Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

thực trạng và giải pháp tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao trong kí túc xá trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS 2010.19.123

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO
TRONG KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: ThS. HUỲNH CÔNG BA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS 2010.19.123

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO
TRONG KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: ThS. HUYNH CONG BA
Thành viên nghiên cứu: TRẦN VĂN CỬU, NGUYỄN ANH ĐÀI



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ.................................................................................................................. 3
SUMMARY .................................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 6
2. Mục đích của đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 7
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ...................................................................................... 8
4. Đối tượng khảo sát, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 9
5. Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................... 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 11
1.1.1. Về văn hóa ............................................................................................................ 11
1.1.2. Về văn nghệ ........................................................................................................... 14
1.1.3. Về thể dục thể thao ................................................................................................ 14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................. 18
1.2.1. Về cơ sở vật chất Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh . 18
1.2.2. Về bộ máy tổ chức Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh19
1.2.3. Về hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao tại Kí túc xá
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 20

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ VÀ

THỂ DỤC THỂ THAO TẠI KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 23
2.1. Thông tin về khách thể nghiên cứu: ......................................................................... 23
2.2. Khảo sát thực trạng và nhận thức của sinh viên về việc tổ chức các hoạt động
văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao tại Kí túc xá Kí túc xá Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 25
2.3. Ý kiến của các chuyên gia ......................................................................................... 41

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VĂN
NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO TRONG KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM TP. HCM ....................................................................................................... 42
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................................. 42
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống – thực tiễn ........................................................................ 42
1


3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả .......................................................................................... 42
3.2. Những giải pháp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao . 43
3.2.1. Về lãnh đạo, tổ chức quản lí ................................................................................. 43
3.2.2. Về tuyên truyền giáo dục ...................................................................................... 44
3.2.3. Về đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí ......................................................................... 45
3.2.4. Về phối hợp công tác và tổ chức giao lưu ............................................................ 46
3.2.5. Về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động và thành lập các câu lạc bộ ................ 48
3.3. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................. 49
3.3.1. Kết luận ................................................................................................................. 49
3.3.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 55


2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG KÍ
TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Mã số: CS 2010.19.123
Chủ nhiệm đề tài: ThS. HUYNH CONG BA

Tel: 0903847674

Email:
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Cá nhân phối hợp thực hiện : TRẦN VĂN CỬU và NGUYỄN ANH ĐÀI
Thời gian thực hiện: từ tháng 11.2010 đến tháng 11.2011

1. Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng tổ chức những hoạt động phong trào văn hóa, văn
nghệ và thể dục thể thao của sinh viên tại Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động phong trào tại
khu nội trú.
2. Nội dung chính

- Khảo sát thực tế bằng các câu hỏi mở liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Soạn thang đo trên cơ sở khảo sát thực tế và các tài liệu lí luận
- Thử nghiệm thang đo
- Thu thập số liệu
- Tham khảo tài liệu viết cơ sở lí luận
- Xử lí số liệu và viết kết quả

- Đưa ra các giải pháp, kết luận và kiến nghị
3. Kết quả nghiên cứu

- Có những số liệu về kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và
thể dục thể thao trong Kí túc xá.
- Làm rõ các khái niệm về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và thể thao học đường
3


- Đưa ra những giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động phong trào tại khu nội
trú.

4


SUMMARY
Project title: CURRENT SITUATION AND STRATEGIES IN ORGANISING
CULTURAL, AESTHETIC AND SPORTS ACTIVITIES IN HO CHI MINH CITY
UNIVERSITY OF PEDAGOGY BOARDING.
Code number: CS 2010.19.123
Project director: M.A. HUYNH CONG BA

HP: 0903847674

Email:
Sponsor Institution: Ho Chi Minh City University of Pedagogy
In Cooperation With: TRAN VAN CUU and NGUYEN ANH DAI
Duration: November 2010 to November 2011
1.Objectives:
To conduct research on current situation and strategies in organising cultural, aesthetic and

sports activities in Ho Chi Minh City University of Pedagogy Boarding, then propose several
strategies seeking to improve the activities in the Boarding.
2.Research methodology

Survey reality through open questions related to the researching issues
Design scales based on survey and on theoretical materials
Test the scales
Collect data
Consult external research papers for argument basis
Process data, interpret and present the obtained results
Propose several strategies seeking to improve the activities in the Boarding, conclusion and
proposal
3. Results obtained:

Survey results on current situation and strategies in organising cultural, aesthetic and sports
activities in Boarding

Sought to clarify the meanings of cultural, aesthetic, sports and school sports
Propose several strategies seeking to improve the activities in the Boarding.

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã và đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Công cuộc cách mạng này không những đòi hỏi
nền giáo dục của Việt Nam phải đào tạo nên một đội ngũ lao động chất lượng cao, không
những “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất” mà còn phải “phong phú về tâm hồn,
trong sáng về đạo đức” như tinh thần của Nghị quyết 4, BCH TW Đảng khoá VII đề ra,

được khẳng định lại và nhấn mạnh hơn tại Nghị quyết 2, BCH TW Đảng khoá VIII: “Nhiệm
vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy
tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích
cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ
năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật; có sức khoẻ, là
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn
của Bác Hồ”. [8, tr 30-31]
Thời gian qua, đi từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, ngành giáo dục ngoài việc
tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh
viên (HS-SV), còn chú trọng giáo dục về mặt tinh thần (bao gồm các phong trào hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao) nhằm giúp cho HS – SV hướng đến giá trị của “ chân
– thiện – mĩ ”. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên thuộc Bộ
Giáo dục – Đào tạo đã được tiến hành một loạt các biện pháp đẩy mạnh phong trào hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.
Đối với Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, sinh viên nói chung và sinh viên ở Kí túc
xá nói riêng, đã tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và
thể dục thể thao nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện của Nhà trường và
đồng thời thông qua các phong trào, sinh viên cũng tự khẳng định mình. Riêng Kí túc xá
còn giúp sinh viên nội trú có đời sống tinh thần phong phú để an tâm học tập và rèn luyện,
cùng nhau xây dựng Kí túc xá – Ngôi nhà chung trở thành đơn vị văn hóa cấp quận và
Thành phố.
6


Tuy nhiên, ngoài các thành tích đạt được còn một thực tế mà dư luận xã hội đã lên
tiếng cảnh báo: có một bộ phận không nhỏ HS – SV đang suy thoái về đạo đức, lối sống
không lành mạnh, đời sống tinh thần luôn vọng ngoại hoặc bị phiến diện khiến cho việc đào

tạo lớp người trí thức trẻ không được toàn diện như mong muốn… Chính thực trạng này đã
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên sư phạm cũng như sinh viên nội trú.
Điều đáng lo ngại hơn, sinh viên nói chung và sinh viên nội trú chưa quan tâm nhiều
đến các phong trào văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao.
Thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các phòng ban
chức năng đã có khá nhiều biện pháp để tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ
chức các phong trào động với nhiều hình thức phong phú nhưng cũng còn nhiều hạn chế,
khiếm khuyết. Có nhiều nguyên nhân đưa đến những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác
giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho sinh viên. Một trong những nguyên nhân ấy xuất phát
từ chỗ Kí túc xá và Trường chưa thật chú trọng và chưa có được những giải pháp thích hợp
với tình hình sinh viên hiện nay. Vì vậy cần có những giải pháp mới hữu hiệu hơn, có tính
khả thi cao hơn để giải quyết vấn đề đặt ra.
Từ những lý do nêu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và giải
pháp tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao trong Kí
túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”

2. Mục đích của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát “Thực trạng và giải pháp tổ chức các hoạt động phong trào
văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao trong Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh” trong sinh viên đang ở tại Kí túc xá, từ đó tìm ra những giải
pháp thích hợp để xây dựng Kí túc xá trở thành một đơn vị văn hóa cấp cơ sở và cấp Thành
phố, và quan trọng hơn nữa bồi dưỡng cho sinh viên ở Kí túc xá của Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh có đủ kĩ năng để khi ra trường có thể vận dụng trong cuộc
sống một cách tốt nhất.
Đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu và làm rõ các khái niệm về: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thể thao
học đường, tinh thần thể thao… làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao khu nội trú
thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi về các hoạt động trên tại khu nội trú


7


- Đề xuất một số biện pháp để xây dựng Kí túc xá trở thành môi trường giáo dục lành
mạnh cho sinh viên nội trú và trở thành đơn vị văn hóa cấp thành phố.

3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Để thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi dành thời gian khá dài để tìm hiểu những đề tài
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu nhằm xâu chuỗi những yếu tố, tìm ra những vấn đề liên
quan cũng như những biện pháp tốt để vận dụng vào tình hình thực tiễn của Kí túc xá.
Những tài liệu đã được chúng tôi quan tâm gồm:
– Những biện pháp chủ yếu phát huy tính tích cực của thanh niên, học sinh, sinh viên
nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Phó Tiến sĩ,
Nguyễn Thị Phương Hồng (1995),
– Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên ĐHSP phục vụ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Mã số: QG/96/98.
– Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, Huỳnh Khánh Vinh (chủ biên) (2001),
– Đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh – Thực trạng và giải pháp; (Kỷ yếu) Đảng uỷ Khối các trường ĐH, CĐ và THCN
(2002),
– Báo cáo thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên trong kí túc xá của
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, (Kỷ yếu) Đảng uỷ Khối các trường ĐH, CĐ và
THCN ( 2002) ;
– Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từ thực tiễn Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong trường học ” (Tài liệu Hội nghị) Bộ
Giáo dục và Đào tạo (năm 2005),
– Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với nếp sống văn hóa trong Kí túc xá Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

cấp cơ sở, Trần Văn Cửu (chủ nhiệm đề tài) ( năm 2009),
– Giáo dục lối sống có văn hóa cho học sinh – Vũ Văn Dân, đề tài cấp Bộ mã số: B96
– 43 – 04

8


– Những khía cạnh tâm lý xã hội trong lối sống thanh niên TP. HCM trong thời kỳ chuyển
đổi cơ cấu kinh tế xã hội – Nguyễn Ánh Hồng, đề tài cấp bộ MS: B97 – 18B.
– Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay. Mạc Văn Trang, đề tài MS: B94 – 38 – 32.
– Các biện pháp giáo dục nếp sống cho sinh trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo
TW3. Đặng Văn Thuân, luận văn thạc sĩ – MS: 5.07.03.
– Nghiên cứu văn hóa văn nghệ – Thể dục thể thao của Trường Đại học văn hóa Hà
Nội.
Trong những tài liệu trên, hầu hết các tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng đạo
đức, lối sống của sinh viên biểu hiện qua các mặt: học tập, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp, sinh
hoạt cá nhân, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt
động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho sinh viên nói chung, còn đối với
sinh viên khu nội trú thì chưa đề cập đến.
Tuy nhiên, trong số các tài liệu mà chúng tôi tham khảo có báo cáo: Đời sống văn hóa
tinh thần của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và
giải pháp, (Kỷ yếu) Đảng uỷ Khối các trường ĐH, CĐ và THCN (2002) và Báo cáo thực
trạng đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên trong kí túc xá của Trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM, (Kỷ yếu) Đảng uỷ Khối các trường ĐH, CĐ và THCN (2002) là 2 tài liệu
có nội dung tương đối sát với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy nhiên các tài liệu trên vẫn
chưa đi sâu nghiên cứu và có các biện pháp hữu hiệu để có thể vận dụng vào đời sống tinh
thần, thực tiễn của sinh viên nội trú Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng khảo sát, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là một bộ phận sinh viên nội trú được nhóm nghiên cứu chọn ngẫu

nhiên với số lượng là 401 sinh viên.
Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể
thao trong Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

5. Giả thiết nghiên cứu
Với điều kiện hiện nay, Ban Giám đốc Kí túc xá cùng với cán bộ, viên chức và Ban Tự
quản tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao sẽ tác động tốt đến đời sống
tinh thần của sinh viên nội trú.
9


6. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập tài liệu, văn bản để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
– Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS for Window,
phiên bản 13.0 (chọn khách thể nghiên cứu để xem xét)
– Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
– Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm qua thực tiễn (ghi nhận những hình ảnh qua các
hoạt động) từ đó rút ra những kết luận cho đề tài,
– Phương pháp tham khảo chuyên gia: Nhờ những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực văn
hóa,văn nghệ và thể dục thể thao thẩm định đề tài và kèm theo nhận xét.

10


CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Về văn hóa
Hiện nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hoá. Xác định khái niệm
của văn hoá không đơn giản, bởi vì mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ

riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu để định nghĩa khái niệm này.
Nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1988 – 1997), tổ chức giáo dục
khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã công bố định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần
của xã hội . Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương
thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng”. [14, tr5]
Các học giả Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hoá.
Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa mang tính thao tác luận, khác với những định nghĩa
trước đó đều mang tính tinh thần luận: không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất
kì vật gì cũng có hai mặt văn hoá. Văn hoá là một quan hệ. Nó là quan hệ giữa thế giới biểu
tượng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc
người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa
chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau, đó là độ khúc xạ.
Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt
ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác. [30, tr14]
Đào Duy Anh thì định nghĩa “Văn hóa là văn vật và giáo hóa”, văn hóa là “giáo hóa
con người trở nên đẹp đẽ” [16, tr13]
Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy
nghĩ, lối ứng xử, văn hóa theo nghĩa hẹp như văn hóa nghệ thuật, học vấn… và tùy từng
trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên, thì
văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi bàn tay của con người”.[30, tr15]
Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Văn hóa là hệ thống những giá trị chuẩn mực xã hội
biểu hiện ra trong mọi lối sống nếp sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng người hay
một quốc gia.” [22, tr24]

11


Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác

giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Định nghĩa này cho phép nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hoá là tính hệ
thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.” [28, tr10]
Theo Quy định về tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở
giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số
60/2008/QĐ – BGDĐT ngày 5 /11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử. Là đời sống tinh
thần của con người.
Văn hoá quần chúng là các hình thức sinh hoạt văn hoá phục vụ quần chúng và do
quần chúng đông đảo tham gia.
Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên là các hình thức sinh hoạt văn hoá quần
chúng nhằm nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên.
Hành vi văn hóa là cách ứng xử của con người, biểu hiện văn minh trong một hoàn
cảnh nhất định.
Giao lưu văn hóa là sự gặp gỡ, trao đổi hoạt động văn hoá giữa các cá nhân hoặc các
cộng đồng người với nhau.”
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong Văn kiện Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn
hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc
lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội.” [9, tr 54, 55]
Văn kiện cũng chỉ rõ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
với những đức tính sau:


12


“- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao
vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
-Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ
và thể lực
Bên cạnh đó, Văn kiện cũng đề cập đến xây dựng môi trường văn hóa: Tạo ra ở các
đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường,
lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội…), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi…)
đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của
các tầng lớp nhân dân.” [9, tr 58,59]
Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đề cập đến văn hóa và con người:
“ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn
diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;
làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành đời
sống tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày
càng cao.


Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất
nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia
đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm
lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công
13


dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế
chân chính.” [14, tr 26,27]
Từ những định nghĩa về văn hóa của các tác giả và quan điểm của Đảng về xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân
dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhóm nghiên cứu chọn khái niệm gần với đề tài
và gắn với những giải pháp về hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao
trong khu nội trú , góp phần đào tạo sinh viên được toàn diện, trở thành những con người có
ích cho xã hội: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
1.1.2. Về văn nghệ
Theo Từ điển tiếng Việt thì: “ Văn nghệ là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như ca,
múa, nhạc… để vui chơi giải ”.
Văn nghệ là văn hóa và nghệ thuật là những nét văn hóa đặc trưng của thế giới loài
người được truyền tải qua các hình thức nghệ thuật nhằm để vui chơi giải trí hay giáo dục
con người.
Hiện nay trên thế giới có 7 loại hình văn hóa và nghệ thuật:
- Nghệ thuật Sân khấu (Ca múa kịch, cải lương, xiếc…),
- Nghệ thuật thi thơ (Văn chương, báo chí…)
- Nghệ thuật hội họa – Điêu khắc (vẽ tranh, trang trí, chạm trổ, nặn hình…)
- Nghệ thuật Kiến trúc ( thiết kế xây dựng, giải pháp môi trường…)
- Nghệ thuật Nhiếp ảnh (chụp hình, phối ảnh…

- Nghệ thuật Thời trang ( thiết kế may mặc trang phục…)
- Nghệ thuật thứ 7 là Điện ảnh (Phim ảnh…)
Tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ là truyền đi một thông điệp vui chơi, giải trí
hoặc giáo dục qua hình thức văn nghệ, đòi hỏi người tổ chức phải có năng lực để xây dựng
kế hoạch, chương trình và tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ mới có ý nghĩa và hiệu quả.
1.1.3. Về thể dục thể thao
1.1.3.1. Khái niệm thể dục thể thao
Việc nghiên cứu các khái niệm về thể dục thể thao (TDTT) đã được nhiều nước chú ý.
Từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX đã có một số nước bước đầu lí giải thống nhất nội hàm của một
14


số thuật ngữ TDTT thông dụng. Năm 1962, Hội đồng thuật ngữ của tổ chức văn hoá – giáo
dục – khoa học của Liên Hiệp Quốc đã quyết định: “Để cho công tác phân loại tài liệu và
thông tin khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các bộ phận nghiên cứu chuyên môn
phải có thuật ngữ thống nhất, chính xác, rõ ràng tránh những hiện tượng dùng đồng ngữ
khác nghĩa hoặc ngược lại để giao lưu…”. Và cũng trong năm đó, Liên Hiệp Quốc đã tổ
chức một hội nghị quốc tế về công tác biên soạn và chỉnh lí các văn kiện về TDTT. Hội nghị
cũng công nhận kết quả hoạt động của Hội đồng nghiên cứu thuật ngữ TDTT thống nhất của
Úc và đã thảo luận các khái niệm cơ bản của TDTT. Đến năm 1965, lại tổ chức tiếp hội nghị
quốc tế về nghiên cứu thông nhật thuật ngữ TDTT, đặc biệt thảo luận nhiều về thuật ngữ thể
thao (sport). Hội nghị khoa học thế giới năm 1980 cũng coi việc nghiên cứu các khái niệm
về TDTT và vấn đề cấp thiết. Như vậy, khái niệm TDTT là một vấn đề học thuật được cộng
đồng TDTT quốc tế chú trọng. Và dù ý thức nhiều hay ít, ở nước ta cũng đã có những
nghiên cứu về vấn đề này.
Lựa chọn và xác định thuật ngữ cơ bản là một vấn đề học thuật. Thực ra, thuật ngữ của
một môn khoa học, một ngành bao giờ cũng là một thế hệ nhiều tầng cấp và có mối liên hệ
nội tại với nhau.
Muốn xác lập một hệ thống thuật ngữ TDTT, trước tiên phải xác định bản thân khái
niệm thuật ngữ. Một thuật ngữ mà nội hàm của nó được xác định một cách khoa học sẽ

được chấp thuận và sử dụng ngày càng rộng rãi. Do đó, xác định thuật ngữ là một bước
quan trọng trong thống nhất khái niệm. Nói chung khi xác định thuật ngữ cần chú ý những
nguyên tắc sau:


Tính khoa học: Có nghĩa là dùng từ chính xác, phù hợp với yêu cầu về logic và

ngôn ngữ học;
– Tập quán truyền thống của dân tộc: Tức là phải phù hợp với thực trạng phong trào
TDTT, tập quán truyền thống và đặc điểm ngôn ngữ của từng nước. Chỉ có như thế mới
được nhiều người thừa nhận, hiểu biết và sử dụng;
– Sự phù hợp với thuật ngữ quốc tế. Coi trọng đặc điểm dân tộc không có nghĩa là
nhất loạt bài xích những thuật ngữ nước ngoài. Ngôn ngữ vốn không có tính giai cấp; cần có
gắng làm cho ngôn ngữ của ta tương thích với quốc tế để cho tiện giao lưu.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể xác định khái niệm TDTT – khái niệm trung
tâm rộng và quan trọng nhất của lí luận và phương pháp TDTT- như sau: TDTT là bộ phận
của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập
15


thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể
chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt
văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lí.[26, tr 8 -11]
1.1.3.2. Phong trào thể dục thể thao
Đó là một trào lưu xã hội, bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ
yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của thể dục thể thao. Trong ngôn
ngữ thông thường, từ này còn có nghĩa tình hình phát triển thể dục thể thao ở một nơi nào
đó. Do nhu cầu và trình độ phát triển thể dục thể thao nước ta và trên thế giới, ngày càng có
nhiều phong trào đa dạng, với quy mô liên kết càng rộng lớn, đáp ứng những hứng thú, nhu
cầu thể dục thể thao khác nhau, rộng mở hoặc tập trung hơn. Ví dụ, phong trào Olympic,

“Thể thao vì mọi người”, “Chạy vì sức khỏe” hoặc “Chạy, bơi, bắn, võ”, trong thời kì chiến
tranh chống đế quốc Mĩ hay “Rèn luyện thể thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” hiện nay ở
nước ta. Bản chất xã hội của một phong trào thể dục thể thao nào đó, ở bất cứ nước nào bao
giờ cũng phụ thuộc chính vào những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc… của
từng địa phương, quốc gia trong giai đoạn lịch sử cụ thể. [26, tr13]
Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 nhấn mạnh: “Phát triển thể dục
thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người
Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục thể thao là
trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể
nhân dân; ngành thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát
triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nước.” Chiến lược Phát triển thể dục, thể thao Việt
Nam đến năm 2020 (Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ)
1.1.3.3.Thể chất và phát triển thể chất
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định
về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và
điều kiện sống
Thể dục thể thao gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất, đó là một quá trình
hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời của từng người (tương đối lâu dài)
về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. [26 ,13]
16


1.1.3.4.Giáo dục thể chất
Thông thường, người ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao.
Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng
rõ rệt của thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu
những giá trị của thể dục thể thao trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung
Đặc trưng cơ bản, chuyên biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy học vận động.

Đặc trưng cơ bản thứ hai của giáo dục thể chất là sự tác động có chủ đích đến sự phát
triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con người.
Như vậy, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy
học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. [26, 16,17]
1.1.3.5.Thể thao
Trong một số ngôn ngữ, thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật, ưu thế
trong thể dục thể thao.
Trước hết, đó là một hoạt động trò chơi, một hình thức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và
phần nhiều bằng sự vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những
thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên
môn như nhau. Sự vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hóa, thi đấu và công
diễn là những dấu hiệu cơ bản của thể thao.
Theo nghĩa rộng, thể thao không chỉ là hoạt động thi đấu biểu diễn đặc biệt mà còn là
sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt
động này.[26 , 18,19]
1.1.3.6. Mục đích chung của nền thể dục thể thao nước ta
Tăng cường thể chất cho nhân dân, nâng cao trình độ thể thao, góp phần làm phong
phú đời sống văn hóa và giáo dục con người để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.[ 26, 18,19]
1.1.3.7.Thể thao trường học
Thông tư liên tịch số: 34/2005/TTLT/BGD&ĐT – UBTDTT Hướng dẫn phối hợp
quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010 đã khẳng
định:

17


– Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức
khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh
viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể dục thể thao

trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể
thao cho đất nước.
– Phát triển giáo dục Thể dục thể thao trường học theo hướng đổi mới và nâng cao
chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa, đồng
thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học.
– Tăng cường sự phối hợp liên ngành Giáo dục và Thể dục thể thao, đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa, tranh thủ các nguồn lực từ xã hội để xây dựng và
phát triển thể dục thể thao trường học.
– Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể dục thể thao trường học, góp phần nâng
cao vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và thế giới.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Dưới đây nhóm nghiên cứu trình bày những nét cơ bản về Kí túc xá Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy không được đầy đủ nhưng nó sẽ cung cấp cho người
đọc một cái nhìn tổng quan về Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Về cơ sở vật chất Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
Năm 1990, Trường khởi công xây dựng khu Kí túc xá trên diện tích 0,82 ha, tại địa chỉ
351A Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn thành năm
1997 với 3 dãy nhà A, B và C; sau đó tiếp tục xây dựng thêm dãy D, E, căn tin, hội trường,
thư viện, nhà để xe…Trong đó, 4 dãy A, B, C, E gồm 200 phòng ở của sinh viên. Mỗi
phòng 08 sinh viên, được thiết kế khép kín. Như vậy, Kí túc xá có thể bố trí 1600 chỗ cho
sinh viên ở, học tập và sinh hoạt.
Ngoài các dãy nhà ở dành cho sinh viên, Kí túc xá có một dãy nhà sinh hoạt chung
gồm: nơi làm việc của cán bộ, nhân viên Kí túc xá, 1 phòng đọc (thư viện), 1 căn tin, 1 hội
trường khoảng 200 chỗ ngồi cho sinh viên học tập và sinh hoạt. Một khu tự học với 400
sinh viên, 4 nhà để xe, 6 phòng khách dành cho sinh viên và các chuyên gia nước ngoài đến
ở học tập và giảng dạy tại trường. Kí túc xá có 2 sân chơi thể thao (20m x 35m), 1 nhà bóng
bàn, dựa trên cơ sở sẵn có Kí túc xá bố trí thêm sân chơi cho phù hợp.
18



Năm 2008, do cở sở 280 An Dương Vương tiến hành xây dựng khu nhà mới nên một
số phòng học phải dỡ bỏ, vì vậy trường lấy 01 dãy nhà 5 tầng tại Kí túc xá chuyển đổi công
năng sang thành 33 phòng học để phục vụ việc đào tạo của Nhà trường.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao...Kí túc xá được Nhà
trường trang bị một số phương tiện nghe nhìn: 1 tivi 32inches, 1 đầu DVD, 1 giàn Karaoke,
1 máy chiếu cùng 1 màn chiếu lớn, 1 bộ âm thanh, nhạc cụ có 1 bộ trống, đàn ghi ta điện,
ghi ta thùng.
1.2.2. Về bộ máy tổ chức Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
Từ năm 1983 đến năm 1995, Kí túc xá là một tổ thuộc Phòng Quản trị – Đời sống.
Năm 1986, Hiệu trưởng có quyết định thành lập Phòng Quản lí Kí túc xá. Hiện nay, cơ cấu
tổ chức của Kí túc xá hoạt động như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Chi bộ

Ban Giám đốc

Tổ bảo vệ

Công đoàn

Tổ kế toán – cơ sở
vật chất

Đội Thanh niên
xung kích SV

Tổ vệ sinh môi

trường

Ban Tự quản
sinh viên

Căn cứ Quy chế công tác quản lí sinh viên nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kí túc
xá hình thành 2 tổ chức sinh viên là: Ban Tự quản sinh viên và Đội Thanh niên xung kích
sinh viên. Ban Tự quản sinh viên được bầu ra thông qua đại hội đại biểu sinh viên đầu mỗi
năm học. Đội Thanh niên xung kích do Giám đốc chỉ định. Hai tổ chức sinh viên này có
19


nhiều hoạt động tích cực góp phần vào hiệu quả công tác quản lí, giáo dục và đẩy mạnh
công tác phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao cho sinh viên nội trú.
1.2.3. Về hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao tại Kí túc
xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian Kí túc xá tọa lạc tại 222 Lê Văn Sỹ, quận 3, mặc dù nơi ở không phù hợp, sân
chơi hạn hẹp, nhưng Kí túc xá vẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao
lưu… Từ năm 1997, sinh viên nội trú được chuyển về 351A Lạc Long Quân, Phường 5,
Quận 11, với một không gian thoáng mát, rợp bóng cây xanh, lại có điều kiện cơ sở vật chất
thuận lợi cho các sinh hoạt VHVN, TDTT, tạo một môi trường tốt cho sinh viên học tập và
rèn luyện.
Để góp phần vào thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường, lãnh đạo Kí túc xá đã
xác định là phải xây dựng “Kí túc xá không chỉ là nơi ở mà còn là nơi học tập, rèn luyện của
các thầy cô giáo tương lai”
Chủ trương đó đã được sự đồng thuận cao trong đảng viên, cán bộ, viên chức và sinh viên Kí
túc xá, coi đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong công tác quản lí sinh viên nội trú.
Ngoài thời gian học tập, đi làm thêm, thời gian còn lại của sinh viên nội trú là khá
nhiều để tự học và vui chơi, ở góc độ nào đó “chơi” cũng là học như một nhu cầu tự nhiên.
Nắm bắt được nguyện vọng của sinh viên, Kí túc xá nhận thấy rằng, hoạt động phong trào là

yếu tố tích cực, nếu làm tốt sẽ góp phần giúp cho công tác quản lí, giáo dục sinh viên có
hiệu quả.
Trong thời gian qua, để tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao, Lãnh đạo kí túc xá đã cử cán bộ phụ trách phong trào VHVN – TDTT, vừa
tham gia làm kế hoạch, đồng thời cũng là người chỉ đạo để Ban Tự quản sinh viên thực
hiện.
Để phong trào văn hóa , văn nghệ và thể dục thể thao tại khu nội trú thật sự là “sân
chơi” bổ ích cho sinh viên, ngoài thành viên của Kí túc xá còn có sự hỗ trợ của Phòng
CTCT – HSSV, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam Trường, khoa GDTC và CB
giảng dạy môn âm nhạc của khoa GDMN, Tiểu học...
Những hoạt động phong trào VHVN – TDTT tại Kí túc xá trong thời gian qua


Về văn hóa – văn nghệ:
20


– Hội diễn văn nghệ “ Hát về mái trường” nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (
20 – 11);
– Giao lưu với các đơn vị bộ đội trong và ngoài Thành phố, với các kí túc xá bạn;
– Trại xuân truyền thống – mừng năm mới ( Tết dương lịch);
– Trại Về nguồn – giáo dục truyền thống;
– Trại dã ngoại – tập huấn cho sinh viên nội trú nòng cốt;
– Giao lưu, văn nghệ chia tay sinh viên nội trú tốt nghiệp ra trường.


Về thể dục thể thao:

– Giải truyền thống bóng đá mini nam, nữ dành cho sinh viên các lầu;
– Giải bóng chuyền nam, nữ;

– Giải cầu lông, đá cầu;
– Giải bóng bàn;
– Hội thao các kí túc xá: bóng đá mini;
– Giao lưu thể thao với các đơn vị bộ đội, các đơn vị kết nghĩa, các đơn vị bạn khác.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ và TDTT của Kí túc xá nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ
ích đồng thời cũng có được những yêu cầu:
– Tạo nên sự hòa nhập cho sinh viên vì sinh viên từ nhiều tỉnh thành, vùng miền, có
nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau;
– Hoạt động VHVN – TDTT phải bảo đảm an toàn, phải phù hợp với điều kiện sân
bãi, kinh tế và hiệu quả;
– “Sân chơi” để sinh viên thể hiện hết mình không chỉ có sự nhiệt tình, mà còn có cả
sự sáng tạo và tài năng;
– Giúp cho sinh viên học hỏi, hiểu biết thêm về kĩ năng tổ chức sinh hoạt tập thể làm
hành trang khi ra trường vận dụng vào môi trường công tác mới;
– Tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT cho sinh viên ở Kí túc xá cũng chính là những
giải pháp thực sự hiệu quả công tác quản lí sinh viên nội trú.
Những năm qua, với những hoạt động về phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể
thao, Kí túc xá đã được quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là đơn vị Văn hóa,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố tặng Giấy khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng
khen, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác quản lí
21


sinh viên nội trú và tham gia các hoạt động phong trào. Những hoạt động phong trào được
ghi lại những hình ảnh để làm tư liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục.
Xin xem những hình ảnh ghi nhận những hoạt động về phong trào văn hóa, văn nghệ
và thể dục thể thao tại Kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ở phụ
lục 1

22



CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO VĂN HÓA,
VĂN NGHỆ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TẠI KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thông tin về khách thể nghiên cứu:

a. Về giới tính
N
Nam

88

Nữ

309

Tổng cộng

401

Không trả lời

4

Tổng số

401


b. Về thời gian ở KTX
N
1 năm

95

2 năm

107

3 năm

100

4 năm

97

5 năm

2

Tổng số

401

c. Về Ban Tự quản
N
Không ghi


13

Không

383



5
23


×