Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Tất Thiên

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP
5 MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TỈNH
QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Tất Thiên

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP
5 MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TỈNH
QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS HUỲNH VĂN SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số Trường Tiểu học tại tỉnh Quảng
Ngãi” chính là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tâm lí học của tôi tại trường Đại học Sư
phạm Tp.HCM.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.
Tác giả

1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô của Khoa Tâm lý - Giáo dục,
và các thầy, cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học K22 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn phòng Sau Đại học và các phòng ban khác trong nhà trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin cảm
ơn Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh lớp 5 các trường Tiểu học: Trần Hưng Đạo, Sơn Hạ
1, Sơn Hạ 2, Tịnh Bình 1, Tịnh Bình 2 đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Tâm lý Giáo dục & Công tác xã hội, các Phòng ban của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7
4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LỚP 5 .......................................................................................................................... 12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về khả năng sáng tạo ................................................... 12
1.1.1. Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo ở nước ngoài ....................................... 12
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về khả năng sáng tạo ........................................... 15
1.2. Lý luận về khả năng sáng tạo ................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm chung về sáng tạo ............................................................................... 19
1.2.2. Khả năng sáng tạo và tiêu chí đo lường khả năng sáng tạo ................................. 35
1.3. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh lớp 5 ................................................. 40
1.3.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 ............................................................... 40
1.3.2. Một số đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 5.................................................... 43

1.4. Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 .................................................... 47
1.4.1. Điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển khả năng sáng tạo ................................... 47
1.4.2. Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 .................................................. 51

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP
5 MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ........................... 59
2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ....................... 59
2.1.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng.............................................. 59
2.1.2. Khái quát chung về khách thể nghiên cứu thực trạng .......................................... 65
3


2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số
trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi............................................................................... 65
2.2.1. Thực trạng khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh
Quảng Ngãi theo test TST-H.......................................................................................... 65
2.2.2. Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi
qua hệ thống bài tập ....................................................................................................... 80
2.2.3. Tương quan giữa kết quả đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số
trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi qua test TST-H và hệ thống bài tập đo nghiệm ... 93
2.2.4. Đánh giá của giáo viên về các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của
học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi ......................................... 100
2.3. Biện pháp nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh lớp 5 một số trường tiểu học
tại tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................ 107
2.3.1. Khái niệm biện pháp .......................................................................................... 107
2.3.2. Cơ sở đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi ................................................................. 107
2.3.3 Một số biện pháp nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh lớp 5 một số trường
tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................ 108


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 124

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Đại học

ĐH

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Tần số

N

Thành phố


TP

Tỷ lệ phần trăm

%

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
L.X. Vưgốtxki - nhà tâm lý học vĩ đại người Nga từng khẳng định “sự sáng tạo thật
ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con
người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé
đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài” [27]. Trong đời sống hàng ngày,
con người thường xuyên phải suy nghĩ và hành động để giải quyết những vấn đề mới nảy
sinh trong công việc và cuộc sống một cách sáng tạo do điều kiện giải quyết vấn đề thay đổi
cùng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường xung quanh. Do đó, có thể nói hoạt động
của con người ở những mức độ khác nhau đều có liên quan đến sáng tạo.
Con người đang sống trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, khi mà sự
cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt không chỉ trong một nước mà trên toàn thế giới thì tính
sáng tạo được coi như một phẩm chất rất quan trọng, không thể thiếu của người lao động
mới - những con người có khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề một cách tự lập, linh hoạt,
mềm dẻo, độc đáo, với tốc độ nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội
và bắt kịp xu thế của đại.
Sáng tạo là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, nó vừa là
nhu cầu vừa tạo ra những giá trị thoả mãn nhu cầu của con người, lại vừa thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của xã hội, tạo ra sự thay đổi từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, chuyển xã
hội từ nấc thang này đến nấc thang khác trong sự phát triển. Có thể nói trong thời đại ngày
nay, sáng tạo đã trở thành tiềm lực, tài sản vô giá mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và cả nhân

loại phải quan tâm, bồi dưỡng và phát huy một cách hiệu quả trên con đường phát triển của
mình. Do đó, việc nghiên cứu về mức độ khả năng sáng tạo và phương cách giúp nâng cao
khả năng sáng tạo của con người mà đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi - những chủ nhân tương
lai của đất nước là điều vô cùng cấp thiết.
Phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản
được đề cập trong mục tiêu tổng quát của giáo dục phổ thông Việt Nam: “giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
6


chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [21].
Trong khi đó, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc
dân và là cấp học đầu tiên các em được tiếp cận với những kiến thức cơ bản nhất về khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội dưới dạng thức chương trình học nhằm đạt được mục tiêu
của giáo dục tiểu học: “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [21].
Lớp 5 là lớp cuối cấp Tiểu học, thời điểm các học sinh đã trải qua một quá trình gần
5 năm kể từ khi bắt đầu bước vào môi trường học tập chính thức và là “bước đệm” để
chuyển sang cấp học mới với những đòi hỏi cao hơn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để
học sinh nhìn nhận, đánh giá lại bản thân về khả năng học tập, giao tiếp và các mối quan hệ
xã hội với vai trò, ý nghĩa của mình trong các mối quan hệ ấy. Ở lứa tuổi này, nhân cách của
học sinh còn “mang tính tiềm ẩn”, những năng lực, tố chất của học sinh còn chưa được bộc
lộ rõ rệt. Nếu được định hướng kịp thời và có những tác động phù hợp sẽ giúp cho học sinh
phát triển tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng theo hướng tích cực, đồng thời
tạo nền móng cho sự phát triển tâm lý và khả năng sáng tạo cho trẻ về sau.
Trên thực tế, đã có một vài đề tài nghiên cứu về sáng tạo ở các khía cạnh khác nhau
như mức độ tưởng tượng sáng tạo, trí sáng tạo... nhưng ít có đề tài nào nghiên cứu về khả

năng sáng tạo của học sinh Tiểu học lớp 5, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khả năng sáng tạo
của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi”.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh
Quảng Ngãi, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng sáng tạo
cho học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 tại tỉnh Quảng Ngãi.
7


3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi.

4. Giả thuyết nghiên cứu
Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi
không đồng đều và đạt mức độ trung bình theo test TST-H của Klaus.K. Urban, không có
học sinh nào có khả năng sáng tạo đạt mức xuất sắc.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: sáng tạo, khả năng, khả
năng sáng tạo, đặc điểm tâm lý học sinh lớp 5...
5.2. Đánh giá thực trạng khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học
tại tỉnh Quảng Ngãi.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh lớp 5
một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi.


6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi và giới hạn như sau:
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu
học tại tỉnh Quảng Ngãi thông qua thang đo định chuẩn. Ngoài ra, đánh giá thêm khả năng
sáng tạo của trẻ thông qua một hệ thống bài tập đo nghiệm được soạn thảo.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên:
+ 427 học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể: 180 học sinh
ở vùng Thành phố và 247 học sinh ở vùng nông thôn. Đây là khách thể nghiên cứu chính
của đề tài.
+ 31 giáo viên dạy lớp 5 và cán bộ quản lí trường học. Đây là khách thể nghiên cứu
bỗ trợ của đề tài.

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
8


Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận biện
chứng, hệ thống - cấu trúc và thực tiễn.
7.1.1. Hướng tiếp cận biện chứng
Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Tỉnh Quảng Ngãi
được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, những biện pháp giúp nâng cao một số biểu
hiện trong khả năng sáng tạo đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan
bên ngoài, đặc biệt là hoạt động và giao tiếp của chủ thể.
7.1.2. Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc định hướng cho người nghiên cứu xem xét nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, các biện pháp giúp nâng cao một số biểu hiện

trong khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi được
nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không có biện pháp nào hoàn toàn biệt lập
mà chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
7.1.3. Hướng tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là nguyên nhân cũng như là điều kiện để thực hiện nghiên cứu cũng như đề
xuất các biện pháp nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại
tỉnh Quảng Ngãi. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng các điều kiện thực tiễn về
nhân lực, về khả năng và điều kiện thực hiện... để tiến hành.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn
phương pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng mức độ khả năng sáng tạo
của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến sáng tạo, khả năng, khả
năng sáng tạo, đặc điểm sáng tạo của học sinh lớp 5...
- Cách thức nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để
làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9


* Phương pháp trắc nghiệm
- Mục đích: Đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại
tỉnh Quảng Ngãi.
- Nội dung: Sử dụng trắc nghiệm sáng tạo vẽ hình của Klaus.K. Urban - bộ trắc
nghiệm phi ngôn ngữ không phụ thuộc văn hóa để đo nghiệm.
- Cách thức nghiên cứu: Tổ chức đo khả năng sáng tạo của HS bằng bộ test này theo
đúng quy trình và kế hoạch đã vạch ra. Tiến hành xử lí số liệu theo kỹ thuật của TST-H, tính
toán thống kê và kiểm định giả thuyết khoa học, trên cơ sở số liệu nghiên cứu này thấy được

khả năng sáng tạo của các nghiệm thể.
* Phương pháp điều tra bằng hệ thống bài tập
- Mục đích: Đánh giá thêm khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5.
- Nội dung: Xây dựng hệ thống bài tập dựa trên chương trình học lớp 5 nhằm đánh giá
khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5.
- Cách thức nghiên cứu: Tổ chức đo khả năng sáng tạo của HS bằng hệ thống bài tập
được xây dựng theo đúng quy trình và kế hoạch đã vạch ra. Từ kết quả thu được kiểm tra sự
tương thích về kết quả đánh giá qua hai công cụ đo (test TST-H và hệ thống bài tập xây
dựng).
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập thông tin của giáo viên về việc đánh giá khả năng sáng tạo của
học sinh, hiện trạng của việc phát huy các biểu hiện của khả năng sáng tạo cho học sinh
cũng như những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao một số biểu hiện trong khả năng sáng tạo
cho các em.
- Nội dung: Xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với giáo viên và cán bộ quản lí một
số trường tiểu học tại Quảng Ngãi.
- Cách thức nghiên cứu: Soạn thảo bảng hỏi và quy trình thực hiện cụ thể, phối hợp
với trò chuyện ngắn thu thêm kết quả cho bảng hỏi.
* Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu thực tế ở
trên.
- Nội dung: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 xử lý các thông tin thu được từ
10


các phương pháp trên, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu. Cụ thể: sử dụng một số phép tính như: tính tần suất (%), trung bình cộng, độ
lệch chuẩn, sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (Compare means), cụ thể là kiểm định t
hai mẫu độc lập (Independent-Samples T Test), kiểm định t cặp đôi giữa hai biến (PairedSamples T Test)...
- Cách thức tiến hành: Thống kê số liệu, nhập số liệu và xử lý số liệu theo phần mềm

đã lựa chọn.

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH LỚP 5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về khả năng sáng tạo
1.1.1. Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo ở nước ngoài
Có thể nói, những ý tưởng sáng tạo hay những gợi mở đầu tiên của khoa học sáng tạo
đã bắt đầu xuất hiện từ rất xa xưa, ngay từ khi con người bắt đầu xuất hiện nhằm phục vụ
cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Trong suốt những thế kỷ đầu sau công nguyên, khoa học sáng tạo đã hiện hữu nhưng
chưa có một hình dạng rõ ràng, cụ thể. Tất cả đều chỉ là những ý tưởng rải rác, những biểu
hiện rất giản đơn, có phần mờ nhạt [28].
Đến thế kỷ thứ 2, Papp là người tiên phong khẳng định sự xuất hiện của khoa học sáng
tạo (Heuristics) tại thành phố Alexandria. Có thể nói chính ông là người đặt nền móng chính
thức cho khoa học sáng tạo. Giai đoạn này, việc nghiên cứu về khả năng năng sáng tạo chủ
yếu được thực hiện bởi các nhà toán học và triết học. Tuy nhiên, những thành tựu tìm được
cũng rất khiêm tốn, sau đó sáng tạo gần như bị các nhà khoa học quên lãng trong một thời
gian dài, gần 17 thế kỷ [7].
Phải đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở một góc nhìn khác, khoa học sáng tạo bắt đầu
phát triển dựa trên sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật. Cùng lúc này, bên cạnh
các nhà khoa học cơ bản thì những chuyên gia về tư duy sáng tạo cũng như các nhà Tâm lý
học bắt đầu nhập cuộc. Từ đây, sáng tạo bắt đầu được nghiên cứu trên cả bình diện rộng và
sâu [28].
Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, trong bối cảnh thế giới mới do có sự thi đua hòa
bình trong chiến tranh lạnh, lại bắt đầu một giai đoạn mới của sự phát triển các nghiên cứu
về sáng tạo. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đời

sống ngày càng phức tạp, vượt xa tầm khả năng của các phương tiện tìm kiếm cái mới trước
đó. Đặc biệt là khi ra đời ngành tin học và máy tính điện tử thì khoa học về sự sáng tạo lại
có những điểm nhấn mới, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu về sáng tạo
bắt đầu được triển khai một cách rộng rãi ở các nước như Mỹ, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan,
12


Đức...
Tại Mỹ, sau đại chiến thế giới lần II, do nhu cầu tăng năng suất lao động xã hội cũng
do muốn dành lợi thế trong chiến tranh lạnh để có thể nắm quyền chỉ huy thế giới; Mỹ đã ra
sức phát huy tài năng sáng tạo ở thế hệ trẻ và mọi người lao động của nước này. Trong điều
kiện kinh tế - xã hội đó, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Tâm lý học Mỹ đã bắt tay
vào nghiên cứu khá cơ bản và hệ thống về khả năng sáng tạo của con người từ tuổi nhỏ cho
đến lúc trưởng thành.
Năm 1939, A. Osborn đã cho xuất bản cuốn sách viết về sáng tạo và tư duy sáng tạo
với những nhìn nhận khá sâu sắc, đặc biệt là những phương pháp, phương án tập kích não
để làm việc tốt, để phát triển khả năng sáng tạo [28].
Vào năm 1965, Torrance (Mỹ) đã đưa ra cấu trúc tâm lí về sáng tạo gồm 4 thành tố:
Tính linh hoạt của sáng tạo, tính mềm dẻo của tư duy, tính độc đáo và tính nhạy cảm vấn đề
[23].
Cũng trong khoảng thời gian này có hàng loạt các nhóm nghiên cứu về sáng tạo được
thành lập ở Mỹ như: nhóm của Ripple, nhóm của May (1962), nhóm của Getzels và Jackson
(1962), nhóm của Klausmeier, Haris và Ethnathos (1962)... Có nhiều công trình nghiên cứu
về sáng tạo cũng ra đời trong giai đoạn này, đó là các công trình của Holland (1959), May
(1961), Mac Kinnon (1962)... [36].
Tại Liên Xô, các nước Đông Âu và Tây Âu, (Cuối những năm 60 đầu những năm 70
trở đi) do phân định được bản chất thông minh và sáng tạo trong cấu trúc trí tuệ con người,
do nhận ra được ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội cũng như ý nghĩa của việc phát triển tư
duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo của cá nhân mà tính sáng tạo dưới cách nhìn mới của
tâm lý học và giáo dục học đã được quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng.

G.S. Altshuller, người Uzbekistan (1964) đã xây dựng các bài toán sáng chế theo
nguyên tắc mới thay thế nguyên tắc “thử - sai”, phương pháp này có tên là lý thuyết giải các
bài toán sáng chế, được các nhà khoa học đón nhận và nhìn nhận nó như một bộ môn khoa
học gắn liền với khoa học - kỹ thuật, được giảng dạy trong các trường khoa học kỹ thuật. Từ
bản viết tắt tiếng Nga chuyển qua tiếng Latinh là Triz (lý thuyết giải các bài toán sáng chế),
Triz bao gồm 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản để giải quyết các mâu thuẫn kỹ thuật, 76 chuẩn
dùng để giải các bài toán sáng chế. Hơn thế nữa, những người quan tâm sử dụng có thể tiếp
13


tục tổ hợp hóa các thành phần này theo những cách khác nhau theo vô vàn cách để tạo nên
sự đa dạng, sự phong phú liên tục dường như không có điểm dừng cứng nhắc [23].
Ở Liên Xô cũ, đội ngũ các nhà Tâm lý học nghiên cứu về sáng tạo khá đông đảo. Nhắc
đến việc nghiên cứu về sáng tạo không thể không kể đến O.K. Chikhômirôp; I.A.
Pônôvariôp, B.M. Kêdrôp; A.N. Luk; D.N. Bôgôialenxki; X.L. Rubistêin, L.X. Vưgôtxki,
N.G. Alêcxâyep... Có thể quan tâm đến các hướng nghiên cứu chủ yếu như: A.N. Luk
nghiên cứu những vấn đề chung của sáng tạo, theo ông “hoạt động sáng tạo là biểu hiện cao
nhất trong đời sống tâm hồn con người”. Các tác giả như X.L. Rubinstêin, L.X. Vưgôtxki
tập trung nghiên cứu và nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và tưởng tượng trong
hoạt động sáng tạo của con người... [28].
Tại Tiệp Khắc, sáng tạo được các nhà Tâm lý học bắt đầu quan tâm từ những năm
1955 - 1960. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu: L. Kinđôra; T. Kôvác, D. Kôpacôva, M.
Duricecôva... với những nghiên cứu chuyên sâu về sự sáng tạo trong tâm lý học sinh (hướng
nghiên cứu mà đề tài đang tiếp cận). Các nhà nghiên cứu này nhấn mạnh đến việc đừng làm
lãng phí khả năng sáng tạo của trẻ vì trẻ chưa bị bất kỳ yếu tố nào ràng buộc như người lớn.
Mặt khác, các tác giả còn khẳng định rằng chính những yếu tố như: trò chơi, vẽ tranh, kể
chuyện,... kích thích làm cho hoạt động sáng tạo của trẻ phát triển.
Đức cũng là một quốc gia có quan tâm khá sớm đến vấn đề tâm lý học sáng tạo. Từ
những năm 1920 đến năm 1960, nhiều nhà khoa học ở Đức tập trung nghiên cứu về khái
niệm sáng tạo, bản chất của hoạt động sáng tạo. Cuối những năm 60 và đầu những năm 70

của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu sáng tạo ở Đức được thực hiện bởi những nhà
nghiên cứu tâm lý học đã xoáy mạnh vào việc nghiên cứu sáng tạo theo từng độ tuổi và đưa
ra những biện pháp giáo dục tương ứng. Nhiều nhà nghiên cứu ở Đức như Han G. Jellen,
Klaus Urban, Schoppe, Kratzmeier... đã đưa ra khá nhiều công cụ nghiên cứu về khả năng
sáng tạo, tiềm năng sáng tạo của con người theo độ tuổi dạng hoạt động...
Năm 1990 - 1993 Klaus.K. Urban (Đức) đã nghiên cứu và đưa ra mô hình cấu trúc các
thành tố sáng tạo, đồng thời ông đã giới thiệu bộ trắc nghiệm nghiên cứu về khả năng sáng
tạo TSD-Z, trắc nghiệm trên khuôn hình [35].
Cũng thời gian này K.J. Schoppe (Đức) đã xây dựng hoàn thành bộ test TST-N dùng
để đo tính sáng tạo trong ngôn ngữ và tiềm năng sáng tạo chung của con người [36].
14


Nhìn chung vấn đề sáng tạo đã được nghiên cứu từ khá lâu và hiện đang được rất
nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu tư. Một đất nước muốn phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, mạnh và bền vững thì nhất thiết phải xem sáng tạo, phải xem quá trình nghiên cứu
cũng như ứng dụng những thành tựu đó nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của con người là
chiếc chìa khóa quan trọng nhất.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về khả năng sáng tạo
Có thể nói rằng ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thì sáng tạo được nghiên cứu
nhiều nhất dưới góc nhìn của khoa học kỹ thuật. Lẽ đương nhiên, đây cũng là những thành
tựu rất dễ nhận thấy có tính chất sáng tạo của con người. Dưới góc nhìn này, những nghiên
cứu về sáng tạo thường tập trung về yếu tố kỹ thuật (kỹ năng) để tạo ra những sản phẩm
mới. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này từ những năm 1980 trở đi có thể đề cập đến tác giả
Phan Dũng và nhiều tác giả khác như Minh Triết, Minh Trí... [5].
Bàn sâu về việc nghiên cứu Tâm lý học sáng tạo ở Việt Nam thì có thể thấy rằng đây
là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Số công trình viết về vấn đề này dưới góc độ chuyên về
Tâm lý học không quá nhiều. Trong vài ba thập niên trở lại đây, vấn đề sáng tạo mới bắt đầu
được tiếp cận. Nếu trí thông minh đã được quan tâm nghiên cứu ở nước ta từ những năm 70
của thế kỷ XX, thì phải đến cuối những năm 80 mới có sự quan tâm nghiên cứu về sáng tạo.

Từ đấy đến nay đã có các nhà nghiên cứu viết về tính sáng tạo, có thể kể đến các tác giả tiêu
biểu như: Nguyễn Đức Uy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Thị Kim Thanh, Phạm
Thành Nghị, Huỳnh Văn Sơn... đã viết các tài liệu chuyên khảo về các vấn đề này.
Bàn cụ thể về lịch sử nghiên cứu Khoa học sáng tạo ở Việt Nam, ta có thể liệt kê một
vài dấu ấn sau:
Năm 1988, tác giả Nguyễn Văn Lê cho ra đời cuốn sách “Cơ sở khoa học của sự sáng
tạo” (Nhà xuất bản Giáo dục, 1988), đây có thể nói là một trong những cuốn sách đầu tiên
của Việt Nam đề cập trực tiếp đến vấn đề sáng tạo [33].
Năm 1990, trong khuôn khổ các chương trình khoa học cấp nhà nước (KX - 07, KX 04) và ở các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo
dục là một trong những đơn vị đầu tiên nghiên cứu về tính sáng tạo của học sinh, các đề tài
này đã tiếp cận tới bản chất, cấu trúc, phương pháp chẩn đoán, đo lường, đánh giá khả năng
sáng tạo đồng thời đề xuất các con đường giáo dục nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho
15


học sinh.
Năm 1991, tác giả Phan Dũng đã sáng lập ra trung tâm TSK - Trung tâm sáng tạo khoa
học kỹ thuật, thuộc Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (nay thuộc về Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh). Hoạt động của TSK bao gồm đào tạo - giảng dạy môn phương pháp luận
sáng tạo khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, áp dụng những thành quả của phương pháp luận
sáng tạo khoa học kỹ thuật vào khoa học, kỹ thuật, giáo dục và tất cả các lĩnh vực trong lao
động - sản xuất, trong cuộc sống [33].
Cũng có thể kể đến các cuộc thi về khoa học sáng tạo, sáng chế tại Việt Nam, điển
hình như cuộc thi sáng chế kỹ thuật VIFOTEC, hoạt động từ đầu năm 1993, sau 20 năm
hoạt động, Quỹ đã tổ chức thành công 18 lần Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ
Việt Nam (trước đây là Giải thưởng khoa học - công nghệ VIFOTEC), do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức hàng năm nhằm đánh giá và khuyến khích phát triển sáng
tạo của của những cá nhân, tập thể. Hay chương trình Sáng tạo Việt phát sóng vào 9h chủ
nhật hàng tuần trên kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu từ ngày 15/1/2012.
Chương trình phát động một cuộc thi về sáng chế và các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tại
Việt Nam nhằm tập hợp các công trình sáng tạo có giá trị ứng dụng cao trong hoạt động sản

xuất kinh doanh và trong đời sống, thông qua đó hỗ trợ, kết nối việc ứng dụng phát triển các
công trình này vào sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó góp phần
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hàng năm ban tổ chức chương trình tập hợp các sáng
chế, giải pháp công nghệ tiêu biểu và trao giải thưởng Sáng tạo Việt cho các tác giả của
những công trình này. Ban tổ chức thành lập quỹ Sáng tạo Việt phục vụ cho việc hỗ trợ,
thúc đẩy phát triển các sáng chế giải pháp công nghệ có tiềm năng và giá trị ứng dụng đạt
hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất và kinh doanh [49].
Một số bộ trắc nghiệm sáng tạo của nước ngoài như TCT - V của Schoppe, TCT - DP
của Kratzmeier và TCT - DP của Klaus.K. Urban đã được nghiên cứu, Việt hóa và áp dụng
để đo khả năng sáng tạo của học sinh và sinh viên Việt Nam (trong khuôn khổ đề tài C9,
C5, B98 - 49 - 56 của Nguyễn Huy Tú). Chúng bước đầu được sử dụng để tuyển sinh viên
vào các lớp cử nhân tài năng của trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội khóa 1997 - 1998, 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001 và các lớp diễn viên khóa 8
của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
16


Năm 2005, tác giả Nguyễn Huy Tú đã sử dụng test TSD - Z vào việc nghiên cứu trí
sáng tạo của trẻ em Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng trí sáng tạo của trẻ em Việt Nam tăng
theo độ tuổi theo hình bậc thang. Trí sáng tạo của trẻ em Việt Nam thấp hơn trẻ em các
nước Âu - Mỹ theo tiêu chí của test TSD - Z và ở mức trung bình. Trí sáng tạo của trẻ em
nông thôn và thành phố có sự khác biệt rõ rệt: trẻ em thành phố đạt mức trung bình (loại C),
trẻ em nông thôn đạt mức dưới trung bình (loại B). Giữa trẻ em nam và trẻ em nữ thành phố
không có sự khác biệt rõ rệt về trí sáng tạo. Còn trẻ em nam và trẻ em nữ ở nông thôn có sự
khác biệt về mức độ sáng tạo trong đó trẻ em nam sáng tạo hơn trẻ em nữ [39].
Sau đó có thể kể đến các giáo trình khác về sáng tạo như: Tâm lý học sáng tạo của tác
giả Đức Uy (Nhà xuất bản Giáo dục, 1999); giáo trình Tâm lý học sáng tạo của tác giả
Phạm Thành Nghị (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012); Tâm lý học sáng tạo của
tác giả Huỳnh Văn Sơn, (Nhà xuất bản Giáo dục, 2009); Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo,
do tác giả Huỳnh Văn Sơn Chủ biên, (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010)...

Ngoài ra cũng phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Tâm lý học, Giáo
dục học, Xã hội học trong các lĩnh vực sáng tạo của con người, đặc biệt là về khả năng sáng
tạo và việc nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh, sinh viên được quan tâm nghiên cứu
và bảo vệ thành công hàng năm.
Tác giả Lê Duy Dược với đề tài “Đánh giá mức độ sáng tạo của học sinh tiểu học ở
Thanh Hóa”, đã đưa ra kết luận chung về khả năng sáng tạo của học sinh tiểu học ở Thanh
Hóa và Hà Nội có mức độ trung bình yếu theo chuẩn TST-H của Klaus.K. Urban. Mức độ
sáng tạo của học sinh nông thôn và thành phố Thanh Hóa, giữa học sinh đầu cấp và cuối cấp
về cơ bản là không có sự khác biệt [7].
Tác giả Đinh Ngọc Thắng với đề tài “Trí sáng tạo của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học sư phạm Đồng Tháp”, đã đưa ra kết luận về mức độ sáng tạo của sinh viên năm thứ
nhất Đại học sư phạm Đồng Tháp ở mức độ thấp, không có loại giỏi, xuất sắc, mức độ sáng
tạo yếu, dưới trung bình chiếm tỷ lệ lớn. Đề tài cũng đã chỉ ra được những biểu hiện, đặc
điểm trí sáng tạo của sinh viên, các yếu tố tác động đến trí sáng tạo của sinh viên cũng như
các biện pháp giáo dục đã thực hiện để phát triển trí sáng tạo của sinh viên [29].
Tác giả Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu “Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 1 thông
qua môn kể chuyện”. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, qua khảo sát
17


khả năng sáng tạo của trẻ tác giả đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý
nhằm phát triển khả năng sáng tạo của học sinh lớp 1 qua môn kể chuyện [31].
Bên cạnh việc nghiên cứu khả năng sáng tạo của học sinh nói chung thì việc nghiên
cứu khả năng sáng tạo của học sinh trong một môn học cụ thể, một phạm vi hẹp cũng được
một số tác giả quan tâm tìm hiểu như: tác giả Mã Thị Khánh Tú nghiên cứu “trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh trong
hoạt động nặn” [31]. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động nặn, các biện pháp
giáo viên sử dụng nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ ở một số trường mầm
non ở thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân làm hạn chế trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt
động nặn, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của

trẻ đồng thời thực nghiệm hiệu quả của các biện pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm
phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động nặn [31].
Tác giả Nghiêm Đình Đạt “Nghiên cứu mức độ sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trò chơi lắp ghép xây dựng”. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng mức độ sáng tạo ở trẻ và
chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, đồng thời thử nghiệm một số biện pháp
tác động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát
triển [31].
Xuất phát từ việc nghiên cứu “Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ
thuật trên địa bàn Quận Đống Đa - Hà Nội”, thông qua test TSD - Z và bài tập vẽ tranh
trong học môn mỹ thuật ở trường tiểu học, tác giả Mã Ngọc Thể cũng đã đề xuất một số
khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật
cũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học [30].
Đối với học sinh tiểu học, nhất là với học sinh lớp 5 thì việc nâng cao khả năng sáng
tạo cho các em là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Trẻ phải được sống trong môi
trường mà ở đó có sự hướng dẫn, tổ chức hoạt động để được thể hiện những ước mơ, những
suy nghĩ, những ý tưởng của mình một cách tự do, độc lập. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về khả năng sáng tạo và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho
học sinh lớp 5 nói riêng gần như rất ít, vì vậy đề tài này bên cạnh việc khảo sát khả năng
sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi, sẽ góp phần tìm ra
18


một số biện pháp tác động có hiệu quả đối với việc nâng cao khả năng sáng tạo cho học
sinh.
Tóm lại: việc nghiên cứu tính sáng tạo ở nước ta vẫn còn dừng ở quy mô nhỏ so với
những gì đang diễn ra ở các nước phát triển trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong
việc tìm hiểu, nghiên cứu để đổi mới, cải tiến và bước đầu cũng đã đạt được một số thành
tựu. Song về cơ bản cũng mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ của một chương trình, nội dung
nhất định về việc phát triển trí thông minh hơn là phát huy tính sáng tạo thực sự cho học

sinh. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu về khả năng sáng tạo một cách
chuyên sâu, có hệ thống và triển khai ứng dụng trên diện rộng cho nhiều đối tượng khác
nhau là vô cùng cấp thiết. Việc nghiên cứu đề tài này là một khảo sát mang tính đóng góp
trên quy mô một tỉnh - thành miền Trung đang được đầu tư, phát triển kinh tế, giáo dục.

1.2. Lý luận về khả năng sáng tạo
1.2.1. Khái niệm chung về sáng tạo
1.2.1.1. Định nghĩa về sáng tạo
Sáng tạo là một vấn đề vẫn còn khá mới mẻ trong tâm lý học. Do các điều kiện lịch sử
xã hội khác nhau, đứng trên các lập trường khác nhau nên vì thế cũng có nhiều quan điểm,
khái niệm khác nhau khi tiếp cận vấn đề sáng tạo.
Theo dân gian thì sáng tạo được hiểu một cách đơn giản là hoạt động tạo ra cái mới.
Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới,
không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có [47].
Theo từ điển Triết học, “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những
giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng
nghề nghiệp như khoa học kỹ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi
lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần” [41].
Theo từ điển Oxford, sáng tạo (Creativity) được định nghĩa là liên quan đến việc sử
dụng các kỹ năng và trí tưởng tượng để tạo ra một cái gì đó mới hoặc một tác phẩm nghệ
thuật [48].
Trên thế giới cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái với những
quan niệm khác nhau và họ cũng đã đưa ra những khái niệm khác nhau về sáng tạo. Dưới
19


đây là một số quan niệm tiêu biểu về sáng tạo của các nhà nghiên cứu kinh điển.
+ Quan niệm của Freud - cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một quan niệm
cần lưu tâm. Theo ông thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và sự
thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với khái niệm này, Sigmund Freud cũng nhìn sáng tạo dưới

góc nhìn của vô thức con người trong trạng thái thăng hoa [28].
+ Trường phái tâm lý học Gestalt định nghĩa: sáng tạo là một hành động nhờ nó một ý
tưởng mới hay một sáng kiến mới được hình thành. Cái mới này xuất hiện đột ngột vì nó là
sản phẩm của tưởng tượng và không phải của logic. Áp lực đam mê tìm ra quan hệ giữa cấu
hình và phạm vi ở nghệ sĩ mạnh hơn ở các nhà tư duy sáng tạo khác [29].
+ Rolo May đại diện tiêu biểu của trường phái hiện sinh đưa ra quan niệm về sáng tạo
là sự đối diện nhau, cái quan trọng của sự đối diện nhau không phải là sự căng thẳng ý chí
mà là mức độ dấn thân thực sự của người sáng tạo. Cá nhân sáng tạo phải sẵn sàng với môi
trường và đón nhận để đối diện, bắt gặp. Sáng tạo không phải là thỏa mãn sự hấp dẫn mà là
thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường [29].
+ Carl Roger đại diện tiêu biểu của trường phái nhân văn quan niệm: “cái chính yếu
của sáng tạo là sự mới mẻ của nó, bởi thế chúng ta không có tiêu chuẩn cố định để xét đoán
nó”. Mỗi người tạo ra một sự mới mẻ không giống nhau nhưng sẽ có một tiêu chí chung , đó
là sự độc đáo, hiếm lạ và có giá trị [44].
+ Theo L.X. Vưgốtxki, đại diện tiêu biểu của thuyết hoạt động về sáng tạo, thì khái
niệm sáng tạo được hiểu là “hoạt động tạo ra cái mới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý
nghĩa hiện thực cụ thể hay có ý nghĩa về mặt tư duy - tình cảm” [28].
+ E.P. Torrance (Mỹ) cho rằng “Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết nghiên
cứu chúng và tìm ra kết quả”. Đây là quan niệm khá “rộng” về sáng tạo vì mọi quá trình giải
quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo [28].
+ J.P. Guilford (Mỹ) đã không đưa ra một định nghĩa thuần về sáng tạo mà theo ông
thì tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những phương pháp logic trong tình huống có
vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của việc giải quyết vấn đề, giải
quyết nhiệm vụ. Quan niệm này của ông đã xem sáng tạo như là một thuộc tính, là một
phẩm chất của tư duy nên gọi là tư duy sáng tạo. Đặc trưng của tư duy sáng tạo theo ông là
sự tìm kiếm những phương pháp logic, những phương pháp mới, những phương pháp khác
20


nhau của việc giải quyết vấn đề [19].

+ Klaus.K. Urban định nghĩa: “tính sáng tạo của con người là một thuộc tính của nhân
cách bộc lộ trong sản phẩm mới mẻ, độc đáo và tối lợi, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng
gây mới mẻ, ngạc nhiên cho người khác” [18].
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả quan niệm khác nhau với khái niệm sáng tạo.
Điển hình như tác giả Trần Hiệp - Đỗ Long trong quyển “Sổ tay Tâm lý học” có viết: “Sáng
tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá
nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với điều kiện như vậy
mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc” [28].
+ Tác giả Phan Dũng, trong cuốn “Từ điển triết học” định nghĩa: “ Sáng tạo là quá
trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại
hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học
nghệ thuật, quân sự... Có thể nói rằng, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật
chất và tinh thần [41].
+ Xem xét khái niệm sáng tạo dưới góc nhìn diễn trình sáng tạo, tác giả Nguyễn Đức
Uy cho rằng “Sáng tạo đó là sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ
nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân - một đằng là những tư liệu biến cố, nhân sự hay
những hoàn cảnh của đời người ấy - đằng khác” [44].
+ Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn
cảnh có vấn đề. Quá trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con
người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc
đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ những cái cũ và
tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra [37]. Với khái niệm
trên, tác giả Nguyễn Huy Tú đã chỉ ra các thành tố cấu thành nên sáng tạo, trong đó các
thành tố đóng vai trò trọng tâm là tư duy độc lập và trí tưởng tượng, đồng thời xem xét sáng
tạo như hoạt động có mục đích mà sản phẩm của hoạt động đó mang tính mới lạ, độc đáo,
biểu hiện và kết tinh đặc trưng của sáng tạo.
Tóm lại, mỗi quan niệm khác nhau có thể hướng đến một định nghĩa sáng tạo khác
nhau. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy gần như các định nghĩa đều đồng tình là sáng tạo
phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới. Từ điểm chung trên kết hợp với những định
21



nghĩa về sáng tạo vừa tìm hiểu, phân tích, chúng tôi hiểu về sáng tạo đó là quá trình bằng
tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới ở những
mức độ khác nhau trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình
nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, nhu cầu của xã hội”.
1.2.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của sáng tạo
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, nếu đặt sáng tạo vào góc nhìn của hoạt động tâm lý
người, sáng tạo sẽ được xem như quá trình tạo ra những sản phẩm mới gắn chặt với hoạt
động nhận thức của cá nhân. Những đặc điểm tâm lý nổi trội sau đây là những đặc điểm cần
lưu ý khi nghiên cứu sáng tạo nói chung:
- Sáng tạo là quá trình nhận ra vấn đề mới dưới luận điểm đã quen thuộc được hình
thành dựa trên sự nhạy cảm của vấn đề.
- Sáng tạo là nhìn ra chức năng mới ở một đối tượng nào đó gần gũi, quen thuộc.
- Sáng tạo là nhận ra cấu trúc đối tượng đang xét bằng cách tìm ra các quy luật được
ẩn chứa.
- Sáng tạo là việc nhận ra sự lựa chọn các giải pháp. Đối tượng được xem xét có thể ở
nhiều góc độ khác nhau và nhận ra nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Sáng tạo là nhào nặn các giải pháp đã có với những giải pháp mới.
- Sáng tạo là tìm và quyết định giải pháp độc đáo trong khi biết nhiều giải pháp.
- Sáng tạo là việc kiên định một mục đích nào đó để đạt đến một kết quả như dự kiến
[28].
Tác giả Phạm Thành Nghị cho rằng khi nghiên cứu sáng tạo có thể xem xét nó như
một quá trình đi đến cái mới, một hoạt động giải quyết vấn đề, năng lực hay đặc điểm
(thuộc tính) của nhân cách sáng tạo. Khi xem xét sáng tạo như một quá trình, các nhà tâm lý
học nghiên cứu quá trình gồm các bước, bản chất của các bước trong quá trình đi đến sáng
tạo. Nghiên cứu sáng tạo với tư cách là một quá trình, các nhà tâm lý học cần đặc biệt quan
tâm đến mắt xích trung tâm của quá trình sáng tạo, vai trò của yếu tố trực giác và yếu tố
logic, những biểu hiện bên ngoài và bên trong khi ý tưởng sáng tạo xuất hiện bất ngờ trong
điều kiện không xác định trước đó. Khi xem xét sáng tạo như một thuộc tính tâm lý hay

năng lực của nhân cách, các nhà tâm lý học nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của cá nhân
người sáng tạo. Tâm lý học còn nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa sáng tạo với các
22


hiện tượng tâm lý khác như trí tuệ, nhân cách, động cơ... [22].
Như vậy, dù sáng tạo có được hiểu như thế nào thì chắc chắn rằng nếu đặt sáng tạo
trong hoạt động tâm lý người thì nó vẫn là một quá trình tâm lý. Sự khác biệt ở đây (nếu có)
là quá trình này diễn ra một cách liên tục - không ngừng để hướng đến cá nhân và xã hội
nhằm đem lại những kết quả tốt nhất. Xét dưới góc độ nhân cách, sáng tạo lại là thuộc tính
tâm lý rất đặc trưng của một cá nhân, một con người. Các yếu tố cơ bản thuộc về tâm lý
quyện chặt vào việc chuẩn bị, ấp ủ, cảm hứng và kiểm chứng để một giải pháp nào đó được
ra đời và được công nhận một cách hợp lý, hợp lệ.
1.2.1.3. Cấu trúc tâm lý của sáng tạo
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc tâm lý của sáng tạo như: mô hình cấu trúc
sáng tạo của E.P. Torrance, mô hình trí tuệ 3 chiều của J.P. Guilford, mô hình cấu trúc thành
tố của tính sáng tạo theo Klaus. K. Urban... Cụ thể như sau:
Tác giả E.P. Torrance xem cấu trúc của sáng tạo gồm bốn thành phần chính: tính
nhanh nhạy (Fluency), tính linh hoạt (Flexibility), tính độc đáo (Originality), tính tỉ mĩ, công
phu, kế hoạch (Elaborality) [22].
Còn tác giả J.P. Guilford dựa theo tính chất phân bố, ông cho rằng khả năng sáng tạo
rất giống những biến số nhân cách thông thường. Ông xác lập cấu trúc sáng tạo bao gồm:
Tính độc đáo, tính trôi chảy (ở phương tiện tư duy và biểu đạt), tính mềm mại thích ứng,
tính nhạy cảm đối với các tình huống có vấn đề [7].
Lý thuyết mới về sáng tạo nêu ra khá nhiều thành phần tham gia, trong cấu trúc tâm lý
của sáng tạo. Có thể đề cập đến quan niệm của Klaus Urban - tác giả người Đức trong
những tài liệu khác nhau đã nêu rõ những thành tố trong sáng tạo. Có thể đề cập đến:
- Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ:
. Soạn thảo tỉ mỉ, chi tiết (Elaboration)
. Tính độc đáo (Originality)

. Mối liên kết xa (Remote Association)
. Cấu trúc lại và mở rộng áp dụng (Recotruction and reflefinition)
. Tính mềm dẻo (Flexibility)
. Tính lưu loát (Fluency)
. Tính nhạy cảm vấn đề (Problem sensivity).
23


×