Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở hiệp hòa, huyện đức hòa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.83 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Xuân Mai

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP HÒA,
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

TP. Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Xuân Mai

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP HÒA,
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ

TP. Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy, cô
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám
hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở
Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn:
Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu....................................... 2

4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 9
1.1.1. Ở ngoài nước .................................................................................. 9
1.1.2. Ở trong nước .................................................................................. 11
1.2. Một số khái niệm ................................................................................. 14
1.2.1. Khái niệm giao tiếp........................................................................ 14
1.2.2. Khó khăn tâm lý............................................................................. 25
1.2.3. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp ................................................... 26
1.3. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên ........................................... 29
1.3.1. Những điều kiện phát triển nhân cách của thiếu niên .................. 29
1.3.1.1. Khủng hoảng ở lứa tuổi thiếu niên ........................................ 29
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển sinh lý thể chất ...................................... 33


1.3.1.3. Sự thay đổi điều kiện sống ..................................................... 34
1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên .................................... 36
1.3.2.1. Nhu cầu tự ý thức, tự khẳng định của thiếu niên ................... 36
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển xúc cảm - tình cảm của thiếu niên ........ 37
1.4. Lý luận về khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của thiếu niên 42
1.4.1. Khó khăn nhận thức ....................................................................... 43
1.4.2. Khó khăn cảm xúc ......................................................................... 44
1.4.3. Khó khăn ứng xử ........................................................................... 45
1.5. Những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
ở lứa tuổi thiếu niên ............................................................................ 45
1.5.1. Những nguyên nhân chủ quan ....................................................... 45

1.5.1.1. Nguyên nhân sinh lý và thể chất ............................................. 45
1.5.1.2. Gen di truyền........................................................................... 46
1.5.1.3. Nguyên nhân tâm lý ................................................................ 46
1.5.2. Những nguyên nhân khách quan ................................................... 47
1.5.2.1. Gia đình ................................................................................... 47
1.5.2.2. Nhà trường .............................................................................. 48
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 49
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH LỚP 8, 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HIỆP HÒA, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN .......................... 50
2.1. Thực trạng KKTL trong GT với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường
THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............................... 50
2.1.1. Mức độ KKTL trong GT với bạn bè biểu hiện ở mặt nhận thức....... 50
2.1.2. Mức độ KKTL trong GT biểu hiện ở mặt cảm xúc ...................... 54
2.1.3. Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt ứng xử ........... 59
2.1.4. So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn theo các nhóm khó khăn... 62


2.1.5. Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn của HS trường THCS
Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .................................... 63
2.1.6. Mức độ hài lòng của HS lớp 8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An trong các mối quan hệ với bạn............... 68
2.2. Nguyên nhân gây ra KKTL trong GT của HS trường THCS Hiệp Hòa,
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An............................................................ 70
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè ..................................................................................... 71
2.3.1. Một số biện pháp khắc phục khó khăn nhận thức ........................ 71
2.3.2. Một số biện pháp khắc phục khó khăn cảm xúc........................... 73
2.3.3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn ứng xử ............................. 75
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 77

1. Kết luận................................................................................................... 77
2. Kiến nghị ................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến
Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến
Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn sâu học sinh
Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn sâu giáo viên
Phụ lục 5. Phiếu phỏng vấn sâu phụ huynh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT

CHỮ VIẾT TẮT

1

Độ lệch chuẩn

ĐLC

2

Giao tiếp

GT

3


Học sinh

HS

4

Khó khăn tâm lý

KKTL

5

Kiểm nghiệm

KN

6

Trung bình

TB

7

Trung học cơ sở

THCS

8


Tần số

TS


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt nhận thức .... 50

Bảng 2.2.

So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt
nhận thức theo các tiêu chí ......................................................... 52

Bảng 2.3.

Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt cảm xúc ....... 55

Bảng 2.4.

So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt
cảm xúc theo các tiêu chí ............................................................ 57

Bảng 2.5.

Mức độ KKTL trong GT với bạn biểu hiện ở mặt ứng xử ........ 59

Bảng 2.6.


So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn thể hiện ở mặt ứng
xử theo các tiêu chí ..................................................................... 61

Bảng 2.7.

So sánh mức độ KKTL trong GT với bạn theo các nhóm
khó khăn ...................................................................................... 62

Bảng 2.8.

Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn của học sinh.............. 63

Bảng 2.9.

Cách giải quyết KKTL trong GT với bạn ở hai nhóm giới tính . 65

Bảng 2.10. Kết quả về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm giới tính ...... 66
Bảng 2.11. Sự khác biệt trong cách giải quyết khó khăn ở hai khối lớp ...... 67
Bảng 2.12. Kết quả về sự khác biệt trung bình giữa hai khối lớp ................. 67
Bảng 2.13. Sự hài lòng của học sinh trong các mối quan hệ bạn bè............. 68
Bảng 2.14. Nguyên nhân gây ra KKTL trong GT của học sinh ................... 70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lý
con người, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người và loài

người. Không có giao tiếp, con người không thể trở thành một thực thể xã hội.
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người. Trong cuộc sống, chúng ta có
nhu cầu chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm với những người xung
quanh, lắng nghe, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của họ. Tuy nhiên,
trong thực tế, không phải lúc nào giao tiếp của chúng ta cũng gặp thuận lợi
mà sẽ có những khó khăn nhất định. Những khó khăn này làm giảm hiệu quả
giao tiếp, đôi khi gây ra những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý. Do vậy, việc
nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp là một vấn đề cần được quan tâm.
Tuổi thiếu niên là quãng đời diễn ra nhiều “biến cố” đặc biệt. Đây là giai
đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Trẻ ở lứa tuổi này có những biến
động mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý. Đó là quá trình phát dục (dậy thì), sự phát
triển của tự ý thức, sự hình thành kiểu quan hệ mới,… Trong sự phát triển đó,
thiếu niên gặp không ít khó khăn tâm lý. Do vậy, việc tìm hiểu những khó
khăn tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên là một việc làm rất có ý nghĩa nhằm giúp các
em vượt qua những trở ngại đó, hướng đến một sự phát triển tích cực.
Song song đó, giao tiếp bạn bè và sự phát triển tình bạn ở tuổi thiếu niên
càng có ý nghĩa quan trọng. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý
của trẻ. Tình bạn ở lứa tuổi này có những sắc thái mới so với lứa tuổi trước do
những thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý. Những thay đổi này một mặt
giúp cho sự hình thành những cấu trúc tâm lý mới ở thiếu niên, mặt khác nó
cũng gây ra không ít khó khăn tâm lý.


2

Ở học sinh lớp 8, 9, đặc điểm phát triển tâm sinh lý, nhất là đặc điểm
phát triển của tự ý thức, khát vọng độc lập, tự khẳng định, xu hướng vươn lên
làm người lớn và nhu cầu mở rộng giao lưu với bạn, nhóm bạn diễn ra ngày
càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Song song với sự phát triển đó, xuất phát từ
những yếu tố chủ quan và khách quan, học sinh lớp 8, 9 gặp nhiều khó khăn

tâm lý trong giao tiếp với bạn. Thực tế cũng cho thấy, các vấn đề khó khăn
trong giao tiếp với bạn thường rơi vào học sinh lớp 8, 9, các mức độ khó khăn
ở các em cũng có phần cao hơn so với các em khác trong độ tuổi thiếu niên.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số khó khăn tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường Trung học cơ sở Hiệp
Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh
lớp 8, 9 trường trung học cơ sở Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp
8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3.2. Khách thể nghiên cứu
247 học sinh lớp 8, 9 trường Trung học cơ sở Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh lớp 8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An gặp một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
- Mức độ khó khăn tâm lý trong giao tiếp biểu hiện ở mặt cảm xúc là cao
nhất.


3

- Có sự khác biệt về mức độ khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
giữa học sinh nam và học sinh nữ, giữa học sinh lớp 8 và học sinh lớp 9.
- Có sự khác biệt về mức độ khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
ở những học sinh thuộc các nhóm học lực, hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế
gia đình khác nhau.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh lớp 8, 9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
6. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh: khó khăn nhận thức, khó khăn cảm xúc, khó khăn ứng xử.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đây là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoa học dựa trên cơ
sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu, kinh nghiệm đã có để rút ra kết luận khoa
học cần thiết.
Mục đích nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, tích lũy
và hệ thống hóa tri thức lý luận về KKTL trong GT của học sinh lớp 8, 9
trường THCS Hiệp Hòa. Từ đó xây dựng khái niệm công cụ làm cơ sở cho
việc nghiên cứu thực tiễn.
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng kết lý thuyết
Phân tích lý thuyết nhằm hệ thống các xu hướng, quan điểm về các vấn
đề lý luận liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó, xác định các khái niệm như:
khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong giao tiếp; đặc điểm phát triển tâm lý,
nguyên nhân gây ra các KKTL trong GT với bạn của HS THCS.


4

7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Nhằm sắp xếp tri thức về KKTL trong GT với bạn của HS THCS thành
hệ thống làm cơ sở để tìm hiểu những KKTL trong GT với bạn của HS lớp 8,
9 trường THCS Hiệp Hòa.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trong đề tài này, điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp chủ đạo.
Mục đích: nhằm khảo sát thực trạng KKTL trong GT với bạn của HS
trường THCS Hiệp Hòa và nguyên nhân gây ra những khó khăn đó.
Mẫu khảo sát: 247 HS trường THCS Hiệp Hòa, Huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An, được phân bố như sau:
Công cụ nghiên cứu: Phiếu điều tra [xem phụ lục 2] gồm 9 câu hỏi.
Nội dung cụ thể như sau:
+ Từ câu 1 đến câu 5: tìm hiểu thông tin về giới tính, khối lớp, học lực,
hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình.
+ Câu 6: Mức độ biểu hiện KKTL trong GT với bạn, có 3 nhóm: Khó
khăn nhận thức, khó khăn cảm xúc, khó khăn ứng xử.
+ Các biểu hiện khó khăn nhận thức:
- Luôn giữ lời hứa với bạn trong mọi trường hợp
- Không biết bạn đang có cảm xúc nào và lý do của nó
- Không giải thích được những cử chỉ, hành vi của bạn
- Thấy mình giỏi hơn các bạn
- Không bao giờ nhận lỗi
- Không ý thức được khả năng và giá trị của mình
- Thường thấy mình không có ưu điểm gì
- Không biết mình đang có cảm xúc nào và lý do của nó
- Ngưỡng mộ người bạn hay đánh nhau


5

- Chỉ chơi với những bạn có hoàn cảnh kinh tế giống mình
+ Các biểu hiện khó khăn cảm xúc:
- Bối rối khi trò chuyện với bạn khác giới
- Dễ mất tự tin

- Vô tư trước nỗi buồn của bạn
- Giận dữ và mất bình tĩnh khi bạn bè trêu chọc, khích bác, nói xấu
- Không hài lòng với hình dáng bên ngoài
- Không thể tực chủ về cảm xúc khi thảo luận nhóm
- Hụt hẫng khi bạn bè xa lánh
- Hay rơi vào tâm trạng buồn chán
- Lo lắng nhiều cho sức khỏe
- Dễ lo lắng, căng thẳng trước hoàn cảnh mới
- Nhút nhát, sợ sệt, không dám phát biểu ý kiến trước lớp
+ Các biểu hiện khó khăn ứng xử:
- Hút thuốc để tự khẳng định với bạn
- Lúng túng trong cử chỉ, lời nói
- Đánh nhau khị bị bạn xúc phạm
- Hay phá phách
- Bực mình, khó chịu khi được nhờ giúp bạn trong học tập
- Buộc bạn làm theo ý mình
- Cùng nhóm bạn trốn học
- Không giữ vững lập trường khi ở số ít
- Không quan tâm đến ý kiến của các bạn trong nhóm
- Không thích chơi đùa cùng bạn bè, thích một mình
+ Câu 7: Cách giải quyết của học sinh khi gặp khó khăn trong giao tiếp
ứng xử với bạn.


6

+ Câu 8: Mức độ hài lòng của học sinh trong các mối quan hệ với bạn
cùng giới, bạn khác giới, nhóm bạn.
+ Câu 9: Nguyên nhân gây ra KKTL trong GT với bạn của HS
Các nguyên nhân được chia thành 2 nhóm:

+ Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu tự tin
- Do khả năng thích ứng kém
- Do khả năng kềm chế cảm xúc kém
- Do thiếu kỹ năng giao tiếp
- Do kết quả học tập kém
- Do tính cách bản thân
+ Nguyên nhân khách quan:
- Do thiếu sự quan tâm của cha mẹ
- Do không tìm được vị trí của mình trong tập thể lớp, nhóm bạn
- Do bị bạn bè xa lánh
- Do không có bạn thân
- Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn
- Do thiếu sự quan tâm của thầy cô
- Do bạn bè không tin tưởng
Thang đo
Các thang đo của câu hỏi được thiết kế như sau:
+ Mức độ biểu hiện KKTL (câu 6)
Không bao giờ = 1 điểm, Thỉnh thoảng = 2 điểm, Thường xuyên = 3
điểm
+ Mức độ giải quyết khó khăn (câu 7)
Không bao giờ = 1 điểm, Thỉnh thoảng = 2 điểm, Thường xuyên = 3
điểm


7

Quy ước thang đo cho câu 6 và 7
- Mức 1: có TB cộng từ 1 đến 1.49 ứng với mức “Không bao giờ”
- Mức 2: có TB cộng từ 1.5 đến 2.49 ứng với mức “Thỉnh thoảng”

- Mức 3: có TB cộng từ 2.5 đến 3 ứng với mức “Thường xuyên”
+ Mức độ hài lòng trong các mối quan hệ bạn bè (câu 8)
Hoàn toàn không hài lòng = 1 điểm, Không hài lòng = 2 điểm,
Tương đối hài lòng = 3 điểm, Hài lòng = 4 điểm, Rất hài lòng = 5
điểm
Quy ước thang đo cho câu 8
- Mức 1: có TB từ 1 đến 1.49 ứng với mức “Hoàn toàn không hài
lòng”
- Mức 2: có TB từ 1.5 đến 2.49 ứng với mức “Không hài lòng”
- Mức 3: có TB từ 2.5 đến 3.49 ứng với mức “Tương đối hài lòng”
- Mức 4: có TB từ 3.5 đến 4.49 ứng với mức “Hài lòng”
- Mức 5: có TB từ 4.5 đến 5 ứng với mức “Rất hài lòng”
Tiến trình thực hiện
Bước 1: tháng 5/2011: điều tra thăm dò trên 20 học sinh bằng phiếu thăm
dò ý kiến bao gồm các câu hỏi mở [ xem thêm phụ lục 2] nhằm tìm hiểu sơ bộ
những KKTL trong GT với bạn của học sinh trường THCS Hiệp Hòa, nguyên
nhân gây ra những khó khăn đó.
Bước 2: tháng 8/2011: tiến hành điều tra thực trạng KKTL trong GT với
bạn của học sinh trường THCS Hiệp Hòa. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết
quả điều tra bước 1 cùng với những nghiên cứu về lý luận, tác giả xây dựng
phiếu hỏi.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số học sinh,
giáo viên và phụ huynh nhằm:


8

- Tìm hiểu sâu sự đánh giá của học sinh vền những khó khăn mà các
em gặp phải, sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh đối với vấn đề này.

- Tìm hiểu sâu sự đánh giá của giáo viên, phụ huynh về vấn đề trên.
Trên cơ sở đó thấy rõ thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn của
học sinh.
Chúng tôi tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu các khách thể trên. Trong
và sau khi phỏng vấn xong, tác giả tiến hành ghi lại các ý kiến ra giấy, tổng
hợp các ý kiến bổ sung cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
Dữ liệu của phiếu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Chúng tôi
thực hiện các thống kê sau:
- Tính tần số, %, trung bình, độ lệch chuẩn
- Kiểm nghiệm T
- Kiểm nghiệm ANOVA
8. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận và
thực tiễn về đặc điểm phát triển tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của tuổi
thiếu niên.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà giáo dục, phụ huynh,
giáo viên tham khảo nhằm đề ra các biện pháp khắc phục KKTL trong GT với
bạn của học sinh.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở ngoài nước
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người
nhằm truyền đạt, lĩnh hội tri thức, trao đổi, chia sẻ tình cảm với nhau. Chính
vì vậy, vấn đề giao tiếp được đề cập từ rất lâu. Đến thế kỷ XX, giao tiếp đã

được các nhà tâm lý nghiên cứu với tư cách như là một khoa học ở nhiều góc
độ khác nhau.
G.C.Meet (1863-1931) nhà tâm lý học và triết học người Mỹ đã đưa ra
thuyết quan hệ tượng trưng. Tác giả khẳng định vai trò của giao tiếp đối với
sự tồn tại của loài người trong cộng đồng, nhấn mạnh các yếu tố tác động qua
lại trong giao tiếp.
Trong hội nghị lần thứ 3 ở Ata vào tháng 9 – 1973, các nhà tâm lý học
Liên Xô đã đề cập đến các vấn đề sau:
+ Phương pháp luận và phương pháp giao tiếp
+ Các phương pháp và công cụ nghiên cứu giao tiếp
+ Cơ chế giao tiếp
+ Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đối với quá trình giao tiếp
+ Giao tiếp và lãnh đạo
+ Giao tiếp trong quần chúng
+ Sự chệch hướng và vi phạm loại hình giao tiếp
Năm 1960, tác giả Bavelas đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu
trúc giao tiếp, đồng thời đưa ra khái niệm “Khoảng cách” - được xác định như
một mắc xích giao tiếp cần thiết để đưa được thông điệp tới được người khác
bằng con đường ngắn nhất.


10

Như vậy, các vấn đề lý luận chung về giao tiếp đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các vấn đề về khó khăn tâm lý, khó khăn
tâm lý trong giao tiếp lại ít được đề cập.
Năm 1987, E.V.Socanova cho ra đời cuốn “Những khó khăn của giao
tiếp liên nhân cách, trong đó tác giả đề cập đến vấn đề sau:
+ Vị trí của hiện tượng giao tiếp khó khăn trong cấu trúc của các vấn đề
tâm lý xã hội.

+ Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó
khăn trong giao tiếp công việc.
Tác giả V.A.Cancalic (1987) trong khi nghiên cứu giao tiếp sư phạm của
giáo viên đã nêu lên một số khó khăn trong giao tiếp của sinh viên sư phạm
đó là:
+ Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc
+ Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
+ Thụ động trong giao tiếp
+ Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
+ Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong giao
tiếp
+ Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại, đổi mới quan hệ đó
tuỳ theo nghiệp vụ sư phạm
+ Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
Tác giả đã nêu ra được một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên sư phạm nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu lý luận về khó khăn tâm lý
trong giao tiếp.
Nghiên cứu của C.M.Sukina đề cập đến vấn đề thích ứng của học sinh
lớp 1. Bà cho rằng, học sinh lớp 1 có khó khăn tâm lý khi bước vào môi
trường học tập mới, mức độ thích ứng thể hiện ở 3 mức khác nhau: cao, trung


11

bình và thấp. Và chính những tác động không thuận lợi của gia đình và nhà
trường tạo ra khó khăn tâm lý cho trẻ lớp 1. Cụ thể là:
+ Trẻ không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học
+ Trẻ không thỏa mãn trong giao tiếp với người lớn
+ Trẻ tự nhận thức không đúng về bản thân trong nhóm bạn
Theo C.M.Sukina, phương pháp làm việc và quan hệ sư phạm giữa cô

bảo mẫu và giáo viên lớp một có vai trò quan trọng trong sự thích ứng của trẻ
với nhà trường. Bởi bà cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của
việc khó thích ứng, xuất hiện những khó khăn tâm lý là sự thay đổi đột ngột
quan hệ của trẻ với giáo viên. [22]
Nói về những khó khăn của lứa tuổi thiếu niên, L.X Vưgôtxki cho rằng
sự cải tổ những mối quan hệ giữa trẻ và môi trường chính là nguyên nhân gây
ra sự khủng hoảng của lứa tuổi thiếu niên chuyển tiếp. Ông đưa ra giả thuyết
về sự không trùng lắp của 3 điểm trưởng thành ở thiếu niên: trưởng thành về
giới tính, trưởng thành về cơ thể và trưởng thành về mặt xã hội. Đây cũng là
những đặc điểm cơ bản, mâu thuẫn cơ bản của tuổi thiếu niên.
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong giao tiếp nói chung, trong giao tiếp của
lứa tuổi thiếu niên nói riêng đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu. Các
công trình nghiên cứu có đóng góp lớn trong việc phát hiện ra một số khó
khăn tâm lý trong giao tiếp đồng thời đề cập đến các nguyên nhân của khó
khăn đó.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề khó khăn tâm lý, khó khăn
tâm lý trong giao tiếp cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Phạm Ngọc Viễn khi phân tích biện pháp cơ bản của công tác
huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên đã nêu ra các khó khăn tâm lý
thể hiện dưới dạng các cảm giác sợ hãi, không tin tưởng do dự trong quyết


12

định…Những trở ngại tâm lý này thường xuất hiện trong điều kiện thi đấu có
yếu tố nhiễu như: khởi động không thành công, đối tượng kề mình có thành
tích cao, trọng tài thiếu khách quan…Các khó khăn rất đa dạng về nội dung.
Tuy nhiên có thể chia thành 3 mặt sau:
+ Những khó khăn về nhận thức: xuất hiện khi phản ánh không đúng về

bản thân
+ Những khó khăn về cảm xúc: phụ thuộc vào thái độ của của vận động
viên đối với nhiệm vụ được giải quyết
+ Những khó khăn về đạo đức: Nảy sinh khi nhận thức và rung cảm
trước những yêu cầu của xã hội
Công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập đến vấn đề phân loại khó
khăn tâm lý, xác định được nguyên nhân của các khó khăn. Tuy nhiên các vấn
đề bản chất của khó khăn và biện pháp khắc phục khó khăn chưa được nhắc
đến.
Năm 1966, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã đi sâu nghiên cứu về trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi đi thực tập. Công
trình nghiên cứu của tác giả đã đưa ra được khái niệm, bản chất, biểu hiện,
nguyên nhân, phân loại khó khăn, đồng thời thử nghiệm biện pháp tác động
nhằm hạn chế những trở ngại này.
Tác giả Lê Thị Thuỷ đã chỉ ra khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện
sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 2003, tác giả Đới Thị Thu Thuỷ nghiên cứu về một số khó khăn
tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của sinh viên người dân tộc Lào Cai. Tác
giả cho rằng có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ khó khăn tâm lý
của sinh viên dân tộc khi giao tiếp với giáo viên và những nguyên nhân chính
là do các em mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh xuất thân.


13

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu một số
khó khăn trong giao tiếp ứng xử của học sinh trung học cơ sở Lạc Hồng, TP.
HCM theo thang đo Rutter. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ học sinh có khó
khăn và các mức độ khó khăn trong giao tiếp ứng xử: khó khăn trong quan hệ
bạn bè cùng lứa, khó khăn cảm xúc, khó khăn thích nghi, khó khăn ứng xử.

Kết quả nghiên cứu còn chứng minh điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh
sống của học sinh có ảnh hưởng đến khó khăn cảm xúc và khó khăn trong
quan hệ bạn bè cùng lứa. [24]
Trong một cuộc khảo sát của Sở Giáo dục thành phố Hải Phòng liên
quan đến những khó khăn tâm lý về mặt cảm xúc của học sinh bốn lớp 9. Kết
quả cho thấy có đến 14% học sinh có biểu hiện nhút nhát, lúng túng trong
giao tiếp. Tỷ lệ này khiến chúng ta không thể thờ ơ. [38]
Tác giả Cao Xuân Liễu nghiên cứu về một số khó khăn tâm lý của học
sinh lớp 1 người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng. Đề tài đã chỉ ra mức độ ảnh
hưởng của từng khó khăn: khó khăn về giao tiếp với cô giáo, khó khăn về học
tập, khó khăn về ngôn ngữ tới học sinh cũng như chỉ ra các nguyên nhân gây
ra khó khăn đó. [22]
Như vậy những vấn đề lý luận và thực tiễn về khó khăn tâm lý trong giao
tiếp đã được nghiên cứu ở Việt Nam. Các tác giả đã phát hiện một số khó
khăn tâm lý trong giao tiếp ở một số lĩnh vực hoạt động, xác định được
nguyên nhân đồng thời bước đầu hình thành được khái niệm khó khăn tâm lý
cũng như việc phân loại chúng. Tuy nhiên các công trình nghiên về khó khăn
tâm lý trong giao tiếp của lứa tuổi thiếu niên với bạn bè chưa được đề cập. Do
đó, việc nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh
trung học cơ sở là một việc làm mang ý nghĩa thiết thực nhằm đưa ra những
biện pháp giúp các em vượt qua khó khăn.


14

1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm giao tiếp
Có nhiều định nghĩa giao tiếp khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất khi định nghĩa về giao tiếp.
T.Stecren (nhà tâm lý học Pháp) xem giao tiếp là quá trình trao đổi ý

nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con người với nhau.
M.Acgain (nhà tâm lý học Anh) xem giao tiếp là một quá trình thông
báo, thiết lập sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
L.X.Vưgotxki, B.Flomop (nhà tâm lý học Nga) xem giao tiếp là mối
quan hệ qua lại giữa con người với con người với tư cách là những chủ thể
nhằm trao đổi các quan điểm và cảm xúc.
Theo từ điển Tiếng Việt (1968), giao tiếp là sự trao đổi, tiếp xúc với
nhau giữa người và người.
Theo Sổ tay tâm lý giáo dục, giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển
sự tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao
tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng chiến
lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.
Như vậy, có thể hiểu giao tiếp là một quá trình trong đó con người trao
đổi với nhau các ý tưởng, cảm xúc, tình cảm và thông tin nhằm xác lập và vận
hành các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội vì những mục đích
khác nhau. Trong giao tiếp thường diễn ra ba quá trình: quá trình trao đổi
thông tin, cảm xúc; quá trình nhận thức lẫn nhau; quá trình tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau.
- Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin
Trong quá trình trao đổi thông tin, người gửi và người nhận trao đổi
thông tin và cảm xúc với nhau. Thông tin là sự diễn giải bên trong của một sự
kiện xảy ra ở bên ngoài, có thể biểu hiện bằng từ ngữ, ký hiệu, dấu hiệu,


15

giọng nói hoặc các hành vi, cử chỉ, điệu bộ… mà con người sử dụng trong
giao tiếp. Con người có thể trao đổi thông tin bằng các kênh khác nhau, trong
tình huống giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt, các kênh chủ yếu là nhìn và nghe,
sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể… Trong quá trình trao đổi thông tin có thể có

một số yếu tố cản trở quá trình trao đổi thông tin: quan điểm chính trị, xã hội,
trình độ, nghề nghiệp, tuổi tác, đặc điểm tâm lý cá nhân, những mối quan hệ
tâm lý như thiện cảm, thành kiến, thiên vị…
- Giao tiếp là quá trình nhận thức lẫn nhau
Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ trao đổi thông tin cho
nhau mà còn nhận thức về nhau. Nhận thức nhau trong quá trình giao tiếp là
cơ sở để hiểu và thiết lập các hành động phối hợp chặt chẽ và mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau. Nhận thức người khác có nghĩa là nhận thức những dấu
hiệu, những mối tương quan giữa chúng với các đặc điểm tâm lý bên trong
của người đó và trên cơ sở đó giải thích hành vi của họ. Như vậy, khía cạnh
của nhận thức bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác, xác định
các thuộc tính tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó. Việc nhận xét, đánh
giá người đối thoại trong giao tiếp phụ thuộc vào một số đặc điểm của chủ thể
nhận thức lẫn khách thể nhận thức.

 Chủ thể nhận thức
Khi đánh giá người khác, các chủ thể đều cố gắng xây dựng một hệ
thống diễn giải nhất định về hành vi của người đó. Sự giải thích hành vi của
người khác có thể được dựa trên những kiến thức nhất định về các nguyên
nhân dẫn tới hành vi. Trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp với người khác,
chủ thể hay gán ghép cho nhau cả nguyên nhân dẫn tới hành vi lẫn khuôn mẫu
hành vi mà chủ thể đã có trong kinh nghiệm của mình hoặc trên cơ sở phân
tích chính những động cơ của mình trong tình huống tương tự. Phạm vi của
các đặc điểm mà người ta thường gán ghép cho nhau phụ thuộc vào một số


16

đặc điểm đặc biệt của chủ thể tri giác. Thí dụ, một số người có xu hướng chú
ý nhiều tới các đặc điểm bên ngoài của khách thể, còn một số người khác

thường chú ý đến các đặc điểm bên trong.
Các đặc điểm gán ghép còn phụ thuộc vào sự đánh giá trước đây về
khách thể tri giác. Thường việc gán ghép nguyên nhân dẫn đến hành động và
các đặc điểm tâm lý có xu hướng sau: Những người bị cho là xấu thường bị
gán ghép những hành vi xấu, còn những người được cho là tốt được gán ghép
những hành vi tốt. Vì vậy, việc nhận xét, đánh giá người khác thường mang
tính chủ quan.
Trong quá trình nghiên cứu việc gán ghép, người ta còn nhận thấy
hiện tượng tương phản. Hiện tượng này thể hiện ở chỗ những người bị đánh
giá xấu thì bị gán ghép những đặc tính xấu còn chính chủ thể tri giác lại đánh
giá bản thân mình ngược lại, như là một người có đặc tính tốt.
Ngoài ra, tâm thế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tri giác liên
nhân cách. Vai trò này thể hiện rất rõ khi hình thành ấn tượng đầu tiên về một
người không quen biết. Tâm thế có thể hiểu là sự sẵn sàng tiếp nhận, sự chờ
đợi một điều gì sẽ xảy ra trong giao tiếp. Những định kiến cá nhân có ảnh
hưởng rất lớn đến việc đánh giá và nhận xét người khác. Chúng ta cần phải
chú ý đến khía cạnh này trong giao tiếp.
Trong quá trình nhận thức người khác cũng diễn ra một vài quá trình
khác nhau, như đánh giá người khác theo cảm xúc, cố gắng hiểu cấu trúc hành
động của người đó, dựa trên cơ sở hiểu biết này lựa chọn hành động phù hợp
cho bản thân. Trong quá trình này, ít nhất phải có hai người, mỗi người là một
chủ thể tích cực. Vì vậy việc so sánh bản thân mình với người khác được thực
hiện từ hai phía. Khi xây dựng chiến lược tác động và ảnh hưởng lẫn nhau,
mỗi người không chỉ chú ý tới nhu cầu, động cơ, tâm thế… của người khác


17

mà còn phải tìm hiểu xem người khác hiểu các nhu cầu, động cơ, tâm thế…
của mình như thế nào?

Như vậy việc tìm hiểu quá trình tự nhận thức bản thân thông qua
người khác gồm hai khía cạnh khác nhau: đồng nhất và phản tỉnh. Đó là các
cơ chế tâm lý chủ đạo của quá trình nhận thức người khác.
a/ Đồng nhất
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để hiểu người khác là đồng
nhất bản thân mình với người đó. Đồng nhất được coi là những cơ chế nhận
thức và hiểu người khác
Trong tâm lý học xã hội người ta đã tiến hành nhiều thực nghiệm về cơ
chế đồng nhất và vai trò của nó trong giao tiếp, đã thiết lập được mối quan hệ
chặt chẽ giữa đồng nhất với đồng cảm, một hiện tượng tâm lý rất giống nhau
về nội dung.
b/ Đồng cảm
Là sự hiểu biết người khác bằng cách cùng chia sẻ cảm xúc của mình với
những xúc động mạnh của người đó. Đây là hiểu biết mang tính chất xúc cảm.
Bản chất xúc cảm của nó được thể hiện ở chỗ, tình huống của người khác
được cảm nhận chứ chưa chắc được phân tích, đánh giá, tìm hiểu kĩ. Đồng
cảm được coi như là một phương pháp đặc biệt để hiểu hành động của người
khác. Trong trường hợp đồng nhất để hiểu người khác cần đứng vào vị trí, lập
trường của họ, vào hành động theo lập trường này. Còn trường hợp đồng cảm
để hiểu người khác, cần phải chú ý, cân nhắc quan điểm, lập trường của người
ấy, nhưng bản thân mình lại hành động theo quan điểm của riêng mình.
c/ Phản tỉnh
Trong tâm lý học xã hội, phản tỉnh được hiểu là chủ thể hành động, tìm
hiểu xem người khác nhận xét, đánh giá về mình như thế nào trong giao tiếp.
Nói cách khác chủ thể hành động tự hình dung bản thân mình trong con mắt


×