Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trần dần trong tiểu thuyết “những ngã tư và những cột đèn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.92 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Duy Khôi

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRẦN DẦN
TRONG TIỂU THUYẾT
“NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Phan Duy Khôi

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRẦN DẦN
TRONG TIỂU THUYẾT
“NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN”

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Dư Ngọc Ngân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả

Phan Duy Khôi

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
 PGS.TS. Dư Ngọc Ngân, người trực tiếp và tận tình hướng dẫn khoa học cho
tôi. Tôi xin gửi đến cô lời tri ân và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất.
 Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau
Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
TPHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Người viết luận văn

Phan Duy Khôi

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 6
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 12
1.1. Tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết ........................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ........................................................................................... 12
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết ............................................................................................ 14
1.2. Tác giả Trần Dần và tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn ........................ 16
1.2.1. Tác giả Trần Dần .................................................................................................. 16
1.2.2. Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn ........................................................ 18

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA TRẦN DẦN TRONG
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN ............................................................. 21
2.1. Thay đổi hình thức chữ viết của từ .......................................................................... 21
2.2. Dùng lớp từ ngữ biệt ngữ và khẩu ngữ ................................................................... 26
2.2.1. Lớp từ ngữ biệt ngữ .............................................................................................. 26
2.2.2. Lớp từ ngữ khẩu ngữ ............................................................................................ 30
2.3. Dùng ngữ cố định ...................................................................................................... 31
2.3.1. Quán ngữ .............................................................................................................. 32

2.3.2. Thành ngữ ............................................................................................................. 34
2.4. Dùng từ ngữ láy ......................................................................................................... 36
2.5. Dùng một số biện pháp tu từ .................................................................................... 41
2.5.1. So sánh.................................................................................................................. 42
2.5.2. Điệp ...................................................................................................................... 44

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN CỦA
TRẦN DẦN TRONG NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN ....................... 51
3.1. Dùng các loại câu có cấu tạo đa dạng ...................................................................... 51
3


3.1.1. Câu đơn hai thành phần ........................................................................................ 51
3.1.2. Câu đơn đặc biệt ................................................................................................... 54
3.1.3. Câu ghép ............................................................................................................... 56
3.2. Liên kết chủ đề và liên kết logic chặt chẽ ................................................................ 60
3.2.1. Liên kết chủ đề ..................................................................................................... 60
3.2.2. Liên kết logic ........................................................................................................ 74

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 87

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, do vậy, nghiên cứu mặt ngôn ngữ của một tác
phẩm văn học là việc làm cần thiết và quan trọng để định hình giá trị của tác phẩm

văn học nói riêng, phong cách nhà văn nói chung. Qua việc nghiên cứu đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ của một tác giả, ta có thể nhận ra phong cách, dấu ấn riêng của tác giả
đó trong tiến trình văn học của thời đại. Đồng thời, kết quả nghiên cứu tác phẩm văn
học từ góc độ ngôn ngữ học có thể góp phần vào việc tìm hiểu, giảng dạy tác phẩm
văn học. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong một bài viết đã nhận định:
“Không nghiên cứu ngôn ngữ là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả với tư cách là
nghệ sĩ của một loại hình nghệ thuật riêng biệt” 1. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác
F
0

phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ học càng ngày càng thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu Việt ngữ học.
Trong xu hướng đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu ngôn ngữ của
tác giả Trần Dần thể hiện trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn. Đây là
một tác giả đặc biệt của văn học hiện đại Việt Nam. Dấu ấn của ông trước hết nằm ở
chủ nghĩa tượng trưng của nhóm thơ Dạ Đài trong giai đoạn kháng chiến chống
Pháp; về sau, ông có những bước thể nghiệm trong lĩnh vực truyện và tiểu thuyết.
Song ở lĩnh vực nào, Trần Dần cũng có những cuộc bứt phá khỏi những đường biên,
giới hạn quen thuộc, để kiếm tìm những chân trời mới, lạ hơn, độc đáo hơn trong cả
nội dung lẫn nghệ thuật. Khi tác phẩm được xuất bản, người đọc nhận thấy văn phong
Trần Dần hết sức mới lạ, nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức vô cùng khó
khăn đòi hỏi phải được giải mã thấu đáo.
Về Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, ngay khi xuất hiện trước
công chúng năm 2011, tác phẩm đã đón nhận sự tán thưởng không chỉ vì một cốt
truyện tiểu thuyết giả trinh thám mới lạ, kĩ thuật tự sự đa chủ thể 2 độc đáo v.v. ở góc
F
1

độ văn học, mà còn ở việc tác giả đã sử dụng tiếng Việt một cách đặc sắc. Có thể nói,
Nguyễn Đăng Điệp (1992), “Đặc sắc hồi kí Nguyên Hồng”, Nguyên Hồng – cát bụi và ánh sáng,NXB Hội Nhà văn.

Theo lời của nhà phê bình Lại Nguyên Ân trên báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 07/01/2011, bài viết “Tôi thán phục tiểu
thuyết của Trần Dần”

1
2

5


so với thời đại mà tác phẩm được viết (năm 1966, chỉnh sửa bản thảo năm 1989), thì
Những ngã tư và những cột đèn đã có một bước cách tân rất lớn, và rất mới về khía
cạnh ngôn từ, khiến cho người đọc không khỏi ngạc nhiên và khâm phục ngôn ngữ
của một nhà thơ viết tiểu thuyết như Trần Dần. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
với mong muốn góp thêm một cách nhìn từ hướng nghiên cứu ngôn ngữ học để có cơ
sở nhận biết, đánh giá những đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trong ngôn ngữ tiểu thuyết
Trần Dần, qua đó, bước đầu nhận diện phong cách nghệ thuật của
tác giả.
Đó chính là những lí do cơ bản để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo
sát đặc điểm ngôn ngữ của Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột
đèn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài “Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của Trần Dần trong
tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn” nhằm các mục đích sau:
- Về lý luận: Qua việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của tác giả Trần Dần,
luận văn muốn góp phần làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ văn chương.
- Về thực tiễn: Luận văn có thể góp thêm ngữ liệu cho việc nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ của một tác gia cụ thể nói riêng, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương
nói chung. Trong một chừng mực nhất định, luận văn có thể được vận dụng vào việc
dạy và học về ngôn ngữ văn chương.
3. Lịch sử vấn đề

Trong những năm gần đây, khuynh hướng tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm văn
học từ góc độ ngôn ngữ học ngày càng được chú trọng. Đặc điểm ngôn ngữ của nhiều
tác gia cùng tác phẩm đã được nghiên cứu chi tiết trên các bình diện ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp và văn bản (diễn ngôn) trong nhiều công trình nghiên cứu về ngôn
ngữ học, đặc biệt là luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Những công trình ấy, có thể
được triển khai theo hướng nghiên cứu từng hiện tượng ngôn ngữ đơn lẻ, hoặc nghiên
cứu tổng hợp các bình diện của ngôn ngữ trong tác phẩm, cũng đều có đóng góp vào
việc xác định phong cách của một nhà văn.
6


Về việc nghiên cứu một hiện tượng ngôn ngữ đơn lẻ, có thể kể đến công trình
luận văn của Nguyễn Văn Hương: “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý
trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan”. Bằng việc miêu tả, phân tích cách sử dụng một
hiện tượng ngôn ngữ cụ thể, đó là hư từ trong tập Ngựa người và người ngựa, nêu lên
một số cơ chế sử dụng hư từ để hình thành hàm ý mà Nguyễn Công Hoan đã thể hiện
trong tác phẩm, tác giả Nguyễn Văn Hương đã xác định rõ vai trò, tác dụng của hư từ
trong việc hình thành hàm ý, góp phần nhận định về phong cách ngôn ngữ của nhà
văn Nguyễn Công Hoan. Đồng thời, qua luận văn, tác giả đã kiểm chứng một giả
thuyết: không thể tập hợp và miêu tả các hư từ cụ thể để vạch ra ranh giới ý nghĩa mà
bản thân các hư từ đó thể hiện, mà hướng chủ yếu nên làm là phải tập hợp những câu,
đoản ngữ có sử dụng các hư từ để khảo sát và vạch ra vai trò, tác dụng của các hư từ
đó.
Cũng nghiên cứu một đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cụ thể, tác giả
Nguyễn Thị Nguyệt Minh chú ý tìm hiểu lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều với
luận văn thạc sĩ “Đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong
Truyện Kiều”. Luận văn đã đi sâu vào việc khảo sát, phân tích, lý giải các đặc điểm
về mặt ngữ nghĩa của lớp từ ghép đẳng lập trong hoạt động của chúng như nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa khái quát; các đặc điểm về mặt ngữ pháp của chúng như cấu tạo,
khả năng kết hợp, khả năng làm thành phần nòng cốt trong tổ chức câu.

Một công trình khác khẳng định vị trí của nghiên cứu ngôn ngữ trong việc tìm
hiểu tác phẩm và phong cách tác giả, đó là luận văn thạc sĩ “Lời văn nghệ thuật của
Nguyên Hồng” của tác giả Lê Hồng My. Trong đó, tác giả đã tìm hiểu lời văn nghệ
thuật Nguyên Hồng dựa trên sự vận dụng các khả năng và phương tiện diễn đạt của
ngôn ngữ toàn dân, thuộc về bình diện ngữ âm (hiệp vần, thanh điệu), hay bình diện
từ vựng (thực từ, hư từ...), các phương tiện và biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh,
tượng trưng, liệt kê, trùng điệp...), bình diện cú pháp (câu đơn, câu phức, câu rút gọn,
câu đặc biệt...) mà Nguyên Hồng sử dụng trong các sáng tác của mình. Đóng góp của
luận văn là đã chỉ ra vai trò quan trọng của các hiện tượng ngôn ngữ trong việc diễn
tả, thể hiện tư tưởng của nhà văn. Tác giả Lê Hồng My đánh giá: “Sử dụng đậm đặc
từ láy, thán từ, hô ngữ, từ ngữ miêu tả cảm giác cực mạnh, kiểu câu dài chồng chất
7


điệp từ, điệp ngữ và các yếu tố liệt kê, lời văn dồn dập câu cảm thán, câu hỏi tu từ,
tác giả vừa cụ thể hoá đối tượng, vừa thể hiện trực tiếp thái độ với hiện thực và hiệu
quả nhất là bộc lộ trạng thái sôi nổi, mãnh liệt của cảm xúc” [39, tr. 186].
Trên đây là một số công trình đứng từ góc độ ngôn ngữ học nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ của những tác phẩm văn học cụ thể. Đối với tác phẩm Những ngã tư
và những cột đèn của Trần Dần, theo hiểu biết có phần hạn hẹp của người viết, tính
đến nay, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ của tác phẩm như
một đối tượng riêng biệt, các công trình chủ yếu đều đứng trên góc độ nghiên cứu văn
học. Điều này một phần là do tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn được hoàn
thành bản thảo vào năm 1966, và phải đến gần nửa thế kỉ sau, năm 2011, mới được in
thành sách để phổ biến rộng rãi. Chính vì một khoảng thời gian xuất hiện khá ngắn
như vậy, mà tác phẩm vẫn đang trên con đường khẳng định giá trị nội tại của nó. Các
công trình nghiên cứu về Những ngã tư và những cột đèn, chủ yếu là các bài viết
phỏng vấn, cảm nhận trên một số báo, hoặc một số bài viết tham dự các hội thảo, và
hầu hết các công trình này đều đứng từ góc độ văn học để tìm hiểu tác phẩm của Trần
Dần, trong đó, có một số chi tiết bàn về khía cạnh ngôn ngữ của tác phẩm.

Trước hết có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thành Thi trong bài viết
“Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương và tính khả dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám
trong tiểu thuyết” in trong kỷ yếu Những lằn ranh văn học năm 2011, Khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã đứng trên quan điểm mảng
văn học chấn thương để nghiên cứu một bức tranh sinh động về con người trong
trạng thái chấn thương tinh thần, đối diện với những va đập của thời cuộc. Khía cạnh
ngôn ngữ của tác phẩm đã được người viết quan sát từ góc độ diễn ngôn mang đậm
tính chủ thể và sắc thái hiện chứng/ chấn thương đặc trưng của mảng văn học này,
đồng thời, dựa theo yếu tố thể loại, người viết đã phát hiện ra hình thức trần thuật của
tác phẩm, đó là lối trần thuật song chiếu: dịch chuyển, chồng lấn và hòa phối diễn
ngôn. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở lại ở việc đưa ra một hướng đi phân tích
ngôn ngữ trần thuật, chứ chưa đi sâu, trình bày cụ thể về nó.
Cũng trong kỷ yếu của hội thảo Những lằn ranh văn học năm 2011, tác giả
Phạm Thị Phương có bài viết “Cuộc vượt biên hệ hình nghệ thuật hiện thực xã hội
8


chủ nhĩa của Trần Dần trong những tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn”. Tác
giả đã dành một dung lượng đáng kể của bài nghiên cứu để phân tích nét đặc sắc
trong lĩnh vực ngôn ngữ của Trần Dần, trong sự so sánh với chuẩn mực ngôn ngữ
thuộc hệ hình văn nghệ đương thời, để khẳng định Trần Dần đã thực sự đưa ngôn ngữ
văn xuôi hư cấu vào một cuộc thử nghiệm lạ lùng. Trong đó, tác giả đã phân tích cái
mới lạ trong hình thức trình bày văn bản nhằm đạt được ấn tượng về hình và âm của
ngôn ngữ; phân tích phép tu từ của dấu câu để chuyển tải những khoảng lặng và nhạc
điệu của một tâm trạng ngổn ngang, hoang mang; phân tích một số phép tu từ như
phép lặp cấu trúc câu để tạo những vọng âm xuyên suốt tác phẩm.
Ngoài ra, còn có đề tài luận văn thạc sĩ “Một số cách tân trong thi pháp tiểu
thuyết Những ngã tư và những cột đèn” của thạc sĩ Nguyễn Lê Hoa thực hiện năm
2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Nội dung chủ yếu là
đưa ra cách nhìn toàn diện hơn về vai trò, vị trí và những đóng góp của Trần Dần

trong việc cách tân, đổi mới thi pháp tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt
Nam hiện đại nói chung.
Như vậy, có thể thấy các công trình đã dẫn trên đây về Những ngã tư và những
cột đèn đều đứng từ góc độ văn học, chưa có công trình nào tìm hiểu ngôn ngữ tiểu
thuyết như một đối tượng nghiên cứu độc lập từ góc độ ngôn ngữ học. Và đó cũng
chính là một trong những lí do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn
Trần Dần, được thể hiện trực tiếp trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.
Chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trên các bình diện: từ vựng – ngữ
nghĩa, ngữ pháp, và liên kết văn bản.
Khi nghiên cứu, chúng tôi có tiến hành so sánh đối chiếu ở quy mô nhỏ đặc
điểm ngôn ngữ của tác giả Trần Dần với một số tác giả khác, nhằm làm nổi bật nét
đặc sắc của ngôn ngữ trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.
Văn bản chính để chúng tôi khảo sát thực hiện luận văn này là bản in Những
ngã tư và những cột đèn năm 2011 của nhà xuất bản Nhã Nam, TP. Hồ Chí Minh.
9


5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn chủ yếu sử
dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: dùng để xác định tần suất xuất hiện của
những yếu tố ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ đặc trưng, chẳng hạn như các phép tu từ,
các cấu trúc câu, cấu trúc lặp v.v. để phân loại và nghiên cứu.
- Phương pháp miêu tả: dùng để phân tích, diễn giải, chỉ ra các đặc điểm đáng
chú ý trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Trần Dần.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dùng để phân tích những hiện tượng ngôn
ngữ được tác giả Trần Dần sử dụng trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
và từ đó bước đầu khái quát những kết quả mà việc nghiên cứu đạt được.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dụng chính của luận văn “Khảo sát
đặc điểm ngôn ngữ Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn” có
cấu trúc như sau:
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong chương này, chúng tôi kế thừa những quan niệm chung nhất về thể loại
tiểu thuyết và đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết đứng từ góc độ ngôn ngữ học. Đồng
thời, chương 1 cũng trình bày một số nét sơ lược về phong cách nhà văn Trần Dần để
tạo nền cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ của ông và những kiến thức chung về ngôn
ngữ học làm cơ sở để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của tác giả Trần Dần.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA TRẦN DẦN TRONG
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
Trong chương này, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ tiểu thuyết Trần Dần trên bình
diện từ vựng. Luận văn tiến hành thống kê, miêu tả và rút ra nhận xét về những lớp từ
ngữ có hình thức chữ viết và ngữ nghĩa đặc biệt như lớp từ bị thay đổi hình thức chữ
viết, các lớp từ ngữ biệt ngữ và các ngữ cố định trong tác phẩm.
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN CỦA
TRẦN DẦN TRONG NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
10


Trong chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của tác giả trên
bình diện ngữ pháp, ở cấp độ ngữ và cấp độ câu, về hình thức cũng như cấu tạo bên
trong của câu. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và chỉ ra một số đặc điểm trong
việc tổ chức văn bản tiểu thuyết, thể hiện trong các mối liên kết chủ đề và liên kết
logic.

11



CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết

Công trình này của chúng tôi xuất phát từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, tuy
nhiên, vì nghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể, nên trước hết chúng tôi sẽ trình
bày sơ lược, không đi quá sâu, một số khái niệm lý luận liên quan đến đặc trưng thể
loại làm nền tảng để triển khai những vấn đề chính của luận văn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán – Trần Đình Sử –
Nguyễn Khắc Phi, tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện
thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [23, tr. 328]. Còn tác
giả Nguyễn Thái Hòa định nghĩa tiểu thuyết: “Là thể loại văn xuôi tự sự, thường có
cốt truyện, nhân vật, có cả chi tiết thực và hư cấu, do hành động kể lại, trần thuật một
loại hình không bị hạn chế về độ dài, không bị hạn chế về thời gian và không gian.”
[31, tr. 229], và “là một phương tiện sáng tạo nghệ thuật có tính thông tin phổ cập,
nhờ đó con người hiểu biết và khám phá thế giới nội tâm quá khứ cũng như hiện tại,
dự kiến thời tương lai,… đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.” [31, tr. 229].
Tiểu thuyết ra đời khi xã hội cổ đại tan rã, làm cho nền văn học cổ đại, vốn thường
xoay quanh cái tôi anh hùng chi phối cộng đồng (sử thi), phải nhường chỗ cho nền
văn học mới, trong đó, con người cá nhân không còn cảm thấy lợi ích và nguyện
vọng của mình gắn liền với cộng đồng, xã hội, mà họ đối diện với những vấn đề đời
sống mang tính riêng tư. Chính vì vậy, có thể nói đặc điểm thứ nhất của tiểu thuyết
chính là tính đời tư. Sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân, vào đời sống
riêng của cá nhân đó trong quá trình hình thành và phát triển của nó.
Đặc điểm thứ hai của tiểu thuyết chính là chất văn xuôi. Tiểu thuyết phản ánh
hiện thực một cách trọn vẹn, để rồi tái hiện chúng trong một thể thống nhất với tính
thẩm mĩ, giúp tác phẩm thể hiện đến thấu đáo và tinh tế sự phức tạp, đa dạng của hiện
thực đời sống. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống mà không thi vị hóa, không lãng mạn

12


hóa nó, mà cuộc sống đi vào tiểu thuyết với đầy đủ những yếu tố bề bộn của cuộc
đời, bao gồm cả cái cao cả lẫn tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái
lớn và cái nhỏ.
Đặc điểm thứ ba của tiểu thuyết nằm ở nhân vật, đó là con người nếm trải, tư
duy, chịu khổ đau, dằn vặt, chứ không chỉ đơn giản là con người hành động như trong
các thể loại tự sự khác (nhân vật sử thi, kịch). Tiểu thuyết miêu tả con người trong
hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh, nhân vật như một con người đang trưởng
thành, chịu tác động và biến đổi do cuộc đời.
Tiểu thuyết không chỉ đưa ra một hệ thống cốt truyện hay tính cách nhân vật
chung chung, mà nó quan tâm đặc biệt đến sự suy tư của nhân vật về thế giới, về đời
người, về diễn biến tâm lí, tình cảm…, hay nói chung, là về sự tồn tại của con người
trong thế giới.
Cuối cùng, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung
trần thuật, hướng đến miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần
thuật. Tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một
cách gần gũi như những người bình thường, hiểu nhân vật bằng kinh nghiệm của
mình. Nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, suồng sã với nhân vật.
Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời
trong văn học và ngoài văn học.
Căn cứ vào nội dung và hình thức nổi bật của tác phẩm, thì tiểu thuyết có thể
phân loại thành tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết đa thanh, tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu
thuyết sử thi, tiểu thuyết tâm lí, v.v.. Ở đây, chúng tôi muốn nhắc đến đặc trưng của
một thể loại tiểu thuyết đặc biệt, do có liên quan trực tiếp đến tác phẩm Những ngã tư
và những cột đèn, đó là tiểu thuyết trinh thám.
Tiểu thuyết trinh thám ngoài việc có các đặc điểm tiểu thuyết như đã nêu ở
trên, còn có những đặc điểm riêng về nhân vật, cốt truyện. Nhân vật chính luôn là
người đi tìm kiếm sự thật, khám phá cái bí mật còn nằm trong bóng tối. Tiểu thuyết

trinh thám, về cơ bản, là viết về tội phạm, về vụ án. Cốt truyện của tiểu thuyết trinh
thám được giữ bí mật đến cùng, chỉ mở ra ở cuối tác phẩm để tạo nên sự hấp dẫn,

13


buộc người đọc phải luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Tiểu thuyết trinh thám đích
thực phải đưa các tình tiết điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung.
Đến đây, chúng tôi thấy rằng, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn mang
khá nhiều đặc điểm của thể loại tiểu thuyết trinh thám. Vụ án dùng để dẫn dắt cốt
truyện là vụ nổ súng trong vườn nhà nhân vật Dưỡng, câu hỏi đặt ra từ đầu tác phẩm
là: “Ai là người nổ súng?”. Nhân vật Dưỡng phải đóng vai thám tử suốt mạch truyện
để minh oan cho mình. Tuy nhiên, tác phẩm chưa thực sự là tiểu thuyết trinh thám,
mà chính xác hơn, là nó đã mượn hình thức trinh thám để phát triển. Bởi, cho đến
cuối cùng, câu hỏi “Ai là người nổ súng?” vẫn chưa được lí giải, nó lấp lửng, bỏ ngỏ
đó như một sự thật dở dang. Hơn nữa, có thể nhận thấy, câu hỏi lớn nhất mà tác giả
Trần Dần đặt ra cho tác phẩm không phải là “Ai?”, mà là “Kẻ giấu mặt thuộc hạng
người nào?”, hay “Điều gì mới thực sự đẩy con người vào bi kịch?”. Như vậy, tác
phẩm Những ngã tư và những cột đèn có thể được tạm xem là một dạng tiểu thuyết
“giả trinh thám” để tạo một mạch phát triển cho cốt truyện của mình.
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết

Tác phẩm văn học có chất liệu chính là ngôn từ nghệ thuật, đó là loại hình
ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn từ. Ngôn từ
nghệ thuật – còn gọi là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật – xuất phát từ
ngôn ngữ toàn dân, tức là chung vốn từ vựng, ngữ pháp, nhưng được chỉnh lí, lựa
chọn để tạo ra tính thẩm mĩ, phục vụ trực tiếp và cụ thể cho ý đồ của tác giả, phản
ánh đời sống, tâm tư, tình cảm và tác động thẩm mĩ đến người đọc. Đối với tác phẩm
văn học, hiểu được ngôn từ chưa phải là đã hiểu được nội dung, mà từ ngôn từ nghệ
thuật đó nhận biết được hình tượng văn học thì mới có thể hiểu được nội dung định

nói của tác phẩm.
Theo tác giả Cù Đình Tú, đặc điểm nổi bật về mặt chức năng của ngôn ngữ văn
chương là chức năng thẩm mĩ, “thể hiện trước hết ở mối quan hệ gắn bó xương thịt
của nó đối với hình tượng văn học.” [56, tr. 176]. Tác giả Nguyễn Thái Hòa cũng xác
định: “Theo quan điểm của trường phái ngôn ngữ – xã hội học – Xô viết thì ngôn ngữ
nghệ thuật dùng trong các văn bản nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ, tức là đáp ứng
nhu cầu thẩm mĩ của con người bằng chính ngôn ngữ.” [31, tr. 152], và “cũng do yêu
14


cầu thẩm mĩ mà ngôn ngữ nghệ thuật mang tính nghệ thuật và trở thành tinh hoa của
ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ mang giá trị thẩm mĩ so với các loại ngôn ngữ phi nghệ
thuật khác.” [31, tr. 153]. Ngôn ngữ nghệ thuật phải đảm bảo tính chính xác, hàm súc,
tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, để từ đó, hình thành chức năng trung tâm
của ngôn từ nghệ thuật là xây dựng hình tượng văn học. Do vậy, “về cơ bản ngôn ngữ
văn chương phải là ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, một thứ ngôn ngữ có giá
trị biểu trưng vô cùng lớn lao.” [56, tr. 177].
Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ tiểu thuyết, theo tác giả Nguyễn Thái Hòa, là
“Phối hợp giữa đối thoại và độc thoại, tức là phối hợp giữa Mimesis và Diegesis là
đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết.” [31, tr. 120]. Đối thoại là một trong các dạng
thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói và người nghe và mỗi phát
ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế
của cuộc đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại thường ngắn gọn, sử dụng những kết cấu cú
pháp đơn giản. Trong khi đó, độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản
thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại. Độc thoại thường được
tổ chức bằng một cấu tạo cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ đề rộng
hơn so với đối thoại. Với dung lượng lớn của thể loại tiểu thuyết, ngôn ngữ trong tiểu
thuyết có sự phối hợp giữa ngôn ngữ kể và tả, tường thuật và hư cấu, độc thoại và đối
thoại, nó trở thành một phạm trù nghệ thuật khám phá xã hội và thế giới nội tâm con
người.

Đặc điểm thứ ba của ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói
riêng, là nó dung nạp tất cả những gì tồn tại trong lời nói có thực của đời sống:
“Trong ngôn ngữ văn chương ta thấy có bóng dáng của tiếng nói sinh động hằng
ngày, chúng ta thấy có bóng dáng của các phong cách khác của tiếng Việt như ngôn
ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ hành chính và chúng ta cũng lại gặp cả
những phương tiện ngôn ngữ chưa từng thấy trong các phong cách này.” [56, tr. 181].
Là thể loại tự sự có quy mô lớn, tiểu thuyết lại càng dễ dàng vận dụng tất cả các dạng
thức ngôn ngữ tự nhiên, tái hiện lại dưới dạng ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ
nhân vật. Bởi vậy, trong ngôn ngữ tiểu thuyết, tác giả có thể sử dụng rất nhiều lớp từ
ngữ: phương ngữ, biệt ngữ, lớp từ riêng mang phong cách cá nhân; nhiều kiểu câu:
15


câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược, câu đặc biệt; nhiều kiểu tổ chức văn bản, tổ chức
theo chủ đề, hay theo dòng ý thức,v.v.. Thậm chí là nó có thể vận dụng cả những
phương tiện ngôn từ ở dạng tiềm năng, chưa từng xuất hiện trong bất kì phong cách
nào. Chính đặc điểm này khiến ngôn ngữ văn chương trở nên đa dạng, phong phú và
luôn luôn mới lạ. Tất nhiên, nói rằng văn chương có thể dễ dàng dung nạp ngôn ngữ
tự nhiên không có nghĩa là dễ dãi, tùy tiện, mà ngôn ngữ ấy phải đảm bảo tính thẩm
mĩ khi trở thành ngôn từ nghệ thuật, hoặc phải góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của
nhà văn, hoặc gây ấn tượng thẩm mĩ nhất định đến người đọc.
Theo tác giả Cù Đình Tú, một đặc điểm rất đáng chú ý khác của ngôn ngữ văn
chương là việc nó tồn tại trong cả hai dạng chữ viết (viết) và âm thanh (đọc). Đặc
điểm này không chỉ tồn tại ở thơ, vốn được xây dựng trên cơ sở hài hòa vần – nhịp,
mà còn tồn tại ở các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn. “Khi xem bằng mắt
thì theo thói quen tri giác chữ viết – âm thanh trong đầu óc ta, các hình ảnh âm thanh
vẫn hiện ra ở những mức độ nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào cá nhân người
xem. Kể cả với văn xuôi, người đọc cũng vẫn có nhu cầu thẩm mĩ về âm thanh.” [56,
tr. 185]. Chính vì vậy, việc vận dụng một hình thức chữ viết mới để cấu tạo từ, hay
việc tổ chức chuỗi từ ngữ với dụng ý ngữ âm cụ thể sẽ tạo ra những ấn tượng tiếp

nhận hình tượng văn học mới lạ cho người đọc.
Một điểm đáng lưu ý, do tiểu thuyết phản ánh cuộc sống, nên ngôn ngữ tiểu
thuyết cũng vận động không ngừng cùng với sự thay đổi của cuộc sống. Tùy thuộc
vào thời đại mà tác phẩm ra đời, ngôn ngữ tiểu thuyết cũng có sự thay đổi đáng kể.
Chẳng hạn ở thời kì văn học trung đại Việt Nam, ngôn ngữ của một số tác phẩm tự sự
mang dấu hiệu tiểu thuyết có đặc điểm chung là tính trang nhã. Điều này, có thể thấy
trong một số tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí
của Ngô gia văn phái, hay Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Đến những năm đầu
thế kỉ XX, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam hình thành với những đặc trưng ngôn ngữ
mang tính hiện thực cao độ, gần gũi và gắn liền với đời sống hơn.
1.2. Tác giả Trần Dần và tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
1.2.1. Tác giả Trần Dần

16


Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23/08/1926 - 17/01/1997) là một nhà thơ,
nhà văn. Ông bắt đầu sáng tác từ trước 1945, với những bài thơ mang tinh thần thơ
Mới như Hồn xanh dị kì (1944). Sau đó, ông đến với những cách tân, mong muốn
sáng tạo ra một thứ thơ mang tính thời đại, phải mới hơn những thành tựu đã có, vì
theo ông, thơ Mới đã làm xong cuộc cách mạng của nó. Trần Dần đã cùng một số nhà
thơ theo phái tượng trưng như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương cho ra
đời tạp chí Dạ Đài nhằm khai mở một lối thơ khác biệt, với ý thức vượt lên trên quan
niệm sẵn có, đề cao trực giác, vô thức và tiềm thức con người trong sáng tạo và trong
cảm thụ thi ca.
Bên cạnh thơ, Trần Dần còn viết văn xuôi. Các tiểu thuyết của ông cũng đòi hỏi
sự cách tân, vượt ra khỏi khung tiểu thuyết truyền thống của thời đại, đồng thời thể
nghiệm những bút pháp mới.
Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, Trần Dần bước vào con đường cách mạng.
Ông vẫn theo đuổi sự cách tân và tự do trong sáng tác văn học và nhiều tác phẩm đã

ra đời như Cổng tỉnh (1959), Jờ Joacx (thơ - tiểu thuyết - một bè đệm, 1963), Mùa
sạch (thơ, 1964), Những ngã tư và những cột đèn (tiểu thuyết, 1966), Một ngày Cẩm
Phả (tiểu thuyết, 1965)...
Trong cuộc đời mình, Trần Dần có điều kiện dịch thuật và nghiên cứu văn học
phương Tây, đặc biệt là văn học Nga với các tác phẩm của Maiakovski và
Dostoyevsky. Do vậy, nhiều thành tựu văn học về kĩ thuật tổ chức tiểu thuyết, thơ ca
đã được Trần Dần tiếp thu. Chẳng hạn như lối viết thơ bậc thang, như sự phản kháng
lại với thơ truyền thống của Maiakovski, tạo nên những nhịp điệu quyết liệt mạnh mẽ
khi diễn tả những rung cảm đa chiều của ông về cuộc sống, về dân tộc; hay những ưu
tư về chữ, như ông từng nói: “Thơ nay hầu như vẫn đặt nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con
chữ nó làm nghĩa” [46, tr. 294]; và những kĩ thuật tự sự phương Tây, thể hiện rất rõ
trong tiểu thuyết của ông.
Những sáng tác của Trần Dần, đặc biệt là giai đoạn về sau, đều có sự lệch chuẩn
so với hệ hình sáng tạo văn học nghệ thuật đương thời, tất cả đều muốn vượt ra khỏi
khung văn học và kênh tiếp nhận, thay đổi cái nhìn quen thuộc về thể loại và chữ
nghĩa. Theo dõi tiểu thuyết của Trần Dần, người đọc nhận thấy tác phẩm văn xuôi
17


đầu tiên Người người lớp lớp (1954) vẫn nằm trong khung tiểu thuyết truyền thống
khi chủ đề thuần túy hướng đến cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, kết hợp thủ
pháp xây dựng tiểu thuyết quen thuộc với thời đại như chất anh hùng ca, tính thời
sự... Đến những tác phẩm về sau, cụ thể là với Những ngã tư và những cột đèn, tác
giả đã có một cuộc cách tân mới mẻ về cách khai thác chủ đề, không còn là chất sử
thi, mà thu gọn lại trong chiều sâu của đời tư cá nhân. Ngay cả thủ pháp nghệ thuật
cũng thay đổi với lối viết đa chủ thể, vận dụng sự sáng tạo ngôn từ một cách triệt để.
1.2.2. Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần ra đời trong một giai đoạn khá
đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam. Thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam

chỉ thực sự xuất hiện với đầy đủ tư cách tiểu thuyết hiện đại vào đầu thế kỉ XX, khi
xã hội đứng trước một cuộc biến thiên lớn về văn hóa nghệ thuật trong việc giao lưu,
cọ xát với phương Tây. Trong giai đoạn đầu ấy, tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam bắt
đầu với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng
Quản, rồi đến tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn; sau đó là tiểu thuyết phê
phán hiện thực mà đại diện tiêu biểu là Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, v.v..
Tiểu thuyết thời kì này chủ yếu miêu tả những xung đột điển hình, mang tính phổ
quát, như mâu thuẫn giai cấp, vấn đề lí tưởng văn nghệ.
Sau đó, tiểu thuyết bước vào guồng chung của văn học kháng chiến giai đoạn
1954-1975, một nền văn học giàu tính sử thi lãng mạn. Bên cạnh những thành tựu của
dòng văn học kháng chiến nói chung, tiểu thuyết kháng chiến nói riêng, giai đoạn văn
học này cũng hình thành những định kiến về dòng văn học chính thống và dòng văn
học ngoài luồng, tức là những gì khác biệt với quy định của văn học thời đại. Tác
phẩm Những ngã tư và những cột đèn ra đời trong giai đoạn như thế.
Đến sau 1975, đúng hơn là từ sau cải cách 1986, cái nhìn mới về văn học được
từng bước thừa nhận rộng rãi. Khi những giá trị điển hình của thời chiến qua đi, con
người tìm về bản chất đời tư rất riêng của mình, đa dạng và phong phú với những trăn
trở, mất mát, dằn vặt... điều mà trước đây họ không nói đến nhiều. Người đọc tìm
thấy hiện thực mới – hiện thực được nhận thức lại dưới những hình thức cách tân
nghệ thuật – trong sáng tác Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh...; đồng thời, cũng
18


chứng kiến những thể nghiệm nghệ thuật mới của thể loại tiểu thuyết, vượt ra khỏi hệ
hình nghệ thuật truyền thống.
Bản thảo tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn được hoàn thành năm 1966.
Nội dung cốt truyện xoay quanh một lát cắt cuộc đời của anh lính ngụy binh từng lái
tàu bò sau ngày bộ đội tiếp quản thủ đô. Anh vô tình bị kéo vào một vụ án gay cấn,
một cuộc đấu trí giữa bọn gián điệp và lực lượng an ninh, và cuối cùng, lực lượng an
ninh sau hết đã giành chiến thắng với những đòn chiến thuật khôn ngoan, tài tình.

Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2010 tác phẩm in hoàn chỉnh mới được ra mắt bạn đọc,
sau khi ông được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Từ lúc tác phẩm hoàn tất bản thảo lần đầu đến khi được in là một khoảng thời
gian không ngắn, nhưng tác giả Trần Dần đã khiến người đọc ngạc nhiên vì những
cách tân mới mẻ mà ông đem lại, từ chủ đề tư tưởng, kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ đến
tổ chức cấu trúc tiểu thuyết. Trần Dần đã từng tâm niệm làm thơ tức là làm tiếng
Việt, tức là đưa chất liệu ngôn ngữ đến những giới hạn mới. Và điều đó cũng thể hiện
trong văn xuôi của ông, mà tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn là một điển
hình.


Tiểu kết chương 1

Qua chương nghiên cứu mang tính chất khái quát chung này, chúng tôi trước
hết muốn nhấn mạnh đến đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết, đó là: nó vừa mang tính
thẩm mĩ, lại vừa có khả năng dung hòa tất cả những biểu hiện của ngôn ngữ đời
thường vào trong tác phẩm, sau khi được lựa chọn, gọt giũa phù hợp. Từ đó, kết hợp
cùng tài năng của tác giả, ngôn ngữ của một tác phẩm cụ thể sẽ có những đặc điểm và
giá trị nhất định. Một điểm đáng lưu tâm, đó là không chỉ khía cạnh cái được biểu
đạt, mà cả khía cạnh cái biểu đạt cũng có những tác động không nhỏ đến sự tiếp nhận
của người đọc, nhất là khi tác giả có dụng ý khai thác tối đa sức biểu hiện của hình
thức con chữ. Thứ hai, việc mượn hình thức tiểu thuyết trinh thám trong tác phẩm
này có một ý nghĩa to lớn với việc triển khai chủ đề tư tưởng của tác giả Trần Dần.
Nhờ đặc điểm của thể loại trinh thám, mà diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ,
hấp dẫn, dù chủ đề của tác phẩm khác xa thể loại trinh thám thông thường. Thứ ba,
việc ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử văn học khiến cho tác phẩm
19


Những ngã tư và những cột đèn trở nên một minh chứng cho tài năng của nhà văn

trong kỹ thuật viết tiểu thuyết, cụ thể là trên địa hạt sử dụng ngôn ngữ tiểu thuyết.
Phần nghiên cứu ở các chương sau, chúng tôi sẽ khảo sát và cố gắng chứng minh rõ
ràng một số đặc điểm nổi bật về của ngôn ngữ trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa, ngữ
pháp và liên kết văn bản trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.

20


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA TRẦN DẦN
TRONG NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
2.1. Thay đổi hình thức chữ viết của từ
Đọc tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, người đọc nhận thấy tác giả
Trần Dần có một dụng ý rõ ràng trong việc sử dụng hình thức ngôn từ để tạo hiệu quả
nội dung nghệ thuật cho văn bản. Điều đó thể hiện ở việc tác giả sáng tạo ra những
hình thức chữ viết mới cho từ, khiến chúng trở nên lệch chuẩn chính tả tiếng Việt.
Khi dùng khái niệm “chuẩn chính tả tiếng Việt”, chúng tôi muốn đề cập đến
các quy tắc ghép chữ cái để tạo thành từ tiếng Việt, đến hệ thống chữ viết tiếng Việt
đã ổn định và được quy định trong từ điển tiếng Việt, chẳng hạn như từ điển tiếng
Việt của Hoàng Phê (chủ biên). Về đặc điểm của chuẩn chính tả, trước hết, chuẩn
chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, người viết tiếng Việt phải tuân theo,
không được tự ý viết khác đi. Thứ nữa, nó có tính chất ổn định, cố hữu, mọi sự thay
đổi dù nhỏ nhất làm thay đổi sự ổn định đó đều tạo nên những phản ứng trong tâm lí
người đọc. Mỗi một sự biến đổi hình thức chữ viết của từ sẽ đem lại những tác động
về mặt ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của từ.
Sở dĩ sự thay đổi chữ viết có tác động về mặt ngữ âm là vì bản chất của chữ
viết là “một hệ thống kí hiệu đồ họa được sử dụng để cố định hóa ngôn ngữ âm
thanh.” [12, tr. 120]. Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng
Trọng Phiến, chữ viết tiếng Việt là kí hiệu ghi âm vị, mỗi kí hiệu biểu thị một âm vị.
Tuy nhiên, trong hệ thống chữ viết tiếng Việt có nhiều trường hợp một âm vị được
thể hiện bằng hai con chữ khác nhau. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến âm vị /i/,

được thể hiện bằng hai con chữ là i và y. Về nguyên tắc cơ bản, con chữ y luôn được
dùng trong các từ mà phần vần có âm đệm, và các từ bắt đầu bằng nguyên âm đôi /i͜e/
hoặc nguyên âm /i/. Còn đối với các từ mà phần vần không có âm đệm, cách dùng hai
con chữ này lại khá tự do (ví dụ: cái li – cái ly).
Khi khảo sát từ vựng tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, chúng tôi dựa
trên nguyên tắc chung đó là, chỉ quy định một từ là từ bị thay đổi hình thức khi một

21


hay một số yếu tố trong từ được thay thế hoặc trình bày khác lạ một cách thường
xuyên và mang tính hệ thống.
Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào chính lời đề dẫn của tác giả Trần Dần khi
mở đầu tác phẩm, đó là lời đề nghị nhà xuất bản giữ nguyên dạng chữ viết dùng trong
bản thảo, chẳng hạn như: “3. Chữ y, trong cuốn sách này, đa trường hợp viết lại là i,
xin cứ đánh i.” [67, tr. 9].
Căn cứ vào những quy tắc trên, chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy trường hợp
đáng chú ý nhất là hiện tượng chữ cái y, vốn được dùng ổn định để thể hiện âm vị /i/
trong việc cấu tạo âm tiết tiếng Việt, được đồng loạt chuyển sang i.
Chúng tôi thống kê được có tất cả 278 lần chữ y bị biến đổi thành i, trong hầu
hết các từ có sử dụng y trong tác phẩm. Có thể quan sát bảng thống kê ở phần phụ lục
của luận văn này để thấy rõ điều đó. Chúng tôi khảo sát những trường hợp tác giả
Trần Dần thay thế y chỉ khi nó ghi lại âm vị /i/ có tư cách là âm chính của âm tiết và y
không đứng sau âm đệm nào, việc biến đổi y thành i không ảnh hưởng đến mặt phát
âm của từ, không làm thay đổi nghĩa của từ. Đó là những từ thông thường vốn chỉ có
một cách viết là y, nay bị chuyển thành i, ví dụ như yên tĩnh – iên tĩnh, y tá – i tá.
Những trường hợp có thể viết i hay y cũng được (ví dụ như bác sĩ – bác sỹ, công ti –
công ty, v.v.) không nằm trong phạm vi khảo sát này. Ví dụ:
“Tôi iêu em Cốm, có lẽ iêu nhất.” [67, tr. 76].
“Nhưng tôi không cố í hoảng hốt. Tự nhiên nó thế, cố í cũng không được.” [67,

tr. 109].
“Thái độ anh Thái thẳng thắn, làm tôi iên trí.” [67, tr. 175].
Với hơn 278 lần xuất hiện trong 330 trang của tác phẩm Những ngã tư và
những cột đèn, trung bình một trang viết có 0,84 từ bị biến đổi hình thức chữ viết từ
con chữ y sang con chữ i. Theo chúng tôi, sự thay đổi hình thức chữ viêt y – i này
được sử dụng với mật độ dày đặc như thế nhằm tác động một cách có chủ đích vào sự
tiếp nhận ngôn ngữ của người đọc, đồng thời chuyển tải những nội dung nghĩa mà tự
thân từ không có được khi nằm ở nguyên dạng hợp chuẩn chính tả của nó.
Trường hợp thứ nhất con chữ y bị biến đổi thành i khi nó đóng vai trò là âm
chính của âm tiết, không có phụ âm đầu hay phụ âm cuối. Trường hợp biến đổi này
22


chiếm số lượng lớn nhất, xuất hiện 195 lần trong tác phẩm. Chẳng hạn như: ý nghĩa –
í nghĩa, y như – i như, chú ý – chú í, thoát y vũ – thoát i vũ, y tá – i tá, y hệt – i hệt,
v.v.
“Thế là tôi kiên quyết làm lại một lần nữa, mặc Cốm không đồng í.” [67, tr.
58].
“Sợ họ chê ít, tôi khai thêm tôi thường xuyên đi nhà đèn đỏ, và đi xem thoát i
vũ.” [67, tr. 64]
Trường hợp thứ hai, là trong các từ không có phụ âm đầu, con chữ y thể hiện
âm vị của nguyên âm đôi /i�e/ cũng bị thay đổi hình thức thành con chữ i. Ví dụ: yên
thân – iên thân, người yêu – người iêu, yếu ớt – iếu ớt, yếu đuối – iếu đuối, v.v.
“Mới chưa đầy một ngày, trong bữa tiệc con lợn sữa, tôi nói về những con ruồi
khiêm tốn, là năm thằng tôi, phải tìm chỗ iên ổn, để đớp hít iên ổn, hóa ra sai bét cả.”
[67, tr. 61].
“Tôi biết, ngất cũng là một trò iêu thích khác của Lily, trong nhiều trò iêu thích
khác.” [67, tr. 86].
Có thể thấy hiệu quả thị giác mà con chữ i này mang lại trong các từ bị chuyển
đổi từ y sang i. Con chữ i thực hiện chức năng của một một kí hiệu đặc biệt chứ

không phải kí hiệu chữ cái thông thường. Người đọc không thể đọc lướt qua, mà trái
lại, phải chú ý những từ có sự chuyển đổi ấy, phải tư duy lại, tổ chức lại trong đầu
mình một từ mới so với từ đã biết. Quá trình tư duy này bắt đầu từ vỏ ngữ âm: so
sánh sự khác biệt về âm thanh của từ gốc và từ được cấu tạo mới; sau đó là so sánh về
nghĩa.
Về ngữ nghĩa, sự khác biệt ở đây không phải là sự thay đổi nghĩa của từ hiểu
theo nghĩa từ điển, bởi hình thức chữ viết mới này là sáng tạo riêng của cá nhân tác
giả; mà là thay đổi về sắc thái biểu đạt của từ. Đứng về phía người đọc, những từ biến
đổi như thế tạo ra tính mỉa mai, hóm hỉnh, thú vị khi đọc vì có một chút gì đó thiếu
nghiêm túc trong một tiểu thuyết có hình thức giả trinh thám (như chương 1 đã nói).
Điều này rất đáng chú ý, vì thời điểm mà tác phẩm ra đời, nền văn học Việt Nam chịu
sự chi phối của hệ hình nghệ thuật chính thống, mang tính nghiêm túc cao độ trong
nội dung và hình thức nghệ thuật, những phá cách, biến đổi hình thức của từ ngữ là
23


×