Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của margaret mitchell trong tác phẩm “cuốn theo chiều gió”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA CỦA
MARGARET MITCHELL TRONG TÁC PHẨM “CUỐN
THEO CHIỀU GIÓ”

LUẬN ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và
bạn bè. Tôi xin chân thành cám ơn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. Lương Duy Trung, người đã
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Bình Dương, tháng 3 năm 2004.
Nguyễn Thị Tuyết Nga.

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4


DẪN NHẬP .................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................9
3. Lịch sử vấn đề................................................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10
5. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................11
6. Bố cục luận văn .............................................................................................................11
7. Những đóng góp của luận văn .....................................................................................13

CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ................................................ 14
1.1. Thời đại .......................................................................................................................14
1.1.1. Nạn kỳ thị chủng tộc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc ...........................................14
1.1.2. Vài nét về văn hóa và địa lý vùng đất phía Nam, bang Georgia ...........................17
1.1.3. Bang Georgia(GA). ...............................................................................................18
1.1.4. Khái quát về chủ nghĩa hiện thực phương Tây .....................................................18
1.1.5. Chủ nghĩa hiện thực mỹ ........................................................................................20
1.2. Tác giả và tác phẩm ...................................................................................................24
1.2.1. Thân thế và sự nghiệp............................................................................................24
1.2.2. Những phát hiện mới về Margaret Mitchell ..........................................................33
1.3. Giới thiệu tác phẩm ...................................................................................................35

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA CỦA
MARGARET MITCHELL ...................................................................................... 38
2.1. Hoàn cảnh sáng tác của MM ....................................................................................38
2.2. Quan điểm sáng tác hiện thực của MM ...................................................................39
2.3. Nội dung tư tưởng ......................................................................................................40
2.4. Nghệ thuật xây dưng nhân vật điển hình ................................................................40
2.4.1. Điển hình chung ....................................................................................................41
2.4.2. Cá nhân điển hình ..................................................................................................46
2.5. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...............................................................................70

2.6. Nghệ thuật xây dựng bối cảnh ..................................................................................76
2.6.1. Trước chiến tranh: .................................................................................................77
2.6.2. Trong chiến tranh: .................................................................................................79
4


2.6.3. Sau chiến tranh: .....................................................................................................80
2.6.4. Thời kiến thiết: ......................................................................................................81
2.7. Hoàn cảnh điển hình ..................................................................................................83
2.7.1. Tâm trạng và sự chuẩn bị tham gia chiến tranh của những người miền Nam ......83
2.7.2. Diễn biến chiến tranh và hậu quả ..........................................................................85
2.7.3. Cảm nhận của các nhân vật trong truyện về chiến tranh .......................................86
2.7.4. So sánh với các tác phẩm viết về chiến tranh khác ...............................................87

CHƯƠNG 3: .............................................................................................................. 94
3.1. Ý nghĩa tiếp nhận .......................................................................................................94
3.2. Kết luận .......................................................................................................................97

PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102
SÁCH THAM KHẢO ............................................................................................. 105

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ hai mươi đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử văn chương Hoa Kỳ. Đó là
thời kỳ mà giới sáng tác vượt biên giới quốc gia để chinh phục những phần đất còn lại của thế
giới. Đây cũng là lức các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch tài danh lỗi lạc đồng loát xuất hiện
trên văn đàn. Họ không những được đón nhận nồng nhiệt từ các độc giả trong nước mà còn

được giới thưởng thức nghệ thuật ở nước ngoài ngưỡng mộ. Một vài người trong số họ đã
giành được những giải thưởng văn học có giá trị nhất hành tinh như giải Pulitzer và giải
Nobel, tôi muốn nhắc đến tên tuổi của Sinclair Lewis (1930), Eugene O’Neill (1936),
Faulkner ( 1950), Hemingway ( 1954)...Một tác giả khác, tuy ít nổi tiếng hơn những người
vừa kể nhưng sáng tác của bà lại đóng góp rất lớn vào việc tạo nên uy tín và giới thiệu nền văn
hoa Mỹ đến toàn thế giới, một tác phẩm văn học không chỉ thu hút được sự yêu quí của người
dân Mỹ mà còn làm say mê hàng triệu người trên khắp các lục địa: Tác phẩm Gone with the
wind (Cuốn theo chiều gió) của Margaret Mitchell.
Ngày nay, người ta nói rằng nếu bàn luận đến văn học Mỹ mà không nhắc đến tác phẩm
này sẽ là một thiếu sót không thể chấp nhận được. Ở nước ta, nhiều người có thể không biết
đến “Của chuột và người”(John Steinbeck), "Chuông nguyện hồn ai" ( Ernest Hemingway),
hay "Âm thanh và cuồng nộ" (William Faulkner )... nhưng hầu như mọi người đều biết đến
“Cuốn theo chiều gió” .
Điều đáng lưu ý là mặc dù đã góp phần làm rạng danh cho nền văn học Hoa Kỳ như vậy,
tác phẩm này lại không được chính các nhà lý luận phê bình, giới học giả nói chung ở Hoa Kỳ
đánh giá cao. Trong danh sách những nhà văn lớn của nhân loại không có tên của Margaret
Mitchell, và ngay trong bộ Lịch sử văn chương Hoa Kỳ của nhà xuất bản Macmillan, nơi lần
đầu tiên phát hành tác phẩm CTCG (Cuốn theo chiều gió), các nhà viết sách cũng đã không
dành cho lấy đôi hàng giới thiệu hay nhận xét về tác giả và tác phẩm này, trong khi họ có thể
dành cả chương cho các tác giả khác như Emerson,Thoreau, Whitman, hay Edgar Allan Poe...
Phải chăng như sự nhận định của một số nhà phê bình, CTCG chỉ là một cuốn truyện giải trí
thường thường bậc trung, đọc xong rồi quên đi vì nó không có giá trị nghệ thuật, không có
điều chi xứng đáng để luận bàn? Vì vậy mà "Cuốn theo chiều gió" từ lúc ra đời cho đến nay
thường trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình văn học theo nhiều hướng khác
nhau. Chẳng hạn như tờ New Yorker thì hết lời ca ngợi. Nhà thơ, nhà phê bình John Crowe
6


Ransom cũng hết sức ngưỡng mộ nhưng phê phán rằng tác phẩm này có vẻ cục bộ địa phương
quá, nhất là khi viết về thời kỳ tái thiết. John Peale Bishop thì cho rằng “Nó chỉ là cuốn tiểu

thuyết được một ngàn trang, xoàng xoàng, dầy cộm nhưng không hay mà cũng không
dở”, còn William thì mô tả nó như là một kiệt tác giải trí của quần chúng và nhất định không
phải là tác phẩm nghệ thuật (If it’s popular, it can’t be art). Ông Trần Hoàng nhận xét: “Mặc
dù CTCG còn nhiều thiếu sót về mặt quan điểm lịch sử và chính trị, mặc dù những sai lầm
nghiêm trọng trong nhận thức đối với bọn 3K, chúng ta không thể phủ nhận cống hiến của
MM (Margaret Mitchell) đối với kho tàng văn học thế giới”.
Riêng ở Việt Nam, dù xuất hiện và được yêu mến đã gần bốn mươi năm, nhưng chưa hề
có bất cứ một công trình chuyên luận nào mang tính chất khảo sát, phân tích, hay phê bình
toàn diện về tác phẩm này. Ngay cả những bài viết ngắn trên các tạp chí chuyên san về văn
nghệ cũng chỉ mang tính chất giới thiệu về tác phẩm hoặc tác giả hơn là phê bình phân tích tác
phẩm một cách có hệ thống. Chúng tôi cũng được biết rằng ở ngay nước Mỹ, các bài viết về
CTCG có thể lên đến con số hàng ngàn, hàng vạn, nhưng hầu hết lại nghiêng về phân tích bộ
phim và kỹ xảo điện ảnh hơn là về giá trị văn chương nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Người ta kinh ngạc về số lượng sách phát hành, về doanh thu của bộ phim, về sự đón nhận
vượt thời gian và không gian của con người dành cho CTCG, nhưng dường như ngần ấy
chuyện vẫn chưa đủ cho các vị Hàn lâm để mắt đến tác phẩm.
Những điều vừa trình bày đã gợi cho chúng tôi nhiều suy nghĩ và sự quan tâm đến
CTCG. Đâu là giá trị đích thực của tác phẩm này, và đâu là yếu tố đã làm nên sự thành công
vang dội của nó ? Nếu như đánh giá của một số người là đúng khi cho rằng tác phẩm chỉ đáp
ứng được nhu cầu giải trí của quần chúng phổ thông, bình dân, vậy liệu có sự phân chia tách
bạch giữa một tác phẩm văn học đích thực và một tác phẩm thuần túy giải trí ? Chúng ta biết
rằng mỗi tác phẩm văn học có đời sống lịch sử và số phận của nó. Có những tác phẩm hiển
hách một thời, rồi sau bị lãng quên. Có tác phẩm được tiếp nhận dè dặt lúc đầu, nhưng về sau
lại có vị trí vững vàng trong dòng trôi của các thế hệ và thời đại lịch sử. “Thống kê xã hội học
cho biết 80% ấn phẩm năm trước, năm sau đã bị bỏ quên, và cứ hai mươi năm, số ấn phẩm bị
quên là 99%. Dĩ nhiên số bị lãng quên cũng đã từng có vai trò lớn lao một thời trong đời sống
và trong văn học. Những số sống được nhờ chứng tỏ số phận chúng không phải chỉ do bạn
đọc định đoạt mà còn do phẩm chất bên trong của chúng” (Lý luận văn học, tập I - Phương
Lựu).
7



Điều rất đáng chú ý nữa là mặc dù tác phẩm CTCG có những nhân vật với lối sống xa lạ
và trái ngược với những truyền thống đạo lý lâu đời của các dân tộc Á châu, nhưng nó vẫn
được hoan nghênh nhiệt liệt tại các quốc gia này. Dường như sức hấp dẫn cửa tác phẩm đã
vượt ngoài các khuôn khổ đạo lí thông thường để có được sự cảm nhận chung của con người
trên trái đất. Bởi các tiêu chuẩn đạo lí vốn không có tính chất cố định và thường phải thay đổi
cho phù hợp với thời gian và hoàn cảnh còn lương tri nhân loại, những giá trị nhân bản lại có
tính chất phổ quát và bất biến làm nền tảng cho sinh họat cộng đồng và duy trì sự tồn tại của
con người.
Công chúng đông đảo tiếp nhận văn học thường xuất phát từ thực tiễn đời sống và nhu
cầu tự nhiên của tình cảm, đặc điểm của nó là sự đa dạng muôn màu như sự muôn màu của cá
tính. Nhưng sự tiếp nhận của công chúng cũng có sự thống nhất. Các sáng tác chân thực lột tả
được nỗi niềm và ước ao của công chúng đều được đón nhận nhiệt tình. Sự đón nhận rầm rộ
một tác phẩm nào đấy, do vậy, cần được lý giải về mặt xã hội và nhiều phương diện khác nữa,
chứ không đơn giản là chỉ xét ở giá trị tác phẩm. Sự tiếp nhận tác phẩm đương thời và tác
phẩm quá khứ cũng có khác biệt đáng kể. Khoảng cách thời gian thường cho phép tiếp nhận đi
vào chiều sâu và chỉ trong đời sống lịch sử dài lâu, sáng tác văn học mới bộc lộ hết sự phong
phú và sức mạnh ẩn tàng của nó. Chúng ta có thể tán thành quan điểm xem đọc là một cuộc
đối thoại với tác giả, với chính mình, là khám phá cái mới trong cuộc sống và trong nghệ
thuật, là nhận thức mình hưởng thụ và tự giáo dục, để ngày càng chiếm lĩnh tác phẩm sấu sắc
hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, trong nhiều tương quan và bình diện mới. Nhưng đồng thời
phải nhấn mạnh rằng trong những cách lý giải khác nhau về tác phẩm nghệ thuật có chỗ đúng,
có chỗ sai, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là chỉ có một cách hiểu nào đó là duy nhất đúng.
Thực hiện luận văn này, chúng tôi hy vọng không chỉ để thỏa mãn những nhu cầu tri
thức riêng tư, đáp ứng cho yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, mà còn góp phần giúp sinh viên,
học sinh có thêm được nhiều tư liệu về tác giả và tác phẩm, đón nhận thêm nhiều ý kiến phê
bình ở nhiều phương diện khác nhau. Điều ấy có thể gợi mở những suy tư mới, những cách
đánh giá nhìn nhận mới về tác phẩm, nhằm giúp cho việc phê bình và thưởng thức tác phẩm
văn học khá đặc biệt này một cách trọn vẹn hơn.

Trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, chứng tôi đã vận dụng những quan điểm của
ngành lý luận phê bình hiện đại như thi pháp học, phong cách học, và đặc biệt là lý luận sáng
tác hiện thực chủ nghĩa của các nhà lý luận phê bình lỗi lạc trong và ngoài nước như Belinxki,
8


N. A. Gulaiep, Trần Đình Sử để phát hiện ra ý nghĩa tác phẩm theo những bình diện mới, góc
độ mới.
Vì vậy, từ chỗ chỉ để trả lời những thắc mắc cá nhân, chúng tôi đi đến ý định thực hiện
một công trình khảo sát tác phẩm có tính chuyên môn cao hơn, để tìm hiểu vì sao bằng đường
lối sáng tác hiện thực phổ biến, tác giả đã có thể đưa một bộ tiểu thuyết thành một tác phẩm
văn chương được yêu mến qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu dân tộc khác nhau từ màu da, tiếng
nói, tín ngưỡng... đến như thế?
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm văn học lớn trên thế giới luôn chứa đựng nhiều nội dung phong phú mà
người ta khó lòng khám phá trọn vẹn và trình bày đầy đủ được. Từ góc độ phán xét, từ bối
cảnh không gian thời gian khác nhau, các nhận định thường có nhiều sai biệt đáng kể và đôi
khi cũng dẫn đến những bất đồng tranh luận gay gắt giữa các nhà phê bình. Đối với một tác
phẩm xuất hiện đã gần bảy mươi năm nay và được đón đọc qua bao nhiêu thế hệ khác nhau
trên thế giới như CTCG nhưng cho tới nay vẫn chưa được sự đánh giá thống nhất từ các nhà
phê bình. Điều này cho thấy tính phức tạp và khó khăn trong việc đánh giá nhận định tác phẩm
này.
Vì vậy, chúng tôi không có tham vọng thực hiện một công trình nghiên cứu khảo luận có
tính toàn diện, đặc biệt trong tình trạng thiếu sót tư liệu tham khảo như hiện nay. Chúng tôi hy
vọng giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu ở phương diện chủ nghĩa hiện thực mà tác giả đã sử
dụng trong quá trình sáng tác. Từ đó để hiểu được những đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ
nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Chúng tôi cũng xem xét toàn bộ tác phẩm
bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết cũng như các mối tương quan
của chi tiết tạo hình, biểu hiện, các tương quan về không gian và thời gian tạo nên bức tranh
sinh động về cuộc sống và tạo nên hiệu quả rung động sâu xa trong lòng người đọc lâu dài của

tác phẩm.
Để phục vụ cho mục tiêu này, chúng tôi đã tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của tác giả,
hoàn cảnh và bối cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời, cũng như trình bày những đặc điểm khái
quát về chủ nghĩa hiện thực ở Mỹ và trên thế giới, các luận điểm cơ bản làm nền tảng cho lý
luận và sáng tác của chủ nghĩa hiện thực. Từ đó tạo tiền đề để đi vào phần phân tích, đánh giá
các thành tựu cũng như tìm ra những điểm còn hạn chế. Sau cùng nêu lên các ý nghĩa tiếp
nhận từ tác phẩm.
9


3. Lịch sử vấn đề
Từ sau ngày bộ phim phỏng theo tiểu thuyết cùng tên ra đời năm 1939 cho đến nay số
lượng những công trình nghiên cứu về MM và tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”, đặc biệt là
phần phê bình phim nhiều không thể kể hết, nhất là ở Hoa Kỳ. Riêng tại Việt Nam, có rất
nhiều bài báo viết về phim, nhưng có rất ít bài nghiên cứu tác giả, tác phẩm theo hướng lý luận
văn học, mặc dù độc giả Việt Nam đã khá quen thuộc với bộ tiểu thuyết này từ những năm
1960. Vì vậy trong quá trình viết luận văn, chúng tôi phải sưu tầm bất cứ tài liệu gì có liên
quan. Từ các bài viết rải rác trên báo và tạp chí trong nước đến các tư liệu truy cập từ Internet.
Tác phẩm nghiên cứu nguyên tác tiếng Anh là bản do nhà Macmillan phát hành. Trong các
đoạn trích, chúng tôi đưa vào bản dịch của Dương Tường, do nhà xuất bản Văn học in năm
1987 và bản dịch của Vũ Kim Thư, nhà xuất bản Văn học in năm 2000. Do nguồn tư liệu
nghiên cứu tìm được quá hạn chế, chúng tôi cố gắng đặt trọng tâm ở việc khảo sát và phân tích
từ chính nội dung tác phẩm. Rất mong nhận được sự thông cảm của quý vị cho những thiếu
sót của chúng tôi.
Trong quá trình viết luận văn, chúng tôi có nghiên cứu các tài liệu ngoài nước có liên
quan đến đề tài như:
1. Helen Taylor, Scarlett’s Women : Gone With the Wind and Its Female Fans (New
Brunswick, 1989)
2. Anne Edwards, Road to Tara: The Life of Margaret Mitchell (New York, 1983)
3. Elizabeth, Scarlett O’Hara:The Southern Lady as New Woman

4. Robert Hughes, Myth and Gender in Gone With the Wind.
5. Many author, Literary history of the United States.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ việc phân tích các nhân vật, các mối quan hệ giữa các nhân vật, các yếu tố thời gian,
không gian trong tác phẩm, các mối liên kết giữa nhà văn với thời đại, giữa tác phẩm và người
tiếp nhận, ý nghĩa hiện thực của tác phẩm, so sánh tác phẩm với một số tác phẩm khác cùng
chủ đề, cùng thời đại nhằm làm nổi bật ý nghĩa về khuynh hướng hiện thực của Mitchell. Luận
văn xác định các phương pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả
10


• Phương pháp phân tích
• Phương pháp so sánh đối chiếu
• Phương pháp tiếp cận thi pháp.
5. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của MM từ góc độ hiện thực, luận văn hướng
tới việc lý giải vì sao tác phẩm luôn hấp dẫn người đọc khắp hành tinh ở mọi thời đại? Ý nghĩa
hiện thực của tác phẩm đã đóng góp cho nhận thức của người đọc như thế nào? Chủ nghĩa
hiện thực Mỹ có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới ra sao?Và ở Việt Nam, tác phẩm
được đón như thế nào?
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, luận văn gồm có ba chương
CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1. Thời đại: Vài nét về bối cảnh lịch sử, xã hội Mỹ nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
1.1.1. Nạn kỳ thị chủng tộc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc.
1.1.2. Các đặc điểm văn hóa và địa lý của vùng đất phía Nam nước Mỹ, bang Georgia.
1.1.3. Sơ lược về chủ nghĩa hiện thực phương Tây.
1.1.4. Chủ nghĩa hiện thực Mỹ
1.2. Tiểu sử tác giả:

1.2.1. Thân thế và sự nghiệp
1.2.2. Những phát hiện mới
1.3. Giới thiệu tác phẩm:
❖ Tóm tắt cốt truyện
CHƯƠNG 2: KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA CỦA MARGARET
MITCHELL
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
2.2. Quan điểm sáng tác hiện thực chủ nghĩa của MM
11


2.3. Nội dung tư tưởng
2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
2.4.1. Điển hình chung.
2.4.1.1. Điển hình cho hai giai cấp điền chủ và nông nô
2.4.1.2. Điển hình cho hai loại người trước những biến động của thời cuộc
2.4.2. Cá nhân điển hình
2.4.2.1. Nhân vật Scarlett( Scarlett và tình yêu; Scarlett với đồn điền Tara)
2.4.2.2. Nhân vật Ashley
2.4.2.3. Nhân vật Rhett
2.4.2.4. Nhân vật Melanie
2.5. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
2.6. Nghệ thuật xây dựng bối cảnh
2.6.1. Trước chiến tranh
2.6.2. Thời chiến tranh
2.6.3. Sau chiến tranh
2.6.4. Thời tái thiết
II.6. HÒ AN CẢNH ĐIỂN HÌNH
Chiến tranh trong tác phẩm
a. Tâm trạng và sự chuẩn bị tham gia chiến tranh của những người Miền Nam.

b. Diễn tiến chiến tranh và hậu quả
c. Cảm nhận của các nhân vật trong truyện về chiến tranh.
d. So sánh với một vài tác phẩm viết về chiến tranh
CHƯƠNG 3
Ý nghĩa tiếp nhận.
Kết luận
12


7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn cố gắng đi sâu vào phân tích các nhân vật, các sự kiện trong tác phẩm, tìm mối
liên kết giữa sự kiện lịch sử với sự kiện trong tác phẩm, giữa xây dựng nhân vật với nhân vật
điển hình trong phương pháp sáng tác hiện thực nhằm làm rõ khuynh hướng hiện thực của
Mitchell.
Luận văn cũng khái quát quá trình tiếp nhận, nêu ý nghĩa, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ
của tác phẩm.

13


CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Thời đại
Đầu thế kỷ XIX biên giới Mỹ mở rộng về phía Tây đến sông Mississippi và xa hơn. Năm
1828, Andrew Jackson, người vùng biên giới Tennessee, sinh ra trong một gia đình nghèo đã
đắc cử Tổng thống. Kỷ nguyên của Jackson dẫu đã đổi mới nhiều song số phận những người
nô lệ vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu. Những từ từng được nhắc nhở đến nhiều nhất trong
Hiến pháp "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng'' (all men are created equal) thực ra vô
nghĩa với 1,5 triệu người nô lệ lúc đó. Chiến tranh Mexico 1846-1848 đưa về cho Mỹ nhiều
vùng đất mới và vấn đề nới rộng tình trạng nô lệ được đề cập đến. Năm 1860 Abraham
Lincoln đắc cử Tổng thống. Ông tuyên bố phải bãi bỏ chế độ nô lệ và thống nhất đất nước.

Nội chiến là thời kỳ đau thương nhất trong lịch sử Mỹ, nhưng nó giải quyết được hai vấn
đề mấu chốt gây mâu thuẫn sâu sắc ở Hoa Kỳ từ năm 1776: kết thúc chế độ nô lệ và quyết định
rằng đất nước không phải là tập hợp các bang mà là một chỉnh thể thống nhất với nhiều bang.
1.1.1. Nạn kỳ thị chủng tộc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc
Trước hết, xin ghi lại một số diễn biến chính của cuộc chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ.
(4/3/1861-15/4/1865) như sau :
Vấn đề nô lệ là nguồn phát sinh ra những mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ.
Tại phương Nam, sự kỳ thị chủng tộc được coi là chính đáng và phù hợp. Miền Nam
quan niệm rằng người da đen có bổn phận " ở yên trong địa vị của mình''. Sở dĩ, họ có thái độ
đó một phần là do ảnh hưởng từ chế độ thực dân phương Nam để lại từ thời quá khứ, một phần
do xã hội phương Nam là xã hội nông nghiệp, ít thay đổi. Vì thế mà người miền Nam luôn
muốn mở rộng chế độ nô lệ tới các vùng lãnh thổ mới. Họ cố gắng chiến đấu cũng chỉ để bảo
vệ trật tự này trong xã hội.
Ở miền Bắc, nơi có nền công nghiệp phát triển, người ta coi chế độ nô lệ là một sự vi
phạm về nhân quyền cần được xóa bỏ càng sớm càng tốt.
Việc phát hành cuốn sách "Túp lều của chú Tom" của Harrier Beecher Stowe (năm
1852) lại càng thúc đẩy thêm quan điểm phản đối chế độ nô lệ. Vấn đề thuế quan và chủ nghĩa
ly khai cũng là những vấn đề vướng mắc từ bao thập kỷ qua giữa hai miền Nam Bắc. Tất cả
những điều này đã làm nên nguyên nhân cho cuộc nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ.
14


Năm 1853, Stephen Arnold Douglas, một lãnh tụ đảng dân chủ và cũng là chủ tịch của
ủy ban lãnh thổ thuộc Thượng nghị viện đã đưa ra một dự luật gọi là Kansas - Nebraska Act,
chia vùng đất phía Bắc của Missouri vốn bị nghiêm cấm không cho nuôi nô lệ da đen theo
"thỏa hiệp Missouri", thành hai tiểu bang mới là Kansas, Nebraska và cho phép cư dân tại
Nebraska được quyền nuôi nô lệ. Các đại biểu miền Nam cũng có ý định xây dựng một chính
quyền đảm trách vấn đề nô lệ ở bang này. Do vậy, các đoàn thể chủ trương cấm nuôi nô lệ ở
miền Bắc cũng nhanh chống đưa người đến bang Kansas để hoạt động theo chủ trương mình.
Vùng Kansas trở thành địa phương qui tụ hai thế lực chống đối nhau.

Mùa hè năm 1860, Lincoln đắc cử Tổng thống đảng Cộng Hòa. Năm 1861, mười một
bang miền Nam tách khỏi liên minh Cộng Hòa. Tháng 2-1861, các bang miền Nam tổ chức
một liên bang mới lấy tên là "Liên bang Mỹ"(Confederate States of America) và bầu Jefferson
David làm tổng thống miền Nam. Và xác định việc nuôi nô lệ da đen chính là phương thức
sinh hoạt tại miền Nam. Thủ đô là Montgomery, thuộc bang Alabama. Đến tháng 6 năm 1861,
bang Virginia cũng tham gia vào Liên bang miền Nam. Vì vậy, Liên bang dời thủ đô đến
Richmon, Virginia.
Miền Bắc có lợi thế rất lớn so với miền Nam : dân số gấp đôi và là nơi tập trung phần lớn
nền công nghiệp của toàn đất nước. Miền Bắc có thể tiến hành một cách có hiệu quả trong việc
phong tỏa đường biển tại các cảng ở phía Nam và ngăn cản không cho miền Nam tiếp nhận
các nguồn hàng thiết yếu từ nước ngoài.
Lợi thế của miền Nam là chiến đấu trên những mảnh đất quen thuộc cùng với tình thần
quyết tử, không tiếc sức mình, sức của của quân đội. Hơn nữa, miền Nam được các quốc gia
Châu Âu ủng hộ nhiệt tình vì mối quan hệ lâu dài từ nguồn cây bông vải xuất khẩu.
Ngày 12-4-1861, lực lượng của quân đội miền Nam, dưới sự chỉ huy của tướng Pierce
G. T. Beauregard đã nả súng vào pháo đài Sumter tại cảng Charleston, buộc chỉ huy là trung tá
Robert Anderson phải đầu hàng. Sự kiện này báo hiệu khởi đầu cuộc nội chiến. Cuộc đụng độ
đầu tiên đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân miền Bắc. “Bây giờ, chúng ta đang tham
gia vào một cuộc nội chiến vĩ đại, thử thách xem liệu dân tộc ta hay bất kỳ một dân tộc nào
khác đã hình thành như thể và đã cống hiến như vậy, có thể chịu đựng được bao lâu? Chúng
ta sẽ gặp nhau trên chiến trường vĩ đại. Có thể một phần của chiến trường sẽ là nơi an nghỉ
cuối cùng cho những người đã hy sinh cuộc đời mình vì sự nghiệp của dân tộc. Vậy chúng ta
phải thực hiện. Vì nó đúng đắn và phù hợp” . Đây là trích đoạn bài phát biểu của tổng thống
15


Abraham Lincoln ở Gettysburg năm 1863, và việc mà ông cho là "đúng đắn và phù hợp" đó
chính là tiến hành cuộc chiến chống lại quân miền Nam muốn ly khai, để giữ gìn sự vẹn toàn
của lãnh thổ.
Thoạt đầu, quân miền Nam cũng giành được nhiều chiến thắng quan trọng, như vào

tháng 5 năm 1863, dưới sự chỉ huy của tướng Lee, quân miền Nam đã đánh tan phần lớn quân
đội Liên minh ở Chancellorsville, Virginia và tiến về phía Bắc đến tận Gettysburg,
Pennsylvansia. Nhưhg càng đánh, chiến trận càng xoay chiều, quân miền Nam suy yếu dần.
Vào tháng 9 năm 1864, tướng miền Bắc là ông Wiiliam T. Sherman đã tiến quân về
Atlanta và chiếm được thành phố này. Sau đó, ông mở rộng chiến trường hướng ra phía biển
mà ngày đó vẫn gọi là "chiến dịch tiến quân về biển". Đây là một cuộc hành trình dài qua
những vùng "vườn không nhà trống" theo hướng Tây Nam tới Savannah. Sau đó, Sherman
quay về phương Bắc, kết hợp với tướng Grant khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân của tướng
Lee.
Đến tháng 4-1865, Richmond quy hàng và ngày 9-4, tướng Lee đầu hàng tại
Appomattox. Kết thúc cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu : quân liên minh có 365.000 người
chết, 282.000 người bị thương. Con số thương vong của miền Nam không được biết chính xác
nhưng chắc chắn là không nhỏ, riêng trong trận đánh tại Gettysburg, binh sĩ đôi bên đã chết
6.000 người và bị thương đến 40.000 người khác
Vào những năm 1860, hầu hết người dân Mỹ sống trong những trang trại hay trong
những làng nhỏ. Nhưng đến khoảng trước năm 1919, nửa dân số đã tập trung vào khoảng 12
đô thị dẫn đến một vấn đề nhạy cảm về đô thị hóa và công nghiệp hóa. Sự nghèo đói, nhà ở
quá chật chội, điều kiện sống kém vệ sinh, lương thấp và những kìm hãm không phù hợp với
hoạt động kinh doanh đã đưa đến nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của dân nghèo. Họ đa
phần là những người bỏ nông thôn ra thành thị để làm thuê và là dân nhập cư đến từ các quốc
gia khác. Số người này nhiều như thác đổ . Họ sẵn sàng chấp nhận làm công với giá lao động
rẻ mạt.
Nhiều vấn đề về đạo đức và xã hội phát sinh sau những phát triển như vậy đã tạo ra một
bức tranh xã hội Mỹ nhiều màu sắc, hỗn độn và rối ren trong những thập niên đầu của thế kỷ
XX

16


1.1.2. Vài nét về văn hóa và địa lý vùng đất phía Nam, bang Georgia

Về phương diện văn hóa, vùng này bắt đầu từ nam Delaware và Maryland, kéo sang phía
tây là Virginia, cắt nam Ohio tới Indiana và nam Illinois, gồm đại bộ phận Missouri và
Oklahoma và gần hết bang Texas. về mặt địa lý, đây là vùng lớn nhất ở Mỹ và chiếm hơn một
phần tư dân số cả nước.
Trên nhiều mặt, vùng Nam khác biệt rõ rệt với các vùng còn lại. Những thổ ngữ/ âm điệu
địa phương thường được gọi là tiếng Anh đen (black English) được coi là một nét đặc trưng ở
vùng phía Nam. Nơi đây còn sản sinh ra phong cách các bài hát "blues" và các điệu hát dân
gian nổi tiếng, thường được gọi là âm nhạc “núi đồi” ( mountain/ hillbilly) hay âm nhạc "đồng
quê " (country). Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các nền âm nhạc "blues", dân gian, "cowboy"
miền biên cương để trở thành loại âm nhạc “country western”. Thủ đô âm nhạc là Nashville,
Tennessee. Nashville cũng là trung tâm phát triển của tôn giáo dân gian. Vì vậy mà vùng Nam
là nơi duy nhất không có nhiều tín đồ đạo Gia tô.
Vùng Nam còn được coi là nơi nổi tiếng về lòng hiếu khách và tình hữu nghị, tánh tình
người miền Nam phóng khoáng, cởi mở. Họ coi trọng vinh dự và giá trị cá nhân. Những yếu
tố này đã giải thích vì sao họ quan tâm đến binh nghiệp và cố quá nhiều cơ sở quân sự đặt tại
đây. Một đặc trưng khác nữa của miền Nam là ở đây tỉ lệ giết người cao hơn so với miền Bắc.
Tình trạng này được ghi nhận ngay từ đầu thế kỷ XIX.
Một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc (1861-1865) là miền
Nam muốn duy trì chế độ nô lệ, nhưng đến nay, ở miền Nam vấn đề kỳ thị chủng tộc không
còn sâu sắc như trong quá khứ. Tại các cấp địa phương người da đen đã được bầu vào các
cương vị chính quyền, với chừng mực nhất định.
Sự thua kém về giáo dục và công nghiệp ở miền Nam cũng đã được khắc phục từng
bước. Riêng hai vùng Louisiana và Horida có những đặc trưng riêng. Luoisiana là thuộc địa
của Pháp nên dân Luoisiana phần lớn vẫn còn nói tiếng Pháp, nhất là các vùng nông thôn, tôn
giáo thịnh hành là đạo Gia tô.
Bang Florida vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha, là nơi dân miền Bắc, chủ yếu là ở thành
phố New York đến để giải trí và nghỉ hưu. Gần đây nhất, làn sóng người di cư từ Cuba và một
số ở các quốc gia Mỹ La tinh đến khá đông khiến một số nhà xã hội học cho rằng thành phố
Miami ngày nay giống như thành phố lớn của Mỹ La tinh.
17



1.1.3. Bang Georgia(GA).
Diện tích:153.078km2. Thủ phủ là Atlanta. Dân số: 8.186.453 người. Là bang ở miền
Đông Nam, trước kia sống nhờ đồn điền bông và nô lệ da đen, bị tàn phá nặng nề sau cuộc nội
chiến. Bộ phim "Cuốn theo chiều gió" lấy nơi đây làm bối cảnh. Bang Georgia có các thành
phố lớn như: Augusta, Columbus, Savannah, Macon, Albany. Atlanta là địa điểm đóng đại
bản doanh của đài truyền hình CNN và hai tập đoàn nước giải khát lớn nhất thế giới là Pepsi
và Coca - cola. Atlanta cũng là nơi đã tổ chức Olympic mùa hè 1996. Georgia có trường Đại
học Emory và viện Công nghệ Georgia ( Georgia Institute of Technology) khá uy tín.
1.1.4. Khái quát về chủ nghĩa hiện thực phương Tây
Hình thành và phát triển đã trên một trăm năm, ngày nay phương pháp sáng tác hiện thực
chủ nghĩa đã khẳng định được những giá trị tiến bộ và ưu thế so với các phương pháp sáng tác
khác. Do đó nó được các tác giả lựa chọn như là phương pháp biểu hiện hiệu quả nhất các tư
tưởng và tình cảm. Những nhà nghiên cứu chuyên môn và giới phê bình văn học cũng đã xây
dựng nên một nền tảng lý luận vững vàng, đầy đủ cho phương pháp này. Vì vậy, trào lưu hiện
thực ngày nay không còn là chuyện mới mẻ, xa lạ. Trong phần này, chúng tôi chỉ xin nhắc lại
sơ lược đôi nét chính yếu về những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực đủ làm cơ sở
phục vụ cho việc tìm hiểu và phân tích tác phẩm CTCG.
Đối tượng sáng tác của các nhà văn hiện thực là mối mâu thuẫn giữa con người với con
người, giữa con người với xã hội, con người với tự nhiên. Miêu tả tính cách nhân vật trong các
tác phẩm hiện thực thường mang những nét tiêu biểu cho một lực lượng xã hội nhất định nào
đó. Các tính cách hình thành, hoạt động và phát triển luôn nằm trong những hoàn cảnh của
mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Hoàn cảnh này qui định sự vận động, diễn biến của tính cách,
một sự vận động không cơ giới, mà theo logic nội tại của bản thân tính cách. Và thường được
gọi là hoàn cảnh điển hình.
Chính vì vậy mà các nghệ sĩ hiện thực chủ nghĩa thường phân tích khá sâu sắc, tinh vi
tâm lý nhân vật. Nhân vật được thể hiện với tất cả tính đa dạng, phong phú của đời sống nội
tâm, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa có tính độc lập bên
trong. Cảm xúc, suy nghĩ, cách xử sự của nhân vật phù hợp với đặc điểm trong tính cách xã

hội, với qui luật nội tại được dựa trên các quan hệ xã hội của xứ sở và thời đại họ, theo như
định thức của Ăng - ghen: "Chủ nghĩa hiện thực ngoài tính chân thực của những chi tiết, còn
18


đòi hỏi phải tái hiện một cách chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh
điển hình".
Về mỹ học, phương pháp hiện thực chủ nghĩa chú trọng tính khách quan của sự thể hiện
nghệ thuật. Họ sáng tạo nghệ thuật không từ ý niệm, mà từ hiện thực "Tiếp xúc với những hiện
tượng và sự kiện trong cuộc sống, nghệ sĩ hiện thực thường phải cố gắng nghiên cứu chúng
trong tất cả các mặt, quan sát chúng trong những nét chung và trong những chi tiết, trong
những quan hệ lẫn nhau với những hiện tượng và sự kiện khác, thấu hiểu chúng trong sự vận
động và phát triển. Đối với họ, bản thân quá trình mô tả, thể hiện các hiện tượng và sự kiện
trên trở thành quá trình nhận thức bản chất chúng" .(Viện Hàn Lâm khoa học Nga. Nguyên lý
mỹ học Mác - Lênin).
Tóm lại, các nhà văn hiện thực phê phán lấy thực tại làm điểm xuất phát, họ nghiên cứu
nó một cách chăm chú để tìm ra những nguyên cớ đã quy định hành động, số phận các nhân
vật.
Do xác định mục tiêu chính là phản ánh cuộc sống, phản ánh thế giới khách quan một
cách trung thực, chân xác, mà bản thân cuộc sống lại vốn cực kỳ đa dạng và phong phú. Thế
nên các nhà văn hiện thực ở mỗi quốc gia khác nhau với những nền văn hoa và tính cách riêng
biệt đã đóng góp vào trào lưu này rất nhiều nét đặc sắc. Ông Howells, một nhà văn hiện thực
tiên phong Mĩ đã viết: “Người viết tiểu thuyết phải cố gắng mô tả cuộc sống bằng cái đẹp và
sự thực. Địa hạt của nghệ thuật là cuộc đời toàn diện. Một cuốn tiểu thuyết là một sự vật sống
động. Nhưng sự thực không phải là một cái gì cố định và theo tiêu chuẩn, vì thực tế vốn có
hình thức muôn vẻ !”.
Nếu như văn học hiện thực của Đức đã sử dụng các thể loại phổ biến là kịch, thơ và văn
xuôi, đề tài thường có tính chất triết lý, chính trị ( Henrich Heine, Friedrich HebbeL…)thì ở
các nhà hiện thực Anh, với những yếu tố trữ tình và châm biếm (Charles Dickens, William
Thackeray, Charlotte Bronte...) được quan tâm sâu sắc hơn cả, theo như Marx nhận xét:

“... các tác phẩm minh xác và hùng biện đã vạch ra cho mọi người nhiều sự thật hơn tất cả
những nhà chính trị chuyên nghiệp, những nhà chính luận và đạo đức học gộp lại...”. Còn ở
các nhà văn hiện thực Pháp, ta nhận thấy ảnh hưởng của tinh thần khoa học, tính khách quan
trong sự quan sát thế giới xung quanh được đưa tới mức tối đa.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, một nền văn học khác xuất hiện cũng thoát thai từ phong
trào hiện thực ở Âu châu. Hình thành và phát triển tuy có chậm hơn nhưng đã có nhiều đóng
19


góp quan trọng cho dòng văn học hiện thực. Đó chính là nền văn chương Hoa Kỳ. Phần sau
đây xin được dành để giới thiệu rõ thêm về nền văn học này.
1.1.5. Chủ nghĩa hiện thực mỹ
Do chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi và lòng tự hào dân tộc, một số nhà văn học sử Mỹ thường
tuyên bố rằng nền văn chương của họ có tính độc lập riêng biệt nhưng trên thực tế, chỉ cần mở
một tạp chí văn nghệ nào đó của Mỹ vào khoảng năm 1850, người ta dễ dàng nhận thấy hầu
hết các bài viết là của các tác giả Anh nổi tiếng.Và chính các tạp chí Anh định kỳ lưu hành
trong nước Mỹ thời này đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc định hướng sáng tác cho
các nhà văn hiện thực Mỹ.
Điều đáng lưu ý là đa số các nhà văn Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu đã không có nền học vấn
chính thức như: De Forest, Howells, Eggleston, Mark Twain, và ngay cả Henry James. Tuy
nhiên, họ là những người đi nhiều, sống nhiều và học hỏi từ chính vốn sống của mình. Ông De
Forest sống sáu năm ở nước ngoài trước khi bắt đầu viết quyển tiểu thuyết đầu tay, với Howell
thời gian ấy là năm năm, còn James thì trải qua gần hết cuộc đời ở ngoai quốc. Như vậy, Chủ
nghĩa hiện thựcMỹ giai đoạn sơ khai (thế kỷ XVII, XVIII) có sự gắn bó chặt chẽ với khuynh
hướng hiện thực ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Vì vậy cũng không lạ tại sao chủ nghĩa Siêu
nghiệm một thời gây sóng gió ở Anh đã để lại nhiều ảnh hưởng đến các nhà văn hiện thực Mỹ.
Họ cảm nhận một cách sâu xa sự bình đẳng của muôn vật và tính đồng nhất của con người
(feel in every nerve the equality of things and the unity of men). Họ thấy mọi sự vật trên đời
này đều có một ý nghĩa nào đó, muôn sự mà Thượng Đế đã sáng tạo đều đáng tôn quí (nothing
that God has made is contemptible ).

Sự phát triển của tinh thần dân chủ cũng giúp cho các tác gia chú ý đến thân phận của
những con người tầm thường và thấp kém trong xã hội , những con người khác nhau về màu
da, nhưng cùng sống trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn hay trong những túp lều lạnh lẽo nơi
rừng rậm hoang vu.
Một yếu tố quan trọng khác nữa cũng đã góp phần hình thành nên dòng văn chương hiện
thực Hoa Kỳ là bối cảnh xã hội lịch sử đặc biệt của quốc gia này thời chiến tranh Nam - Bắc.
Như chúng ta đã biết, thành quả của cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) là việc bãi bỏ
chế độ nô lệ, thống nhất đất nước, nhưng đồng thời nó cũng chấm dứt luôn một thời kỳ lạc
quan về sự hưng thịnh, phồn vinh của đất nước. Hoa Kỳ sau chiến tranh phải đối mặt với một
20


nền kinh tế kiệt quệ. Để đối phó với tình trạng này, nước Mỹ dưới sự thống trị của giai cấp đại
tư sản đã huy động mọi sức lực và tài nguyên để phát triển kỹ nghệ. Nếu trước chiến tranh,
những người theo chủ nghĩa lý tưởng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, đặc biệt là việc bãi bỏ
nô lệ, thì sau chiến tranh, người Mỹ chuyển sang tôn sùng sự tiến bộ và ca tụng những con
người tự lập. Thời kỳ này được coi là kỷ nguyên phát triển của những nhà sản xuất và đầu cơ
triệu phú Mỹ. Thời kỳ mà thuyết tiến hoa và "qui luật về sự đấu tranh sinh tồn" của Darwin
được một số người ủng hộ nhiệt tình. Vì nó có thể biện minh và đem đến một ý nghĩa đạo đức
cho sự phất lên giàu có nhanh chóng của họ. (thời kỳ mà Mark Twain vẫn thường gọi là The
Gilded Age).
Văn chương Mỹ cũng theo đà của xã hội chuyển dần từ trào lưu lãng mạn sang hiện thực
phê phán. Các tác phẩm của Cooper, Poe, và Hawthorne vẫn còn được đón nhận nhưng bên
cạnh đó, những sáng tác mới có ý nghĩa hiện thực của Emerson, Longfellow, và Lowell cũng
bắt đầu được chú ý và ngưỡng mộ. Sau này, xuất hiện thêm những nhà văn mới chuyên viết về
vùng biên cương miền Tây, miền Nam. Văn chương họ đã thật sự tách khỏi khuynh hướng
lãng mạn và hướng tới việc miêu tả cuộc sống một cách chân thực hơn.
Như vậy, khác với chủ nghĩa hiện thực phương Tây, những nhà tiên phong cho
trào lưu hiện thực ở Mỹ là những nhà văn trào phúng của miền viễn Tây. Phần lớn tác phẩm
của họ được giới thiệu trên các báo địa phương và được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Có thể

kể đến các nhà văn hoạt kê chuyên nghiệp như Josh Billings (1818 - 85) và Artemus Ward
(1834-67), Bret Harte (1836 - 1902), George Washington Cable (1844-1925), Joel Chandler
Harris (1848-1908), Sarah Orne Jewett (1849-1909), Mark Twain (1835-1910). Họ đã cố
gắng đưa vào văn chương Hoa Kỳ những sắc màu cuộc sống chân thực, ngôn ngữ địa phương,
cá tính và vô vàn ý tưởng mới mẻ
Nhà văn Mỹ đầu tiên xứng đáng mang danh nhà văn hiện thực chủ nghĩa là John
William De Forest. Đề tài của ông là cuộc nội chiến Mỹ, là người nô lệ được giải phóng và
nhiều khía cạnh khác của cuộc sống đương thời đã được ông mô tả hoàn toàn chân thực khách
quan. Tác phẩm đầu tay là “Lịch sử người da đỏ ở Connecticut từ buổi đầu được biết đến tới
năm 1850”. Tiểu thuyết hay nhất của ông viết về cuộc nội chiến Hoa Kỳ là quyển Miss
Ravenel’ Conversion from Seccesion to Loyalty (1867). Chiến tranh chưa khi nào được mô tả
chân thật đến như thế. Thay vì viết về những chàng trai lãng mạn hiệp sĩ kiểu miền Nam, ông
đã kể về cuộc chiến đấu đầy bùn đất, bẩn thỉu, bệnh hoan, mô tả sự ngu đần, thói quan liêu
21


hành chánh, tệ nạn hối lộ. Sự sợ hãi và hoảng loạn, nỗi đau đớn tột cùng của người lính ở các
bệnh viện dã chiến cũng được mô tả trong tác phẩm một cách chi tiết và sinh động. Các nhân
vật của ông thường được xây dựng trên nền tảng đan chéo giữa tính cách xấu tốt giống hệt như
ở ngoài đời. "Cuốn theo chiều gió" sau này cũng có ít nhiều điểm tương đồng như vậy.
Thế nhưng, nhà văn hiện thực nổi tiếng nhất và được công nhận đứng đầu trường phái
hiện thực ở nước Mỹ chính là William Dean Howells (1837-1920), vừa là một nhà văn
chuyên viết tiểu thuyết, vừa là chủ bút của một tờ tạp chí văn nghệ. Ông được xem là nhà lý
luận, là cây bút tiên phong mở đường cho văn học hiện thực Mỹ. Hoxvells kiên định ủng hộ
cho việc viết về đời sống thật của những người cùng khổ, nhất là phải nói lên sự thật về đời
sống ở Mỹ (above else to tell the truth about life in America). Ông cho rằng điều quan trọng
để xác định một nhà văn hiện thực không phải chỉ ở việc lựa chọn chất liệu sáng tác, mà là ở ý
đồ và cách xử lý của nhà văn đối với đề tài.
Trong tác phẩm "The rise of Silas Lapham", ông viết về giới doanh nhân Mỹ và những
điều kiện đạo đức xã hội để họ có thể tồn tại được. Ông tin rằng yếu tố quan trọng nhất của

tiểu thuyết là nhân vật, và như tựa đề của tiểu thuyết đã cho thấy, nhân vật Silas đã quyết định
chiều hướng phát triển của cốt truyện. Sự thành công của Silas trong thương trường đã làm
đảo lộn các giá trị đạo đức của chính anh ta. Giờ đây, tiền là nguồn cảm hứng chính yếu của sự
tưởng tượng: “tiền là sự lãng mạn, là thơ ca của thời đại chúng ta” (Money is the romance,
the poetry ofour age).
Qua việc trình bày số phận của Silas, ông Howells đã gởi đến cho người đọc những
thông điệp về mối mâu thuẫn giữa giàu có và quyền lực với nền tảng đạo đức căn bản của con
người. Khi đạt được tiền bạc, họ không chỉ đánh mất những người bạn đường thân thiết mà
quan trọng hơn, còn đánh mất luôn lương tâm của chính họ nữa.
Trong tác phẩm này, Howells đồng thời còn tấn công vào tính sai lạc của cách nhìn lãng
mạn hóa đời sống. Ông thể hiện quan điểm hiện thực của ông thông qua lời của một nhân vật
là Mr. Sewall. Tại một bữa tiệc, khi khách khứa bàn cãi về một câu chuyện tình lãng mạn có
tựa đề "Tears, Idle Tears" rất lâm li bi đát, ông Sewall cho rằng tiểu thuyết sẽ làm sai lạc nhận
thức của độc giả nếu ca ngợi những điều lí tưởng giả dối. Nhà tiểu thuyết có thể giúp cho độc
giả rất nhiều nếu như họ trình bày đời sống như nó vốn là chứ không phải như họ muốn nó
phải là. Và đó là điều mà ông Howells đã nỗ lực thể hiện trong hầu hết các tác phẩm của ông.

22


Phác họa bức tranh cuộc sống một cách trung thực thông qua việc trình bày các nhân vật trong
mối mâu thuẫn với nhau.
Được sự khích lệ từ Howells, nhiều nhà văn trẻ hăng hái sáng tác để khẳng định giá trị
của dòng văn học hiện thực. Có người nói rằng nếu như không có Howells thì có thể đã không
có tác phẩm The Life on Mississippi của Mark Twain. Chính ông là người phát hiện Mark
Twain, dẫn dắt, khích lệ Twain bước vào sự nghiệp sáng tác văn chương trong những ngày
đầu.
Cũng như Twain, Faulker chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những cây bút trào phúng thời
trước nội chiến ở vùng biên thùy như: Johson Hooper, George Washington Harris...Những
cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của Faulker bao gồm: The Sound and the Fury (Âm thanh và

cuồng nộ - 1929) và As I Lay Dying (Khi tôi hấp hối - 1930). Light in August (Anh sáng tháng
Tám - 1932) là tác phẩm viết về mối quan hệ phức tạp và tàn bạo giữa một người đàn bà da
trắng và một người đàn ông da đen; Và Absalom, Absalom (1936) có lẽ là cuốn sách hay nhất
của Faulkner viết về sự vươn lên của một người chủ trang trại.
Hầu hết các tiểu thuyết của Faulkner đều xây dựng nhân vật điển hình với nhiều dạng
khác nhau rất sắc nét và đồng thời nó cũng cùng nối kết với nhau để mở ra một câu chuyện
khác trong mối quan tâm rộng lớn hơn. Đề tài chính của Faulkner là truyền thống miền Nam,
gia đình, cộng đồng, đất đai, lịch sử quá khứ, chủng tộc, những đam mê, tham vọng và tình
yêu. Những vấn đề rất hiện thực của những thập niên đầu thế kỷ XX ở Mỹ.
Như vậy, chủ nghĩa hiện thực Mỹ ra đời chậm hơn so với Châu Ẩu nhưng nó có nhiều
sắc thái riêng. Có thể xem một nét riêng của văn học hiện thực Mỹ là sự góp mặt của
trào lưu văn học trào phúng xuất phát từ vùng biên cương xa xôi. Ở một nơi mà truyền thống
văn chương truyền miệng còn khá phổ biến và gần gũi. Những câu chuyện thường được kể
cho nhau nghe trong những ngôi nhà tồi tàn, những lều trại ở vùng mỏ hoặc trên những chiếc
tàu dập dềnh sông nước, hoặc quanh đống lửa trại của những chàng chăn bò có đời sống cách
biệt với những thú vui đô hội. Vì vậy, những câu chuyện kể thường được đơm đặt thêm để gây
hứng thú và khôi hài nhằm giảm bớt những nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh của những người
miền viễn Tây.
Nhìn chung, vì là một quốc gia đa chủng tộc và có lãnh thổ bao la trải dài cả hai bờ đại
dương, và nhờ thường nêu cao tinh thần dân chủ và tự do cá nhân tuyệt đối, các nhà văn hiện
thực Mỹ có điều kiện thể hiện sự mới lạ trong cách viết, trong nội dung. Điểm đặc sắc của văn
23


học hiện thực phê phán Mỹ là đã phản ánh sinh động đời sống của người dân Mỹ ở nhiều địa
phương khác nhau, những nét riêng của các khu vực nhân văn và bối cảnh thiên nhiên đa
dạng, đã xây dựng điển hình của các giai cấp, các tầng lớp xã hội đang phân hóa trong thời kỳ
ổn định của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ở Mỹ. Phong cách thể hiện của một số nhà văn
hiện thực đã kết hợp chặt chẽ các yếu tố trữ tình, hiện thực và châm biếm.
Tuy chưa có tầm khái quát rộng lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ như văn học hiện

thực Âu châu, nền văn chương Mỹ cũng đã đóng góp vào nền văn học thế giới rất nhiều nhà
văn hiện thực lỗi lạc làm rạng danh cho đất nước. Đặc biệt là vào thế kỷ XX, khi văn chương
Mỹ thật sự trưởng thành, bắt đầu cho giai đoạn vượt biên giới quốc gia để chinh phục thế giới
và đã tạo được nhiều tiếng vang sâu rộng, trong số này rất đáng kể đến thành tựu của MM và
tác phẩm CTCG của bà.
1.2. Tác giả và tác phẩm
1.2.1. Thân thế và sự nghiệp
MARGARET MUNNERL MITCHELL (1900-1949)
Margaret Munnerl Mitchell sinh ngày 08 tháng 10 năm 1900 ở Atlanta, Georgia, thuộc
thế hệ thứ năm đến lập nghiệp ở vùng đất này và sống ở đó đến cuối đời. Cũng giống như nhân
vật nữ rất nổi danh của bà, Scarlett O’Hara, tổ tiên của Mitchell làm nghề trồng bông ở những
miền xung quanh Atlanta từ xa xưa trước khi thành phố được hình thành. Cha là Eugene Muse
Mitchell, một luật sư danh tiếng và là chủ tịch của Hội sử học Atlanta. Mẹ là Mary Isabelle
"Maybelle" Stephens, gốc là người Công giáo Ái Nhĩ Lan, rất quan tâm đến lịch sử quê hương
và nhiệt tình đấu tranh cho quyền bầu cử bình đẳng của phụ nữ. Bà cũng thuộc dòng dõi gia
đình có nhiều người là chiến binh đã từng chiến đấu trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ
(American Revolution), cuộc khởi nghĩa và nổi loạn của người gốc Ái Nhĩ Lan, và cuộc nội
chiến Nam - Bắc nổi tiếng.
Ngay từ khi còn bé, MM đã say mê nghiên cứu lịch sử vùng đất cô sinh sống. Cô bé
chăm chú lắng nghe những câu chuyện kể bất tận của những người bà con thỉnh thoảng ghé
thăm gia đình vào những buổi chiều chủ nhật về miền đất Atlanta ngày xưa, về những trận
đánh kiêu hùng của quân đội miền Nam diễn ra trên vùng đất này trong cuộc chiến tranh giữa
các tiểu bang "War between the States", (người miền Nam không thích gọi cuộc chiến tranh
đó là nội chiến "Civil war" ). Những câu chuyện này đối với cô có vẻ thật và khá gần gũi như
24


thể vừa xảy ra gần đây. Mới mười tuổi, cô đã biết quê hương miền Nam từng bị đánh bại ra
sao. Cô cũng hiểu rằng những người này là nhân chứng còn sót lại của một nền văn minh đã bị
quên lãng mà ngay cả những tính cách quí phái, phong lưu truyền thống của họ cũng phải bỏ

đi để thích nghi với đời sống mới.
Hãy thử hình dung nhân vật Scarlett trong "Cuốn theo chiều gió" là một người nào đó có
thật thì vào lúc này, bà ấy trạc tuổi trên sáu mươi, (cuối truyện, năm 1871, Scarlett chỉ mới 28
tuổi). Và như vậy với những gì còn lưu lại đậm nét trong ký ức về những năm tháng không thể
nào quên, những câu chuyện kể của họ ắt hẳn cũng ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn còn rất
đỗi thơ ngây trong sáng của cô bé MM, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo rất sớm nơi
cô. "Trong năm mươi năm tới, khắp miền Nam sẽ có những phụ nữ ngoái nhìn lại những thời
đã qua và những người đã chết bằng con mắt chua xót, gợi lại những kỷ niệm đau đớn và vô
bổ, chịu đựng nghèo khó với niềm tự hào chua chát về những kỷ niệm ấy" (CTCG).
Gia đình MM sống trong một căn nhà khá xinh xắn ở đường Peachtree. Từ 1914-1918,
cô theo học tại trường chủng viện Washington, một loại trường tư dạy thiếu nữ cách thức giao
tiếp ứng xử trong xã hội thượng lưu. Một hôm, cô nói với mẹ rằng cô không thể hiểu được
môn toán và sẽ không đi học nữa. Bà Maybelle liền dắt cô con gái đến những ngôi nhà sụp đổ
hoang tàn, rồi nghiêm khắc giáo huấn con :
"Những cảnh này xảy ra trước đây và sẽ còn xảy ra nữa trong tương lai. Khi nó xảy ra,
mọi người mất đi tất cả và trở nên bình đẳng với nhau. Tất cả mọi người phải làm lại từ đầu
trong điều kiện chẳng có gì ngoài sức mạnh của đôi tay và sự khôn ngoan của khối óc.
Bà Maybelle mong muốn con gái phải có một nền học vấn trương lớp đủ để đương đầu
với những thực tế cam go của cuộc đời. Bà đã truyền cho con niềm tin rằng chỉ có học hành
mới là điều duy nhất bảo đảm cho một đời sống ổn định. Bà lái xe đưa con đi qua những làng
mạc Atlanta còn hằn vết tàn phá của chiến tranh. Bà nói với con rằng trong một thời đại tai
ương thảm khốc, những người có năng lực và ý chí mạnh mẽ mới có thể tồn tại và đạt được
thành công, còn những người yếu đuối và bất lực thì không thể làm được như vậy. Margaret
không bao giờ quên những điều mẹ dạy, cũng như cô không bao giờ quên những gì đã được
nghe hay đọc về cuộc nội chiến này. Ở tuổi mười lăm, cô viết trong nhật ký :
“Nếu mình mà là một đứa con trai, thế nào mình cũng sẽ ráng vào học ở trường quân sự
West Point Nếu mà được như vậy, ôi chà! mình sẽ là một chiến binh cừ khôi, chắc phải hấp
dẫn lắm”.
25



×