất là từ văn hóa
Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp... Ở giai đoạn thượng kỳ trung đại, nước ta tuy đã thoát
khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc và xây dựng nền độc lập tự chủ dân
tộc nhưng ở một mức độ nhất định, vẫn còn chịu sự chi phối nhiều mặt (quan niệm
thẩm mỹ, quan niệm văn chương, ngôn ngữ văn tự và thể loại văn học) của Trung
Quốc. Đặc biệt là ảnh hưởng một cách sâu rộng về văn hóa gây ra sự chi phối suốt
một chặng đường dài văn học trung đại Việt Nam. Sự thâm nhập và truyền bá Phật
giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã tạo nên dấu ấn rõ nét trong các sáng tác ở giai đoạn đầu
mà lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trên (vua, quan, các nhà nho…). Biểu


14

hiện “Văn dĩ tải đạo” (văn chở đạo) và “Thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí) là hai
biểu hiện đặc trưng cho quan niệm văn học Nho giáo từ Trung Quốc ảnh hưởng đến
nhiều phương diện của cả nền văn học trung đại nước ta.
Thơ trữ tình trung đại với kiểu nhà thơ “ngôn chí” đặt việc tỏ lòng lên hàng
đầu là một ảnh hưởng của mô hình kiểu nhà thơ trung đại Trung Hoa - kiểu nhà thơ

“tâm vật cảm ứng”. Trong kiểu tác giả này, “việc “ngôn chí” được nêu lên hàng
đầu, như một yêu cầu tu dưỡng, khẳng định lý tưởng, lẽ sống. Nhà Nho coi trọng
tính độc lập của nhân cách theo lời dạy của Khổng Tử: “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư
nhân, du ư nghệ”, nghĩa là: chí hướng về đạo, dựa vào đức, nương theo nhân, tìm
thú vui trong lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Đặc biệt đề cao khí tiết thanh cao, mạnh
mẽ” [32, tr.106]. Thơ ngôn chí thiên về khẳng định chí hướng, lí tưởng, hoài bão,
tấm lòng; mang tính chất tuyên ngôn, công bố lập trường, thái độ có tính chất lí
tính.
Vắng bóng cái tôi trữ tình cá thể là một nguyên tắc thi pháp và là một cách
thể hiện nghệ thuật của thơ ca trung đại. Đây là một biểu hiện của cấu tứ thơ Đường
Trung Hoa - trọng quần thể nhẹ cá thể - các nhà thơ khéo léo ẩn giấu cái tôi cá nhân
đi mà đứng trên một lập trường tách biệt để phát biểu, cũng có nghĩa là các tác giả
không phát ngôn với tư cách cá nhân mà phát ngôn với tư cách cộng đồng, nói
những vấn đề của cộng đồng. “Ai cũng mong “chở đạo đi xa” thu nhỏ cá nhân
mình lại và tránh phải đưa ra những ý kiến riêng tư độc đáo của mình. Cái tôi trữ
tình, thậm chí cái ta đạo lý ít nhiều đều bị hạn chế” [33, tr.32]. Thơ ca trung đại
mang tính chất vô ngã, các nhà thơ trung đại có ý thức giấu đi bản ngã bởi theo
quan niệm của các nhà thơ thời bấy giờ, cái tôi càng ẩn kín thì thơ càng hàm súc,
gợi mở. Thơ trữ tình giai đoạn này cũng không nằm ngoài sự chi phối của đặc điểm
trên.
Tính chất phi ngã trong văn học còn là để thực hiện chức năng giáo hóa, tính
chất giáo huấn. Để làm tốt nhiệm vụ “tải đạo”, “ngôn chí” các tác giả thường chú
trọng đến việc nêu bật đạo lý thánh hiền, cố gắng xóa nhòa cá nhân mình để tạo ra
sức lan tỏa, tính đại chúng cho tác phẩm. “Lời thơ trong thơ trung đại không nhấn


15

mạnh chủ ngữ, ít có dấu giọng, ngữ điệu lời nói rất hiếm khi xuất hiện” [12, tr.157].
Do sự thiếu vắng của chủ thể trữ tình, hình tượng tác giả trong thơ trữ tình trung đại

được giấu kín, cái tôi ít xuất hiện một cách trần trụi, con người không là của chính
mình mà là của cộng đồng, “lời thơ trung đại là lời thơ không của ai cả” [12,
tr.152]. Nhà thơ không bộc lộ toàn bộ cách nhìn, cách cảm của mình, tiếng nói của
tác giả thông qua thơ không mang tính chất phát ngôn đúng nghĩa. Thơ trung đại do
vậy nên có tính mở cao, hướng ra cộng đồng chứ không bó hẹp trong phạm vi cá
nhân tác giả, người phát ngôn thơ ấy không đồng nhất với tác giả.
Ở giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả chú trọng đề cao mục đích giáo huấn,
tôn thờ tư tưởng trung quân ái quốc. Nội dung của thơ trữ tình không tách rời khỏi
“đạo” và “chí”:
- “Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”
(Thuật hứng 5 - Nguyễn Trãi)
- “Đội trời đạp đất chốn trần ai,
Chí khí đường đường há chịu sai”
(Ngôn hoài - Nguyễn Chế Nghĩa)
- “Nam nhi vi liễu công danh trái,
Tư thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Thơ trữ tình thời gian đầu phảng phất phong vị Trung Hoa ở cách các tác giả
chọn thể loại, ngôn từ; cảm hứng trách nhiệm (thường viết về các đề tài chính trị,
thời sự, nhân sinh), cảm hứng thuận tự nhiên (vô vi, vô vi nhi vô bất vi), cảm hứng
thoát tục, trọng quần thể nhẹ cá thể (xem trọng cái cộng đồng hơn cá nhân), tìm
kiếm sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, các nguyên tắc biểu hiện (gợi mà
không tả, ngôn ngoại chi ý…). Nhưng vượt lên trên những ảnh hưởng mang tính
chất tất yếu đó thì “người Việt Nam thông minh, năng động và giàu bản lĩnh, văn
hóa Việt Nam hòa nhập những không hòa tan. Cái phần tinh túy nhất của thơ
Đường nói riêng và thơ cổ Trung Quốc nói chung đã được ông cha ta tiếp thu, Việt


16


Nam hóa để làm giàu thêm truyền thống văn hóa của chúng ta” [36, tr.29]. Văn học
nước ta đã tạo được nét đặc sắc bởi sự sáng tạo từ trong chính những ảnh hưởng đó.
Ngay trong giai đoạn thế kỷ X - XV, các tác giả đã bước đầu thấy được tác dụng
nhận thức cuộc đời từ quan niệm “Văn dĩ tải đạo” trong văn học:
“Nhân gian thử cảnh thùy miêu đắc
Tá dữ thi ông vị tả chân”
(Cảnh nhân gian này ai vẽ nên được
Hãy để cho nhà thơ mượn để tả chân)
(Tầm Mai kiều ngoạn nguyệt - Phạm Nhữ Dực)
Sự thâm nhập của văn học Trung Quốc dẫu đã tạo nên ảnh hưởng toàn diện
và to lớn đến hầu hết các mặt của một tác phẩm văn học nhưng các tác giả đã dần có
ý thức thoát ra khỏi những ảnh hưởng đó để tạo ra một nền văn chương mang đậm
bản sắc dân tộc. Quá trình tiếp thu và thay đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của dân tộc đó “là điều hiếm thấy trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc” [36, tr.27]. Tuy khẳng định văn học Việt Nam trung đại chịu ảnh hưởng hết
sức sâu đậm từ văn học Trung Hoa nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực,
những đóng góp tích cực để sáng tạo cái mới song song với việc tiếp thu cái đã có
của các tác giả trung đại Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố mang tính chất
quyết định diện mạo và tiến trình văn học Việt Nam.
“Nước Việt Nam ta lấy văn hiến dựng nước, thi ca thai nghén từ đời Lý,
thịnh vượng ở đời Trần, dấy lên rầm rộ vào thời Hồng Đức triều Lê. Một bộ phận
Toàn Việt thi lục về cổ thể thì không nhường thi ca đời Đường, Tống, Nguyên,
Minh… nhả ngọc phun châu thật đáng coi là “thi ca chi bang”.
Lội qua bến bờ của Trình Hạo, Chu Hy, vượt lên vương quốc của Khuất
Nguyên Tống Ngọc, đi vào cung thất của Y Doãn, Chu Đán, ra khỏi con đường của
Lý Bạch, Đỗ Phủ…” (Bài tựa trong Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích) [37, tr.29].
Có thể nói, về nội dung, thơ trữ tình thế kỷ X - XV chủ yếu xoay quanh các
vấn đề: đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; ảnh hưởng rõ nét của triết lý
Thiền tông (tư tưởng Phật giáo); các tác giả có xu hướng sáng tác nhằm thể hiện chí



17

hướng, thở than về thời cuộc (nói đạo, nói chí). Về hình thức, thơ được sáng tác chủ
yếu bằng chữ Hán, ở thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú (thể ngũ ngôn hoặc
trường thiên cổ phong gần như không đáng kể). Bút pháp thơ chịu ảnh hưởng sâu
sắc của văn chương Trung Hoa về nhiều mặt, nhưng xét riêng ở phương diện thơ
mang hơi hướng Phật giáo, cũng đã tạo được một khoảng trống riêng cho sự sáng
tạo của người nghệ sĩ, phần nào thoát khỏi những quy chuẩn mang tính chất sáo
mòn cũ. Thơ trữ tình bằng chữ Nôm tuy chưa nhiều và chưa ghi được dấu ấn đậm
nét nhưng cũng đã có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển của bộ phận văn học chữ
Nôm các thế kỷ kế tiếp.
Như vậy, thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn thượng kỳ trung đại có đội ngũ tác
giả đông đảo, tác phẩm phong phú đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các tác
phẩm giai đoạn này tập trung khai thác cảm hứng thời đại, song hành cùng lịch sử
dân tộc. “Văn học đã phản ánh trung thực một xã hội khá vui tươi và hạnh phúc,
một đời sống tinh thần đặc biệt cởi mở, nhiều chất dân chủ và tự do nuôi lớn những
con người có tâm hồn cao rộng, khí phách hào hùng và bản lĩnh mạnh mẽ” [39,
tr.50]. Tuy bộ phận văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí chính thống nhưng văn học chữ
Nôm đã sớm xuất hiện, đặt nền móng cho những sáng tác có vị trí trên diễn đàn văn
học ở những thế kỷ sau.
1.1.2.2. Đặc điểm và sự phát triển của thơ trữ tình trong giai đoạn hạ kỳ
trung đại
Thơ trữ tình thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX tiếp nối những thành tựu của văn
học giai đoạn trước cả về nội dung và hình thức với những tác gia - tác giả nổi bật,
bên cạnh đó, cũng có những bước phát triển mới vượt bậc tạo tiền đề cho văn học
giai đoạn sau.
Thành lũy của ý thức hệ phong kiến rạn nứt và sụp đổ đã kéo theo sự thoái
trào không cưỡng lại được của văn chương giáo lý nhà Nho. Không còn sự ràng

buộc về nhiều mặt, văn học giai đoạn này có điều kiện phát triển phong phú cả về
nội dung và hình thức. Với những thành quả đáng tự hào về cả số lượng và chất
lượng tác phẩm, văn học dần trưởng thành theo từng chặng đường lịch sử của dân


18

tộc. Văn học từ sau thế kỷ XV mà đặc biệt là văn học thế kỷ XVIII - XIX được
đánh giá là bước chuyển mình quan trọng, đưa văn học Việt Nam chuyển từ thời kỳ
trung đại sang hiện đại.
Nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, ý thức cá nhân của các nhà thơ trỗi dậy
mạnh mẽ (thể hiện qua nội dung tác phẩm). Bên cạnh bộ phận thơ chữ Hán vẫn
đang tiếp tục phát triển, thơ Nôm Đường luật với những bước đầu thể nghiệm ở
cuối giai đoạn thượng kỳ trung đại (từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi) đã có bước phát
triển và dần đạt đến độ hoàn thiện. Với những sáng tác của các tác giả nổi bật:
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ,
Phan Văn Trị, Trịnh Doanh, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… thơ Nôm Đường
luật đã có một bước phát triển vượt trội, chiếm vị trí chủ đạo với sự xuất hiện của
nhiều danh gia - kiệt tác, tạo được một chỗ đứng vững chắc trong tiến trình văn học
dân tộc.
Từ khoảng thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chủ đề cơ bản của văn học
là khẳng định nhà nước phong kiến, đồng nghĩa với khẳng định chính quyền, đạo
đức, lễ giáo… phong kiến. Thế nhưng, bên cạnh khuynh hướng ca ngợi nhà nước
phong kiến một cách tuyệt đối thì văn học đã xuất hiện một khuynh hướng khác phê
phán những yếu kém, suy đồi của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, phê phán không
phải để phủ nhận xã hội phong kiến mà mục đích của việc phê phán này là để xã hội
phong kiến khắc phục những ung nhọt đang có, trở lại thời cực thịnh như lúc trước.
Cũng chính do quan niệm của Nho giáo thừa nhận cái chung mà không thừa nhận
cái riêng, thấy nghĩa vụ và bổn phận của con người, thấy đạo đức mà không thấy
cuộc sống nên văn học những thế kỷ này vẫn chưa xây dựng được những hoàn cảnh

mang tính chất tiêu biểu, chưa thật sự đi sâu và bám sát hiện thực.
- “Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành”
(Ta muốn phù nguy ra sức giúp,
Quan hà thu lại cự kinh thành)
(Cự ngao đới sơn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)


19

- “Mục kích ngoa bi thành cảm khái,
Bình Ngô công đức đối thương thương”
(Nhìn thấy tấm bia nằm mà lòng ngậm ngùi,
Công đức bình Ngô đối sánh với trời xanh)
(Phỏng Lam Sơn ngẫu thành, kỳ nhất - Giáp Hải)
Văn học trung đại thường xem trọng những khuôn phép của xã hội phong
kiến, nhấn mạnh tính chất giáo huấn với tính quy phạm cao, đến giai đoạn này đã có
một sự cơi nới về đối tượng. Văn học xuất phát từ cuộc sống và hướng đến con
người, các tác giả đã bắt đầu chú ý hơn đến những vấn đề mang tính chất đời
thường bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, đến cuộc sống thực tại với
nhiều tầng lớp người, đến quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và thân phận chịu
nhiều bất công của người phụ nữ… Đây là biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa trong văn học Việt Nam. Các tác giả lớn thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ
XVIII có thể kể đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi
tập, tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập), Đào Nghiễm (Phượng thành tảo phát,
Lạng Sơn đạo trung, Thu hoài thứ ủy quan diêu kinh lịch thi vận, Kinh Liễu
Châu…), Vũ Cẩn (Bắc sứ Nhị Hà sơ phát, Pha Lũy dịch, Niệm Nhai ngẫu thành,
Minh Giang dịch…), Phùng Khắc Khoan (các tập thơ Ngôn chí thi tập, Huấn đồng
thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập), Nguyễn Đình Sách (Hoàng hoa thập
vịnh), Nguyễn Danh Nho (Cảm hứng, Mộ xuân cảm tác, Hoàng Hạc Lâu…),

Nguyễn Cư Trinh (Hà Tiên thập vịnh, Đạm Am thi tập, Quảng Ngãi thập nhị cảnh),
Mạc Thiên Tích (Hà Tiên thập vịnh)… Thơ đi sứ phong phú với rất nhiều thi tập
của các tác giả: Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Đình Sách, Đặng Đình Tướng, Nguyễn
Kiều, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Tông Khuê…
- “Hà tất sơn trung minh nhiên hảo,
Phù sinh thiên nhật kỷ phân âm”
(Việc gì phải ở trong rừng và ngủ kỹ,
Nghìn ngày ở cõi phù sinh đáng mấy phân âm)
(Dạ ẩm - Phùng Khắc Khoan)


20

- “Bạc vàng là của trữ tiêu dùng,
Thành thị vốn đua tranh giành giật”
(Thơ Nôm, bài 69 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, thành tựu của thơ trữ tình được
ghi nhận bởi một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu, giàu vốn sống và trải
nghiệm: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phạm Thái,
Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ… Nhiều
tập thơ chữ Hán đặc sắc của Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thế Lân, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương… xuất hiện và gây được tiếng vang. Xuân
Hương thi tập của Hồ Xuân Hương được xem là thành tựu xuất sắc nhất của dòng
thơ Nôm Đường luật cuối thế kỷ XVIII bởi nội dung sắc sảo mang tính chất thời
đại, nghệ thuật điêu luyện vượt bậc. Khoảng cuối thế kỷ XVIII trở đi cũng là thời
gian “những cảm xúc suy ngẫm chân thành ít nhiều bao hàm yêu sách dân chủ và
nhân bản” [30, tr.464] được gieo mầm trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự,
Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuê, Dương Khuê… góp phần tạo nên sự bùng nổ của “cái khát vọng
thành thực” trong phong trào thơ mới sau này.

Cuối thế kỷ XIX, văn học hòa cùng không khí chống giặc ngoại xâm của dân
tộc, âm hưởng của nó là tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. Văn học cuối thế kỷ
XIX nói chung, thơ trữ tình cuối thế kỷ XIX nói riêng đề cao vị thế của người nông
dân trong chiến đấu. Đây là một dấu ấn mới, chưa từng thấy trong văn học các giai
đoạn trước. Các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Miên Thẩm, Phạm Văn Nghị, Đào
Tấn, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích,
Nguyễn Thiện Kế, Lê Trung Đình, Phan Đình Phùng… đã dùng văn học để bộc lộ
quan điểm, chí hướng của mình trước những biến cố của dân tộc. Những nhà thơ
này thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc, bất hợp tác với kẻ thù, phê phán những kẻ “rước voi
về giày mả tổ”, nêu cao tấm gương anh dũng của các vị anh hùng ngã xuống cho
đất nước:


×