Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội – tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN, NITƠ
TỔNG SỐ VÀ NITƠ DỄ TIÊU TRONG ĐẤT
TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG
PHẠM VĂN CỘI – TP. HCM
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Nguyễn Thị Hoài
Lớp: Hóa 4A
Niên khóa: 2009 – 2013

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. viii
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU .................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10] ..................................................1


1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15] .....................1
1.2.1. Giai đoạn trước 1990.............................................................................1
1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay ..................................................................2
1.3. Công dụng của cây cao su ............................................................................3
1.3.1. Mủ cao su ..............................................................................................3
1.3.2. Dầu hạt cao su [9] ...................................................................................3
1.3.3. Gỗ cao su ...............................................................................................4
1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội ............................4
1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14] ..........................................................4
1.4.1. Đất đai ...................................................................................................4
1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất. ...........................................................4
1.4.3. Khí hậu ..................................................................................................5
1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng .................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................6
2.1. Khái niệm về đất [7] ......................................................................................6
2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12] .....................................................................6


2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12] ...................................6
2.3.1. Sinh vật..................................................................................................7
2.3.2. Khí hậu ..................................................................................................7
2.3.3. Địa hình .................................................................................................7
2.3.4. Đá mẹ ....................................................................................................7
2.3.5. Thời gian ...............................................................................................8
2.3.6. Con người ..............................................................................................8
2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12] .............................................................8
2.4.1. Thành phần cơ giới................................................................................8
2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ ..........................8
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN ....................................................................10
3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12].................................................................10

3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ..................................................................10
3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ...............................................................10
3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ .................................................................10
3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12] ............................................................................11
3.2.1. Khái niệm về mùn ...............................................................................11
3.2.2. Quá trình hình thành mùn ...................................................................11
3.2.3. Thành phần của mùn ...........................................................................11
3.2.3.1. Axit humic ....................................................................................11
3.2.3.2. Axit funvic ...................................................................................12
3.2.3.3. Humin ...........................................................................................13
3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8] ..................13
CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ NITƠ ....................................................................15


4.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng [8], [12] ..........................15
4.1.1. Nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật .............................................15
4.1.2. Thành phần của các axit nucleic, vitamin, enzim. ..............................16
4.1.3. Thành phần chủ yếu của clorofin ........................................................16
4.1.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng ........................................16
4.2. Lượng nitơ trong đất và sự biến đổi hóa học các hợp chất của nó ............16
4.2.1. Nitơ trong đất [7], [8] ..............................................................................16
4.2.1.1. Vô cơ ............................................................................................17
4.2.1.2. Hữu cơ ..........................................................................................17
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nitơ trong đất [6], [11], [12] ...........................................17
4.2.2.1. Nitơ tổng số ..................................................................................17
4.2.2.2. Nitơ thủy phân ..............................................................................17
4.2.2.3. Nitơ dễ tiêu ...................................................................................18
4.2.3. Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ trong đất [7], [8] ......................18
4.2.3.1. Quá trình amoni hóa .....................................................................18
4.2.3.2. Quá trình nitrat hóa ......................................................................19

4.2.3.3. Quá trình phản nitrat hóa .............................................................20
4.2.3.4. Quá trình cố định nitơ sinh vật .....................................................20
4.2.3.5. Sự cung cấp đạm của nước mưa ..................................................21
4.3. Chu trình biến đổi nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm trong sản xuất
[7], [8]

...................................................................................................................21

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ NITƠ
TRONG ĐẤT ............................................................................................................23
5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT [1], [4], [6], .......................23
5.1.1. Một số phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất ...................23


5.1.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp
Tiurin .............................................................................................................24
5.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT ....................................24
5.2.1. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp
Kjeldahl [13] ....................................................................................................24
5.2.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu [2] ..................................25
B. THỰC NGHIỆM ..................................................................................................26
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI ..................26
1.1. Giới thiệu về nông trường Phạm Văn Cội .................................................26
1.2. Lược đồ nông trường..................................................................................28
1.3. Các mẫu đất ................................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................35
2.1. Lấy và bảo quản mẫu đất [6], [11] ..................................................................35
2.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu.............................................................................35
2.1.2. Lấy mẫu phân tích ...............................................................................35
2.1.3. Phơi khô mẫu ......................................................................................36

2.1.4. Nghiền và rây mẫu ..............................................................................36
2.2. Phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu [2], [11],
[13]

......................................................................................................................37

2.2.1. Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin ..........37
2.2.1.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................37
2.2.1.2. Thí nghiệm kiểm tra .....................................................................37
2.2.1.3. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất ....................................38
2.2.1.4. Tiến hành phân tích ......................................................................39


2.2.2. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong đất bằng phương pháp
Kjeldahl .........................................................................................................40
2.2.2.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................40
2.2.2.2. Cách tiến hành ..............................................................................42
2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu .........................................................43
2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................43
2.2.3.2. Cách tiến hành ..............................................................................44
2.3. Kết quả [2], [3], [11], [13] ...................................................................................44
2.3.1. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất ....................................................44
2.3.2. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất .........................................46
2.3.3. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất ..........................................47
KẾT LUẬN ...............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................52


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất ........................................... 13
Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất ............................... 17
Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất ................................. 18
Bảng 7.1. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất .............................................. 38
Bảng 7.2. So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng bắt
đầu gây ảnh hưởng .................................................................................................. 39
Bảng 7.3. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất ........................................................ 45
Bảng 7.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất ............................................ 46
Bảng 7.5. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất ............................................. 48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mủ và hạt cao su ..................................................................................... 3
Hình 4.1. Nốt sần ở rễ cây họ Đậu .......................................................................... 20
Hình 4.2. Sơ đồ các quá trình biến đổi nitơ trong đất ............................................. 22
Hình 6.1. Lược đồ nông trường Phạm Văn Cội ...................................................... 28
Hình 6.2. Mẫu 1 ....................................................................................................... 29
Hình 6.3. Mẫu 2 ....................................................................................................... 29
Hình 6.4. Mẫu 3 ...................................................................................................... 30
Hình 6.5. Mẫu 4 ...................................................................................................... 30
Hình 6.6. Mẫu 5 ...................................................................................................... 31
Hình 6.7. Mẫu 6 ...................................................................................................... 31
Hình 6.8. Mẫu 7 ...................................................................................................... 32
Hình 6.9. Mẫu 8 ...................................................................................................... 32
Hình 6.10. Mẫu 9 .................................................................................................... 33
Hình 6.11. Mẫu 10 .................................................................................................. 33
Hình 6.12. Mẫu 11 .................................................................................................. 34
Hình 6.13. Mẫu 12 .................................................................................................. 34
Hinh 7.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ...................................................... 36
Hinh 7.2. Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích mùn ......................... 40

Hình 7.3. Bộ cất đạm Kjeldahl ................................................................................ 41
Hình 7.4. Mẫu sau khi phá mẫu .............................................................................. 43
Hình 7.5. Mẫu trước và sau khi chuẩn độ ............................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cao su thiên nhiên đã và đang khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế thế giới và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp phục vụ đời sống,
ngày càng được nâng cao và hướng đến cải thiện môi trường. Do giá dầu thô tăng
cao làm cao su nhân tạo sản xuất từ dầu thô mất ưu thế về giá, đồng thời nguồn
nguyên liệu này không thể vô tận, vì thế nhu cầu đối với cao su thiên nhiên sẽ gia
tăng liên tục, mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho người trồng. Điều đó đã khuyến
khích nhiều nước có chính sách mở rộng diện tích, tăng năng suất để tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập cho giới nông nghiệp và phát triển các ngành công
nghiệp liên quan.
Cây cao su là một trong những loại cây mang tính chiến lược về mặt kinh tế
của Việt Nam. Theo báo cáo tháng 9/2012 của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su
Thiên nhiên (ANRPC), Việt Nam đã chính thức trở thành nước sản xuất cao su
thiên nhiên lớn thứ tư thế giới khi soán ngôi của Ấn Độ và chỉ đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia. Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng
của Việt Nam trên thị trường cao su quốc tế.
Trên con đường phát triển, ngành cao su Việt Nam đã dành sự quan tâm và
đầu tư đặc biệt cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra các
loại giống mới có năng suất cao, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại trong khai
thác và chế biến mủ. Tuy nhiên ngoài việc phát triển về giống, chúng ta cũng cần
chú ý đến các kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón và hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong đất. Hàm lượng mùn và nitơ là hai trong số những thành phần quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy, em tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn,
nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội –

TP HCM” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp cho nhà trồng cao su cải thiện
và nâng cao năng suất cây trồng.


2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở
nông trường Phạm Văn Cội – TP Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và xây dựng hệ thống lí luận về quá trình hình thành đất, sơ lược về mùn
và nitơ cũng như vai trò của mùn, nitơ đối với cây trồng.
- Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát.
- Tìm hiểu các phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu
trong đất.
- Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất
trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM.
- Khách thể nghiên cứu: Thành phần hóa học và dinh dưỡng trong đất trồng cao su
ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu việc phân tích chính xác thì sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn, nitơ tổng
số và nitơ dễ tiêu trong đất, từ đó có thể xác định lượng phân bón phù hợp nhằm
tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn tài
liệu khác nhau, chọn lọc và tổng hợp các nội dung chính, quan trọng có liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích.
- Phương pháp xử lí thông tin: Phân tích số liệu, tổng hợp và khái quát hóa.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực

nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu với kết quả thu được bốn năm trước, rút ra
kết luận về sự thay đổi.
7. Phạm vi nghiên cứu


- Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Phạm Văn Cội – TP HCM.
- Xác định hàm lượng mùn bằng phương pháp Tiurin.
- Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl.
- Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu.
8. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện
8/2012-9/2012
10/2012
11/2012-3/2013

4/2013
5/2013

Tiến trình hoàn thành
- Chọn đề tài, đọc tài liệu và xây dựng
đề cương nghiên cứu.
- Lấy và xử lí mẫu đất
- Tiến hành phân tích, xác định hàm
lượng mùn và nitơ trong đất.
- Tổng hợp và viết đề tài.
- Xử lý số liệu và hoàn thành các
chương còn lại.
- Chỉnh sửa và hoàn tất đề tài.
- Bảo vệ đề tài nghiên cứu.



A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU
1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10]
Cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây có giá trị
kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa mủ của cây là nguồn chủ lực trong sản
xuất cao su tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch
nhựa mủ cho đến khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng
trong sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ “thân thiện môi trường” do
người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Thời vàng son của cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng là ở các thập niên
1910 – 1940. Do lợi lộc rất lớn từ cao su mang lại, nên các ông chủ đồn điền cao su
đã thúc đẩy mạnh việc trồng cao su trên các vùng đất phì nhiêu. Nhưng do giá cao
su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra cao su nhân tạo, cao su
tổng hợp nhóm elastomers, thay thế cao su thiên nhiên. Một vài ứng dụng mà cao su
nhân tạo không thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp
xe buýt, máy bay hay nhựa latex ở ngành y khoa. Cao su là loại cây có tương lai
phát triển đầy triển vọng, sự phát triển của ngành cao su trong đó có cao su thiên
nhiên, gắn liền với sự phát triển của những ngành kĩ thuật hiện đại hay thực chất là
gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15]
1.2.1. Giai đoạn trước 1990
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam kể từ năm 1897. Thời rực rỡ của trồng
và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920 – 1940. Nhờ chính sách
khuyến khích của chính quyền thuộc địa, tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn
như Công ty Đất đỏ, SIPH, Công ty đồn điền Michelin ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc bấy giờ là “hai vú sữa cho nền kinh
tế Việt Nam”.
Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu

điền như Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình


cao su dinh điền. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền
công ty và nhất là các cao su tiểu điền dinh điền. Vào thập niên 80 do giá cao su
giảm mạnh, các tiểu điền cũng như các đồn điền cũ đã không tạo ra được bước phát
triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam.
1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay
Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào những năm
đầu thập niên 90. Nhờ chủ trương phát triển kinh tế thị trường mà ở những năm 90,
cao su tiểu điền lại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao
su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh tranh
đất trồng với các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như cà phê,
hồ tiêu, cây ăn quả, chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với quy mô
400.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên tới trên
405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là các tỉnh
duyên hải miền Trung. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên
nhiên đứng thứ 6 trên thế giới. Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung
Quốc, Việt Nam đã vươn lên thứ 5. Riêng về xuất khẩu, Việt Nam đứng hàng thứ 4
thế giới.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 402.502 tấn
cao su thiên nhiên, giá trị hơn 1,2 tỷ đô la Mỹ, tăng mạnh về lượng, khoảng 39,3%
nhưng lại giảm về kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,3% và giá trị bình quân đạt 3.001
USD/tấn, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu
đã tăng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 khi nguồn cung hạn chế vì cây cao su
ngưng khai thác trong thời kỳ rụng lá vào mùa khô. Sau đó, khi cây được khai thác
trở lại, giá sụt giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 6/2012.
Trước tình hình giá giảm sâu trên 30% và nhu cầu tiêu thụ cao su yếu trên toàn
thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng

để mở rộng thị trường, tăng lượng xuất khẩu nhằm giúp kim ngạch xuất khẩu cao su
Việt Nam không giảm nhiều so với trước.


1.3. Công dụng của cây cao su
Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm
đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công
nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho nhiều sản phẩm khác cũng có công
dụng không kém như gỗ, hạt… Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh
thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùng trung du và miền núi, góp phần
bảo vệ an ninh quốc phòng ở vùng biên giới.
1.3.1. Mủ cao su
Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con
người. Các sản phẩm làm từ mủ cao su bao gồm: vỏ, ruột xe các loại, ống dẫn, giày
dép, nệm, dụng cụ gia đình, dụng cụ y tế…

Hình 1.1. Mủ và hạt cao su
1.3.2. Dầu hạt cao su [9]
Ngoài hai sản phẩm chính là mủ và gỗ cao su cho giá trị kinh tế cao, dầu trích ly
từ hạt cao su cũng là một sản phẩm phụ của ngành cao su. Ngày nay, việc sử dụng
ngày càng nhiều các dạng sản phẩm năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch làm cho
nguồn nguyên liệu này dần cạn kiệt và giá ngày càng cao, chúng ta phải tìm các
nguồn năng lượng thay thế. Vì vậy, các loại dầu sinh học chiết xuất từ các loài thực
vật trong đó có dầu hạt cao su cũng được nghiên cứu ứng dụng.
Trái cao su sau khi rụng xuống đất vỏ bao bọc sẽ tự động tách ra, và bên trong là
hạt được bao bọc tiếp bởi một lớp vỏ cứng khác, nếu đập hạt ra thì bên trong có một
hạt mềm rất giàu hàm lượng dầu thực vật. Bã ép có thể được dùng làm phân bón
hoặc thức ăn gia súc.



1.3.3. Gỗ cao su
Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ
thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Do tính chất của cây
cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, nhiều vân đáp ứng được nhu cầu
về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm.
Từ cuối thập niên 1970 trở đi, gỗ cao su trở thành nguyên liệu thay thế cho việc
khai thác rừng tự nhiên để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Ngày nay, gỗ cao
su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của
ngành gỗ công nghiệp chế biến.
1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội
Bảo vệ môi trường sinh thái: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa
trôi nên giữ được môi trường sinh thái bền vững.
Do việc khai thác và chăm sóc cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn và
ổn định lâu dài suốt 30 – 40 năm nên góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm
cho một bộ phận người lao động.
Ổn định an ninh quốc phòng: với chính sách vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vùng biên giới bằng việc giao các diện tích cao su cho các
đơn vị quốc phòng khai thác và quản lý.
1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14]
1.4.1. Đất đai
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm.
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng
lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho
cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo,
trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 – 600m.
1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất.
Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8
– 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Khi trồng
cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn
kém như đê, mương, đường đồng mức…



Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu
tầng đất là 0,8 – 2m thì vẫn có thể trồng được. Độ pH trong đất thích hợp cho cây
cao su là 4,5 – 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 – 7,0.
1.4.3. Khí hậu
Nhiệt độ: cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường
trong khoảng nhiệt độ 22 – 30°C và khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 28°C
(Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa).
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng
mưa 1800 – 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ
không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là
trên 75%. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất
quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi
sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng
Khả năng chịu hạn: cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
nghiệp khác như: tiêu, cà phê… Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở
xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong
vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng
có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu
khoảng 30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng
chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT
2.1. Khái niệm về đất [7]
Đất là sản phẩm của quá trình phong hóa đá mẹ, trải qua một thời gian dài nhờ

tác dụng của vi sinh vật tích lũy được chất hữu cơ và đạm, thực vật thượng đẳng có
thể sống được. Một số đất hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển.
2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12]
Quá trình hình thành đất là một quá trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn
ra ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Đất dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân
tạo.
Theo quan điểm nguồn gốc thì quá trình này bắt đầu bằng sự phá hủy vật liệu ban
đầu được gọi là đá mẹ, sản phẩm chủ yếu là các chất vô cơ có kích thước khác nhau.
Quá trình phá hủy đá mẹ xảy ra dưới các hình thức khác nhau ta gọi chung một cụm
từ là “quá trình phong hóa”, dựa vào tính chất người ta phân biệt được ba loại
phong hóa: lý học, hóa học, sinh học. Kết quả quá trình phong hóa đá là tạo sản
phẩm phong hóa, sản phẩm này tiếp tục biến đổi tạo sản phẩm trung gian giữa sản
phẩm phong hóa và đất gọi là “mẫu chất”. Theo thời gian, các yếu tố tự nhiên như
sinh vật, khí hậu, địa hình và con người tác động lên mẫu chất và dần dần bổ sung
thêm một phần mới đó là chất hữu cơ. Chính phần này mới làm cho mẫu chất trở
thành đất với đầy đủ thuộc tính lý học, hóa học, sinh học và đặc tính sử dụng của
nó.
Theo quan điểm lịch sử thì quá trình hình thành đất chỉ từ khi bắt đầu có sự sống
xuất hiện. Nó tiến hóa cùng với sự sống từ thấp đến cao mà một phần được phản
ánh qua mối quan hệ hữu cơ: đất – cây – đất, có tác dụng tuần hoàn theo kiểu xoáy
trôn ốc. Nghĩa là, sau một chu kì sống, sinh vật trả lại cho đất một lượng vật chất
nhiều hơn so với khi nó lấy.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12]
Theo Docuchaev có năm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: sinh vật,
khí hậu, đá mẹ, địa hình và tuổi. Đối với đất trồng, còn chịu tác động của con người.


2.3.1. Sinh vật
Đây là yếu tố chủ đạo vì nhờ đó mẫu chất trở thành đất đồng thời chịu tác động

nhiều nhất của đất. Tham gia vào quá trình hình thành đất có nhiều sinh vật nhưng
có thể phân thành ba nhóm chính: vi sinh vật, thực vật, động vật.
- Trong đất có rất nhiều vi sinh vật, có thể có hàng trăm triệu con trong 100g đất.
Vi sinh vật giúp phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, cố định nitơ từ không khí (chỉ
có ở vi sinh vật cố định đạm).
- Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Nhờ khả năng quang
hợp, hàng năm thực vật để lại cho đất hàng tấn, thậm chí hàng chục tấn chất xanh có
chất lượng khác nhau tùy thuộc vào loài thực vật.
- Động vật cung cấp chất hữu cơ bằng chất thải và bằng cả cơ thể của chúng khi
chết đi. Chúng cũng góp phần cải thiện một số tính chất vật lý của đất như tính
thoáng khí, tạo kết cấu. Trong số các loài động vật, phải kể đến vai trò của giun đất.
Trong đất có nhiều giống giun và số lượng của chúng cũng rất nhiều. Theo Russell,
trong 1 ha đất tốt có thể có tới 2.500.000 con giun.
2.3.2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu một mặt ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và biến
hóa, mặt khác tác động gián tiếp qua sinh vật. Nước và nhiệt độ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phá hủy đá. Mưa nhiều rửa trôi mạnh các ion kiềm, kiềm thổ
làm đất trở nên chua, nắng kéo dài đất trở nên khô hạn. Mỗi đới khí hậu có những
loại đất đặc thù của nó.
2.3.3. Địa hình
Địa hình khác nhau thì sự thâm nhập của nước, nhiệt, các chất hòa tan sẽ khác
nhau. Càng lên cao nhiệt độ càng thấp, hệ sinh vật cũng thay đổi cho phù hợp. Ở
vùng đồi và đồng bằng, ngoài tác dụng phân phối lại độ ẩm, địa hình còn có tác
động xói mòn và tích lũy. Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của sinh vật, tới
chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất.
2.3.4. Đá mẹ
Từ đá mẹ khác nhau dưới tác động của các yếu tố hình thành đất mà các loại đất
được tạo thành có thành phần cấp hạt và tính chất hóa lý khác nhau. Thành phần và



tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá trình hóa học
và sinh học xảy ra trong đất.
Trong hệ thống phân loại đất Việt Nam cho đến nay người ta vẫn chia nhóm đất
miền núi ra chi tiết dựa vào các nhóm đá mẹ như đất feralit hình thành trên đá
macma bazơ, đất feralit hình thành trên đá macma axit và đá biến chất hoặc đất
feralit hình thành từ đá cacbonat…
2.3.5. Thời gian
Chiều dài tuổi của đất được tính từ khi đất bắt đầu hình thành nghĩa là khi sản
phẩm phong hóa bắt đầu tích lũy chất hữu cơ cho đến khi đạt được một sự ổn định
nào đó, ta gọi đó là tuổi hình thành tuyệt đối. Đất có tuổi càng cao, thời gian hình
thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt.
2.3.6. Con người
Từ khi con người biết sử dụng đất trồng trọt đã tác động vào đất rất sâu sắc, làm
cho đất thay đổi nhanh chóng. Sự tác động này có thể làm cho đất ngày càng màu
mỡ hoặc thoái hóa đi. Một ví dụ điển hình cho hướng thứ nhất là việc nhân dân ta
quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn để khai thác vùng đất mặn nơi hình thành ven
biển. Trong lúc đó, đồng bào miền núi sống du canh du cư đã phát rừng làm rẫy, sau
vài vụ gieo trồng đất bị kiệt quệ lại bỏ đi tìm nơi khác.
Theo Các Mác việc sử dụng và khai thác đất hợp lí hay không còn do trình độ
khoa học và chế độ chính trị xã hội quyết định.
2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12]
2.4.1. Thành phần cơ giới
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị
chặt, bí, thường bị khô hạn. Hàm lượng sét rất nghèo nàn, dao động chủ yếu từ 5 –
7%.
2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, phân bố tập trung ở Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ.



Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1,30 – 1,50 g/cm3, tỉ trọng 2,65 – 2,70
g/cm3, độ xốp 43 – 45%, sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0 – 31,0%, độ ẩm cây héo 5 –
7%, nước hữu hiệu 22 – 24%, độ thấm nước lớp đất mặt 68 mm/giờ, lớp đất sâu 25
mm/giờ.
Dung trọng của đất xám bạc màu trên phù sa cổ có trị số cao nhất trong các loại
đất, ngay ở trên tầng mặt nhưng có trường hợp đạt tới 1,55 g/cm3 còn ở các tầng
dưới trị số này thậm chí đạt đến 1,76 hoặc 1,78 g/cm3. Giải thích vấn đề này ngoài
những nguyên nhân do ảnh hưởng lâu đời của áp suất vĩnh cửu, có thể còn có hiện
tượng rửa trôi theo chiều thẳng đứng làm lắng đọng những vật liệu nặng, tích đọng
ở những tầng dưới do rửa trôi từ mặt đất.
Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pH KCl phổ biến từ 3,0 – 4,5), nghèo
cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp phụ thấp, hàm lượng mùn tầng
đất mặt từ nghèo đến rất nghèo, mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10), các
chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo.
Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn
và xói mòn mạnh. Tuy nhiên do ở địa hình bằng phẳng, thoải, thoáng khí, thoát
nước và đất nhẹ, dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng và
phát triển của nhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa cạn,
cây ăn quả, cao su, điều…


CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN
3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12]
3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, đó là các tàn tích hữu cơ đơn giản
chứa cacbon, nitơ và hợp chất hữu cơ phức tạp – chất mùn. Sự tồn tại chất hữu cơ
của đất là đặc tính cơ bản để phân biệt đất với sản phẩm phong hóa và đá mẹ.
3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ
Gồm hai thành phần chính:

• Xác hữu cơ (tàn tích hữu cơ) chưa bị phân giải trong đất như rễ cây, thân lá
cây rụng, xác động vật, vi sinh vật.
• Các chất hữu cơ của đất: sản phẩm phân giải của xác hữu cơ bao gồm hợp
chất hữu cơ đơn giản chứa C và N như gluxit, protit, lignin, lipit, nhựa, sáp…
và hợp chất hữu cơ phức tạp gọi là mùn.
3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ
Trong đất tự nhiên, nguồn tạo chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật gồm xác
thực vật, động vật và vi sinh vật đất. Trong đất trồng trọt, để trả lại nguồn tạo chất
hữu cơ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho thế hệ cây trồng tiếp theo, con
người đã bổ sung vào đất các nguồn hữu cơ khác như phân chuồng, phân xanh,
phân rác, bùn ao…
Thực vật màu xanh là sinh khối chính tạo tàn tích sinh vật trong đất, chiếm 4/5
tổng lượng xác hữu cơ của đất. Lượng chất xanh trả lại đất hàng năm rất khác nhau
tùy thuộc vào vùng sinh thái tự nhiên, loại thảm thực vật của từng vùng và tác động
của con người. Thành phần và chất lượng của tàn tích thực vật phụ thuộc vào thành
phần các loại thực vật. Các loại đất có độ màu mỡ khác nhau cũng tạo ra sinh khối
thực vật khác nhau.
So với tàn tích thực vật thì tàn tích động vật và vi sinh vật của đất ít hơn hẳn,
song thành phần và chất lượng hữu cơ lại rất cao, đặc biệt là các chất hữu cơ chứa
nitơ.


Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy và tổng hợp chất hữu
cơ của đất. Điều kiện khí hậu, tính chất của đất chi phối thành phần và số lượng vi
sinh vật đất cũng như khả năng và cường độ hoạt động của nó.
3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12]
3.2.1. Khái niệm về mùn
Mùn là hợp chất cao phân tử có tính axit, có kết cấu tạo vòng gồm nhân, mạch
nhánh, nhóm định chức, hình thành từ quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ
trong đất.

3.2.2. Quá trình hình thành mùn
Theo quan điểm sinh hóa học của quá trình mùn hóa đã được nhiều nhà khoa học
chấp nhận thì hợp chất mùn được hình thành theo ba bước chính:
• Bước 1: từ các hợp chất hữu cơ như protit, lipit, lignin, tanin… của các vi
sinh vật và sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật phân giải, chúng được phân
hủy thành các sản phẩm hữu cơ trung gian.
• Bước 2: dưới tác động tiếp theo của các vi sinh vật tổng hợp các hợp chất
hữu cơ trung gian tạo thành các liên kết hợp chất phức tạp: nhân vòng thơm,
mạch nhánh với các nhóm định chức.
• Bước 3: các hợp chất phức tạp này được các vi sinh vật tổng hợp trùng
ngưng lại thành các hợp chất cao phân tử giống như chuỗi xích bền vững.
Mỗi chuỗi xích phải bao gồm ba cấu thành chính là nhân vòng, mạch nhánh,
nhóm định chức. Hợp chất hữu cơ đặc biệt đó gọi là mùn, có màu đen thẫm
và cây không sử dụng được.
3.2.3. Thành phần của mùn
Có thể chia các chất mùn thành 3 nhóm chính: các axit humic, axit funvic và các
humin.
3.2.3.1. Axit humic
Axit humic là nhóm các chất được chiết ra khỏi đất bằng kiềm (hoặc bằng các
dung môi khác) ở dạng dung dịch màu sẫm (các humat Na+, NH 4 + hoặc K+) và được
kết tủa dưới dạng vô định hình bằng các axit.


Nhóm các axit humic được chiết ra từ các loại đất khác nhau có thành phần
nguyên tố: C (50 – 62%), H (2,8 – 6%), O (31 – 40%), N (2 – 6%). Ngoài ra còn có
các nguyên tố khác như: P, Si, Fe, S, Al chiếm 1 – 10% về khối lượng. Những
nguyên tố này kết hợp với axit humic thường do những phản ứng thứ cấp.
Theo giả thuyết hiện tại, các axit humic là những hợp chất phức tạp có phân tử
lượng cao, có bản chất thơm, liên kết với nhau bằng các cầu – NH –, – CH 2 –…
Trong thành phần phân tử có các nhóm chức: 3 – 6 nhóm hiđroxi phenol, 3 – 4

nhóm cacboxyl và nhóm metoxi, chúng tạo nên tính chất của axit humic và đặc tính
tương tác của chúng với đất. Các nhóm hiđroxi phenol và cacboxyl trong axit humic
tạo cho nó khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi hấp phụ cation và quyết
định tính axit của axit này. Còn ion hiđro trong nhóm cacboxyl cho khả năng thế
các cation khác nhau để tạo muối humat.
Muối của axit humic với các cation hóa trị 1 (Na+, K+, NH 4 +) là những humat tan
được trong nước, còn những axit humic tự do và muối của chúng với các cation hóa
trị 2, 3 thì không tan và có trạng thái gel. Trong đất, các axit humic liên kết với
Ca2+, Mg2+ nên không có khả năng di chuyển theo phẫu diện đất, mà được tích lũy ở
những nơi hình thành ra chúng và ở lớp đất mặt do đó có chứa nhiều các muối này.
Axit humic là phần mùn có giá trị nhất: có khả năng hấp phụ lớn đối với các
cation và có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu tượng đất thích hợp cho
trồng trọt, các axit humic còn có ý nghĩa lớn là nguồn dinh dưỡng dự trữ, trước hết
là nitơ.
3.2.3.2. Axit funvic
Axit funvic là những chất mùn có màu vàng hoặc đỏ nhạt trong dung dịch sau khi
đã axit hóa nước chiết đất bằng kiềm.
Cũng như axit humic, theo cấu tạo, axit funvic là nhóm các hợp chất có phân tử
lượng cao. Thành phần nguyên tố của axit funvic khác axit humic, hàm lượng C và
N nhỏ hơn, hàm lượng O và H lớn hơn: C (44 – 49%), H (3,5 – 5%), O (44 – 49%),
N (2 – 4%). Cấu trúc phân tử axit funvic cũng tương tự như axit humic nhưng có sự
khác nhau: nhân vòng thơm ít hơn, mạch nhánh nhiều nên axit funvic có tính ưa
nước, khả năng ngưng tụ kém, độ phân tán cao, khả năng di động lớn, có tính chua.


Axit funvic là tổ hợp mùn xấu hơn axit humic. Vì vậy, đất giàu axit funvic
thường bị chua, dễ bị nghèo mùn, các nguyên tố trong đất dễ bị rửa trôi dưới dạng
các muối funvat hòa tan.
3.2.3.3. Humin
Các humin là những phức của axit funvic và axit humic, liên kết bền với nhau và

với phần khoáng của đất. Lượng nitơ trong các humin là 20 – 30% nitơ tổng số của
đất và liên kết khá bền, nên các vi sinh vật đất khó phân hủy được chúng.
3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8]
Chất hữu cơ và mùn là chỉ tiêu biểu thị đất khác đá mẹ và có khả năng sản xuất
vì chúng đưa vào đất C và N. Xét hình thái phẫu diện đất, tầng đất hữu cơ và mùn
biểu thị đất màu mỡ, có nhiều tính chất lý hóa tốt. Trong phân loại đất, tầng mùn là
một chỉ tiêu phân loại quan trọng.
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất [6]
< 1%

Đất rất nghèo mùn.

1 – 2%

Đất nghèo mùn.

2 – 4%

Đất có mùn trung bình.

4 – 8%

Đất giàu mùn.

> 8%

Đất rất giàu mùn.

Chất hữu cơ và chất mùn là chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất. Keo mùn kết hợp với
các cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ keo ngưng tụ tạo kết cấu cho đất làm

cho đất tơi xốp, lưu thông nước, điều hòa nhiệt độ đất. Vì thế mùn là nhân tố chủ
yếu ổn định và cải thiện kết cấu đất. Keo mùn giúp tăng khả năng giữ nước, tính
thấm nước, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn và chảy nước bề mặt. Keo mùn cũng
giúp cải thiện thành phần cơ giới của đất, điều hòa nhiệt độ tránh sự thay đổi đột
ngột nhiệt độ của đất ảnh hưởng xấu đến cây.
Mùn quyết định những tính chất hóa học quan trọng của đất. Đất giàu mùn có
khả năng trao đổi hấp phụ cation cao, có tính đệm cao, chống chịu tốt với sự thay
đổi đột ngột về pH đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình
thường, không gây hại cho cây trồng.


Ngoài ra, mùn còn là kho dự trữ thức ăn cung cấp từ từ và thường xuyên cho cây
trồng và vi sinh vật đất. Hợp chất mùn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng lại có khả
năng khoáng hóa chậm và thường xuyên thành các chất vô cơ đơn giản cho cây
trồng sử dụng như N, P, K, Ca, Mg, S, vi lượng, trong đó N đặc biệt cao. Vì vậy, đất
giàu mùn nếu không có nguồn phân vô cơ bổ sung thì vẫn cho năng suất ổn định. Vì
mùn có khả năng trao đổi cation nên tạo ra sự trao đổi dinh dưỡng cung cấp cho
cây, trong đó phức hệ keo sét mùn là phức hệ điều tiết thức ăn quan trọng nhất của
đất đối với cây trồng.
Đất giàu chất hữu cơ, mùn sẽ có quần thể vi sinh vật phong phú, các quá trình
phân giải, tổng hợp vi sinh vật nhanh hơn, đất càng có độ màu mỡ cao, thuận lợi
cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Axit humic là chất kích thích sinh trưởng, là
chất kháng sinh chống chịu bệnh của cây.


×